Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Ôn luyện sinh học 9 phần I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.03 KB, 23 trang )

Tài liêu ôn tập môn Sinh học lớp 9 cho học sinh
thi chuyên cấp 3 và giáo viên.
Với đặc tính ebook này, các bạn có thể sử dụng
làm nguồn nguyên liệu cho giáo án, học sinh nên
sử dụng để ôn tập học kì, thi cử các kì.
Đây là bộ ebook của Gia Linh
----------------------------------------------------------Ôn tập tổng hợp chuyên sinh 9
Phần 1. Di truyền và biến dị.
Chương 1. Các thí nghiệm của Men đen.
1) Các khái niệm cơ bản trong di truyền học.
*Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu.
+ Ví dụ: Con giống mẹ/cha có da trắng.
+ Y nghĩa: duy trì nòi giống
*Biến dị : là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
+ Ví dụ : Bố mẹ đều có tóc thẳng nhưng con lại có tóc quăn.
+ Y nghĩa: Tạo phong phú về kiểu hình ( có ý nghĩa trong đời sống cá thể ). Biến dị
di truyền được còn tạo sự phong phú về kiểu gen ( là nguồn nguyên liệu cho chọn
giống và tiến hóa. ).
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa của
một cơ thể.
- Ví dụ: Cây đậu có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.
*Cặp tính trạng tương phản:hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1
loại tính trạng.
- Ví dụ: Tóc xoăn và tó thẳng, da trắng và da đen, …
* Kiểu gen: bao gồm toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. Thông thường khi nói tới
KG là nói tới một vài cặp gen đang quan tâm. ( VD: Cây đạu có kiểu gen là AA hoặc
AaBb,…)
* Kiểu hình: bao gồm toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Thông thường khi nói tới
kiểu hình là nói tới một vài tính trạng đang nghiên cứu. ( VD: Cây đậu có kiểu hình
thân cao, quả lục,…)
* Thể đồng hợp: Cơ thể cá kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.


VD: Cơ thể có KG đồng hợp trội AA hoặc AABB,…cơ thể có KG động hợp lặn: aa
hay aabbb,…
*Thể dị hợp:Cơ thể cá kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương khác nhau.
- VD: Cơ thể có KG là Aa hoặc AaBb,…
(Thông thường khi nói tới thể đồng hopwjhay thể dị hợp là nói tới sự đồng hợp hay
dị hợp của một hay một số cặp gen đang quan tâm.)
*Tính trạng trội: Biểu hiện ở trạng thái đồng hợp trội hoặc dị hợp. ( Biểu hiện ngay
ở F1)


* Tính trạng lặn: chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn.
VD: Cà chua tính trạng màu đỏ ( A ) là trội so với quả màu vàng (a ). Cây cà chua
quả đỏ có KG AA hoặc Aa cây qảu vàng có kiểu gen là aa.
*Trội không hoàn toàn : Hiện tượng di truyền trong đó KH cơ thể lai F1 mang tính
trạng trung gian giữa bố và mạ còn F2 có tỉ lệ KH là 1 trội : 2 trung gian: 1 lặn.
* Nhân tố di truyền: quy định tính trạng của cơ thể ( VD: NTDT: quy định màu sắc
hoa )
- Mỗi tính trạng do 1 cặp NTDT quy định.
- NTDT trội quy định tính trạng trội, ký hiệu bằng chữ in hoa ( A, B ,C …)
- NTDT lặn quy định các tính trạng lặn, ký hiệu bằng in thường ( a, b,c )
* Giống thuần chủng ( dòng thuần chủng ): Giống có đặc tính di truyền đồng nhất
và ổn định, các thế hệ sau luôn giống các thế hệ trước, cặp gen quy định tính trạng
t/c ở trạng thái đồng hợp.
* Đồng tính: Hiện tượng con lai đồng nhất về 1 tính trạng nào đó.
* Phân tính: Con lai sinh ra có cả kiểu hình trội và kiểu hình lặn đối với một hay
một số tính trạng nào đó.
* Di truyền độc lập: Là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự
di truyền của cặp tính trạng khác và ngược lại. ( Bản chất của sự di truyền độc lập
là sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm
phân và thụ tinh.)

