Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

thiết kế hệ thống xử lý nước thải mủ cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 139 trang )

LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Mở đầu
Mở đầu

1.Đặt vấn đề
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một
cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta- đang bò đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt
dần nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày
nay là do các hoạt động kinh tế – xã hội. Các hoạt động này, một mặt đã cải thiện chất
lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề
như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thái chất lượng môi
trường khắp nơi trên thế giới.
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp
hàng đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng to lớn. Theo xu
hướng phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su
được sử dụng hầu hết trong các lónh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu
nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có
tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn,
tạo môi trường không khí trong lành. Tính đến năm 1997 diện tích cây cao su ở nước ta
đạt gần 300.000 ha, sản lượng 185.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể với nguồn vốn
vay ngân hàng thế giới đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha, sản
lượng khoảng 300.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết lượng cao su thu hoạch từ vườn
cây thì đã có hơn 24 nhà máy với công suất từ 500 – 12.000 tấn/năm đã được nâng cấp
và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía nam, nhưng được tập trung nhiều ở các tỉnh miền
đông như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Hiện nay nước ta là nước xuất khuẩu
cao su đứng thứ 6 trên thế giới và cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu
chiến lược mang lại hàng triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn công nhân làm việc cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong
các nông trường cao su. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần và sẽ không
bền vững nếu không kết hợp yếu tố môi trường – xã hội. Ở nước ta, ước tính hàng năm


-1-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Mở đầu
ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m
3
nước thải. Lượng nước thải này có
nồng độ các chất hữu cơ dễ bò phân hủy rất cao như acid acetic, đường, protein, chất
béo… Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/L, BOD từ 1.500 – 12.000 mg/L
được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến
thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra vấn đề mùi hôi phát sinh do các chất hữu cơ bò phân
hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H
2
S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực
xung quanh. Do đó vấn đề đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý lượng
nước thải chế biến mủ cao su được nhà nước và chính quyền đòa phương quan tâm một
cách đầy đủ.
Trong phạm vi hẹp về thời gian và kiến thức về luận văn em chọn đề tài ” Thiết
kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú- Công ty cao su
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”.
2.Mục tiêu của luận văn.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú với
yêu cầu đặt ra nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải (TCVN 5945-1995) cho nước thải loại B
và TCVN 6584 -2001
3.Nội dung của luận văn.
• Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả
năng gây ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lý nước thải trong ngành
chế biến mủ cao su.
• Khảo sát, phân tích, thu thập số liệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận
Phú.
• Lựa chọn công nghệ, tính toán chi tiết chi phí nhằm tiết kiệm kinh phí phù

hợp với điều kiện của nhà máy.
• Lập kế hoạch thi công.
• Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành công ty xử lý nước thải.


-2-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Mở đầu
4.Phương pháp thực hiện
+ Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu liên quan, quan sát trực tiếp, phân
tích các chỉ tiêu chất lượng nước.
+ Phương pháp lựa chọn:
• Dựa trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản.
• Tổng hợp số liệu.
• Phân tích khả thi.
• Tính toán kinh tế.

















-3-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
Chương 1:

TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP CAO SU VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

1.1.Tổng quan công nghiệp cao su
1.1.1.Tình hình xuất khẩu.
Theo số liệu tổng cục hải quan, được thông báo bởi trung tâm thông tin thương
mại (Bộ thương mại): Năm 2001 cao su Việt Nam xuất khẩu 308.073 tấn. Trò giá
165.972.032 USD. Năm 2002 xuất khẩu 448.000 tấn trò giá 267 triệu USD. Dự kiến
2003 xuất khẩu đạt 470.000 tấn với trò giá 350 triệu USD. Nếu tính số liệu trên cùng
với số liệu tiêu thụ trong nước 40.000 -50.000 tấn/năm. Trừ hàng tạm nhập tái xuất
hàng năm khoảng 10.000 tấn, thì tổng số lượng cao su Việt Nam năm 2001 : khoảng
340.000 tấn, năm 2002 : 480.000 tấn, dự kiến 2003 : 510.000 tấn.
Bộ thương mại tổng kết : 6 tháng đầu năm 2003 cả nước xuất khẩu đạt 168.000
tấn cao su trò giá khoảng 134 triệu USD. Trong đó Trung Quốc tiếp tục là nước nhập
khẩu nhiều nhất cao su Việt Nam với 73.000 tấn trò giá khoảng 55 triệu USD chiếm
40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo :
• Singapore : 14.000 tấn trò giá 12 triệu USD.
• Hàn Quốc : 9.000 tấn trò giá 9 triệu USD.
• Đài Loan : 7.000 tấn trò giá 7 triệu USD.
• Tiếp theo là Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Nga.
Ước tính đầu năm đến nay cả nước xuất khẩu đạt 193.000 tấn trò giá khoảng 155
triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
1.1.2 Sản phẩm từ cao su thiên nhiên.

