Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị và giảng dạy theo mô đun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 125 trang )

S¸ch h−íng dÉn gi¸o viªn d¹y nghÒ theo m«®un - 2008

BỘ gi¸o dôc và §ào t¹o
Tr−êng ®¹i häc s− ph¹m kü thuËt h−ng yªn
------------------

ĐINH CÔNG THUYẾN
Chñ biªn
HỒ NGỌC VINH – PHẠM VĂN NIN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ GIẢNG DẠY THEO MÔ ĐUN
( dùng cho GV dạy nghề nghiên cứu, áp dụng
và triển khai chương trình khung mới chung cho các nghề)

Hưng Yên, 2008


MỤC LỤC
Phần I. ĐỀ DẪN ....................................................................................................................... 4
Phần II. NỘI DUNG...............................................................................................................11
Chương 1. Những vấn đề chung về đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện................. 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản. ................................................................................................. 11
1.1.2.Nghề và nghề đào tạo .................................................................................................. 11
1.1.3. Công việc – nhiệm vụ................................................................................................. 13
1.1.4.Năng lực và năng lực thực hiện...................................................................................16
1.2 Khái quát chung về đào tạo nghề theo Mô đun .......................................................... 18
1.2.1 Khái niệm chung về mô đun........................................................................................ 18
1.2.1.1 Mô đun.................................................................................................................. 18
1.2.1.2 Mô đun kỹ năng hành nghề (MKH) .....................................................................19
1.2.1.3 Mô đun năng lực thực hiện................................................................................... 20
1.2.2.Đào tạo nghÒ theo mô đun năng lực thực hiện ............................................................ 28


1.2.2.1 Đặc điểm của đào tạo nghÒ theo mô đun năng lực thực hiện (NLTH) ................... 29
1.2.2.2 So sánh đào tạo nghề theo truyền thống và theo mô đun năng lực thực hiện ................ 33
1.2.2.3 Yêu cầu đối với giáo viên trong đào tạo nghề theo năng lực thực hiện................. 34
Chương2. Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề .......................................................... 35
theo mô đun năng lực thực hiện ............................................................................................ 35
2.1 Nhóm phương pháp dạy học truyền thống .................................................................... 35
2.1.1 Phương pháp thuyết trình ............................................................................................ 35
2.1.2 Phương pháp đàm thoại ............................................................................................... 37
2.1.3 Phương pháp làm việc với SGK vµ tµi liÖu tham kh¶o ................................................ 39
2.1.4 Trình bày mẫu.............................................................................................................. 40
2.1.5 Hướng dẫn học sinh quan sát....................................................................................... 40
2.1.6 Phương pháp thí nghiệm.............................................................................................. 41
2.1.7 Phương pháp luyện tập ................................................................................................ 41
2.2 Nhóm phương pháp dạy häc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh ...........42
2.2.1 Phương pháp dạy học nêu và giải quyêt vấn đề .......................................................... 42
2.2.1.1 Ý nghĩa của dạy học nêu và giải quyêt vấn đề ..................................................... 42
2.2.1.2 Cơ sở khoa học của dạy học nêu và giải quyết vấn đề ......................................... 42
2.2.1.3 Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề .................................................... 44
2.2.1.4. Một số khái niệm cơ bản của dạy học nêu và giải quyết vấn đề ......................... 44
2.2.1.5. Cách tạo ra tình huống có vấn đề ........................................................................ 45



1


2.2.2. Phương pháp dạy học Algorith hoá ............................................................................ 46
2.2.2.1 Bản chất của dạy học Algorith hoá....................................................................... 47
2.2.2.2 §¨c tr−ng của dạy học Algorith hoá..................................................................... 47
2.2.3 Dạy học chương trình hoá ........................................................................................... 48

2.2.3.1. Đặc điểm.............................................................................................................. 48
2.2.3.2. Định nghĩa và bản chất của dạy học chương trình hoá........................................48
2.2.4. Phương pháp bốn giai đoạn ........................................................................................ 49
2.2.5. Phương pháp dạy học sử dụng phiếu hướng dẫn........................................................ 52
2.2.6. Phương pháp dạy học sử dụng tình huống ................................................................ 55
2.2.7. Phương pháp dạy học theo dự án .............................................................................. 57
2.4. Hướng dẫn vận dụng phương pháp dạy học trong đào tạo nghề theo mô đun .............. 60
Chương 3: Tổ chức đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện .................................. 62
3.1.Tiến trình tổ chức đào tạo theo mô đun. ........................................................................ 62
3.2 Tiến trình tổ chức dạy học theo mô đun năng lực thực hiện....................................... 64
3.3 Các hình thức tổ chức dạy học theo Môđun ................................................................. 66
3.3.1 Hình thức học toàn lớp ................................................................................................ 66
3.3.2 Dạy học theo nhóm...................................................................................................... 66
3.2.3 Dạy học theo cá nhân .................................................................................................. 68
3.4. Vận dụng các hình thức tổ chức dạy và học trong ®µo t¹o nghÒ theo m« ®un ........ 69
Chương 4: Chuẩn bị học liệu trong đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện.........70
4.1 Vai trò của học liệu trong dạy nghề ................................................................................ 70
4.1.2 Vai trò của học liệu...................................................................................................... 70
4.1.3. Các loại học liệu trong dạy học nghề theo m« ®un .................................................... 70
4.3 Các giai đoạn phát triển nguồn học liệu......................................................................... 71
4.3.1 Giai đoạn thiết kế......................................................................................................... 71
4.3.2 Giai đoạn sản xuất và hậu sản xuất.............................................................................. 71
4.3.3 Giai đoạn thử nghiệm .................................................................................................. 72
4.3.4 Giai đoạn phổ biến và thực hiện.................................................................................. 72
4.3.5 Giai đoạn đánh giá....................................................................................................... 72
4.4 Chuẩn bị học liệu cho mô đun ......................................................................................... 72
4.4.1 Cơ sở xác định nguồn học liệu .................................................................................... 72
4.4.2 Các yêu cầu chung đối với nguồn học liêu:................................................................. 72
4.4.3 Các bước phát triển học liệu cho mô dun ................................................................... 73
4.4.3.1 Chuẩn bị tài liệu phát tay...................................................................................... 75

4.4.3.2 Chuẩn bị bảng biểu treo trường ............................................................................ 77



2


4.4.3.3. Chuẩn bị mô hình, mô phỏng .............................................................................. 79
4.4.3.4 Thiết kế các bài giảng điện tử............................................................................... 81
Chương 5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo nghề...................................... 88
theo mô đun năng lực thực hiện ............................................................................................ 88
5.1. Khái quát chung về kiểm tra đánh giá .......................................................................... 88
5.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá............................................................ 88
5.1.2 Mục đích của kiểm tra đánh giá kết quả học tập. ....................................................... 88
5.2. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập ........................................................ 90
5.3. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập.................................................. 91
5.4 Những lĩnh vực cần được kiểm tra đánh giá?............................................................... 91
5.5 Kỹ thuật soạn câu hỏi kiểm tra ....................................................................................... 92
5.6. Phương pháp đánh giá việc thực hiện kỹ năng theo môđun n¨ng lùc thùc hiÖn ....... 93
5.7 Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện ở người học......................................................... 96
5.8. Tiêu chí đánh giá phần lý thuyết và thực hành trong đào tạo theo mô đun ..............97
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 100