* Alen: Các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen ( VD: A và a là alen của nhau ).
2) Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.
- Tạo dòng thuần (dùng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ
trước khi thí nghiệm)
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hay 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương
phản.
- Theo dõi sự di truyền rieng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp
số mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di
truyền các tính trạng.
? Tại sao Menden lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu:
- Là giống đậu lượng tính, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt.
- Thời gian sinh trưởng ngắn.
- Có nhiều cặp tính trạng tương phản và đơn gen.
? Tại sao Menden lại chọn cặp tính trạng tương phán khi nghiên cứu ?
- Để thuận tiên cho việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng, từ đó rút ra
quy luật di truyền. )
? Kết luận của Menden về 1 cặp tính trạng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp
tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình : 3 trội: 1 lặn.
? Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di
truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như
ở cơ thể thuần chủng của P.
4) Ý nghĩa về tương quan trội lặn.
- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến của nhiều tính trạng trên cơ thể sinh
vật, tính trạng trội thường là tính trạng tốt, tính trạng lặn thường là tính trạng xấu.


Khi xác định được tính trạng trội, có thể tập trung nhiều gen trội quý vào 1 KG để
tạo giống có giá trị kinh tế cao.

Muốn xác định được tính trạng trội lặn trong cặp tính trạng tương phản sử dụng
phương pháp lai phân tích các thế hệ lai của Menden : Lai cặp bố mẹ P thuần chủng
tương lai, F2 có tỉ lệ phân li KH là : 3 :1 thì KH chiến ¾ là trội, KH chiếm ¼ là lặn.
Trong sản xuất phải dùng giống thuàn chủng để tránh sự phân li ở thế hệ sau
( xuất hiện cả tính trạng lặn là tính trạng xấu. ) làm ảnh hưởng xấu tới năng xuất
của vật nuôi, cây trồng.
Muốn xác định độ thuần chủng của giống sử dụng phép lai phân tích.
5) Ý nghĩa quy luật phân ly:
- Giups xác định tương quan trội lặn trong cặp tính trạng tương phản. Khi xác
định được tính trạng trội, có thể tập trung nhiều gen trội quý vào 1 KG để tạo ra
giống có giá trị kinh tế cao.
- Là cơ sở khoa học của phương pháp tạo ưu thế lai khi dừng lại ở F1. Trong sản
xuất không dùng F1 làm giống mà phải dùng giống thuần chủng để tránh sự phân li
tính trạng thế hệ con ( xuất hiện cả tính trạng lặn là tính trạng xấu góp phần làm
giảm năng xuất và phẩm chất của giống ! )
- Góp phần giải thích nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên.
6 ) Ứng dụng : Tham khảo SGK
* Vài câu hỏi ôn luyện cùng chương.
1) Hãy nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li ?
Nghiệm đúng  P thuần chủng, cặp tính trạng tương phản.
 Tính trạng trội hoàn toàn.
B Mỗi gen quy định một tính trạng.
 Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng.
2) Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào ?
Do sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sin hgiao tử và sự
tỏ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh.
VD: Trong thí nghiệm, P đậu hoa đỏ x đậu hoa trắng.
Gọi A là nhân tố di truyền quy định màu hoa đỏ.
a là nhân tố di truyền quy định màu hoa trắng.
Tế bào sinh dưỡng của cây đậu thuần chủng hoa đỏ có cặp gen AA khi giảm phân

tạo ra 1 loại giao tử loại A.
Tế bào sinh dưỡng của cây đậu thuần chủng hoa trắng có cặp gen aa khi giảm phân
tạo ra 1 loại giao tử mang a.
Trong thụ tinh có sự phối hợp giữa giao tử A với giao tử a tạo ra tổ hợp ở F1 có
kiểu gen là Aa.
Do A là trội hoàn toàn so với gen a nên F1 Aa sẽ có kiểu hình : 100% hoa đỏ.
Khi F1 giảm phân tạo giao tử F1 cho 2 loại giao tử ngang nhau A và a.
Khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa giao tử A và giao tử a tạo ra 1 kiểu tổ hợp F2 là 1
AA, 2 Aa, 1aa. Trong đó tổ hợp AA và Aa đều có kiểu hình trội là hoa màu đỏ .
 Giáo viên và học sinh tự vẽ sơ đồ lai
3) Lai phân tích là gì. ?
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen
với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang


tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó
mang kiểu gen dị hợp.
- Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta sử dụng phép lai phân
tích :cho cá thể mang tính trạng trội đó lai với cá thể mang tính trạng lặn tương
ứng. Nếu kết quả là đồng tính về tính trạng trội thì cá thể mang tính trạng trội đó có
kiểu gen đồng hợp trội. Nếu kết quả là phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính
trạng trội đó không thuần chủng ( có thể gen dị hợp ).
*Lưu ý: Cây lưỡng tính muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội,
ngoài phép lai phân tích, cho tự thụ phấn cơ thể mang tính trang trội đó.
+ Đồng tính - > thuần chủng: AA x AA - > 100% trội.
+ Phân tính -> không thuần chủng: Aa x Aa - > 75% trội : 25% lặn.
3) So sánh trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn ?
Giống :
- P thuần chủng tương phản.
- F1 đồng tính, F2 phân li.

