Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 9 hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.93 KB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy môi trường kinh
doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh
là 1 xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường cũng là động lực thúc đẩy các DN
tự vươn lên khẳng định mình, không ngừng hoàn thiện để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh hiệu quả thì đòi hỏi DN phải am hiểu thị trường,
nắm bắt được thông tin kịp thời, biết cách điều chỉnh cơ cấu quản lí, hình thức
kinh doanh cho phù hợp . Kết quả kinh doanh chính là mục tiêu cuối cùng của
doanh nghiệp, là cái nhìn tổng quát về toàn bộ doanh nghiệp trong một chu kì sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh thì DN
phải tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên các số
liệu kế toán.Kết quả kinh doanh chính là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, là
cái nhìn tổng quát về toàn bộ doanh nghiệp trong một chu kì sản xuất kinh
doanh.Thông qua các số liệu đã phân tích, DN sẽ đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ
thể, chi tiết phù hợp với thực tế của doanh nghiệp để có thể khai thác các tiềm
năng và khắc phục yếu kém, nâng cao kết quả kinh doanh của DN. Đồng
thời,dựa vào kết quả phân tích còn có thể hoạch định phương án kinh doanh và
dự báo kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp nênnhóm em đã chọn đề tài “Phân tích kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 Hải Phòng’’ cho chuyên đề kiến tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa các lý luận về KQKD và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh trong DN.
+ Phân tích thực trạng KQKD của công ty cổ phần xây dựng số 9 Hải Phòng
+ Trên cơ sở đề ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong hiện tại và tương lai.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+Đối tượng nghiên cứu : kết quả hoạt động kinh doanh của công ty của công ty
cổ phần xây dựng số 9 Hải Phòng


+Phạm vi nghiên cứu gồm không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

1


- Không gian nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần xây
dựng số 9 số 259 đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, Hải
Phòng.
- Thời gian nghiên cứu:Các số liệu được thu thập trong giai đoạn 2013-2014.
4.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu: thu thập, thống kê các thông tin, số liệu cần
sử dụng trong đề tài như quá trình thành lập và phát triển của công ty, BCKQKD,
thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013-2014 của
công ty cổ phần xây dựng số 9 để tiến hành phân tích.
+ Phương pháp xử lý số liệu:trên cơ sở số liệu đã được thu thập, tiến hành
phân tích các số liệu bằng các phương pháp so sánh ngang, dọc để thấy được sự
tăng giảm cũng như ảnh hưởng của các nhân tố đến KQKD. Từ đóđề ra các biện
pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực, góp phần nâng
cao KQKD của công ty.
5.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Chương 2: Phân tích ket quả hoạt động kinh doanh cua công ty cổ phần xây dựng
số 9 Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty cổ phần xây dựng số 9 Hải Phòng.

2



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
KẾTQUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.1.Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh
*Khái niệm: Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả
kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được
biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi
phí).
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Doanh thu, lợi nhuận, chi phí.
*Công thức xác định mối quan hệ:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
a.Doanh thu
*Khái niệm:Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định.
*Công thức xác định:
Doanh thu
của doanh
=
nghiệp

DTT vềBH
và CC
DV

Doanh thu
+ từ hoạt động

tài chính

3

+

Thu
nhập
khác


Trong đó:
+ DTT về BH và CCDV là chênh lệch giữa DTBH và CCDV với các khoản giảm
trừ doanh thu.Công thức xác định:
DTT về BH
và CCDV

=

DTBH
và CCDV

_

Các khoản giảm trừ
doanh thu

+DTBH và CCDV (doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ) là nguồn tài
chính quan trọng, DN dùng nó để trang trải các khoản chi phí bỏ ra trong sản xuất
kinh doanh, để thanh toán tiền lương, tiền công và tiền thưởng trả cho người lao

động, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nộp các khoản
thuế theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mai, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt đầu ra và thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp.
+ Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp
thu được trong kỳ do các hoạt động tài chính mang lại .
+ Thu nhập khác là các khoản thu được trong kì do các hoạt động không thường
xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, thu nhập khác của doanh nghiệp.
* Ý nghĩa:
+ Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản chi
phí hoạt động kinh doanh, là nguồn quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện
các nghĩa vụ đối với nhà nước, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần,
tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác.
b. Chi phí
*Khái niệm:Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp
bỏ ra để thực hiện việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong 1 thời kì nhất
định.
*Công thức xác định:
Chi phí
Giá vốn
Chi phí
Chi phí
Chi phí

4

Chi



của
= hàng
+ bán
+ quản
+
hoạt
DN
bán
hàng
lý DN
độngTC
Trong đó:
+ Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ .
+ Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ .
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý
hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh
nghiệp.
+ Chi phí hoạt động tài chính là chi phí có liên quan đến hoạt động đầu tư vốn,
huy động vốn, hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp trong 1 thời kì nhất
định.
+ Chi phí khác là những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động có tính chất
bất thường, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ, chi phí về thu tiền phạt,các chi
phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng,v.v…
*Ý nghĩa:
+ Chi phí là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để
xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời cũng là căn cứ để doanh
nghiệp xây dựng chính sách giá cả, thực hiện chính sách cạnh tranh sản phẩm
trong cơ chế thị trường.
c. Lợi nhuận

*Khái niệm : Lợi nhuận làkết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh
nghiệp mang lại.
*Công thức xác định:
LNTT
LN thuần TT
LNTT
LNTT
của
= của hoạt động
+ Hoạt động
+
của hoạt
DN
SXKD
TC
động khác
Trong đó:
5

+

phí
khác


+Lợi nhuận thuần trước thuế hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch
giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và chi phí của hoạt động
kinh doanh. Công thức xác định:


LNthuần TT hoạt động

Doanh thu

SXKD

=

(hay bán hàng)

Giá

thuần về

-

vốn hàng

bán hàng

Chi phí
-

bán

bán
hàng

Chi phí

-

quản lí
DN

+Lợi nhuận trước thuế hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt
động tài chính và chi phí hoạt động tài chính . Công thức xác định:

LNTT hoạt
động tài chính

=

Doanh thu hoạt
động tài chính

-

Chi phí hoạt
động tài chính

+Lợi nhuận trước thuế hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập thu khác và chi
phí khác. Công thức xác định:
LNTT hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
+Công thức xác định lợi nhuận sau thuế:
LNST = LNTT – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = LNTT * Thuế suất thuế TNDN
* Ý nghĩa:
+ Lợi nhuận là 1 chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của DN, giữ

vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lợi nhuận còn là 1 nguồn thu
quan trọng của NSNN.
1.1.3. Các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.3.1. Nhân tố khách quan
a. Chính trị và luật pháp

6


Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi
về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho DN này hoặc kìm hãm sự phát triển
của DN khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi
pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN.
b. Kinh tế
- Xu hướng đóng mở cửa nền kinh tế ảnh hưởng đến các cơ hội phát triển của
DN.
- Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư.
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trị, vai trò và xu hướng phát triển
của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của DN.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô
kinh doanh của DN.
c. Văn hóa – xã hội
Yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh
doanh của DN, là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng. Thông
qua yếu tố này cho phép các DN hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục
vụ qua đó lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp.
d. Kỹ thuật – Công nghệ
Nhân tố này ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong máy móc
thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi DN phải không

ngừng học hỏi để theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ, tăng khả
năng cạnh tranh cho DN.
e. Các nhân tố khác
Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn tới hoạt
động kinh doanh của DN. DN có uy tín đối với khách hàng, có vị thế trong thị
trường cạnh tranh sẽ tạo đà phát triển vững chắc và mở rộng thị phần đồng thời
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.1.3.2. Nhân tố chủ quan
a. Tiềm năng về con người
Một đặc điểm của ngành xây dựng là sử dụng rất nhiều nhân công, do đó đội
ngũ nhân công có tay nghề là yêu cầu thiết yếu đối DN với muốn tăng năng lực
cạnh tranh. Ngoài ra, tiềm năng về con người còn được thế hiện qua năng lực
quản trị điều hành của bộ máy quản lý, năng lực của nhà lãnh đạo DN.
b. Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

