Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài dự thi Dạy học tích hợp Toán Đại 8 Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình (Giải ba cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.02 KB, 23 trang )

PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TÊN DỰ ÁN : LUYỆN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG
CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
MÔN :
TOÁN ĐẠI 8

N¨m häc 2015 - 2016

1


Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
I. Tên hồ sơ dạy học : Tự chọn Toán
Luyện tập chủ đề “ Giải bài toán bằng cách lập phương trình”
II. Mục tiêu dạy học
Thông qua chủ đề, học sinh đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng,
thái độ :
* Đối với môn Toán Đại
1. Kiến thức : HS nắm được
- Học sinh tiếp tục được luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương
trình và giải thành thạo phương trình đưa về dạng ax+b=0.
- Biết dùng kiến thức các môn: Hình học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa
lý, Âm nhạc, hiểu biết xã hội.
2. Kĩ năng : HS biết
- Rèn kỹ năng phân tích bài toán, chọn ẩn, biểu thị các đại lượng để lập
được phương trình
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán bằng cách lập
phương trình bậc nhất một ẩn.


- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn
và hiểu biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có ý thức thực hành tiết kiệm, an toàn giao thông.
- Hiểu được ý nghĩa lớn lao vùng biển đảo của dân tộc ta, trách nhiệm của
bản thân, lòng yêu nước.
* Đối với môn Toán Hình :
- HS nắm được các công thức tính diện tích của một số hình cơ bản : tam giác
vuông, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn....v.v.
* Đối với môn Địa Lý:
- HS biết vị trí địa lý, hình dạng, đặc điểm của các vùng miền trong nước. Cụ thể
ở trong dự án là đảo lớn Trường Sa nằm trong quần đảo Trường Sa
* Đối với môn Hóa học :
- HS nắm được các công thức liên quan số mol, tỉ lệ phần trăm, cách giải một
bài tập hóa học, phương trình phản ứng ...v.v.
* Đối với môn âm nhạc :

2


- HS biết các bài hát ca ngợi vẻ đẹp, tình yêu quê hương, đất nước đối với vùng
biển đảo Trường Sa
* Đối với môn Sinh học : HS biết được
- Các bệnh của mắt : Cận thị
- Nguyên nhân và ảnh hưởng của căn bệnh cận thị tới lớp trẻ
* Đối với môn Giáo dục công dân :
- HS được giáo dục tinh thần yêu nước, trách nhiệm của bản thân với lòng yêu
nước
- HS được giáo dục ý nghĩa của vùng biển đảo

- HS được giáo dục kĩ năng sống để đảm bảo sức khỏe, phòng chống các bệnh
về mắt
- HS được giáo dục kĩ năng sống về ATGT,
* Đối với sự hiểu biết xã hội :
- HS biết được mối quan hệ gay gắt giữa Việt Nam – Trung Quốc trong vấn đề
tranh chấp lãnh thổ vùng biển đảo
- HS nắm được tình hình về thời sự, các số liệu về các vụ tai nạn giao thông
trong nước. Từ đó nâng cao mức độ nhận thức về việc thực hiện ATGT của bản
thân và tuyên truyền cho người thân.
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn : Địa lý,
Giáo dục công dân, Vật Lý, Hóa học,Sinh học, thời sự, hiểu biết xã hội ...v.v.
vào trong bộ môn Toán
III. Đối tượng dạy học của bài học
- Đối tượng : Học sinh khối 8 trường TH&THCS Đại Dực.
- Số lượng : 20 HS.
- Đặc điểm :
+ 100% các em học sinh là người dân tộc thiểu số, năng lực nhận thức, tuy duy
tương đối chậm. Phần lớn các em học sinh chưa biết cách liên kiến thức giữa các
môn học khiến cho học sinh học tập không tốt trong các bộ môn như Toán, Lý
và các môn tự nhiên.Các em thường thấy khó khăn và chán nản trong các bài
học dẫn đến chất lượng học tập không cao.
+ Phần đông gia đình học sinh có điều kiện khó khăn, học sinh phải lao động
giúp đỡ gia đình nhiều. Các em ít có điều kiện tiếp xúc thông tin thời sự trong
nước dẫn đến sự hiểu biết về xã hội hạn chế.
+ Kĩ năng sống của các em học sinh còn kém, thường xuyên vi phạm ATGT :
Điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
....v.v
+ Điều kiện học tập và sinh hoạt của HS còn nhiều thiếu thốn : Bàn ghế học ở
nhà, đèn học....v.v. Không gian học tập gần như không có.
3



