Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tổng quan về bentonite

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.87 KB, 15 trang )

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Mục lục
Chương I:

Trang

Giới thiệu chung về Bentonite……………….3
1.1.Nguồn gốc &Phân loại……………………………………….......4
1.2.Thành phần hoá học………………………………………….......4
1.3.Cấu trúc tinh thể……………………………….............................5

Chương II:
Tính chất của Bentonie...……………………7
2.1.Tính trương nở……………………………………………….......7
2.2.Khả năng trao đổi ion………………………………………........7
2.3.Tính hấp phụ/hấp thụ……………………………………….........7

Chương III:
Ứng dụng của Bentonite.………………......9
3.1.Làm vật liệu hấp phụ……….………………………………........9
3.2.Làm chất xúc tác…………………………………………….......10
3.3.Trong Y tế và công nghiệp sản xuất Mỹ phẩm..………...……...11
3.4.Trong Nông nghiệp………………………………………….......11
3.5.Trong công nghiệp Xây dựng và Luyện kim……………………11

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 1




Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Chương IV:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bentonite…….11
4.1.Trên thế giới…………………………………………...…….11
4.1.1.Tình hình sản xuất……………………………………….......11
4.1.2.Tình hình tiêu thụ………………………………………........11

4.2.Trong nước……………..……………………………...12
4.2.1.Trữ lượng và khả năng khai thác Bentonite ở nước ta……....12
4.2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước…………...…....... 14

Tài liệu tham khảo………………………………………………15

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 2


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Chương I: Giới thiệu chung về Bentonite

Hình 1.1:Quặng Bentonite


Bentonite là một loại khoáng sét cực mịn, có tính keo cao,trương phồng mạnh
trong nước,được phát hiện vào năm 1848 bởi Wilbur C.Knight người Mĩ.Tên của
nó được đặt theo tên của thành phố Fort Benton thuộc tiểu bang Wyoming,Hoa
Kì,nơi đầu tiên phát hiện ra Bentonite.Nhờ những thuộc tính ưu việt được phát
hiện.Bentonite ngày được ứng dụng ngày càng nhiều vào đời sống,sản xuất,nhất là
trong xây dựng,khai thác mỏ,sản xuất thực phẩm,các ứng dụng trong nông nghiệp.

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 3


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

1.1Nguồn gốc &Phân loại
Bentonite chủ yếu được hình thành từ sự phân hủy dung nham,tro bụi của núi lửa
qua hàng triệu năm.Dựa vào thành phần các cation có trong khoáng sét người ta
phân bentonite thành 3 loại chính:
- Sodium Bentonite:
Sodium Bentonite hay còn gọi là bentonite natri là một loại bentonite có khả năng
hút ẩm cao,trương nở mạnh gấp nhiều lần kích thước khô ban đầu khi tiếp xúc với
nước và có thể duy trì tình trạng này trong một thời gian dài.
-Calcium Bentonite:
Khác với Sodium Bentonite,Calcium Bentonite không có tính trương nở mạnh mà
tính chất đặc trưng của nó là khả năng hấp thụ các ion trong dung dịch.
-Potassium Bentonite:
Còn được biết đến với tên gọi K-Bentonite,là một loại bentonite giàu kali

illitic.Giống như Calcium bentonite K-Bentonite không có tính trương nở,nó chủ
yếu được ứng dụng trong việc sản xuất các vật liệu xây dựng và ngăn chặn các chất
thải phóng xạ.

1.2.Thành phần hóa học
Bentonite là một loại kháng sét tự nhiên có thành phần chính là
montmorillmonite(MMT).Vì vây có thể gọi Bentonite là MMT.Công thức đơn giản
nhất của MMT là Al203.4Si02.nH20 ứng với nửa tế bào cấu trúc.Trong trường hợp
lý tưởng công thức của MMT là Si8Al4O20(OH)4 ứng với một đơn vị cấu trúc.Tuy
nhiên,trong thực tế thành phần hóa học của MMT còn có sự suất hiện của các
nguyên tố khác như Fe,Zn,Mg,Na,Ca,K… trong đó tỷ lệ Al2O3:SiO3 thay đổi từ 1:2
đến 3:4. Montmorillonite là thành phần chính của sét Bentonite (chiếm 60-70%)
với hàm lượng lớn Montmorillonite nên Bentonite được gọi tên theo khoáng vật
chính là Montmorillonite .Ngoài ra do tồn tại ở dạng khoáng sét tự nhiên nên
trong thành phần khoáng sét Bentonite còn có chứa nhiều loại khoáng sét khác như
saponite,beidellite,mica,các muối,các chất hữu cơ…