7


- Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì
càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu.
- Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp phẩm ảnh
hưởng rất lớn đến KQKD của DN. Nếu DN có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có
công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng
tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và ngược
lại.
c. Năng lực tài chính
Khi một doanh nghiệp có năng lực tài chính dồi dào thì sẽ tạo ra rất nhiều
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
d. Bộ máy quản trị doanh nghiệp
Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức
năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên
có năng lực sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đạt hiệu
quả cao và ngược lại.
1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1.Tài liệu phân tích
- Để phân tich kết quả hoạt động kinh doanh thì tài liệu sử dụng chủ yếu là báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo
cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong
một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh
chính. Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng
thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ; so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác
cùng ngànhđể nhận biết khái quát về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong
kỳ và xu hướng vận động , nhằm đưa ra quyết định quản lý , quyết định tài chính
phù hợp.
- Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo
quyết định số 5/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính được trình dưới dạng bảng số liệu như sau:
+Nội dung các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

8


Đơn vị………
Địa chỉ………

Mẫu số B 02 - DNN
(Ban hành theo QĐsố 48/2006/QĐ- BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)


Bảng 1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm…
Đơn vị tính…
Chỉ tiêu
(1)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần (10=01-02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp (20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí hoạt động tài chính
- Trong đó: lãi vay phải trả
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

MS

TM

Năm nay

(2)
01

(3)
VI.25


(4)

02
10
11
20
21
22
23
24
25

VI.26
VI.27
VI.28

10. Lợi tức thuần từ HĐKD
{30=20+(21-22)-(24+25)}

30

11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác

31
32

13. Lợi nhuận khác (40=31-32)

40


14.Tổng lợi nhuận trước thuế
(50=30+40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế (60=5-51-52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

50
51
52
60
70

9

VI.29
VI.30

VI.31
VI.32

Năm
trước
(5)


Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần
+Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1 : Các chỉ tiêu báo cáo.

- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng.
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo
-Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm.
-Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
1.2.2. Phương pháp phân tích
a.Phương pháp so sánh làphương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác
định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
b.Phương pháp chi tiết (phân chia)là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá
trình và kết quả thành những bộ phận khác nhaunhằm phục vụ cho mục tiêu nhận
thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục
tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kì.
c.Phương pháp loại trừlà phương pháp xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác
định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
1.2.3. Nội dung phân tích kết quả kinh doanh
1.2.3.1.Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
- Phân tích kết quả kinh doanh là việc nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trinh
và kết quả hoạt động kinh doanh của DN làm rõ chất lượng và nguồn tiềm năng
cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng
cao kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Phân tích kết quả kinh doanh giúp cho
các DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng , sức mạnh cũng như những hạn chế
trong kinh doanh của mình, từ đóđề ra những quyết định đúng đắn trong kinh
doanh; đồng thời cũng là một trong những công cụ
quan trọng để đề phòng những rủi ro trong kinh doanh.

10


- Việc phân tích KQKD được tiến hành thông qua phân tích theo phương pháp so
sánh ngang và so sánh dọc.

a.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanhtheo phương pháp so sánh ngang:
*Khái niệm: Phân tích BCKQKDtheo phương pháp so sánh ngang là việc phân
tích biến động tăng giảm của các chỉ tiêu phản ánh quy mô, thu nhập, chi phí, kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ cả về số tương đối và số
tuyệt đối.
Bảng 1.1:Bảng phân tích kết quả kinh doanh theo chiều ngang
(đơnvị tính: đồng)
Chỉ tiêu

Năm N

Năm N+1

Chênh lệch N/N+1
Số tiền

Tỉ lệ (%)

1.DTBH và CCDV
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần
4.Giá vốn hàng bán
.
.
.
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
b.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp so sánh dọc:
*Khái niệm: Phân tích BCKQKD theo phương pháp so sánh dọclà việc so sánh ty

trọng các khoản mục chi phí , lợi nhuận với doanh thu bán hàng để xác định các
ty suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và ty suất lợi nhuận trong kỳ theo từng
loại hoạt động, qua đó cho biết cơ cấu chi phí, trình độ tổ chức hoạt động kinh
doanh, các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng hay nguy cơ của DN.