Trong các nguyên liệu chủ chốt của ngành công nghiệp, cao su xếp vò trí thứ tư sau
dầu mỏ, than đá và gang thép. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên đa dạng, chia làm 5
nhóm chính:
+ Cao su làm vỏ ruột xe: xe tải, xe hơi , xe gắn máy, xe đạp, máy cày và các loại
máy nông nghiệp, máy bay… chiếm 70 % tổng lượng cao su thiên nhiên trên thế giới.
-4-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
+ Cao su công nghiệp dùng làm các băng chuyền tải, đệm, đế giảm sóc, khớp nối,
lớp cách nhiệt, chống ăn mòn trong các bể phản ứng ở nhiệt độ cao… chiếm 7% tổng
lượng cao su.
+ Các ứng dụng hàng ngày rất quan trọng như : ao mưa, giày dép, mủ, ủng, phao
bơi lội, phao cứu nạn… nhóm này chiếm 8% tổng lượng cao su.
+ Cao su xốp dùng làm gối, đệm, thảm trải sàn … nhóm này chiếm 5%.
+ Một số sản phẩm: dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật, thể dục thể giao, dây thun,
chất cách điện, dụng cụ nhà bếp, tiện nghi gia đình, keo dán… nhóm này chiếm khoảng
10%.
1.1.3 Tổng quan về cây cao su.
a.> Nguồn gốc.
Cây cao su được tìm thấy ở Mỹ bởi Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496.
Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill,
1989). Việt Nam, cây cao su (Hevea brasiliensis) đầu tiên được trồng vào năm 1887.

b.>Mủ cao su.
Mủ cao su là hỗn hợp các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dòch gọi là nhũ
thanh hoặc serium. Hạt cao su hình cầu có đường kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn
loạn (chuyển động Brown) trong dung dòch. Thông thường 1 gram mủ có khoảng
7,4.10
12
hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn

đònh.

Thành phần hoá học của latex :
Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene [C
5
H
8
]
n
) có
khối lượng phân tử 10
5
-10
7
. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của
carbohydrate. Cấu trúc hoá học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene):
CH
2
C = CHCH
2
– CH
2
C = CHCH
2
= CH
2
C = CHCH
2

CH

3
CH
3
CH
3




-5-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su

Bảng 1.1: Thành phần hóa học và vật lý của cao su Việt Nam

Thành phần Phần trăm (%)

Cao su 28 – 40
Protein 2,0 – 2,7
Đường 1,0 – 2,0
Muối khoáng 0,5
Lipit 0,2 – 0,5
Nước 55 – 65
Mật độ cao su 0,932 – 0,952
Mật độ serium 1,031 – 1,035

Tất cả các thông số được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng ướt. Trọng lượng
riêng tấn/m
3
.


Cấu trúc tính chất của thể giao trạng:
Tổng quát, latex được tạo bỡi những phần tử phân tán cao su (pha bò phân tán)
nằm lơ lững trong chất lỏng (pha phân tán) gọi là serum.Tính phân tán ổn đònh này có
được là do các protein bò những phần tử phân tán cao su trong latex hút lấy, ion cùng
điện tích sẽ phát sinh lực này giữa các hạt tử cao su.
+Pha phân tán- Serum:
Serum có chứa một phần là những chất hợp thành trong thể giao trạng, chủ yếu là
protein, phospholipit, một phần là những hợp chất tạo thành dung dòch thật như: muối
khoáng, heterosid với methyl-1 inositol hoặc quebrachitol và các acid amin với tỉ lệ
thấp hơn.
Trong serum hàm lượng thể khô chiếm 8- 10%. Nó cho hiệu ứng Tyndall mãnh
liệt nhờ chứa nhiều chất hữu cơ hợp thành trong dung dòch thể giao trạng. Như vậy
serum của latex là một di chất nhưng nó có độ phân tán mạnh hơn nhiều so với độ phân
tán của các hạt tử cao su nên có thể coi nó như một pha phân tán duy nhất.

-6-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su

+Pha bò phân tán- hạt tử cao su:
Tỉ lệ pha phân tán hay hàm lượng cao su khô trong latex do cây cao su tiết ra cao
nhất đạt tới 53% và thấp nhất là 18%( phân tích của Viện khảo cứu cao su Đông Dương
trước nay). Hầu hết các hạt tử cao su có hình cầu, kích thước không đồng nhất: ở giữa
đường kính 0,6 micron và số hạt 2x10
8
cho mỗi cm
3
latex, 90% trong số này có đường
kính dưới 0,5 micron.

Hạt tử cao su trong latex không chỉ chuyển động Brown mà còn chuyển động
Crémage( kem hoá). Đó là chuyển động của các hạt tử cao su nổi lên trên mặt chất
lỏng do chúng nhẹ hơn. Sự chuyển động này rất chậm theo đònh luật Stocke :
V =
µ
9
)(2
2'
rddg −

• V: vận tốc kem hóa.

µ
: độ nhớt chất lỏng.
• d: tỉ trọng serum.
• d’: tỉ trọng hạt tử cao su.
• r: bán kính hạt tử cao su.
• g : gia tốc trọng trường.
Với các hạt tử có bán kính 1 micron, độ nhớt là 2cP ta sẽ thấy các phần tử cao su
latex phải mất hơn một tháng để tự nổi lên 1 cm. Để tăng vận tốc nổi của các hạt cao
su ta có thể giảm độ nhớt của latex hay tăng độ lớn của các phần tử cao su .
Các hạt tử cao su được bao bọc bởi một lớp protit. Lớp này xác đònh tính ổn đònh
và sự kết hợp thể giao trạng của latex. Độ đẳng điện của protit latex là tương đương
pH= 4,7 và các hạt tử không mang điện. Với pH cao hơn 4,7 các hạt tử mang điện tích
âm. Với pH thấp hơn 4,7 các hạt tử mang điện tích dương.
Các hạt tử cao su của latex tươi mà pH tương đương 7 điều mang điện âm. Chính
điện tích này tạo ra lực đẩy giữa các hạt cao su với nhau, đảm bảo sự phân tán của
chúng trong serum. Mặt khác, protit có tính hút nước mạnh giúp cho các phần tử cao su
được bao bọc xung quanh một vỏ phân tử nước chống lại sự va chạm giữa các hạt tử
làm tăng sự ổn đònh của latex.