3


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ GIẢNG DẠY THEO MÔĐUN
( Dùng cho GV dạy nghề nghiên cứu, áp dụng

triển khai chương trình khung mới chung cho các nghề)
Phần I. ĐỀ DẪN
1.Tính cấp thiết của vấn đề.
Đất nước đang trên bước đường đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường có định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội trong thời
kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thích ứng với sự biến đổi của nền kinh tế trong giai đoạn mới, công tác đào
tạo nghề cần được mềm hoá, đa dạng hoá nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao
động và nhu cầu của người học.
Mặt khác, trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá là tất yếu, chúng ta
gia nhập WTO dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước thế giới, nhất là vấn đề lao
động có trình độ kỹ thuật, đủ năng lực thực hiện. Thời đại kinh tế tri thức, khoa học kỹ
thuật phát triển nhanh và mạnh như siêu bão, đang hàng ngày hàng giờ làm thay đổi
mọi mặt của lao động sản xuất. Cơ cấu nghề nghiệp luôn biến động, nhiều nghề mới
xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, và những nghề còn lại cũng thường xuyên được biến
đổi và phát triển. Khái niệm học một nghề “hoàn chỉnh” để phục vụ suốt đời đã trở nên
lỗi thời. “Học suốt đời” đã trở nên một nhu cầu của mọi người và cho sự phát triển của
xã hội. “Cần gì học nấy” và không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu luôn
luôn biến đổi của thị trường lao động đã trở nên nhu cầu tất yếu. Bởi vậy quá trình đào
tạo nghề truyền thống theo niên chế với một kế hoạch đào tạo cứng nhắc đã trở nên
kém linh hoạt và kém hiệu quả, khó đáp ứng thực tiễn , nhu cầu xã hội.
Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển
nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức.Nền công nghiệp nước nhà còn thiên về gia công
và lắp ráp, các lĩnh vực công nghệ cao đang hình thành và sẽ phát triển; việc định hướng
đào tạp đi theo triết lý nào là một việc làm vô cùng cấp thiết.Việc phổ biến nghề rộng
rãi, và đào tạo nghề cơ bản cho người lao động nhất là tầng lớp thanh thiếu niên với
những nội dung đào tạo nghề thiết dụng, để giúp họ tự tìm kiếm công ăn việc làm hoặc
để nâng cao năng suất lao động đang là một nhu cầu bức bách của toàn xã hội.
Xác định được yêu cầu đó trong Chiến lược giáo dục 2001 – 2010 đã khẳng

định cần “ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận
trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho
sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế ; Đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp chương trình giáo dục các bậc học các trình độ đào tạo...”



4


Để đáp ứng các yêu cầu trên, kinh nghiệm của các nước trên thế giới :hệ thống
giáo dục nghề nghiệp đang tiếp cận theo phương thức đào tạo theo “ Năng lực thực
hiện”. Cách tiếp cận này chỉ ra rằng trong đào tạo nghề người lao động tương lai không
chỉ cần kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn cần cả kỹ năng về phương pháp tiếp
cận giải quyết vần đề và các năng lực xã hội cần thiết thực sự cho một nghề nghiệp tại
vị trí lao động cụ thể của mình.Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong sự
đột phá đổi mới về phương thức đào tạo, Tổng cục dạy nghề đã ban hành chương trình
khung theo mô đun.Chương trình khung được xây dựng theo hướng tiếp cận mục tiêu
đào tạo định hướng thị trường đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho xã hội một cách
khoa học có tính kế thừa những hạt nhân hợp lý của phương thức truyền thống để xây
dựng lên cái mới cho chương trình đào tạo nghề. Chương trình khung có chứa đựng cả
cấu trúc môn học (chủ yếu cho phần chung) và cấu trúc mô đun chủ yếu phần chuyên
môn là một bước chuyển đổi cần thiết và hợp lý.
Năm 2008 Tổng cục dạy nghề ban hành và triển khai tập huấn thực hiện chương
trình khung là bước đi cần thiết, với danh mục bước đầu xây dựng 48 nghề đào tạo
theo mô đun đã phản ánh sự bắt nhịp nhậy bén với xu thế đào tạo nghề trong khu vực
và thế giới.Tuy nhiên sự nhận thức về mặt lý luận về phương thức đào tạo mới – theo
mô đun “ năng lực thực hiện” còn nhiều hạn chế ở các cấp quản lý và các cơ sở đào tạo
nghề. Họ đang cần những hiểu biết về phương thức và cách làm cụ thể cho việc đào

tạo nghề cho chính nghề họ đang và sẽ đào tạo.Do vậy, một tài liệu về lý luận chung về
sự chỉ dẫn thực hiện cách đào tạo, cách dạy, cách kiểm tra, quản lý là việc làm bổ ích
và thiết thực.
Với những lý do trên việc phổ biến một tài liệu về nghiên cứu và ứng dụng
phương thức đào tạo theo mô đun với những lý luận và chỉ dẫn về công tác chuẩn bị
và thực hiện chương trình khung là vô cùng cấp thiết.
2.Vài nét về tình hình đào tạo nghề theo mô đun
2.1. Tình hình đào tạo nghề theo môđun trên thế giới
Những ưu tiên của đào tạo theo mô đun đã được các nhà quản lý tổ chức đào tạo
trên thế giới quan tâm và khai thác trong quá trình đào tạo, giáo dục ở tất cả các cấp
học, các đối tượng, đặc biệt đối với công nhân, nhân viên kỹ thuật. Nhiều nước đã áp
dụng mô đun trong quá trình đào tạo công nhân kỹ thuật.
Ở Mỹ, đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân đó là việc đào tạo bổ
túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General
Motor và Ford vào những năm hai mươi của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất
theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân được đào cấp tốc trong các khoá
học chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Học viên được làm quen với mục tiêu công việc và được
đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm nhận



5


được công việc cụ thể trong dây chuyền. Khi có sự thuyên chuyển vị trí làm việc (nội
dung làm việc khác), người công nhân phải qua một khoá học ngắn hạn tương tự.
Phương pháp và hình thức đào tạo này đã nhanh chóng được phổ biến và áp
dụng rộng rãi ở Anh và một số nước Tây Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và
kinh phí đào tạo.
Tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp (The Center for Vocational Education) ở

bang Ohio người ta đã sử dụng hệ thống bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
(Performance – Based Tescher Education) trên cơ sở sử dụng 100 mô đun thuộc 10
loại (category) nghiệp vụ sư phạm khác nhau.
Ở Pháp, những khoá học tương tự ở các hãng General Motor và Ford đã được
tổ chức trong thời gian sau chiến tranh thế giới lần thứ II tại các vùng mỏ than. Điểm
khác biệt giữa Pháp và Mỹ là : nếu ở Mỹ công nhân được đào tạo nhằm đáp ứng cho
các dây chuyền sản xuất, thì ở Pháp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho công nhân
buộc phải kiếm việc làm trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp
trên, các khoá học đều mang tính trọn vẹn rất cao.
Một ví dụ khác về đào tạo theo mô đun là hệ thống đào tạo theo Unites
Capitalisebles, trong đó toàn bộ kiến thức, kĩ năng nghề được phân chia thành 6 khối
(lĩnh vực): kĩ thuật nghề, toán, khoa học, quốc ngữ, thế giới ngày nay, ngoại ngữ. Nội
dung mỗi khối được chia thành 4 hạng (tương đương với 4 cấp trình độ), mỗi hạng có
một nội dung tương đối độc lập và được gọi là các đơn vị (Unites). Trừ khối kĩ thuật
nghề luôn yêu cầu người học phải đạt hạng tối đa, còn tuỳ thuộc yêu cầu các ban khác
nhau, người học phải học (hoặc không) các khối khác nhau, với các hạng khác nhau.
Ở Úc, đào tạo theo mô đun được áp dụng rộng rãi từ năm 1975, đặc biệt, trong
hệ thống giáo dục kỹ và nâng cao (hệ thống TAEE). Trong hệ thống này, các mô đun
đào tạo và các khoá học theo mô đun ngày càng được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi.
Ví dụ như ở bang New South Wales, các nghề cơ khí ôtô và máy bay, thương nghiệp,
xây dựng, hàn (các loại)… đã được tổ chức đào tạo mô đun (chiếm 30% số chương
trình đào tạo). Cũng tại đây năm 1983, người ta đã tiến hành điều tra tại 15 cơ sở đào
tạo với 25 khoá học theo mô đun, các đối chứng, phân tích đã được tiến hành và các
chuyên gia thuộc Ban soạn thảo và cải tiến chương trình đã đưa ra khuyến cáo nhằm
khuyến khích, hướng dẫn việc sử dựng mô đun trong đào tạo.
Nét nổi bật của việc nghiên cứu và ứng dụng mô đun Úc là sự kế thừa và kết
hợp các chương trình đào tạo truyền thống với các chương trình đào tạo theo mô đun,
cũng như cách tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo theo mô đun.
Ở Thuỵ Điển, chương trình đào tạo công nhân khai thác gỗ được cấu trúc theo
trình tự và nội dung cơ bản của quy trình khai thác gỗ. Mỗi nội dung cơ bản được thể

hiện qua các mô đun đào tạo, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực



6


hành nhằm đảm bảo cho người công nhân có thể đảm nhận được một công việc cụ thể
trong quy trình khai thác gỗ. Điều đặc biệt đáng lưu ý là việc kết thúc một hay nhiều
mô đun phụ thuộc vào nguyện vọng của người đi học với sự thoả thuận của người chủ
quản và có ảnh hưởng đến mức lương và thu nhập của công nhân vì nó là “một chỉ số
nói lên trình độ và mức độ toàn tâm và sẵn sàng vì công việc” (của công nhân). Cũng
cần lưu ý rằng hệ thống đào tạo này được đưa vào sử dụng từ những năm 50, nhưng
cho đến tận bây giờ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt trong việc phân chia
các mô đun. Thực tế này cũng nói lên việc phân định giới hạn và nội dung các mô đun
là công việc rất phức tạp và quyết định hiệu quả của việc đào tạo theo mô đun.
Ở Liên Xô (cũ) đã có những nghiên cứu về các đơn vị kiến thức vào những năm
70 của Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề Liên Xô, các hình thức “phiếu công nghệ”
trong các chương trình thực tập sản xuất, các phiếu lắp đặt (ví dụ như phiếu lắp đặt
điện) và gần đây năm 1989 là những thử nghiệm biên soạn chương trình theo khối có
thể “lắp lẫn” và sử dụng chung (ví dụ chương trình môn học “tự động hoá và tin học”
do Trung tâm phương pháp dạy nghề Liên xô (cũ) biên soạn). Tuy nhiên, những
nghiên cứu và ứng dụng loại này còn ít và chưa trở thành chính thống, chưa tương
xứng với vấn đề cần quan tâm cũng như tâm cỡ của các cơ quan nghiên cứu và triển
khai.
Ở nhiều nước khác như Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipin… cũng đã áp dụng
mô đun trong đào tạo nghề.
Gần đây, trong sự cải tổ bậc trung học, ở nhiều nước như New Zealand, Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan… đã đưa vào kế hoạch dạy học chính khoá của trường trung học
phổ thông các chương trình đào tạo nghề theo mô đun.

Ngoài ra, UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích mà
còn tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mô đun trong đào tạo nghề
nói riêng và đào tạo nói chung. Trong các hội nghị quốc tế về mô đun tại Bangkok
(12/77) và Paris (11/85) các khuyến cáo của UNESCO về sự cần thiết triển khai áp
dụng mô đun trong đào tạo đã được đặc biệt chú ý quan tâm. Tại Paris, các chuyên gia
cho rằng, sử dụng mô đun “là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo, đặc
biệt cho giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp và trong việc phổ biến kĩ thuật mới” và khuyến
cáo các nước đang phát triển khi đầu tư tổng thể cho giáo dục còn hạn chế thì nên quan
tâm đến việc đào tạo trên thế giới không nên “sa đà” vào việc tranh cãi, duy danh thuật
ngữ mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm. Cũng với mục tiêu nhằm
khuyến khích việc áp dụng mô đun trong giáo dục đào tạo, cụ thể hơn, trong việc đào
tạo giáo viên, các hội nghị khu vực tại Manila (5 –1975) và tại Bangkok (12-77), đã đề
cập đến “việc phát triển các mô đun cho các chương trình cơ sở của đào tạo giáo viên”.



7


Khác với UNESCO, ILO đã xây dựng cho mình một hệ thống đào tạo theo mô
đun hoàn chỉnh. Các quan điểm về đào tạo theo nhóm mô đun về cơ bản không khác
với những quan điểm đã được trình bày trong phần trên. Tuy nhiên, do chức năng quốc
tế, ILO đặt nhiệm vụ “quốc tế hoá” các mô đun đào tạo, và đã hình thành một ngân
hàng gồm 764 đơn nguyên học tập, nhưng cũng chỉ mới được 5 lĩnh vực nghề. ILO
cho rằng một nghề nào đó đều được thể hiện qua các chuẩn kĩ năng nghề, dù nghề đó
được xem xét ở bất kỳ một quốc gia nào. Sự khác biệt của các chuẩn này không lớn và
chúng được đặc trưng bởi hệ thống mục tiêu đào tạo (Aims and Objectives) và các kĩ
năng thực hiện (Performance Skills). Chính các chuẩn này là cơ sở để xây dựng các
mô đun, đơn vị trung tâm trong các cấu trúc hệ thống đào tạo theo mô đun của ILO.
Nhỏ hơn mô đun là các đơn nguyên học tập, có thể hiểu như là một đơn vị học tập

nhằm để tạo ra một kĩ năng nghề. Mô đun kĩ năng hành nghề là tập hợp của một số
lượng nhất định các mô đun nhằm giúp người học kiếm được việc làm. Như vậy, trong
hệ thống đào tạo theo mô đun của ILO, tồn tại 3 cấp đơn vị học tập. Hệ thống 3 cấp
này thể hiện những ưu điểm nổi bật vốn có của mô đun (thực dụng, mềm dẻo…). Tuy
nhiên, cũng cần chỉ ra những nhược điểm mà hiện nay nhiều khi người ta không nhận
thức được. Một vài nhược điểm đó là:
- Việc phân chia thành các đơn nguyên thường có kích thước quá nhỏ sẽ dẫn tới một
thực tế là chi tiết quá, thường hay bỏ sót, mặt khác, tốn kém trong việc biên soạn và
ấn loát.
- ILO “đặt hy vọng” nhiều vào việc mô tả bằng các hình vẽ của các đơn nguyên.
Điều này dẫn tới hai trường hợp:
1. Có thể dễ thích hợp với những nghề hoặc công việc mà việc mô tả thao tác, quy
trình của chúng là dễ dàng nhờ trợ giúp bằng kênh hình. Trong khi đó có nhiều
công việc, mô tả chúng chỉ bằng hình hoặc quá ít lời là khó thực hiện.
2. Gây khó khăn cho việc chuẩn bị tài liệu, đặc biệt là in, vẽ
Trên thực tế trình độ kĩ thuật, công nghệ, do đó công cụ lao động ở các nước có
sự khác biệt, bởi vậy mong muốn “quốc tế hoá” các tài liệu học tập sẽ gặp nhiều khó
khăn, do đó các đơn nguyên học tập cần được cải biên cho phù hợp với điều kiện của
mỗi nước, còn những nghề đặc thù phải tự biên soạn để giảng dạy chứ không thể tham
khảo được của bất cứ nước nào.
Từ đào tạo theo môđun kỹ năng hành nghề ( Modules of employable skills MES ) đến đaò tạo theo môđun năng lực thực hiện ( MEQ). Đề cương năm 1973 tổ
chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phương thức đào tạo theo môđun (MES =
phương thức đào tạo nghề theo công việc / kỹ năng hành nghề) nên bị phê phán là hẹp,
thiển cận không đủ đáp ứng về trình độ. Những yếu tố lý thuyết chỉ dừng ở mức thấp