IV. Ý nghĩa của bài học
- Dự án có vai trò quan trọng trong đời sống thực tiễn và cả trong dạy học hiện
nay.
* Đối với thực tiễn dạy học:
- Dự án góp phần giúp cho việc dạy học đảm bảo tốt việc thực hiện chuẩn kiến
thức, kĩ năng
- Tích hợp các kiến thức của các môn học khác vào trong bài giảng giúp học
sinh biết cách liên kết kiến thức của các môn học khác nhau, nâng cao chất
lượng học tập, góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống và phát triển năng lực
của học sinh.
* Đối với thực tiễn đời sống xã hội
- Dự án giúp học sinh hiểu biết thêm về tình hình thời sự trong nước, về thực
trạng vấn đề ATGT những năm gần đây
- Giáo dục học sinh về lòng yêu nước
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống
V. Thiết bị dạy học, học liệu
- Giáo án bài : “ Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình”
- Máy chiếu, máy vi tính, máy tính cầm tay, bảng nhóm, giấy A3, A0, máy ghi
hình.
- Các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội.
- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: vật lý, hóa học,
sinh học, địa lý, lịch sử, công nghệ, thiên nhiên môi trường, khai thác khoáng
sản, biển đảo,…
- Tư liệu hình ảnh : Đảo Trường Sa, các nội dung trên.
- Bài giảng điện tử : “Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình” được
soạn thảo bằng phần mềm powerpoin của Microsofl
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Mô tả các hoạt động dạy học thông qua giáo án : Tự chọn Toán : “ Chủ đề

luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình”
Ngày soạn :……………..
Ngày giảng :……………

Tiết 19:

LUYỆN TẬP
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh tiếp tục được luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương
trình và giải thành thạo phương trình đưa về dạng ax+b=0.
- Biết dùng kiến thức các môn: Hình học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa
lý, Âm nhạc, hiểu biết xã hội.
4


2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích bài toán, chọn ẩn, biểu thị các đại lượng để lập
được phương trình
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán bằng cách lập
phương trình bậc nhất một ẩn.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn
và hiểu biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có ý thức thực hành tiết kiệm, an toàn giao thông.
- Hiểu được ý nghĩa lớn lao vùng biển đảo của dân tộc ta, trách nhiệm của
bản thân gìn giữ mảnh đất thiêng liêng này.
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
- Bài soạn.
- Máy chiếu, máy vi tính, máy tính cầm tay, bảng nhóm, giấy A3, A0
- Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiếu biết
xã hội.
- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: vật lý, hóa học,
sinh học, địa lý, lịch sử, công nghệ, thiên nhiên môi trường, khai thác khoáng
sản, biển đảo,…
- Hình ảnh minh họa các nội dung trên, máy ghi hình.
2. Học sinh:
- Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, giải phương
trình đưa về dạng ax+b=0.
- Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin xã hội hiện nay, những vấn đề
thời sự nóng bỏng trong cả nước và trên toàn cầu.
- Tìm hiểu ý nghĩa của vùng biển đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Bút dạ viết bảng, chia nhóm học tập, máy tính cầm tay.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Hoạt động nhóm, thuyết trình, trình bày lời giải, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức:
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: …………………
2. Kiểm tra: nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
Đáp án :
Bước 1: Lập phương trình
+ Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp cho ẩn
+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết qua ẩn và các đại lượng đã biết
+ Tìm mối quan hệ, lập phương trình
Bước 2 : Giải phương trình.
5



Bước 3 : Đối chiếu điều kiện, trả lời
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Gv vào bài:
Trong tiết học này các em tiếp tục luyện tập về giải bài toán bằng cách lập
phương trình với các dạng bài tập có nội dung Hình học, Vật lí, Hóa học và bài
tập có nội dung thực tiễn. Thông qua các bài tập các em được củng cố kiến thức
ở một số môn học và có thêm hiểu biết về đời sống xã hội, kỹ năng sống.
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng
Tiết 19: Chủ đề tự chọn

GV cho cả lớp nghe
một đoạn bài hát
“Bâng khuâng
Trường Sa” cùng
một số hình ảnh
minh họa .