-7-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
1.2.C
ông nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su
1.2.1. Đặc điểm, tính chất của nước thải chế biến mủ cao su.
a.> Khái quát :
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, nhu
cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng tiêu thụ,
giá bán cao su đã chế biến cũng tăng. Tại Việt Nam, ngành cao su cũng được nhà nước
và các đối tác nước ngoài quan tâm đầu tư bằng vốn tự có và vốn nước ngoài. Đến năm
1997, diện tích trồng cây cao su ở nước ta đạt gần 300.000 ha, với sản lượng khoảng
185.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể, với nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới, đến
năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha và sản lượng cao su sẽ khoảng
300.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết số mủ cao su thu hoạch được, hơn 24 nhà máy
chế biến mủ cao su với công suất từ 500 đến 12.000 tấn/năm đã đïc nâng cấp và xây
dựng mới tại nhiều tỉnh phía Nam, chủ yếu là tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ
như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Bên cạnh đó, một số nhà máy chế biến mủ
cao su cũng đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới.
Những năm gần đây, cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược
mang lại hàng trăm triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng
ngàn công nhân làm việc trong nhà máy và hàng trăm ngàn công nhân làm việc trong
các nông trường cao su.
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nhất là khâu đánh đông mủ (đối với quy trình
chế biến mủ nước) và khâu ly tâm mủ (đối với quy trình sản xuất mủ ly tâm) các nhà
máy chế biến mủ cao su đã thải ra hàng ngày một lượng lớn nước thải khoảng từ 600-
1.800 m
3
cho mỗi nhà máy với tiêu chuẩn sử dụng nước 20 -30 m

3
/tấn DRC. Lượng
nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bò phân hủy rất cao như acid acetic,
đường, protein, chất béo,... Hàm lượng COD đạt đến 2.500-35.000 mg/l, BOD từ 1.500-
12.000 mg/l đã làm ô nhiễm hầu hết các nguồn nước, tuy thực vật có thể phát triển,
nhưng hầu hết các loại động vật nước đều không thể tồn tại. Bên cạnh việc gây ô
nhiễm các nguồn nước (nước ngầm và nước mặt), các chất hữu cơ trong nước thải bò
phân hủy kò khí tạo thành H
2
S và mercaptan là những hợp chất không những gây độc
và ô nhiễm môi trường mà chúng còn là nguyên nhân gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến
cảnh quan môi trường và dân cư khu vực.
-8-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
b.> Nguồn gốc, lưu lượng và tính chất nước thải.

Nguồn gốc và lưu lượng nước thải
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn
sản xuất sau :
* Dây chuyền chế biến mủ ly tâm
Nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm mủ, rửa máy móc thiết bò và vệ sinh nhà
xưởng.
* Dây chuyền chế biến mủ nước
Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm
cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bò và vệ sinh nhà
xưởng.
* Dây chuyền chế biến mủ tạp
Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nước nhiều nhất trong các dây chuyền chế
biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mủ tạp, từ quá trình cán băm, cán

tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bò và vệ sinh nhà xưởng,...
Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.

Tính chất nước thải:
* Dây chuyền sản xuất mủ ly tâm
Dây chuyền sản xuất này không thực hiện quy trình đánh đông cho nên hoàn toàn
không sử dụng acid mà chỉ sử dụng amoniac, lượng amoniac đưa vào khá lớn khoảng
20kgNH
3
/tấn DRC nguyên liệu. Do đó đặc điểm chính của loại nước thải này là :
- Độ pH khá cao, pH 9-11
- Nồng độ BOD, COD, N rất cao
* Dây chuyền chế biến mủ nước
Đặc điểm của quy trình công nghệ này là sử dụng từ mủ nước vườn cây có bổ
sung amoniac làm chất chống đông. Sau đó, đưa về nhà máy dùng acid để đánh đông,
do đó, ngoài tính chất chung là nồng độ BOD, COD và SS rất cao, nước thải từ dây
chuyền này còn có độ pH thấp và nồng độ N cao.
* Dây chuyền chế biến mủ tạp
Mủ tạp lẫn khá nhiều đất cát và các loại chất lơ lửng khác. Do đó, trong quá trình
ngâm, rửa mủ, nước thải chứa rất nhiều đất, cát, màu nước thải thường có màu nâu, đỏ.
-9-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
- pH từ 5,0 - 6,0
- Nồng độ chất rắn lơ lửng rất cao
- Nồng độ BOD, COD thấp hơn nước thải từ dây chuyền chế biến mủ nước
1.2.2.Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su.
a.> Các công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su ở nước ngoài
Trên thế giới, châu Á là khu vực đứng thứ nhất về sản xuất cao su tự nhiên, chiếm
92%, kế đến là châu Phi 7% và châu Mỹ La tinh 1%. Hầu hết các nước đều quan tâm

đến việc xử lý ô nhiễm môi trường do chế biến mủ gây ra. Nước thải chế biến mủ cao
su chứa nồng độ các chất ô nhiễm rất lớn, đòi hỏi công nghệ xử lý qua nhiều bậc. Việc
áp dụng các công nghệ xử lý ở các nước đều dựa trên đặc điểm, tính chất nước thải,
hiệu quả kinh tế, nhu cầu đất đai và năng lượng, kỹ thuật vận hành, bảo trì, sử dụng các
nguyên liệu có sẵn trong nước, tiềm năng hoàn bồi, hiệu quả xử lý, điều kiện tự nhiên
và kinh tế...
Các hệ thống xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải nhà máy
cao su ở Malaysia, Indonexia:

