Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

MỘT số vấn đề PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN bố NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM trường quốc học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.78 KB, 57 trang )

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH
DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM
A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân thì dịch vụ là một bộ phận cấu thành hết
sức quan trọng. Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế
quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới cũng
như ở Việt Nam. Nói về tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ trong kế hoạch
phát triển KT-XH, Chính phủ đã nhận định: "Dịch vụ sẽ là mảng chiến lược những
năm về sau".
.

Trong địa lí kinh tế – xã hội nói chung , địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam nói

riêng, dịch vụ chiếm một khối lượng kiến thức tương đối lớn và rất quan trọng
trong hệ thống kiến thức địa lí, nó có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế xã hội khác. Sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ có tác động mạnh đến
sự phát triển và phân bố của toàn hệ thống KT-XH của một quốc gia.
Đối với học sinh và giáo viên các trường Chuyên, ngoài việc trang bị được
các kiến thức cơ bản về ngành dịch vụ, còn yêu cầu cao hơn, sâu hơn cả về kiến
thức và các kỹ năng Địa lý có liên quan đến chuyên ngành này, để phục vụ cho
các kỳ thi học sinh giỏi, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hàng năm. Do
vậy ngoài sách giáo khoa cần có các chuyên đề chuyên sâu. Hội thảo khoa học các
trường THPT Chuyên Khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ những năm vừa
qua đã giúp chúng ta có nhiều chuyên đề hay. Năm nay với chuyên đề “một số
vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở Việt Nam”, chúng ta sẽ cùng
nhau trao đổi sâu nội dung chuyên đề nhằm giúp giáo viên và học sinh chuyên Địa
có thêm một nguồn tư liệu quý phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1




- Hệ thống những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong học và làm bài tập về
chuyên đề dịch vụ của nước ta. Đề tài nghiên cứu bám sát nội dung chuyên đề
chuyên sâu nhằm giúp giáo viên và học sinh có đủ kênh thông tin khi dạy và học
chuyên đề một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở Việt Nam.
- Sưu tầm và hệ thống các phương tiện, tư liệu về một số ngành dịch vụ quan
trọng ở Việt Nam và đưa ra các hướng khai thác dễ hiểu đối với giáo viên và học
sinh. Đây có thể coi là nguồn tài liệu hữu ích đối với giáo viên và học sinh trong
giảng dạy và học tập môn Địa lí ở các trường Chuyên.
- Cập nhật số liệu mới nhất giúp người đọc hiểu rõ sự thay đổi và phát triển
hiện nay của ngành dịch vụ nước ta và lí giải được các nguyên nhân của vấn đề.
- Xây dựng một số dạng bài tập trong chuyên đề theo hướng chuyên sâu,
phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã
tích lũy được một lượng kiến thức nhất định về ngành dịch vụ ở Việt Nam song có
thể vẫn còn nhiều khiếm khuyết nên thông qua đề tài này mong muốn trao đổi
thêm với các trường bạn.

B. PHẦN NỘI DUNG

2


TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ Ở
VIỆT NAM
Ở Việt Nam, phát triển khu vực dịch vụ thời gian qua đã đạt được nhiều
thành quả to lớn. Tỷ trọng dịch vụ trong lao động và GDP liên tục tăng lên (năm
2014 lần lượt là là 32% và 43,4%). Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam khá đa dạng
với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Sau đây tôi xin trình bày về một số

ngành dịch vụ quan trọng ở nước ta hiện nay.
I. NGÀNH GTVT
I.1. Vai trò của ngành GTVT ở nước ta
- Với 6 loại hình vận tải nên có khả năng vận chuyển đa dạng các nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị đầu vào và các sản phẩm đầu ra của công nghiệp, nông nghiệp
làm tăng giá trị sản phẩm.
- Trao đổi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong nước, nhất
là với các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Sự phát triển của đường bộ, đường sắt xuyên Á và đặc biệt là sự phát triển nhanh
của đường hàng không và đường biển đã giúp nước ta mở rộng quan hệ kinh tế,
chính trị với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường sức mạnh an ninh quốc
phòng trong tình hình mới.
- Đáp ứng nhu cầu đi lại của trên 90 triệu dân.
I.2. Điều kiện phát triển
I.2.1.Điều kiện tự nhiên:
 Thuận lợi:

- Vị trí địa lý:
3


+ Nước ta nằm ở vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía đông của bán
đảo Đông Dương ,lãnh thổ vừa gắn với lục địa,vừa thông ra biển biển Đông rộng
lớn với chỉ số hàng là 0,01 (trung bình 100km đất liền có 01 km bờ biển), cao
gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới nên nước ta thuận lợi phát triển giao thông đường
biển, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
+ Nước ta nằm ở đầu mút của các tuyến đường bộ , đường sắt xuyên Á, nằm gần
tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển và sân bay hiện
đại.