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 4


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

1.3.Cấu trúc tinh thể
Khi phân ly trong nước MMT dễ dàng trương nở và phân tán thành những hạt
nhỏ cỡ micromet và dừng lại ở trạng thái lỏng lẻo bởi lực hút Van der Waals.Chiều
dày mỗi lớp cấu trúc của MMT là(9,2÷9,8) x10 -10m.Khảng cách lớp giữa trong

trạng thái trương nở khoảng (5 12) x10 -10m tùy theo cấu trúc tinh thể và trạng
thái trương nở.

Hình 1.2:Cấu trúc tinh thể của MMT

Trong tự nhiên, khoáng sét MMT thường có sự thay thế đồng hình của cation
hóa trị II(như Mg2+,Fe2+..) với Al3+ và Al3+ với Si4+ hoặc do khuyết tật trong mạng
Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 5


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

nên chúng tích điện âm.Để trung hòa điện tích của mạng,MMT tiếp nhận các
cation từ ngoài.Chỉ một phần rất nhỏ các cation này (Na+,K+..)định vị ở mặt ngoài
của mạng còn phần lớn nằm trong vùng không gian giữa các lớp.Trong khoáng
MMT các cation này có thể trao đổi với các cation ngoaì dung dịch với dung lượng
trao đổi cation khác nhau tùy thuộc vào mức độ thay thế đồng hình trong
mạng.Lực liên kết giữa các cation thay đổi nằm giữa các lớp cấu trúc mạng.Các
cation này có thể chuyển động tự do giữa các mặt phẳng điện tích âm và bằng phản
ứng trao đổi ion ta có thể biến tính MMT.Lượng trao đổi ion của MMT dao động
trong khoảng 70-150 mgdl/100g.Quá trình trương nở và quá trình xâm nhập những
cation khác vào khoảng xen giữa mạng và làm thay đổi khoảng cách giữa
chúng(Hình 1.3).

Hình 1.3:Quá trình xâm nhập của cation vào trao đổi cation Na+ trong khoảng giữa hai lớp MMT


Quá trình xâm nhập cation vào không gian hai lớp MMT làm giãn khoảng cách
cơ sở từ 9,6x10-10m lên vài nanomet tùy thuộc vào các loại cation thay thế.

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 6


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Chương II.Tính chất của Bentonite
Bentonite thể hiện một số tính chất đặc trưng sau:

2.1-Tính trương nở:
Tính trương nở là khi bentonite hấp thụ hơi nước hay tiếp xúc với nước,các
phân tử nước sẽ xâm nhập vào bên trong các lớp,làm thay đổi chiều dài lớp cấu
trúc,khoảng cách này tăng lên từ 12,5x10-10m đến 20x10-10m tùy thuộc vào loại
bentonite và lượng nước bị hấp thụ. Sự tăng khoảng cách này được giải thích do sự
hydrat hóa của các cation giữa các lớp.Sự trương nở phụ thuộc vào bản chất
khoáng sét,cation trao đổi,sự thay thế đồng hình trong môi trường phân tán.Lượng
nước hấp thụ vào giữa các lớp phụ thuộc vào khả năng hydrat hóa cua các cation.
Độ trương nở của bentonite phụ thuộc vào bản chất cation trao đổi trên bề mặt
lớp sét.Do vậy khi bị hydrat hóa, Sodium Bentonite có khả năng trương nở từ
khoảng cách ban đầu giữa hai phiến sét là từ 9,2Å đến ít nhất 17Å.Trong môi
trường kiềm Sodium Bentonite bị hydrat hóa mạnh hơn,lớp nước hấp phụ tăng rất
mạnh.Do vậy trong môi trường kiềm,huyền phù Sodium Bentonite rất bền vững.
Cation Ca2+ sẽ liên kết với hai tâm điện tích âm trên 2 phiến sét do vậy khi
Calcium Bentonite bị hydrat hóa,khoảng cách giữa 2 phiến sét chỉ tăng từ 12,1Å