Lắng nghe, quan sát
hình minh họa

Bài 1 : ( đề bài trên màn hình
máy chiếu )
Bài giải :


GV: Đảo Trường Sa
là một đảo san
hô thuộc cụm
Trường Sa của quần
đảo Trường Sa. Đảo
có diện tích khoảng
bao nhiêu? Các em
sẽ có câu trả lời khi
giải bài toán sau.
Bài 1 : Đảo Trường
Sa có hình dạng là
một tam giác vuông,
biết độ dài hai cạnh
góc vuông hơn kém
nhau 100m. Nếu
tăng chiều dài cạnh
góc vuông nhỏ hơn
thêm 50m thì diện
tích của Đảo Trường
Sa sẽ tăng thêm
15000m. Tính diện
tích của Đảo Trường
Sa (km2)?
? Để giải bài toán ta

“Giải bài toán bằng cách lập
phương trình’’

Gọi độ dài cạnh góc vuông lớn

hơn của tam giác vuông là x ( m),
x>100.
Thì độ dài cạnh góc vuông nhỏ
hơn là:
x-100 (m).
Diện tích của Đảo Trường Sa lúc
đầu
là:
- Hs đọc và
phân tích bài
toán

1
x.(x-100) ( m2)
2

Diện tích của đảo Trường Sa lúc
sau là :
1
x.(x-100+50)
2

=

1
x.(x-50) ( m2)
2

Theo bài ra ta có phương trình :
1

x.(x-100) + 15000
2

=
- HS trả lời: Chọn ẩn
6

1
x.(x-50)
2


có các cách chọn ẩn
như thế nào ?
? Đơn vị, điều kiện
của ẩn là gì ?
GV: Cách chọn ẩn
khác nhau điều kiện
có thể sẽ khác
-GV phát phiếu học
tập, yêu cầu Hs hoạt
động nhóm điền vào
chỗ trống
theo nội dung bài ra

là độ dài cạnh góc
vuông lớn hơn (hoặc
nhỏ hơn).
Đơn vị là mét, điều
kiện ẩn có giá trị

dương

- HS thảo luận nhóm
và ghi kết quả vào
phiếu học tập. Đại
diện nhóm dán kết
quả lên bảng

-GV kết luận, cho
điểm và khen
- HS trao đổi và nhận
nhóm có kết quả
xét kết quả của
nhanh và chính xác
nhóm khác
nhất
-GV lưu ý HS
+ Đối với bài toán có
đơn vị: Khi chọn ẩn,
biểu thị các đại
lượng và trả
lời bài toán ta phải
nhớ ghi đơn vị, khi
lập phương trình và
giải phương trình thì
không ghi đơn vị.
*Tích hợp môn Địa
lí, GDCD
GV liên hệ: Đảo
Trường Sa có dạng

hình tam giác vuông
có cạnh huyền
nằm theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam,
diện tích 0,15 km2.
Bề mặt của
Đảo cao từ 3,4 m
đến 5m so với mực
nước biển. Vành san
hô quanh đảo
cũng nhô lên khỏi
mặt nước khi thủy
7



=

1 x2 – 50x + 15000
2

1 2
x – 25x
2

⇔ 25x = 15000
⇔ x = 600 ( t/m )

Cạnh góc vuông lớn có độ dài là
600 (m); Cạnh góc vuông nhỏ

hơn có độ dài là : 600-500=100
(m)
Diện tích của đảo Trường Sa là :
1
.600.500 = 150000( m2)
2

