Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nghiên cứu và xây dựng chương trình hỗ trợ hoạt động vay vốn tại quỹ tín dụng nhân dân xã đại hưng huyện khoái châu tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 66 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BKS

Ban kiểm soát

ĐHTV

Đại hội thành viên


HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

QTDND


Quỹ tín dụng nhân dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH VẼ



LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống, học tập và làm việc trong xã hội mà khoa học công
nghệ đang phát triển như vũ bão. Công nghệ đang dần xâm nhập vào mọi mặt của
đời sống, xã hội và đem lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng của nó là thực tế cuộc
sống chứ không còn là trên lý thuyết. Chỉ với tuổi đời cực kỳ non trẻ nhưng tin học
Việt Nam đã đang dần khẳng định mình. Nhiều phần mềm mang thương hiệu Việt
được thế giới công nhận và ứng dụng của nó góp phần không nhỏ cho sự phát triển
của một số ngành công nghiệp và du lịch… Một trong những ứng dụng phổ biến
nhất của khoa học máy tính được biết đến tại các cơ quan công sở là chương trình
quản lý cơ sở dữ liệu, và ở đây em muốn giới thiệu đó là ứng dụng của công nghệ
thông tin trong quản lý của các tổ chức tín dụng. Hoạt động của các tổ chức tín
dụng ngày càng được mở rộng và là một ngành thiết thực không thể thiếu trong nền
kinh tế mở như nước ta hiện nay vì thế việc quản lý các tổ chức tín dụng bằng công
nghệ là rất cần thiết bởi vì nó đem lại hiệu quả công việc rất nhiều, thời gian thực
hiện công việc ngắn và độ chính xác lại cao. Xuất phát từ mục đích đó em xin đề
xuất đề tài “Nghiên cứu và xây dựng chương trình hỗ trợ hoạt động vay vốn tại Quỹ
tín dụng nhân dân xã Đại Hưng - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên”.
Mục tiêu nghiên cứu
“ Nghiên cứu và xây dựng chương trình hỗ trợ hoạt động vay vốn tại Quỹ tín

dụng nhân dân xã Đại Hưng - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên” được thực hiện
dựa trên các chuẩn mực quản lý vay vốn của các tổ chức tín dụng, nó là công cụ
giúp công việc quản lý thông tin khách hàng, và các công việc quản lý của quỹ tín
dụng ngày càng được thuận tiện, dễ dàng, tiết kiệm thời gian, tiền của và hiệu quả
cao, chuyên nghiệp hơn.
Cũng qua đề tài này em đã bổ sung được nhiều kiến thức mới, ôn lại kiến
thức cũ, thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác trên form, report, menu... và nắm
được cách tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và quản lý thông tinn về hoạt đôạng vay vốn của
quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

5


Phạm vi nghiên cứu
Khi khách muốn vay vốn tại quỹ để giao dịch. Đầu tiên người vay đến quỹ
nhận phiếu đăng ký vay vốn và điền đầy đủ thông tin về người vay. Sau đó nộp lại
cho quỹ và quỹ xét duyệt lại xem có điều kiện theo quy định của quỹ. Khi xét duyệt
xong nhân viên tín dụng sẽ đăng ký người vay, lập hợp đồng tín dụng và đưa giấy
hẹn ngày giải ngân cho khách hàng. Khi đến ngày hẹn người vay đến quỹ để giải
ngân và khi đó nhân viên tín dụng sẽ lập phiếu giải ngân. Khi giải ngân xong thì
người vay đến quỹ hàng tháng để nộp lãi và đúng định kỳ phải hoàn lại vốn cho
quỹ. Ngoài ra người quản lý và nhân viên kế toán, tín dụng có thể biết tình hình
phát triển của từng vùng, địa phương và sẽ có lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó hệ
thống còn cho phép thêm, xóa, cập nhật, tra cứu những thông tin, thống kê dữ liệu
liên quan đến hoạt động vay vốn.
Nội dung thực hiện





Quản lý chung (Quản lý thông tin loại vay, kiểu trả, sản phẩm cho vay, cập nhật
lãi suất cho vay, thông tin người vay: họ tên, CMND, điạ chỉ….…).
Quản lý vay vốn (Quản lý thông tin liên quan tới hợp đồng tín dụng, phiếu thu
nợ, biên bản thanh lý hợp đồng,…)
Thống kê-báo cáo nhằm tổng hợp kết quả cho vay và tình hình thu nợ, …

Đề tài “ Nghiên cứu và xây dựng chương trình hỗ trợ hoạt động vay vốn tại
Quỹ tín dụng nhân dân xã Đại Hưng - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên” xây
dựng một chương trình tương đối đầy đủ các chức năng cho quá trình thực hiện
giao dịch với người vay khi vay vốn, phục vụ tin học hóa các nghiệp vụ của quỹ.
Chương trình này nhằm mục đích phục vụ cho công tác hiện đại hóa nghiệp vụ vay
vốn, từng bước làm cho các nghiệp vụ theo hướng tự động hóa. Với đề tài này sẽ
cung cấp cho người dùng nắm được các thao tác trên từng nghiệp vụ mà hệ thống
quản lý. Bên cạnh đó nó giúp cho cán bộ quản trị hệ thống hiểu rõ và chủ động
trong công tác bảo trì.

6


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.1. Tìm hiểu về quỹ tín dụng nhân dân
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của tổ chức tín dụng hợp tác
• Sự hình thành các nhóm tín dụng
Khi xã hội loài người chuyển từ một nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh
tế sản xuất hàng hóa, các hàng hóa được sản xuất ra không để phục vụ cho chính
bản thân người sả xuất mà nhằm để mua bán, trao đổi trên thị trường. Sự phân công
lao động và chuyên môn hóa trong sản xuất được hình thành rõ nét cộng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật đã nhanh chóng thúc đẩy một nền kinh tế phát triển.
Trong quá trình này, con người cũng dần được giải phóng khỏi chế độ nô lệ, cưỡng