đến 17Å.Điều này hạn chế sự trương nở hay khả năng tạo độ nhớt của Calcium
Bentonite.Độ trương nở của Calcium Bentonite dao động từ 100 đến 150% trong
khi đối với Sodium Bentonite là từ 1400 đến 1600%.

2.2-Khả năng trao đổi ion:
Đặc trưng cơ bản của Bentonite là trao đổi ion,tính chất đó là do sự thay thế
đồng hình cation.Khả năng trao đổi ion phụ thuộc vào lượng điện tích âm bề mặt
và số lượng ion trao đổi.Nếu số lượng điện tích âm càng lớn,số lượng cation trao
đổi càng lớn thì dung lượng trao đổi ion càng lớn.
Nếu biết khối lượng phân tử M và giá trị điện tích lớp của bentonite thì dung
lượng trao đổi được tính bằng phương trình:

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 7


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

2.3 -Tính hấp thụ/hấp phụ:
Tính chất hấp phụ/hấp thụ được quyết định bởi đặc tính bề mặt và cấu trúc lớp
của chúng.Với cấu trúc hạt nhỏ hơn 2µm và có cấu trúc mạng tinh thể dạng lớp
nên bentonite có bề mặt riêng lớn.Diện tích bề mặt của bentonite bao gồm cả diện
tích bề mặt ngoài và diện tích bề mặt trong.Diện tích bề mặt trong được xác định
bởi bề mặt của khoảng không gian giữa các lớp trong cấu trúc tinh thể.Bề mặt
ngoài phụ thuộc vào kích thước của hạt.Sự hấp phụ bề mặt trong của bentonite có
thể xảy ra với chất bị hấp phụ là các ion hoặc hợp chất hữu cơ phân cực.Các chất
hữu cơ phân cực có kích thước và khối lượng nhỏ bị hấp phụ bằng cách tạo phức

trực tiếp với các cation trao đổi nằm giữa các lớp hoặc liên kết với các cation đó
qua liên kết với nước.Nếu các chất hữu cơ có phân cực có kích thước và khối
lượng phân tử lớn,chúng có thể kết hợp trực tiếp vào vị trí oxy đáy của tứ diện
trong mạng lưới tinh thể bằng lực hút Van der Walls hoặc liên kết hidro.Sự hấp
phụ các chất hữu cơ không phân cực,các polime và đặc biệt là vi khuẩn chỉ xảy ra
trên bề mặt ngoài của bentonite.
Do bentonite có cấu trúc tinh thể và độ phân tán cao nên có cấu trúc xốp và bề
mặt riêng lớn.Cấu trúc xốp ảnh hưởng lớn đến tính hấp phụ của các chất,đặc trưng
cơ bản của nó là tính chọn lọc chất bị hấp phụ.Chỉ có phân tử nào có đường kính
đủ nhỏ so với lỗ xốp thì mới chui vào được.Dựa vào điều này người ta hoạt hóa
sao cho có thể dùng bentonite làm vật liệu tách chất.Đây cũng là một điểm khác
nhau giữa bentonite và các chất hấp phụ khác.

2.4.Các tính chất khác:
-Tính trơ:Bentonite tương đối trơ và bền về mặt hóa học nên có thể ăn được.Vì
vậy nó đươc ứng dụng làm chất độn trong dược phẩm,thức ăn gia súc và mỹ
phẩm….
-Tính kết dính:Bentonite có khả năng kết dính mạnh nên người ta thường sử dụng
bentonite làm chất gắn kết trong công nghiệp và sản xuất.
-Tính nhớt và dẻo:Bentonite có tính nhớt và dẻo cao,tính chất này được ứng dụng
nhiều trong công nghiệp sản xuất đồ gốm,xi măng…nhằm tăng độ dẻo cho sản
phẩm.

