Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số lỗi thường gặp trong trình bày luận văn và tóm tắt luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.28 KB, 5 trang )

MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG TRÌNH BÀY LUẬN VĂN
VÀ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀNG VĂN NGÔ
Mặc dù đã có những qui định cụ thể về việc trình bày luận văn Thạc sĩ
nhưng nhiều học viên vẫn còn mắc phải một số sai sót trong định dạng luận
văn và tóm tắt luận văn, đặc biệt là trong phần tài liệu tham khảo, phụ lục,
định dạng văn bản....Bài viết này nhằm mục đích nêu ra những sai sót này,
đồng thời chỉ ra những hướng khắc phục sữa chữa nhằm dần dần chuẩn hóa
việc thực hiện luận văn Thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

I. MỞ ĐẦU
Quy mô đào tạo Sau đại học trong phạm vi cả nước nói chung và Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế (ĐHSP Huế) nói riêng ngày càng tăng về chuyên ngành đào tạo
lẫn số lượng học viên. Điều này đòi hỏi các cấp quản lý cần thường xuyên bổ sung các
văn bản quy định về các mặt đào tạo, cũng như hướng dẫn kịp thời và kiểm soát thường
xuyên góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.
Một khoá đào tạo Cao học có ba giai đoạn lớn: tuyển sinh, triển khai đào tạo, thực
hiện và bảo vệ luận văn [4]. Việc thực hiện và bảo vệ luận văn là một quá trình quan
trọng mà bất cứ cơ sở đào tạo nào cũng không thể xem nhẹ.
Trong thời gian qua, quá trình làm luận văn của học viên đã được Trường ĐHSP
Huế đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện bằng việc ban hành các văn bản quy định,
hướng dẫn chi tiết về việc giao đề tài, bảo vệ đề cương, kế hoạch thực hiện và nhất là
quy định về việc trình bày toàn văn luận văn và tóm tắt luận văn [3]. Tuy vậy, trong
thực tế thu nhận và kiểm tra luận văn để chuẩn bị cho các hội đồng chấm, chúng tôi
nhận thấy có nhiều luận văn trình bày vẫn còn có nhiều sai sót. Dưới đây là một số lỗi
mà học viên thường mắc phải khi trình bày luận văn.
II. MỘT SỐ LỖI TRONG PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1. Học viên thường phân tài liệu tham khảo (TLTK) thành các mục khác nhau
như mục tác phẩm; mục các bài báo, tạp chí,... và xếp tên tác giả theo A, B, C,... trong
các mục này. Như vậy, trái với quy định là TLTK chỉ được phân thành hai mục: mục
tiếng Việt và mục tiếng nước ngoài [2], [3], trong đó, các TLTK đều bình đẳng nhau về


thứ tự. Sau mục TLTK tiếng Việt là mục bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và số thứ tự
của mục này phải tiếp theo số thứ tự của TLTK tiếng Việt.


16

THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)2004

2.2. Đối với TLTK có "nhiều tác giả" hay không có tên tác giả, học viên không biết
căn cứ vào đâu để xếp thứ tự. Xếp theo vần "N" (nhiều tác giả..) hay xếp theo tên một tác
giả bất kỳ; xếp theo tên nhà xuất bản hay lấy chữ cái đầu của tên bài tham thảo... Lúc đó,
học viên thường xếp một cách tuỳ tiện và dẫn đến xếp sai. Những lỗi thường gặp nhất là
xếp theo vần N (nhiều tác giả) hoặc lấy chữ cái đầu của tên TLTK để xếp. Trong những
trường hợp như vậy, chỉ có 2 cách để xếp thứ tự TLTK: chọn tên tác giả là người chủ biên
hoặc lấy tên cơ quan ban hành, ấn hành TLTK đó mà xếp thứ tự [2] [3]. Ví dụ như TLTK
là từ điển thì lấy tên người chủ biên; tuyển tập nhiều tác giả thì lấy cơ quan ban hành hoặc
lấy tên cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản tài liệu này nếu trường hợp không có cơ quan
ban hành để xếp thứ tự.
2.3. Đối với tác giả là người nước ngoài: Nhiều luận văn đã xếp sai thứ tự hoặc sai
mục. Ở đây cần chú ý: nếu tài liệu này ở dạng nguyên bản thì xếp sang mục tiếng nước
ngoài, nếu đã được dịch sang tiếng Việt thì phải xếp vào mục tiếng Việt và trong trường
hợp đó phải lấy chữ cái đầu của họ tác giả mà xếp thứ tự chung với các tài liệu tiếng
Việt khác.
2.4. Cột ghi thứ tự trong danh mục TLTK phải rõ ràng, thẳng hàng và không có các
dòng (chữ) khác che khuất [2]. Muốn thế, nếu TLTK nhiều hơn một dòng thì từ dòng thứ 2
trở đi phải lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm [3]. Điều này sẽ làm nổi rõ số thứ tự của TLTK.
2.5. Theo thông lệ, trong danh mục TLTK không ghi học hàm, học vị của tác giả TLTK
được sử dụng.
III. MỘT SỐ LỖI Ở TRANG BÌA VÀ PHỤ BÌA
3.1. Học viên thường xếp sai thứ tự về các mục ở bìa và trang phụ bìa. Để tránh