bức như ngày xưa. Họ được tự do hành nghề, tự do kinh doanh sản xuất cho chính
họ. Tuy thế không ít người đã gặp không ít khó khăn để có thể tự do hành nghề, tự
do kinh doanh, sản xuất để duy trì sự tồn tại của họ. Đó là những người chưa có đủ
kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức chuyên môn hay vốn liếng. Họ là những người
thua thiệt tiềm năng, bắt buộc phải tham gia vào cuộc ganh đua không cân sức trong
nền kinh tế sản xuất hàng hóa và nhiều người trong số họ cũng thực sự trở thành kẻ
thất bại, lâm vào tình trạng thua lỗ, khốn cùng và nợ nần.
Để thoát khỏi tình cảnh trên, tốt hơn hết là hãy tự cứu lấy mình trước khi được
“trời” cứu. Chính những người đã, đang và sẽ thua thiệt tiềm năng này đã đoàn kết
lại, liên kết và hợp tác với nhau để tạo ra sức mạnh chung lớn hơn giúp họ khắc
phục và xóa bỏ những thua thiệt này để vươn lên, tự khẳng định mình. Nhóm những
người có chung cảnh ngộ, cùng muốn thực hiện một việc chung nhất nào đó vì lợi
ích, quyền lợi của họ, vì thế đã ra đời tổ chức, nhóm hợp tác. Các nhóm tín dụng
hợp tác theo đó đã ra đời, giúp cho các thành viên tiếp cận được với đồng vốn để
thực hiện các hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của
họ, khi mà từng thành viên riêng lẻ không thể tiếp cận hay tiếp cận một cách không
thỏa đáng với nguồn vốn do uy tín và khả năng vay vốn hạn chế của họ cũng như sự
cung cấp dịch vụ tín dụng chưa hoặc không nhiệt tình, đầy đủ của hệ thống các tổ
chức tín dụng hoạt động chính thức. Các nhóm tín dụng hợp tác này do tự nguyện,
tự phát hình thành nên có thể 5 đến 7 thành viên, cũng có thể có tới hàng chục thành
viên với các tên gọi khách nhau như nhóm tín dụng, hội tiết kiệm và cho vay, hội
tạm ứng, hội tín dụng và tạm ứng, …

7


Ban đầu, các nhóm này huy động vốn từ chính trong nội bộ các thành viên
của nhóm để cho chính các thành viên trong nhóm đó vay nhằm đáp ứng nhu cầu về
vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện với giá cả hợp lý cho thành viên. Sau này
theo thời gian, các hình thức hoạt động và huy động vốn, góp vốn hay cho vay được

mở rộng và phát triển hơn về cả hình thức, quy mô, số lượng, địa bà,… trở nên ngày
càng đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, nhóm tín dụng hợp tác cũng có thể huy
động vốn ở ngoài thành viên, cho thành viên, … khi số lượng thành viên nhiều hơn,
các nhóm tín dụng hợp tác này trở thành các nhóm hoạt động có tổ chức hơn với bộ
máy quản lý lớn hơn và chặt chẽ hơn.
• Sự phát triển của tổ chức tín dụng
Ngày nay, do tác động tích cực và lợi ích to lớn của các nhóm tín dụng hợp
tác mà các nước trên thế giới để muốn phát huy tích cực vai trò của các nhóm này.
Nhiều nước định hướng hỗ trợ giúp cho các nhóm tín dụng hợp tác này phát triển
trở thành các tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động công khai, chính thức như các tổ
chức tín dụng tham gia vào thị trường tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

Hình 1.1: Sự ra đời và phát triển của các tổ chức tín dụng hợp tác

8


1.1.2. Khái niệm cơ bản về Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là một tên gọi riêng của các tổ chức tín dụng hợp tác được thành lập
và hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993. QTDND chịu sự điều chỉnh cơ bản bởi Luật
Hợp tác xã về tổ chức bộ may và Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam về nội
dung hoạt động. Theo Luật Hợp tác xã, QTDND là một hợp tác xã, được thành lập
trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng nhằm mục tiêu hỗ trợ vì quyền lợi
của mỗi thành viên. Theo Luật các tổ chức tín dụng, QTDND là một loại hình tổ
chức tín dụng hợp tác, nên nó cũng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng, do các tổ chức, cá nhân, hộ giaĐẠI
đình
nguyệnVIÊN
thành lập để hoạt động ngân
HỘItựTHÀNH

hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời
sống của các thành viên.
HỘI ĐỒNG
QUẢN
TRỊ
1.1.3. Mục
tiêu hoạt
động
của Quỹ tín dụng nhân dân BAN KIỂM SOÁT
QTDND là một hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng nên
mục tiêu củ nó là hỗ trợ thành viên về dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Điều đó có
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
nghĩa, các QTDND không phải là các tổ chức hoạt động vì mục đích công ích mà
chỉ là phương tiện, công cụ của các thành viên để hỗ trợ trong lĩnh vưc như huy
động vốn, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tổ chức khác. Đây là mục
tiêu tối cao nhất của tổ chức QTDND và là điểm khác biệt căn bản của tổ chức tín
dụng hợp tác dưới
tư các chức
pháp năng
nhân hợp tác xã so với tổ chức Các
kinhchi
tế nhánh
dưới tư các
Các phòng
pháp nhân khác. Trong khi thành viên hay chủ sở hữu, cổ đông của các tổ chức kinh
tế khác thành lập doanh nghiệp trong một lĩnh vực nhất định trước tiên là để tìm
cách
về nguồn
lợi nhuận
thì học

dưới tư cách pháp nhân hợpGiám
tác xã,
Kếthu
hoạc
vốntối đa cho họ Tin
đốcQTDND
được các thành viên xây dựng để trước tiên cung cấp dịch vụ tín dụng, ngân hàng
cho họ chứ không phải trước tiên là tìm cách thu được nhiểu cổ tức.
Kế toán
QHQT và QLDA
Kinh doanh
1.1.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND Trung ương
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND Trung ương được quy định
trong Luật
và quỹ
Nghị định 48/ 2001/Thanh
NĐ-CP
gồm các nguyên tắc:
Ngân
toán
Kế toán & ngân quỹ





Thứ nhất: Tự nguyên gia nhập và ra QTDND Trung ương
Thứ hai: Quản lý dân chủ và bình đẳng
Thứ ba: Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Tín tư:

dụng
Tàikết
chính
Kiểm
tra nội
bộcủa
Thứ
Chia lãi đảm bảo
hợpvà
lợiQLTS
ích của thành viên và
sự phát
triển
Quỹ tín dụng nhân dân
− Thứ năm: Hợp tác và phát
triểntracộng
đồng
Kiểm
nội bộ
Giao dịch
Hành chính