= 0,15 Km2


triều xuống. Khí hậu
mùa hè mát, mùa
đông ấm. Thực vật
chủ yếu là cây bàng
vuông, muống biển,
phi
lao, xương rồng.
Đảo luôn bị dòm ngó
vì quần Đảo Trường
Sa tuy diện
tích nhỏ nhưng nằm
trên một trong những
đường giao thông
hàng hải
lớn trên thế giới, có
nguồn thủy sản dồi
dào và tiềm năng
dầu khí. Hiện nay,
Việt Nam đang kiểm
soát đảo Trường Sa,

nhà nước cũng đã
đưa dân ra đảo sinh
sống và xây dựng
một số cơ sở hạ tầng
thiết yếu. Tình cảm
của quê hương dành
cho Trường Sa đã
được các nhạc sỹ
viết lên qua các ca
khúc như: Gần lắm
Trường Sa, Mưa
Trường Sa, Trường
Sa tình yêu của tôi,
bâng khâng Trường
Sa…v.v. Khi được
tận mắt nhìn thấy sự
hùng vĩ của Trường
Sa, các em có thể
dùng những nét vẽ
của mình tạo ra
những
bức tranh tuyệt tác
về Trường Sa bởi vì
các em đã vẽ bằng cả

8


trái tim cảm phục
của mình

GV: Cận thị học
đường đang rất phổ
biến và số HS bị cận
thị ngày một
tăng đặc biệt là các
thành phố lớn.Tại
trường chúng ta mặc
dù không có học
sinh nào đeo kính
nhưng số học sinh bị
cận thị mức độ nhẹ
lại tương đối nhiều ?
Cụ thể con số biểu
thị số người bị cận
thị là bao nhiêu?
Chúng ta cùng tìm
hiểu qua bài tập sau:
- HS đọc đề bài
Bài 2:

Bài 2 : ( đề bài trên máy chiếu )
Bài giải :
Gọi số học sinh bị cận thị năm
học 2013-2014 là x ( học sinh ), x
∈ N*, x < 218
Thì số học sinh bị cận thị năm
học 2014-2015 là x+6 (học sinh)
Tổng số học sinh năm học 20132014
là: 9x (học sinh)
Tổng số học sinh năm học 20142015

là: (x+6)7 (học sinh).
Theo bài ra ta có phương trình:
9x + (x+6)7 = 218
⇔ 16x+ 42 = 218
⇔ x = 11( thỏa mãn)
Vậy :
Số học sinh bị cận thị năm học
2013-2014 là: 11 học sinh
Số học sinh bị cận thị năm học
2014-2015 là: 11+6=17 (học
sinh)

Trường TH&THCS
Đại Dực năm học
2013-2014
có số học sinh bị cận
thị nhẹ bằng

1
số
9

học sinh cả trường.
Năm học 2014 –
2015 số học sinh bị
cận thị nhiều hơn
năm trước 6 học
sinh, do đó số học
sinh bị cận thị bằng
1

số học sinh cả
7

trường. Biết tổng số
học sinh của 2 năm
học là 218 học sinh,
hãy tính số học sinh
bị cận thị trong mỗi
năm học đó?
-GV yêu cầu hoạt
động nhóm

- HS thảo luận theo
nhóm và trình bày
lời giải của nhóm
vào bảng phụ
- Cử đại diện của
nhóm treo kết quả
lên
bảng
- HS trao đổi nhận
xét kết quả của

9


nhóm khác.
- Học sinh nêu cách
giải khác nếu có
và ý kiến những vấn

đề còn chưa hiểu.

-GV nhận xét chung
-Gv đưa ra lưu ý khi
giải bài toán
+Điều kiện của ẩn
x∈ N*, x < 218
(có HS chỉ đưa ra
điều kiện x>0)
+Có thể chọn ẩn là
số học sinh toàn
trường. Khi đó
phương trình lập
được giải khó hơn.
*Tích hợp môn
Sinh học, kỹ năng
sống
GV liên hệ: Cận thị
là một loại tật khúc
xạ phổ biến rất hay
gặp ở lứa
tuổi học sinh. Cùng - 1 HS nêu những
với sự phát triển của hiểu biết của mình
đời sống kinh tế xã
hội và thói quen sinh
hoạt, tỷ lệ cận thị
ngày càng gia tăng
gây nhiều ảnh hưởng
đến chất lượng sống
và kết quả học tập

của lớp trẻ.
? Để tránh tật cận thị
ta cần lưu ý những gì
GV liên hệ: Để tránh
bị cận thị các em cần
có một số hiểu biết
tối thiểu
để bảo vệ mắt như:
10


