Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.51 KB, 100 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

VILASACK DUONGPHACHAN

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI SONG
PHƯƠNG LÀO – VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


BỘ TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

VILASACK DUONGPHACHAN

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI SONG
PHƯƠNG LÀO – VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN LIÊNG DIỄM

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tỉnh Salavan, ngày 10 tháng10 năm 2014
Tác giả luận văn

VILASACK DUONGPHACHAN


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào

24

Biểu đồ 2.1: Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam -Lào
trong giai đoạn 2008-2012

56

Bảng 2.2: Thương mại Việt Nam-Lào từ năm 2008 – 2012

58

Bảng 2.3: Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào

59


Bảng 2.4 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam giai đoạn
2008 đến 2012

61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 05/09/1962 hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào đã
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện. Kể từ đó tới nay mối quan hệ giữa hai nước
không ngừng được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng, trong đó, có hợp
tác thương mại song phương.
Quá trình hợp tác kinh tế Việt – Lào đã đạt được nhiều kết quả khả
quan, song bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn do còn nhiều hạn chế
như: hệ thống cơ sở hạ tầng, bến bãi, cầu đường còn nhiều yếu kém; năng lực
tiếp thị của các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hoá mỗi nước
còn thấp; thủ tục thông quan ở một số cửa khẩu Việt Nam còn rườm rà;
phương thức phân phối còn nhiều bất cập, manh mún, đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập mậu dịch tự do hiện nay. Chính những thuận lợi và khó khăn trong
hợp tác thương mại đã đặt ra yêu cầu cho hai nước cần nghiên cứu phương
pháp và hình thức hợp tác phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới. Vì vậy,
Đề tài: “Thúc đẩy hợp tác thương mại song phương Lào – Việt: Thực
trạng và giải pháp” đặt ra nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng trao đổi thương
mại song phương giữa hai nước, những khó khăn – thuận lợi cũng như kết
quả đã đạt được và những hạn chế tồn tại. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy việc hợp tác thương mại song phương giữa hai nước đạt hiệu
quả hơn, làm cơ sở vững chắc cho mối quan hệ Hữu nghị hợp tác toàn diện
giữa hai Nhà nước Lào – Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

- Ở trong nước: đã có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề nghiên cứu về hoạt
động thương mại hàng hóa XNK ở các quốc gia nói chung


3. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 05/09/1962 hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào đã
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện. Kể từ đó tới nay mối quan hệ giữa hai nước
không ngừng được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng, trong đó, có hợp
tác thương mại song phương.
Quá trình hợp tác kinh tế Việt – Lào đã đạt được nhiều kết quả khả
quan, song bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn do còn nhiều hạn chế
như: hệ thống cơ sở hạ tầng, bến bãi, cầu đường còn nhiều yếu kém; năng lực
tiếp thị của các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hoá mỗi nước
còn thấp; thủ tục thông quan ở một số cửa khẩu Việt Nam còn rườm rà;
phương thức phân phối còn nhiều bất cập, manh mún, đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập mậu dịch tự do hiện nay. Chính những thuận lợi và khó khăn trong
hợp tác thương mại đã đặt ra yêu cầu cho hai nước cần nghiên cứu phương
pháp và hình thức hợp tác phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới. Vì vậy,
Đề tài: “Thúc đẩy hợp tác thương mại song phương Lào – Việt: Thực
trạng và giải pháp” đặt ra nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng trao đổi thương
mại song phương giữa hai nước, những khó khăn – thuận lợi cũng như kết
quả đã đạt được và những hạn chế tồn tại. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy việc hợp tác thương mại song phương giữa hai nước đạt hiệu
quả hơn, làm cơ sở vững chắc cho mối quan hệ Hữu nghị hợp tác toàn diện
giữa hai Nhà nước Lào – Việt Nam.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài:
- Ở trong nước: đã có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề nghiên cứu về
hoạt động thương mại hàng hóa XNK ở các quốc gia nói chung nhưng chưa