Các bàn huy động vốn

Văn phòng

9
Quản lý và giám sát các chỉ tiêu an toàn

Giao dịch



Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của QTDND Trung ương
Theo quy định trong điều lệ, QTDND Trung ương là tổ chức tín dụng hợp
tác do các QTDND cơ sở, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp

10


vốn thành lập, được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động
hệ thống QTDND. QTDND Trung ương được thành lập và khai trương hoạt động
ngày 05/ 08/ 1995 với sự hỗ trợ 80 tỷ đồng của Nhà nước và 20 tỷ đồng của 4 ngân
hàng thương mại quốc doanh. QTDND Trung ương có 23 chi nhánh hoạt động trên
địa bàn 52 tỉnh, thành phố có QTDND cơ sở. QTDND Trung ương có chức năng:





Điều hoà vốn trong hệ thống, cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho
QTD thành viên
Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết

QTDND Trung ương hoạt động như một ngân hàng thương mại và nội dung
hoạt động cụ thể được quy định trong điều lệ gồm các hoạt động huy động vốn,
hoạt động cho vay, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và một số hoạt động khác.
Trong tư cách QTDND đầu mối, vai trò điều hoà vốn cho toàn hệ thống của
QTDND Trung ương đang dần được cải thiện theo hướng tích cực nhưng chủ yếu

mới thực hiện kênh chuyển vốn từ QTDND Trung ương xuống QTDND cơ sở. Việc
gửi vốn điều hoà từ QTDND cơ sở lên QTDND Trung ương kết quả thực hiện còn
chưa cao. So với nguồn vốn các QTDND cơ sở đang gửi các tổ chức tín dụng khác
là 105.863 triệu đồng thì nguồn vốn tiền gửi điều hoà còn thấp, mới điều hoà được
47.6%. Một số nơi không có chi nhánh QTDND Trung ương đóng trụ sở, việc điều
hoà vốn về còn chậm nên việc tiếp nhận vốn để cho vay thành viên chưa đáp ứng
kịp thời, có QTDND có vốn dư thừa tạm thời nhưng không gửi điều hoà tại chi
nhánh QTDND Trung ương vì ngại khi rút ra chậm nên gửi tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn. Dư nợ cho vay khách hàng không phải là QTDND thành
viên chiếm 40.1% tổng dư nợ bằng 30.4% so tổng nguồn vốn hoạt động và tăng
nhanh so cùng kỳ năm trước (tăng 220%). Đây là hoạt động kinh doanh có vẻ nhẹ
nhàng và hiện tạo nguồn sinh lời chủ yếu cho QTDND Trung ương vì chênh liệch
lãi suất đầu vào-đầu ra cao hơn so với cho vay trong hệ thống (hoạt động mang tính
bán lẻ). Tuy nhiên những rủi ro của hoạt động kinh doanh ngoài hệ thống đem lại
rất nhiều khả năng sẽ cao hơn so với kinh doanh trong hệ thống (đối tượng khác
nhau, dự án khác nhau, bất cân xứng về thông tin…). Vì thế cần cân nhắc thận trọng
khi quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài hệ thống, đặc biệt khi nhiệm vụ
quan trọng nhất của QTDND Trung ương là điều hoà vốn, chăm xóc, hỗ trợ, cung
cấp thông tin, sản phẩm…cho các QTDND cơ sở chưa được thực hiện một cách
thoả đáng.

11


Nhìn chung, QTDND Trung ương là một tổ chức đầu mối cấp quốc gia rất
quan trọng của hệ thống QTDND, được Nhà nước hỗ trợ về nguồn vốn và con
người. Những nhiệm vụ và chức năng thiết kế cho QTDND Trung ương là rất cần
thiết, chuẩn đối với một Quỹ đầu mối nhằm phục vụ các nhu cầu của QTDND cơ
sở. Tuy nhiên trên thực tiễn, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan mà mặc dù
với sự nỗ lực cao của QTDND Trung ương, nhiều nhiệm vụ đề ra nhằm giúp cho

các QTDND cơ sở như điều hoà vốn, tư vấn chăm sóc cho QTDND thành viên,
phát triển sản phẩm…vẫn chưa được QTDND Trung ương thực hiện một cách trọn
vẹn trong trách nhiệm phục vụ toàn quốc của mình. Phần vì QTDND Trung ương
chưa có điều kiện kinh tế vươn tới đáp ứng được nhu cầu cho các QTDND nằm rải
rác khắp nơi, nhất là khi chưa được thành lập mới nhiều QTDND để tạo thành một
mạng lưới đầy kín, phần vì cơ chế lãi suất có lúc,
có nơi còn bất cập nhưng một phần phải kể đến là do nhận thức của các cán bộ
QTDND Trung ương về nhiệm vụ của họ đối với hệ thống còn chưa đầy đủ nên khi
triển khai hoạt động, lợi ích của các QTDND cơ sở thực ra không được quan tâm
một cách sâu sắc vì có sự ngộ nhận rằng hoạt động kinh doanh đối với các QTDND
cơ sở không đem lại nhiều lợi nhuận mà chỉ mang tính hỗ trợ. Điều này không hẳn
như vậy. Thứ nhấtlà vì nhiệm vụ của QTDND Trung ương đã được ghi trong điều
lệ. Thứ hailà nếu biết cách làm thì cả QTDND Trung ương và QTDND cơ sở đều
cùng có lợi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chúng ta cần lưu ý ở đây
QTDND Trung ương là một ngân hàng đầu mối cấp quốc gia của toàn bộ hệ thống
QTDND - một ngân hàng của hệ thống - chứ không phải bất kỳ một ngân hàng nào.
Vì vậy QTDND Trung ương trước hết là phải xem mình là một ngân hàng hệ thống
- tức là hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đối với hệ thống QTDND - trước khi
được phát triển “tự do” như các ngân hàng “tự do” khác. Đó cũng chính là lý do
duy nhất để QTDND Trung ương được sinh ra và tồn tại. Các hoạt động hỗ trợ của
QTDND Trung ương đối với hệ thống nên phải trở thành tự giác, tự nguyện và
thường xuyên. Không thể vì những khó khăn, thậm chí rất nhiều khó khăn trước
mắt mà QTDND Trung ương câu giờ, lảng tránh hay bỏ rơi các QTDND cơ sở. Có
như thế, QTDND Trung ương mới cơ được niềm tin và uy tín từ phía các QTDND
cơ sở, xứng đáng là một QTDND đầu mối cấp quốc gia, là chỗ dựa vững chắc cho
cả hệ thống QTDND. Việc hỗ trợ về vốn, con người từ phía Nhà nước cho QTDND
Trung ương ở đây cần phải nhằm nâng cao năng lực tự trợ giúp trong hệ thống để
vượt qua các khó khăn trước mắt này, tạo ra sức mạnh chung cho cả hệ thống
QTDND. Và khi đó chúng ta mới có một sự liên kết thực sự. Các QTDND Trung
ương, QTDND cơ sở hoạt động tốt hơn cũng như Nhà nước cần phải rút dần vai trò


