Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 82 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
-----[\

[\-----

ĐINH THỊ XUÂN THU

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
-----[\

[\-----

ĐINH THỊ XUÂN THU

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN LIÊNG DIỄM

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam
tại Thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn
này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. HCM, ngày 02 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Đinh Thị Xuân Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt bài luận văn này tôi đã nhận được

rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đoàn Liêng Diễm đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Và Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo, Ban Giám
Hiệu Nhà trường, Phòng Đạo tạo Sau Đại học, những người đã tạo điều kiện và mang
lại cho tôi nhiều kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Ban Giám Đốc, Anh
chị Ngân Hàng TMCP EXIMBANK đã tạo điều kiện tối đa và giúp đỡ cho tôi rất
nhiều trong quá trình thu thập số liệu và hoàn chỉnh đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Đinh Thị Xuân Thu

ii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................... 2
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.1

Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................ 3


1.3.2

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 4
1.4.1

Không gian ....................................................................................................... 4

1.4.2

Thời gian .......................................................................................................... 4

1.4.3

Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 4

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 5
1.7 Kết cấu.......................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6
2.1 Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm ............................................................................... 6
2.1.1

Một số khái niệm .............................................................................................. 6

2.1.2

Mối quan hệ tiền gửi tiết kiệm với nguồn vốn chủ sở hữu .............................. 7


2.1.3

Mối quan hệ tiền gửi tiết kiệm với hoạt động tín dụng .................................... 7

2.2 Các yếu tố tác động đến việc ra quyết định gửi tiền tiết kiệm ..................................... 8
2.3 Các mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của
khách hàng cá nhânvào ngân hàng ............................................................................. 14
2.3.1

Các mô hình nghiên cứu trƣớc .......................................................................... 14

2.3.2

Đề xuất mô hình nghiên cứu.............................................................................. 24

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 31
3.1 Nghiên cứu sơ bộ: ...................................................................................................... 31
3.1.1

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 31

3.1.2

Kết quả nghiên cứu sơ bộ .................................................................................. 31

3.2 Nghiên cứu chính thức ............................................................................................... 32
3.2.1

Thu thập số liệu ................................................................................................. 33
iii



3.2.2

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 34

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 38
4.1 Tổng quan về ngân hàng EXIMBANK ...................................................................... 38
4.2 Thống kê mô tả ........................................................................................................... 40
4.3 Kết quả nghiên cứu .................................................................................................... 42
4.4 Các kiểm định............................................................................................................. 46
4.5 Thảo luận .................................................................................................................... 49
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 58
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 58
5.2 Gợi ý chính sách và giải pháp .................................................................................... 59
5.3 Hạn chế ....................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 66

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Mô tả các biến nghiên cứu ............................................................................ 40
Bảng 4.2: Tƣơng quan các biến nghiên cứu .................................................................. 42
Bảng 4.3: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình .......................................................................... 43
Bảng 4.4: Diễn giải các yếu tố tác động ........................................................................ 44
Bảng 4.5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................................. 46
Bảng 4.6: Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi ........................................................... 47
Bảng 4.7: Kiểm định tự tƣơng quan .............................................................................. 48

Bảng 4.8: Tổng hợp các biến sau nghiên cứu................................................................ 49

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013) ......... 16
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Chigamba và Fatoki (2011) ................................... 19
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu Pangemanan (2014) .................................................... 23
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 25
Hình 4.9: Tƣơng quan các biến nghiên cứu .................................................................. 51
Hình 4.10: Lãi suất thực và tăng trƣởng tiền gửi .......................................................... 53