1


có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về quan hệ thương mại hàng hóa giữa Lào
và Việt Nam.
- Ở nước ngoài: Trong một số tài liệu chuyên khảo về thương mại có đề
cập đến các hoạt động XNK nhưng chủ yếu đề cập có tính chất lý luận, chỉ
đưa ra những nguyên lý hoạch định hàng hóa XNK trên thế giới và hàng hóa
XNK song phương nói chung.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về thương mại quốc tế giữa Lào – Việt Nam
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại song phương
giữa Lào – Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ
thương mại song phương giữa Lào – Việt Nam trong thời gian tới.
6. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Khái quát cơ sở lý luận chung về thương mại quốc tế giữa hai
nước Lào – Việt Nam từ trước tới nay.
Bước 2: Nêu tình hình kinh tế hai nước Lào – Việt cũng như thực trạng
quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai nước trên các phương diện
Bước 3: Nêu các kết quả đạt được giữa hai nước, hạn chế và nguyên nhân
Bước 4: Đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy quan hệ
thương mại song phương giữa Lào và Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm phân tích sự
hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Phương pháp phân tích, tổng
hợp và so sánh cũng được sử dụng để làm rõ các nội dung của luận văn.

2



8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và mối quan hệ hợp
tác Lào – Việt Nam trong thời gian qua.
- Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại song phương giữa Lào – Việt
Nam.
- Phân tích nguyên nhân của các hạn chế trong quan hệ thương mại Lào
– Việt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại song
phương giữa Lào – Việt Nam trong thời gian tới.
9. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Quan hệ thương mại song phương Lào – Việt Nam
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng quan hệ
thương mại song phương trong bối cảnh hai quốc gia Lào – Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2012-2020
10. Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thương mại Quốc tế.
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam trong
thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại song phương
giữa Lào và Việt Nam trong thời gian tới

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


1.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TMQT)

1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
TMQT có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn
giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
TMQT trước hết là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia.
Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ khoa
học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch
vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia ngày càng lớn. Thương mại bắt nguồn từ sự đa dạng và điều
kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá sản xuất một
số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản
xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, con đường xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc hay thay thế nhập
khẩu đã hoàn toàn không có sức thuyết phục. Thực tế cho thấy con đường dẫn
đến phát triển nhanh, bền vững không phải qua chuyên môn hoá ngày càng
sâu rộng để sản xuất ra những sản phẩm sơ chế, mà thông qua việc mở rộng
và phát triển các ngành sản xuất chế biến sâu, có giá trị thặng dư cao, hướng
về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế những sản phẩm trong nước sản xuất
có hiệu quả hơn để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, tài
nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển. Để
thấy rõ điều này chúng ta hãy xem xét những vai trò sau đây của TMQT nói
chung và của xuất khẩu nói riêng.[10,22]
4



Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại quốc tế. Theo định
nghĩa trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa
hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao
đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.
Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn
trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài
TU
4
3

T
4
3
U

người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến
một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển
mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu
hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng
cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn
cầu hoá" [16,20]
Ngày nay khi quá trình phân công lao động Quốc tế đang diễn ra hết
sức sâu sắc thì thương mại Quốc tế trở thành một qui luật tất yếu khác quan
và được xem như là một điều kiện Tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi
quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa
nói đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ với kinh tế thế giới.
Thương mại quốc tế trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu
sản xuất và nâng cao khả năng tiêu dùng của dân cư một quốc gia. Ta có thể
hiểu đơn giản:

Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa
các quốc gia với nhau. Hoạt động đó là hình thức của mối quan hệ xã hội và
phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng
hóa riêng biệt giữa các quốc gia.

5


1.1.2. Vị trí, vai trò của thương mại quốc tế
* Vị trí của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có vị trí quan trọng trong kinh tế thị trường ở nước
ta. Xác định rõ vị trí của thương mại quốc tế cho phép tác động đúng hướng
và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển.
Trước hết, thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng là
một bộ phân hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất và
tiêu dùng. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ
thống dẫn lưu, tạo sự liên tục của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc
sẽ dẫn đến sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Thương mại là lĩnh vực
kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của những nhà đầu tư để thu lợi
nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Bởi vậy kinh doanh thương mại trở thành
ngành sản xuất vật chất thứ hai.
* Vai trò của thương mại quốc tế:
+ Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế quốc dân:
Thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế
thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất
nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả
sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước, kích
thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng
của người tiêu dùng.
Thương mại quốc tế góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại,

từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước
ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. Đó cũng là con đường để
đưa kinh tế nước ta có bước phát triển nhảy vọt và nâng cao vị thế uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế.
6