Bảng 1.2 : Hệ thống xử lý nước thải của các nước Đông Nam Á.
STT
Tên Nhà máy Chủng loại sơ
chế
Công suất
(tấn/ ngày)
Hệ thống xử lý nước thải
A Malaysia


1. Mardec Mendakale
Mủ ly tâm
12.000
Kỵ khí- sục khí dùng biotin

2.Tropical prodce
Mủ ly tâm
12.000
Sục khí bằng máy thổi khí
ngầm qua các vòi thổi khí


3.Lee Rubber
Mủ khối tạp
13.000
Hồ kỵ khí –Hồ sục khí

4.Chip Lam seng
Mủ ly tâm
36.000
Kỵ khí – UASB

5.Kotatrading
Mủ ly tâm/skim
24.000
Mương oxi hoá

6. Titilex
Mủ ly tâm
12.000
Hồ sục khí- hồ tự chọn
B
Indonexia




7.Membang Muda
Mủ ly tâm
12.000
Hồ sục khí –Hồ tự chọn



Mủ khối
12.000
Mương oxi hoá

8. Gunung Para
Mủ tờ và mủ khối
25.000
Hồ kỵ khí – Hồ sục khí

9.Rambiman
Mủ khối, ly tâm
12.000
Hồ sục khí và hồ tùy chọn
-10-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
Từ những năm cuối thập kỷ 70 và đầu 80, Malaysia đã đi đầu trong nghiên cứu, ứng
dụng các công nghệ xử lý nước thải vào thực tế sản xuất. Kết quả hiện nay các công
nghệ xử lý nước thải do Malaysia đưa ra được coi là phù hợp và được áp dụng tại nhiều
nhà máy sơ chế cao su như ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan...Công nghệ xử lý nước
thải được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất ở Malaysia chủ yếu tập trung vào xử lý
sinh học như :
1- Hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi.
2- Hệ thống hồ kò khí - hồ làm thoáng
3- Hệ thống hồ làm thoáng.
4- Hệ thống mương oxy hóa.
Sơ đồ các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng tại Malaysia, Indonesia
và Thái Lan được trình bày trong hình 1.1




















-11-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su




























XỬ LÝ CƠ HỌC
BỂ CÂN BẰNG
HỒ KỴ KHÍ HỒ KỴ KHÍ MƯƠNG OXI
HÓA
HỒ LÀM
THOÁNG
HỒ TUỲ
NGHI
BỂ LẮNG
HỒ HOÀN
THIỆN
HỒ KỴ KHÍ

MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG
HỒ LÀM
THOÁNG
MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN
MỦ CAO SU
Hình 1.1 : Sơ đồ các công nghệ xử lý hiện nước thải áp dụng tại Malaysia



-12-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su


Hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi
Công nghệ này được áp dụng xử lý loại nước thải có nồng độ BOD khoảng
3.000mg/l, thích hợp cho nhà máy sản xuất cao su tờ. Phản ứng phân hủy các chất hữu
cơ trong hồ kò khí xảy ra qua hai giai đoạn :
- Giai đoạn 1 (giai đoạn axít hóa): vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ phức tạp
thành axít và các chất hữu cơ mạch ngắn.
- Giai đoạn 2 : Các sản phẩm chất hữu cơ có cấu trúc đơn giản tiếp tục được các
vi khuẩn metan phân hủy thành cacbon dioxit và metan.
Các hồ kò khí thường có độ sâu từ 3,5m đến 5m, tùy thuộc vào các điều kiện đất
đai và chiều sâu của mạch nước ngầm. Tải trọng hữu cơ tối đa là 0,15 kg
BOD/m
3
/ngày, thể tích trung bình của hồ khoảng 15.000 m

3
. Thời gian lưu nước trong
hồ từ 13 đến 15 ngày. Hiệu quả xử lý BOD đạt 80%.
Lớp váng tạo trên mặt không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động phân hủy xảy ra
trong hồ. Phải vớt bỏ đònh kỳ tránh trường hợp gây tắc nghẽn đường ống và lắng đọng
bùn mất thể tích của hồ.
Sau hồ kò khí, nước thải có nồng độ BOD khoảng 600 - 800mg/l, được tiếp tục dẫn
đến hồ tùy nghi, tại đây cơ chế xử lý chất thải diễn ra bao gồm cả hai quá trình hiếu
khí và kò khí. Hồ có chiều sâu từ 1-2m, thích hợp cho việc phát triển của tảo và các
quá trình phân hủy của sinh vật tùy nghi. Ban ngày, quá trình phân hủy các chất hữu cơ
xảy ra ở phần trên mặt hồ là hiếu khí, phần dưới đáy là kò khí. Ban đêm, quá trình
phân hủy các chất hữu cơ chính xảy ra trong hồ là kò khí. Trong hồ vi khuẩn và rong,
tảo sống cộng sinh với nhau. Vi khuẩn sử dụng oxy để thực hiện quá trình phân hủy
chất hữu cơ tạo thành khí CO
2
. Tảo sử dụng CO
2
thực hiện quá trình quang hợp tạo oxy.
Trong các loài tảo thì chlorella chiếm ưu thế.
Tải trọng hữu cơ tối ưu đối với hồ tùy nghi là 0,03 kg BOD/m
3
/ngày. Thời gian
lưu nước từ 20 đến 25 ngày. Thể tích trung bình của hồ khoảng 1.000m
3
. Hiệu quả xử
lý BOD của hồ đạt 45%. Nồng độ oxy hòa tan trong nước quyết đònh hiệu xuất xử lý
của hồ. Trường hợp có lớp váng trên bề mặt, ta phải vớt thường xuyên để cho ánh sáng
mặt trời thâm nhập vào lớp nước nhiều nhất, tạo điều kiện cho tảo phát triển làm tăng
nồng độ oxy hòa tan trong nước.
-13-

LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
Tóm lại hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi có khả năng làm giảm khoảng 98% nồng
độ BOD trong nước thải cao su. Ưu điểm của hệ thống này là có khả năng chòu được
khi nồng độ chất hữu cơ tăng đột ngột. Không tốn chi phí bảo dưỡng.
Nhược điểm là đòi hỏi phải có diện tích rộng. Phát sinh khí mêtan, H
2
S, mùi hôi,...
ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải hồ kò khí - hồ tùy nghi ở Malaysia
được trình bày trong bảng 2.2, 2.3.
Bảng 1.3 : Hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cốm (Malaysia)
qua hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi.
Chỉ tiêu
Nước thải
trước xử lý
Nước thải
Sau xử lý
Hiệu quả xử lý
(%)
PH 5,5 7,5 -
Chất rắn tổng cộng (mg/l) 1.961 720 63
Chất rắn bay hơi (mg/l) 1.245 316 75
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 322 125 61
COD (mg/l) 2.899 230
92
BOD (mg/l) 1.769 59
97
Đạm tổng số (mg/l) 141 55 61
Đạm Amoniăc (mg/l) 68 42 38


Bảng 1.4 : Hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ ly tâm(Malaysia)
qua hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi
Chỉ tiêu Nước thải
trước xử lý
Nước thải
sau xử lý
Hiệu suất
(%)
pH 4,8 7,8 -
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 818 359 56
COD (mg/l) 4.849 529 89
BOD (mg/l) 3.524 153 96
Đạm tổng số (mg/l) 602 202 66
Đạm Amoniăc (mg/l) 466 134 71
-14-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su

Hệ thống hồ kò khí - hồ làm thoáng
Công nghệ xử lý theo hệ thống này thường được áp dụng với loại nước thải có
nồng độ BOD khoảng 2.000 mg/l, thích hợp cho nhà máy chế biến mủ nước.Về cơ bản
hoạt động của hệ thống này tương tự như hồ kò khí - hồ tùy nghi, nhưng ưu việt hơn là
hồ tùy nghi được thay thế bằng hồ làm thoáng. Oxy được cung cấp vào hệ thống bằng
các phương tiện cơ giới như thiết bò làm thoáng bề mặt. Sự tăng cường oxy, nâng cao
hiệu quả xử lý dẫn đến rút ngắn thời gian lưu trong hồ. Kết quả là kích thước hồ làm
thoáng nhỏ hơn hồ tùy nghi. Thời gian lưu nước lý tưởng cho hồ làm thoáng là 4 ngày.
Sau hồ làm thoáng thường bố trí thêm các hồ lắng, nhằm tạo điều kiện cho chất rắn
lắng tụ và quá trình tạo sinh khối. Thời gian lưu nước trong hồ lắng khoảng 3 ngày.
Ưu điểm của hệ thống là hiệu quả xử lý BOD rất cao từ 95% đến 98%, cần ít diện

tích đất xử lý so với hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi. Nhược điểm là chi phí vận hành
lớn hơn so với hệ thống hồ kò khí - hồ tùy nghi do sử dụng thiết bò làm thoáng tiêu tốn
năng lượng.

Hệ thống hồ làm thoáng
Hệ thống này thích hợp cho xử lý nước thải có nồng độ COD nhỏ hơn 1.000 mg/l.
Đặc điểm của hồ có độ sâu khoảng 3 m. Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng tối thiểu là 2 : 1.
Thời gian lưu nước trong hồ là 4 ngày. Hồ được cung cấp oxy nhờ các thiết bò làm
thoáng bề mặt. Chất thải hữu cơ bò phân hủy bởi các vi sinh vật có mặt trong bùn. Bùn
chứa hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, động vật nguyên
sinh, vi tảo...Vai trò cơ bản của các vi sinh vật là làm sạch nước. Quá trình sinh học
diễn ra trong môi trường hiếu khí là chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được các loại
vi sinh vật oxy hóa theo phản ứng như sau :
C
x
H
y
O
z
N + (x+y/4-z/3-3/4)O
2
---------->

xCO
2
+ (y-3)/2 H
2
O + NO
3
+ ∆H

VSV
C
x
H
y
O
z
N + O
2
+ NH
3
---------->

C
5
H
7
NO
2
+ H
2
O + CO
2
+

∆H
VSV
C
5
H

7
NO
2
+ 5 O
2
---------->

CO
2
+ NH
3
+ 2H
2
O + ∆H
VSV
NH
3
+ O
2
---------->

HNO
2
+ O
2
----------> HNO
3
VSVVSV
C
x

H
y
O
z
N là đặc trưng cho chất thải hữu cơ, C
5
H
7
NO
2
là công thức cấu tạo của tế
bào vi sinh.
Nước thải sau hồ làm thoáng có nồng độ chắt rắn lơ lửng lớn khoảng 900mg/l. Do
đó được tiếp tục xử lý ở hồ hoàn thiện. Thời gian lưu nước trong hồ là 3 ngày. Thể tích
-15-

LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
hồ khoảng 3500 m
3
. Hiệu quả xử lý loại BOD khoảng 50%, SS 80%. Chất lượng nước
thải sau khi xử lý đạt cao hơn hệ thống hồ làm thoáng ở trên.