8



không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn đề do vậy đề cương năm
1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình độ.
2.2.Tình hình đào tạo nghề theo mô đun ở trong nước
Ở nước ta, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của
UNESCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp biên soạn nội dung đào tạo nghề,
trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số nước. Tiếp đó,
năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tài trợ của ILO
nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo mô đun (MES) ở
Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phương tiện kĩ thuật dạy nghề (CREDEPRO)
cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp tiếp cận đào tạo nghề MES với tài trợ
của UNDP. Trong thời gian những năm 1987 - 1994, một số Trung tâm dạy nghề, dưới
sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và đào tạo nghề ngắn hạn
theo mô đun. Sau đó thì việc đào tạo nghề theo mô đun MES tạm thời lắng xuống vĩ
những mặt hạn chế của nó. Khi đề cương của ILO năm1993 báo cáo lại hướng tới mô
đun năng lực thì tình hình đổi khác. Trong Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề đã
nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bước đầu những tư tưởng mới của việc đào tạo
nghề theo mô đun Năng lực thưc hiện và trình độ.
Những năm qua chúng ta chưa có được một tài liệu hoàn chỉnh về phương pháp
luận biện soạn tài liệu và phương thức đào tạo nghề theo mô đun, còn các đơn nguyên
học tập của ILO thì thu thập bằng nhiều nguồn, cũng chỉ mới có rải rác một số đơn
nguyên ít ỏi và không đủ cho một nghề hoàn chỉnh. Do vậy, từ khái niệm, cách tiếp
cận cho đến quy trình biên soạn nội dung và áp dụng trong đào tạo còn tuỳ tiện, chưa
có đầy đủ cơ sở khoa học.
Căn cứ vào một số tài liệu hiện có, chúng tôi biên soạn tài liệu này, với mong
muốn góp phần xúc tiến phương thức đào tạo nghề chính qui theo mô đun năng lực để
góp phần phát triển rộng rãi việc phổ biến dạy nghề, từng bước xây dựng một nền giáo
dục kĩ thuật trong xã hội nhằm đáp ứng cho nhu cầu học nghề rộng rãi của toàn dân
cũng như làm cho dạy nghề sát thực tế hơn, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội
và đổi mới mục tiêu đào tạo nghề nghiệp tiếp cần thị trường lao động đáp ứng đòi hỏi
yêu cầu xã hội.

Khoảng nửa thế kỉ trước đây, thuật ngữ đào tạo theo năng lực thực hiện (tiếng
Anh là “Competency Based Training”) đã được sử dụng để mô tả một phương thức
đào tạo dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo theo các
tiêu chuẩn đó chứ không dựa vào thời gian như trong đào tạo truyền thống. Khái niệm
trung tâm trong phương thức đào tạo “mới” này là năng lực thực hiện (Competency NLTH), nó được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình
cũng như kết quả học tập.



9


Đào tạo theo NLTH chứa đựng trong nó những yếu tố cải cách, thể hiện ở chỗ
nó gắn rất chặt chẽ với yêu cầu của chỗ làm việc, của người sử dụng lao động, của các
ngành kinh tế
Đề cương năm 1992 của ILO đã định hướng việc đào tạo theo năng lực và trình
độ ở nước ta trong các dự án giáo dục kỹ thuật – dạy nghề gần đây.Hiện nay trong các
trường dạy nghề đang thực hiện chương trình khung, triển khai đào tạo nghề theo
môđun, trong tương lai gần việc đào tạo nghề theo mô đun sẽ hiện hình rõ nét ở nước
ta những thập niên đầu của thế kỷ 21 này.
Đào tạo theo mô đun là phương pháp đào tạo theo tiếp cận mục tiêu dựa trên
năng lực thực hiện trong đó nội dung đào tạo được chia thành các mô đun với tính mở,
tính mềm dẻo và linh hoạt cao, phù hợp với thị trường lao động luôn biến đổi.
Mô đun đào tạo là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc
một cách đặc biệt bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và hệ thống công
cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, chúng gắn bó với nhau như một chỉnh thể và có tính độc
lập tương đối.
Khác với các môn học, các mô đun đào tạo được xây dựng dựa trên lôgíc của
hoạt động nghề nghiệp, trong đó tích hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành
nghề nghiệp hướng tới năng lực thực hiện các công việc và nhiệm vụ trong nghề. Mỗi

mô đun là chương trình đào tạo năng lực thành phần cần thiết để thực hiện một công
việc. Các mô đun có thể kết hợp với nhau linh hoạt để hình thành nên một chương
trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo năng lực cho một nghề, một việc làm hay một
phần việc làm phù hợp với nhu cầu cá nhân người học, với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và với cấu trúc của nghề. Tổng cục dạy nghề triển khai đào tạo nghề theo mô
đun cho các nghề đào tạo là một chủ trương đúng đắn; với cách tiếp cận mục tiêu đào
tạo, cho phép chương trình đào tạo có khả năng thích ứng kịp thời với nhu cầu thị
trường lao động nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



10


Phần II. NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề chung về đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1 1. Đào tạo (training): là một quá trình nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trang bị cho
đối tượng một hệ thống vững chắc những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cần thiết đối
với một lĩnh vực chuyên môn/ nghề nghiệp nhất định nhằm đạt được mục đích đào tạo
nhất định.
Mục tiêu của đào tạo nghề là cung cấp cho người học những kỹ năng cần có để
thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới các công việc nghề nghiệp đòi hỏi hoặc các
cơ hội tự lập trong khuôn khổ các chuẩn mực hiện hành. Sau quá trình đào tạo, người
học có thể nhận được kiến thức hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh của một lĩnh vực
chuyên môn nhất định và có thể hành nghề trên lĩnh vực chuyên môn đó. Hoàn thành
một chương trình đào tạo quy định cho một cấp học nào đó thông thường được cấp
bằng quốc gia tương ứng.
1.1.2.Nghề và nghề đào tạo
Tìm hiểu bản chất, đặc trưng của nghề và khái niệm nghề là hết sức cần thiết để

phân biệt với các khái niệm có liên quan như: công việc, việc làm, hoạt động, kỹ năng,
kỹ xảo… Đồng thời tạo cơ sở khoa học cho việc đổi mới quá trình đào tạo nghề đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.
Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn chặt với sự phân công lao
động xã hội, với tiến bộ khoa học kỹ học và văn minh nhân loại. Bởi vậy đối với một
nghề cũng có quá trình sinh thành - phát triển - tiêu vong hoặc chuyển sang một trình
độ cao hơn.
Khái niệm nghề, theo quan niệm ở mỗi nước cũng có sự khác nhau nhất định.
Có thể nêu quan niệm chung về “nghề” ở một số nước :
Từ điển Bách khoa Liên Xô (cũ) định nghĩa nghề (professia) là loại hoạt động lao
động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Trong tiếng Pháp, nghề (pro-fession) là một loại lao động có thói quen và kỹ
xảo của một người có thể làm việc chân tay hoặc trí óc mà người ta có thể tạo ra được
phương tiện sinh sống.
Trong tiếng Anh, nghề (pro-fession) là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự
đào tạo trong khoa học hoặc nghệ thuật và thường thuộc về lao động trí óc hơn lao
động chân tay, thí dụ như nghề dạy học, luật, thần học,… Khi nói đến lao động chân
tay, người ta thường dùng từ chung là occupation hoặc từ vocation.
Trong tiếng Đức, nghề (Beruf) là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực
lao động nhất định. Cơ sở của nghề là kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo được lĩnh hội bởi
quá trình đào tạo có hệ thống.