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 8


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Chương III:Ứng dụng của Bentonite
Ngày nay Bentonite được sử dụng rộng khắp trong nghành công nghiệp hóa
học,thực phẩm,xây dựng,khoan thăm dò khoáng sản,đặc biệt là trong công nghiệp
dầu khí,bentonite được dùng để pha chế dung dịch khoan và công nghiệp chế biến
dầu mỏ,làm keo chống thấm trong các đập thủy điện thủy lợi,các công trình xây
dựng.Hiện nay,phạm vi sử dụng bentonite lại càng được phát triển và mở rộng nhờ
khả năng hấp thụ và trao đổi ion nên Bentonite được dùng để chế tạo các vật liệu
hấp phụ dùng cho mục đích sử lí môi trường,dùng làm sạch dầu thực vật và chế tạo
xúc tác,trong công nghiệp giấy,cao su,trong nghành đúc,luyện kim và ứng dụng
trong việc chế tạo vật liệu nano-composit….
Một số ứng dụng chính của Bentonite hiện nay:

3.1.Làm vật liệu hấp phụ
Bentonite được sử dụng rộng rãi làm chất hấp phụ trong nhiều ngành công
nghiệp.Trong công nghiệp lọc dầu,lượng Bentonite được sử dụng rất lớn,bao gồm
bentonite tự nhiên và bentonite đã hoạt hóa.Việc sử dụng bentonite làm chất hấp
phụ ưu việt hơn hẳn phương pháp cũ là phương pháp rửa kiềm.Lượng bentonite
mất đi trong quá trình tinh chế chỉ bằng 0,5% lượng dầu được tinh chế.Ngoài
ra,phương pháp dung bentonite còn có mức hao phí dầu thấp do tránh được phản
ứng thủy phân.

Ngoài ra,do tính hấp phụ đặc biệt tốt nên bentonite được sử dụng để tạo ra các
dung dịch khoan với chất lượng đặc biệt cao và chi phí nguyên liệu thấp.Vì

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 9



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

vậy,cùng với sự phát triển của nghành thăm dò và khai thác dầu khí,lượng
bentonite được sử dụng trong việc sản xuất dung dịch khoan ngày càng tăng.
Những chức năng quan trọng của bentonite trong dung dịch khoan là:
Làm tăng sức trở của dung dịch khoan thong qua độ nhớt được tăng ở
nồng độ chất rắn thấp.
Tạo huyền phù với các tác nhân và mùn khoan gây lắng khi ngừng lưu
chuyển dung dịch khoan.
Ngăn cản sự mất dung dịch vào cá tầng có áp suất thấp,thấm nước nhờ
việc tạo nên bánh lọc không thấm nước trên thành lỗ khoan.Lớp bánh lọc
này không chỉ ngăn cản khả năng thất thoát dung dịch mà còn có tác dụng
như một lớp màng làm bền thành lỗ khoan.

3.2.Làm chất xúc tác
Bentonite là một chất có độ axit cao nên có khả năng làm xúc tác trong các
phản ứng hữu cơ.Trên bề mặt của bentonite tồn tại các nhóm hydroxyl,các nhóm
hydroxyl có khả năng nhường proton để hình thành trên bề mặt Bentonite những
tâm axit Bronsterd.Số lượng nhóm hydroxyl có khả năng tách proton tăng lên sẽ
làm tăng độ axit trên bề mặt của bentonite
Ngoài ra,do bentonite có khả năng hấp phụ cao nên có thể hấp phụ các chất xúc
tác trên bề mặt trong giữa các lớp và được sử dụng làm chất xúc tác cho nhiều
phản ứng.