+ Vai trò của thương mại quốc tế ở doanh nghiệp:
Thương mại quốc tế là một bộ phận của thương mại cho nên trước hết
nó là mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế
các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Thương mại quốc tế giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp diễn ra bình thường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và
lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế mà cả thị trường
trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài
nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng.
Thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.1.3. Một số cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế
1.1.3.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Theo lý thuyết này, mỗi quốc gia có nhiều hiệu quả thấp hơn so với các
nước khác trong việc sản xuất các loại sản phẩm mà vẫn có thể tham gia vào
hoạt động xuất khẩu vì nó có thể tạo ra lợi ích không nhỏ mà nếu bỏ qua quốc
gia đó sẽ mất đi cơ hội để phát triển. Nói cách khác, trong điểm bất lợi vẫn có
những điểm thuận lợi để khai thác khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu,
những quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra các loại hàng hóa sẽ
có thể chuyên môn hóa sản xuất hàng ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc
gia khác và nhập về những hàng hóa mà việc sản xuất gặp nhiều khó khăn và
bất lợi. Từ đó tiết kiệm được nguồn lực của mình và thúc đẩy sản xuất trong
nước.

Cái cốt lõi của quy luật lợi thế so sánh của D.Ricardo chính là sự khéo
léo lựa chọn kiểu kết hợp giữa cái ưu thế của mình và cái ưu thế của nước
khác nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Chính thông qua trao đổi thương mại
quốc tế khi mà có thể lựa chọn kiểu kết hợp này, khai thác lợi thế tuyệt đối và
7


cả lợi thế tương đối của mỗi nước. Khi xây dựng lý thuyết lợi thế tương đối,
D.Ricardo dựa trên một số giả thiết đã được đơn giản hóa như: thế giới chỉ có
2 quốc gia, chỉ sản xuất hai mặt hàng, mỗi quốc gia có lợi thế về sản xuất một
mặt hàng, lao động có thể di chuyển tự do trong mỗi nước nhưng không di
chuyển qua 2 nước, chi phí sản xuất không đổi, chi phí vận tải bằng 0, thương
mại hoàn toàn tự do…
Trên cơ sở nghiên cứu một số lý thuyết về thương mại quốc tế điển
hình, chúng ta có thể nhận thấy được rằng hoạt động xuất khẩu là một trong
những nội dung chính của các lý thuyết này. Hoạt động xuất khẩu có vai trò
quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì thế mà các
quốc gia đều luôn coi hoạt động xuất khẩu là hoạt động quan trọng có tính
chiến lược của mình. [11,35]
1.1.3.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Học thuyết này bắt đầu với sự thật giản đơn, hai quốc gia trao đổi thương
T
0

mại trên cơ sở tình nguyện thì cả haiquốc gia đều thu được từ thặng dư. Nếu một
quốc gia không thu được gì, hoặc bị lỗ, họ sẽ từ chối thương mại.Thặng dư qua
lại từ thương mại đã được phát sinh và chuyển dịch như thế nào
Thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối.
Khi một quốc gia sản xuất một hànghóa có hiệu quả hơn so với quốc gia khác
nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai, haiquốc gia có thể

thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu hàng hóacó lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa không có lợi thế.
Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất
và sản lượng của cả hai hàng hóa đều tăng. Sự tăng lên về sản lượng của hai
hàng hóa này do lượng thặng dư từ chuyên môn hóa trong sản xuất được phân
bố lại giữa hai quốc giathông qua thương mại

8


Theo khía cạnh này, một quốc gia cũng tương tự như một cá nhân,
không nên cố gắng sản xuất tất cả hànghóa cho mình, mà nên tập trung sản
xuất hàng hóa mình có sở trường nhất, đem trao đổi một phần sản phẩm đó
lấy sản phẩm khác cần dùng, theo cách này tổng sản lượng của các cá nhân
cộng lại sẽ tăng, phúclợi của mỗi các nhân cũng tăng.
Như vậy, trong khi học thuyết kinh tế trọng thương tin tưởng một quốc
gia chỉ có thể thu được thặng dư từthương mại bằng cách tước đoạt của nước
khác và ủng hộ sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ về hoạt độngkinh tế và
thương mại, thì Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith tin tưởng rằng
một quốc gia có thểthu được thặng dư từ thương mại và ủng hộ mạnh mẽ cho
chính sách tự do kinh doanh. Thương mại tự docó thể làm cho nguồn lực của
thế giới được sử dụng một cách hữu hiệu nhất và có thể tối đa hóa phúc
lợitoàn thế giới. Có thể có một vài trường hợp ngoại lệ bằng cách tự do kinh
doanh, một trong số này là sự bảohộ các ngành công nghiệp quan trọng của
quốc gia. Dường như có nghịch lý là ngày nay hầu hết các quốcgia sử dụng
nhiều biện pháp hạn chế thương mại tự do. Các biện pháp hạn chế thương mại
được tỷ lệ hóa theo phúc lợi của quốc gia. Trên thực tế, các biện pháp hạn chế
thương mại được một số ngành công nghiệpvà những công nhân của ngành đó
những người bị tổn thất vì hàng nhập khẩu ủng hộ. Như vậy, các biện pháp
hạn chế thương mại tạo ra lợi ích cho thiểu số nhưng làm tổn thất tới đa số