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EXIMBANK Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng Thƣơng Mại

vii



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn và thử thách như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới dẫn đến
những hệ lụy kéo theo là lạm phát tăng cao giảm sức mua trên thị trường,… Thế nhưng
chúng ta đã vượt qua những khó khăn thử thách đó để đưa đất nước đi lên với sự phát
triển về kinh tế xã hội văn minh và ngày càng khẳng định cũng như nâng cao vị thế của
mình trên trường khu vực và quốc tế.Cùng với sự phát triển và tăng trưởng không ngừng
của nền kinh tế thì thu nhập của người dân cũng tăng đáng kể. Với nguồn thu nhập gia
tăng, nhu cầu gửi tiết kiệm cũng tăng lên và câu hỏi nên quyết định gửi tiết kiệm vào ngân
hàng như thế nào với mục đích sinh lãi và an toàn được đặt ra thường xuyên.
Đứng từ góc độ ngân hàng,tiền gửi tiết kiệm của người dân là vốn đầu vào quan
trọng cho hoạt động,là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn
là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến qui mô của ngân hàng, tạo ra uy
tín và đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính. Vì vậy,yếu tố
tiền gửi tiết kiệm của người dân luôn được các ngân hàng quan tâm.
Những năm gần đây, môi trường kinh doanh có nhiều biến động, cuộc chiến huy động
vốn giữa các ngân hàng ngày càng sôi nổi, việc các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất thông
qua thoả thuận ngầm với khách hàng, hoặc tung ra các gói khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu
hút người gửi tiền trở nên quá phổ biến. Trước bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ đó, vấn đề đặt
ra cho các ngân hàng cần tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của
người dân để có điều chỉnh chính sách phù hợp và kịp thời.
Bên cạnh đó, do tác động của các yếu tố đến quyết định gửi tiết kiệm là rất rộng.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh là nơi tác giả đang sinh sống và làm việc, và giới hạn phạm vi một ngân
hàng là ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK).

1



Nhận thấy được nhu cầu của vấn đề trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm đối với khách hàng
cá nhân của ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá
nhân của ngân hàng luôn được các nhà nghiên cứu, học giả, lãnh đạo ngân hàng quan tâm.
Thực tế, có nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về
các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân. Các
nghiên cứu trên thế giới rất đa dạng và thực hiện ở nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh
thổ.Các nghiên cứu tại Việt Nam chưa có nhiều, và thường tập trung vào việc nghiên cứu
các yếu tố tác động đến tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân trên một phạm vi
địa lý cụ thể như Thái Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng, Huế. Các nghiên
cứu này đã có phát hiện quan trọng về hành vi của người gửi tiết kiệm trong địa phương
đó, chẳng hạn như:
Nghiên cứu trong nước:
-

Nguyễn Thị Thái Hà trong nghiên cứu “Một số kết quả nghiên cứu hành vi gửi

tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên”.
-

Nguyễn Quốc Nghi trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi

tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực đồng bằng song Cửu Long”.
-

Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013) về các yếu tố ảnh


hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Lạt.
Nghiên cứu nước ngoài
-

Erna Rachmawati và Ekki Syamsulhakim (2004) trong tác phẩm “Factors

Affecting Mudaraba Deposits in Indonesia” nhằm mục đích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến tiền gửi Mudaraba ở Indonesia.
-

Nghiên cứu của Rehman và Ahmed (2008) nghiên cứu thực nghiệm đánh giá lựa

chọn ngân hàng tại Pakistan.

2


-

Nghiên cứu của Mokhlis và cộng sự (2009) về sự lựa chọn ngân hàng thương

mại.
-

Chigamba và Fatoki (2011) trong nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa

chọn ngân hàng thương mại của sinh viên đại học tại Nam Phi”.
-

Nghiên cứu của Siddique (2012) tiến hành tại thành phố Rajshahi của Bangladesh


nhằm xác định các nhân tố tác động đến sự lựa chọn ngân hàng cá nhân đối với hai nhóm
ngân hàng là ngân hàng tư nhân và ngân hàng thương mại quốc dân tại Bangladesh.
-

Nghiên cứu của Pangemanan (2014) nhằm phân tích các yếu tố quyết định sự lựa

chọn ngân hàng của khách hàng theo các tiếp cận phân tích hệ thống tại vùng Manado
thuộc Indonesia.
Trên cơ sở thừa kế và phát huy các nghiên cứu đó, đề tài sẽ tập trung và nghiên cứu
sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng, và kiểm
định lại các kết luận của các nghiên cứu trước đó.