11


Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất.
Một vài định nghĩa được nhiều người sử dụng như:
“Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị

của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do
trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội”.
Mặc dù còn nhiều điểm khác nhau về định nghĩa nghề giữa các nước, song
chúng ta cũng có thể nhận thấy đặc trưng chung nhất khi xác định nghề như sau:
- Đó là hoạt động, là công việc thuộc lao động của con người có tính chu kỳ
- Là sự phân công trong lao động xã hội, phù hợp yêu cầu xã hội.
- Nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để con người tồn tại và
phát triển, là phương tiện sinh sống (làm thuê hoặc tự làm cho bản thân).
- Là lao động có kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt, có giá trị trao đổi trong xã hội.
Trong so sánh tương đối giữa các thuật ngữ nước ngoài có 3 thuật ngữ: Nghề -Công
việc - Việc làm cần được phân biệt và sử dụng hợp lý trong khi nói và viết:
Tiếng Việt: Nghề - Công việc - Việc làm
Tiếng Anh: Occupation, Pro-fession – Vocation Employment- Job
Tiếng Pháp: Profession, Car-rierem- Metier Emploi – Emploi
Tiếng Nga: Professia – Rabota – Zanhiatje
Xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tiến bộ KHKT và văn
minh nhân loại nói chung và riêng về chiến lược phát triển KTXH của mỗi quốc gia.
Bởi vậy phạm trù nghề sẽ biến đổi theo mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển
của nền KTXH đất nước. Muốn đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phù hợp về cơ cấu
trình độ và cơ cấu ngành nghề nhất thiết phải nắm được thực trạng và xu thế biến đổi
của phạm trù nghề trong tương lai.
Nghề xã hội

Nghề đào tạo

Nơi diễn ra:
Trong thị trường lao động xã hội
Trong môi trường sư phạm nghề
(thế giới nghề nghiệp – nơi sử dụng lao (nơi đào tạo)
động)

Theo danh mục ngành nghề đào tạo qui định
Đặc trưng:
- Phong phú, đa dạng, phức tạp, phổ - Lựa chọn, điển hình, đại diện, cơ bản, tương
biến vv...
thích, đặc thù.
- Là cơ sở cho đào tạo nghề trong
trường nghề

- Có thể trùng hoặc không trùng với nghề ngoài
xã hội. Đào tạo theo diện hẹp hoặc diện rộng.

- Là tiêu chí đầu ra/chuẩn công - Nơi đào tạo theo thị trường lao động đòi hỏi
nghiệp



12


1.1.3. Công việc – nhiệm vụ.
Một nghề bao gồm nhiều nhiệm vụ và công việc, vậy công việc và nhiêm vụ là gì?
Nhiệm vụ(Duty): là trách nhiệm được giao trong hoạt động nghề nghiệp cụ thể
mà người lao động cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian và điều kiện thực
tế nhất định. Ví dụ trong nghề Thư ký văn phòng, cô thư ký có nhiệm vụ “xây dựng
mối quan hệ khách hàng - đối tác’’, trong nghề Mộc dân dụng người thợ có nhiệm vụ “
làm mộng gỗ’’
Công việc(Task): là một hệ thống các thao thác hoặc hành động cụ thể nhằm
hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.Ví dụ nghề thiết kế thời trang có công việc vẽ
mẫu, chọn mầu vải theo ý tưởng vv...
Để hoàn thành một nhiện vụ trong nghề nghiệp có thể người lao động phải thực

hiện một hay một số công việc cụ thể.Chẳng hạn, để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và
giáo dục học sinh học nghề theo chương trình qui định, giáo viên phải thực hiện nhiều
công việc như : soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu , viết đề cương bài giảng, thiết kế
phương tiện dạy học, trao đổi tiếp xúc tìm hiểu học sinh vv....
Ví dụ 1. Về mã các nhiệm vụ – công việc trong đào tạo nghề theo mô đun:
PHÂN PHỐI THỜI GIAN ĐÀO TẠO CHO CÁC MÔ ĐUN/ MÔN HỌC
Mã môđun/ Tên mô đun/ môn học
môn học

Mã các nhiệm vụ và công việc có liên
quan (theo sơ đồ phân tích nghề)



13


Vớ d 2. V phng phỏp phõn tớch ngh thnh cỏc nhim v cụng vic theo
DACUM :

S phõn tớch ngh
TấN NGH

M
NGH

Trỡnh
o to

Mụ t ngh:

on ny mụ t rừ ngh nghip
c phõn tớch

Cỏc nhim v

Cỏc cụng vic

A

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

B

B1

B2

B3


B4

B5

B6

B7

C

C1

C2

C3

C4

C5

D

D1

D2

D3

D4


D5

E

E1

E2

E3

E4

E5

E6

E7

F

F1

F2

F3

F4

F5


F6

F7

G

G1

G2

G3

G4

G5

G6

G7

I

I1

I1

I3

I4


I5

I6

I7

Ghi chú: Cột dọc từ A đến I là các nhiệm vụ, các cột ngang tơng ứng: từ A1 đến
An ( n=7 )vv... và I1 đến I7 ( n=7) là các công việc để thực hiện một nhiệm vụ A, I
nhất định.



14


Ví dụ 3: về công việc cho một nghề cụ thể:

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Cắt gọt kim loại
DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC THEO CẤP TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO NGHỀ
Tên nghề: Cắt gọt kim loại

TT

Mã số
công
việc

Mã số: CG
Cấp trình độ đào tạo

Tên công việc

S¬ cÊp
nghÒ

TC
nghÒ


nghÒ

A. Chuẩn bị làm việc
1.

A01

Giao tiếp trong nghiệp vụ

x

2.

A02

Nhận nhiệm vụ và vạch kế hoạch sản xuất

3.

A03


Chuẩn bị phôi và nơi làm việc

x

4.

A04

Chuẩn bị máy, trang bị và dụng cụ cần thiết

x

5.

A05

Chuẩn bị phôi cho kế hoạch sản xuất

x

6.

A06

Thiết kế, tự chế tạo dao, dụng cụ và đồ gá đặc
thù

x

x


B. Gia công trên máy tiện vạn năng
7.

B01

Chuẩn bị máy tiện, dụng cụ và trang bị công
x
nghệ

8.

B02

Vận hành máy tiện vạn năng

x

9.

B03

Mài dao tiện

x

10.

B04


Tiện trụ trơn ngắn

x

11.

B05

Tiện trụ bậc

x

12.

B06

Tiện trụ dài không dùng giá đỡ

x

13.

B07

Tiện rãnh, tiện cắt đứt

x

14.


B08

Khoan, khoét lỗ

x

15.

B09

Tiện lỗ suốt

x

16.

B10

Tiện lỗ bậc và lỗ kín

x

17.

B11

Tiện rãnh trong lỗ

x


18.

B12

Tiện côn bằng dao rộng lưỡi

x

19.

B13

Tiện côn bằng phương pháp xoay xiên bàn
trượt dọc

x

20.

B14

Tiện côn bằng phương pháp xê dịch ngang ụ
động

x

21.

B15


Tiện côn bằng thanh thước côn

x



15


TT

Mã số
công
việc

22.

B16

Tiện trục lệch tâm bằng phương pháp rà gá

x

23.

B17

Tiện trục lệch tâm bằng phương pháp gá trên
hai mũi tâm


x

24.

B18

Tiện bạc lệch tâm bằng phương pháp rà gá

x

25.

B19

Tiện bạc lệch tâm bằng phương pháp gá trên
đồ gá

x

26.

B20

Tiện trục dài dùng giá đỡ cố định

x

27.

B21


Tiện trục dài dùng giá đỡ di động

x

28.

B22

Cắt ren bằng bàn ren và ta rô

x

29.

B23

Tiện ren tam giác ngoài

x

30.

