Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hướng dẫn kỹ thuật thu hái bảo quản sa nhân tím

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 23 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




được sử dụng trong kỹ nghệ mỹ phẩm để sản xuất nước
hoa, dầu gội đầu và xà phòng thơm.

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một trong số ít các Quốc gia trên thế giớí
có nguồn Sa nhân mọc tự nhiên khá phong phú. Hàng năm,
nước ta vẫn khai thác được vài trăm tấn Sa nhân hoang dại
và trồng, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất
khẩu với giá trị kinh tế cao.
Ở nước ta có khoảng 19 loài Sa nhân thuộc chi
Amomum (trong Indochia Flore General Tom Sixton,
1933, H Lecomte) phân bố trong rừng tự nhiên. Hiện đã
biết có ít nhất 4 loài Sa nhân mọc hoang dại được thu hái
quả, cho giá trị thương phẩm và sử dụng tương đương
nhau. Đó là:
Sa nhân (Amomum villosum Lour.) còn gọi là Sa nhân
đỏ
Sa nhân hoa thưa (Amomum thyrsoideum Gagnep.).
Sa nhân thân cao (Amomum ovoideum Pierre et
Gagnep) còn gọi là
Sa nhân trắng


Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu.).
Sa nhân là vị thuốc quý được dùng nhiều trong y học
cổ truyền Phương Đông, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Việt Nam và một số Quốc gia khác. Hạt Sa
nhân còn được dùng làm gia vị, tinh dầu hạt Sa nhân cũng
3

Sa nhân vốn mọc hoang rất nhiều trên vùng núi cao
của nước ta, là loại cây ưa bóng mọc xen giữa nhiều cây
khác. Sa nhân trong tự nhiên phát triển rất mạnh. Mỗi năm
cứ đến vụ thì người ta vào rừng hái quả Sa nhân đem bán.
Tuy nhiên, nạn phá rừng làm nương rẫy và nhiều
nguyên nhân khác đã làm cho nguồn Sa nhân thu được
trong tự nhiên ngày càng giảm sút. Hơn nữa, do thu hái tự
phát từ cây mọc hoang dại là chủ yếu và không có hướng
dẫn, nên dược liệu Sa nhân của Việt Nam có giá trị xuất
khẩu thấp, do lẫn nhiều quả non (40-60%). Trong khi đó,
nhu cầu Sa nhân trong nước và trên thế giới hiện đang có
xu thế tăng thêm về số lượng và yêu cầu ngày càng cao về
chất lượng. Bởi vậy, song song với việc khai thác nguồn Sa
nhân mọc tự nhiên, mở rộng diện tích trồng Sa nhân, vấn
đề hướng dẫn kỹ thuật thu hái Sa nhân là một vấn đề cần
được đặt ra.
Qua nghiên cứu, chọn lọc nhiều năm, Ngành Lâm
nghiệp và Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã rút ra kết luận,
trong số 4 loài Sa nhân có giá trị sử dụng cao kể trên, chỉ
có loài Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) khi
được trồng cũng như ở cây mọc tự nhiên, có khả năng ra
hoa kết quả nhiều hàng năm. Cây có thể trồng từ vùng núi
thấp xuống đến trung du và cả ở đồng bằng đều có thể cho

thu hoạch khả quan.
4


Kỹ thuật thu hái và bảo quản Sa nhân nói chung và Sa
nhân tím nói riêng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng và phân loại hạt thương phẩm, sản lượng mùa sau
nhưng chưa có nghiên cứu hay tài liệu nào đi sâu về vấn đề
này. Ở nước ta, do kỹ thuật thu hái quả và bảo quản hạt còn
mang nặng tính chất thủ công, thiếu khoa học nên tỷ lệ hạt
chất lượng để xuất khẩu không được cao. Nhằm góp phần
nâng cao giá trị kinh tế của cây Sa nhân, tài liệu này tập
trung giới thiệu và hướng dẫn về kỹ thuật thu hái và bảo
quản Sa nhân tím một cách hiệu quả nhất.
KỸ THUẬT THU HÁI, BẢO QUẢN SA NHÂN TÍM

1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Amomum Longgiligulare T.L. Wu
Tên tiếng Việt: Sa nhân tím hay Sa nhân
Tên địa phương: Mắc néng, Mè tré bà, Dương xuân sa,
Mắc nẻng, Sa ngần, Pa đooc, La vê…
1.1. Hình thái
Sa nhân, cây thân thảo cao 1,5 - 2,5m. Thân trên mặt
đất( thân khí sinh) hình tru, đường kính 0,7 - 1cm, nhẵn. Sa
nhân sinh sản bằng thân ngầm bò ngang dưới mặt đất,
mang vẩy và rễ phụ. Từ thân ngầm mọc lên các thân ký
sinh, quả mọc từ gốc cây mẹ. Thân ngầm mọc bò ngang
trên mặt đất, gồm nhiều đốt, đường kính 0,6 - 0,8 cm, bao
bọc bởi các lá vảy màu nâu. Lá mọc so le, xếp thành 2 dãy,
mọc xiên hướng lên phía trên. Lá gần như không có cuống,

5

mọc so le, xếp thành hai dãy. Phiến lá hình elip dài 20 - 40
cm, rộng 5 - 8 cm, gốc lá hình nêm, mặt trên màu lục đậm,
mặt dưới nhạt hơn, nhẵn, cuống lá dạng bẹ, dài 5 - 10cm
hoặc hơn. Lưỡi bẹ nhỏ, hình mác nhọn dài 1,5 - 4cm, màu
nâu nhạt hoặc xám trắng, mỏng..
Cụm hoa bông, mọc từ thân rễ và từ gốc; cuống cụm
hoa dài 3 – 6cm, gồm nhiều đốt, có vảy màu nâu. Có 5 – 8
hoa trên một cụm, màu trắng; cuống hoa rất ngắn. Lá bắc
ngoài hình bầu dục, màu nâu, dài 2 – 2,5cm, rộng 0,8cm,
mép nguyên; lá bắc trong dạng ống, màu nâu nhạt, dài
1,5cm, đầu chia thành 2 thuỳ nông. Đài hoa dạng ống, dài
1,5cm hoặc hơn, màu trắng hồng, đầu xẻ 3 thuỳ. Tràng hoa
hình ống, dài 1,6 – 1,7cm, mặt ngoài có lông thưa, gồm 3
thuỳ, thuỳ giữa dài 1,6cm, rộng 0,4cm, lớn hơn 2 thuỳ bên.
Cánh môi hình thìa, dài 1,7 - 1,8cm, rộng 2 – 2,2cm, đầu
cánh môi thường cuộn ra phía sau; vệt giữa cánh môi màu
vàng, kéo dài lên đến đầu cánh môi, có 3 sọc tím hồng. Bộ
nhị dạng bản, dài 0,6 – 0,7cm, rộng 0,3cm, nhẵn; bao phấn
2 ô; trung đới có mào, chia thành 3 thuỳ. Bầu hình trứng
thuôn, dài 0,4 – 0,5cm; vòi nhuỵ mảnh (dạng chỉ) dài 2 –
2,5cm; đầu nhuỵ dạng phễu.
Quả dạng quả nang, hình trứng hay gần hình cầu, dài
1,3 – 1,6cm, đường kính 1,2 – 1,3cm; chia thành 3 múi
nông; vỏ ngoài có gai ngắn, dày; màu tím nâu; khi già gai
ngắn bớt và chuyển sang màu tím đen. Hạt nhiều gồm từ
13 – 28 hạt xếp thành 3 ô, có áo hạt màu trắng, vị hơi ngọt.
6



Hạt hình đa cạnh, màu nâu đen, cắn vỡ có vị cay, mùi thơm
của tinh dầu.
Mùa hoa quả: Một năm
Sa nhân tím có 2 vụ hoa quả
chính

Cách phân biệt
Nhìn hình thái bên ngoài về dạng cây, dạng lá, hoa,
quả (nhất là quả và hạt đã khô), chúng tương đối giống
nhau. Tuy nhiên, trong 4 loài trên chỉ duy nhất ở loài Sa
nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu.) có lá bẹ hình
mác nhọn dài trên 1,5cm. Trong khi đó, cả 3 loài Sa nhân,
Sa nhân hoa thưa và Sa nhân thân cao có lá bẹ ngắn và rất
ngắn (dưới 1cm), đầu lá bẹ không vuốt nhọn.