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân vào ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam(EXIMBANK) tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân vào ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam(EXIMBANK) tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết
kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng xuất khẩu Việt Nam(EXIMBANK).
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào
ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào
ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) tại thành phố Hồ Chí Minh?
3



- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của
khách hàng cá nhân vào ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) như thế
nào?
- Giải pháp nào để tăng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng
xuất nhập khẩu Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh?
1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện đối với ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam(EXIMBANK)
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2 Thời gian
Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến 06/2015.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng người gửi tiền là khách hàng cá nhân.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định tính nhằm:
- Đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm của khách hàng cá nhân.
- Hoàn thiện thang đo cho từng nhân tố ảnh hưởng.
- Phân tích thực trạng tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt
Nam(EXIMBANK) để có những căn cứ giải thích cho mô hình.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm thu thập dữ liệu chứng minh cho mô
hình nghiên cứu lý thuyết đã đề xuất về các yếu tố và mối quan hệ của nó quyết định gửi
tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân của ngân hàng xuất nhập khẩu Việt
Nam(EXIMBANK) tại thành phố Hồ Chí Minh.

4



1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:Điểm nổi bật của luận văn là nghiên cứu chuyên sâu về các yếu
tố ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Luận văn này cũng hệ
thống hóa kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như những nghiên cứu đã có ở
Việt Nam. Nghiên cứu này chính là tài liệu tham khảo để các đơn vị như: các ngân hàng;
các nhà nghiên cứu tham khảo và phát triển các nghiên cứu chuyên sâu hơn; các sinh viên
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tham khảo và học tập.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tổng quan về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết địnhgửi tiết kiệmcủa khách hàng và đề xuất các giải pháp giúp cho ngân
hàng tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí. Từ
đó, có thể nhân rộng ứng dụng cho nhiều địa phương khác thực hiện hiệu quả.

1.7 Kết cấu
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm
2.1.1 Một số khái niệm
Theo Quy chế về tiền gửi tiết kiệm trong Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN
ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Số: 47/2006/QĐNHNN điều chỉnh quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN, ta có một số khái niệm như

sau:
-

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết

kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
-

Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người

gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đông chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm,
hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm,
của đồng thời chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
-

Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

-

Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là hai cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết

kiệm.
-

Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và

các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
-


Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân

và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán.
-

Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ

sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
-

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi có thể rút tiền

theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm.

6


-

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút

tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
-

Kỳ hạn tiền gửi là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết
tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm
2.1.2 Mối quan hệ tiền gửi tiết kiệm với nguồn vốn chủ sở hữu

Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến (2011) trong Giáo trình “Kinh tế Tiền Tệ - Ngân
hàng” và Giáo trình “Ngân hàng thương mại”, ta thấy:
-

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng nhất của vốn

huy động tại ngân hàng. Vốn huy động và vốn chủ sở hữu là hai nguồn vốn quan trọng
nhất trong cơ cấu vốn. Do đó, ngân hàng cần phải duy trì một tỷ lệ hợp lý hai nguồn vốn
này trong cơ cấu vốn của mình để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.
-

Trong đó, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là vốn tự có do ngân hàng tạo

lập được thuộc sở hữu riêng của ngân hàng, thông qua góp vốn của các chủ sở hữu hoặc
hình thành từ kết quả kinh doanh. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn
của ngân hàn, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Vì đây
là nguồn vốn ổn định, nên ngân hàng chủ động sử dụng nó vào mục đích kinh doanh của
mình, mặt khác lại được coi như tài sản đảm bảo, gây lòng tin đối với khách hàng và duy
trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Còn vốn huy
động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà
ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Ngân hàng
chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu với nguồn vốn này và phải có trách
nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi chủ sở hữu có nhu cầu rút vốn.Vốn này luôn
biến động nên ngân hàng không được sử dụng hết mà phải có dự trữ với một tỷ lệ hợp lý
để đảm bảo khả năng thanh toán.
2.1.3 Mối quan hệ tiền gửi tiết kiệm với hoạt động tín dụng
Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến (2011) trong Giáo trình “Kinh tế Tiền tệ - Ngân
hàng”, giáo trình “Ngân hàng thương mại” và tác giả Phan Thị Cúc cùng đồng sự
trong Giáo trình “Tín dụng- ngân hàng” ta thấy:
7



