Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

phân tích tài chính công ty casumina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 48 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
THÔNG TIN KHÁI QUÁT
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM
Tên giao dịch: The Southern Rubber Industry Joint Stock Company
Tên viết tắt: CASUMINA
Trụ sở chính: 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 848.38.362.369
Fax 848.38.362.376
Email:
Website: www.casumina.com
Vốn điều lệ 672.932.050.000 đồng
Mã cổ phiếu: CSM
1.1.

Lịch sử hình thành:
Năm 1976
- Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam được thành lập theo quyết định
số 427-HC/QĐ ngày 19/04/1976 của Nhà nước Việt Nam.
Năm 1997
- Thành lập Công ty Liên doanh lốp Yokohama Việt Nam với các đối tác:
Yokohama và Mitsuibishi Nhật Bản để sản xuất săm lốp ô tô và xe máy.
Năm 1999
- Đầu tư một nhà máy chuyên sản xuất lốp ôtô tải với công nghệ hiện đại.
- Công ty nhận chứng chỉ ISO 9002 - 1994
Năm 2000
- Công ty nhận chứng nhận sản phẩm săm lốp xe máy đạt tiêu chuẩn Nhật
Bản JIS K6366/ JIS K6367.
Năm 2001
- Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001 - 2000
Năm 2002
- Công ty nhận chứng nhận sản phẩm lốp ôtô đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS


K4230.
Năm 2003
- Sản xuất lốp ôtô radian V13, V14. Nhận chứng chỉ ISO 14001-2000.
Năm 2005
- Sản xuất lốp ôtô radian V15, V16
- CASUMINA ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất lốp xe tải nhẹ với Công ty
CONTINENTAL Đức (tập đòan đứng thứ 4 thế giới về sản xuất săm lốp
xe các lọai)


Ngày 10/10/2005 Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao
su Miền Nam theo Quyết định số 3240/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp.
Năm 2006
- Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam chính thức đi vào hoạt
động với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng. Tháng 11/2006 tăng vốn điều
lệ lên 120 tỷ đồng.
Năm 2007
- CASUMINA được xếp hạng thứ 59/75 các nhà sản xuất lốp lớn trên thế
giới. Tháng 03/2007 tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.
- Đạt chứng nhận Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007.
Năm 2008
- Ký kết Hợp đồng liên doanh với Philips Carbon Black.LTD để sản xuất
than đen.
- Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng
Năm 2009
- Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.
- Tháng 08/2009 Công ty chính thức niêm yết 25.000.000 cổ phiếu trên Sở
giao dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán CSM.
- Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Công ty Qingdao Gaoce - Trung
Quốc;

- Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh chiến lược với Cty CP tư vấn đầu tư và
xây dựng Ba Đình;
- Tăng vốn điều lệ lên 422.498.370 ngàn đồng.
-

Năm 2010
-

Ký hợp đồng chuyển giao công nghê lốp toàn thép Radial và cải tiến chất
lượng lớp Bias với công ty Qingdao aoc e Trung Quốc
Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh chiến lược với Cty CP tư vấn đầu tư và
xây dựng Ba Đình

Năm 2011
-

Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Đảng và Nhà nước trao
tặng
Tăng vốn điều lệ lên 522.5 tỷ đồng
Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, top 20 doanh nghiệp hạt
giống


Năm 2012
Vinh dự nhận được Cờ thi đua của Chính phủ, được bình chọn là 1 trong
25 thương hiện quốc gia
- Được tập đoàn hóa chất Việt Nam khen tặng là 1 trong 5 đơn vị có doanh
thu cao nhất và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong năm
2012
- Tăng vốn điều lệ lên 585 tỷ đồng

Năm 2013
- Tăng vốn điều lệ lên 672.93 tỷ đồng
Năm 2014
Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy săm lốp Radial
-


Ngành nghề kinh doanh:

1.2.

-

Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ngành công
nghiệp cao su.
-

Kinh doanh thương mại dịch vụ

-

Kinh doanh bất động sản.

-

Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.

1.3.