12


bà đỡ của mình, nhường chỗ cho sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự quản lý của hệ
thống. Có như vậy, QTDND Trung ương mới có thể phát triển đúng hướng trở
thành một QTDND đầu mối đích thực của hệ thống và các QTDND mới có cơ hội
phát triển nhanh, tạo thành một hệ thống liên kết thực sự vững chắc và an toàn.
1.1.5. Đánh giá chung về QTDND Trung ương
− Thuận lợi
Thứ nhất : Nhân dân hưởng ứng mô hình QTDND
Xuất phát từ nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng một cách thoả đáng của người
dân cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế
theo cơ chế thị trường mà mô hình QTDND đã được đông đảo dân chúng ủng hộ.
Các QTDND hoạt động ngay trên địa bàn, với dịch vụ cấp thuận tiện, nhanh gọn và
kịp thời đã đáp ứng được nhu cầu bức bách về vốn cho các thành viên. Chính vì thế
mà người dân rất cần và hưởng ứng mô hình QTDND - một mô hình thiết thực giúp
họ giải quyết trước mắt những khó khăn về vốn và sau đó là những dịch vụ khác
kèm theo. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển của Qũy
tín dụng nhân dân.
Thứ hai: Việt Nam sẵn có truyền thống đoàn kết lâu đời và những con người
HTX nhiệt tình Việt Nam là dân tộc sẵn có truyền thống đoàn kết, tương thân tương
ái, sống trong tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm nên rất
phù hợp với mô hình QTDND. QTDND chẳng qua chỉ là một sản phẩm của sự
đoàn kết, hợp tác giữa những người cùng chung cảnh ngộ để giải quyết những khó
khăn cho chính họ. QTDND hoạt động hoàn toàn trên cơ sở sự hợp tác tương trợ
lẫn nhau giữa các thành viên nên những tố chất sẵn có truyền thống của dân tộc
Việt Nam là một yếu tố rất thuận lợi.
Thứ ba: Đảng và Nhà nước ủng hộ, khuyến khích mô hình QTDND
Thuận lợi hơn nhiều so với các nước khác, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất

quan tâm tới mô hình QTDND và có thái độ ủng hộ rõ ràng việc phát triển mô hình
này. Đảng đã có những chủ trương, đường lối phát triển QTDND. Nhà nước thì có
các chính sách hỗ trợ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND phát triển.
Thứ tư: Hỗ trợ của bè bạn quốc tế
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi từ trong nước, Việt Nam còn được đón
nhận những sự giúp đỡ nhiệt tình của bè bạn quốc tế trong việc xây dựng và phát

13


triển mô hình QTDND, đặc biệt là sự hỗ trợ kỹ thuật thông qua các dự án của
Canada và Cộng hòa liên bang Đức trong suốt thời gian vừa qua. Với những kinh
nghiệm của bạn là những người thành công đi trước, Việt Nam đã có thể tránh được
những bài học đắt giá, tiết kiệm được công sức, tiền của, rút ngắn được thời gian
xây dựng để nhanh chóng có được một hệ thống QTDND an toàn, bền vững phục
vụ cho thành viên và công cuộc phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam.
− Khó khăn
Thứ nhất: Nhận thức khác nhau và chưa đầy đủ về mô hình QTDND
Loại hình QTDND theo mô hình tín dụng hợp tác hiện đại là hoàn toàn mới
lạ ở Việt Nam nên sự hiểu biết, nhận thức và cách nhìn nhận của chúng ta về mô
hình này còn rất khác nhau, chưa thống nhất, chưa đúng cũng như chưa đầy đủ.
Thứ hai: Ý thức chấp hành và thi hành pháp luật ở Việt Nam còn chưa cao
Bên cạnh việc nhận thức chưa thống nhất, đầy đủ về mô hình QTDND, ý
thức chấp hành và thi hành pháp luật ở Việt Nam còn chưa cao. Điều này có lý do
xuất phát từ trình độ phát triển còn thấp của xã hội Việt Nam, xuất phát từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời kỳ quan liêu bao cấp nhiều năm. Nó
thể hiện bởi ý thức còn tuỳ tiện coi thường pháp luật của người dân Việt Nam. Đây
là một tồn tại chung ở Việt Nam nhưng ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển
các QTDND.
Thứ ba: Môi trường kinh doanh chung còn nhiều bất cập

Môi trường kinh doanh chung còn nhiều bất cập nên cũng ảnh hưởng tới
hoạt động của QTDND. Có thể kể đến như chưa có các hình thức về bảo hiểm các
loại rủi ro bất khả kháng, các quy định và thực thi về sở hữu đất đai, bất động sản
còn nhiều bất cập, vấn đề cưỡng chế thi hành án nan giải, điều kiện và môi trường
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động…Nếu môi trường kinh doanh chung
được cải thiện thì hoạt động của các QTDND cũng sẽ được hỗ trợ và thuận lợi hơn
nhiều.
Thứ tư: Khung khổ pháp lý cho hoạt động QTDND vẫn còn những bất cập
Tuy hệ thống QTDND đã có một khung khổ pháp lý để hoạt động, song
khung khổ pháp lý này vẫn còn những bất cập nên nhiều khi đã gây khó khăn cho
hoạt động, việc xây dựng và phát triển QTDND. Đó là các quy định ban hành nhiều
khi chưa phù hợp với các nguyên tắc, cơ chế của kinh tế thị trường của mô hình tín
dụng hợp tác.