Hệ thống mương oxy hóa
Công nghệ này thường áp dụng cho nước thải có nồng độ BOD khoảng 1.500mg/l.
Đặc điểm của hệ thống mương oxy hóa là có quá trình làm thoáng kéo dài và cường độ
cao hơn so với bể làm thoáng thông thường. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý làm
thoáng mở rộng, sử dụng các thiết bò làm thoáng đặt nằm ngang. Nước thải lưu thông
trong hồ hình bầu dục ở tốc độ 30 cm/s. Thiết bò làm thoáng cung cấp oxy để thực hiện
quá trình phân hủy hiếu khí. Trong một số trường hợp người ta sục khí nén trực tiếp vào

nước thải thay thiết bò làm thoáng. Nguyên tắc xử lý là phản ứng phân hủy hiếu khí
được thực hiện bởi các vi sinh vật chứa trong bùn hoạt tính. Quá trình phân hủy được
thực hiện giống như hồ làm thoáng. Sự khác biệt là bùn hoạt tính có số lượng và mật độ
lớn hơn, nồng độ MLSS lên đến 4.000 mg/l. Tỷ lệ F/M dao động trong khoảng 0,05 đến
0,1. Các chất hữu cơ được phân hủy nhanh và cho hiệu suất xử lý cao, chỉ trong một vài
giờ tải lượng ô nhiễm hữu cơ có thể giảm xuống từ 60% đến 80%. Quá trình vận hành
có sự tuần hoàn bùn để duy trì ổn đònh nồng độ MLSS.Hiệu quả quá trình xử lý BOD
đạt đến 90% - 96%. Bùn thu được sẽ được ép hết nước và sử dụng làm phân bón.
Ưu điểm của hệ thống là làm việc ổn đònh. Khi vận hành ít mùi hôi. Kích thước
công trình xử lý nhỏ thích hợp đối với nhà máy gần khu vực thành phố hoặc đông dân
cư, những nơi có sự hạn chế về đất đai. Nhược điểm là khả năng chòu sự biến đổi đột
ngột tải trọng kém và tiêu tốn nhiều năng lượng. Chi phí vận hành và bảo trì lớn.









-16-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
Bảng 1.5 : Hiệu quả xử lý nước thải bằng hệ thống mương oxy hóa ở nhà máy
sản xuất mủ cốm (Malaysia).
Chỉ tiêu Nước thải
trước xử lý
Nước thải
sau xử lý

Hiệu quả xử lý
(%)
PH 5,6 6,8 -
Chất rắn tổng số (mg/l) 3.384 1.312 16
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 2171 101 63
Chất rắn bay hơi (mg/l) 1383 77 66
COD (mg/l) 2.164 155 93
BOD (mg/l) 1.275 47 96
Đạm tổng số (mg/l) 351 189 46
Đạm amoniac (mg/l) 261 146 44

b.> Công nghệ xử lý nước thải cao su trong nước

Tổng quan
Trên thế giới hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về sản xuất cao su. Trước
1994, vấn đề xử lý nước thải cho các nhà máy chế biến mủ cao su chưa được chú ý. Sau
khi Nhà nước ban hành Tiêu chuẩn môi trường đối với các loại nước thải công nghiệp
(TCVN 5945-1995), cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, yêu cầu xử lý
nước thải ngày càng trở nên cấp bách. Trước tình hình này, Tổng Công ty Cao su Việt
Nam mời Công ty tư vấn hàng đầu ở Malaysia là Mott Mac Donald Ltd, thực hiện việc
điều tra, nghiên cứu các nhu cầu kiểm soát ô nhiễm cho các nhà máy chế biến mủ cao
su trực thuộc. Kết quả Mac Donald.Ltd., đã đưa ra khuyến cáo có thể áp dụng một
trong bốn công nghệ của Malaysia vào các nhà máy chế biến mủ cao su tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khuyến cáo này chưa có tính khả quan vì :
- Ở Malaysia các nhà máy chế biến mủ cao su thường không nằm trong khu vực
dân cư, ngược lại tại Việt Nam, có nhà máy sẽ có dân cư sống ở xung quanh. Do
đó, không thể áp dụng công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su dạng hồ xử
lý sinh học liên hoàn (kò khí, tùy nghi,...) được. Việc áp dụng công nghệ xử lý này
sẽ không khỏi gây ô nhiễm mùi hôi ảnh hưởng đến khu dân cư sống ở xung quanh
và nước ngầm do thấm.

-17-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
- Điều kiện tự nhiên, đòa lý, kinh tế và xã hội hai nước khác nhau.
- Đặc điểm, tính chất nước thải từ các công nghệ chế biến mủ cao su khác nhau.
- Yêu cầu tiêu chuẩn, chất lượng nước thải ra ngoài môi trường hai nước cũng khác
nhau. Một số chỉ tiêu nước thải sau xử lý ở Malaysia cũng không đạt tiêu chuẩn
thải loại A và B (TCVN 5945- 1995) của Việt Nam
Hiện nay, trong số 10 nhà máy chế biến mủ cao su có hệ thống xử lý nước thải thì
6 nhà máy áp dụng công nghệ theo công nghệ của Malaysia. Còn lại 4 nhà máy áp
dụng các công nghệ dạng bể như : UASB ở Nhà máy Long Thành (Đồng Nai), bể sinh
học kò khí ở Nhà máy cao su Ven Ven (Tây Ninh), DAF nhà máy Hòa Bình (Vũng
Tàu) và Tân Biên (Tây Ninh). Nhìn chung các nhà máy xử lý nước thải hoạt động chưa
có hiệu quả. Mặc dù hệ thống xử lý UASB, bể sinh học kò khí đều có hiệu quả xử lý
cao hơn so với dạng hồ nhưng nước thải ra khỏi hệ thống xử lý vẫn chưa đạt tiêu chuẩn
môi trường.