Sản phẩm chủ lực:
- Lốp xe: lốp xe ô tô, xe máy, xa công nghiệp, xe nông nghiệp, xe đạp
- Săm xe gồm có: săm xe tải, săm xe máy và săm xe công nghiệp

Săm lốp xe gắn máy : gần 200 sản phẩm khác nhau về quy cách, kích
thước, độ bơm hơi tối đa, tốc độ, mức vận chuyển.

Săm lốp xe đạp : trên 80 loại.

Săm lốp xe công nghiệp : trên 90 loại.

Săm lốp xe ôtô tải và ôtô du lịch: trên 120 loại.

Săm lốp xe nông nghiệp : trên 10 loại sản phẩm.

1.4.

Thành tựu đạt được:


-

Là 1 trong 11 sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh

-

Là 1 trong 20 thương hiệu hạt giống của thành phố Hồ Chí Minh

-


Là 1 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

-

Liên tục 11 năm nằm trong nhóm dẫn đầu của hàng Việt Nam chất lượng cao
do người tiêu dùng bình chọn (Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)

-

6 năm liền giữ vững giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2002-2007

-

Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 (thời báo Kinh tế Việt Nam)

-

Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2006 (phòng Thương mại công nghiệp Việt
Nam)

-

Xếp hạng 59/75 nhà sản xuất săm lốp xe lớn trên thế giới

-

Danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới" 2005

-


Danh hiệu "Thương hiệu quốc gia" 2008-2011

-

Danh hiệu "Xuất khẩu uy tín" 2008-2011

-

Tháng 4/2011 đón nhận "Huy chương Độc Lập hạng 3" do Đảng và Nhà nước
trao tặng.

1.5.
Thị trường phân phối:
• Trong nước
- Casumina củng cố các
-

-

kênh phân phối nhằm mở rộng khả năng tiếp cận
khách hàng và phát triển thị trường ngoài nước
Casumina mong muốn tăng cường thêm khả năng mang đến cho khách
hàng những sản phẩm công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của chính hãng
nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng.
Vì vậy Casumina đã có mặt trên 64 tỉnh thành trong cả nước.

• Ngoài nước
-


Casumina củng cố các kênh phân phối nhằm mở rộng khả năng tiếp cận
khách hàng và phát triển thị trường ngoài nước


1.6.

-

Casumina mong muốn tăng cường thêm khả năng mang đến cho khách
hàng những sản phẩm công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của chính hãng
nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng.

-

Tập trung ở khu vực Đông Nam Á. Các thị trường khác bao gồm Châu
Âu, Châu Phi và vùng Trung Cận Đông. Với lợi thế từ sản phẩm lốp
Radial, Casumina hướng đến chinh phục Thị trường Mỹ, Bắc Mỹ và các
nước phát triển khác.

Cơ cấu tổ chức:


Hiện Công ty Cổ Phần Cao su miền Nam có các công ty thành viên sau:

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU
2.1. Triển vọng ngành:
2.1.1. Triển vọng từ môi trường nước ngoài:
-

Theo một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn

cầu năm 2014 và 2015 dự đoán tăng 5,3%. Trong khi đó, sản lượng cao su


-

thiên nhiên của Malaysia giảm xuống 826.421 tấn năm 2013 từ 922.798 tấn
năm 2012.
Malaysia, Indonesia và Thái Lan chiếm 67% sản lượng cao su thiên nhiên
toàn cầu, trong khi Campuchia, Lào, Myanmar và Việt nam chiếm 13%.
Ngành công nghiệp cao su và lốp xe Việt Nam đang đứng trước vận hội
mới, cơ hội đến từ một thị trường Trung Quốc với hơn 50% sản lượng lốp xe
của thế giới hiện nay vẫn nhập đến 2/3 sản lượng cao su nguyên liệu của
Việt Nam. Một thị trường Mỹ với lượng tiêu thụ khoảng 270 triệu lốp xe
mỗi năm và đang áp dụng hàng rào thuế quan với lò sản xuất Trung Quốc.
Trong khi đó sản lượng của 2 nhà máy công nghệ cao của Casumina và
DRC mỗi nhà máy khi hoàn thành cũng cho ra sản lượng dưới 1triệu
lốp/năm và theo một lãnh đạo Casumina tiết lộ chỉ một nhà phân phối vào
Mỹ có thể cam kết tiêu thụ cho Casumina 2 triệu lốp xe mỗi năm (dưới 1%
thị phần).

