ĐẤT TRỒNG
&
PHÂN BÓN
CHO CÂY CAO SU
CHUẨN BỊ
ĐẤT TRỒNG CAO SU
1.
-
Tiêu chuẩn đất trồng cao su
Độ dốc: < 30%
Cao độ: < 700 m.
Không ngập úng, từ mặt đất đến
độ sâu 80 cm không có lớp laterit
hoặc tầng sỏi đá.
2. Thiết kế lô cao su
Kích thước lô trồng
+ Các khu vực có địa hình dốc dưới 8% thì
thiết kế lô 25ha (500m x 500m).
+ Các khu vực có địa hình dốc trên 8% thì
thiết kế lô nhỏ hơn, hình dáng lô tùy địa
hình cụ thể.
2. Thiết kế lô cao su
Thiết kế hàng trồng
+ Đất dốc dưới 8%: Trồng thẳng hàng theo
hướng Bắc Nam.
+ Đất dốc từ 8% trở lên: Thiết kế hàng theo
đường đồng mực chủ đạo.
2. Thiết kế lô cao su
Mật độ và khoảng cách trồng
+ Mật độ 476 cây/ha (3m x 7m) áp dụng cho
vùng đất thuộc hạng Ia hoặc giống cao su
không thích hợp trồng dày như RRIM 600,
…
+ Mật độ 512 cây/ha (6,5m x 3m),
555 cây/ha (6m x 3m) và 571
cây/ha (7m x 2,5m) áp dụng cho
vùng đất thuộc hạng Ib, II và III.
+ Ở vùng có độ dốc > 8%, khoảng
cách hàng cây thay đổi theo đường
đồng mực, bố trí cây trên hàng thay
đổi từ 2-3m để đảm bảo mật độ
thiết kế 512-571 cây/ha.
Khai hoang chuẩn bị đất trồng cao su
Kiểm tra kích thước hố trước khi trồng
Dùng thước chữ A để thiết kế hàng trồng
theo đường đồng mực
-Thiết kế hàng trồng theo đường đồng mực.
- Đào hố, bón lót trước khi trồng
Trồng cao su theo đường đồng mực
PHÂN BÓN
CHO CÂY CAO SU
Một trong những yếu tố kỹ thuật quan
trọng tác động làm cho cây cao su sinh
trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao
là cây được cung cấp đầy đủ những chất
dinh dưỡng cần thiết. Phân bón là nguồn
cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây
cao su chiếm kinh phí khá cao, khoảng
25% trong thời gian kiến thiết cơ bản và
18% trong thời gian khai thác.
Qua một số nghiên cứu cho thấy cây cao
su đáp ứng với phân bón rất chậm, nhất
là ở giai đoạn khai thác mủ, thường
phải sau 2 năm từ lúc bón phân. Do đó
khi thấy triệu chứng xuất hiện bên
ngoài, thì khi được bón phân, cây
không thể đáp ứng ngay mà còn kéo
dài thêm thời gian thiếu dinh dưỡng.
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây cao
su và và khuyến cáo công thức phân bón
hợp lý, cần thực hiện các bước sau:
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong
đất;
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong
cây;
Xây dựng thang chuẩn để làm cơ sở chẩn
đoán tình trạng dinh dưỡng của cây;
Đề xuất liều lượng và nhịp độ bón phân
hợp lý.
Triệu chứng thiếu đạm biểu hiện trên lá cao su
Triệu chứng thiếu lân biểu hiện trên lá cao su
Triệu chứng thiếu kali biểu hiện trên lá cao su
2. Kỹ thuật bón phân cho cây cao su
-
Thời kỳ bón: Phân được chia làm 2 lần
để bón: Lần đầu vào đầu mùa mưa (tháng 5
- 6) và lần 2 vào cuối mùa mưa (tháng 10
-11). Tránh bón vào lúc mưa dầm hay nắng
hạn.
Vị trí bón phân: Để cây hấp thu tối đa
phân bón, cần cung cấp ở những vị trí có
nhiều rễ hấp thu nhất.
2. Kỹ thuật bón phân cho cây cao su
+ Trong thời gian kiến thiết cơ bản, tán lá
phát triển đến đâu thì bón phân đến đó vì
đó cũng là chiều dài phát triển của rễ. Như
vậy, phân được bón theo vành tròn cách
gốc cao su bằng bán kính tán lá. Cuốc rãnh
cạn, rãi phân và lấp lại.
+ Khi cây cao su giao tán, rải phân thành
băng rộng 1m giữa 2 hàng cao su. Xới nhẹ,
lấp phân, tránh làm đứt rễ.
Những nguyên tắc chính
trong bón phân cho cây cao su
Bón đúng theo yêu cầu dinh dưỡng
của cây cao su, nhất là theo tuổi cây;
Bón đúng loại phân và liều lượng;
Bón đúng thời vụ;
Bón đúng kỹ thuật.
-
2. Bón phân
theo chẩn đoán dinh dưỡng
Sau khi phân tích hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong lá và đối chiếu với
bảng thang chuẩn, sẽ cho phép xác
định liều lượng phân bón của đạm, lân,
kali và magiê một cách hợp lý.
Bảng 1 : Liều lượng và nhịp độ bón phân
theo chẩn đoán dinh dưỡng
Yêu cầu
và nhịp độ
bón phân
N
P
K
Mg
Bón 4 năm/lần
3,90
0,28
1,85
0,29
Bón 3 năm/lần
3,71-3,89
0,26-0,28
1,65-1,85
0,27-0,29
Bón 2 năm/lần
3,51-3,70
0,25-0,26
1,40-1,65
0,25-0,27
Bón như mức
đang dùng
3,20-3,50
0,20-0,25
1,30-1,40
0,20-0,25
Bón tăng hơn
mức đang
dùng
< 3,20
< 0,20
< 1,30
< 0,20
Liều lượng phân bón cụ thể còn tùy
thuộc vào khả năng cung cấp và cố
định chất dinh dưỡng của đất, tuổi
cây, chế độ khai thác có sử dụng chất
kích thích hay không,…và hệ thống
phân tích theo dõi định kỳ. Do vậy,
cần phải kết hợp kinh nghiệm của
các chuyên gia và hệ thống phân tích
theo dõi định kỳ để xác định công
thức phân bón thích hợp.