Giáo án Địa lý 4
BÀI 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-
HS biết người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là
nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
Các trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
2.Kĩ năng:
- HS biết dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
- Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục & lễ hội của
người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Bước đầu hiểu sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách
xây dựng nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
3.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn
hoá của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
-
Tranh ảnh về nhà ở truyền thống & nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang
phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐDDH
HS
Giáo án Địa lý 4
1 phút
5 phút
1 phút
5 phút
Khởi động:
Bài cũ: Đồng bằng Bắc Bộ
- Chỉ trên bản đồ & nêu vị trí,
hình dạng của đồng bằng Bắc - HS trả lời
Bộ?
- HS nhận xét
- Đồng bằng Bắc Bộ do
những sông nào bồi đắp nên?
- Trình bày đặc điểm của địa
hình & sông ngòi của đồng
bằng Bắc Bộ?
- Đê ven sông có tác dụng gì?
- GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Sau khi KT bài cũ, GV
chuyển ý: Người dân ở đồng
bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc
nào? Nhà ở, trang phục của
người dân nơi đây có đặc điểm
gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
qua bài học: Người dân ở
đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả
lớp
8 phút
- Người dân ở đồng bằng Bắc
Bộ là nơi đông dân hay thưa
dân?
- Người dân ở đồng bằng Bắc
Bộ chủ yếu là người thuộc dân
tộc nào?
Hoạt động 2: Hoạt động
nhóm
- Làng của người Kinh ở
đồng bằng Bắc Bộ có đặc
điểm gì? (nhiều nhà hay ít
nhà?)
- Nêu các đặc điểm về nhà ở
của người Kinh (nhà được làm
- HS trả lời
SGK
Giáo án Địa lý 4
bằng những vật liệu gì? Chắc
chắn hay đơn sơ?) Vì sao nhà
ở có những đặc điểm đó?
- Làng Việt cổ có đặc điểm
như thế nào?
- Ngày nay, nhà ở & làng
xóm của người dân đồng bằng
Bắc Bộ có thay đổi như thế
nào?
- GV kết luận: Trong một
năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai
mùa nóng (mùa hạ), lạnh (mùa
đông) khác nhau.Thời kì
chuyển tiếp giữa hai mùa là
mùa thu và mùa xuân . Mùa
đông thường có gió mùa Đông
Bắc mang theo khí lạnh từ
phương Bắc thổi về, trời ít
nắng; mùa hạ nóng, có gió mát
từ biển thổi vào… Vì vậy,
người ta thường làm nhà cửa
có cửa chính quay về hướng
Nam để tránh gió rét vào mùa
đông & đón ánh nắng vào mùa
đông; đón gió biển thổi vào
mùa hạ. Đây là nơi hay có bão
(gió rất mạnh & mưa rất lớn)
hay làm đổ nhà cửa, cây cối
nên người dân phải làm nhà
kiên cố, có sức chịu đựng
được bão...
Ngày nay, nhà cửa của người
dân có nhiều thay đổi. Làng có
nhiều nhà hơn trước. Nhiều
nhà xây có mái bằng hoặc cao
2, 3 tầng , nền lát gạch hoa
như ở thành phố. Các đồ dùng
trong nhà tiện nghi hơn (tủ
lạnh, ti vi, quạt điện...)
- HS thảo luận theo
nhóm
- Đại diện nhóm lần
lượt trình bày kết quả
thảo luận trước lớp.
SGK
Tranh
ảnh về
làng
xóm,
nhà ở
Giáo án Địa lý 4
10 phút
Hoạt động 3: Thảo luận theo
nhóm
GV yêu cầu HS thảo luận dựa
theo sự gợi ý sau:
- Hãy mô tả trang phục truyền
thống của người Kinh ở đồng
bằng Bắc Bộ?
3 phút
1 phút
- Người dân ở đồng bằng Bắc
Bộ thường tổ chức lễ hội vào
thời gian nào? Nhằm mục đích
gì?
- Trong lễ hội, người dân
thường tổ chức những hoạt
động gì? Kể tên một số hoạt
động trong lễ hội mà em biết?
- Kể tên một số lễ hội nổi
tiếng của người dân đồng bằng
Bắc Bộ?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn
thiện phần trình bày.
- GV kể thêm một số lễ hội
của người dân đồng bằng Bắc
Bộ.
Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời các
câu hỏi trong SGK
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản
xuất của người dân ở đồng
- HS trong nhóm
dựa vào tranh ảnh ,
kênh chữ trong SGK
và vốn hiểu biết của
mình để thảo luận.
Trang phục truyền
thống của người nam
là quần trắng, áo dài
the, đầu đội khăn nếp
màu đen, của nữ là
váy đen, áo dài tứ
thân, bên trong mặc Tranh
yếm đỏ, lưng thắt ảnh về
khăn lụa dài, đầu vấn
Giáo án Địa lý 4
bằng Bắc Bộ.
tóc và chít khăn mỏ trang
quạ.
phục, lễ
hội
Các ghi nhận, lưu ý:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................