2.1.2. Triển vọng từ môi trường trong nước:

-

Tình hình kinh tế trong nước 2014 có tăng trưởng, lạm phát đã được kiểm
soát ở mức hợp lý
Giá nguyên vật liệu giảm là một tiền đề tốt để các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm từ cao su có điều kiện để thực hiện sản xuất sản phẩm với giá thành hạ
và đảm bảo được hoạt động nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới
nhiều tính năng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Diện tích gieo trồng cao su
Với tốc đô tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2007-2013, cùng
với định hướng tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng cao su thì diện tích gieo
trồng cao su cà nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình
quân 9%/năm trong giai đoạn 2014-2016, để đạt diện tích 1273 nghìn ha
năm 2016.
Bên cạnh việc mở rộng diện tích gieo trồng trong nước thì nhiều doanh
nghiệp cao su Việt Nam cũng tìm hướng mở rộng trồng rừng cao su sang các
nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar. Trong những năm qua hoạt


động này diễn ra khá phổ biến và nhiểu rừng cao su của Doanh nghiệp Việt
Nam cũng sắp đi vào khai thác.

Biểu đồ 1: Dự báo diện tích gieo tròng Cao su
Dự báo sản lượng khai thác cao su
Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7.1%/năm trong giai đoạn 2007-2013,
cùng thực tế nhiều rừng cao su Việt Nam sắp đi vào khai thác những năm tới
thì sản lượng khai thác cao su cả nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
với tốc độ bình quân 8.3%/năm trong giai đoạn 2014-2015, để đạt mức
1163,6 nghìn tấn.
Dự báo tốc độ tăng sản lượng năm 2014 có thể đạt 7%, tăng nhẹ so với mức
6,4% của năm 2012, tốc độ tăng sản lượng khai thác sẽ tiếp tục tăng trong
các năm tiếp theo 2015-2016, để duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân
8.3%/Năm cho cả giai đoạn 2014-2016.


Biểu đồ 2: Dự báo sản lượng khai thác Cao su
Dự báo xuất khẩu cao su
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su đang chậm lại và ghi nhận giá trị xuất

khẩu năm 2013 sụt giảm 12,9% so với năm 2012.
Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam được dự báo sẽ được
cải thiện kể từ năm 2014 do hai yếu tố chính là kinh tế thế giới hồi phục
khiến nhu cầu tiêu thụ cao su tăng (giá cao su sẽ tăng) và sản lượng khai
thác cao su của Việt Nam sẽ tăng khá trong giai đoạn 2014-2016.
Giá trị xuất khẩu cao su trong các năm 2014-2016 được dự báo sẽ tăng
trưởng trở lại mức 10% năm 2014, 20% năm 2015 và 20% năm 2016 để đạt
mức 3947,4 triệu USD năm 2016, tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân
16,7%/năm trong giai đoạn 2014-2016.


Biểu đồ 3: Dự báo giá trị xuất khẩu Cao su

2.2. Thị trường xuất khẩu:
-

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cao su thiên
nhiên tháng 3/2015 ước đạt 64.845 tấn với giá trị khoảng 92,95 triệu USD,
đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.433 USD/tấn.

-

So với tháng trước (02/2015), xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng mạnh 61,4%
về lượng, tăng 63,0% về giá trị và giá tăng nhẹ 1,1%.

-

Tính đến hết quý 1/2015 xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam ước đạt
200.988 tấn với giá trị khoảng 286,41 triệu USD, đơn giá xuất khẩu bình
quân khoảng 1.425 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2014 (quý 1/2014), xuất

khẩu cao su thiên nhiên tăng mạnh 35,1% về lượng nhưng giảm 4,3% về giá
trị do giá tiếp tục giảm.