14


Thứ năm: Các biện pháp và cách thức quản lý, giám sát của Nhà nước chưa
theo kịp yêu cầu đặt ra của sự phát triển.
Các biện pháp và cách thức quản lý, giám sát của Nhà nước chưa theo kịp
yêu cầu đặt ra của sự phát triển do chưa được cải tiến và thích nghi một cách
thường xuyên cho phù hợp sự phát triển chung. Đối với hệ thống QTDND, nó thể
hiện bởi việc chưa có một cơ chế, phương thức quản lý, giám sát các QTDND một
cách phù hợp và hiệu quả. Do đó dẫn tới việc Nhà nước ban hành các quy định
hành chính can thiệp trực tiếp không cho các QTDND được tự do hoạt động, phát
triển, tự do thành lập theo nhu cầu của thành viên, của thị trường cũng như Nhà
nước phải trực tiếp kiểm tra toàn diện từng QTDND.
− Phát triển và chăm sóc thành viên
QTDND Trung ương luôn xác định công tác phát triển và chăm xóc thành
viên là nhiệm vụ quan trọng liên quan đến chất lượng hoạt động của QTDND và

khả năng mở rộng quy mô hoạt động của QTDND Trung ương. Vì vậy trong chỉ
đạo điều hành hoạt động mục tiêu chăm sóc, hỗ trợ hệ thống luôn được coi là nhiệm
vụ trọng tâm. QTDND Trung ương đã dành nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện cho các
QTDND giảm lãi suất cho vay đối với thành viên, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng
giữa các QTDND thành viên với nhau. Khi nguồn vốn khan hiếm QTDND Trung
ương luôn thực hiện chính sách ưu tiên phục vụ khách hàng trong hệ thống mà đối
tượng cho vay quan trọng nhất là hỗ trợ chi trả, nhằm giữ uy tín cho các QTDND.
Bên cạnh đó, QTDND Trung ương còn thực hiện một số hoạt động khác cho hệ
thống như:
• Tham gia tư vấn cho thành viên các giải pháp khai thác nguồn vốn, điều
chỉnh cơ cấu lãi suất, chính sách lãi suất, cơ cấu đầu tư, chiến lược khác
hàng, xử lý nợ…thông qua công tác kiểm tra sử dụng vốn, nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động cho QTDND thành viên.
• Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho QTDND tham gia thực hiện dự án
tín dụng quốc tế, từng bước nâng cao, khả năng thẩm định dự án và quản lý
vốn trung dài hạn cho các QTDND. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật
của các tổ chức Quốc tế như: DID – Canada, GIZ - Đức và ACCU… để giúp
các QTDND được tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
của khu vực và trên thế giới.
• Tuyên truyền lợi ích, vị thế và sự cần thiết của việc liên kết hệ thống thông
qua nhiều hình thức như: Hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, họp mặt,

15


gặp gỡ trao đổi trực tiếp và gián tiếp để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho
toàn hệ thống.
• Tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo cho hệ thống, đại diện để kiến
nghị các vấn đề liên quan đến toàn bộ hệ thống với Nhà nước
− Hoạt động điều hoà vốn:

Với mục tiêu hoạt động xuyên suốt là tăng cường hỗ trợ hoạt động cho các
QTDND đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng
thị phần tín dụng khu vực nông thôn. Trong mọi điều kiện về nguồn vốn, QTDND
Trung ương luôn thực hiện chính sách ưu tiên phục vụ khách hàng trong hệ thống.
Trong đó đối tượng cho vay quan trọng nhất là hỗ trợ chi trả tiền gửi nhằm đảm bảo
khả năng chi trả giữ vững uy tín cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó, QTDND Trung
ương cũng đẩy mạnh hỗ trợ các QTDND nguồn vốn cho vay trung dài hạn để các
QTDND Trung ương có thể mở rộng hoạt động và các hình thức cho vay. Trong
năm 2005, Hoạt động cho vay trong Hệ thống của QTDND Trung ương tăng mạnh
đạt 1790963 triệu đồng, tăng 26.3% so với năm 2004. QTDND Trung ương cũng
luôn sẵn sàng tiếp nhận nguồn vốn gửi điều hoà của các QTDND thành viên khi các
quỹ này thừa vốn để điều chuyển cho vay các QTDND thiếu vốn, trong năm 2005
số dư bình quân tiền gửi điều hoà của các QTDND đạt 272.913 triệu đồng.
1.1.6. Tìm hiểu về quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
1.1.6.1.

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trình Chính
phủ "Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân" ở Việt Nam và ngày 27-71993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 390/TTg cho phép triển khai đề án thí
điểm thành lập Hệ thống QTDND. Đây là một trong những bước đi đầu tiên cụ thể
hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi thực
tiễn ở nông thôn. Sau bảy năm thí điểm, gần hai năm củng cố chấn chỉnh, đến cuối
năm 2001, toàn hệ thống 906 QTDND cơ sở với tổng nguồn vốn là 2.959 tỷ đồng,
tổng dư nợ là 2.559 tỷ đồng phục vụ hơn 800.000 thành viên và Quỹ tín dụng trung
ương có 24 chi nhánh với tổng nguồn vốn hoạt động là 911 tỷ đồng, tổng dư nợ hơn
728 tỷ đồng.
Hiện nay, mô hình QTDND đang được tiếp tục phát triển tại các tỉnh, thành
phố và hoạt động của các QTDND cơ sở đã giúp các hộ gia đình mở rộng sản xuất,
kinh doanh, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, giải quyết nhiều công ăn việc làm