Vụ thứ nhất: Hoa nở
tháng 4 - 5, quả già tháng 7 - 8
Vụ thứ hai: Hoa nở
tháng 7 - 9, quả già tháng
11- 12
1.2. Loài dễ nhầm lẫn
Trong số các loài Sa
nhân mọc tự nhiên đang
được thu hái quả, có 4 loài
sau có thể nhầm lẫn với
nhau:

- Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu.):
Phân bố rải rác ở một số tỉnh thuộc vùng núi thấp chủ

yếu ở miền Nam.

Hình 1 - Sa nhân tím
1- Nhánh sa nhân; 2- Lá bẹ; 3- Hoa;
4- Quả; 5- Khối hạt
(Ảnh vẽ: Bùi Xuân Chương)

- Sa nhân (Amomum villosum Lour.): Phân bố rải rác
khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du cả ở miền
Bắc và miền Nam.
- Sa nhân thân cao hay còn gọi là Sa nhân lưỡi bẹ rất
ngắn (Amomum ovoideum Pierre et Gagnep.): Phân bố rải
rác ở một số tỉnh thuộc vùng núi thấp chủ yếu ở miền Bắc.

Ảnh 1 – Lá, lá bẹ và hoa Sa nhân tím ( Ảnh. Nguyến Văn Tập)

- Sa nhân hoa thưa hay còn gọi là Sa nhân lưỡi bẹ ngắn
(Amomum thyrsoideum Gagnep.): Phân bố rải rác ở một số
tỉnh thuộc vùng núi thấp chủ yếu ở phía Nam.
7

8


1.3. Phân bố
Việt Nam: Chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Quảng Nam
(huyện Trà My Tây); Quảng Ngãi (các huyện Sơn Hà, Sơn Tây,
Ba Tơ); Bình Định (các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn); Phú Yên
(các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh); Ninh Thuận (các huyện Ninh
Sơn, Bắc Ái); Kon Tum (các huyện Ngọc Hồi, Sa Thày); Gia

Lai (các huyện K’Bang, An Khê); Đắk Lắk (các huyện Krông
Năng, Krông Ana, M' Đrắk, Krông Bông, Lắk). Ở Miền Bắc
mới chỉ phát hiện thấy mọc tự nhiên tại một điểm thuộc tỉnh
Thanh Hoá và có thể có ở cả Phú Thọ và Hoà Bình.

Ảnh 2 – Lá, lá bẹ và hoa Sa nhân hoa thưa hay Sa nhân lá bẹ ngắn
( Ảnh. Nguyến Văn Tập)

Thế giới: Trung Quốc (Hải Nam) và Lào.
2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái
2.1. Sinh thái

Ảnh 3 – Lá, lá bẹ và hoa Sa nhân thân cao hay Sa nhân lá bẹ rất ngắn
( Ảnh. Nguyến Văn Tập)

Sa nhân đỏ (A.Villosum Lour.var) có hoa trắng, có hai
vạch đỏ, vàng Sa nhân tím (A. Longiligulare T.L.Wu) có
hoa trắng, có mép vàng, vách đỏ tím. Sa nhân xanh
(A.Xanthioides Wall ex Bak) có hoa trắng, đốm tím.

9

Đặc điểm sinh thái chung của cây Sa nhân tím: Cây
ưa ẩm, hơi ưa sáng và chịu bóng. Thường mọc tụ tập thành
đám dày đặc trên đất ẩm ở ven rừng kín thường xanh còn
nguyên sinh hay đã trở nên thứ sinh; ven bờ các khe suối
hay trên các nương rẫy thấp đã bỏ hoang, liền kề với rừng.
Sa nhân tím mọc tự nhiên trong các quần xã thứ sinh
kể trên ở các tỉnh phía Nam, thường có độ tàn che từ 10 –
60%; độ cao dưới 600m. Thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới

gió mùa nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình khoảng hơn
23OC; lượng mưa từ gần 1.600 đến 3.300mm/năm; độ ẩm
không khí trung bình trên 80%.

10


Cây sinh trưởng phát triển gần như quanh năm, nhưng
mạnh nhất vào mùa mưa ẩm. Sa nhân tím ra hoa quả đều
hàng năm. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và bằng cách
mọc chồi từ thân rễ.
Sa nhân tím là cây có biên độ sinh thái rộng, dễ trồng
và có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ
vùng núi thấp đến trung du và cả ở đồng bằng.
Điều kiện sinh thái
Khí hậu: Nhìn chung các loài Sa nhân (trong đó có Sa
nhân tím) chỉ thấy ở vùng có khí hậu nhiệt đới (chủ yếu ở
Châu Á).
Theo cách phân chia tiểu vùng khí hậu theo quan điểm
địa lý thực vật thì Sa nhân tím mọc tự nhiên ở Việt Nam
(chủ yếu ở các tỉnh phía Nam) nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa nóng và ẩm, với hai mùa mưa và khô khá rõ rệt.
Mùa mưa tập trung vào vụ hè hay vụ hè – thu; tổng lượng
mưa ở trong ngưỡng từ 1532,5mm/năm (An Khê – Gia
Lai) đến 3339,5mm/năm (Ba Tơ - Quảng Ngãi) và độ ẩm
không khí trung bình trong năm từ 81% (Sơn Hoà - Phú
Yên) đến 84% (Ba Tơ - Quảng Ngãi). Nhiệt độ không
khí trung bình năm ở các vùng có Sa nhân tím mọc tự
nhiên từ 23,50C (An Khê – Gia Lai) đến 25,90C (Sơn
Hoà - Phú Yên). Nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình ở

các điểm tương đối giống nhau – nghĩa là từ 32 – 340C
và 16 – 170C. Song nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới
41,70C (Sơn Hòa – Phú Yên) và tối thấp tuyệt đối có thể
11