11


Bảng 1.2:Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp
so sánhdọc
(đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu

NămN
Số tiền

NămN+1
TT(%
)

Số tiền

Chênh lệch N+1/N
TT(%
)

Số
tiền


TL
(%
)

TT(%)

1.DTBH và CC
DV
2. Các khoản
giảm trừ DT
3. DTT về BH
và CCDV
4.Giá vốn hàng
bán





5.LNG về BH và
CCDV





6.Chi phí bán
hàng






7.Chi phí quản
lý DN





8. LNTtừ HĐ
KD





9.LNTT





10.LNST





1.2.3.2.Phân tích các chỉ tiêu cụ thể trong báo cáo kết quả kinh doanh

a. Phân tích doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

12


+ Doanh thu thuần: là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản
giảm trừ DT
b. Phân tích giá vốn hàng bán
+Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của sản phẩm, hàng hóa đã
được xác định là tiêu thụ.Giá vốn hàng bán bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là những chi phí bao gồm chi phí
về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho
việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ, lao vụ của các doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm, dịch vụ, lao vụ trong các doanh nghiệp.
+ Chi phí sản xuất chung: Chi phí này phản ánh những chi phí sản xuất
chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
c. Phân tích lợi nhuận
+ Lợi nhuận sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.
d. Phân tích doanh thu tài chính, chi phí tài chính , thu nhập khác và các
chi phí khác
+ Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản
quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác
+ Chi phí tài chính: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến
các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn
liên doanh…
+ Chi phí bán hàng: Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ …
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp: Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý

chung của DN
+ Thu nhập khácbao gồm thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; chênh
lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, …
+ Chi phí khác bao gồm:chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ, chi phí về
thu tiền phạt, các chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng,v.v…
1.3.Biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1. Tăng doanh thu
a.Mở rộng thị trường tiêu thụ

13


Thị trường tiêu thụ bao hàm cả phạm vi hoạt động ( thị trường nội địa, thị
trường quốc tế) và khả năng thanh toán , sức mua. Nếu sản phẩm có thị trường
tiêu thụ rộng lớn, khả năng cạnh tranh sản phẩm cao, sức mua lớn, thì doanh
nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh.
b.Nâng cao uy tín và thương hiệu sản phẩm.
Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như thương hiệu sản phẩm là
1 tài sản quý giá làm cho khách hàng , người tiêu dùng tin tưởng và sẵn sàng kí
hợp đồnghay tìm chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó
đảm bảo doanh thu tăng lên.
c.Tăng khối lượng sản phẩm bán ra
Sản phẩm sản xuất được bán ra càng nhiều thì khả năng tăng doanh thu
càng cao.Tuy nhiên , khối lượng sản xuất hoàn thành lại phụ thuộc vào tình hình
thực hiện nhiệm vụ sản xuất, khả năng và trình độ quản lí của DN,….Vì vậy,
việc tổ chức kí kết hợp đồng với đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói vận chuyển
nhanh đến nơi tiêu thụ, sử dụng các hình thức thanh toán thích hợp, tôn trọng kỉ
luật thanh toán, đều có ý nghĩa quan trọng để nâng cao doanh thu của DN.
d.Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp

Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh
nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh , như vậy sẽ làm
tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng doanh thu của DN.
e.Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình
tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt
hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , ty trọng của hàng hoá trong cơ cấu, và
làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút
được khách hàng đến DN.
f.Xây dựng , triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy
mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
-Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng
hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã,...
-Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối
lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.
14


-Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như
quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số
bán.
-Với chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa
hàng, nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp
hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất…
1.3.2. Giảm chi phí
a.Đầu tư đổi mới kĩ thuật, cải tạo dây chuyền công nghệ, ứng dụng thành
tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Việc đầu tư đòi hỏi vốn dài hạn lớn, doanh nghiệp cần có các biện pháp
cụ thể khai thác nguồn vốn phục vụ cho đầu tư.

b.Tổ chức tốt phân công lao động trong doanh nghiệp
Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và lao động, năng lực quản lý, hạn chế
tối đa các thiệt hại, tổn thất trong quá trình sản xuất, để có thể tiết kiệm chi phí ,
hạ giá thành.
c.Cần tăng cường công tác quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp.
Định kì tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nhằm phát
hiện những khâu còn yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí để có
biện pháp khắc phục.
d.Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh
nghiệp
- Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nhịp nhàng, ăn khớp, liên
tục tạo hiệu quả cao.
- Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy KQKD doanh nghiệp,
góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh được
lãng phí trong sử dụng vốn, giảm được chi phí trả lãi vay...
e.Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho doanh
nghiệp
DN cần phải tạo các mối quan hệ thân thiện đối với các nhà cung cấp cho
mình, đồng thời phải tìm kiếm nguồn cung cấp với giá rẻ, đa dạng hoá nguồn
hàng và nguồn cung cấp để có được nguồn hàng và nguồn cung cấp đầu vào ổn
định có chất lượng; góp phần làm giảm giá thành sản phẩm đầu ra của doanh
nghiệp, giảm được chi phí cho DN.

15


16



CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦNXÂY DỰNG SỐ 9 HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2013-2014
Ơ

2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần xây dựng số 9Hải Phòng
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .
Công ty cổ phần xây dựng số 9 Hải Phòng tiền thân là Công ty Xây dựng
Hồng Bàng hợp nhất với Công ty sửa chữa nhà Thành phố thành lập từ năm
1974. Công ty cổ phần Xây dựng số 9 Hải Phòng được chuyển đổi theo quyết
định số 3539 QĐ/UB ngày 24/12/2004 của UBND thành phố Hải Phòng trên cơ
sở chuyển đổi từ Công ty Xây dựng số 9 Hải Phòng, là doanh nghiệp nhà nước
hạng II. Với bề dày kinh nghiệm 35 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ
cán bộ quản lý, kỹ thuật giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ công nhân lành nghề và
máy móc thiết bị tiên tiến, Công ty đã xây dựng hàng trăm công trình dân dụng
và công nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài thành phố.
 Địa chỉ trụ sở chính : Số259 đường Hà Nội- phường Thượng Lý - Hải
Phòng
 Điện thoại : 0313.525116
Fax: 0313.52379
 Giấy phép kinh doanh số : 0203001183 do Sở Kế hoạch đầu tư Hải
Phòng cấp lần 2 ngày 01/10/2007.
 Mã số thuế : 0200159608
 Công ty mở hai tài khoản để giao dịch tại hai Ngân hàng với các số tài
khoản tương ứng:
+ Ngân hàng Công thương Hồng Bàng Hải Phòng : 102010000211628
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng : 3211000000261
 Vốn điều lệ khi thành lập: 5,2 ty đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 20%

còn lại là của các cổ đông trong và ngoài Doanh nghiệp. Sau 2 năm hoạt

động vốn điều lệ tăng lên là: 11,7 ty đồng, cổ đông là Nhà nước chiếm giữ
ty lệ cổ phần 8,89%, còn lại là của các cổ đông trong và ngoài doanh
nghiệp.