16


cho thành viên, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đại bộ phận thành viên đều thể hiện vai trò trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động của QTDND, chấp hành nghiêm túc
các quy định, chế độ và ý thức xây dựng QTDND. Số lượng QTDND hoạt động tốt
ngày càng tăng, số QTDND hoạt động yếu kém ngày càng giảm đi. Chỉ tính từ cuối
năm 2006 đến nay có thêm bốn tỉnh mới tiến hành thành lập QTDND là Quảng
Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang và Thái Nguyên. Đặc biệt, từ thực tiễn và kết quả hoạt
động chung của toàn hệ thống, ngày 16-11-2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định số 1563/QĐ-TTg về phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ tín
dụng trung ương lên 2.000 tỷ đồng. Đến tháng 6-2011, cả nước đã có 1.071
QTDND cơ sở hoạt động tại 56/63 tỉnh, thành phố với gần 1,7 triệu thành viên là
các hộ gia đình; tổng nguồn vốn hoạt động lên đến hơn 31.742 tỷ đồng (không kể
Quỹ tín dụng trung ương), tăng 13% so với 31-10-2010 và tăng 24,3% so với cùng
kỳ năm ngoái (30-6-2010). Tính trung bình tổng nguồn vốn hoạt động của mỗi
QTDND cơ sở khoảng 30 tỷ đồng, phục vụ trung bình gần 1.700 thành viên đại
diện hộ gia đình. Theo tính toán ở thị trường nông thôn với địa bàn của một xã thì
lượng vốn từ 20 đến 30 tỷ đồng như vậy sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo thêm
nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thực
tế ở nhiều nơi, nhiều vùng nhờ có QTDND nên thành viên, các hộ gia đình có điều
kiện xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho địa phương chuyển đổi cơ
cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp... Mặt khác, với tư cách là một doanh
nghiệp, QTDND đóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hằng năm cho ngân
sách địa phương, trực tiếp tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
ở xã, phường hỗ trợ các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp
thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.


17


Chú dẫn

1.1.6.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
 Cơ cấu tổ chức

Quan hệ kinh doanh

Quan hệ kiểm tra

Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức QTDND cơ sở
Cơ cấu tổ chức quản lý của QTDND cơ sở bao gồm Đại hội thành viên
(ĐHTV), Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), Tổng giám đốc (Giám
đốc (GĐ)). Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc) của QTDND phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp và am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước. QTDND phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện
kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quan hệ bầu
• Về Đại hội thành viên:
− ĐHTV có quyền quyết định cao nhất của QTDND.
− QTDND có từ 150 thành viên trở lên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu
thành viên; việc bầu đại biểu thành viên đi dự Đại hội đại biểu do HĐQT
quyết định, có thể từ 3 đến 7 thành viên được bầu 1 đại biểu đi dự Đại hội.
Đại hội đại biểu thành viên hoặc Đại hội toàn thể thành viên (gọi chung là
đại hội thành viên) có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau.
− ĐHTV thường kỳ: Họp mỗi năm 1 lần do HĐQT triệu tập trong vòng 45
ngày, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm;

THÀNH VIÊN

18


CHỦ SỞ HỮU

− ĐHTV bất thường: Do HĐQT hoặc BKS triệu tập để quyết định những vấn
đề cần thiết vượt quá quyền hạn của HĐQT hoặc BKS.
− Trong trường hợp có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên cùng có
đơn yêu cầu triệu tập ĐHTV gửi lên HĐQT hoặc BKS, thì trong vòng 15
ngày kể từ ngày nhận đơn, HĐQT phải triệu tập ĐHTV; nếu quá thời hạn
này mà HĐQT không triệu tập Đại hội thì BKS phải triệu tập ĐHTV bất
thường để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn.
• Về Hội đồng quản trị
− HĐQT là cơ quan quản lý của QTDND. Số lượng thành viên HĐQT do Đại
hội thành viên quyết định, nhưng tối thiểu là 3 người; Chủ tịch và các thành
viên HĐQT do ĐHTV bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín.
− Nhiệm kỳ của HĐQT do Đại hội thành viên quy định, nhưng tối thiểu là 2
năm và tối đa không quá 5 năm.
− Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi tháng một lần do Chủ tịch HĐQT hoặc
thành viên HĐQT được Chủ tịch HĐQT uỷ quyền triệu tập và chủ trì; trường
hợp cần thiết có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐQT hoặc ít
nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên của HĐQT, của Trưởng Ban kiểm soát
hoặc ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Ban kiểm soát. Các cuộc họp của
HĐQT được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên của
HĐQT tham dự. HĐQT hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định
theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết mà có số phiếu tán thành và không
tán thành ngang nhau, thì phiếu biểu quyết của người chủ trì cuộc họp là
quyết định. Mỗi phiên họp của HĐQT phải lập biên bản có đủ chữ ký của

chủ toạ và thư ký phiên họp.
• Về Ban kiểm soát
− BKS là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của QTDND theo pháp
luật và Điều lệ QTDND.
− BKS do Đại hội thành viên bầu trực tiếp, có từ 1 đến 3 người. BKS bầu
Trưởng Ban để điều hành các công việc của Ban.
− Kiểm soát viên phải là người am hiểu về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh
của QTDND. Trong BKS phải có một kiểm soát viên có hiểu biết về kế toán.
Thành viên BKS không được đồng thời là thành viên HĐQT, GĐ, Kế toán
trưởng, TQ của QTDND và là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột của họ.
− Nhiệm kỳ của BKS theo nhiệm kỳ của HĐQT; các kiểm soát viên và Trưởng
BKS có thể được bầu lại.
− Trưởng BKS có trách nhiệm phân công các kiểm soát viên phụ trách từng
loại công việc; các kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm về toàn bộ công
việc của mình.

19


• Về Tổng giám đốc (Giám đốc)
− Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của
QTDND theo đúng pháp luật, Điều lệ và nghị quyết của HĐQT.
− Lựa chọn, đề nghị HĐQT bổ nhiệm, bãi miễn chức danh Phó giám đốc (nếu
có), Kế toán trưởng.
− Tuyển dụng, kỷ luật và cho thôi việc các nhân viên của Quỹ theo quy chế do
HĐQT ban hành.
− Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ của QTDND.
− Trình HĐQT các báo cáo tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh
doanh của Quỹ tín dụng nhân dân.
− Từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch HĐQT, thành viên Hội

đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái quy định của NHNN và Điều lệ của
QTDND, đồng thời thông báo ngay cho các kiểm soát viên.
− Khi vắng mặt, GĐ phải uỷ quyền cho người có đủ thẩm quyền điều hành
công việc của QTDND theo quy chế do HĐQT ban hành.
 Nội dung hoạt động
• Tính chất và mục tiêu hoạt động
Quỹ tín dụng nhân cơ sở là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện
mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù
đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
• Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tượng khác có đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này đều có thể trở thành thành
QTDND; thành viên có quyền ra khỏi QTDND theo quy định của Điều lệ
Quỹ tín dụng nhân dân.
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: thành viên QTDND có quyền tham gia
quản lý, kiểm tra, giám sát QTDND và có quyền ngang nhau trong biểu
quyết.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi : QTDND tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của
QTDND, lãi được trích một phần vào các quỹ của QTDND, một phần chia
theo vốn góp và công sức đóng góp của thành viên, phần còn lại chia cho
thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của QTDND.
.