xuống thấp ở mức 90C (An Khê – Gia Lai). Mùa khô ở
các điểm có Sa nhân tím mọc tự nhiên ở các tỉnh phía
Nam thường trùng với các tháng là mùa đông và xuân
ngoài miền Bắc. Trong tổng số 4 – 5 tháng mùa khô đó,
có 2 – 3 tháng hoàn toàn không có mưa, nhưng do sống
trong môi trường rừng ẩm, Sa nhân tím vẫn sinh trưởng
phát triển tốt. Đặc biệt là vụ hoa cuối tháng 3 đầu tháng
4, do không bị mưa, trời luôn có nắng nên tỷ lệ đậu quả
của cây khá cao.
Từ năm 1992 đến nay, Sa nhân tím đã được thu thập
đưa ra trồng ở một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc (Tân
Lạc – Hoà Bình, Chân Mộng - Đoan Hùng – Phú Thọ,
huyện Bảo Thắng và thị xã Lào Cai – Lào Cai, Đại Từ –
Thái Nguyên). Mặc dù cây được trồng ở môi trường khí
hậu – thời tiết hơi khác với nơi mọc tự nhiên, nhưng Sa
nhân tím vẫn sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa kết quả
nhiều.
Đặc trưng khí hậu ở những địa điểm trồng Sa nhân tím
kể trên là: Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa
đông lạnh, mưa tập trung vào mùa hè – thu và mỗi năm
cũng có 1 – 2 tháng được coi là khô hạn. Tuy nhiên mức độ
khô hạn ở đây không đến mức cực đoan như ở các tỉnh
phía Nam. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 22,90C
(thị xã Lào Cai) đến 23,10C (Phú Hộ – Phú Thọ và Thái
Nguyên). Nhiệt độ tối cao trung bình từ 32,80C (Thái

Nguyên) đến 33,70C (Lạc Sơn – Hoà Bình); nhiệt độ tối
thấp trung bình từ 12,90C (thị xã Lào Cai) đến 13,10C
12


(Thái Nguyên) và 13,40C (Phú Hộ – Phú Thọ). Về nhiệt độ
tối cao tuyệt đối ở các nơi trồng Sa nhân tím ở Miền Bắc
tương tự như ở các điểm mọc tự nhiên ở các tỉnh phía
Nam: 410C (thị xã Lào Cai) và 41,70C (Sơn Hoà - Phú
Yên). Trong khi đó về nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, do ở
Miền Bắc có mùa đông lạnh nên ngưỡng thấp nhất tại Thái
Nguyên và Phú Hộ – Phú Thọ là 30C và 3,50C, còn ở thị xã
Lào Cai là 1,40C. Lượng mưa hàng năm ở các điểm trồng
Sa nhân tím tại Miền Bắc ở mức trung bình cao hơn ở các
điểm có cây mọc tự nhiên tại Miền Nam. Nghĩa là từ
1.850mm/năm (Phú Hộ – Phú Thọ) đến 2052,4mm/năm
(Thái Nguyên) nhưng vẫn thấp hơn ở Batơ - Quảng Ngãi
(3339,5mm/năm).

thấm nước. Do điều kiện nóng và ẩm, lại có lượng mưa cao
nên bị rửa trôi khá mạnh; các chất sắt và nhôm ôxít khó
hoà tan, lắng đọng nhiều làm cho đất hơi chua, pH: 5 – 6.
Tuy nhiên, Sa nhân tím là cây thường mọc ở chỗ đất thấp
(ven rừng, thung lũng, gần hành lang ven suối), nên ở đây
loại đất nâu - đỏ bazan kể trên ít nhiều đã có sự thay đổi,
do quá trình thường xuyên được tích luỹ thêm bởi lớp thảm
mục nên ở tầng đất mặt có màu nâu xám và nâu đen. Hàm
lượng mùn và lân tổng số khá cao, nhưng kali lại thấp.

Tóm lại, đặc điểm cơ bản về khí hậu đối với Sa nhân

tím là nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, nhiệt độ
trung bình năm vào khoảng trên 230C. Cây đem trồng ở các
tỉnh phía Bắc mặc dù có mùa đông lạnh trương đối kéo dài,
nhưng vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Điều đó chứng tỏ, Sa
nhân tím có khả năng thích nghi khá cao với điều kiện thời
tiết ở các vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm
tại Việt Nam.
Thổ nhưỡng đất đai: Sa nhân tím mọc tự nhiên ở các
tỉnh phía Nam nhìn chung là ở trên loại đất nâu - đỏ phát
triển trên bazan hoặc nâu đỏ phát triển trên bazan có mùn
tích tụ ở chân núi (K’Bang – Gia Lai, Vĩnh Thạch – Bình
Định, Sơn Hoà - Phú Yên…). Đặc điểm chung của loại đất
này là có tầng đất mặt sâu, tỷ lệ hạt sét cao, tơi xốp, dễ
13

Ảnh 4. Sa nhân tím trồng trên đất sau nương rẫy, độ dốc 30%

Sa nhân tím trồng ở Tân Lạc – Hoà Bình; Chân Mộng
- Đoan Hùng – Phú Thọ; Quân Chu - Đại Từ – Thái
Nguyên; ngoại ô thị xã Lào Cai – Lào Cai… loại đất ở đây
thuộc nhóm feralit vàng – đỏ hay đỏ – vàng. Về cấu tượng
14


cơ bản cũng có tỷ lệ hạt sét cao, tơi xốp, dễ thấm nước, dễ
bị rửa trôi như loại đất đỏ – nâu hay nâu - đỏ trên bazan.
Song điểm khác biệt cơ bản của các loại đất ở các điểm kể
trên thường nghèo về mặt dinh dưỡng, với hàm lượng mùn,
kali và lân tổng số thấp hơn (khoảng 30%) so với đất nâu đỏ hay đỏ – nâu trên bazan. Thực tế này có thể giải thích
do đất để trồng Sa nhân tím ở các địa điểm này đều thuộc

loại đất sau nương rẫy, đã bỏ hoang lâu ngày và có độ chua
cao, pH: 4,5 – 5,0. Bởi vậy, khi trồng Sa nhân tím, muốn
có năng suất cao phải chủ động bón thêm các loại phân.
Ngoài ra, Sa nhân tím đem trồng thí nghiệm trên đất phù
sa sông Hồng (Vườn Trung tâm NC Lâm Đặc Sản và Trung
tâm Cây thuốc Hà Nội ở Thanh Trì - thuộc Viện Dược liệu),
cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường và ra hoa kết quả
nhiều. Điều đó chứng minh, Sa nhân tím cũng có khả năng
thích nghi cao đối với một số loại đất có quá trình lập địa khác
nhau.
2.2. Sinh lý
Nhu cầu nước và độ ẩm: Nước và độ ẩm không khí là
một nhân tố sinh thái quan trọng đối với quá trình sinh
trưởng phát triển của cây Sa nhân tím. Nhờ có nước, rễ Sa
nhân tím mới hấp thụ được các chất hữu cơ và chất khoáng
hoà tan trong nước để thực hiện quá trình đồng hoá. Trong
những tháng mùa khô ở các tỉnh phía Nam, cây Sa nhân
mọc tự nhiên ở rừng vẫn thực hiện thoát hơi nước để mát lá

15

và sinh trưởng phát triển tốt là do nước ngầm và độ ẩm
trong không khí từ quần xã rừng cung cấp.
Đối với Sa nhân tím trồng tại tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ,
Lào Cai và Thái Nguyên, yêu cầu về tưới nước khi mới
trồng được đưa lên hàng đầu. So sánh tỷ lệ sống và mọc
chồi ở hai lô trồng khác nhau cho thấy:
Lô trồng tại Tân Lạc – Hoà Bình vào cuối tháng 2 đầu
tháng 3 năm 1992, do thời tiết mùa xuân có mưa phùn,
không cần tưới, tỷ lệ sống và đạt từ 91 – 96,4%. Trong khi