B24

Tiện ren tam giác trong

x

31.


B25

Tiện ren vuông và ren thang ngoài

x

32.

B26

Tiện ren vuông và ren thang trong

x

33.

B27

Tiện ren mô đun

Cấp trình độ đào tạo
Tên công việc

S¬ cÊp
nghÒ

TC
nghÒ



nghÒ

x

1.1.4.Năng lực và năng lực thực hiện.
a. Năng lực: là khả năng vận dụng các kiến thức , kỹ năng và thái độ vào thực
hiện một công việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định.Năng lực chính là khả
năng mỗi cá nhân có sự phù hợp giữa một tổ hợp
các thuộc tính tâm lý với yêu cầu của một hoạt động nhất định để hoạt động có có kết
quả. Mỗi một cá nhân có các những khả năng/ tiềm năng ở các mức độ khác nhau.
Tuy nhiên theo quan niệm đào tạo nghề theo năng lực thì mọi học sinh học nghề đều
có thể học đạt đến một trình độ thông thạo ( mastery learning) cho một nghề nhất
định.Do đó trong đào tạo nghề chúng ta cần tạo mọi điều kiện về sư phạm và cơ sở vật
chất để các em dạt yêu cầu của nơi sử dụng lao động.
b. Năng lực thực hiện :
“Năng lực thực hiện” hay “năng lực hành nghề” trong một số tài liệu tiếng Việt
hiện nay được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh thường là “Competence” hoặc
“Competency” ví dụ “Competecy Based Training” (CBT) có thể được hiểu là “đào tạo
theo năng lực thực hiện”. Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực thực hiện.
+ Năng lực thực hiện là khả năng sản xuất của một cá nhân, khả năng đó được
xác định và đo lường trong các thuật ngữ của sự thực hiện một nội dung lao động xác
định, nó không chỉ dừng ở kiến thức, khả năng, thái độ hoặc kỹ năng, những vấn đề



16


này là cần thiết nhưng bản thân nó không đủ cho một sự thực hiện có kết quả (Luật

Giáo dục nghề nghiệp của Mêhicô).
+ Năng lực thực hiện là sự thực thi hiệu quả của các khả năng tập trung vào sự
thực hiện nhiệm vụ của một nghề ngiệp có liên quan đến các cấp trình độ yêu cầu của
vị trí làm việc. Năng lực thực hiện không chỉ là khả năng thực hiện các hoạt động
chuyên môn đơn thuần mà còn bao hàm cả khả năng phân tích, khả năng ra quyết
định, chuyển đổi xử lý thông tin và những phẩm chất tâm lý đạo đức…được xem là
cần thiết cho sự thực hiện hoản hảo của nghề nghiệp (Học viện quốc gia Empleo - Tây
Ban Nha).
+ Năng lực được hiểu như một cấu trúc phức tạp của các thuộc tính nhân cách
cần thiết cho sự thực hiện trong phạm vi hoàn cảnh cụ thể. Nó là một sự phối hợp
phức tạp của các thuộc tính (Kiến thức, thái độ, các nguyên tắc và kỹ năng) và các
công việc phải được thực hiện trong các hoàn cảnh xác đinh. (Tổ chức ANTA Australia)
+ Năng lực thực hiện là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và thái độ để thực
hiện các nhiệm vụ theo tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại dưới các điều kiện hiện
hành. (Tổ chức Lao động thế giới - ILO)
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về đào tạo nghề nghiệp theo năng lực thực hiện
cũng có các định nghĩa khác nhau, có hai định nghĩa cần chú ý đó là:
+ Năng lực thực hiện (khả năng hành nghề) là: Khả năng của một người lao động
có thể thực hiện những công việc của một nghề theo những chuẩn được quy định.
Khả năng hành nghề bao gồm 3 thành tố có liên quan chặt chẽ với nhau là:
Kiến thức, kỹ năng và thái độ. (Nguyễn Minh Đường - Phát triển chương trình giáo
dục kỹ thuật và dạy nghề -1999)
+ Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ,
công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó.
+ Năng lực thực hiện liên quan đến nhiều mặt, nhiều thành tố cơ bản tạo nên
nhân cách con người, nó thể hiện sự phù hợp ở mức độ nhất định của những thuộc
tính tâm, sinh lý cá nhân với một hay một số hoạt động nào đó.
Nhờ có sự phù hợp như vậy mà con người thực hiện có kết quả các hoạt động
ấy. Chỉ thông qua sự thực hiện có kết quả, mọi người khác mới có thể công nhận
người đó có năng lực về hoạt động ấy (Nguyễn Đức Trí - Tiếp cận đào tạo nghề dựa

trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, 1996).
Năng lực thực hiện hiểu theo cách này, thể hiện rõ mối quan hệ giữa NLTH và các yếu
tố tạo nên nhân cách và phương pháp đánh giá NLTH thông qua thực hiện có kết quả
của cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn của nghề nghiệp. Trong phát triển chương trình đào
tạo nghề theo NLTH khái niêm này dễ được chấp nhận hơn cả.



17


Năng lực thực hiện có thể nhận biết được thông qua các đặc trưng sau:
• Là các thuộc tính nhân cách (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và các nguyên tắc cần
thiết của người lao động để thực hiện toàn bộ một hoặc một số nội dung lao động nghề
nghiệp cụ thể.
• Thể hiện thông qua việc đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu của vị trí làm việc
thực tế trong sản xuất đặt ra. (Tiêu chuẩn đòi hỏi của nghề nghiệp chứ không phải tiêu
chuẩn của đào tạo).
• Có thể chứng minh được tại vị trí làm việc (Sự thực hiện phải đánh giá và xác
định được).
• Được đánh giá trong điều kiện và hoàn cảnh môi trường lao động xác định (với
toàn bộ các áp lực cũng như các tác động liên quan đến điều kiện và môi trường thực
tế sản xuất).
Tóm lại: Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm
vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó.
Năng lực thực hiện là các kĩ năng, kiến thức, thái độ đòi hỏi đối với một người để thực
hiện hoạt động có kết quả ở một công việc hay một nghề cụ thể.
1.2 Khái quát chung về đào tạo nghề theo Mô đun
1.2.1 Khái niệm chung về mô đun
1.2.1.1 Mô đun

a, Khái niệm về môđun
Mô đun có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “ modulus” với nghĩa đầu tiên là
mực thước, thước đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó được sử dụng như một đơn
vị đo. Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ modulus mới được truyền tải sang lĩnh vực kỹ
thuật. Nó được dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có các chức
năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, không nhất thiết phải hoạt động độc
lập.
Mô đun mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và sửa chữa sản phẩm.
Đặc điểm căn bản của Mô đun là: tính độc lập tương đối- tính tiêu chuẩn hoá và tính
lắp lẫn.
Mô đun đào tạo có nguồn gốc từ USA, lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1869
tại trường đại học Harward với mục tiêu: tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng lựa
chọn các môn học ở các chuyên ngành.
Trong đào tạo có nhiều khái niệm về mô đun:
- Mô đun là một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý
thuyết , kỹ năng, các kiến thức liên quan để tạo ra một trình độ.
- Mô đun là một đơn vị học tập trọn vẹn và có thể được thực hiện theo cá nhân
hoá và theo một trình tự xác định trước để kết thúc mô đun



18


-

-

Mô đun là một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn. vì vậy, nhờ những điều kiện
cơ bản mỗi Mô đun tương ứng với một khả năng tìm việc. Điều đó có nghĩa khi

kết thúc thành công mỗi mô đun sẽ tạo ra những khả năng cần thiết cho tìm việc
làm. Đồng thời, mỗi mô đun có thể hình thành một bộ phận nhỏ trong chuyên
môn của một người thợ lành nghề.
Mô đun chia quá trình đào tạo ra làm các thành tố đơn giản. Mỗi thành tố hoặc
Mô đun được xác định bởi mục đích kỹ năng tiên quyết phải có, nội dung và độ
dài thời gian. Thường thì mô đun nhấn mạnh vào phát triển năng lực hơn là
kiến thức đạt được, tạo khả năng cho người thợ nhanh chóng thích nghi với
môi trường nghề nghiệp và có thể được cấp chứng chỉ.