- Kiểu gen: F1 đều dị hợp, F2 đều phân li theo tỉ lệ 1:2:1
• Khác:
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
- Kiểu hình F1: 100% kiểu
- Kiểu hình F1: 100% mang
hình trội
tinhd trạng trung gian.
- Kiểu hình F2: 3 trội : 1 lặn
- Kiểu hình F2: 1 trội: 2 trung
gian: 1 lặn.
- Gen trội lấn át hoàn toàn
Gen trội không lấn át hoàn
gen lặn.
toàn gen lặn.
- Cần sử dụng phép lai phân
- Không cần sử dụng phép lai
tích để xác định kiểu gen
của cá thể mang tính trạng
phân tích vì KH trội chỉ có 1
trội vì KH có 2 KG là đồng
KG đồng hợp trội.
hợp hay dị hợp.
- Phần này phù hợp cho việc
- Nếu có thể vì phần này bị
triển khai bổ sung trên lớp
lược bỏ .
4) Nêu ý nghĩa của quy luật phân li đọc lập ?
+ Giải thích được nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phưở các
loài giao phối là do sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình

phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh => kiểu gen khác
kiểu gen của P làm xuất hiện kiểu gen khác P.
+ Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.
***Nhắc/ góp ý ebook : Trong quá trình thực hiện ebook này tôi đã thêm một số phần
bài học liên quan rồi, nếu giáo viên ( dạy ) thì có thể cho bổ sung thêm, cho học sinh học
có thể tham khảo.
5) Tại sao hoa hồng trồng bằng hạt lại có nhiều màu sắc phong phú hơn trồng
bằng cành ?
- Trồng bằng cành là hình thức sinh sản vô tính thực hiện theo cơ chế
nguyên phân nên không tạo ra biến dị tổ hợp mà chỉ có biến dị không di
truyền là thường biến. Vì vậy biến dị không phong phú ( hoa ít màu sắc ).


- Trồng bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính ( có giảm phân tạo giao tử
và thụ tinh ):
+ Trong giảm phân, có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố
di truyền tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.
+ Khi thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái
tạo ra vô số kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu. Trong đó có nhiều biến dị tổ hợp (
hạt = giao tử đực + giao tử cái ) nên kiểu hình phong phú ( hoa nhiều màu ).
6) Tại sao khi trồng cây ăn quả người ta thường sử dụng phương pháp chiết
cành, ghép, giâm hoặc trồng bằng củ mà ít trồng bằng hạt ?
- Trồng bằng giâm, chiết, ghép,… là hình thức sinh sản sinh dhuowngx ở
thực vật ( sinh sản vô tính ) : từ 1 bộ phận hay tổ chức cơ thể qua nguyên
phân tạo ra các thế hệ tế bào con giống hệt tế bào mẹ về bộ máy di truyền,
trên cơ sở đó tạo ra các thế hệ tế bào con giống hệt cơ thể mẹ về kiểu gen và
kiểu hình ( không tạo ra biến dị tổ hợp ). Vì vậy, phẩm chất của giống vẫn
giữ nguyên, ổn định như ở cơ thể mẹ.
- Trồng bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính, qua giảm phân tạo ra giao
tử và thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ( mỗi hạt là 1 kiểu biến dị tổ

hợp ). Vì vậy khi dùng hạt để nhân giống, đặc tính tốt sẽ phân li, không giữ
được phẩm chất như ở cây mẹ.

• Đối với tài liệu này, sản phẩm hoàn toàn là của Đinh Gia Linh
( viplinh trên tienganh123.com ) vì do lần trước chưa lưu nên
không thể load, đây là bản chính chủ 100% thật .
• Xin cảm ơn !

------------------------------------------------------------------------------------------------------------Các câu hỏi ôn tập, luyện tập chương, tổng hợp cho thi học kì, thi học sinh giỏi
được trình bày dưới đây.
* Giaos viên nên trích phần này để thực hiện soạn giáo án bộ môn này, đây có thể
là một trong những kiến thức quan trọng ( nên áp dụng với giaos án dạy học sinh
giỏi, học sinh đội tuyển môn này ).