-

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam
với 88.234 tấn, chiếm 43,9% tổng lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu trong
quý 1/2015, tiếp đến là Malaysia đạt 32.277 tấn, chiếm 16,1% và Ấn Độ
17.020 tấn (8,5%).


Biểu đồ 4: Tỷ trọng doanh thu năm 2014


Biểu đồ 5: Tỷ trọng xuất khẩu theo khu vực năm 2014
2.3. Vị thế của Công ty trong ngành:
Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành sản xuất săm lốp với nhà máy
Casumina Bình Dương diện tích hơn 200 nghìn m2 từ năm 2001, công nghệ sản
xuất hiện đại được đầu tư mới đồng bộ các sản phẩm tiêu chuẩn khắt khe của Nhật,
Đức, công ty có kênh phân phối sản phẩm rộng trên 200 đại lư cấp 1.
Hiện tại, thị trường săm lốp trong nước đang được chi phối mạnh bởi 3 thành viên
của Tổng công ty hóa chất Việt Nam là CSM, cao su Đà Nẵng (DRC) và cao su
sao vàng (SRC). Mỗi công ty chuyên về một số sản phẩm và tập trung vào các
phân khúc riêng. CSM chuyên về lốp xe máy và xe tải nhẹ, DRC chủ yếu sản xuất
lốp công nghiệp và xe tải nặng, SRC tập trung vào phân khúc xe đạp. Tuy nhiên,
CSM chiếm tổng thị phần lớn nhất với : oto và xe tải
(32%), xe máy (47%), xe đạp (42%).


Biểu đồ 6: Thị phần săm lốp trong nước


2.4. Phân tích SWOT ngành cao su:
2.4.1. Điểm mạnh:
-

-

Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, phù hợp cho
phát triển ngành cao su tự nhiên và tự lâu trong nước đã hình thành các vùng
trồng cao su tập trung quy mô lớn như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên
Hải Nam Trung Bộ…
Ngành cao su tự nhiên đã được Chính Phủ xác định là một trong những
ngành tập trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi, hỗ
trợ, với quy hoạch phát triển theo các vùng, miền có thế mạnh như Đông


-

-

Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên Hải Nam Trung
Bộ…
Nhu cầu Tiêu thụ cao su trên thế giới và trong nước ngày càng tăng cao cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp, sản xuất tiêu
dung… Sử dụng cao su là nguyên liệu đầu vào
Chi phí sản xuất trong ngành cao su tại Việt Nam thấp cũng là yếu tố hỗ trợ
sự phát triển ngành.

2.4.2. Điểm yếu:
-


-

-

-

Ngành cao su trong nước đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích
gieo trồng, với thực tế này thì nhiều doanh nghiệp trồng cao su Việt Nam
thời gian qua đã phải mở rộng diện tích sang các nước lân cận là Lào và
Campuchia…
Cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nma chủ yếu ở dang thô mà chưa sản
xuất được cao su tổng hợp, và phương thức sản xuất chủ yếu là qua đường
tiểu ngạch. Thực tế này khiến sản phẩm cao su tự nhiên của Viêt Nam gặp
rủi ro cao với sản phẩm thay thế và không chủ động được về giá xuất khẩu,
gây kh1o khăn cho doanh nghiệp trong nước.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại tập trung khá nhiều vào Trung Quốc,
do đó phụ thuộc khá nhiều vào những biến động giá tại thị trường này.
Trong nhiều trường hợp phần thiệt luôn thuộc vế các doanh nghiệp Việt
Nam
Tỷ trọng các rừng cao si gài cỗi của ngành cao su Việt Nam cũng đang ở
mức cao, khiến chất lượng và năng xuất sụt giảm. Thực tế này đặt ra vấn đề
phải tái canh tác, gieo trồng tại các rừng cao su trong thời gian tới.