- Lãnh thổ - Địa hình:
Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam với dải đồng bằng chạy dọc ven biển
thuận lợi phát triển GTVT đường ô tô, đường sắt. Địa hình bờ biển cắt xẻ mạnh,
có nhiều vị trí lí tưởng để xây dựng cảng nước sâu.
- Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc nên có điều kiện khai thác giao thông
đường sông, nhất là ở hai vùng đồng bằng châu thổ.
- Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên sông ngòi, biển quanh năm
không bị đóng băng vì vậy hoạt động giao thông đường thuỷ rất thuận lợi.
 Khó khăn:

- Nhiều đồi núi nên nước ta phải xây dựng nhiều đường đèo, đường hầm phức tạp,
tốn kém kinh phí, nhiên liệu và làm giảm công suất vận tải.
- Nhiều sông ngòi nên phải xây dựng nhiều cầu cống.
- Thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho ngành giao thông vận tải.
I.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội:
 Thuận lợi:

4


- Nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập với khu vực, quốc tế nên nhu cầu
vận tải tăng nhanh.
- Nhân lực đông và trình độ ngày càng được cải thiện
- Dân số đông nên nhu cầu vận tải lớn
- Chủ trương chính sách của Nhà nước ưu tiên đầu tư ngành GTVT đi trước một
bước nên cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành ngày càng được nâng cấp.
 Khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ và tương đối lạc hậu
- Thiếu vốn cho đầu tư phát triển và giải phóng mặt bằng,...

I.3. Tình hình phát triển và phân bố
I.3.1.Ngành đường bộ (ô tô)
 Tình hình phát triển

 Chiều dài và các tuyến quan trọng:

- Theo Tổng cục đường bộ Việt Nam, tổng chiều dài mạng đường bộ Việt Nam
Việt Nam hiện nay có 251.887 km, trong đó quốc lộ 17.395 km. Nhìn chung
đường bộ nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đại hoá, phủ kín các vùng với
tỷ lệ tráng nhựa ngày càng tăng.
- So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, mật độ
đường bộ của nước ta chưa cao. Trong đó, mật độ quốc lộ còn chiếm tỷ lệ rất thấp,
đạt 0,053 km/km 2 và 0,21 km/1.000 dân (trong khi ở Trung Quốc là 0,2 km/km
2 ; 1,44 km/1.000 dân; Thái Lan: 0,11 km/km 2 ; 0,9 km/1000 dân).
- Hai trục đường bộ chính của nước ta là Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
+ Quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ Việt Nam, chạy từ
cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn, Cà Mau, nối 6/7 vùng kinh tế của
đất nước (trừ Tây Nguyên).
5


+ Đường Hồ Chí Minh chạy gần song song với Quốc lộ 1A và đi qua khu vực Tây
Nguyên, dự kiến là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Tây đất nước.
Giai đoạn 1 đã hoàn thành nối Hoà Lạc với Bến Cát (Bình Phước). Dự kiến giai
đoạn 2 sẽ kéo dài lên Cao Bằng phía bắc và xuống Cà Mau phía Nam.
- Các tuyến đường quan trọng khác là hệ thống đường bộ khu vực phía Bắc hội tụ
tại đầu mối giao thông Hà Nội và một số tuyến liên tỉnh Đông-Tây; hệ thống
đường Đông-Tây khu vực miền Trung và hệ thống đường bộ khu vực phía Nam
với tâm điểm là thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đường bộ Việt Nam với các
tuyến liên kết Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia là một phần trong hệ

thống đường bộ khu vực gồm đường bộ Xuyên Á, đường bộ các nước ASEAN,
đường bộ tiểu vùng sông Mêkông và hành lang Đông-Tây.
 Khối lượng vận chuyển và luân chuyển:

- Bảng 1 dưới đây cho thấy khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa,
hành khách của ngành đường bộ không ngừng tăng cả về số lượng và tỷ trọng.
Do có tính cơ động cao, thích nghi với đặc điểm địa hình 3/4 đồi núi của nước ta,
giá cước rẻ, thích hợp với việc vận chuyển khối lượng vừa phải trong cự li ngắn
và trung bình nên ngành đường bộ dẫn đầu cả nước về khối lượng vận chuyển
hàng hóa, hành khách và luân chuyển hành khách.
- Tỷ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa tuy có xu hướng tăng nhưng thấp hơn
nhiều so với tỷ trọng khối lượng vận chuyển do phần lớn đường bộ vận chuyển ở
cự li ngắn và trung bình.
Bảng 1. Khối lượng luân chuyển và vận chuyển hàng hóa, hành khách
bằng đường bộ của nước ta giai đoạn 1995 - 2012

Năm
1995

Khối lượng vận chuyển
Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu
%
tấn
lượt
người


Khối lượng luân chuyển
Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu lượt
%
tấn.km
người.km