b, Đặc điểm của mô đun
Mô đun có kích cỡ xác định: kích cỡ của mô đun được tính theo số giờ lên lớp
theo tuần, thời gian đào tạo theo tháng, học kỳ , năm học. Kích cỡ của mô đun có thể
xác định bởi các cấp trình độ đào tạo.
Trật tự của mô đun: các mô đun có thể được thực hiện đồng thời hoặc kế tiếp nhau
Mỗi mô đun đều được xác nhận trình độ: Mô đun là đơn vị đào tạo khép kín, có
tính độc lập tương đối. Vì vậy nội dung của nó không những có thể được kiểm tra,
đánh giá và xác nhận trình độ một cách độc lập mà còn được truyền thụ một cách độc
lập.
Khả năng tích hợp: các mô đun đơn lẻ có thể được tích luỹ dần thành một Mô
đun trình độ.
Tính liên thông: các mô đun có thể phối hợp với nhau theo chiều dọc hoặc
chiều ngang. Một mô đun đơn lẻ có thể ghép nối vào cấu trúc của các mô đun trình độ
khác hoặc các hình thức đào tạo khác.
1.2.1.2 Mô đun kỹ năng hành nghề (MKH)
a, Khái niệm
Mô đun kỹ năng hành nghề theo tiÕng Anh là Module of Employsble Skills(
MES) được xác định là một phần nội dung đào tạo của một hoặc một số nghề hoàn
chỉnh, được cấu trúc theo các mô đun tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, sau khi
học xong, học sinh có thể ứng dụng để hành nghề trong xã hội.
Đây là một khái niệm linh hoạt, bởi lẽ phạm vi hành nghề của mỗi nghề là hết

sức đa dạng: diện nghề có thể là diện rộng, hẹp; trình độ nghề có thể cao thấp khác nhau,
tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Nói cách khác mô đun kỹ năng hành nghề
linh hoạt vì nó phụ thuộc vào tổ chức quy trình công nghệ (lao động) và sự phân công
lao động của từng giám đốc xí nghiệp cho mỗi người lao động.
Để thuận lợi cho quá trình cho quá trình giảng dạy và học tập cũng như dùng
chung một số các kiến thức, kỹ năng cho nhiều nghề khác nhau, MKH được chia thành



19


nhiều mô đun (Modular units-Mo). Mối mô đun tương ứng với mỗi công việc hợp
thành MKH. Cũng có những MKH đơn giản thì không cần chia nhỏ, nghĩa là bản thân
nó chỉ có một mô đun. Như vậy có thể định nghĩa:
Mô đun là một bộ phận của MKH, được phân chia một cách logíc theo từng
công việc hợp thành của một nghề nào đó, có mở đầu và kết thúc rõ ràng, và về
nguyên tắc công việc này không thể chia nhỏ hơn được nữa. Kết quả của công việc
này là một sản phẩm hay là một dịch vụ.
Ví dụ: MKH bảo dưỡng Ô tô có thể được chia thành các Mô đun sau:
1. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa
5. Rửa vỏ xe
2. Bảo dưỡng hệ thống ắc quy
6. Bảo dưỡng bánh xe
3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát
7. Bơm lốp
4. Thay dầu bôi trơn
8. Bảo dưỡng hệ thống phanh
b, Cấu trúc của mô đun
Nội dung đào tạo của mỗi mô đun được chia thành từng phân tố gọi là đơn nguyên học

tập. Mỗi đơn nguyên học tập trình bày một vấn đề chuyên biệt về kiến thức và kỹ năng
của một công việc nào đó và có thể dùng cho người dạy lẫn người học.
Mỗi đơn nguyên học tập thường được cấu trúc bởi các phần sau đây:
- Mục tiêu cho người học
- Danh mục các phương tiện, thiết bị, vật liệu….cần cho việc học tập
- Danh mục các đơn nguyên học tập có liên quan
- Tài liệu học tập của đơn nguyên
- Các câu hỏi, các bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập
Đơn nguyên học tập gồm có các loại chính sau:
- Loại hình hoạt động
- Loại thông tin về kỹ thuật, thiết bị, công cụ
- Loại thông tin về vật liệu, phương pháp
- Loại thông tin về biểu đồ sơ đồ
- Loại lý thuyết
- Loại an toàn lao động
1.2.1.3 Mô đun năng lực thực hiện
a, Khái niệm về mô đun năng lực thực hiện
Môđun năng lực thực hiện là một đơn vị học tập, người học cần lĩnh hội, tương ứng
với một hoạt động xác định của một nghề. Trong đó bao gồm các kiến thức lý thuyết,
kỹ năng thực hành, và các phẩm chất đạo đức trong công việc cần phải có.
b, Xây dựng các mô đun năng lực thực hiện
b1.Tư tưởng chỉ đạo xây dựng Mô đun năng lực thực hiện:
Định hướng thị trường lao động là điểm trung tâm



20


Mô đun được xây dựng trên cơ sở của việc phân tích hoạt động lao động, xác

định yêu cầu của nghề và năng lực thực hiện.
Trong phân tích yêu cầu và khi xây dựng Mô đun có đại diện của phía sử dụng
nguồn lực.
Mô đun hướng tới sự phát triển và củng cố khả năng thực hiện công việc. Qua
đó nâng cao cơ hội việc làm của những người tốt nghiệp.
Gắn liền với quy định cơ sở pháp lý của Việt Nam và Xác định công việc thực hiện
( Cấu trúc, nội dung, cơ sở chịu trách nhiệm).
Mô đun được các cơ sở đào tạo xây dựng theo một tiêu chuẩn thống nhất về
các thành phần, nội dung và về hình thức.
Các Mô đun năng lực được xây dựng sao cho có thể sử dụng để đào tạo lần đầu ở
các cấp độ khác nhau, hoặc cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghề. Mục
đích nâng cao chất lượng, hiệu quả, và khả năng liên thông qua các mô đun.
Có chú ý tới kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình của BBPV, ADB,
SWISS contact, các nhà trường.
b2.Các thành phần của mô đun năng lực thực hiện
Để có thể sử dụng Mô đun trong đào tạo nghề ở các cấp bậc trình độ khác nhau buộc
phải có cách thức nhằm xây dựng chương trình trên cở sở của Mô đun.
Trên cơ sở các thành phần cấu trúc của Mô đun do tổng cục dạy nghề xác định:
chương trình khung cho đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
Các thành phần cấu trúc của Mô đun được xác định từ tư tưởng chủ đạo định
hướng cách thức xây dựng; Thêm nữa từ quan điểm về việc sử dụng các Mô đun định
hướng năng lực nhằm vào việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, xác định điều kiện đầu
vào cho các học viên.
Các thành phần của Mô đun năng lực thực hiện gồm:
• Tên Mô đun
• Mã mô đun
• Chức năng và ý nghĩa của Mô đun
• Thời gian thực hiện Mô đun
• Mục tiêu học tập của Mô đun
• Nội dung

• Điều kiện đầu vào
• Nguồn lực cần thiết để thực hiện Mô đun
• Kiểm tra và đánh giá Mô đun
• Hướng dẫn thực hiện Mô đun
Cấu trúc của mỗi mô đun năng lực thực hiện gồm các bài giảng lý thuyết, thực
hành có thể mô tả theo mẫu sau:



21


Tên Mô đun
Mô đun..