Tình trạng kỹ thuật tại hệ thống xử lý nước thải ngành cao su
* Không đủ công xuất xử lý: Hầu hết các hệ thống bò quá tải từ tháng giữa năm
đến cuối năm do được thiết kế không đủ công xuất. Cụ thể
- Tất cả bể gạn mủ không đạt hiệu quả, mủ cao su còn nhiều trong nước thải ở quá
trình xử lý tiếp theo.
- Thời gian lưu nước tại các hệ thống áp dụng công nghệ hồ được khảo sát thường
trong 20 -30 ngày. Trong khi với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao của nước
thải chế biến mủ cao su. Thời gian lưu cần thiết là 60 ngày.
- Tải trọng hữu cơ khảo sát gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thiết bò sục khí thường có công suất thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế và
không làm việc 24/24 giờ.
- Chất lượng nước tại đầu ra của hệ thống chưa đạt tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật.
* Chưa phù hợp:

Đặc điểm này thể hiện hệ thống công nghệ không bao gồm công đoạn xử lý kỵ
khí đối với chất thải ô nhiễm chất hữu cơ cao như nước thải cao su. Nếu xử lý sinh học
hoàn toàn hiếu khí đòi hỏi công xuất thiết bò và tiêu hao điện năng rất lớn. Sự không
đồng bộ giữa thiết kế công nghệ.

-18-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su



Các hệ thống xử lý nước thải hiện trạng:
Với nhận thức sâu sắc đẩy mạnh hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường trong
sạch để phát triển kinh tế xã hội một cách ổn đònh. Tổng công ty cao su Việt Nam đã
chỉ đạo xây dựng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Hiện nay xây dựng được 22 hệ
thống/ 33 nhà máy, xưởng chế biến cao su thuộc Tổng công ty Cao Su.
Thống kê hệ thống xử lý nước thải các nhà máy chế biến mủ cao su thuộc Tổng
công ty Cao Su Việt Nam.
Bảng 1.6: Công nghệ xử lý nước thải hiện có tại các nhà máy cao su thuộc
Tổng công ty Cao Su Việt Nam.
STT
Tên Công Ty Tên Nhà
máy
Công
xuất
Loại hệ thống xử lý
nước thải
Ghi chú
A MIỀN ĐÔNG
1.CTCS Đồng nai 1. Hàng Gòn 9.000 Ao kỵ khí-Ao tùy chọn

2. Cẩm Mỹ 14.500 Bể điều hòa-Aerotank-bể lắng
3. An Lộc 8.000 Bẫy cao su
4. Long Thành 15.000 Hệ thống UASB- Ao sục khí
5. Dầu Giây 6.000 Bẫy cao su
2. CTCS Bà Ròa 6â.Hoà Bình 6.000 Hệ thống DAI bùn hoạt tính
7. Xà Bang 19.500 Hồ điều hòa-Aeroten- Bể lắng
3. CTCS Dầu Tiếng 8. Dầu Tiếng 12.000 Hệ thống ao xục khí
9. Long Hòa 12.000 HT ao kỵ khí- Ao tùy chọn
10. Bến Súc 6.000 Hệ thống DAF- ao xục khí
11. PHú Bình 6.000 Ao kỵ khí –Ao tùy chọn
4. CTCS Bình Long 12. Quảng Lợi 13.000 Bẫy cao su
13. 30/4 7.500 Ao kỵ khí –Ao tùy chọn
5.CTCS Phú Riềng 14. Phước Bình 16.000 Ao kỵ khí –Ao tùy chọn
15. Suối Rạt 9.000 Ao kỵ khí –Ao tùy chọn
6. CTCS Phước Hoà 16. Bờ Lá 9.000 Tuyển nối –bể vi sinh bám dính
17. Cua PaRi 15.000 HT Hồ kỵ khí – Hồ sục khí
7. CTCS Đồng Phú 18. Thuận Phú 7.500 Ao kỵ khí- Ao tùy chọn
8. CTCS Lộc Ninh 19. Trung Tâm 7.500 Ao kỵ khí –Ao tùy chọn
9. Viện NCCS 20. Lai Khê 500 Phản ứng UASB
10. Trường cơ khí
Cao su
21. Cơ khí Cao
su
500
11. CTCS Tây Ninh 22. Vên Vên 6.500 Xử lý hóa lý
-19-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 1 Tổng quan công nghiệp cao su và các phương pháp xử lý nước thải cao su
23. Bến Củi 3.000 HT Ao kỵ khí – Ao tùy chọn
12. CTCS Tân Biên 24. Trung Tâm 6.000 HT DAF ao sục khí

13.CTCS Bình thuân 25.Bình Thuận 100
B TÂY NGUYÊN
14. CTCS Krong
Buk
26.Krong Buk 1.500 HT Ao kỵ khí – Ao tùy chọn
15. Eah’Leo 27.Eah’Leo 1500
16.CTCS ChuSê 28. ChuSê 3.000 HT UASB –ao tùy chọn
17.CTCS Chư Pảh 29. Chu Pảh 2.000
18.CTCS Chư Prông 30. Trung Tâm 3.000 bẫy cao su
!9.CTCS MangYang 31.Mang Yang 1.000
20.CTCS Kom Tum 32.Kom Tum 500
21. CTCS Quảng Trò 33.Quảng Trò 3.000















-20-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 2 Giới thiệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú



CHƯƠNG 2
:
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ
CAO SU THUẬN PHÚ