2.4.3. Thách thức:
-

-

Rủi ro của sản phẩm thay thế là cao su tổng hợp, bởi sản phẩm cao su của

Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên dưới dạng thô.
Sự cãnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả chất
lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu, môt điểm mà ngành cao
su Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Rủi ro bất khả kháng từ thảm họa thiên nhiên tại các vùng gieo trồng cao su
Các rào cản thuế quan đối với cao su và các sản phầm liên quan cũng là yếu
tố ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.


2.4.4. Cơ hội:
-

-

-

Ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dung Thế giới ( sản xuất máy bay, ô tô,
xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu
dung…) ngày càng phát triển và nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào là cao
su ngày càng tăng cao.
Việc mở rộng hợp tác phát triển trồng rừng cao su ra nước ngoài ( Lào,
Campuchia, Myanmar…) cũng tạo ra cơ hội mở rộng diện tích trồng và khái
thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam ở gần các công trường sản xuất lớn như Trung Quốc, thuận lợi
trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường này
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY

3.1. Lợi ích kinh tế:
-


Giá trị SXCN tăng trưởng 16% so với cùng kỳ chủ yếu do tăng sản xuất
nhóm lốp radial toàn thép đủ các quy cách. Ban lãnh đạo công ty chủ trương
duy trì một lượng tồn kho hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai
đoạn đầu sản xuất thương mại.

-

Doanh thu tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng chỉ hoàn thành
được 95% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong đó doanh thu xuất
khẩu có mức tăng trưởng 1% và nội địa tăng 3%. Doanh thu tăng trưởng
không ấn tượng trong năm 2014 xuất phát từ nguyên nhân điều chỉnh giá
bán do giá cao su thiên nhiên giảm trong năm. Cụ thể, công ty đã thực hiện 4
lần giảm giá bán với mức giảm bình quân 4.5% đối với nội địa và 6.2% đối
với thị trường xuất khẩu..
o
Đối với thị trường trong nước, chính sách giảm giá đã phát huy tác
dụng: Ổn định thị phần đối với nhóm lốp ô tô, đẩy sản lượng tiêu thụ
các nhóm lốp xe máy (tăng 5%), săm xe máy (tăng 4%), lốp ô tô (tăng
6%), trong đó có sự đóng góp của lốp radial toàn thép với sản lượng
tiêu thụ là 25 nghìn chiếc.
o
Với thị trường xuất khẩu: Ngoài tác động của chính sách giảm giá,
Công ty gặp khó khăn trong đàm phán với các đối tác tăng sản lượng
theo mục tiêu đã đề ra trong năm 2014. Nhóm sản phẩm có mức giảm


cao là nhóm lốp ô tô bias do mức thị trường gần như bão hòa, sản
lượng tồn kho của các đối tác khá lớn.
Lợi nhuận trước thuế bằng 89% so với cùng kỳ năm 2013 bằng 142% so với
kế hoạch đặt ra. Mức lợi nhuận giảm so với 2013 do Công ty bắt đầu hạch

toán chi phí khấu hao cơ bản và chi phí lãi vay của dự án lốp Radial toàn
thép từ tháng 7/2014.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 khá thành công, đạt được
-

hiệu quả cao và thực hiện đúng cam kết sản xuất và tiêu thụ thương mại nhóm
lốp radial toàn thép theo đúng tiến độ. Mức tăng trưởng doanh thu không cao,
lợi nhuận giảm do hạch toán chi phí cho dự án mới vào giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, với những lợi thế trong quá trình đàm phán và bước đầu xuất khẩu
sản phẩm lốp radial sang thị trường Mỹ, đã mở ra cơ hội tăng trưởng và hiệu
quả cho CASUMINA trong những năm tiếp theo.
3.2. Các chiến lược hoạt động kinh doanh:
-