đó, Lô trồng tại xã Quân Chu - Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2004, lúc này ít mưa
và đất khô. Mặc dù được tưới ngay sau khi trồng nhưng tỷ
lệ sống và mọc chồi chỉ có 86,4%, thậm chí còn thấp hơn ở
chỗ không tưới được.
Nhu cầu nước đối với cây Sa nhân khi mới trồng là rất
quan trọng. Nước tưới sẽ làm cho đất ở gốc được lèn chặt
hơn (so với không tưới). Mặt khác, nước làm cho đất ẩm,
duy trì cho các nhánh Sa nhân tím luôn được tươi, tạo điều
kiện ra rễ và mọc chồi. Sau khi cây Sa nhân tím đã mọc và
cho đến suốt quá trình sinh trưởng về sau, mặc dù không
cần tưới, nhưng do có hệ thống rễ chùm phát triển rất mạnh
nên có khả năng hút được nhiều nước ngầm trong đất. Đặc
biệt khi Sa nhân tím đã phát triển thành thảm dày đặc (sau
2 năm tuổi), chúng còn có khả năng giữ nước cho đất.
Tuy nhiên, cây Sa nhân tím không chịu được ngập úng
lâu ngày. Vào thời kỳ ra hoa, nếu gặp trời mưa sẽ ảnh
16


hưởng tới khả năng thụ phấn và tỷ lệ kết quả. Điều đó có
thể giải thích một phần tại sao vụ hoa tháng 4 – 5 thu được
nhiều quả gấp 4 lần so với vụ hoa tháng 7 – 8 có mưa nhiều
(cây trồng ở các tỉnh miền Bắc).
Nhu cầu ánh sáng: Ánh sáng đối với Sa nhân tím
cũng là một nhân tố sinh thái cần và đủ. Có ánh sáng cây
mới thực hiện được quá trình quang hợp và đồng hoá.
Trong môi trường tự nhiên, Sa nhân tím thường mọc xen
dưới tán những cây bụi và cây gỗ, với độ tàn che từ 10 –
60%; thậm chí có chỗ tới 70%. Tuy nhiên, ở độ tàn che

trên 40% cây sinh trưởng mạnh về chiều cao. Tại một lô
trồng ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, do
bị che bóng tới 60 – 70%, chiều cao cây đạt tới 2,5 – 3m. ở
các lô trồng khác với độ tàn che 20 – 30% cây chỉ cao từ
1,6 – 2,2m; mật độ số nhánh trên một mét vuông 45 – 50
nhánh (nhiều hơn ở lô che bóng 70%) và số cụm hoa cũng
dày đặc và nhiều hơn tới 20% so với lô bị che bóng nhiều.
Ngược lại tại một lô trồng với diện tích hơn
3.000m2, chỉ có cây che bóng xung quanh, Sa nhân trồng
ở giữa gần như không được che bóng trực tiếp. Trong 2
năm đầu về mức độ sinh trưởng phát triển kém hơn các
lô che bóng từ 20 – 40%. Chiều cao cây trung bình chỉ
đạt 1,5m (hoặc thấp hơn), nhưng vẫn thấy ra hoa quả,
thậm chí cao hơn tới 30% so với lô bị che bóng nhiều (60
– 70%). Đối với cây mọc tự nhiên trên đất sau nương rẫy
(xã K’Roong, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai), mặc dù
không có cây che bóng trực tiếp (nhưng đất ẩm), Sa nhân
17

tím ở đây vẫn tạo thành đám dày đặc và có nhiều hoa
quả.
Như vậy có thể khẳng định rằng, ánh sáng là nhân tố
cần thiết của cây. Song với độ tán che từ 10 – 20% (hoặc
30%) có lẽ là thích hợp nhất cho Sa nhân tím sinh trưởng
phát triển mạnh. Trong trường hợp có những đám Sa nhân
tím mọc dày đặc, không có cây che bóng trực tiếp mà vẫn
sinh trưởng phát triển tốt là do ở xung quanh đó (ở đường
biên) có những cây gỗ hay cây bụi. Vấn đề quan trọng nhất
ở đây chính là môi trường đất còn đủ ẩm. Vì thế chưa bao
giờ thấy Sa nhân tím xuất hiện ở những nơi đất khô cằn.

Nhu cầu về dinh dưỡng khoáng: Cây Sa nhân tím
mọc tự nhiên cũng như trồng đều cần các chất hữu cơ và
chất khoáng để cho cây sinh trưởng và phát triển. Những
chất này là do lớp thảm mục và các sản phẩm thứ cấp từ
động vật rừng cung cấp.
Thực tế trồng Sa nhân tím trên đất sau nương rẫy tại
ngoại ô thị xã Lào Cai và Quân Chu - Đại Từ – Thái
Nguyên đã chứng minh việc cung cấp thêm Đạm, Lân, Kali
thông qua bón phân PNK giúp cho cây ra hoa quả tốt. Lô
trồng tại Tân Lạc – Hoà Bình năm 1992 không bón thúc
NPK, sau 25 – 26 tháng (kể từ khi trồng) mới thấy hoa quả
vụ đầu. Trong khi đó, các lô trồng ở Quân Chu - Đại Từ –
Thái Nguyên mới chỉ 18 – 19 tháng (kể từ khi trồng) đã
thấy ra hoa quả và tỷ lệ số khóm có hoa quả cũng cao hơn
30 – 40%. Vấn đề này còn phụ thuộc vào các nhân tố khác,
18


nhưng chắc chắn nhu cầu Lân (P2 O5) là quan trọng đối với
quá trình đậu quả và cho quả có hạt chắc. Sa nhân là cây trồng
lấy quả, bởi vậy trong quá trình chăm sóc cần chú ý cung cấp
thêm các chất hữu cơ, chất khoáng trong đó không thể thiếu
phân lân.

linalool
(0,7%), α -phellandren
(0,3%),
p-cymen
(0,2%), β - pinen (0,1%), α -thujene (vết), β -caryophylen
(vết).

3.2. Giá trị

Bộ phận dùng: Là quả già đã phơi hay sấy khô, bóc ra
lấy nguyên khối hạt. Hạt rời ra cũng được sử dụng.

Giá trị kinh tế: Sa nhân là loại dược liệu có giá trị sử
dụng trong nước và xuất khẩu cao. Hàng năm, từ nguồn Sa
nhân mọc tự nhiên ở Việt Nam đã khai thác thu mua được
khoảng 100-300 tấn (quả khô) sử dụng trong nước và vài
trăm tấn xuất khẩu.

Tiêu chuẩn chất lượng: Theo Qui định của Dược
Điển
Việt Nam (2002):

Giá thu mua Sa nhân tại chỗ trung bình từ 30.000đ
đến 40.000đ/kg quả khô (cả vỏ). Giá xuất khẩu 90.000đ
đến 120.000đ/ kg khô ( 7/năm 2006).

- Hạt khô còn nguyên cả khối, hình trứng hay hình gần
tròn, màu nâu đen. Tỷ lệ hạt rời ra dưới 10%. Độ ẩm còn lại
dưới 14%.

Tác dụng dược lý: Tinh dầu Sa nhân (các loài trên) có
tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn: Bacillus
subtilis, Bacillus mycoides, Dipcoccus pneumoniae,
Mycobacterium tuberculosis, Protues vulgaris, Shigella
dysenteriae, Salmonella typhi; diệt amíp trên Entamoeba
moshkowskii với nồng độ ức chế thấp. Ngoài ra, Sa nhân
còn có tác dụng làm hạ sốt.