3.3.Trong y tế và công nghiệp sản xuất mỹ phẩm
-Trong lĩnh vực y tế:Nó được sử dụng như là một thành phần quan trọng trong
các loại thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.Nó là thành phần quan trọng

trong các loại kem,thuốc nước,chất kích thích và bôi.Bentonite có tác dụng giải
động cho các trường hợp bị ngộ độc bởi các kim loại nặng nhờ khả năng hấp thụ
tốt các ion của kim loại này.Ngoài ra nó có tác dụng cải thiện khả năng tiêu
hóa,giảm bớt hội chũng kích thích đường ruột,có tác dụng cai nghiện,hấp thụ các
vi-rut gây bệnh trong cơ thể…
-Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm:Do có đặc tính hấp phụ cao và khả năng
giữ ẩm tốt,bentonite được ứng dụng trong nghành công nghiệp mỹ phẩm với vai
trò làm chất hấp phụ lượng protein thừa cũng như bụi bẩn,vi khuẩn trên da góp

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 10


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

phần ngăn ngừa mụn,đồng thời nhờ khả năng giữ ẩm cao nên nó giúp bảo vệ
da,làm giảm các nết nhăn,tăng độ nhớt của các sản phẩm làm đẹp….

3.4.Trong Nông nghiệp
-Trong nghành trồng trọt:Do có khả năng hút ẩm cao và trương nở mạnh khi tiếp
xúc với nước nên bentonite tỏ ra hiệu quả trong việc cải tạo đất,tăng khả năng giữ
ẩm cho đất,tăng tính trương,tính dẻo,độ bền cơ học,độ bền trong nước của đất cũng
như tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng,hạn chế hoặc chống lại sự ruửa trôi các
chất dinh dưỡng có trong đất vào mùa mua,đồng thời loại bỏ các chất độc hại có
trong đất nhờ khả năng hấp thụ chúng,góp phần nâng cao chất lượng đất,tăng chất
lượng cũng như sản lượng nông sản….
-Trong chăn nuôi:Bentonite được ứng dụng nhiều trong việc chế biến thức ăn gia

súc,nó đóng vai trò như một chất hập phụ các độc tố có trong thức ăn,tạo chất kết
dính,tăng độ bền của viên thức ăn đồng thời cũng làm chất độn,góp phần giảm giá
thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.5.Trong Công nghiêp Xây dựng và Luyện kim:
-Trong Xây Dựng:Công nghiệp xây dựng là một trong nhũng nghành sử dụng
bentonite từ khá sớm,nó được ứng dụng rỗng rãi vào tất cả các lĩnh vực của nghành
xây dựng,từ những ứng dụng trong khoan.gia cố nền móng,chấm thấm trong các
công trình xây dựng dân dụng,đê điều,đập thủy điện tới những ứng dụng trong
ngành trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng xi măng,gạch….
-Trong Công nghiệp Luyện kim:trong công nghiệp luyện kim,nhờ có tính dẻo ưu
việt nên bentonite được sử dụng để chế tạo các khuôn đúc,vê nhỏ quặng trước khi
đưa vào lò ,hay những ứng dụng của tính chất hấp thụ tốt trong công tác tuyển và
sơ chế quặng trước khi đưa vào quá trình luyện kim.

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 11


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Chương IV:Tình hình sản xuất và
tiêu thụ Bentonite
4.1.Trên thế giới
4.1.1.Tình hình sản xuất:
Hiện nay Bentonite được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới với sản lượng tương
đối lớn.Năm 2007 sản lượng Bentonite toàn cầu ước đạt 16 triệu tấn,trong đó Mĩ

và Trung Quốc là hai quốc gia dẫn đầu về sản xuất Bentonite với sản lượng lần
lượt ước đạt khoảng 5,1 triệu và 3,2 triệu tấn,chiếm hơn 50% sản lượng Bentonite
tòan thế giới.Ngoài ra phải kể đến một số nước có sản lượng bentonite lớn khác
như Hy Lạp,Ấn Độ,Mexico,Italia,Nhật Bản,Nga,Thổ Nhĩ Kì….(bảng 4.1)
Bảng 4.1:Sản lượng Bentonite của thế giới giai đoạn 2005 -2007

Năm

2005

Sản lượng(tấn)
2006

2007

140000000
47100000
23000000
11250000
5900000
5830000
5000000
4600000
4260000
4460000
4220000
3500000
24860000

14800000

4940000
3200000
1100000
610000
400000
456000
419000
435000
470000
425000
364000
1981000

15700000
5070000
3200000
1100000
630000
400000
460000
330000
614000
560000
425000
385000
2526000

Quốc gia

Toàn thế giới

Mỹ
Trung Quốc
Hy Lạp
Ấn Độ
Thổ Nhĩ Kì
Nga
Brazil
Mexico
Italia
Nhật bản
Đức
Các nước khác
4.1.2.Tình hình tiêu thụ

Đi cùng với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi Bentonite vào đời sống cũng như
các hoạt động sản xuất,nhu cầu bentonite của thế giới tăng không ngừng,đặc biệt là
Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 12


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

ở các nước công nghiệp phát triển.