17


2.1.2.Lĩnh vực,ngành nghề kinh doanh của công ty
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng cơ sở
và công trình công cộng đô thị, nông thôn, công trình giao thông , thủy lợi vừa và
nhỏ; nhà ở bán theo cơ chế kinh doanh.
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi vừa và nhỏ;san lấp mặt bằng; sửa chữa, cải tạo nhà và trang trí nội
thất.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư;dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn,
nhà hàng phục vụ hội thảo, văn phòng đại diện cho các lĩnh vực hoạt động phát
triển KT- XH.
2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng
số 9 Hải Phòng

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

18

Ban kiểm soát



Phó tổng giám đốc

Phòng TCHC và PC

Phòng Kế toán TV

Phòng KHKT và ĐT

Các đội, xí nghiệp trực thuộc

2.1.4. Đăc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
+ Công ty cổ phần xây dựng số 9 hạch toán theo phương thức khoán gọn:
không trực tiếp tiến hành xây dựng mà giao cho các tổ đọi và xí nghiệp trong
tổng công ty. Doanh thu của công ty được tạo nên từ việc hưởng phần trăm giá trị
công trình(4% giá trị quyết toán ) và các chi phí quản lý khác.
+ Hai đội xây dựng và 7 xí nghiệp trong tổng công ty trực tiếp tiến hành
xây dựng hay sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng, giao dịch với khách hàng
dựa trên cơ sở: lời ăn lỗ chịu.
+ Trong các xí nghiệp xây dựng đều bao gồm: 1 giám đốc, 1 nhân viên kế
toán và các cán bộ kĩ thuật. Những nhân viên này đều thuộc biên chế của công ty
và được mua bảo hiểm xã hội. Với các tổ đội xây dựng thì bộ máy tổ chức có thể
đơn giản hơn: nhân viên kế toán hợp đồng, không được biên chế, được các tổ đội
thuê để tổng hợp chi phí giá thành khi cần thiết. Công nhân chủ yếu trong các tổ
đội chủ yếu là công nhân lao động theo hợp đồng.
+ Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của các tổ đội và xí nghiệp là tính độc
lập, chủ động và tính an toàn trong quá trình xây lắp .
19



2.1.5.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai
đoạn 2013-2014

20


Bảng 2.1.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt kinh tế – xã hội của công ty
cổ phần xây dựng số 9 Hải Phòng

Chênh lệch
Chỉ tiêu

đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2014
Số tiền

Ty
lệ(%)

1.Tổng TS

đồng

25.211.418.7
13


39.156.591.4
23

13.945.172.7
10

55,31

-TSNH

đồng

23.144.426.5
75

37.419.995.6
11

14.275.569.0
40

61,68

-TSDH

đồng

2.066.992.13
8


1.736.595.81
2

(330.396.326
)

-15.98

2.VCSH

đồng

12.573.768.4
56

12.512.666.0
27

(61.102.430)

-0,49

- Vốn khác
của CSH

đồng

-

1.620.907.66

1

1.620.907.66
1

-

-Các quỹ
thuộc
VCSH

đồng

1.620.907.66
1

-

(1.620.907.6
61)

-100

- LNST

đồng

(1.007.139.2
05)


(61.102.429)

946.036.777

144,65

3.Tổng
DT

đồng

2.876.796.91
3

16.255.624.7
90

13.378.827.8
80

465,06

-DTT

đồng

542.702.727

14.953.450.0
00


14.410.747.2
70

2655,3
7

-DT tài
chính

đồng

1.507.092.36
8

1.280.268.15
9

(226.824.209
)

-15,05

- Thu nhập
khác

đồng

-827.001.818


21.906.635

(805.095.183
)

-97,35

4.Tổng

đồng

3.883.936.11

16.316.727.2

12.432.791.0

320,11

21


chi phí

7

10

90


-GVHB

đồng

518.823.807

13.189.870.9
09

12.671.047.0
90

2442,2
6

-Chi phí
QLKD

đồng

3.192.132.31
0

3.126.856.31
2

(65.275.998)

-2,04


-Chi phí
khác

đồng

172.980.000

-

(172.980.000
)

-100

5.LNST

đồng

(1.007.139.20
4)