---------------------------------Câu 1: So sánh quá trình tạo trưng và tạo tinh:
a) Giống nhau:
_Đều xảy ra ở tế bào sinh dục.
_Đều trải qua 3 giai đoạn:
+Giai đoạn sinh sản: Các TB mầm đều nguyên phân liên tiếp
nhiều lần tạo ra các TB con(Tinh nguyên bào,não nguyên bào).
+Giai đoạn sinh trưởng:Các TB con tiếp nhận nguyên liệu từ
môi trường để lớn lên thành TB sinh giao tử(tinh bào bậc 1bào bậc 1).
+Giai đoạn chín:TB sinh giao tử(tinh bào bậc 1,noãn bào bậc
1) đều giảm phân để tạo ra giao tử.
Khác nhau:


Qúa trình tạo trứng
- G/đ sinh trưởng dài, lượng vật

-

-

-

-

chất tích lũy nhiều.
Noãn bào bậc 1 qua giảm phân
1 cho thể cức thứ nhất có kích
thước nhỏ và 1 noãn bào bậc 2
có kích thước lớn.
Noãn bào bậc 2 qua giảm phân
2 cho 1 thể cực có kích thước
bé và 1 tế bào trứng có kích
thước lơn.
Tế bào trứng có kích thước lớn,
hình cầu, nhiều chất TB.
Kết thúc giảm phân: từ mỗi
noãn bào bậc 1 ( TB sinh
trứng ) chỉ cho 1 trứng và 3 thể
cực đều có bộ NST đơn bội ( n ).
Chỉ có 1 trứng có khả năng thụ
tinh, 3 thể cực tiêu biến ( có sự
can thiệp của chọn lọc tự nhiên
vào quá trình tạo trứng.

Qúa trình tạo tinh.
-G/đ sinh trưởng ngắn lượng v/c tích

lũy ít.
-Tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho
2 tinh bào bậc 2 .
- Mỗi tinh bào bậc 2qua giảm phân
cho 2 tinh từ rồi phát triển thành tinh
trùng.
- Tinh trùng nhỏ, gồm đầu cổ đuôi.
- Kết thức giảm phân: Từ mỗi tinh
bào bậc 1 ( TB sinh tinh ) cho 4 tinh
trùng đều có bộ NST đơn bội. ( n )
Cả 4 tinh trùng đều có khả năng
tham gia thụ tinh. ( không có sự can
thiệp của chọn lọc tự nhiên vào quá
trình tạo tinh ).

Câu 2: Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:
Nguyên phân: Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, hình thành
các mô, cơ quan, cơ thể. Thay thế các TB già đã chết.
Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho các loài qua các thế hệ tế bào ở loài
sinh vật hữu tính và qua các thế hệ cơ thể sinh sản vô tính.
Giảm phân: Tạo ra các tế bào đơn bội, từ đó hình thành giao tử đực và giao
tử cái.
Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Thụ tinh: Có sự kết hợp ngẫu nhên giữa giao tử đực ( n ) và giao tử
cái ( n ) tạo thành hợp tử ( 2n 0 nhờ đó bộ NST đặc trưng cho loài lại
được khôi phục.
- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho chọn
giống và tiến hoa và làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
- Làm cho các đột biến nhân lên và lan dần trong quần thể.
Câu 3: Khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính.

NST thường
- Thường tồn tại với số cặp
lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng
bội.
- Luôn tồn tại thành từng cặp

NST giới tính.
- Thường tồn tại 1 trong tế bào
lưỡng bội.
- Tồn tại thành cặp tương đồng
( XX ) hoặc không tương


tương đồng.
- Giống nhau ở 2 giới
- Chỉ mang gen quy định tính
trạng thường của cơ thể.

đồng ( XY ).
- Khác nhau ở hai giới.
- Chủ yếu mang gen xác định
giới tính của cơ thể.