Hình 4.1:Nhu cầu bentonite của một số nước trên thế giới năm 2007

4.2.Trong nước

4.2.1.Trữ lượng và khả năng khai thác Bentonite ở nước ta
Hiện nay nguồn Bentonite ở nước ta khá phong phú,có thể khai thác với trũ
lượng ước đạt 93 triệu tấn quặng.Bentonite phân bố ở một số nơi như: Cổ
Định(Thanh Hóa),Tam Bố,Đa Lé(Lâm Đồng),Nhá Mé(Bình Thuận) và một số địa
điểm ở Bà Rịa Vũng Tàu.Mỏ sét Nha Mé(Tuy Phong-Bình Thuận) là mỏ bentonite
kiềm duy nhất ở Việt Nam có trữ lượng hàng triệu tấn,thuộc loại lớn trên thế giới
hiện nay.
Bảng 4.2:Đặc trưng thành phần khoáng chất và hóa học của bentonite Nha Mé(Bình Thuận)

Tên khoáng chất
Montmorillnite
Illite
Kaolinite
Thạch anh
Felspate
Gơtile
Canxite

Hàm lượng(%)
49-51
7-9
13-15
6-8
7-9
4-6
4-6

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Thành phần hóa học

SiO2
Al2O3
Fe2O3
FeO
CaO,MgO
K2O3
Thành phần khác
Mất khi nung

Hàm lượng(%)
51,91
15,60
2,83
0,21
4,05
4,05
7,62
15,67
Page 13


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Quặng bentonite của Việt Nam được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng
cũng như tiềm năng khai thác lớn.Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng vào
nguồn bentonite trong nước có khả năng đáp ứng đầy đủ các tính chất để đáp ứng
được nhu cầu trong nước,hạn chế việc phải nhập khẩu từ bên ngoài và còn nâng
cao trữ lượng để xuất khẩu ra thị trường thế giới.


4.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước
Mặc dù nhu cầu về bentonite của nước ta hiện nay khá lớn và tiếp tục tăng mạnh
trong thời gian tới.Song do phát triển sau và còn nhiều khó khăn nên tình hình sản
xuất bentonite ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển và còn thếu đồng bộ dẫn đến
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trong nước.Ngoài ra lượng bentonite được sản xuất
trong nước chủ yếu được sử dụng trong nghành khoan và khai thác mỏ,dầu khí
trong khi tiềm năng ứng dụng bentonite là rất cao,có thể ứng dụng rất tốt trong các
nghành khác như góp phần cải tạo đất bạc màutrong nông nghiệp,sản xuất thức ăn
trong chăn nuôi.Trong nước ta hiện nay chỉ có một số công ty tham gia hoạt động
trong lĩnh vực này như công ty Dịch vụ Dầu khí Việt Nam,công ty cổ phần khoáng
sản Bentonite Minh Hà,công ty An Phát.
Vì vậy chúng ta cần phải tập chung nhiều nguồn lực cũng như đẩy mạnh việc áp
dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để việc khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước đạt hiệu quả cao.

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 14


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ môn Công nghệ hữu cơ-Hóa dầu

Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.


/> /> /> />ntonites_12_020_146-09_.pdf
5. />6. />7. />8. />9. ,Công ty cổ phần khoáng sản Bentonite Minh Hà
10. Arthur G.Clem and Robert W.Doehler,Industrial Applications of
Bentonite,Americant Colloid Company,Skokie,Illinnois
11. F.Bergaya,B.K.G.Theng and G.Lagaly, Handbook of Clay Science.

Nguyễn Quang Trung-CN Hóa Dầu-K55

Page 15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×