Tiền gửi tiết kiệm là yếu tố đầu vào quan trọng cho hoạt động của ngân hàng. Sau

-

khi nhận được tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng cần phải sử dụng lượng tiền đó để cho vay,
đầu tư sinh lợi. Tuy nhiên, việc cho vay, đầu tư quá mức có thể dẫn đến rủi ro thanh toán
cho ngân hàng do không còn lượng tiền mặt để giải quyết các vấn đề xảy ra. Ngược lại,
nếu duy trì tiền mặt nhiều, cho vay và đầu tư ít thì sẽ không hiệu quả nguồn tiền có được.
Do đó, cần duy trì một mức cân bằng giữa tiền cho vay, đầu tư với tiền gửi huy động
được.
-

Để đạt được một mức cân bằng đó, đòi hỏi ngân hàng phải có một chiến lược vốn

đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ. Một yếu tố quan trọng
trong chiến lược vốn là phải đảm bảo sử dụng kết hợp hài hòa các nguồn vốn có được với
việc sử dụng các nguồn vốn đó để mang lại hiệu quả cao nhất. Hoạt động này chính là
hoạt động cân đối vốn, là công việc cần thiết đối với mọi ngân hàng, là biện pháo nghiệp
vụ, công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo ngân hàng
2.2 Các yếu tố tác động đến việc ra quyết định gửi tiền tiết kiệm
Các nhân tố tác động đến việc ra quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng có thể
chia thành: các nhân tố thuộc về nền kinh tế, các nhân tố thuộc về phía ngân hàng và các
nhân tố từ phía người gửi tiền.
Nhân tố nền kinh tế chung
- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
Tình hình của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên
gửi tiền vào ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản khác. Trong điều
kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người

dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi
tại NHTM. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì
người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một
điều tất yếu.Chakrabarti cùng đồng nghiệp (2007) kết luận rằng trong giai đoạn suy thoái
kinh tế, tiết kiệm của hộ gia đìnhảnh hưởng cùng chiếuđến các giá trị của các khoản thế
chấp, tiết kiệm là một yếu tố quan trọngđể tái cơ cấu lại danh mục tài sản. Có thể giải
8


thích cho hành vi này bởi cân nhắc hiệu quả tài chính, người tiêu dùng quyết định có rút
vốn đểgiảm thiểu giá trị thế chấp (Angelini và Simmons, 2011).
- Hệ số tiết kiệm của nền kinh tế
Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng caothì lượng tiền dành cho tiết kiệm
có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầungười đã đạt đến một mức độ nhất
định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tươngquan tỷ lệ với sự gia tăng của thu
nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập donhu cầu thiết yếu lúc này được thoả
mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh.
Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc
vàotâm lý tiêu dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại
tệhoặc mua các tài sản khác.
Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế- xã
hộicũng rất quan trọng. Ngân hàng thương mại (NHTM) có thể huy động nguồn vốn này
thông qua nghiệp vụ pháthành trái phiếu. Do đó để NHTM thực hiện tổ chức năng trung
gian tài chính, phục vụđầu tư phát triển thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân và cả nhà nước
phải có chính sách tiếtkiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.
- Chính sách của Nhà nước
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của
cácNHTM. Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có
cácchính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các NHTM sẽ có các căn cứ pháp lý
đểthực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không

khuyếnkhích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.
- Nhu cầu vốn của nền kinh tế
Nền kinh tế đòi hỏi nhiều vốn cho đầu tư phát triển, ngoài vốn ngắn hạn còn rất
nhiềuvốn. Song tự bản thân nó không thể đáp ứng đủ lượng vốn cần thiết, NHTM với vai
tròlà cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn đã góp phần cung cấp một nguồn
vốnlớn cho phát triển kinh tế. ở nước ta, thị trường chứng khoán mở ở dạng sơ khai do
đóviệc đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM vẫn chiếm
vịtrí quan trọng và cấp thiết.
9


- Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý
Ở những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt
độngvà kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanh hơn và nhiều hơn
nhữngnơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với
lãisuất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc
mởrộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay
miềnnúi.
Nhân tố từ phía ngân hàng
- Uy tín của ngân hàng
Khi gửi vào NHTM trong 1 thời gian dài, ngườigửi thường lo sợ trước sự biến động
thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thường cósự cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào
được họ cho là an toàn và thuận lợi nhất,hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người
gửi tiền. Thông thường, người gửi tiềnđánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ
bản như: Sự hoạt động lâu năm, quymô, trình độ quản lý, công nghệ,... Do đó các NHTM
cần nâng cao uy tín thông qua cácnghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu
của người gửi tiền.
- Chính sách lãi suất cạnh tranh
Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay. Đây là một chính sách quan trọng của
NHTM,nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi , đồng thời phải đảm bảo

hiệuquả kinh doanh cho ngân hàng. Thông thường, quy mô của tiền gửi vào ngân hàng
biếnđộng tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Chẳng hạn khi lãi suất huy
độnggiảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt
giáthì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy có thể nói lãi suất
huyđộng có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm.
Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá
củađồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái
phiếu...Từ đó dân chúng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không?
Gửibao nhiêu và dưới hình thức nào?...

10


Đối với các tổ chức kinh tế- xã hội thì ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất mà NHTM
huyđộng mà họ quan tâm nhiều tới công nghệ ngân hàng, thái độ phục vụ của nhân
viênngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất và tính tiện ích cũng như thanh khoản của trái phiếu
ngânhàng cũng được các tổ chức này đặc biệt quan tâm.
- Chính sách sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã khó, đa dạng hoá các hình thức
huyđộng vốn lại càng nan giải hơn. Tuy nhiên, các NHTMđã cho ra đời nhiều sản phẩm
vừamang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như: Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu,
tráiphiếu,... với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng bước đã
thuhút được nhiều khác hàng hưởng ứng. Một NHTM có sự đa dạng trong nghiệp vụ
huyđộng vốn trong nền kinh tế, thoả mãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản
phẩmphù hợp sẽ làm họ quan tâm và thúc dục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm
cáchình thức đầu tư khác. Vì vậy đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn
cóthể coi là” cuộc chạy đua” không có đích cuối cùng của các NHTM hiện nay.
- Công tác cân đối vốn của Ngân hàng
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong
cùngthời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và

tăngtrưởng nguồn vốn đó chính là công tác cân đối vốn của Ngân hàng. Trong quá trình
đápứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tình hình công tác cân đối vốn có vai trò hết
sứcquan trọng đối với bất cứ NHTM nào. Thông qua cân đối vốn, NHTM sẽ biết được
thựctrạng và có những dự đoán nhu cầu biến động vốn trong tương lai. Từ đó có thể đưa
rachính sách huy động thích hợp về số lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạn huy
động.Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của NHTM trong công tác huy động vốn.
- Chính sách quảng cáo
Chính sách quảng cáo đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành trong thời
đạingày nay, trong đó không loại trừ ngành Ngân hàng. Để tạo được hình ảnh đẹp trong
conmắt khách hàng thì NHTM cần phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố. Trong đó
khôngchỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: Quảng cáo trên tạp chí, Panô, áp
phích,Internet,... mà còn cần có sự kết hợp với các chính sách như: Chính sách khách
11