-

-

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất 1 triệu lốp ô tô Radial toàn thép: Công ty đã
hoàn thành dự án giai đoạn 1 và đưa vào sản xuất thương mại vào tháng
05/2014. Trong năm 2015, Casumina sẽ đạt công suất 350.000 chiếc/năm và
tiến hành lập dự án trình các cấp có thẩm quyền giai đoạn 2 của dự án với
công suất 600.000 chiếc/năm trong năm 2016.
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất 4 triệu lốp ô tô Radial bán thép: Casumina
đang lập báo cáo khả thi, song song với việc mời các đối tác có uy tín đàm
phán chuyển giao công nghệ.
Đối với các dự án bất động sản: công ty tiếp tục hoàn tất công tác thoái vốn
tại các dự án đã đầu tư trước đó. Cụ thể:
o Mặt bằng 146 Nguyễn Biểu Q5, Mặt bằng Xí nghiệp Bình Lợi và Xí
nghiệp Việt Hưng tại Thủ Đức: Casumina tiếp tục đàm phán với các đối

tác với mục tiêu chuyển nhượng hoặc thanh lý thành công các dự án nêu
trên.
o Mặt bằng 180 Nguyễn Thị Minh Khai: Casumina hoàn tất việc thanh lý
hợp đồng với công ty Ba Đình và đang trong quá trình đàm phán với đối
tác mới theo hình thức hợp tác xây dựng.
o Mặt bằng số 09 Nguyễn Khoái: tỷ lệ nắm giữ của Casumina tại dự án
này đã được chuyển nhượng thành công cho đối tác.


Mặt bằng 504 Nguyễn Tất thành: Casumina đã hoàn tất bàn giao mặt
bằng cho Vietcomreal.
- Dự án mua đất Bình Dương: Casumina đã hoàn thành thủ tục mua đất 9 ha.
Hiện nay đang cùng với đối tác hoàn chỉnh các thủ tục để mua 7 ha còn lại.
- Dự án liên doanh sản xuất than đen Phillips Carbon: trong năm 2014,
Casumina đã chuyển nhượng thành công một phần vốn đầu tư tại dự án này
cho đối tác. Tại thời điểm 31/12/2014, giá trị đầu tư còn lại của Casumina tại
dự án này là 9,6 tỷ đồng. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm
các đối tác phù hợp nhằm chuyển nhượng hết phần vốn góp này theo đúng
chủ trương mà Đại hội cổ đông đã đề ra.
3.3. Rủi ro hệ thống:
o

3.3.1. Rủi ro kinh tế:
Nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông phụ thuộc rất lớn vào mức tăng trưởng
của nền kinh tế. Điều này tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng của ngành săm lốp.
Những chỉ số của nền kinh tế trong giai đoạn gần đây cho thấy Việt Nam có sự
phục hồi và tăng trưởng, mặc dù chưa được ổn định. Casumina đã tận dụng được
lợi thế có được từ mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam để phát triển hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, sự biến động khó dự báo từ ảnh hưởng của kinh tế thế giới
và bất ổn ở một số khu vực là một thách thức và tác động mạnh đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty.
3.3.2. Rủi ro pháp luật:
Mặc dù Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quyết tâm trong việc ban hành văn bản
pháp luật nhằm quản lý nền kinh tế theo hướng mở, minh bạch và công bằng. Tuy
nhiên, với tính chất của một nền kinh tế đang phát triển, việc điều chỉnh, bổ sung
nhiều văn bản có giá trị pháp lý trong thời gian ngắn đã làm các doanh nghiệp khó
khăn trong việc tiếp cận và thực thi. Điều cần thiết là Casumina phải chủ động và
linh hoạt trong các chính sách kinh doanh nhằm tận dụng tối đa các lợi thế và hạn
chết tối thiểu tổn thất từ việc điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật.
3.3.3. Rủi ro lãi suất:
Casumina dùng nợ tài trợ cho dự án mới làm tăng đòn bẩy tài chính. Tác động của
lãi vay theo xu hướng tăng sẽ tạo áp lực lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên, với chính sách kiểm soát lãi suất ở mức thấp của Chính phủ và
chủ trương tăng tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại có thể được đề
cập như yếu tố thuận lợi cho công ty hơn là rủi ro.
3.3.4. Rủi ro tỷ giá:
Với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiến từ 25%-30% trong cơ cấu doanh thu cho
thấy xu hướng tăng của tỷ giá (giảm giá trị VNĐ) sẽ là một lợi thế của Casumina