91,2

5.064,2

64,8

441,3

78,2
6

16,4

15.944,4

66,1


2012
Thay

đổi

717,9
Tăng
7,9
lần

74,7
Tăng
9,9%

2.504,3
Tăng
5,7 lần

93,6
Tăng
15,4
%

43.468,5
Tăng 8,6
lần

20,1
Tăng
3,7%

84.982,0
Tăng 5,3

lần

73,2
Tăng
7,1%

Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
 Đặc điểm phân bố

- Qua Atlat Địa lý Việt Nam trang giao thông cho thấy mạng lưới đường bộ nước
ta phủ rộng khắp cả nước nhưng có mật độ cao ở các vùng đồng bằng đông dân,
kinh tế phát triển vì có điều kiện xây dựng thuận lợi và nhu cầu vận tải lớn.
- Ở các vùng miền núi hệ thống quốc lộ ít mà chủ yếu là tỉnh lộ, huyện lộ và xã
lộ với chất lượng và mật độ đường còn thấp do trở ngại về địa hình, vốn đầu tư
và nhu cầu vận tải thấp hơn.
- Bảng số liệu dưới đây cho thấy vận tải đường bộ nước ta chủ yếu tập trung ở các
vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ. Đây là những vùng đông dân, kinh tế phát triển, có hệ thống đường bộ
được đầu tư. Riêng các vùng này đã chiếm 78,2% khối lượng vận chuyển hàng
hóa, 71,8% khối lượng vận chuyển hành khách, 79,8% khối lượng luân chuyển
hàng hóa, 66,0% khối lượng luân chuyển hành khách của cả nước bằng đường bộ.
Trong đó Đồng bằng Sông Hồng dẫn đầu về vận tải đường bộ do có nhiều ưu thế
hơn; riêng luân chuyển hành khách thì Đông Nam Bộ lại dẫn đầu.
- Các vùng còn lại, đặc biệt là Tây Nguyên chiếm tỷ trọng nhỏ trong vận tải đường
bộ do đó là những vùng miền núi hoặc sông nước như đồng bằng sông Cửu Long
và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên về vận tải hành khách bằng đường bộ thì
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lại khá phát triển, đứng thứ 3 ở nước ta với tỷ
trọng khá cao (trên 20% khối lượng vận chuyển và luân chuyển).
Bảng 2. Cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ của
nước ta phân theo địa phương năm 2010 (đơn vị %)

7


Vùng

Đồng bằng Sông Hồng
Trung du miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
Tổng

Khối lượng vận
chuyển
Hàng Hành
hóa
khách
34,1
37,6
12,3
3,0
25,2
9,4
4,1
2,6
18,9
24,8
5,1
22,7

100,0
100,0

Khối lượng luân
chuyển
Hàng
Hành
hóa
khách
31,0
21,2
7,3
6,7
24,7
18,8
7,9
7,1
24,1
26,0
5,1
20,3
100,0
100,0

(Số liệu trên không bao gồm của các doanh nghiệp do Trung ương quản lí)
Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
I.3.2. Ngành đường sắt
 Tình hình phát triển
 Chiều dài và các tuyến quan trọng:


- Tổng số ki lô mét đường sắt: 3.146,6 km.
- Hiện nay Việt Nam đang xem xét xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Nam với chiều dài 1.600 km. Trong thời gian tới, một số tuyến đường sắt cũ sẽ
được khôi phục đưa vào sử dụng và có kế hoạch xây dựng mới một số tuyến
nhánh, đặc biệt phục vụ mục đích phát triển kinh tế khu vực phía Tây và Nam.
- Các tuyến quan trọng:
+ Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh (dài 1.726km)
+ Ngoài ra từ ga Hà Nội còn có một số tuyến tỏa đi Hải Phòng, Đồng Đăng, Hạ
Long,...
+ Tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh (Trung Quốc), qua ga Đồng Đăng (Lạng
Sơn) và Hà Nội - Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc)
- Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới đường sắt
Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào
khi được phát triển.
 Khối lượng vận chuyển và luân chuyển
8


- Bảng 3 dưới đây cho biết tỷ trọng khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng
hóa, hành khách bằng đường sắt của nước ta tuy tăng nhưng chậm hơn mức tăng
bình quân của toàn ngành vận tải nên tỷ trọng trong khối lượng vận chuyển và
khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng
nhỏ. Do đặc thù của ngành không phù hợp với đặc điểm địa hình ¾ đồi núi của
nước ta, do chi phi đầu tư ban đầu lớn, khối lượng vận chuyển hàng hóa chưa
nhiều nên bị cạnh tranh khốc liệt bởi các loại hình vận tải khác, đặc biệt là đường
bộ.
Bảng 3. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường sắt của nước ta giai đoạn 1995 – 2012
Khối lượng vận chuyển
Hàng hóa
Hành khách

Triệu
%
Triệu lượt
%
tấn
người

Khối lượng luân chuyển
Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu lượt
%
tấn.km
người.km

Năm
1995

4,5

3,2

8,8

1,6

1.750,5


5,7

2.133,3

8,8

2012
Thay
đổi

6,9
Tăng
1,5 lần

0,7
Giả
m
2,5%

12,2
Tăng 1,4
lần

0,5
Giả
m
1,1%

4.023,4
Tăng

2,2 lần

1,9
Giả
m
3,8%

4.600,6
Tăng 2,2
lần

4,0
Giả
m
4,8%

Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
 Đặc điểm phân bố

- Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang giao thông hoặc sử dụng bản đồ giao
thông Việt Nam, dễ dàng nhận thấy mạng lưới đường sắt nước ta phân bố không
đều, tập trung chủ yếu ở miền Bắc và phía Đông dọc theo khu vực đồng bằng từ
vùng Đồng bằng sông Hồng xuyên qua miền Trung đến vùng Đông Nam Bộ.

9


- Khu vực miền núi địa hình dốc, cắt xẻ mạnh hoặc những vùng có sông suối,
kênh rạch quá nhiều như đồng bằng sông Cửu Long không phù hợp phát triển
đường sắt.