Mã số
Tên bài

Nghề đào tạo

Số tiết lý thuyết

Số tiết thực
hành

Kiểm tra

Bài 1....
Bài 2...
.........

Xác định tên mô đun
Tên mô đun nhấn mạnh: mô đun nhằm hình thành phát triển hoạt động nghề
nghiệp nào. Ở đây cần chú ý tới hệ thống mô tả các nhiệm vụ và các hoạt động
nghề từ bảng phân tích nghề. Nhiệm vụ và hoạt động của nghề được tạo bởi một
động từ, một đối tượng và một thuật ngữ xác định:
Động từ: Mô tả hoạt động của người công nhân lành nghề trong công việc.
Ví dụ: Lắp láp, kiểm tra, sửa chữa.
Đối tượng: Mô tả người công nhân làm cái gì và bằng cái gì.
Thuật ngữ ( bổ ngữ) xác định, giải thích cho đối tượng
Ví dụ: điều khiển điện, điều khiển khí nén
Ví dụ: Lắp ráp và điều khiển điện cũng như điều khiển thuỷ lực, khí nén.
Mã số của mô đun
Mã số phân biệt rõ ràng giữa các Mô đun. Cần chú ý các phương diện sau:
- Những mô đun phục vụ cho đào tạo nghề ở trình độ khác nhau, trung cấp nghề
hay cao đẳng nghề.
- Để sắp xếp các Mô đun vào một nghề rõ ràng mã số mô đun của một nghề là
một bộ phận của số mô đun.
- Để phân biệt mô đun với môn học số mã của mô đun ký hiệu là (MD).
- Các mô đun khác nhau trong ở cùng một chương trình đào tạo cho một nghề
được phân biệt bằng hai số arập.
- Trường hợp một mô đun có thể được sử dụng cho nhiều nghề, mô đun đó có thể
có nhiều số mã khác nhau.
Với các mô đun dùng đào tạo bồi dưỡng nâng cao:
- Tốt nhất là số của các mô đun dùng đào tạo bồi dưỡng nâng cao được mô tả
bằng hệ thống khác.
- Số mã này cần chú ý tới việc phân tích nghề và trật tự sắp xếp của mô đun cho
nghề, có thể từ nhiệm vụ và hoạt động của từ bảng phân tích nghề.
Ví dụ: CĐT MĐ09
Mô đun số 09 của chương trình đào tạo nghề cơ điện tử dùng đào tạo trình độ trung
cấp nghề.




22


Thời gian đào tạo của mô đun
Thời gian đào tạo của mô đun cho biết thời gian dạy và học trong thời khoá biểu.
Thời gian của một mô đun là kết quả của cân nhắc sư phạm. Ở đó có sự lưu ý tới việc
truyền đạt tất cả các năng lực nghề cần thiết, ví dụ thời gian cần thiết cho việc luyện
tập các hoạt động nghề nghiệp, qua đó người học sẽ lĩnh hội được mô đun.
Thời gian của mô đun bao gồm:
- Tổng thời gian theo giờ
- Thời gian cho thực hành
- Thời gian cho lý thuyết
Tổng thời gian của mô đun gồm thời gian cho lý thuyết và thực hành nhằm giúp người
học có khả năng luyện tập đầy đủ theo mục tiêu của Mô đun năng lực thực hiện, điểm
trọng tâm là thực hành. Lý thuyết được trình bày khái quát cần thiết cho việc luyện tập
các hoạt động nghề thích hợp với chuẩn nghề.
Phương pháp học nhằm phát triển năng lực thực hiện được thông tin ở dạng tổng hợp
giữa cách thức và loại hình lý thuyết và thực hành. Trong đó chú ý tới việc trình bày
các nội dung lý thuyết và thực hành.
Thời gian để thực hiện mô đun có thể được xác định gần đúng trên cơ sở của việc thay
đổi cách thức thực hiện.
Ví dụ:
B
Thời gian của mô đun
(tính theo giờ)

Tổng thời gian


Lý thuyết

Thực hành

b3, Vai trò của Môđun
Là sự mô tả ngắn gọn, tổng quát vai trò mà mỗi Mô đun cụ thể giúp cho việc
nâng cao trình độ của người thợ.
Vai trò của Mô đun trong việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động là
nhằm vào việc tạo khả năng cho người học luyện tập hoàn thiện đầy đủ các hoạt động
nghề. Việc mô tả vai trò của Mô đun cho thấy cách nhìn khái quát về các hoạt động
nghề cụ thể của mỗi nghề mà Mô đun đó đem lại. Nó giải thích thêm cho việc xác
định tên mô đun.
Ví dụ:Mô đun này giúp cho việc luyện tập hoàn thiện các hoạt động nghề cơ điện tử
sau đây:
Lắp ráp, kết nối các bộ phận điện và điện tử của hệ thống cơ điện tử, phân tích
và khắc phục những sai sót của hệ thống.



23


b4, Mục tiêu của mô đun
Mục tiêu học tập mô tả kết quả học tập dự kiến của mô đun. Nếu người học
muốn thực hiện được tất cả mục tiêu của mô đun, họ phải sẵn sàng luyện tập hoàn
thiện các hoạt động nghề của Mô đun theo tiêu chuẩn nghề và chuẩn năng lực.
Việc mô tả mục tiêu học tập cần dựa vào các điểm chuẩn quan trọng của tiêu chuẩn
nghề.
Do các mô đun năng lực thực hiện cần giúp cho việc luyện tập hoàn thiện các

hoạt động nghề cho mỗi nghề nên các loại bảng phân tích hoạt động nghề trong đó xác
định các kiến thức lý thuyết chuyên môn nghề, các kỹ năng kỹ xảo nghề là các tài liệu
có tác dụng định hướng quan trọng trong việc xây dựng các mục tiêu cho Mô đun. Các
mục tiêu học tập giúp cho việc luyện tập các hoạt động nghề nghiệp phải phủ kín các
năng lực.
Việc xây dựng các Mô đun bởi các trưòng nghề, các cơ sở dạy nghề trên nền
tảng của các chương trình được soạn thảo chính xác….. nên các mục tiêu học tập cho
Mô đun cần được viết một cách chính xác và cụ thể.
Khi viết mục tiêu học tập cần chú ý các yếu tố sau:
Hành vi của người học có thể quan sát được khi kết thúc quá trình học
Đối tượng: người học làm cái gì với phương tiện nào
Những điều kiện để hành vi đó được thể hiện
Chuẩn mực của mục tiêu
Ví dụ: Sau khi kết thức mô đun người học có khả năng:
Tháo lắp và kết nối được các thành phần điện, điện tử của hệ thống cơ điện tử
trong thời gian định mức với sự tự lựa chọn và sử dụng các dụng cụ thích hợp với kế
hoạch tháo lắp và bảng trạng thái đã cho trước, đảm bảo không có lỗi.
c. Nội dung của Mô đun
Nội dung của mô đun là nội dung học tập, với nội dung này để truyền đạt các
năng lực nghề phù hợp với mục tiêu học tập.
Nội dung không chỉ đựa vào lý thuyết sẽ được truyền đạt mà còn các kỹ năng
thực hành và các phẩm chất đạo đức trong công việc.
Mô đun là một nhân tố mới trong dạy nghề. Sự thay đổi đột phá thao tác mô tả
nội dung cho tới nay vẫn đựợc sử dụng trong trường, nội dung các môn học thường
được cấu trúc dưới dạng các chương mục
Việc vận dụng hình thức mô tả nội dung theo mô đun đã giải quyết được vấn đề
là rất nhiều nội dung của mô đun được sử dụng trong quá trình làm việc có mối quan
hệ với nhau. Qua đó tạo ra sự chuyển hoá linh hoạt những gì đã học vào thực tiễn lao
động; các phương pháp tổng hợp của việc học là một bộ phận quan trọng trong việc




24


×