Câu 4: Cơ chế NST xác định giới tính.
- Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợpcủa NST trong giảm phân và thụ tinh
là cơ chế xác định giới tính
-Khi giảm phân : Ở bố: sự phân li của cặp NST giới tính XY cho 2 loại
tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau ; Ở mẹ: chỉ cho một loại trứng X.
- Qua thụ tinh:tạo ra 2 loại hợp tử XX phát triển thành con gái và XY
phát triển thành con trai,với số lượng và sức sống ngang nhau. Vì thế, tỉ

lệ nam : nữ thường xấp xỉ 1:1
Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Gồm : các yếu tố bên trong ( hoocmôn sinh dục ) và yếu tố bên ngoài
( nhiệt độ, ánh sáng, ….)
- Trong thực tiễn, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù
hợp với mục đích sản xuất
Ví dụ: tạo ra nhiều tằm đực để lấy tơ nhiều hơn, tạo ra nhiều bê cái để nuôi
lấy sữa.
- ? Cho biết : Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai
hay con gái đúng hay sai? Vì sao?
 Sai !
 - Mẹ có 2n=44+ XX , giảm phân cho 1 loại trứng là 22A+ X.
- Bố có 2n= 44A + XY, giảm phân cho 2 loại tinh trùng là 22A+ X
và 22A + Y.
Nếu tinh trùng 22A+ Y kết hợp với trứng 22A + X tạo hợp tử là 44A
+XY phát triển thành con trai.
Nếu tinh trùng 22A+ Xkết hợp với trứng 22A + X tạo hợp tử là 44A +
XX phát triển thành con gái.
 Như vậy chỉ có bố mới có NST giới tính Y xác định giới tính nam,
mẹ không có Y xác định giới tính nam.
Câu 6. Những yếu tố ảnh hướng đến ựu phân hóa giới tính.
- Hooc môn sinh dục.
- Điều kiện phát triển của hợp tử và điều kiện phát triển cá thể.
- Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm , chế độ dinh dưỡng, hàm lượng các chất
trong môi trường ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính có thể chủ
động ở mức độ KG hay KH của cơ thể.


Nắm được cơ chế xác định giới tinh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phân hóa giới tinh có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái theo ý

muốn.
Tạm kết một chút phần câu hỏi, giáo viên và học sinh hãy thử bài tập
trắc nghiệm được trình bày dưới đây của tôi và tiếp tục với chương.


Câu 1: Đột biến là
A. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử.
B. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào.
C. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ NST.
D. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế
bào.
Câu 2: Đột biến gen là
A. sự biến đổi tạo ra những alen mới.
B. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
C. sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen.
D. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
Câu 3: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình.
C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể.

B. nhiễm sắc thể.
D. gen.

Câu 4: Đột biến gen xảy ra ở những sinh vật nào?
A. Sinh vật nhân sơ.
C. Sinh vật nhân thực đơn bào.

B. Sinh vật nhân thực đa bào.
D. tất cả các loài sinh vật.


Câu 5: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
I - Mất một cặp nuclêôtit.


II - Mất đoạn làm giảm số gen.
III - Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.
IV - Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
V - Thêm một cặp nuclêôtit.
VI - Lặp đoạn làm tăng số gen.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I, II, V.

B. II, III, VI.

C. I, IV, V.

D. II, IV, V.

Câu 6: Nguyên nhân gây đột biến gen do
A. các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do
tác động của tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường.
B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của
môi trường.
C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của
môi trường.
D. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ
thể.
Câu 7: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các
nuclêôtit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN nhân đôi là
A. thêm một cặp nuclêôtit.

B. thêm 2 cặp nuclêôtit.
C. mất một cặp nuclêôtit.
D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
Câu 8: Dạng đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit được hình thành thường phải qua
A. 4 lần tự sao của ADN.

B. 3 lần tự sao của ADN.


C. 2 lần tự sao của ADN.

D. 1 lần tự sao của ADN.

Câu 9: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
B. đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G - X.
C. đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A - T.
D. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
Câu 10: Khi xử lý ADN bằng chất acriđin, nếu acriđin chèn vào mạch khuôn sẽ tạo nên đột
biến
A. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit.

B. thêm một cặp nuclêôtit.
D. đảo vị trí một cặp nuclêôtit.

Câu 11: Khi xử lý ADN bằng chất acriđin, nếu acriđin chèn vào mạch mới đang tổng hợp
sẽ tạo nên đột biến
A. mất một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit.


B. thêm một cặp nuclêôtit.
D. đảo vị trí một cặp nuclêôtit.

Câu 12: Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 – BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột
biến dạng
A. mất cặp A - T.
C. thay thế cặp A – T bằng cặp G - X.

B. mất cặp G - X.
D. thay thế cặp G – X bằng cặp A - T.

Câu 13: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen
nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là
do
A. mã di truyền có tính thoái hoá.

B. mã di truyền có tính phổ biến.

C. mã di truyền có tính đặc hiệu.

D. mã di truyền là mã bộ ba.

Câu 14: Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV)


A. hình thành dạng đột biến thêm A.
B. hình thành dạng đột biến mất A.
C. làm cho 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau.
D. đột biến A – T


G - X.