Phải giữ khoảng
cách an toàn từ mắt
đến sách là
30cm , không nên
nằm trên giường
hoặc sàn nhà khi đọc
sách. Xem truyền
hình với khoảng
cách tối thiểu là 2m
và nếu sử dụng máy
- Một học sinh nhận
vi tính, màn hình
phải cách mắt 50cm. xét
Phòng phải được
thắp sáng và màn
hình vô tuyến, máy
tính ở ngang tầm mắt
. Đặc biệt, phải giữ
đúng tư thế ngồi

thẳng khi đọc sách,
xem truyền hình hay
chơi máy tính. Ngồi
sai tư thế không chỉ
ảnh hưởng đến cột
sống mà còn có thể
làm độ cận của mắt
tăng lên.
? Em hãy quan sát và
nhận xét lớp học có
đảm bảo về ánh sáng
không?
Gv liên hệ đến nhà
trường: Nhà trường
đã có một số biện
pháp hạn
chế tật cận thị của
học sinh: Phòng học
có diện tích phù hợp
với sĩ số
học sinh, có nhiều
cửa sổ, lắp đèn
chống cận, đèn chiếu
sáng bảng, bàn
ghế chuẩn…

11


-GV: Hàng ngày các

em đều tham gia
giao thông. Chắc hẳn
không ít em
đã từng chứng kiến
các vụ tai nạn giao
thông xảy ra.
-GV đưa ra một số
hình ảnh minh họa
? Có em nào biết về
số vụ TNGT ở
nước ta qua các năm
-GV: Đó là những
con số không nhỏ và
đáng báo động. Các
em sẽ được
biết đến qua nội
dung bài tập sau
Bài 3: Năm 2013 số
vụ tai nạn giao thông
xảy ra trên cả nước
so với năm 2012
giảm 1610 vụ. Biết
tổng số vụ tai nạn
giao thông trong hai
năm
2012 và 2013 là
57160 vụ. Tính số vụ
tai nạn giao thông
năm 2013?
Yêu cầu HS trả lời

câu hỏi
? Hãy chọn ẩn và đặt
điều kiện cho ẩn ?
? Biểu thị được đại
lượng nào qua ẩn
? Dựa vào đâu để lập
được phương trình

- HS quan sát, theo
dõi
- Trả lời theo sự hiểu
biết

Bài 3 : ( Đề bài trên màn hình
máy chiếu )
Bài giải :
Gọi số vụ tai nạn giao thông xảy
ra trên cả nước năm 2013 là
x(vụ), x∈ N*

Bài 3:
- Hs đọc đề

x >1610
Vậy số vụ tai nạn giao thông xảy
ra trên cả nước năm 2012 là: x+
1610 (vụ)
Theo bài ra, ta có phương trình :
x + (x+1610) = 57160
⇔ 2x+1610 = 57160

⇔ 2x = 58770

- HS trả lời

⇔ x = 29385( thỏa mãn )

- HS khác làm bài
vào vở

GV kiểm tra một số
bài làm dưới lớp
GV nhận xét, nhắc
nhở một số lỗi trình
bày của HS
12

Vậy số vụ tai nạn giao thông xảy
ra trên cả nước năm 2013 là
29385 vụ


*Tích hợp giáo dục
về an toàn giao
thông
GV liên hệ: Việt
Nam hiện đứng thứ 4
trên thế giới về số
nạn nhân tử vong vì
tai nạn giao thông
sau các nước : Trung

Quốc, Mỹ, Thái lan.
Mỗi ngày, trung bình
cả nước có khoảng
30-35 người tử nạn
vì tai nạn giao thông.
Thiệt hại về người
và tài sản do tai nạn
giao thông gây ra
đang là một thảm
họa và có thể coi là
quốc nạn mà chúng
ta cần kiên quyết
giảm thiểu. .
GV đưa ra một số
hình ảnh về Xe đạp
điện, xe gắn máy
không chấp hành
đúng Luật giao
thông và giải thích
hành vi vi phạm
Luật giao thông
(không đội mũ bảo
hiểm, chở quá số
người, lôi kéo nhau
khi đi trên đường, đi
xe máy khi chưa đến
tuổi,…)
GV: Mỗi một cá
nhân phải tự giác
hành động, tự giác

chấp hành pháp luật
giao thông để xã hội
không còn cảnh con
mất cha mẹ, gia đình
mất đi những người