(những người phải trả giácao hơn để cạnh tranh với hàng hoá trong
nước).[11,43]
1.1.3.3 Phát triển lý thuyết lợi thế tương đối – Mô hình
Hechscher – Ohlin
Lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo sang đầu thế kỷ XX, sau
chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã thể hiện những hạn chế của nó. Lợi thế do
đâu mà có? Vì sao các nước khác nhau lại có phí cơ hội khác nhau?...Lý
9


thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo đã không giải thích được những vấn đề
trên. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển: Eli
Hecksher (1879-1852) và B.Ohlin(1899-1979) trong tác phẩm: “Thương mại
liên khu vực và quốc tế”, xuất bản năm 1933 đã phát triển lý thuyết lợi thế
tương đối của D.Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O (tên
viết tắt của hai ông) để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất
vốn có (hay lý thuyết H-O). Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng TMQT là
do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá
các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước
đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước có lợi
thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là
do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đẫ sử dụng được những yếu tố
sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về
các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài
nguyên, đất đai, khí hậu...) đã khiến cho một số nước có chi phí cơ hội thấp
hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất những
sản phẩm nhất định.
Như vậy cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết
lợi thế so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được
nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các

nguồn lực sản xuất ). Và do vậy, lý thuyết H-O còn được gọi là “lý thuyết lợi
thế so sánh các nguồn lực sản xuất vốn có”. Thuyết này đã kế thừa và phát
triển một cách logic các yếu tố khoa học trong lý thuyết lợi thế so sánh của
Ricardo và các lý thuyết cổ điển trước đó về TMQT.
Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức
tạp của TMQT ngày nay, song quy luật H-O vẫn là quy luật chi phối động
thái phát triển của TMQT và được nhiều quốc gia vận dụng trong hoạch định
10


chính sách TMQT. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi
thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có theo thuyết H-O sẽ là điều kiện
cần thiết để các nước đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự
phân công lao động và hợp tác TMQT, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu
được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước
này.[11,69]
1.1.4. Thuyết bảo hộ hợp lý
Ngược lại với trào lưu của các học thuyết ủng hộ tự do hoá thương mại,
thuyết bảo hộ với nhiều biến tướng khác nhau được phát triển và vận dụng
trong chính sách TMQT của một số quốc gia trong đó có Mỹ, Đức (cuối thế
kỷ XIX) và nhiều nước đang phát triển trong quá trình phát triển công nghiệp
hoá như Hàn Quốc, Brazin...(giữa thế kỷ XX). Tư tưởng cơ bản của thuyết
này là nếu áp dụng chính sách tự do hoá thương mại có nhiều ngành sản xuất
được gọi là “ngành công nghiệp non trẻ” cần thiết phải duy trì nhưng có nuy
cơ bị tiêu diệt trước sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài, do đó cần phải có
các biện pháp bảo vệ các ngành sản xuất này. Đại diện của thuyết này là
A.Hamilton (Mỹ) từng đề xuất và được áp dụng thành công chính sách bảo hộ
một số ngành công nghiệp miền bắc nước Mỹ (cuối thế kỷ XIX); F.List với
chính sách bảo nhộ ngành công nghiệp Đức cũng vào cuối thế kỷ XIX. Về
sau, thuyết bảo hộ được phát triển bởi nhiều nhà khoa học như Hirofumi Ito

Akamasu, Wanatabe (Nhật Bản), Kurnets (Mỹ) với mô hình “Chuỗi thay đổi
cấu trúc”, theo đó trong điều kiện công nghiệp hoá, nhiều sản phẩm mới đầu
được nhập khẩu, sau đó được tổ chức thay thế nhập khẩu với sự bảo hộ nhất
định và cuối cùng lại được xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh.
Như vậy, cho đến nay có khá nhiều học thuyết về TMQT đã được đề
xuất, phát triển và ứng dụng. Tuy nhiên chưa có một lý thuyết nào đủ mức
11