I.3.3. Ngành đường sông
 Tình hình phát triển

 Chiều dài

Hệ thống đường sông Việt Nam rất phong phú với hơn 2.360 con sông có
chiều dài từ 10km trở lên. Sông có giá trị giao thông có tổng chiều dài khoảng
42.000 km, trong đó khoảng 11.000 km đường sông đang được khai thác.
 Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển

Bảng 4. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa,
hành khách bằng đường sông của nước ta giai đoạn 1995 – 2012
Khối lượng vận chuyển
Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu lượt
%
tấn
người

Khối lượng luân chuyển
Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu lượt
%
tấn.km

người.km

1995

37,7

26,8

111,9

19,8

8.671,3

28,1

1.937,3

8,0

2012
Thay
đổi

174,4
Tăng
4,6 lần

18,1
Giả

m
8,7%

145,0
Tăng 1,3
lần

5,4
Giảm
14,4
%

36.625,5
Tăng 4,2
lần

17,0
Giảm
11,1%

2.835,1
Tăng 1,5
lần

2,4
Giả
m
5,6%

Năm


Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
- Bảng 4 phản ánh khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển
tăng chậm nên tỷ trọng ngày càng giảm. Đặc biệt vận tải hành khách có tỷ trọng
giảm mạnh và hiện nay chỉ còn 2,4% khối lượng luân chuyển, 5,4% khối lượng
vận chuyển của cả nước.
- Nguyên nhân:
10


+ Do sự phát triển mạnh của các loại hình vận tải khác tạo ra nhiều sự lựa chọn và
cạnh tranh.
+ Sông ngòi nước ta có giá trị giao thông không cao, các cảng sông đa phần quy
mô nhỏ, năng lực xếp dỡ thấp, phương tiện còn lạc hậu.
+ Kinh tế khu vực dọc theo sông ít phát triển, hậu phương cảng sông chưa mạnh.
- Mặc dù có nhiều hạn chế song giao thông đường sông vẫn là một hình thức được
ưa chuộng do giá thành rẻ, phù hợp với một số loại hàng hoá nhất định (năm 2012
chiếm khoảng 18% khối lượng vận chuyển và 17% khối lượng luân chuyển hàng
hóa của nước ta).
 Đặc điểm phân bố

Bảng 5. Cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển bằng đường sông của
nước ta phân theo địa phương năm 2010 (đơn vị %)
Khối lượng vận
chuyển
Hàng Hành
hóa
khách
Vùng
Đồng bằng Sông Hồng

Trung du miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
Tổng

41,5
3,8
5,6
0,0
16,3
32,8
100,0

35,6
3,0
9,3
2,4
23,5
26,2
100,0

Khối lượng
luân chuyển
Hàng
Hành
hóa
khách
53,3

1,2
6,4
0,0
25,1
14,0
100,0

20,8
6,4
18,2
6,9
25,3
22,3
100,0

Số liệu trên không bao gồm của các doanh nghiệp do Trung ương quản lí
Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
- Bảng số liệu cho thấy vận tải đường sông nước ta chủ yếu tập trung ở 3 vùng, đó
là Đồng bằng Sông Hồng (hệ thống Sông Hồng – Thái Bình), Đồng bằng Sông
Cửu Long (hệ thống sông Mê Kông) và Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).
11


Đây là những vùng có hệ thống sông lớn nhất nước ta, sông chảy qua địa thế bằng
phẳng và có nền kinh tế dọc theo sông phát triển với nhiều cảng sông được nâng
cấp, nạo vét. Riêng 3 vùng này đã chiếm 90,6% khối lượng vận chuyển hàng hóa,
85,3% khối lượng vận chuyển hành khách, 92,4% khối lượng luân chuyển hàng
hóa, 68,4% khối lượng luân chuyển hành khách của cả nước bằng đường sông.
Trong 3 vùng này thì Đồng bằng Sông Hồng dẫn đầu về vận tải đường sông.
- Các vùng còn lại, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc

chiếm tỷ trọng nhỏ trong vận tải đường sông do đó là những vùng miền núi, sông
nhỏ, ngắn, dốc và kinh tế kém phát triển.Ở miền Trung giao thông đường sông
được khai thác ở một số sông lớn trong vùng.
I.3.4. Ngành đường biển
 Tình hình phát triển
 Hệ thống cảng biển

- Tính đến tháng 9/2014 Việt Nam có tổng cộng 44 cảng biển các loại đủ điều kiện
hoạt động.
 Các tuyến đường biển chính:

- Các tuyến nội điạ: Hiện nay là các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo
hướng Bắc – Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh. Ngoài
ra còn một vài tuyến khác như Hải Phòng – Cửa Lò, Hải Phòng – Đà Nẵng, Cửa
Lò – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Quy Nhơn,TP Hồ Chí Minh – Rạch Giá…
- Các tuyến đường biển quốc tế: Chủ yếu từ TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng
tỏa đi các nơi và ngược lại (xem Atlat Địa lí Việt Nam trang giao thông).
 Khối lượng vận chuyển và luân chuyển

Bảng 6. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa
bằng đường biển của nước ta giai đoạn 1995 -2012
Năm