13


thân yêu nhất của
mình.
GV: Phát động HS
tham gia phong trào
tuyên truyền viên về
ATGT cho người
thân và gia đình.
GV : Trong chương
trình lớp 8, các em
đã bắt đầu được làm
quen với môn Hóa
học. Trong môn học
này, các em phải tính
toán và tìm ra số liệu
cần thiết cho các
chất tham gia phản
ứng hóa học mới có
thể đáp ứng được
yêu cầu của đề
bài.Công việc đó các
em có thể làm bằng

cách giải bài toán
bằng cách lập
phương trình. Ta
- HS đứng tại chỗ
cùng làm bài tập sau
tóm tắt đề bài
để làm rõ điều đó.
Bài 4: Biết rằng
200g một dung dịch
chứa 50g muối. Hỏi
phải pha thêm bao
nhiêu gam nước vào
dung dịch đó để
được một dung dịch
muối có nồng độ
20% ?
- GV nêu khái niệm
nồng độ %. Yêucầu
HS nêu công thức
tính
? Chọn ẩn, điều kiện
cho ẩn
? Khối lượng dung
dịch sau khi pha

- HS nêu:
mct

C%= m .100%
dd


- Hs nêu vắn tắt cách
giải

14

Bài 4 : (Đề bài chiếu lên màn
hình máy chiếu)
Bài giải :
Gọi x(g) là lượng nước pha thêm
vào dung dịch (điều kiện: x>0).
Khi đó ta có (200+x)g dung dịch
chứa 50g muối
Dung dịch muối sau khi pha thêm
có nồng độ 20%, ta có phương
trình:
50
20
=
200 + x 100
⇔ x = 50 ( thỏa mãn)

Vậy phải pha thêm 50g nước để
được
dung dịch muối có nồng độ 20% .


thêm là bao nhiêu ? - Tự làm vào vở bài
? Tính nồng độ dung tập 4, nộp bài nếu
dịch ?

xong đầu tiên.
? Dựa vào đâu để lập
phương trình ?
- GV yêu cầu tất cả
HS tự làm vào vở
bài 4, một HS lên
bảng trình bày.
- Thu vở của 1 HS
làm nhanh nhất và
kiểm tra bài làm của
HS bất kì để
xem việc tiếp thu
kiến thức, trình bày
của HS.
- Nhận xét và cho
điểm học sinh.
* Tích hợp môn
Hoá học
-GV nhắc lại công
thức tính nồng độ
phần trăm và một số
điểm lưu ý khi
giải bài toán liên
quan đến môn Hóa
Học.
- GV: Hàng tháng
gia đình các em đều
đi nộp tiền điện tại
chi nhánh
điện. Giá điện được

tính như thế nào?
Các em sẽ được hiểu
rõ qua nội dung bài
tập sau
- Học sinh đọc đề
Bài 5: Để khuyến
khích tiết kiệm điện,
giá điện sinh hoạt
được tính theo kiểu
luỹ tiến, nghĩa là nếu
người sử dụng càng
dùng nhiều điện thì
15

Bài 5: ( đề bài HS quan sát trên
màn hình máy chiếu )
Giải:
Gọi x (đồng) là giá tiền mà nhà
An phải trả cho mỗi số điện ở
mức thứ nhất (x>0)
Giá tiền cho 100 số điện đầu tiên
là: 100x (đồng)
Giá tiền cho 50 số điện từ số điện
thứ 101 đến 150 là:
50(x+204) (đồng)
Giá tiền cho 15 số điện từ số điện
thứ 151 đến 165 là:
15(x+204+422) (đồng)



giá
mỗi số điện (1kwh)
càng tăng lên theo
mức như sau:
Mức thứ nhất: Tính
cho 100 số điện đầu
tiên;
Mức thứ hai: Tính
cho số điện thứ 101
đến 150, mỗi số đắt
hơn 204
đồng so với mức thứ
nhất;

Số tiền phải trả không kể thuế
VAT là:
100x+50(x+204)+15(x+204+422)
=165x+19590 (đồng)
Nếu phải trả thêm 10% thuế VAT
thì nhà An phải trả số tiền là:

Mức thứ ba: Tính
cho số điện thứ 151
đến 200, mỗi số đắt
hơn so 422
đồng với mức thứ
hai;
v.v…
Ngoài ra, người sử
dụng còn phải trả

thêm 10% thuế giá
trị gia tăng (thuế
VAT).
Tháng vừa qua, nhà
An dùng hết 165 số
điện và phải trả
278916 đồng. Hỏi
mỗi số điện ở mức
thứ nhất giá là
bao nhiêu?
- Gv đưa ra hướng
giải. Lưu ý HS giá
tiền điện mức thứ
nhất so với mức 2,
mức 2 so với mức 3,

- Cho học sinh thảo
luận
- GV yêu cầu các
nhóm điền vào bảng
phụ
- Gv kiểm tra hoạt

= 278916

165x+19590+

10
(165x+19590)
100


(đồng)
Theo bài ra ta có phương trình:
165x+19590+

10
(165x+19590)
100

⇔ 1815x = 2573670
⇔ x = 1418 ( thỏa mãn )

Vậy mỗi số điện ở mức thứ nhất
giá là 1418 (đồng)

- Hs nêu cách giải

- Hs thảo luận nhóm
và điền vào bảng
phụ

16


động nhóm
- Hs nêu cách giải
- Hs thảo luận nhóm
và điền vào bảng
phụ
-GV yêu cầu các

nhóm dán kết quả
lên bảng. Các nhóm
nhận xét chéo
-GV: Với một bài
toán chúng ta có
nhiều cách gọi ẩn,
lập phương trình
khác nhau nhưng kết
quả chỉ có một
-Gv liên hệ thực tế
giá điện thông qua
Hóa đơn tiền điện
? Liên hệ thực tế,
mất điện có ảnh
hưởng như thế nào
đến lao động sản
xuất, sinh hoạt, học
tập…?
*Tích hợp môn
GDCD, giáo dục
tiết kiệm điện, bảo
vệ tài nguyên môi
trường
GV liên hệ: Sự nóng
dần lên của trái đất,
lượng khí thải CO2
ngày càng tăng, môi
trường ngày càng ô
nhiễm . Các nguồn
tài nguyên thiên

nhiên của Trái đất
để phục vụ cho sản
xuất điện năng như :
nước, Oxi, than, dầu
mỏ,… không phải là
vô hạn. Nếu sử dụng
quá mức điện
năng sẽ làm cho các

- Học sinh nhận xét,
nêu cách giải khác
nếu có và ý kiến
những vấn đề còn
chưa hiểu.

- HS trả lời theo sự
hiểu biết :
+ Mất điện khiến cho
lao động sản xuất bị
đình trệ, các nhà máy
xí nghiệm không vận
hành được
+ Ảnh hưởng tới đời
sống sinh hoạt hàng
ngày và trong học
tập: Không có điện
thắp sáng, không có
điện để chạy ti vi..v.v

17



nhà máy điện
không đủ khả năng
cung cấp dẫn đến
tình trạng mất điện
sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ
đối với đời sống
sinh hoạt và sản xuất
của con người.
Không chỉ vậy, khi
phung phí điện
năng đồng thời là
đang tiêu hao tiền
của chúng ta. Vậy
ngay từ bây giờ
các em hãy rèn ý
thức tiết kiệm điện
năng, bảo vệ môi
trường, bảo vệ
nguồn nước,… bằng
những hành động cụ
thể để trái đất mãi
xanh.
? Nêu một số biện
pháp tiết kiệm
điện năng ?
Gv đưa ra một số
cách tiết kiệm điện

có ngay trên tờ Hoá
đơn tiền điện.
- Yêu cầu học sinh
về nhà tìm hiểu
các thiết bị điện
dùng trong gia đình
để có các cách thực
hành tiết kiệm
điện hợp lí.

- 1 HS trả lời
+ Tắt điện khi không
cần thiết sử dụng
+ sử dụng các nguồn
năng lượng sạch thay
thế các nguồn năng
lượng đang dần cạn
kiệt để sản xuất điện
năng.
+ Sử dụng đồ dùng
điện với công suất
hợp lý.