hoàn chỉnh để có thể dựa vào đó để hoạch định chiến lược và chính sách XNK
của quốc gia. Hơn nữa một số học thuyết hoặc chỉ đưa ra mô hình chính sách
trong điều kiện tĩnh, chưa khai thác các yếu tố động của bản thân hoạt động
kinh tế, hoặc chỉ được lý luận với những mô hình phức tạp. Tuy nhiên, tất cả
các học thuyết dù ít hay nhiều vẫn còn chỗ đứng trong điều kiện hiện đại và
cần phải nghiên cứu vận chúng.
Ngày nay các lý luận gia hiện đại về TMQT trên cơ sở kế thừa và phát
triển các học thuyết TMQT đã đưa ra các quan điểm, các lý thuyết khác nhau
về TMQT với 3 trường phái chính: trường phái thứ nhất ủng hộ tự do mậu
dịch và có các tên gọi biến tướng như mở cửa, tự do hoá ngoại thương, hướng
vào xuất khẩu. Trường phái thứ ủng hộ bảo hộ mậu dịch và có tên gọi biến
tướng như đóng cửa thay thế nhập khẩu, mô hình đàn ngỗng trời. Trường phái
thứ ba kết hợp 2 kiểu chính sách trên với liều lượng khác nhau. [11,90]
1.1.5. Thuyết chu kỳ sản phẩm quốc tế
Chu kỳ của sản phẩm được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: sản phẩm mới
+ Sản phẩm tại thị trường công nghiệp hoá rất cao
+ Lao động kỹ năng cao
+ Chi phí sản xuất cao
+ Giá độc quyền
- Giai đoạn thứ hai: sản phẩm trưởng thành

+ sản xuất mở rộng, tiêu chuẩn hoá dần dần
+ giảm lao động kỹ năng
+ tang xuất khẩu
+ tang cạnh tranh
+ giảm giá
12


+ nhu cầu giữ thị phần → đầu tư nước ngoài
- Giai đoạn thứ ba: sản phẩm tiêu chuẩn hoá
+ sản xuất hoàn toàn tiêu chuẩn hoá
+ Lao động rẻ, không cần kỹ năng cao
+ cạnh tranh gay gắt
+ lợi thế cạnh tranh chuyển sang nước kém phát triển-xuất khẩu
ngược lại cho các nước công nghiệp phát triển
• Ưu nhược điểm của lý thuyết chu kỳ sản phẩm:
- Ưu điểm:
+ Giải thích bản chất đầu tư nước ngoài
+ chuyển nghiên cứu từ quốc gia sang đến sản phẩm
+ nhìn nhận sự di chuyển tư bản, công nghệ, thông tin,…
- Nhược điểm:
+ chỉ phù hợp sản phẩm công nghệ cao
1.1.6. Thuyết về sự tương đồng giữa các quốc gia ( Staffan
Burenstam Linder )
- Khi thu nhập tang dẫn đến nhu cầu mức phức tạp sản phẩm tăng
- Cần thiết am hiểu thị trường trong nước và nước ngoài làm cho
nhu cầu các thị trường tương đồng

1.2.


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI

SONG PHƯƠNG GIỮA CHNDND LÀO VÀ CHXHCN VIỆT NAM
* Sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại song phương
Việt Nam – Lào
- Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi , có quan hệ lịch sử
13


lâu đời nên quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm qua đem lại
lợi ích to lớn cho cả hai bên. Việt nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của
Lào sau Thái Lan , Trung Quốc và Nhật Bản . Thông thường Việt Nam xuất
khẩu sang các nước lớn như : EU , Hoa Kỳ…Nhưng hầu hết đều là gia công
quốc tế nên thương hiệu “ Made in Việt Nam ” khá là mờ nhạt. Nhưng ở thị
trường Lào thì hàng Việt Nam được biết đến như những thương hiệu có tiếng,
và có thể cạnh tranh đựơc với hàng hoá Thái Lan , Trung Quốc. Người Lào
tin dùng hàng Việt Nam và gọi hàng Việt Nam là hàng Bông Lúa. Điều này là
đáng mừng vì ngay trong thị trường Việt Nam thì hầu hết hàng hoá Việt cũng
chưa đạt được vị trí như thế . Lào cũng là nơi thử nghiệm hàng hoá Việt Nam
sản xuất ra trước khi chúng ta có những chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị
trường Thái Lan và một số nước khác.
- Thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương
mại hai nước. Do đó quan hệ thương mại phát triển giúp đời sông nhân dân
vùng biên giới cải thiện từng bước đi vào ổn định. Bởi khu vực biên giới tập
trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số , trình độ dân trí thấp nên khi đời sống
kinh tế ổn định giúp an ninh, chính trị hai nước ổn định , vững mạnh. Từ đó
hai nước có thể mở rộng thêm và tăng cường hợp tác toàn diện hơn trên các
lĩnh vực khác như đầu tư , du lịch , y tế , giáo dục v.v…
- Hiện nay quan hệ toàn diện Việt Nam – Lào nói chung và quan hệ
thương mại nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế

giới. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc các
quốc gia phải hội nhập tích cực để có thể đương đầu với cuộc cạnh tranh
thương mại và thị trường ngày càng gay gắt hơn và Việt Nam , Lào cũng
không phải ngoại lệ . Hơn nữa Việt Nam và Lào đều là thành viên chính thức
của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức thương mại thế giới
WTO vì thế việc tham gia khu vực mậu dịch tự do và áp lực thực hiện lộ trình
14


AFTA khiến hai nước cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại
trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, từng bước thu hẹp về khoảng cách kinh tế
với các nước trong khu vực và trên thế giới , tăng vị thế quốc gia trên trường
quốc tế. Thực tế trải nghiệm cho thấy , đây là cuộc cạnh tranh không kém
phần khốc liệt , bởi muốn thắng lợi không những đòi hỏi tinh thần đoàn kết
mà còn là sự nhạy bén, sáng tạo trong thương mại của cả Viêt Nam và Lào.
- Ngoài ra cả hai nước cũng đều đang trong quá trình phát triển nên cần
nguồn lực để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước là
kênh quan trọng giúp hai nước bổ sung , hỗ trợ cho nhau nguồn lực còn thiếu,
khai thác tối đa lợi thế của nhau. Lào cũng là một nước dồi dào về tài nguyên
nhưng lại chưa thể đảm bảo sản xuất và tiêu dùng trong nước. Còn Việt Nam
lại rất cần thị trường tiêu thụ và nguồn nhiên liệu để phát triển sản xuất.[8,11]
- Trong khu vực Đông Nam Á , Lào là nước duy nhất không có biển
nên việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là bằng đường bộ và
đường hàng không nên chi phí rất đắt. Trong khi đó , Viêt Nam lại được coi
là cửa ngõ trong bản đồ hàng hải quốc tế , lại nằm trong khu vực có vận tải
quốc tế sầm uất nhất thế giới , có các quốc gia trung chuyên hàng hoá chuyển
hàng hoá chuyên nghiệp như Singapo , Hồng Kông. Từ Việt Nam hàng hoá
có thể dễ dàng đến các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy việc
phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ giúp cho hàng hoá của Lào có
cơ hội xâm nhập thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn vì chi phí vận tải

thấp. Và Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hoá của Lào , đóng góp
vào sự phát triển của vận tải biển nước nhà. Bên cạnh đó Lào cũng là cửa ngõ
để Việt Nam mở rộng thị trường vể phía tây như Thái Lan , Myanmar…
- Quan hệ thương mại giữa Lào – Việt Nam còn tạo điều kiện cho việc
phát triển hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai nước đặc biệt là các
dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào.
15


Từ thập niên 2000, quan hệ thương mại Việt Nam – Lào khởi sắc và
từng bước phát triển mạnh, kim ngạch giao thương hai chiều không ngừng
tăng nhanh với tốc độ trung bình 20-30%/năm. Bằng nhiều biện pháp như: tổ
chức Hội chợ thương mại Việt – Lào, Hội nghị giao thương hằng năm ở Thủ
đô Viêng Chăn và một số địa phương Lào, ưu đãi thuế suất, tạo điều kiện
thuận lợi phát triển thương mại biên giới, ... tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu
hai nước năm 2010 đã đạt 490 triệu USD; năm 2011 đạt 743 triệu USD; năm
2012 đạt trên 900 triệu USD, tăng 23%. Năm 2012 ghi nhận sự gia tăng mạnh
của xuất khẩu Việt Nam sang Lào. Mặc dù vẫn chưa có sự thay đổi lớn về cơ
cấu mặt hàng trao đổi: Việt Nam xuất khẩu sắt thép, xăng dầu, phương tiện
vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, than đá, rau quả, dệt may... và nhập
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại, nông sản... nhưng đã thấy rõ hơn mối liên
kết đối tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp (DN) hai nước.
Kết quả đáng ghi nhận đó là nhờ những hoạt động giao thương, kết nối
đối tác như Hội chợ thương mại Việt- Lào tại Pakse (tháng 4/2012), Hội chợ
thương mại Việt- Lào tại Viêngchăn (tháng 12/2012), các đoàn khảo sát thị
trường, các đoàn DN tháp tùng lãnh đạo cấp cao sang thăm Lào...
Trong năm 2012, Việt Nam đã hoàn thiện thêm mạng lưới xúc tiến
thương mại tại Lào, làm “bệ đỡ” hữu hiệu cho DN thâm nhập thị trường, giúp
gắn kết nền sản xuất và thị trường của Việt Nam- Lào.
Hợp tác công nghiệp Việt Nam- Lào cũng có kết quả tích cực. Tính đến