đối với hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, với gần 65% nguyên liệu đầu vào phải
nhập khẩu là một bất lợi đối với công ty khi tỷ giá tăng. Casumina phải cân nhắc
kỹ trong việc cân đối dòng ngoại tệ vào-ra và tăng cường sử dụng nguyên vật liệu
nội địa thay thế.
3.3.5. Rủi ro nguyên liệu:
Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu do đó thay đổi giá nguyên liệu đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Trong năm 2013 -2014 giá cao su nguyên liệu giảm liên tục đã
làm tăng lợi nhuận công ty. Tuy nhiên, đây không phải là xu hướng bền vững do
đó công ty đang tích cực tìm nhiều nguồn nguyên liệu giá rẻ.

3.3.6. Rủi ro cạnh tranh:
Mức độ cạnh tranh trong ngành săm lốp xe đối với thị trường nội địa và xuất khẩu
ngày càng trở nên gay gắt. Đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
ngoài và sản phẩm nhập ngoại với năng lực về tài chính, kinh nghiệm bán hàng và
uy tín thương hiệu sẵn có. Casumina với chiến lược đổi mới công nghệ, tiếp cận thị
trường theo hướng sử dụng nguyên vật liệu mới nhằm giảm giá thành, xây dựng hệ
thống bán hàng chuyên nghiệp… là các yếu tố quan trọng làm giảm bớt áp lực
cạnh tranh, giảm thiểu tác động rủ ro từ cạnh tranh nội ngành.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán:
4.1.1. Phân tích tình hình tài sản:
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán phần Tài Sản


Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán Công ty Cồ phần Cao su miền Nam


Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán Công ty Cồ phần Cao su miền Nam

Bảng 2: bảng cân đối kế toán phần Tài sản và các tỷ số chênh lệch


TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn

1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến đọ hợp đồng xây
dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà
nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II. Tài sản cố định
1. TSCĐ hữu hình

Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế (*)

2013
1466041842146.0
0
35295375818.00
35295375818.00

142447615549.00
5118692482.00
5118692482.00

9.72%
14.50%
14.50%

18920000000.00
18920000000.00

11350000000.00
11350000000.00

7570000000.00
7570000000.00

66.70%
66.70%

457691451999.00

431452343266.00
20527823918.00

399448754773.00
315694345120.00
89368337943.00

58242697226.00
115757998146.00
-68840514025.00

14.58%
36.67%
-77.03%

19637183258.00

6336936161.00

13300247097.00

209.88%

-13925898443.00
1073705823707.0
0
1073823707.00

-11950864442.00


-1975034001.00

16.53%

894932219260.00
894932219260.00

178773604447.00
-893858395553.00

19.98%
-99.88%

15794534660.00

125015492295.00
6629066785.00
117598833832.00

-107257378606.00
-6629066785.00
-101804299172.00

1549768489.00
413810540.00
1822108146390.0
0

941866.00
786649812.00

1454755303801.0
0

1548826623.00
-372839272.00

-85.80%
-100.00%
-86.57%
164442.35
%
-47.40%

367352842589.00

25.25%

1794716916577.0
0
1478037092892.0
0
2190385853681.0
0
-712348760789.00

1440372589744.0
0

354344326833.00
1331188037953.0

0
1462217945925.0
0
-131029907972.00

24.60%

17758113689.00

146849054939.00
728167907756.00
-581318852817.00

Chênh lệch

Tỷ trọng
(%)

2014
1608489457695.0
0
40414068300.00
40414068300.00

906.50%

200.81%
22.54%



2. TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
3. TSCĐ vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liến kết, liên
doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm gái đầu tư tài chính
dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

11523733036.00
19006028705.00
-7482295669.00
238155218595.00
248275245135.00
-10120026540.00

67000872054.00
8089092500.00
8089092500.00

13501392919.00
20781346310.00
-7279953391.00
158237160464.00
167775584804.00
-9538424340.00
1121748981422.0
0