3. Bộ phận dùng và giá trị
3.1. Bộ phận dùng và tiêu chuẩn chất lượng

- Quan sát từng hạt rời riêng rẽ thấy bề mặt hạt nhẵn
(nếu hạt lấy từ quả non sẽ có bề mặt nhăn nheo), màu nâu
đen; có vị cay, mùi thơm của tinh dầu.
- Hàm lượng tinh dầu trong hạt đạt tỷ lệ trên 1,5%.
Thành phần hoá học: Trong hạt Sa nhân tím có
thành phần chủ yếu là tinh dầu, với hàm lượng trên
1,9%. Phân tích tinh dầu đã xác định được 13 hợp chất
khác nhau. Đó là: camphor (37,4% trong tinh dầu), bonyl
acetat (36,1%), camphen (7,4%), borneol (6,4%),
limonen (6,3%), α -pinen (2,3%), β -myrcen (1,6%),
19

Theo quan niệm của Y học cổ truyền ( Lính nam bản
thảo của Hải Thượng Lãn Ông thé kỷ 18), Sa nhân có vị
cay, mùi thơm, tính ấm; tác dụng vào 3 kinh thận, tỳ, vị;
tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thực,
an thai.
20


Công dụng làm thuốc: Sa nhân được sử dụng nhiều để
làm thuốc trong Y học cổ truyền, nhằm kích thích tiêu
hoá; chữa ăn uống không tiêu, bị nôn mửa, đau dạ dày, đau
bụng do lạnh, ỉa chảy, kiết lỵ, sẩy thai, bệnh cao huyết áp,
cao cholesterol máu…
Lượng dùng 3 – 6 gam một ngày và thường phối hợp

với các vị thuốc khác. Hiện đã thống kê được khoảng 60
bài thuốc khác nhau có sử dụng Sa nhân.
Ngoài ra, Hạt Sa nhân còn được dùng làm gia vị. Tinh
dầu Sa nhân dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm.
4. Thị trường sa nhân ở Việt Nam và nhu cầu xuất
khẩu

- Sa nhân đường (loại 4) : để quá chín 5-7 ngày mới
hái, quả mềm có vị ngọt hết cay, ít tinh dầu, khó bảo quản
vì dính, dễ ẩm mốc. Phơi vài ngày lại ẩm lại, rơi vụn ra có
màu đen.
Trên thế giới, Sa nhân được dùng làm thuốc và gia vị.
Các nước xuất khẩu Sa nhân chủ yếu là: Indonesia (gần
1000 tấn/năm), Thái Lan và Malaysia (vài trăm tấn /năm).
Các nước nhập khẩu Sa nhân của khu vực Đông Nam Á
gồm có: Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, các nước
Châu Âu và Bắc Mỹ. Giá Sa nhân trên thị trường thế giới
dao động từ 5.500-6.500 USD/tấn khô. Nhu cầu dược liệu
Sa nhân trên thế giới, mỗi năm ước tính tới vài ngàn tấn.
Nhu cầu này có xu hướng ngày một nhiều hơn.

4.1. Sa nhân trên thị trường thế giới

4.2. Sa nhân ở Việt Nam và Nhu cầu xuất khẩu

Sa nhân là quả già phơi khô, bóc vỏ lấy cả khối hạt.
Tên thương mại của Sa nhân là CARDAMOM. Có 4 loại
hạt thương phẩm sau:
- Sa nhân hạt cau (loại 1): thu hái khi quả vàng sẫm, kẽ
gai thưa, bóc thấy róc vỏ, quả còn cứng, hạt hơi vàng, giữa

có chấm đen hoặc nâu vàng, nhấm hạt có vị chua, cay nồng
- Sa nhân non (loại 2): hái sớm hạt còn trắng hay hơi
vàng có vết nhăn, vị cay nhưng không chua.

Trước năm 1975, khi diện tích rừng chưa bị phá hoại
nghiêm trọng, Sa nhân phân bố rộng rãi và trữ lượng tương
đối lớn. Nhà nước độc quyền thu mua, xuất khẩu riêng
miền Bắc mỗi năm cũng xuất khẩu từ vài chục đến hàng
trăm tấn Sa nhân khô. Nhưng đến các năm gần đây do diện
tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng việc khai thác bảo vệ cây
Sa nhân không được chú ý tốt nên sản lượng Sa nhân xuất
khẩu giảm dần.

- Sa nhân vụn (loại 3): quả vụn do thu hái về không
phơi sấy ngay hoặc phơi sấy ở nhiệt độ cao hơn 550c, ít
cay.
21

22


Bảng 1: Bảng thống kê lượng xuất khẩu Sa nhân từ
năm 1956 - 1970 ở miền Bắc
Năm

Lượng xuất
khẩu

Năm


tư thương đi thu mua sản phẩm tại các chợ, sau đó tập
trung mang lên biên giới bán cho các tư thương Trung
Quốc.

Lượng xuất

5. Các vấn đề kinh tế xã hội và cơ chế của sản xuất

khẩu

1956

190 tấn

1963

104 tấn

1957

70 tấn

1964

78 tấn

1958

63 tấn


1965

49 tấn

1959

100 tấn

1966

15 tấn

1960

31 tấn

1967

26 tấn

1961

74 tấn

1968

31 tấn

1962


108 tấn

1969

55 tấn

1970

79 tấn

Cho đến nay việc thu hái, chế biến bảo quản sản phẩm
chủ yếu theo phương pháp thủ công. Với lực lượng chủ yếu
là phụ nữ, trẻ em (90%) vào rừng tự nhiên thu hái rồi đem
bán tươi hoặc phơi khô quả đem bán ở chợ hoặc cho người
đi thu mua.
Sau khi thu mua người ta mới tiến hành chế biến (phơi,
sấy, phân loại, bảo quản) rồi đem bán ra thị trường.

Nhu cầu Sa nhân cho xuất khẩu của Việt Nam là khá
lớn. Năm 1993 Nhật Bản có nhu cầu 800 tấn. Năm 1995,
công ty xuất nhập khẩu Ytế (Bộ Y Tế) đã đặt kế hoạch thu
mua 600 tấn… Song trên thực tế, Việt Nam chưa bao giờ
đáp ứng được. Mặt khác, trong các năm gần đây việc buôn
bán, cũng như sản xuất mặt hàng này còn bị thả nổi vì sản
lượng chưa cao. Việc buôn bán thu mua xuất khẩu phần
lớn do tư thương nắm giữ, Nhà nước không độc quyền
quản lý như thời bao cấp trước đây. Ví dụ, tại 2 tỉnh Bắc
Kạn và Cao Bằng vào năm 2000 tiềm năng Sa Nhân khá
lớn nhưng hiện nay khi đến vụ thu hoạch có khoảng trên 20
23