Câu 15: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. sức đề kháng của từng cơ thể đối với điều kiện sống.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 16: Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là
A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng.

B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng

xác định.
C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng.

D. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô

hướng.
Câu 17: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
A. có lợi cho cá thể.

B. có ưu thế so với bố, mẹ.

C. có hại cho cá thể.

C. Không có hại cũng không có lợi cho cá thể.

Câu 18: Đột biến thành gen trội biểu hiện
A. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử về gen trội.

B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. ở phần lớn cơ thể.
Câu 19: Đột biến thành gen lặn biểu hiện


A. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử về gen lặn.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. ở phần lớn cơ thể.
Câu 20: Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi
A. alen đột biến trong tế bào sinh dục.
B. alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng.
C. alen đột biến là alen trội.
D. alen đột biến hình thành trong nguyên phân.
Câu 21: Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là
A. đột biến giao tử.

B. đột biến tiền phôi.

C. đột biến xôma.

D. đột biến dị bội thể.

Câu 22: Trình tự biến đổi nào dưới đây là đúng:
A. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc--> thay đổi trình tự các
nuclêôtit trong mARN -->thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit--> thay đổi
tính trạng.
B. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen --> thay đổi trình tự các axit amin trong
chuỗi pôlypeptit --> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN --> thay đổi tính trạng.

C. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen -->thay đổi trình tự các nuclêôtit trong
tARN -->thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit -->thay đổi tính trạng.
D. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen --> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong
rARN --> thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit --> thay đổi tính trạng.
Câu 23: Đột biến gen ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện
được?


A. Đột biến ở mã kết thúc.
C. Đột biến ở bộ ba giữa gen.

B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.
D. Đột biến ở mã mở đầu.

Câu 24: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.
B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 25: Những dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật?
A. Thay thế và thêm 1 cặp nuclêôtit.
B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 trong bộ ba và mất 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 trong bộ ba.
D. Thay thế và mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?
A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba.
B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.
C. Làm thay đổi tối đa một axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
D. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba.
Câu 27: Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là

A. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây
hại nhất.
B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
C. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây
hại trầm trọng nhất.


D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
Câu 28: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X thì số
liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 1.

B. tăng 2.

C. giảm 1.

D. giảm 2.

Câu 29: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T thì số
liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 1.

B. tăng 2.

C. giảm 1.

D. giảm 2.

Câu 30: Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi thành phần các nuclêôtit nhiều
nhất trong các bộ ba mã hoá của gen?

A. Mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit.
B. Thêm 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hoá.
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 31: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so
với gen ban đầu là
A. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.
B. mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
D. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
Câu 32: Dạng đột biến gen làm thay đổi nhiều nhất số liên kết hyđrô của gen là
A. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.
B. mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong một bộ ba mã hoá.


D. thêm 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 33: Dạng đột biến nào sau đây có khả năng không làm thay đổi thành phần axit amin
trong chuỗi pôlipeptit?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit.
B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hoá.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hoá.
Câu 34: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG =
mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG =
kết thúc (KT). Trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit có trật tự
sau:
mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin – KT
Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 trong gen thì đoạn pôlipeptit tương
ứng được tổng hợp có thành phần và trật tự axit amin như thế nào?

A. mêtiônin - alanin – lizin – lơxin – KT.

B. mêtiônin – alanin – valin – lơxin – KT.

C. mêtiônin – lizin – valin – lơxin – KT.

D. mêtiônin - alanin – valin – lizin – KT.

Câu 35: Trình tự nuclêôtit trong vùng mã hoá của một đoạn gen bình thường ở tế bào
nhân sơ có 3 bộ ba là ... AAA GXX XAG ... Alen đột biến nào trong số các alen đột biến
dưới đây xác định nên đoạn chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin bị thay đổi ít nhất?
A. ... AAG GXX XAG ...

B. ... AAA XXX AG ...

C. ... AAA GXX GGG XAG ...

D. ... AAA GXX AG ...

Câu 36: Trình tự nuclêôtit của gen bình thường là ... GXA XXX ... Alen đột biến nào trong
số các alen đột biến nêu dưới đây xác định nên đoạn chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin
bị thay đổi nhiều nhất?
A. ... GXA XXG ...
C. ... GXA AXX X ...

