Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án TNXH 2 bài một số loài cây sống trên cạn (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.33 KB, 3 trang )

TỰ NHIÊN & XÃ HỘI LỚP 2
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn.
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 52, 53.
- Tranh vẽ, sưu tầm các cây sống trên cạn, hình ảnh các cây có ở
sân trường, vườn trường.
2. Học sinh: SGK, VBT, tranh (ảnh) sưu tầm.
III. Các hoạt động (35’):
1. Khởi động (1’):
2. Bài cũ 3’:
Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu 2 -3 em lên bảng trả lời:
- Cây có thể sống ở đâu? Kể tên một số cây.
- Hãy nêu tên 2 cây sống trên cạn, 2 cây sống dưới n ước; 1 - 2 cây s ống ở
những nơi khác mà em biết.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét + đánh giá.
3. Giới thiệu bài (1’): Một số loài cây sống trên cạn
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Quan sát cây cối ở sân trường, vườn trường và xung quanh
trường
- PP: Trực quan, thảo luận, giảng giải.
- Giáo viên phân công khu vực quan sát cho các
nhóm:
+ Nhóm 1: Quan sát cây cối ở sân trường.
+ Nhóm 2: Quan sát cây cối ở vườn trường.
- Học sinh tập trung theo đúng
nhóm được phân công.


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm
hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây
được quan sát và phát cho nhóm trưởng một
phiếu hướng dẫn quan sát gồm các nội dung


sau:
1) Tên cây?
2) Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây
hoa, cây cỏ ...?
3) Thân cây và lá có gì đặc biệt?
4) Cây đó có hoa hay không?
5) Có thể nhìn thấy phần rễ cây không? Tại - Học sinh làm việc theo
sao? Đối với những cây mọc trên cạn rễ cây nhóm, trả lời phiếu quan sát.
có vai trò gì đặc biệt?
-> Giáo viên bao quát quá trình làm việc của
các nhóm.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- PP: Thực hành, nhận xét - đánh giá.
- Đại diện các nhóm lên báo
cáo kết quả quan sát: Nói
tên, mô tả đặc điểm và nói
ích lợi của các cây mọc ở
khu vực nhóm được phân
công và dán hình vẽ lên
bảng.
-> Giáo viên nhận xét, khen ngợi khả năng
quan sát và nhận xét của các em.
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- PP: Thảo luận nhóm đôi, đàm thoại, giảng giải, trực quan.

- Học sinh thảo luận theo
cặp. Quan sát và trả lời câu
hỏi trong SGK “Nói tên và
nêu ích lợi của những cây có
trong hình”.
1. Cây mít 2. Cây phi lao
3. Cây ngô 4. Cây đu đủ
5. Cây thanh long 6. Cây sả
7. Cây lạc
-> Giáo viên đến các nhóm giúp đỡ (nếu học
sinh không nhận ra các cây -> Giáo viên có
thể chỉ dẫn).
- Sau khi nhận thấy các em đã thảo luận xong - Học sinh nêu.
-> Giáo viên gọi một số học sinh chỉ và nói
tên từng cây trong hình.
- Giáo viên đặt câu hỏi:


Trong số các cây được giới thiệu trong SGK, + Cây ăn quả: cây mít, cây đu
cây nào là cây ăn quả, cây nào là cây cho đủ, cây thanh long
bóng mát, cây nào là cây lương thực, thực + Cây cho bóng mát: cây phi
phẩm, cây nào là cây vừa làm thuốc vừa lao.
dùng làm gia vị?
+ Cây lương thực, thực
phẩm: cây ngô, cây lạc.
+ Cây vừa làm thuốc vừa
dùng làm gia vị: cây sả.
- Giáo viên kết luận: Có rất nhiều loài cây - Học sinh lắng nghe.
sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp
thức ăn cho người, động vật và ngoài ra

chúng còn nhiều lợi ích khác.
5. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm tên các
cây sống trên cạn theo công dụng của chúng
ngoài các cây trong SGK: Kể tên các cây gia
vị, cây ăn quả, cây lương thực.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài.
- CBB: Một số loài cây sống dưới nước.



×