sai sót, học viên phải tuân thủ đúng thứ tự các mục tại điểm 2.2 dưới đây [2].
3.2. Các mục ở trang bìa và trang phụ bìa phải tuân thủ theo thứ tự sau:
a) Cơ sở đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm)
b) Tên tác giả (ghi ngay họ tên tác giả luận văn, không ghi tên tác giả: ...)
c) Tên đề tài (ghi ngay tên đề tài luận văn, không ghi tên đề tài: ...)
d) Tên chuyên ngành đào tạo: ...
e) Mã số chuyên ngành: ...
g) Luận văn Thạc sĩ .."*"..
h) Người hướng dẫn khoa học:...
i) Huế, năm ...


MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG TRÌNH BÀY LUẬN VĂN...

17

Cần chú ý rằng ở trang Phụ bìa phải có đầy đủ và đúng thứ tự của tám (8) mục ghi ở
trên (từ a đến i); còn ở trang Bìa chỉ ghi 5 mục a, b, c, g, i mà không ghi 3 mục d, e, h.
3.3. Một số luận văn cũng hay ghi nhầm tên chuyên ngành (tại "*"). Ví dụ: có
luận văn ghi “Thạc sĩ khoa học Văn học Việt Nam”, “Thạc sĩ Đại số và Lý thuyết số”,..
như vậy là sai, mặc dù học viên đang học chuyên ngành Văn học Việt Nam hay chuyên
ngành Đại số và Lý thuyết số. Cần lưu ý quy định chung như sau: cho dù học chuyên
ngành nào nhưng tên Thạc sĩ chỉ được ghi tên ngành lớn của chuyên ngành đó [2]. Theo
quy định này thì các trường hợp trên ghi đúng là "Thạc sĩ Ngữ văn", "Thạc sĩ Toán
học". Đối với một số chuyên ngành về Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn, Quản
lý giáo dục thì ghi là “Thạc sĩ Giáo dục học” mà không nên ghi là Thạc sĩ Khoa học
giáo dục, vì theo từ chuẩn trong các văn bằng Thạc sĩ (Tiến sĩ) do Bộ GD-ĐT qui định
cho các chuyên ngành đó đã ghi rõ là Thạc sĩ (Tiến sĩ) Giáo dục học.
IV. MỘT SỐ LỖI TRONG ĐÁNH SỐ TRANG LUẬN VĂN
4.1. Đánh thiếu số trang: Ở nhiều luận văn việc đánh số trang bắt đầu từ phần mở đầu