Khi thu hái người dân thường tranh thủ vào rừng thu
tươi khi quả chín thuần thục nên chất lượng sản phẩm kém
do lẫn cả quả non, quả lép, kỹ thuật làm khô lại đơn giản
phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa. Thường bán hàng xô (lẫn
lộn tốt xấu) nên giá bán rất thấp, thu nhập kém.
Nhà nước đã có các chính sách quản lý bảo vệ rừng, có
đầu tư vốn, thiết bị cho các xí nghiệp chế biến dược phẩm
trong các năm gần đây.
Năng suất và chất lượng quả Sa nhân phụ thuộc vào
các yếu tố cơ bản là:
a) Giống: Tuỳ loài, nhất là dòng sai quả có hàm lượng
và chất lượng cao.
b) Điều kiện tự nhiên khu phân bố: loại rừng, độ tàn
che, độ cao, độ dốc, khí hậu...
24


c) Thời vụ thu hoạch đúng thời vụ sẽ tăng sản lượng
quả đạt tiêu chuẩn 10 – 15%.
d) Kỹ thuật chế biến thích hợp sẽ tăng chất lượng sản
phẩm hạt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (loại 1).
Bảng 2: Sơ đồ các mối quan hệ trong hệ thống sản xuất
và tiêu Sa nhân ở Việt Nam.
Thu hái ở
rừng tự
nhiên

Bán


Thu mua
Chợ
Người
(trung gian 1)

Thu gom

+

Xuất khẩu
(Người
trung gian 2)

XN dược phẩm

Vụ phụ: Vụ hoa này bắt đầu xuất hiện khi quả của vụ
trên chưa già (cuối tháng 6 - đầu tháng 7) và kéo dài rải rác
đến tận tháng 9 hoặc tháng 10. Quả chín thu được cũng rải
rác từ tháng 9 đến tháng 12. Vụ này thường có ít hoa, khi
hoa nở hay gặp trời mưa, nên lượng quả thu hái được cũng
thấp hơn nhiều so với vụ hoa mùa xuân.
Tuổi ra hoa quả: Quan sát quần thể Sa nhân trồng ở
các thời vụ khác nhau cho thấy, các nhánh từ 1 năm tuổi
trở lên mới có khả năng ra hoa. Nhưng không phải tất cả
các nhánh cùng lứa tuổi này đều ra hoa quả. Tỷ lệ số nhánh
có hoa vụ đầu tiên trong 1 khóm chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5 –
7%. Các vụ hoa quả của các năm sau, tỷ lệ này sẽ tăng dần
lên tới 30 hoặc 40%. Các nhánh đã ra hoa quả sẽ tồn tại
thêm khoảng 1 năm sau nữa thì tàn lụi.


Thầy lang
Trồng
(hộ gia đình)

Đây là vụ hoa quả chính trong năm. Do hoa nở vào lúc
ít mưa hoặc không có mưa, nên lượng quả già thu được cao
hơn vụ sau từ 40 – 60%.

Tiêu thụ
(người tiêu dùng)

6. Thu hoạch, chế biến và bảo quản
6.1. Ra hoa kết quả
Thời vụ: Sa nhân tím mọc tự nhiên cũng như được
trồng một năm có 2 vụ hoa quả:
Vụ chính: Hoa nở từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5; quả
già từ giữa tháng 7 đến tháng 8. Sa nhân tím mọc tự nhiên
hoặc được trồng ở các tỉnh phía Nam có vụ hoa quả này có
thể sớm hơn ở phía Bắc khoảng gần 1 tháng. Nghĩa là hoa
nở từ giữa tháng 3 hoặc đầu tháng 4.
25

Nếu cây giống Sa nhân tím được trồng vào mùa đông
(tháng 11,12), sau 18 – 19 tháng tuổi (kể từ ngày trồng) nghĩa
là vào tháng 6 – 7 năm sau nữa, cây sẽ có hoa lần đầu tiên.
Nếu cây giống Sa nhân tím trồng vào mùa xuân (tháng
2 – 3), sau 25 – 26 tháng tuổi (kể từ ngày trồng). Nghĩa là
vào tháng 4 – 5 năm sau nữa cây mới ra hoa lứa đầu tiên.
Như vậy, đối với vụ hoa quả đầu tiên của Sa nhân
trồng phụ thuộc vào độ tuổi của cây và sau đó là tính thời

vụ. Song từ năm thứ 3 trở đi, cây Sa nhân tím sẽ có chu kỳ
26


ra hoa quả theo đúng với qui luật sinh trưởng, phát triển
của chúng.

- Mỗi nhánh cây sẽ có từ 1 - 3 chùm hoa quả. Số quả trên1
chùm thường có từ 3 - 5 quả (ít nhất là 1, nhiều nhất là 9).

Sản lượng: Sa nhân trồng từ năm tuổi thứ 3 trở đi
bước vào giai đoạn thành thục tái sinh. Cây sẽ ra hoa quả
đều hàng năm và mỗi năm cho 2 vụ hoa quả. Do cây có tốc
độ đẻ nhánh cao, nên rất khó phân biệt về khái niệm "cá
thể" cũng như tuổi của các thế hệ nhánh Sa nhân trong
quần thể. Vì vậy việc đếm số cây (nhánh) có hoa quả chỉ có
thể tính theo tỷ lệ tổng số cây trên một đơn vị diện tích
(m2). Tỷ lệ này sẽ vào khoảng 30 – 40% khi Sa nhân vào
thời kì thành thục tái sinh.

- Thời gian từ khi hoa nở đến khi quả già từ 65 - 75
ngày.
- Quả Sa nhân tím (già) tươi đem phơi khô sẽ bị hao
hụt khoảng 35-40%. Nói cách khác tỷ lệ khô/tươi của quả
già là khoảng 60-65%.
- Năng suất 1ha Sa nhân trồng thuần loại, vào thời kỳ
thành thục một năm có thể thu được từ 700 - 850kg quả
tươi, tương đương với 455-552,5kg quả khô.
Với giá bán Sa nhân loại 1 tại địa phương 30 –
40.000đ/kg quả khô cả vỏ sẽ thu được từ 13,65 – 18,2 triệu

đồng/ha (với năng suất 700kg quả tươi/ha) và từ 16,57 –
22,1 triệu đồng/ha (với năng suất 850kg quả tươi/ha).
Thu hoạch đúng thời điểm, đúng phương pháp, sơ chế
và bảo quản với những biện pháp phù hợp vừa tiết kiệm chi
phí sản xuất vừa tạo ra được sản phẩm hạt Sa nhân có chất
lượng cao.
6.2. Thu hoạch
Thời vụ thu hoạch:

Ảnh 5.

Vụ quả đầu tiên

Ảnh 6.

Vụ quả năm thứ tư

27

Sa nhân tím có 2 vụ thu hoạch là Hè và Đông; Sa nhân
sau khi trồng 1-2 năm cây cho quả bói, các năm sau mới
cho sản lượng ổn định (từ năm thứ 4 trở đi). Mỗi ha một
năm có thể cho thu hoạch khoảng 350 - 450 kg quả khô.
Thu hái Sa nhân phải đúng thời vụ chất lượng mới cao.
28


Sa nhân thu đúng tuổi gọi là Sa nhân hạt cau, chất
lượng tốt nhất. Thu hoạch quả chính khoảng 20 ngày, vỏ
quả màu đỏ tía, kẽ gai thưa, quả cứng. Để quả chín mọng

(quá 5-7 ngày) mới thu hái thì quả mềm, ngọt hết cay, ít
tinh dầu là Sa nhân đường kém giá trị. Thu hoạch quả Sa
nhân còn non sẽ cho hạt không mẩy, vị không chua, cũng
kém giá trị. Sa nhân tím được thu hoạch khi quả già, sắp
chín.
- Đối với vụ hoa nở vào cuối tháng 3 (ở miền Nam),
giữa tháng 4 (ở miền Bắc) thì quả sẽ già từ cuối tháng 6
đến hết tháng 7.
- Đối với vụ hoa nở từ tháng 6, quả sẽ già rải rác từ
đầu tháng 9 đến tháng 11 hoặc 12 (ở miền Bắc).