20



-

Hợp tác và phát triển cộng đồng : thành viên phải phát huy tinh thần xây
dựng tập thể và hợp tác với nhau trong QTDND, trong cộng đồng xã hội;
hợp tác giữa các QTDND ở trong nước và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
• Nội dung hoạt động
Huy động vốn
+ QTDND cơ sở được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín
dụng khác + theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
.
+ QTDND cơ sở được vay vốn QTDND Trung ương, vay vốn của các tổ chức
tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Hoạt động tín dụng
+ QTDND cơ sở cho vay đối với thành viên và các cá nhân, hộ nghèo không
phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của QTDND cơ sở. Việc cho vay hộ
nghèo thực hiện theo Điều lệ của QTDND, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ
nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc NHNN quy
định. QTDND cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại QTDND
dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính QTDND cơ sở đó phát hành.
+ Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, áp dụng bảo đảm tiền
vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi
suất và lưu giữ hồ sơ cho vay của QTDND cơ sở thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
+ QTDND cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ QTDND cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, QTDND
Trung ương và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà

nước.
+ QTDND cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chủ yếu
phục vụ các thành viên.
- Các hoạt động khác
+.QTDND cơ sở được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
.
+ QTDND cơ sở được nhận ủy thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác
trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
1.1.6.3. Định hướng phát triển

21


Thành công của hệ thống QTDND có vai trò hết sức quan trọng của Quỹ tín
dụng trung ương. Trong mô hình tổ chức của hệ thống ba cấp (trước đây) và hai cấp
hiện nay thì Quỹ tín dụng trung ương đóng vai trò là tổ chức đầu mối về vốn, hỗ trợ
triển khai các sản phẩm, dịch vụ cho QTDND cơ sở. Đây là mối liên kết có tính
quyết định bảo đảm cho toàn hệ thống phát triển an toàn, bền vững; bởi vì, trong khi
các QTDND cơ sở là những pháp nhân độc lập, hoạt động tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nếu không có một tổ chức đầu
mối liên kết kinh tế dưới hình thức Liên hiệp hợp tác xã cấp quốc gia thì khi gặp
khó khăn về khả năng chi trả, thanh toán thì từng QTDND cơ sở dễ lâm vào khó
khăn, mất khả năng thanh khoản, dẫn đến mất kiểm soát, sụp đổ, gây nên hệ quả
dây chuyền lớn trong hệ thống. Quỹ tín dụng trung ương với chức năng đầu mối
chính là tổ chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ này, đồng thời trong điều kiện bình
thường cũng thường xuyên tổ chức điều hòa vốn trong nội bộ, bảo đảm dòng chảy
thông suốt, hài hòa về vốn trong toàn hệ thống. Không chỉ là đầu mối về vốn Quỹ
tín dụng trung ương còn thực hiện hỗ trợ các QTDND triển khai nhiều sản phẩm
dịch vụ ngân hàng, các dự án của tổ chức trong nước và ngoài nước, tư vấn, phối

hợp xây dựng cơ chế, cung cấp thông tin... Để khai thác tốt hơn nữa tiềm năng vốn
nhàn rỗi trong dân cư, phát huy vai trò của hệ thống QTDND cần nhanh chóng tập
trung giải quyết tốt một số nội dung có tính cấp thiết sau:
Một là, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển đổi và xây dựng Quỹ tín dụng
trung ương thành Ngân hàng Hợp tác vững mạnh về tài chính, công nghệ; tạo điều
kiện về vốn và hành lang pháp lý cho Quỹ tín dụng trung ương chuyển đổi thành
Ngân hàng Hợp tác với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng đầu mối, hỗ
trợ hệ thống QTDND nói riêng, thành phần kinh tế hợp tác nói chung.
Hai là, quan tâm đúng mức, tạo hành lang pháp lý để hệ thống QTDND và Quỹ
tín dụng trung ương phát triển thuận lợi, nhằm tạo điều kiện cho hệ thống ổn định
hoạt động sau củng cố, chấn chỉnh, có điều kiện để tăng cường nguồn lực tài chính,
đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ... tạo nền tảng chuẩn bị cho giai đoạn phát
triển. Vì vậy, cần sớm ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hệ thống
QTDND cơ sở.
Ba là, từng bước triển khai mở rộng các hình thức dịch vụ ngân hàng trong hệ
thống như: bảo lãnh, cho vay hợp vốn, liên kết huy động, điều hòa hỗ trợ công nghệ
thông tin; đồng thời từng bước hội nhập tham gia thị trường thẻ, công ty mua bán
nợ, công ty chứng khoán... với các ngân hàng thương mại Nhà nước tạo tiền đề xây

22


dựng và trực tiếp triển khai các dịch vụ này trong hệ thống QTDND, trước mắt sẽ
tập trung triển khai những nội dung này ở Quỹ tín dụng trung ương là đơn vị đầu
mối, sau đó phát triển ra toàn bộ hệ thống QTDND cấp cơ sở.
Bốn là, cần nhanh chóng hình thành các thiết chế hỗ trợ chung mà trọng tâm là
thành lập được Quỹ an toàn hệ thống, Quỹ dự phòng thanh toán chi trả để thực hiện
nhiệm vụ ứng cứu tài chính cho các trường hợp, sự cố xảy ra trong hệ thống; tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hiệp hội QTDND Việt Nam sớm ổn định cơ
chế đại diện, điều phối các hoạt động trên phạm vi cả nước.