hàng,chính sách sản phẩm,... Việc tuyền truyền, quảng cáo để mọi tầng lớp dân cư hiểu
biếtvề các thông tin là rất cần thiết. Trên cơ sở hiểu biết công tác huy động của Ngân
hàngthì dân chúng mới có thể nhiệt tình hưởng ứng.
- Ngoài một số chính sách sơ bản trên, nghiệp vụ huy động vốn của NHTM còn chịu
sựtác động của một số chính sách như: Chính sách khách hàng, các dịch vụ ngân
hàng...Trong đó các dịch vụ huy động vốn như: Tư vấn, chiết khấu... kèm theo nghiệp vụ
huyđộng vốn có vai trò hỗ trợ quan trọng. Qua đó nhằm tạo ra những tiện ích hấp dẫn
kháchhàng và có thể tăng sức cạnh tranh trong công tác huy động vốn của NHTM.
Nhân tố từ phía người gửi tiền
- Giới tính
Giới tính có tác động vào sự sẵn sàng gửi tiền của khách hàng. Các nghiên cứu gần
đây chỉ ra,phụ nữ cáccó sự e ngại rủi ro cao hơn (Pan và Statman, 2010). Floro và
Seguino(2002) tìm thấy bằng chứng cho thấy, phụ nữ tiết kiệm tương đối nhiều hơn so
với đàn ông.
Gerrans và Clark-Murphy (2004) cho rằng,mối quan hệ giữa tuổi tác vàgiới tính khá

chặt chẽ. Sử dụng kết quả một cuộc khảo sát của các thành viên Đề án nghiên cứu về hưu
tríở Úc, họ đã kết luận rằng phụ nữ trẻ tuổi có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro và đầu tư
vào các cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn là việcgửi tiết kiệm. Hơn nữa, quyết định tiết
kiệm cũng được tìm thấytrong sự tác động qua lại của giới tính và tình trạng hôn nhân
chứ không phải chỉ theo giới;phụ nữ đã lập gia đình có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn thì
phụ nữ chưa lập gia đình.
- Tuổi
Fernandez cùng đồng nghiệp (2009) nghiên cứu yếu tố quyết định tiết kiệm từ
8nước ở châu Âu. Tiếp cận từ chu kỳ sống của con người, phát hiện mọi người có xu
hướngtiết kiệm hơn khi họ về hưu, do đó tuổi có một tác động tích cựcđến hành vi gửi
tiền tiết kiệm. Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng, xác suất để gửi tiết kiệm là tăng theo tuổi
tác, nhưng tốc độ chậm dần. Demery và Duck (2006) cũng kết luận tỷ lệ tiết kiệm là phù
hợpvới các mô hình vòng đời. Hai ông đã kết luận rằng, những người trong cuộc sống
quan tâm đến việc tiết kiệm khi họ đến tuổi 50.
12


- Trình độ học vấn
Nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động của giáo dục tớiviệc tiết kiệm (Morisset
và Revoredo,1995; Laiglesia và Morrisson, 2008). Giáo dục là một yếu tố được gắn chặt
vớitích lũy sự giàu có, do đó ảnh hưởng của nó đến thu nhập là trực tiếp. Morriset và
Revoredo (1995) tìm thấyrằng đối với mỗi mức tăng điểm trong giáo dục, sự gia tăng tỷ lệ
tiết kiệm với 0,37%. Một cách gián tiếp,giáo dục có khả năng thay đổi hành vi của các hộ
gia đình, ngay cả khi các nhà nghiên cứu tin rằng đó không phải là biến đại diện tốt nhất
để xác định thái độ tiết kiệm của hộ gia đình.
Một trong những yếu tố tốt nhất với một tác động quan trọng hơn tới hành vi gửi tiết
kiệm là hoạt động giáo dục tài chính. Sử dụngcơ sở dữ liệu Điều tra hộ gia đình, của Ngân
hàng Hà Lan, Văn Rooij cùng đồng nghiệp (2011) cung cấpbằng chứng rằng giáo dục tài
chính đang ảnh hưởng mạnh mẽ tài sản thực. Đầu tiên, khi kiến thức tài chính cao hơn
làm tăng khả năng có lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. Thứ hai,nó có tác động lớn