Ảnh 7 - Quả non

Cách thu hái:
Ngày thu hái, chọn những ngày nắng ráo, đất tương
đối khô để khi hái chân không dẫm đè làm gãy thân ngầm,
tác động nhiều đến hệ rễ của cây làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây. Tốt nhất, đi theo lối đi chăm sóc cây.
Cách thu hái: Bới lớp thảm mục dưới gốc cây để tìm
quả. Khi xác định chùm quả đã già, dùng kéo cắt cuống
chùm quả cho vào bao tải hay giỏ. Chỉ chọn lấy chùm quả
già, quả non để lại thu sau (do hoa nở muộn). Khi bới tìm
và cắt quả lưu ý không làm gẫy cây, rụng hoa (của vụ sau)
ảnh hưởng đến sản lượng vụ sau.
6.3. Chế biến sơ bộ
Loại bỏ tạp chất: Quả thu về tiến hành ngay việc loại
bỏ tạp chất, bao gồm:
Nhặt bỏ rác và quả non, lép; bóc vỏ các lá vảy, lá bắc
cùng tồn tại trên chùm quả. Quả còn lại để nguyên cả chùm
để khi phơi sấy để tạo độ thoáng cho chóng khô. Khi phơi

sấy gần khô mới tiến hành tách lấy từng quả và bỏ cuống,
sau đó sấy tiếp đến khô. Có trường hợp: đồng thời với việc
loại bỏ tạp chất như trên, tiến hành ngắt rời quả luôn (bỏ
cuống).

Ảnh 8 - Quả già

Nhận biết quả già: Khi quả già, các gai trên quả ngắn
hơn so với khi quả còn non, bóp nhẹ thây cứng, bóc vỏ ra
thấy các khối hạt có màu nâu vàng hay nâu, nếm phần áo
hạt có vị ngọt.
29

Làm khô:
Hong phơi tự nhiên
Nếu thu hoạch trong thời kỳ thời tiết thuận lợi, quả Sa
nhân tím được phơi trực tiếp trên sân gạch, sân xi măng.
30


Trời nắng, nhiệt độ trung bình ban ng ày 32-350c, phơi
liên tục từ 7-8 ngày quả sẽ khô.
Sấy khô Sa nhân
Nếu gặp trời mưa, Sa nhân thu hái về phải đem
sấy. Sấy bằng lò sấy , nhiên liệu sấy có thể là củi
hoặc than (hình 2), sấy bằng hơi đốt gián tiếp hoặc trực
tiếp có buồng trộn khí để đề phòng cháy sản phẩm sấy.
Nhiệt độ ở dàn sấy là 40 – 500C. Giàn sấy đan bằng phên
tre, xếp thành các tầng khác nhau, cứ 6- 7 tiếng lại
đảo quả trên các giàn. Quả Sa nhân sấy liên tục trong

vòng 3 – 4 ngày sẽ khô .
Quy trình sấy. Sa nhân được làm khô trong lò sấy
(hình vẽ 2) hoặc các loại lò sấy chuyên để làm khô nông
lâm sản. Sây Sa nhân theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Sa nhân sau khi thu hoạch về được loại bỏ tạp chất,
tách rời quả, phân loại quả theo độ chín và mức độ to nhỏ.
Bước 2: Đốt lò
Bếp được kéo ra phía ngoài hầm lò, kiểm tra vị trí
ghi lò, điều chỉnh đầu đẩy quạt lò vào đúng cửa cấp
không khí vào lò đốt; Cho củi vào lò dùng chất dễ cháy
để nhóm lò
Mỏ cửa dưới lò để thổi không khí
vào ( đặt đồng hồ nhiệt độ ở mức 500c và bật công tắc
nguồn
Khi củi đã cháy và có than hồng cho than
cục dần vào đến 1/3 chiều cao lò, đến khi than đâ cháy cho
31

tiếp than để đạt bằng chiều cao lò
Đẩy lò vào hầm và
đẩy quạt vào đúng vị trí . Sau 20-30 phút hấm sấy đẫ khô
và hết khói do củi cháy. Trong thời gian này chuẩn bị cho
Sa nhân vào lò sấy
Bước 3. Cho Sa nhân vào lò sấy
Tùy nguyên liệu nhiều hay ít mà dùng 1 hay 2 Giàn
sấy . dùng vách ngăn lưới, đặt vào giữa lò để ngăn nguyên
liệu trên giàn sấy thảnh 2 phần, Sa nhân quả to cho vào
giàn sấy phía dưới hoặc phần trên của giàn. Sa nhân quả
nhỏ xếp vào giàn phí trên. Sa nhân được dàn đều trên giàn

sấy tạo lớp quả dầy 10-15 cm.
Bước 4. Đạt chế độ sấy.
Sau khi đã xếp dủ nguyên liệu, kiểm tra lại chế độ đặt
nhiệt độ lúc đầu đặt 500c, sau đó bật quạt đẩy không khí
nóng từ hầm đốt vào lò sấy. Duy trì ở nhiệt độ này 5-7 giờ.
Điều chỉnh nhiệt độ ổn định ở 500c nhờ tắt mở quạt đẩy,
mở cửa không khí ở phía trên hầm đốt để cho không khí
lạnh vào hầm. Khi bề mặt quả bốc hết hơi nước ngưng, cài
đặt nhiệt độ ở mức 400 và duy trì nhiệt độ sấy này trong
48-50 giờ . Sa nhân sẽ đạt đổ ẩm cần sấy (15-20%). Trong
quá trình sấy cứ 6-7 tiếng lại kéo lò than ra khỏi hầm sấy
để làm vệ sinh (lấy bớt tro ra khỏi lò). Thời gian làm vệ
sinh lò đốt cũng là thời gian đảo lớp quả.
Tiêu chuẩn sản phẩm sấy: Vỏ khô cứng, màu vàng sẫm
đến vàng nâu. Khi bóc vỏ thấy hạt khô vàng sẫm.
32


Hệ thống sấy này có thể dùng sấy khô các sản phẩm
nông sản khác. Tuy nhiên , tùy từng loại sản phẩm mà chế
độ sấy thay đổi cho phù hợp.