2.1. Vài nét về nhà máy
Tên nhà máy : NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU THUẬN PHÚ
CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ
Đòa chỉ : Huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước
Điện thoại : (0651.819901) Fax : (0651.819620)
Công ty cao su Đồng Phú thuộc Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam nằm ở tỉnh
Bình Phước. Hiện nay, Công ty có hơn 8.555 ha cao su đứng, khoảng 4.969 ha cao su
đang khai thác và số còn lại là 3.586 ha cao su kiến thiết cơ bản.
Nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú thuộc Công ty cao su Đồng Phú hiện tại
có tất cả 3 dây chuyền sản xuất gồm :
- Dây chuyền chế biến mủ nước
- Dây chuyền chế biến mủ tạp
- Dây chuyền chế biến mủ ly tâm
Sản phẩm của nhà máy gồm các loại mủ cốm SVR3L, SVR10, SVR20 và mủ
latex chất lượng cao. Hiện nay, nhà máy có các khách hàng lớn từ thò trường Âu Mỹ.
2.2. Tổng quan về sản xuất của nhà máy


Dây chuyền chế biến mủ nước thành mủ cốm SVR 3L
MỦ NƯỚC VƯỜN CÂY


BỂ NHẬN MỦ




MƯƠNG ĐÁNH ĐÔNG

MÁY CÁN KÉO



-21-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 2 Giới thiệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú



BĂNG TẢI 1


MÁY CÁN CREPER 1




BĂNG TẢI 2


MÁY CÁN CREPER 2





BĂNG TẢI 3


MÁY CÁN CREPER 3


BĂNG TẢI 4


MÁY BĂM CỐM



HỒ BƠM CỐM
BƠM CHUYỀN CỐM




SÀNG RUNG

-22-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 2 Giới thiệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú



LÒ SẤY



ĐÓNG GÓI
ÉP KIỆN




THÀNH PHẨM

* Mô tả quy trình công nghệ chế biến mủ nước thành mủ cốm :

Mủ cao su từ vườn cây sau khi thu hoạch ở dạng lỏng (latex) được thu gom và đưa
về nhà máy bằng các xe bồn. Công đoạn này được thực hiện càng nhanh càng tốt để
tránh hiện tượng mủ đông sẽ gia tăng tỷ lệ mủ kém chất lượng. Thường khi thu hoạch,
người ta sử dụng chất kìm hãm đông tụ là dung dòch NH
3
với liều lượng khoảng từ 0,5-
1kg cho một tấn mủ cao su vào mùa khô hoặc từ 1-1,5 kg cho một tấn mủ cao su vào
mùa mưa. Mủ tươi đưa về nhà máy thường có thành phần DRC trung bình khoảng 30%
sẽ được đưa qua lọc và được pha loãng thành DRC 20% tại bể nhận mủ trước khi đưa
vào hệ thống mương đánh đông. Tại mương đánh đông, người ta cho axit acetic 5% vào
để hạ pH xuống còn 5 - 5,5, dung dòch trên còn gọi là serum.
Serum được bơm từ bể khuấy qua máng inox xuống mương đánh đông và để từ 6-
8 giờ. Sau khi mủ đông, người ta xả nước vào để khối cao su nổi lên mặt mương thuận
tiện cho các khâu xử lý tiếp theo. Tiếp tục, khối mủ đông sẽ được đưa qua máy cán kéo
di động để loại bớt nước và tạo độ dày thích hợp cho tấm cao su trước khi qua các máy
cán creper. Các máy cán creper sẽ ép các tấm cao su thành các tờ mủ có độ dày nhất
đònh từ 6 - 10mm và các tờ mủ này được đưa qua máy cán băm để tạo hạt cốm. Các
máy nối với nhau bằng các băng chuyền tải. Bơm chuyền cốm sẽ đưa các hạt mủ lên
sàng rung để tách nước chuẩn bò cho khâu sấy. Công nghệ sấy mủ cao su là dạng sấy

hầm, thời gian sấy khoảng 9 phút, nhiệt độ sấy khoảng 120
0
C ± 4
0
C đầu vào và ≤
110
0
C ở đầu ra, sau đó khối mủ được quạt nguội trước khi ra khỏi lò. Mủ sau khi sấy
xong sẽ được đưa qua cân và ép thành từng bánh có khối lượng, kích thước theo quy
-23-
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 2 Giới thiệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú


đònh TCVN 3769-83 (trọng lượng mỗi bánh là 33,3 kg). Các bánh cao su được bọc bằng
bao PE, đóng pallet và đưa vào kho thành phẩm để xuất xưởng.

Dây chuyền chế biến mủ tạp thành mủ cốm SVR 10, 20

MỦ TẠP


HỒ TIẾP LIỆU 1


MÁY CẮT MIẾNG



Xen kẽ

BĂNG TẢI GÀU 1,2,3


HỒ BƠM RỬA 2,3


Xen kẽ
Xen kẽ
BĂNG TẢI GÀU 4,5
MÁY CÁN CREPPER 1,2,3
MÁY BĂM BÚA
HỒ BƠM RỬA 4,5
MÁY ĐÙN











-24-
BĂNG TẢI CAO SU 1,2
LVTN :Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Chương 2 Giới thiệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú




MÁY CÁN CẮT THÔ




HỒ BƠM RỬA 6


BĂNG TẢI GÀU 6

Xen kẽ
MÁY CÁN CREPPER 4,5,6,7,8

BĂNG TẢI CAO SU 3,4,5,6








HỒ BƠM CỐM
MÁY BĂM CỐM






BƠM CHUYỀN CỐM



SÀNG RUNG



LÒ SẤY


ÉP KIỆN
-25-

×