Khối lượng vận chuyển
12

Khối lượng luân chuyển


1995

2012
Thay đổi

Triệu tấn
7,3
61,7
Tăng 8,4 lần

%
5,2
6,4
Tăng 1,2%

Triệu tấn.km
15.335,2
131.146,3
Tăng 8,6 lần

%
49,6
60,8
Tăng 11,2%

Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Từ năm 1995 đến năm 2012 khối lượng vận chuyển và luân chuyển đường
biển tăng khá mạnh cả về số lượng và tỷ trọng do sự phát triển nhanh của hoạt
động xuất, nhập khẩu của nước ta và sự tiến bộ của ngành hàng hải. So với các
loại hình giao thông vận tải khác, vận tải đường biển có khối lượng vận chuyển
hàng hóa đứng ba với tỷ trọng thấp, 6,4% năm 2012, sau ngành vận tải đường ô
tô và đường sông, nhưng lại đứng đầu về luân chuyển hàng hóa với 60,8% tổng

khối lượng luân chuyển hàng hóa của cả nước do có ưu thế là cự li vận chuyển
dài, đảm nhận các tuyến vận chuyển quốc tế.
 Đặc điểm phân bố

- Đường bờ biển dài chạy dọc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên hệ
thống cảng biển của nước ta phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam.
- Hệ thống cảng biển nước ta phân bố khá đồng đều từ Bắc vào Nam nhưng khối
lượng vận chuyển hàng hóa qua cảng lại rất chênh lệch:
+ Nhóm cảng biển số 1(miền Bắc: từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) và số 5 (Đông
Nam Bộ) chiếm gần 80% tổng sản lượng hàng qua cảng biển cả nước nhiều năm
qua, riêng nhóm cảng biển số 5 luôn đón nhận khối lượng hàng hóa thông qua đạt
xấp xỉ 50% tổng lượng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam.
+ Các nhóm cảng số 2 (Thanh Hóa đến Hà Tỉnh), số 3 (Quảng Bình đến Quảng
Ngãi), số 4 (Bình Định đến Bình Thuận) và số 6 (Đồng bằng Sông Cửu Long)
chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng 20% tổng lượng hàng hóa qua cảng của nước ta.
- Nguyên nhân:

13


+ Nhóm cảng biển số 1 và 5 chiếm ưu thế về lượng hàng hóa qua cảng do nằm
trong khu vực kinh tế phát triển với hoạt động xuất, nhập khẩu mạnh nhất và có hệ
thống cảng biển hiện đại nhất nước ta.
+ Các nhóm cảng còn lại kém phát triển vì kinh tế hậu phương cảng còn yếu, nhu
cầu xuất, nhập khẩu chưa cao, cơ sở hạ tầng của cảng và ven cảng chưa tốt.
I.3.5. Ngành đường hàng không
 Tình hình phát triển
 Cơ sở hạ tầng và năng lực cạnh tranh

- Số lượng sân bay: Việt Nam hiện có 22 sân bay có hoạt động bay dân sự lớn nhỏ,

trong đó có 10 sân bay quốc tế.
-Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị
trường hàng không đang phát triển nhanh và năng động, xếp thứ 7 trong số những
thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
 Khối lượng vận chuyển và luân chuyển

- Bảng số liệu dưới đây cho thấy vận tải hàng không có khối lượng vận chuyển và
luân chuyển nhỏ, tăng chậm nên tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm cả về khối
lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, luân chuyển hành khách (dưới 1,0%
của cả nước) do đặc thù của ngành này là có trọng tải thấp, cước phí đắt và nhu
cầu vận chuyển hàng bằng đường không của nước ta còn thấp.
- Tỷ trọng khối lượng luân chuyển hành khách lại có xu hướng tăng và chiếm tỷ
trọng đáng kể (năm 1995 là 17,0%, năm 2012 lên 20,4%) do mức thu nhập của
người dân được cải thiện nên nhu cầu đi lại bằng hàng không tăng và nhờ sự hiện
đại hóa nhanh chóng của ngành hàng không cùng sự hội nhập sâu rộng của nước
ta với khu vực và thế giới.
Bảng 7. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách
bằng đường hàng không của nước ta giai đoạn 1995 -2012
Năm

Khối lượng vận chuyển
Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu
%
14

Khối lượng luân chuyển

Hàng hóa
Hành khách
Triệu
%
Triệu
%


tấn
1995

0,03

0,02

lượt
người
2,4

tấn.km

2012

0,2

0,02

15,0

0,6


475,1

0,2

23.626,0

20,4

Tha
y đổi

Tăng
6,0 lần

Giữ
nguyên

Tăng
6,3
lần

Tăng
0,2%

Tăng
5,3
lần

Giảm

0,1%

Tăng 5,8
lần

Tăng
3,4%

0,4

89,2

0,3

lượt
người.km
4.094,3

17,0

Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
 Đặc điểm phân bố

Mạng lưới các sân bay nước ta phân bố rộng khắp cả nước, từ Bắc vào Nam,
từ đồng bằng lên miền núi, từ đất liền ra hải đảo. Trong đó:
- Miền Bắc có 5 sân bay (điểm trung chuyển chính là sân bay quốc tế Nội Bài, Hà
Nội).
- Miền Trung – Tây Nguyên có 10 sân bay (điểm đến quan trọng là sân bay quốc
tế Đà Nẵng).
- Miền Nam có 7 sân bay (điểm trung chuyển chính là sân bay quốc tế Tân Sơn