Năm là, nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động và quản lý của các QTDND cơ
sở đồng thời sắp xếp lại các QTDND hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài; xử lý dứt
điểm những tồn đọng trong giai đoạn thí điểm, đưa hệ thống vào hoạt động ổn định,
lành mạnh, đồng thời tiếp tục thành lập mới các QTDND cơ sở ở những vùng, địa
bàn có đủ điều kiện phát huy thế mạnh của tổ chức tín dụng vi mô, phấn đấu đến
năm 2020 có 1.700 QTDND cơ sở với tổng nguồn vốn hoạt động 120.000 tỷ đồng,
Quỹ tín dụng trung ương với khoảng 40 chi nhánh hoạt động tại tất cả các tỉnh,
thành phố với tổng nguồn vốn hoạt động khoảng 90.000 tỷ đồng
1.2. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1.2.1. Ngôn ngữ lập trình Visual C# 2008
Ngôn ngữ lập trình Visual C# 2008 là ngôn ngữ lập trình của hãng Microsoft
phát triển sử dụng nền tảng Framework và Integrated Development Environment,
chạy trên hệ điều hành windows. Visual C# 2008 tích hợp những tính năng có thể
làm thoả mãn bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào. Visual C# 2008 được đánh giá
cao qua những điểm nổi trội sau:
+ Môi trường lập trình và twh viện lập trình C# 2008 rất mạnh và thân thiện
+ Ứng dụng C# giao tiếp với các ứng dụng khác dễ dàng
+ C# là ngôn ngữ đơn giản, có ít từ khóa và hiện đại
+ C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
+ C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo
+ C# là công cụ lập trình miễn phí, được sử dụng rộng rãi, có thể sử dụng cho
mục đích thương mại.
1.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005

23


SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa
Client computer và SQL Server computer.

Được xây dựng dựa trên những điểm mạnh của SQL Server 2000, SQL Server
2005 sẽ cung cấp một quản trị dữ liệu hợp nhất và giải pháp phân tích để giúp các tổ
chức dù lớn hay nhỏ cũng đều có thể:












+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Xây dựng và triển khai các ứng dụng kinh doanh một cách bảo đảm, dễ sắp
xếp và có độ tin cậy cao hơn.
Phát huy tối đa hiệu quả CNTT bằng cách giảm sự phức tạp trong việc tạo,
triển khai và quản lý các ứng dụng cơ sở dữ liệu.

Trao quyền cho những người phát triển ứng dụng thông qua môi trường phát
triển phong phú, linh hoạt và hiện đại, làm cho việc tạo các ứng dụng cơ sở dữ
liệu an toàn hơn.
Chia sẻ dữ liệu qua nhiều hệ thống máy tính, ứng dụng và các thiết bị để tạo
sự kết nối dễ dàng giữa bên trong và bên ngoài hệ thống.
Trình bày rõ ràng và kết hợp các giải pháp tin tức kinh doanh, để điều chỉnh
các quyết định kinh doanh kịp thời và tăng hiệu quả trong toàn bộ tổ chức của
bạn.
Kiểm soát giá thành mà không cần cung cấp sự thực thi, khả năng sẵn có hay
khả năng sắp xếp.

Những tính năng nổi bật mà SQL server 2005 mang tới cho người sử dụng gồm:
Mã hóa trong suốt và hiệu quả.
SQL Server với khả năng giám sát thông minh hơn.
Tính năng “ổn định cao” được tăng cường.
SQL Server cho phép quản lý cơ sở dữ liệu bằng công cụ và chính sách.
Khả năng tích hợp với System Center.
Lập trình dễ dàng và hiệu quả hơn.
Lưu trữ được nhiều loại dữ liệu hơn bao giờ hết.
Khả năng thao tác song hành trên các bảng dữ liệu phân vùng.
Tăng tốc khả năng truy vấn dữ liệu.
Tăng cường kinh doanh thông minh tích hợp với Office.
1.3. Giới thiệu về Quỹ tín dụng nhân dân Đại Hưng - Khoái Châu - Hưng Yên
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
− Địa điểm: Quỹ tín dụng nhân dân xã Đại Hưng – Đội 3 – Thôn 2 – xã Đại
Hưng – huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên.
− Số điện thoại: 0321(3).919.105

24



− Mã số hoạt động ngành: 944
− Mã số thuế: 0900.242.964
− Cơ cấu tổ chức quản lý của QTDND xã Đại Hưng bao gồm Đại hội thành
viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc và cán bộ trực thuộc các ban
chuyên trách khác.
− Danh sách 1 số cán bộ:
1. Đồng chí Cao Xuân Dị − chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
2. Đồng chí Nguyễn Hữu Đắc – chức vụ: Giám đốc
3. Đồng chí Nguyễn Bá Ngọc – chức vụ: Phó Giám đốc kiêm trưởng ban tín
dụng
4. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến – chức vụ: Kế toán trưởng
5. Đồng chí Đào Xuân Tiềm – chức vụ: Thủ quỹ
6. Đồng chí Bùi Ngọc Huấn – chức vụ: Kiểm toán trưởng
− Chức năng, nhiệm vụ của ban tín dụng
+ Chức năng: ban tín dung có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám

+

đốc quỹ trong việc quản lý, chỉ đọa hoạt động tín dụng trong nước, mở rộng
phạm vi hoạt động, nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục vay tạo thuận lợi cho
người vay nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả của quỹ.
Nhiệm vụ: quản lý điều hành hoạt động tín dụng trong toàn quỹ; dự thảo các quy
chế, quy trình và hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng; mở rộng dịch vụ tín dụng
trong địa bàn quản lý; nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục cho vay; chỉ đạo, kiểm
tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm
nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư, thống kê,
tổng hợp, báo cáo chuyên đề hàng tháng, quý, năm cho các cấp lãnh đạo về kết
quả hoạt động.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển


Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện có 65 QTDND, tăng 18 quỹ, với tổng số
57.023 thành viên, tăng 23.141 thành viên. Tổng nguồn vốn hoạt động của các
QTDND cơ sở đạt 1.656.164 triệu đồng, tăng 11 lần so với năm 2000, tổng dư cho
vay đạt trên 1000 tỷ đồng, tăng 9,6 lần so với năm 2000. Sau hơn 10 năm thực hiện
chỉ thị của Bộ Chính trị, đến nay 100% hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh được
củng cố, phát triển, đã thể hiện được vai trò là một kênh cung cấp vốn quan trọng
cho sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông
thôn mới. Đến hết năm 2011, QTDND cơ sở kinh doanh có lãi với cơ sở vật chất,
trang thiết bị được củng cố, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, công tác

25


×