4, Củng cố: - GV hệ thống kiến thức, tóm tắt kiến thức liên quan.
- GV cho học sinh trả lời 2 câu hỏi và nộp lại để kiểm tra
Em đã học được những điều bổ ích nào trong bài học hôm nay?
18


5. Hướng dẫn về nhà

-Xem lại các bài tập đã làm.
-Tìm hiểu thêm kiến thức xã hội.
- Hoàn thành bài tập 56, 59, 60, 61 (SBT-Trang 15)
V.RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Giáo viên:
Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học
sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau.
Câu 1: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
Câu 2 : Qua nội dung bài học ngày hôm nay, em rút ra được những điều
gì bổ ích cho bản thân?
* Học sinh.
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả
lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm.
VIII. Các sản phẩm của học sinh
- Bài kiểm tra viết theo hình thức tự luận, mỗi học sinh một bài
- Phiếu học tập trong các hoạt động quá trình lên lớp
- Bảng nhóm
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã nắm được các
bước để giải một bài toán bằng cách lập phương trình; biết trình bày ý tưởng của
mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em
biết tầm quan trọng của việc tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
Kết quả đạt được: Loại trung bình: 9 HS
Loại Khá:
10 HS
Loại giỏi:

1 HS
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức
liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ
rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn
Toán nói chung và chuyên đề “giải bài toán bằng cách lập phương trình” nói
riêng đối học sinh lớp 8 năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng
tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2015 -2016 đối với học sinh
lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,7,9. Việc tích hợp kiến
thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp
kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn
diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên
không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt
hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

19


Bài thu hoạch cá nhân
Họ và tên :……………………………
Lớp: ………………………………….
Trường :……………………………...
Câu 1: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?

Câu 2 : Qua nội dung bài học ngày hôm nay, em rút ra được những điều gì bổ
ích cho bản thân?

20



Phiếu học tập số 1

Nhóm :
………………………………………
………………………………………

Bài 1 : Các nhóm thảo luận giải bài 1, điền vào chỗ trống
Gọi …………………………………………………. là x ( m),
……………….
Thì độ dài cạnh góc vuông còn lại là: …………… (m).
Diện tích của Đảo Trường Sa lúc đầu là:
………………………………………
Diện tích của đảo Trường Sa lúc sau là :
………………………………………
Theo bài ra ta có phương trình :
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………….
Cạnh góc vuông lớn có độ dài là …………… (m); Cạnh góc vuông
nhỏ hơn có độ dài là : ………… (m)
Diện tích của đảo Trường Sa là :
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
Nhóm :
……………………………………

Phiếu học tập số 2

………………………………………
………………………………………

Gọi số học sinh bị cận thị năm học 2013-2014 là ………………….
( học sinh ), x∈ N*, x < ………..

21


Thì số học sinh bị cận thị năm học 2014-2015 là
………………………..… (học sinh)
Tổng số học sinh năm học 2013-2014 là:
………………………………….. (học sinh)
Tổng số học sinh năm học 2014-2015 là:
………………………………….. (học sinh).
Theo bài ra ta có phương trình:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………Vậy :
Số học sinh bị cận thị năm học 2013-2014 là: ………………… (học
sinh)
Số học sinh bị cận thị năm học 2014-2015 là: …………………. (học
sinh)

Phiếu học tập số 3

Nhóm :
………………………………………
………………………………………

Các nhóm thảo luận, giải bài tập số 5 và điền vào chỗ trống.

Gọi x (đồng) là giá tiền mà nhà An phải trả cho mỗi số điện ở mức thứ
nhất (x>0)
Giá tiền cho 100 số điện đầu tiên là: …………………………….
(đồng)
Giá tiền cho 50 số điện từ số điện thứ 101 đến 150 là:
………………………………… (đồng)
Giá tiền cho 15 số điện từ số điện thứ 151 đến 165 là:
…………………………………. (đồng)
Số tiền phải trả không kể thuế VAT là:
…………………………………………………………………………
22


…………(đồng)

Nếu phải trả thêm 10% thuế VAT thì nhà An phải trả số tiền là:
…………………………………………………………………………
……………………….(đồng)
Theo bài ra ta có phương trình:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Vậy mỗi số điện ở mức thứ nhất giá là ……………………. (đồng)

23



×