Nhất, TP Hồ Chí Minh).
Tuy các sân bay phân bố rộng khắp nhưng tập trung chủ yếu ở các đô thị
ven biển do những nơi này có địa hình bằng phẳng, kinh tế phát triển, dân đông
với mức sống cao hơn nên nhu cầu chuyên chở bằng đường hàng không cao hơn
vùng núi, hải đảo và điều kiện đầu tư cho ngành cũng tốt hơn nhiều.
I.3.6.Ngành đường ống
 Tình hình phát triển

- Vận tải đường ống gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ở
nước ta nên các tuyến đường ống chủ yếu được xây dựng gần đây (đường ống
dẫn khí đầu tiên ở nước ta là Nam Côn Sơn đi vào vận hành năm 2003). Các hệ
thống đường ống của nước ta có nguồn gốc từ mục đích khai thác thương mại chỉ

15


được xây dựng trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí (ngoại trừ tuyến ống
xăng dầu B12 trước đây có mục đích quân sự ).
- Trong những năm qua do sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp khai thác
dầu khí nên kéo theo sự phát triển của hệ thống đường ống. Số liệu thống kê cho
thấy trước năm 2007 nước ta chỉ có khoảng trên 1000km đường ống thì đến nay đã
tăng gấp đôi. Tuy nhiên chiều dài đường ống dẫn dầu và dẫn khí của nước ta còn
rất khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới (tổng chiều dài hiện
nay trên 2000km).
 Đặc điểm phân bố

Do phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai thác dầu khí của nước ta
nên hệ thống đường ống phân bố không đều trên lãnh thổ.
 Hệ thống đường ống của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ


và Đồng bằng sông Cửu Long là những nơi có tiềm năng khai thác dầu
khí lớn nhất cả nước.
- Hệ thống vận chuyển và phân phối khí từ các mỏ thuộc khu vực bể trầm tích
Cửu Long dài 347,3 km.
- Hệ thống vận chuyển và phân phối khí Nam Côn Sơn dài 897,1 km.
- Hệ thống vận chuyển và phân phối khí PM3 - Cà Mau dài 325 km.

16


Bản đồ hệ thống đường ống dẫn khí ở bể trầm tích Cửu Long và bể
trầm tích Nam Côn Sơn
 Ở miền Bắc chỉ có hệ thống đường ống xăng dầu B12: dài hơn 500 km đi
qua 6 tỉnh, thành phố, bắt đầu từ Quảng Ninh - là nơi có Cảng dầu B12,
qua Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nội.
II. NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
II.1. Ngành bưu chính
 Đặc điểm nổi bật là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ

mạng lưới Bưu chính nước ta hiện nay (năm 2010) có 71 bưu điện trung
tâm, 616 bưu điện quận, huyện, 2099 bưu điện khu vực.
 Hoạt động bưu chính nước ta còn nhiều hạn chế: mạng lưới phân bố chưa
hợp lí, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa tương xứng với chuẩn quốc
tế, thiếu lao động trình độ cao,..
 Định hướng: phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa,
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bưu chính trở thành ngành kinh doanh
có hiệu quả.
17



II.2. Ngành viễn thông
II.2.1. Tình hình phát triển
Đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các
thành tựu kĩ thuật hiện đại.
- Trước Đổi mới , mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc hậu, dịch vụ nghèo
nàn.
- Những năm gần đây, viễn thông nước ta tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, bình
quân 30%/năm.
+ Số thuê bao điện thoại tăng nhanh, năm 2005 mới có 15,8 triệu thuế bao thì
đến năm 2014 đã có trên 143 triệu thuê bao. Trong khoảng 1 thập niên tăng gấp
gần 10 lần. Số thuê bao điện thoại của nước ta tăng nhanh nhờ vào tốc độ tăng
chóng mặt của thuê bao di động (tăng khoảng 16 lần), còn thuê bao cố định trong
những năm gần đây giảm dần.
+ Năm 2005 bình quân nước ta có 19 thuê bao /100 dân thì hiện nay mật độ thuê
bao 158 thuê bao/100 dân, trong đó mật độ sử dụng 3G là 26 thuê bao/100 dân.

Bảng 8. Thuê bao điện thoại và thuê bao internet băng rộng (triệu thuê bao)
Năm

Số thuê bao
điện thoại
2005
15,8
2010
124,3
2014
143,0

Số thuê bao di động trong
tổng số thuê bao điện thoại

8,7
111,6
138,6

Số thuê bao Internet băng
rộng (ADSL)
0,2
3,6
11,9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Wikipedia và Vietnamnet)
- Mạng lưới viễn thông với kĩ thuật Analog lạc hậu được bằng mạng kĩ thuật số
(Digital), tự động hóa cao và đa dịch vụ.
+ Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định, di động
18