hết tháng 11/2012, Việt Nam có 222 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đăng
ký 3,8 tỷ USD, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 40% tổng vốn đăng
ký. Nổi bật nhất là các dự án năng lượng lớn như thủy điện Xekaman 1 và 3,
Luang Phrabang... khi hoàn thành sẽ tạo động lực và hiệu ứng mạnh mẽ cho
quan hệ kinh tế và hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác

16


Cũng trong bảy tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hai nước đạt 561,3 triệu USD; trong đó Việt Nam xuất sang Lào đạt kim
ngạch gần 276,5 triệu USD, tăng 16,65% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam
xuất sang Lào các loại hàng hoá chủ yếu, xếp theo giá trị từ lớn đến nhỏ là:
sắt thép, xăng dầu, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây điện và dây cáp điện,
sản phẩm từ sắt thép, than đá, hàng dệt may, rau quả, …; trong đó, dây điện
và dây cáp điện có mức tăng trưởng cao: hơn 300% so với cùng kỳ năm 2012
...Việt Nam nhập từ Lào chủ yếu là gỗ nguyên liệu, kim loại thường và ngô.
(Tham khảo nguồn: Bài viết “Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam
– Lào” trên báo Dangcongsan.vn)
Tóm lại: những lợi ích mà mối quan hệ này đem lại là rất lớn cho cả
hai nước nói riêng và cho cả bán đảo Đông Dương nói chung. Do đó, thúc đẩy
hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào là cần thiết.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - LÀO
1.3.1. Các nhân tố tích cực
Thứ nhất: xét về vị trí địa lý, Lào là một quốc gia có chung đường
biên giới 2067 km với Việt Nam, các dân tộc hai nước cùng sinh sống lâu đời
trên bán đảo Đông Dương nên hiêu rõ tập quán buôn bán của nhau. Đó là nền
tảng đầu tiên cho quan hệ thương mại hai nước.
Thứ hai: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá và sự phát triển

của nền kinh tế tri thức, Việt Nam và Lào luôn tìm được tiếng nói chung
trong khu vực và quốc tế. Lào đóng vai trò khai thông quan hệ giữa Việt Nam
và các nước Asean. Hơn nữa Việt Nam và Lào luôn là thành viên của tích cực
của Asean nên có cơ hội đẩy mạnh trao đổi hàng hoá trong khuôn khổ mậu
dịch tự do Asean.

17


Thứ ba: Đó là thực tiễn phát triển hai nước. Trong hợp tác kinh tế thế
mạnh của Lào là giàu tài nguyên khoáng sản song hầu như chưa khai thác hết.
Điển hình như tiềm năng thuỷ điện là 20000 MW , diện tích rừng chiếm hơn
nửa diện tích lãnh thổ nên tiềm năng gỗ rất lớn. Trong khi đó thì Việt Nam lại
rất thiếu những nguồn nguyên liệu này. Mặt khác, nền kinh tế của Lào còn
nhỏ bé, chưa đủ nguồn lực để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Trong khi đó Việt Nam là nước dồi dào lao động , trình độ dân trí cao
hơn. Đây là cơ hội Việt Nam bắt tay hợp tác với Lào trong thương mại, xuất
khẩu sang Lào những mặt hàng từ bình dân đến cao cấp. Hơn nữa Việt Nam
có thế mạnh về cảng biển nên giúp Lào giao lưu quốc tế qua cảng nước sâu
miền Trung, giúp Lào hạn chế biệt lập với đại dương và thế giới. Đồng thời
thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại miền Trung tạo thành các hành lang
phát triển dọc theo các trục giao thông nối ngang hai nước sẽ mở rộng thương
mại của Việt Nam và Lào với các nước khác như Thái Lan, Myama , Ấn
Độ… Thực tế cho thấy quan hệ thương mại hai nước năm 2007 là 312,3 triệu
USD, năm 2008 và 422,7 triệu USD tăng 35,38% so với năm 2007 cho thấy
quan hệ thương mại hai nước đang có sự phát triển tốt đẹp, hai thị trường tiềm
năng của nhau.
Thứ tư: Về mục tiêu và đường lối phát triển : hai nước có chung mục
tiêu năm 2010 xoá nghèo cơ bản, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát
triển. Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp , Lào cơ