vào việc xây dựng kế hoạch hưu trí mà dẫn đến tăng tiết kiệm.Nhìn chung, kiến thức tài
chính ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới sự giàu cóvà tiết kiệm của hộ gia đình.
Kiến thức tài chính có hiệu quả trong việc xác định hành vi tiết kiệmcủa các hộ gia đình.
- Thu nhập
Thu nhập cũng là một tính năng quan trọng trong quá trình tiết kiệm hộ gia
đình. Nói chung, văn họctiền gửi tiết kiệm cho rằng thu nhập cao hơn làm tăng nguy cơ
tích lũy của cải(Attanasio và Székely, 2000; Fernandez et al, 2009). Các nhà nghiên cứu
khác có khác nhauý kiến. Huberman et al. (2007) và Huggett và Ventura (2000) tìm thấy
bằng chứng cho thấy ngườicó thu nhập thấp không lưu thường là nhiều hơn người có thu
nhập cao vì họsự chờ đợi rằng các hệ thống hưu trí công cộng sẽ đảm bảo cho họ có thu
nhập hưu trí.Fernandez et al. (2009) cũng khẳng định, thu nhập và việc làm không chắc
chắn đang được đánh giá caotương quan, do đó, có một liên kết chặt chẽ giữa công việc
không chắc chắn (không chắc chắn thu nhập) vàtiết kiệm. Có bằng chứng rằng người đó
không có một công việc ổn định, hoặc là làm việc nhưfreelancer hoặc trong các công ty
dựa trên dự án, sẵn sàng hơn để tiết kiệm hơn, áp vàoxem xét sự không chắc chắn mà nằm
ở phía trước.
13


2.3 Các mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết
kiệm của khách hàng cá nhânvào ngân hàng
2.3.1 Các mô hình nghiên cứu trƣớc
Nguyên cứu trong nƣớc
Nguyễn Thị Thái Hà trong nghiên cứu “Một số kết quả nghiên cứu hành vi gửi tiết
kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên”, tác giả đã
khảo sát 236 người gửi tiền đã cho ra một số kết quả như:
(1) Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định gửi tiền
- Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế: Ảnh hưởng biến động trên thị trường vàng có
ảnh hưởng mạnh nhất đến người gửi tiền, sau đó đến tỷ lệ lạm phát và thị trường ngoại tệ.
Khi giá vàng tăng cao, phần nhiều mọi người không gửi tiền thêm vào ngân hàng nữa và

dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng.
- Tác động của yếu tố thuộc ngân hàng: Trong các công cụ quảng cáo của ngân hàng
đưa ra, khách hàng quan tâm nhất là lãi suất và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Sau đó đến
nhân viên giao dịch, số điểm giao dịch, chi phí dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi
cũng được khách hàng đánh giá là quan trọng nhưng ở mức độ thấp.
(2) Lựa chọn ngân hàng.
Đa số người gửi tiền lựa chọn ngân hàng lớn là có uy tín, độ tin cậy cao, ít lựa chọn
ngân hàng nhỏ là độ tin cậy thấp, chưa có uy tín, chưa hiểu biết nhiều. Do đó, đa số người
gửi tiền lựa chọn các ngân hàng lớn với 85,6% tổng lựa chọn, trong đó Ngân hàng
Công thương chiếm 49,58%; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT với 37,29%, Ngân hàng
Đầu tư và phát triển chiếm 17,8%; còn lại các ngân hàng nhỏ chỉ chiếm có 14,4% tổng
lựa chọn. Một số người chọn ngân hàng nhỏ cho rằng, lý do họ lựa chọn những ngân hàng
này là lãi suất cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và nhân viên giao dịch tốt.
(3) Đối tượng gửi tiền
Khách hàng có độ tuổi 40-49 chiếm số lượng lớn nhất (35%) trong các độ tuổi tham
gia gửi tiền ở ngân hàng. Số năm gửi tiền trung bình của người gửi tiền là 4,61 năm.
Trong đó, thấp nhất là 1 năm, nhiều nhất là 27 năm, gần 20% khách hàng gửi tiền từ10
14