+ Mạng phi thoại: mạng Fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin
+ Mạng truyền dẫn: mạng dây trần, cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế,...
Triệu người
Biểu đồ 1. Số người sử dụng Internet ở Việt Nam giai đoạn 2003 – 2014
(Nguồn: Xử lí số liệu từ Wikipedia)
- Internet tại Việt Nam chính thức bắt đầu hòa vào mạng Internet toàn cầu từ cuối
năm 1997.
+ Số người sử dụng Internet ở nước ta tăng rất nhanh, năm 2003 mới có 0,8 triệu
Năm
người, năm 2014 tăng lên 36 triệu người (tăng 45 lần trong vòng 1 thập niên).
+ Số thuê bao internet băng rộng (ADSL) cũng tăng đáng kể, từ 0,2 triệu thuê bao
năm 2005 lên 11,9 triệu thuê bao năm 2014.
Số lượng người dùng Internet đông đảo được xem là nền tảng tiềm năng,

tạo ra cơ hội và nhiều thách thức để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
II.2.2. Đặc điểm phân bố
Mạng lưới viễn thống nước ta hiện nay phát triển rộng khắp cả nước
nhưng có mật độ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng,
đô thị đông dân, kinh tế phát triển. Đặc biệt phát triển mạnh nhất là ở đồng bằng
sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ là những khu vực đông dân, kinh tế và khoa
học công nghệ phát triển nhất cả nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật
phân bố của các ngành dịch vụ kĩ thuật cao.
III. NGÀNH THƯƠNG MẠI
III.1. Ngành nội thương
III.1.1. Tình hình phát triển
Thị trường nội địa có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Từ sau Đổi mới, hình thành thị trường thống nhất trong cả nước,
19


thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta có nhiều biến đổi lớn về chất và phát triển
vượt bậc về lượng.
 Hàng hoá, dịch vụ:

- Hàng hoá cung ứng trên thị trường tăng trưởng với mức cao, trên 10%/năm,
phong phú về quy cách chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Biểu đồ 2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt
Nam từ năm 1990 đến năm 2014
(Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê việt Nam)
- Biểu đồ trên cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
của nước ta từ năm 1990 đến năm 2014 tăng mạnh (155 lần) chứng tỏ sự phục hồi
và phát triển mạnh của nền kinh tế và sự cải thiện thu nhập đáng kể của người dân.

Biểu đồ 3. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

của nước ta năm 1995 và 2014
- Biểu đồ 3 phản ánh sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta: từ năm 1995 đến năm 2014 tổng
mức bán lẻ hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhưng giảm từ 78,3% xuống 75,2%;
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 21,7% lên 24,8%.
 Cơ cấu ngành nội thương phân theo khu vực kinh tế

- Phân tích bảng số liệu dưới đây ta thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế sau 24 năm
biến đổi mạnh:
Bảng 9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo
giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2014
Tổng số

Kinh tế Nhà
nước
20

Kinh tế ngoài
Nhà nước

Khu vực có
vốn đầu tư


Năm
1990
1994
2000
2010

2014

Nghìn
tỉ đồng
19,0
93,5
220,4
1.677,3
2.945,2

%
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

Nghìn
tỉ đồng
5,8
21,6
39,2
237,5
299,7

%

Nghìn
tỉ đồng
13,2

71,4
177,7
1.395,6
2.547,7

30,4
23,1
17,8
14,2
10,2

%
69,6
76,4
80,6
83,2
86,5

nước ngoài
Nghìn
%
tỉ đồng
0,0
0,0
0,5
0,5
3,5
1,6
44,2
2,6

97,8
3,3

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
+ Khu vực kinh tế nhà nước về giá trị tăng 51,7 lần nhưng tỷ trọng giảm mạnh
từ 30,4% năm 1990 xuống còn 10,2% năm 2014 do sự tăng trưởng mạnh hơn
của các thành phần kinh tế còn lại;
+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng mạnh và chiếm ưu thế cả về tổng giá trị
và tỷ trọng. Về giá trị tăng 193 lần, về tỷ trọng tăng từ 69,6% lên 86,5%;
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 1990 chưa có, từ năm 1994 đến nay,
trong vòng 20 năm tăng 195,6 lần về tổng giá trị, còn tỷ trọng tuy có tăng
nhưng vẫn rất nhỏ (năm 1994 là 0,5% , năm 2014 đạt 3,3%).
- Sự thay đổi trên là do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đa dạng hoá
các thành phần kinh tế tham gia thị trường, mở cửa và khuyến khích sự phát
triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
III.1.2. Đặc điểm phân bố
 Kết cấu hạ tầng thương mại

- Những khu vực đông dân, đặc biệt là kinh tế phát triển, mức độ đô thị hóa cao là
những vùng có nhiều chợ, siêu thị và trung tâm thương mại như Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
- Những vùng miền núi, thưa dân, kinh tế ít phát triển, mức độ đô thị hóa thấp, có
nhiều dân tộc thiểu số sinh sống thì có ít siêu thị và trung tâm thương mại mà chủ
yếu là các chợ như Trung du và miền núi phía Bắc ,Tây Nguyên và Đồng bằng
sông Cửu Long.
21


 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo địa


phương của nước ta
Phân tích Bảng 10 cho thấy:
- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở nước ta tập trung chủ yếu ở
các vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long và
khu vực Miền Trung (trên 90% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
cả nước). Các vùng còn lại chiếm chưa đến 10%.
Bảng 10. Cơ cấu dân số trung bình và tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu
dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo địa phương của nước ta
qua một số năm (đơn vị %)
Năm
Vùng