bản trở thành nước công nghiệp và nông nghiệp phát triển, có mặt hiện đại tạo
tiền đề công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Ngoài ra chính sách đối ngoại của hai
nước là hoà bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác, thắt chặt mối quan hệ với các
nước láng giềng.
Về Phía Việt Nam:

18


Luôn coi trọng quan hệ thương mại giữa hai nước. Nên để thúc đẩy
mối quan hệ này chính phủ Việt Nam đã đầu tư cơ sở hạ tầng như các cửa
khẩu, các trung tâm thương mại tại Lào, tuyến hành lang Đông Tây, xây dựng
hàng loạt các cảng nước sâu ở Miền Trung như cảng Chân Mây, cảng Tiên
Sa. Hay gân đây nhất là vào 4/2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chế sẳn
xuất được xăng và không lâu nữa những lít xăng “ Made in Việt Nam ” sẽ có
mặt tại thị trường Lào. Ngoài ra còn có chính sách giảm 50% thuế đối với
hang hoá xuất nhập khẩu với Lào.
Về Phía Lào:
Dù điều kiện khó khăn hơn Việt Nam nhưng chính phủ Lào đã cố gắng
cao nhất để thương mại hai nước phát triển như: tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp Việt Nam tổ chức hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, khuyến khích
nhân dân dùng hàng Việt Nam, có chính sách ưu đãi đối với bà còn Việt
Kiều, cho phép nhân dân hai nước đi lại bằng giấy thông hành biên giới…
Chính phủ Lào cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh tại Lào với mọi thủ tục hành chính. Các doanh nghiệp
Việt Nam được ưu đãi vốn vay, hưởng mức thuế chỉ bằng 50% mức thuế
chung khi đầu tư vào Lào. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại Lào được
hưởng hạn ngạch xuất khẩu của Lào sang các nước khác.
1.3.2. Các nhân tố hạn chế
Một là, toàn cầu hoá và khu vực hoá đem lại những cơ hội nhưng cũng

đem lại những thách thức không nhỏ cho quan hệ thương mại hai nước. Trước
sụ điều chỉnh chính sách với Lào của các nước lớn như Mỹ , Nga, Trung
Quốc..., các mối quan hệ song phương và láng giềng như Thái – Lào, Lào
Trung càng làm cho quan hệ thương mại Việt Nam – Lào gặp nhiều khó khăn.

19


Ngoài ra Lào còn là nơi mà các nước làng giềng trong khu vực tranh
thủ ảnh hưởng tại đây. Mặc dù sức mua tại thị trường Lào không lớn nhưng
qua thị trường Lào, Trung Quốc có thể tiến sâu xuống thị trường các nước
Đông Nam Á.
Hai là, xét trong khu vực thì Việt Nam và Lào là hai nước chậm phát
triển, xuất phát điểm thấp , cơ sở hạ tầng nghèo nàn nhưng đang ở trong tiến
trình hội nhập cũng phải nhập cuộc đua trên thị trường quốc tế, lại phải thực
hiện các cam kết chung với các nước Asean về tự do hoá thương mại, tự do
hoá đầu tư… nên không phải lúc nào cơ hội về thương mại hai nước cũng
giành cho nhau. Chính vì những nét tương đồng đó nên cũng hạn chế sự hợp
tác bổ sung cho nhau trong quá trình thúc đẩy quan hệ thương mại.
Ba là, do trình độ năng lực sản xuất còn thấp nên Lào chủ yếu xuất
khẩu tài nguyên gỗ , khoáng sản. Vì vậy để bảo vệ nguồn tài nguyên còn lại
Chính phủ Lào đã có những chính sách nhằm hạn chế xuất khẩu nên có những
giai đoạn quan hệ thương mại hai nước lâm vào khó khăn.
Bốn là, so với trong khu vực trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên so với Lào thì chất lượng nguồn
nhân lực của Việt Nam vẫn hơn, đặc biệt là nguồn nhân lực đảm nhận hoạt
động xuất nhập khẩu. Điều này gây ra sự khó khăn trong sự phối hợp kinh
doanh xuất nhập khẩu.

20



×