B. ... GXX XXX ...
D. ... GXA AAA XXX ...


Câu 37: Trình tự axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường là: ... Phe – Arg –

Lys – Leu – Ala – Trp ... và chuỗi pôlipeptit đột biến là: ... Phe – Arg – Lys – Leu – Ala –
Trp ... Loại đột biến nào trong số các đột biến nêu dưới đây có nhiều khả năng nhất làm
xuất hiện chuỗi pôlipeptit đột biến như trên?
A. Đột biến thêm một nuclêôtit ở đầu gen.
B. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit thứ 3 trong một bộ ba.
C. Đột biến đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.
D. Đột biến mất 3 cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 38: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào
nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối
cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Cho rằng 1 trong 2 gen nói trên được tạo
thành do đột biến điểm của gen còn lại. Biết rằng gen B hơn gen b 1 liên kết hiđrô. Dạng
đột biến nào đã xảy ra?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit.
D. Chuyển đổi vị trí của 2 cặp nuclêôtit cho nhau.
Câu 39: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào
nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối
cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A. 3000 nuclêôtit.

B. 2400 nuclêôtit.

C. 800 nuclêôtit.

D. 200 nuclêôtit.

Chương III: AND VÀ GEN.
ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên
tố C, H,O, N và P

ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài hàng trăm và
khối lưọng lớn đạt đến µm,và khối lượng lớn đạt đến hàng chục triệu đơn
vị cacbon (đvC)
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử
con gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại : ađênin


(A), timin (T),xitozin (X) và guanin (G). Mồi phân tử ADN gồm hàng vạn
hàng triệu đơn phân (hình 15).
Bốn loại nuclêôtit trên liên kết với nhau theo chiều dọc v à tuỳ theo số
lượng của chúng mà xác định chiều dài ADN, đồng thời chúng sắp xếp
theo nhiểu khác nhau tạo ra được vô sô loại phân từ ADN khác nhau. Các
phân từ ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về
số lượng và thành phần các nuclêôtit.

Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc
thù các loài sinh vật. ADN trong tế bào chủ yếu tập trung trong nhân và có
khối lượng ổn định, đặc trưng cho mỗi loài. Trong giao tử, hàm lượng ADN
giảm đi một nửa và sau thụ tinh hàm lượng ADN lại được phục hồi trong
hợp tử. Ví dụ : Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là
6,6.10-12g, còn trong tinh trùng hay trứng là 3,3- 10-12g. Điều này liên quan
với cơ chế tự nhân đôi, phân bào và tố hợp cùa các NST diễn ra trong các
quá trình phân bào và thụ tinh.

Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Mỗi phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit song song ngược chiều
nhau( chiều 3' 5' và chiều 5' 3') . Các nucleotit của hai mạch liên kết với
nhau theo nguyên tắc bổ sung.
- A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H
- G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H

Từ hệ quả của nguyên tắc bổ sung thì ta có thể suy ra được số lượng nucleotit
và thành phần của nucleotit ở mạch còn lại.


Hình 2 :Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của
phân tử ADN
Khoảng cách giữa hai cặp bazo là 3,4A 0
Một chu kì vòng xoắn có 10 cặp nucleotit ( 20 nucleotit)
Đường kính của vòng xoắn là 20 A0
3. Chức năng của phân tử ADN
ADN có chức năng lưu giữ truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền giữa các
thế hệ.
II. GEN
Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi
pôlipeptit hay ARN.
Từ định nghĩa gen ta thấy :
Gen có bản chất là ADN, trên một phân tử ADN chứa rất nhiều gen ,
Nhưng điều kiện đủ để 1 đoạn ADN dược gọi là một gen khi nó mang thông
tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định .


1. Các loại gen :
Gen cấu trúc : mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần
cấu trúc hay chức năng của tế bào.
Gen điều hoà : mang thông tin tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động các gen
khác.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
Mỗi gen có hai mạch polinucleotit , nhưng chỉ có mạch gốc ( 3 ' 5')mang
thông tin mã hóa cho các axit amin, mạch còn lại được gọi là mạch bổ sung
Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit


Hình 3 : Cấu trúc chung của một gen điển hình
Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’của gen,mang tín hiệu đặc biệt giúp ARN
polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã và chứa trình
tự nucleotit điều hòa quá trình phiên mã.
Vùng mã hoá : Mang thông tin mã hóa các axit amin.
Vùng kết thúc nằm ở đầu 5 ' của mạch mã gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
3.Phân biệt gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực .


Hình 4: Sự khác nhau của vùng mã hóa của SV nhân sơ và SV nhân thực
Gen ở SVNS và SVNT đều có cấu tạo 3 phần như nhau nhưng chúng phân biệt
với nhau bởi cấu tạo vùng mã hóa :



Vùng mã hóa liên tục mã hóa axit amin có ở sinh vật nhân sơ nên được
gọi là gen không phân mảnh.
Vùng mã hóa không liên thục có ở sinh vật nhân thực . Phần lớn các gen
của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục , các đoạn mã hóa axit
amin(exon) và không mã hóa axit amin (intron) xen kẽ nhau nên được gọi là
gen phân mảnh.
III. CÁC CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO CỦA ADN.
Tính số lượng các loại nucleotit trong phân tử ADN.
Theo nguyên tắc boror sung ta có : A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và G
liên kết với X bằng 3 liên kết H
=> A = T; G = X
=> %A = %T; %G = %X.
=> %A+%G = %T+%X=50%.
=> N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2 T + 2 X



Tính chiều dài gen:
L=

=> N =

Tính số chu kì xoắn: C =

=> N = C x 20

Tính số liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G ( lk)
Tính khối lượng phân tử ADN (gen): MADN = N × 300 => N =
Tính số liên kết phôtphođieste .
Trong phân tử ADN : liên kết PHOTPHODIESTE gồm có liên kết giữa các
gốc đường và gốc axit của cùng một nucleotit và liên kết cộng hóa trị giữa
hai nucleotit.
+ Số lượng liên kết HÓA TRỊ giữa các nucleotit: HT = N - 2.
+ Số lượng liên kết giữa các gốc đường và gốc axit trong mỗi nucleotit = N
=> Tổng số liên kết PHOTPHODIESTEcủa ADN: N + (N - 2) = 2N - 2
Ví dụ 1 : Một

gen có chiều dài là 5100 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%.
Hãy xác định:
1. Số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Số liên kết hydro của gen
3. Số chu kỳ xoắn của gen.
4. Số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.
Hướng dẫn giải bài tập.
1.Số nuclêôtit của gen (N) N =


×2 = (

)×2 = 3000 (nu)

Số nuclêôtit từng loại (A, T, G, X)
Theo NTBS
%A = %T = 20% => A = T = 3000×20% = 600 (nu)
% G = %X = 50% - 20% = 30%
→ G = X = %G × N = 3000 × 30% = 900 (nu)
2. Số liên kết hyđrô trên gen


H = 2A + 3G = (2A + 2 G) + G = Nu + G = 3000 + 600 = 3600
3. Số chu kỳ xoắn =

=

= 1500.

4. Số liên kết photphodieste
Trên mỗi mạch = N - 1 = 2999.
Trên phân tử ADN = 2N-2 = 5998.
Bài tập tự giải
Bài 1. Một gen có chiều dài là 4080 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Xác định số liên kết hydro của gen
3. Xác định số ribonucleotit trên mARN do gen phiên mã
4. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.
5. Xác định số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.

ĐA :

1 . A = T = 480 ; G = X = 720
2. 3120 liên kết H
3. 1200 ribonucleotit
4. 120 chu kì xoắn
Bài 2. Một gen có 3120 liên kết hiđrô và có 480 Adenin.
1. Tính số lượng và tỷ lệ nuclêôtit của mỗi loại của gen.
2. Xác định chiều dài gen.
3. Xác định số liên kết hóa trị giữa các nucleotit .
ĐA :
1. G = X = 720; 30% và A = T = 480 ; 20% .
2. L : 4080 A0
3. 2398 liên kết Bài tập cho phần AND và GEN.


*** ebook này của Linh vẫn còn đang được viết tiếp, do vậy dưới đây Linh cung cấp cho
bạn vài bài tập cũng như chương I, II và một chút đầu của chương III. Với ebook sau sẽ
có rất nhiều các dạng bài phong phú.


Đăng ký nhận tin mới nhất về ebook sinh học tiếp theo:




Bộ ebook này có giá là 5000đ/bộ.




Ebook này giúp bạn phát triển khả năng sinh học, ôn luyện bài cho học sinh thi
chuyên, cho giáo viên trích dẫn làm giáo án.



Ebook này trình bày đơn giản, có hình minh họa và các ví dụ dễ hiểu.

- Linh xin được cảm ơn bạn đã tải bộ ebook tài liệu của Linh, mong bạn chia sẻ
sản phẩm tài liệu này cho mọi người cùng download .

- Chúc bạn học giỏi môn Sinh học !



×