Hình 2. Mô hình sấy. Dự án QL rừng đầu nguồn-GCP/VIE/023/BEL)

33

34


Các bao Sa nhân được để trên kệ, cách mặt đất khoảng

50cm trở lên, để trong kho thoáng mát. Thỉnh thoảng phải
kiểm tra, nếu phát hiện Sa nhân bị ẩm thì phải sấy hoặc
phơi lại ngay.
7. Các chính sách và quy định

Ảnh 8- Quả sa nhân mới thu hoạch

Ảnh 9 - Quả sa nhân đã phơi
hoặc sấy khô

Đóng gói sản phẩm và bảo quản: Sản phẩm Sa nhân
thương mại trên thị trường là quả khô (còn vỏ). Khi sử
dụng người ta mới bóc vỏ.
Sa nhân khô để cả vỏ cũng là cách giữ cho khối hạt
không bị ẩm và không bị bay hơi mất tinh dầu. Cũng có
trường hợp khi xuất khẩu khách hàng chỉ mua Sa nhân hạt
thì phải bóc bỏ vỏ, làm khô hạt ở nhiệt độ 35-400C trước
khi giao hàng.
Cứ 10 kg quả Sa nhân (xô) tươi sau khi phơi, sấy cho
1,5-1,8 quả khô, bóc ra được 0,7- 0,8 kg hạt.
Quả Sa nhân khô được đóng trong bao bì 2 lớp. Lớp
trong là túi Polyetylen hay giấy chống ẩm (tương tự giấy
túi xi măng) và lớp ngoài là bao tải. Tùy theo yêu cầu của
khách hàng mà mỗi bao có thể là 20, 30 hay 40kg.
35

Trong những năm tới do Nhà nước có các chính sách
phù hợp về quản lý, bảo vệ giao đất giao rừng và được
nhiều tổ chức quốc tế quan tâm giúp đỡ phát triển lâm sản
ngoàì gỗ (dự án LSNG, PAM, Phần Lan, 661 ...) nên người

dân miền núi đã có nhiều nhận thức tốt về lợi ích phát triển
LSNG trong đó có Sa nhân. Diện tích rừng phục hồi và
rừng tái sinh càng tăng thì sản lượng Sa nhân càng lớn.
Tuy vậy, vẫn còn một khó khăn để phát triển sản xuất loại
hàng này cần tiếp tục được quan tâm giải quyết như:
Vốn đầu tư sản xuất, nguồn giống có sản lượng cao, kỹ
thuật trồng, thu hái và bảo quản, thị trường tiêu thụ ổn
định.
8. Phân tích các vấn đề chủ yếu
Sa nhân là cây LSNG sống tốt ở điều kiện dưới tán
rừng, đồng thời chúng là loài nhanh thu hoạch . Vì vậy cần
nghiên cứu các mô hình canh tác gây trồng Sa nhân đạt
hiệu quả cao. Hiện nay việc nghiên cứu, gây trồng đang
còn hạn chế ở một số vùng thuộc các tỉnh như Hoà Bình,
Hà Giang, Thanh Hoá, Thái Nguyên… Cần phổ cập mở
rộng ra các tỉnh có điều kiện phát triển.

36


Song song với việc nghiên cứu gây trồng chúng ta
cũng cần đưa ra được các quy trình, kỹ thuật thu hoạch, sơ
chế và bảo quản, đó là những khâu quan trọng có tính chất
quyết định đến năng suất, chất lượng quả Sa nhân.
9. Kết luận
Sa nhân là cây đặc sản dễ trồng, ít sâu bệnh, khai thác
quả nhiều năm liền.

quá trình nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo đồng thời
thay thế xóa bỏ trồng cây thuốc phiện.

Muốn phát triển trồng Sa nhân ở vùng cao cần có
chính sách đầu tư, quản lý, bao tiêu sản phẩm hợp lý của
Nhà nước để người dân yên tâm trồng, tránh sự khống chế
của tư nhân như hiện nay.

Cần chú ý tuyển chọn giống Sa nhân tốt, có năng suất
chất lượng quả cao, phù hợp với điều kiện địa phương.
Trồng Sa nhân chỉ có hiệu quả nếu được trồng ở nơi
đất đai khí hậu phù hợp, chọn giống tốt, thực hiện xen canh
hợp lý và thu hoạch quả đúng kỹ thuật. Ở một số địa
phương, mỗi ha trồng xen canh, sau 3 năm trồng trở lên có
thể thu hoạch 100 - 150 kg quả khô. Nhưng nếu điều kiện
không thuận lợi, năng suất thu hoạch thấp hơn hoặc mất
mùa.
Giá thu mua mỗi kg quả Sa nhân tại Ninh Hiệp, Hà
Nội là 70.000 - 75.000 đ/kg loại xô, giá tại cửa khẩu Lạng
Sơn 90.000 đ-120.000 đ/ kg quả loại xô (12/2007)
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Sa nhân đã
được XK ra nước ngoài với sản lượng gần 1.000 tấn/năm
(trong đó có 40-50 % nhập khẩu từ Lào), với giá trị XK
khoảng 8 triệu USD/năm (niên giám thống kê 2003). Nó đã
trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình
ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Góp phần quan trọng trong
37

38


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Chất - Trần Tỵ: Báo cáo kết quả nghiên

cứu Sa nhân ,1986-1990.
2. Hoàng Cầu - Trồng Sa nhân ở Lào ,1985.
3. Võ Văn Chi - Từ điển cây thuốc Việt Nam NXBYH,1999.
4. Lê Trần Đức - Cây thuốc Việt nam - NXBNN(1997)
5. Nguyễn Tập. Báo cáo kết quả xây dựng mô hình
trồng Sa nhân tím ở vùng đêm Vườn QG Tam Đảo, năm
2006 ( Dự án Lâm sản ngoài gỗ)

Ảnh: Sa nhân 2 năm tuổi ( Xã Quân Chu, Đại Từ Thái Nguyên -

6. Flora of Tropical Africa; of Bristish India,1933.

Dự án LSNG- Pha II)

7. Phạm Hoàng Hộ - Cây cỏ miền Nam Việt Nam , tập
1,2- TT học liệu (1970,1972).
8. Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
– NXBYH (1999).
9. Nguyễn Tập - Báo cáo kết quả nghiên cứu bảo vệ Sa
nhân và Vàng đắng(Viện Dược liệu), 1995
10. Đinh Văn Tự - Trồng Sa nhân dưới tán rừng 1996.
11. Nguyễn Triều: Một loài Sa nhân ở Tây nguyên.
A.longiligulare (Viện dược liệu).

39

Ảnh: Sa Nhân trồng xen cây ăn quả ( Bảo Thắng- Lào Cai)

40



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................... 5

Ảnh: Lê Chiến. Trồng Sa nhân dưới tán rừng nghèo kiệt ( Quân Chu,
Đại Từ- Thái Nguyên)

41

Kỹ thuật thu hái bảo quản sa nhân tím ............................. 5
1. Đặc điểm thực vật .............................................................. 5
1.1. Hình thái.............................................................................. 5
1.2. Loài dễ nhầm lẫn ............................................................. 7
1.3. Phân bổ....................................................................................... 10
2. Đặc điểm sinh lý sinh thái ............................................. 10
2.1. Sinh thái .............................................................................. 10
2.2. Sinh lý .................................................................................. 15
3. Bộ phận dung và giá trị ................................................. 19
3.1. Bộ phận dung và tiêu chuẩn chất lượng ................ 19
3.2. Giá trị .................................................................................... 20
4. Thị trường sa nhân ở việt nam và nhu cầu xuất
khẩu ........................................................................................................ 21
4.1. Sa nhân trên thị trường thế giới ................................ 21
4.2. Sa nhân ở việt nam và nhu cầu xuất khẩu ............ 22
5. Các vấn đề kinh tế xã hộI và cơ chế sản xuất ..... 24
6. Thu hoạch, chế biến và bảo quản ............................. 25
6.1. Ra hoa kết quả .................................................................. 25
6.2. Thu hoạch ........................................................................... 28
6.3. Chế biến sơ bộ .................................................................. 30
7. Các chính sách và quy định.......................................... 36

8. Phân tích các vấn đề chủ yếu ...................................... 36
9. Kết luận................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo ......................................................................... 39
42


43

44



×