năm trở lên, trên 5 năm chiếm 37%. Tuy nhiên, lượng tiền gửi còn nhỏ,chủ yếu dưới
mức 50 triệu đồng.
(4) Thời gian gửi tiền
Về thời gian gửi tiền, có tới 67% khách hàng gửi tiền không theo chu kỳ, tuy nhiên,
ngân hàng cũng cần quan tâm đến đối tượng thường gửi vào cuối năm (16,8%), đầu năm
(7,3%) để có biện pháp thu hút vốn đúng thời điểm.
(5) Phương án giải quyết
Để giải quyết bài toán huy động vốn trong thời gian tới, ngân hàng cần tập trung vào
những vấn đề người gửi tiền quan tâm như xây dựng uy tín của ngân hàng, đào tạo nhân
viên giao dịch, gia tăng dịch vụ chăm sóc khách hàng, cung ứng thêm những gói dịch vụ

mới, cải biến những chương trình khuyến mãi cho phù hợp…
Nghiên cứu “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì khách hàng gửi tiết
kiệm tại NHNN & PTNT chi nhánh Sóc Trăng” nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến khả năng duy trì khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Sóc Trăng. Bài viết sử dụng mô hình Probit và dữ liệu thu thập từ
100 khách hàng xem xét mối liên hệ, ảnh hưởng của các yếu tố như: lãi suất, giá vàng,
hành vi gửi tiền của khách hàng, thu nhập bình quân, nghề nghiệp, nhân viên, khuyến mãi
lãi suất. Kết quả hồi quy cho biết có 3 yếu tố: lãi suất, giá vàng, hành vi gửi tiền của
khách hàng có ảnh hưởng đến xác suất duy trì tiền gửi của khách hàng. Các biến số còn
lại không có ý nghĩa thống kê.
Do đó, để nâng cao khả năng đáp ứng khách hàng, chi nhánh cần hoàn thiện các giải
pháp sau: linh hoạt tăng lãi suất theo từng thời kỳ đồng thời với đảm bảo lợi nhuận theo
kế hoạch đề ra, chủ động hơn trong công tác huy động vốn, quản trị hành vi khách hàng
thông qua việc phân loại theo từng nhóm đặc trưng, giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm trực
tiếp đến khách hàng.
Nguyễn Quốc Nghi trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, thông qua số liệu thu
thập từ 458 hộ gia đình (142 ở thành phố Cần Thơ, 109 ở Vĩnh Long, 98 ở Hậu Giang và
119 ở An Giang) và sử dụng phương pháp hồi quy logistic đã phát hiện ra:
15


- Tuổi của lao động chính, trình độ học vấn của lao động chính, nghề nghiệp tạo ra
thu nhập chính, tổng thu nhập hàng tháng của hộ và tổng số lao động trong hộ gia đình
tương quan thuận với quyết định gửi tiết kiệm.
- Giới tính của chủ hộ, tham gia hội đoàn thể, số hoạt động tạo thu nhập của hộ và
tổng số tiền chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình tương quan nghịch với quyết định gửi tiết
kiệm.
- Nhân tố nghề nghiệp tạo thu nhập chính tác động mạnh nhất đến quyết định gửi
tiết kiệm của hộ gia đình.

Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013) về các yếu tố ảnh
hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Lạt,
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng
cá nhân.
Vẻ bề ngoài

Thuận tiện về vị trí

Xu hướng lựa chọn ngân
hàng

Ảnh hưởng của người thân

Nhận biết thương hiệu

Thái độ đối với chiêu thị
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013)
Trong đó:
‒ Vẻ bề ngoài của ngân hàng: là nóiđến kiến trúc tòa nhà được chọn làm trụ sở, văn
phòng giao dịch và bãi đậu xe.
16


×