(61.102.429)

946.036.777

144,65

6. LĐBQ

người


50

50

0

0

7.Thu

đồng/người/n
ăm

29.315.315

31.505.770

2.190.455

7,47

đồng

318.531.324

601.443.170

282.911.846


88,82

nhập BQ
8. Nộp
ngân sách

( Nguồn: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần xây dựng số 9 giai đoạn 2013-2014)
1.Tổng TS
Dựa vào số liệu bảng 2.1 ta có thể thấy tổng TS của công tynăm 2013 là
25.211.418.713 đồng, năm 2014 là 39.156.591.423đồng.Như vậy, tổng TS của
công ty qua 2 năm tăng13.945.172.710đồng ứng với tăng55,31% qua đó ta thấy
công ty có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tối đa
hóa giá trị TS của chủ sở hữu. Nguyên nhâncủa sự biến động tổng TS này là do:
- TSNH của công ty qua 2 năm tăng14.275.569.040 đồng ứng với tốc độ
tăng 61,68%
-TSDH của công ty qua 2 năm giảm 330.396.326đồng ứng với tốc độ
giảm 15,98%.
Từ những phân tích trên ta thấy TSNH tăng là nguyên nhân chủ yếu làm
cho tổng TS của công ty qua 2 năm tăng. Đồng thời, tốc độ tăng của TSNH qua 2

22


năm (61,68%) lớn hơn tốc độ tăng cuả TSDH (-15,94%), qua đó cho thấy công ty
có xu hướng đầu tư cho TSNH, thu hẹp quy mô TSDH. Điều này là tương đối
phù hợp với loại hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.VCSH
VCSH của công ty năm 2013 là 12.573.768.456 đồng, năm 2014 là
12.512.666.027đồng.

Như vậy, VCSH của công ty qua 2 năm giảm 61.102.430 đứng với tốc độ
giảm 0,49%.Nguyên nhân chủ yếu của sự biến độngVCSH là do :
-Vốn khác của chủ sở hữu qua 2 năm tăng 1.620.907.661 đồng.
- Các quỹ thuộc VCSH qua 2 năm giảm 1.620.907.661 đồng ứng với tốc
độ giảm 100% qua đó cho ta thấy công ty đã sử dụng quỹ cho các hoạt động đầu
tư năm 2013.
-LNSTcuả công ty qua 2 tăng 946.036.777 đồng ứng với tốc độ giảm
144,65 % qua đó ta thấy kết quả kinh doanh cuả công ty giai đoạn 2013-2014
chưa tốt, công ty không những không đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh mà
còn có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh.
Từ những phân tích trên ta thấy VCSH của công ty giảm chủ yếu do ảnh
hưởng của LNST chưa phân phối. Đồng thời, tốc độ tăng của VCSH qua 2 năm
(-0,49%) nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng TS (55,31%) cho thấy công ty ưu tiên vốn
vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, công ty có xu hướng phụ
thuộc lớn về mặt tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro , đặc biệt là rủi ro trong thanh
toán.Trong giai đoạn tới, công ty cần có biện pháp thích hợp để thanh toán công
nợ, chấp hành tốt kỉ luật thanh toán, góp phần nâng cao uy tín cuả công ty cũng
như đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh.
3.Tổng doanh thu
+ Tổng doanh thu của công ty năm 2013 là 2.876.796.913đồng , năm 2014
là16.255.624.790đồng.Như vậy, tổng doanh thu của công ty qua 2 năm tăng