(lý do chọn đề tài) trở đi mà không phải bắt đầu từ mục lục như quy định. Chẳng hạn như
trang ghi chú các chữ viết tắt hay trang ghi chú các hình vẽ - biểu bảng phải đưa vào ngay
sau trang mục lục và trước phần nội dung, nhưng một số luận văn lại đưa lên trước trang
mục lục, nên khi đánh số trang các trang này bị bỏ sót.
4.2. Nhiều luận văn thường có số trang vượt quá quy định (50 trang đối với các
chuyên ngành KHTN, 80 trang đối với các chuyên ngành KHXH, KHGD). Số trang quy
định này không kể phần phụ lục và có thể dôi thêm 10%. Trường hợp các luận văn không
thể rút gọn được số trang thì có thể nghiên cứu để đưa một số trang vào phần phụ lục.
V. MỘT SỐ LỖI TRONG TÓM TẮT LUẬN VĂN
5.1. Nhiều bản tóm tắt luận văn không ghi tên người hướng dẫn khoa học, cho dù
tóm tắt đó có đầy đủ trang bìa và phụ bìa. Để tránh lỗi này học viên có thể dùng toàn bộ
nội dung ở trang phụ bìa của luận văn (gồm đầy đủ 8 mục nêu ở 2.2) để làm trang bìa của
tóm tắt. Trong trường hợp này, tóm tắt không cần trang phụ bìa.
5.2. Yêu cầu về hạn chế trang và thu nhỏ tóm tắt đã làm cho các biểu bảng - hình
vẽ trong tóm tắt thường bị trôi sang trang khác. Vì vậy, học viên cần kiểm tra kỹ lưỡng
bản tóm tắt luận văn trước khi nộp chính thức.
VI. PHẦN PHỤ LỤC
Nhiều luận văn không đánh số trang phụ lục theo quy định. Việc đánh số trang
phụ lục không được kế tiếp số thứ tự các trang luận văn đã đánh số trước đó (tức là số


18

THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)2004

thứ tự của phụ lục không kế tiếp số thứ tự trang TLTK mà bắt đầu từ trang số 1 trở đi và
phải thêm ký hiệu “P” vào trước số trang để phân biệt với trang nội dung luận văn, ví dụ
P.1, P.2...
Ngoài những lỗi thường gặp về việc trình bày luận văn như đã đề cập ở trên, nhiều
luận văn còn mắc phải nhiều lỗi trong việc định dạng văn bản bằng vi tính như: cỡ chữ

(size), khoảng cách dòng (line spacing), khoảng cách đoạn (paragraph spacing), định
dạng trang (page setup). Để tránh các sai sót này, học viên phải tuân thủ chặt chẽ văn
bản hướng dẫn về trình bày luận văn do Trường ĐHSP Huế ban hành ngày 28/04/2003
[3] trong khi đánh máy và in ấn luận văn.
VII. KẾT LUẬN
Tóm lại, để việc trình bày luận văn Thạc sĩ được hoàn hảo, học viên cần nghiên
cứu kỹ lưỡng và chi tiết các văn bản hướng dẫn, cẩn trọng trong lúc trình bày, đánh máy
và in ấn. Đặc biệt là cần phải đọc lại nhiều lần để phát hiện các sai sót trước khi đóng
quyển để nộp chính thức. Người hướng dẫn luận văn cũng nên nhắc nhở học viên trong
quá trình sữa chữa luận văn, nhằm xây dựng các luận văn Thạc sĩ phong phú về nội
dung và đảm bảo về hình thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn tổ chức và quản lý đào tạo Sau đại học, số
9798/SĐH ngày 24/10/2000.

[2]

Bộ GD&ĐT, Các văn bản pháp luật về đào tạo Sau đại học, Hà Nội, 2002.

[3]

Trường Đại học Sư phạm Huế, Quy định tạm thời về việc thực hiện luận văn
Thạc sĩ, ngày 28/04/2003.

[4]

Hoàng Văn Ngô, Một vài kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý đào tạo Cao học

tại Trường ĐHSP Huế, Tạp chí Phát triển giáo dục, Viện Chiến lược và Chương
trình giáo dục, số 3(63)/2003, Hà Nội.


MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG TRÌNH BÀY LUẬN VĂN...

19

SUMMARY
SOME MISTAKES IN PRESENTING
AND SUMMARIZING MASTER THESES
HOANG VAN NGO
Though there were specific regulations in writing and formatting Master theses, many
students have still made mistakes in formatting and summarizing theses, especially in
references, table of contents, text formats... The article aims to point out a number of these
errors and mistakes. The article also suggests specific details that need to be a mended so that
the presentation of Master theses in Hue University’s College of Education has been
standardized gradually.



×