Đồng
bằng
sông Hồng
Trung du và
miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ
và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông
Nam
Bộ
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long

Tổng

1995
Dân số
Tổng mức bán
trung bình
lẻ và doanh
thu dịch vụ
tiêu dùng

2013
Dân số trung Tổng mức bán lẻ
bình
và doanh thu
dịch vụ tiêu
dùng

23,7

19,9

22,7

21,5

13,2

4,8

12,8


4,8

23,9

17,4

21,6

15,3

4,7

1,9

6,1

4,5

12,9

36,1

17,3

36,1

21,6
100,0


20,0
100,0

19,5
100,0

17,8
100,0

Nguồn: Xử lí từ số lệu của Tổng cục thống kê Việt Nam
- Theo thời gian tuy có thay đổi tỷ trọng giữa các vùng nhưng không đáng kể.
22


+ Vùng luôn dẫn đầu là Đông Nam Bộ (36,1%)
+ Đồng bằng Sông Hồng hiện nay chiếm tỷ trọng thứ 2 (năm 2013 là 21,5%).
+ Đồng bằng Sông Cửu Long năm 1995 chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 ở nước ta với
20,0% thì đến năm 2013 giảm xuống vị trí thứ 3 với 17,8%.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung giảm dần tỷ trọng (năm 1995 chiếm
17,4%, năm 2013 còn 15,3%)
+ Trung du và miền núi phía Bắc năm 1995 và năm 2013 đều chiếm 4,8%
+ Cùng thời gian trên Tây Nguyên tăng từ 1,9% lên 4,5%
Tóm lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước
ta phân bố không đều theo lãnh thổ. Chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, các
khu vực đông dân, kinh tế và đô thị phát triển, hạ tầng thương mại hiện đại.
III.2. Ngành ngoại thương
III.2.1.Vai trò của ngành ngoại thương
 Vai trò của xuất khẩu:

- Xuất khẩu thu ngoại tệ tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập

khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế, làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở
rộng với thị trường quốc tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô
sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu tạo phản ứng dây
chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm
xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
- Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất và
nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường thế
giới về quy cách, chất lượng sản phẩm thì một mặt phải đổi mới trang thiết bị phục

23


vụ sản xuất, một mặt người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.
- Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước.
- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao
mức sống của nhân dân.
- Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
 Vai trò của nhập khẩu:

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa đất nước.
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh
tế cân đối và ổn định.
- Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu vừa thỏa
mãn nhu cầu trực tiếp về hàng tiêu dùng đồng thời đảm bảo đầu vào cho sản xuất,
tạo việc làm ổn định cho người lao động đồng thời qua đó tác động tích cực lại

công tác xuất khẩu.
- Nhập khẩu tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động sản xuất trong
nước. Hàng hóa nhập khẩu càng đa dạng và chất lượng thì thì đòi hỏi các hoạt
động sản xuất trong nước phải luôn cải tiến chất lượng, mẫu mã, giá cả để có thể
cạnh tranh.
III.2.2. Các nguồn lực phát triển ngoại thương nước ta
 Lợi thế:

Ở nước ta khi đánh giá các nguồn lực sản xuất có lợi thế so sánh để phát
triển kinh tế đối ngoại, người ta thường đề cập đến 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực,
tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi của đất nước.
 Lợi thế về vị trí địa lý:

24


Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải và hàng không quốc tế. Ven
biển, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè có thể cập bến
an toàn quanh năm. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lý tưởng, cách đều thủ đô
các thành phố quan trọng trong vùng Đông Nam Á. Đường bộ, đường sông đã nối
3 nước Đông Dương thành thế chiến lược kinh tế, quân sự thuận lợi. Điều này tạo
khả năng cho Việt Nam phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau trong hoạt
động dịch vụ trong đó có hoạt động ngoại thương. Nhất là nước ta lại nằm trong
khu vực phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP từ 7-9%/năm trong vài ba thập kỷ
trở lại đây tạo môi trường năng động cho nước ta hợp tác, mở rộng quan hệ kinh
tế ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng điều hòa, đất đai đa dạng, màu mỡ cho phép
chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu quả cao như gạo, cao su, gỗ và

các nông sản nhiệt đới khác.
- Chiều dài bờ biển 3.260km với nhiều vũng, vịnh, bãi tôm, cá, ngư trường trọng
điểm, mạng lưới sông suối và ao hồ, kênh rạch dày đặc cho phép phát triển ngành
thủy sản xuất khẩu.
- Với nguồn khoáng sản đa dạng, dồi dào là cơ sở để phát triển nhiều ngành công
nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. Dầu mỏ hiện nay là nguồn tài
nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia
tăng và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
 Lợi thế về lao động:

- Tính đến năm 2014 dân số nước ta đạt 90,7 triệu người, trong đó số lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 53,0 triệu người. Lao động
dồi dào, giá nhân công rẻ, khoảng 0,16 USD/ 1 giờ lao động, trong khi đó ở Nhật
là 23 USD/1 giờ lao động. Điều đó tạo ra lợi thế cho Việt Nam khi tham gia vào
phân công lao động quốc tế.

25


×