23


13.378.827.880đồng ứng với tăng 465,06%.Nguyên nhân của sự biến động này
là do :
-DTT về BH và CCDV qua 2 năm tăng mạnhvà tăng14.410.747.270 đồng
ứng với tốc độ tăng là 2655,37% cho thấy công ty đã từng bước nâng cao chất
lượng sản phẩm làm cho các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

không còn trong giai đoạn này.
- Doanh thu hoạt động tài chính qua 2 năm giảm 226.824.209 đồng ứng
với tốc độ giảm là -15,05%
- Thu nhập khác qua 2 năm giảm 805.095.183 đồng ứng với tốc độ giảm
là 97,35%.
Như vậy, việc DTBH và CCDV tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho
tổng doanh thu qua 2 năm tăng. Hay nói cách khác sản phẩm của công ty lúc này
đã mang tính cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường,thỏa mãn
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.Bên cạnh đó, công ty cũng cần có
các biện pháp,chính sách kích thích tiêu thụ, không ngừng cải tiến chất lượng sản
phẩm để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo.
+ Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tốc độ tăng của tổng DT qua 2 năm
(465,06%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng TS (55,31%) và VCSH (-0,49%) qua đó
cho thấy công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong việc nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh.
4.Tổng chi phí
+Tổng chi phí của công ty năm 2013 là3.883.936.117 đồng ứng, năm
2014 là 16.316.727.210 đồng. Như vậy, tổng chi phí của công ty qua 2 năm tăng
12.432.791.090 đồng ứng với tốc độ tăng là 320,11%. Nguyên nhân của sự biến
động này là do:
- GVHB qua 2 năm tăng 12.671.047.090 đồng ứng với tốc độ tăng
2442,26%.
- Chi phí quản lý kinh doanh qua 2 năm giảm 65.275.998 đồng ứng với
tốc độ giảm 2,04%
- Chi phí khác qua 2 năm giảm 172.980.000 đồng ứng với tốc độ giảm
100%
24


+ Qua những số liệu trên ta thấy, việc tăng GVHB là nguyên nhân chủ yếu

làm cho tổng chi phí tăng. Trong giai đoạn tới , công ty cần cố gắng phấn đấu
đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản chi phí, đậc biệt là GVHB,
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
5.LNST
+ Năm 2013 LNST của công ty năm 2013là-1.007.139.204đồng, năm 2014
là -61.102.427đồng.Như vậy, LNST của công ty qua 2 năm tăng
946.036.777đồng ứng với tốc độ giảm -144,65%. LNSTở cả 2 năm đều âm cho
thấy công ty bị thua lỗ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả,công ty có nguy cơ
đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên ,LNST qua 2 năm có xu hướng tăngcho
thấy hiệu quả kết quả kinh doanh cuối cùng cuả công ty có chiều hướng tốt lên.
Qua những số liệu trên, ta thấy sự biến động về lợi nhuận là do sự biến
động của doanh thu và chi phí.Để tạo ra bước phát triển bền vững trong thời gian
tới thì công ty cần có những biện pháp triệt để hơn để tiếp tục tăng doanh
thu,giảm chi phí từ đó cải thiện tình hình lợi nhuận của công ty.
+Đồng thời, nhìn vào bảng phân tích ta cũng thấy tốc độ tăng của LNST(144,65%) nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng DT (465,06%) qua đó cho thấy công ty
vẫn sử dụng lãng phí, chưa hợp lý 1 số khoản chi phí.
+Tốc độ tăng của LNST qua 2 năm (-144,65%) nhỏ hơn tốc độ tăng của
tổng TS (55,31%) và tốc độ tăng của VCSH (-0,49%) chứng tỏ công ty vẫn sử
dụng chưa có hiệu quả 1 số nguồn lực, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
6.Số lao động bình quân
Số lao động bình quân của công ty ở cả 2 năm đều là 50 người.Qua đó cho
ta thấy giai đoạn 2013-2014 công ty không có biến chuyển lớn về bộ phận nhân
sự.
7.Thu nhập bình quân 1 lao động
Thu nhập bình quân một lao động của công ty năm 2013
là29.315.315đồng / người/ năm, năm 2014 là 31.505.770đồng / người/ năm. Qua
đó, ta thấy thu nhập bình quân một lao động của công ty qua 2 năm tăng
2.190.455đồng ứng với tốc độ tăng7,47 %.Mặc dù tốc độ tăng của thu nhập bình


25


×