-1977659883.00
-1775317605.00
-202342278.00
79918058131.00
80499660331.00
-581602200.00
1054748109368.0
0
8089092500.00
8089092500.00

-14.65%
-8.54%
2.78%
50.51%
47.98%
6.10%


-94.03%

9650345815.00

13157415319.00

-3507069504.00

-26.65%

9650345815.00

13157415319.00

-3507069504.00

-26.65%

9651791498.00
8866633652.00

1225298738.00
755145892.00

8426492760.00
8111487760.00

687.71%
1074.16%


785157846.00
3430597604085.0
0

470152846.00
2920797145947.0
0

315005000.00

67.00%

509800458138.00

17.45%

Nguồn: Tác giả tính

Biểu đồ 7: Tình hình tài sản của Công ty Casumina


Biểu đồ 8: Cơ cấu tài sản của Công ty Casumina
Tình hình tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 509.800.458.138 đồng
tương đương 17,45% nguyên nhân do việc đầu tư vào nhà máy săm lốp Radial.
Tổng tài sản thể hiện quy mô của Casumina tăng liên tục , điều này cho thấy Công
ty đang hoạt động tốt.
Tài sản ngắn hạn
Trong 2 năm 2013 và 2014 cơ cấu tài sản của công ty đã có sự cân bằng giữa
tài sản ngắn hạn và dài hạn, nguyên nhân đến từ việc đầu tư nhà máy săm

lốp Radial.
Cấu trúc tài sản cân bằng tạo điều kiện tốt hơn cho công ty về tính thanh
khoản và khả năng trà nợ vay.
oCác khoản tăng mạnh và ảnh hưởng lớn nhất tới sự biến động của cơ cấu
cấu tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho và các khoản đầu tư ngắn hạn, với tỷ
trọng tăng lần lượt là 19.98% và 14.58%


Biểu đồ 9: Cơ cấu tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Theo số liệu thống kê tiền và các khoản tương đương tiền từ 35.295.375.818 đồng


năm 2013 đã tăng lên 40.414.068.300 đồng vào năm 2014 với mức tăng
5.118.692.482 đồng, tương ứng tỷ mức tỷ trọng 14,50%.
Điều này cho thấy ở năm 2014 doanh nghiệp đã được cải thiện khả năng thanh
toán hơn so với năm 2013. Tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị
giảm khả năng sinh lời của minh để tăng tính chi trả.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng từ 11.350.000.000 đồng năm 2013
lên 18.920.000.000 đồng năm 2014 với mức tăng 7.570.000.000 đồng, tương ứng
với tỷ trọng 66,70%.


Điểu này cho thấy công ty đã đổ thêm tiền vào đầu tư tài chính ngắn hạn hơn là để
các khoản tiền nhàn rỗi.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng từ 399.448.754.773 đồng năm 2013 lên
457.691.451.999 đồng năm 2014 với mức tăng 58.242.697.226 đồng, tương ứng
với tỷ trọng 14,58%.

Là khoản tăng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy
Công ty đã có nhiều chính sách khuyến mãi và ưu đãi hơn cho khách hàng nhằm
cũng cố mối quan hê với khách hàng, mở rộng thị trường và đặc biêt là tăng doanh
số khi sắp có sự hình thành của nhà máy Radial với công suất 1.000.000 lốp/năm.
Tuy nhiên sẽ làm giảm nhu cầu vốn lưu động doanh nghiệp, kéo theo sự gia tăng
của các chi ph1i tài chính và chi phí đòi nợ và các rủi ro không đòi được nợ có thể
xả ra.
 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho đã tăng từ 894.932.219.260 đồng năm 2013 lên 1.073.705.823.707
đồng năm 2014 với mức tăng 178.773.604.447 đồng, tương ứng với tỷ trọng
19.98%.
Là khoản tăng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản, tăng hàng tồn kho chủ
yếu do việc tăng của nguyên vật liệu tồn kho nhằm phục vụ và đảm bảo cho quá



×