Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Bài giảng dạy học tích hợp: Vật lý 8 Bài 9 Áp suất khí quyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 30 trang )

Bài 9. ÁP S UẤT KHÍ QUYỂN

Kiểm tra bài cũ

- HS1: Viết công thức tính áp suất chất lỏng ? Chú thích các đại lượng có mặt trong công thức?

- HS2: Phát biểu kết luận về tính chất của bình thông nhau ?


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài
không?


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
H: Theo em không khí gồm những chất khí nào?


TIẾT 12



BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
C1: Hãy giải thích tại sao?
1.Thí nghiệm 1:

Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta
thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

Trả lời: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất
của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí từ
ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
2. Thí nghiệm 2:

C2: Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?

C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì xảy ra

hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
Cắm 1 ống thủy tinh ngập trong nước, lấy ngón tay bịt
kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước.



TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:

Áp suất
của cột

C2: Nước không chảy ra khỏi ống.

nước

Vì áp lực của không khí tác dụng
vào nước từ dưới lên cân bằng trọng
lượng của cột nước

???
Áp suất khí quyển


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:

C3: Nước sẽ chảy ra khỏi ống vì khi bỏ ngón tay bịt đầu


trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp
suất khí quyển từ trên xuống cộng với trọng lượng của
cột nước lớn hơn áp suất khí quyển từ dưới lên .


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:

3. Thí nghiệm 3:

Năm 1654, Ghê-rích (1602-1678)
thị trưởng thành phố Mác-đơ-buốc
của Đức đã làm thí nghiệm chứng
minh áp suất như sau:

•Dùng hai bán cầu bằng đồng rỗng,
• đường kính khoảng 30 cm, mép
•được mài nhẵn và úp chặt vào
• nhau sao cho vừa khít.
•Dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khoá
van lại.
Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con nhưng vẫn không kéo dược hai bán cầu rời ra.


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN


I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:

3. Thí nghiệm 3:

Hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo ra được.

C4:

Hãy giải thích tại sao?


Vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp
suất khí quyển làm hai bán cầu ép
chặt vào nhau.
Rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp
suất trong quả cầu bằng 0


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:

Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để rút ra kết luận

Kết luận:




Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu

tác dụng của áp suất ………….. theo ………
khí quyển

phương.
mọi


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

II. ĐỘ LỚN ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm Tô-ri-xê-li

Độ lớn áp suất khí quyển được xác định như thế nào? Ai là người xác định được độ lớn khí
quyển đầu tiên?

Nhà bác học Tô-ri-xe-li (1608-1647) người
I-ta-li-a là người đầu tiên đo được áp suất khí quyển.


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

II. ĐỘ LỚN ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm Tô-ri-xê-li


Ông dùng một ống thủy tinh dài 1m một đầu bịt kín rồi đổ thủy ngân vào ống. Sau đó ông dùng tay bịt kín
đầu còn lại và nhúng vào một chậu đựng thủy ngân. Ông nhận thấy thủy ngân trong ống tụt xuống, còn lại
khoảng 76 cm tính từ mặt thoáng thủy ngân trong chậu.


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

II. ĐỘ LỚN ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
2. Độ lớn áp suất khí quyển

C5: Hãy so sánh áp suất tại A và tại B
C6: Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất
nào?
C7: Tính áp suất tại B. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

II. ĐỘ LỚN ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
2. Độ lớn áp suất khí quyển

C5: Hai áp suất này có độ lớn bằng nhau:
PA = PB vì A và B trong cùng chất lỏng và có cùng độ cao

C6: Áp suất tai A là áp suất của khí quyển, và áp suất tại B là áp suất do trọng lượng cột chất lỏng gây

ra.

C7: pB = d.h
=> PB = 136000 x 0,76= 103360 (Pa)


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

III. VẬN DỤNG

C8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

Giải thích:
Khi ta lộn một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước ( như hình vẽ ) nước
không chảy ra ngoài vì áp suất khí quyển tác dụng từ dưới lên không nhỏ hơn trọng lượng của nước
tác dụng lên tờ giấy từ trên xuống. Nhờ vậy tờ giấy không rơi.


TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

II. VẬN DỤNG

C9: Nêu ví dụ chứng tỏ tồn tại của áp suất khí quyển

Ví dụ 1:


-

Bẻ một đầu ống thuốc thì thuốc không chảy ra được.

- Bẻ 2 đầu ống thuốc thì thuốc chảy ra dễ dàng.

Ví dụ 2: Uống sửa bằng ống hút


×

TIẾT 12

BÀI 8. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

II. VẬN DỤNG
C10: Áp suất khí quyển là 76cmHg có nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất tại đáy cột thủy ngân cao
76cm.
p = d.h = 136000 . 0,76
C11:
p0 = pnước = d.h

h=



2
= 136000 = 103360 (N/m )

p0 103360

= ( m)
= 10,336
d
10000

Ống Tôrixenli dài ít nhất là 10,336 (m)

C12: Không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h vì:
+ h không xác định được.
+ d giảm dần theo độ cao.


H: Tại sao Tô-ri-xe-li lại làm thí nghiệm đo độ lớn của áp suất khí quyển bằng thủy ngân mà
không phải là các chất khác như nước hoặc dầu chẳng hạn. Với lại, thủy ngân là chất độc hại,
nên sẽ làm hại cho người, hay là ông Tô-ri-xe-li không biết được điều đó?


Tìm hiểu về thủy ngân

- Là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Nó bị phân chia thành các giọt
nhỏ khi khuấy.
- Là kim loại duy nhất có nhiệt độ sôi thấp nhất
- Là kim loại được đặc trưng bởi khả năng dễ bay hơi.
- Là một kim loại dễ dàng kết hợp với những phân tử khác như với kim loại (tạo hỗn hống), với
phân tử chất vô cơ (muối) hoặc hữu cơ (cacbon).
- Là kim loại được xếp vào họ kim loại nặng với khối lượng nguyên tử 200


Tìm hiểu về thủy ngân


- Là một kim loại độc. Độc tính của thuỷ ngân gây ra từ tính dễ bay hơi của nó (bởi vì nó
rất dễ được hít vào cơ thể), từ tính tan trong mỡ (nó được vận chuyển dễ dàng trong cơ
thể), từ khả năng kết hợp với những phân tử khác và làm mất chức năng của chúng, có
thể làm tổn thương tới nõa gây ra chứng bệnh điên loạn hoặc những bệnh khác, nặng
có thể tử vong.


Ngộ độc thủy ngân vì nhiệt kế

Khoa điều trị tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một trường
hợp trẻ nghịch phải nhiệt kế đo nhiệt độ dẫn đến ngộ độc thủy ngân. Theo mẹ cháu, khi đo nhiệt độ
cho con xong, chị vội vàng xuống bếp để chiếc nhiệt độ trên bàn. Cậu bé 11 tháng tuổi không biết gì
cầm chiếc nhiệt kế đập xuống bàn liên tục gây vỡ nhiệt kế.
Mẹ cháu chỉ dùng khăn ướt lau và dọn chỗ nhiệt kế bị vỡ không để ý đến thủy ngân bị vỡ ra từ nhiệt
kế. Vài tiếng sau chị thấy con trai có triệu chứng khó thở, quấy khóc. Chị đưa con vào Bệnh viện Nhi
trung ương thì bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc vì hít phải thủy ngân.


Cách phòng tránh:

Khi thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, cần dọn kỹ, nhanh, và đúng cách. Khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế,
hãy di chuyển mọi người tránh xa khu vực thủy ngân chảy ra.
Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào - điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong không khí. Và tuyệt đối không được để gió
lùa.
Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn chiếu sáng từ phía bên kia lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu
dọn. Cần chú ý phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay.
Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y
tế. Khi làm phải rất nhẹ nhàng vừa hót vừa đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ,
bạn có thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Thủy ngân được thu gom bởi cách nào đi nữa thì
cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín.

Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau
sạch.


Có thể em chưa biết ???
Bảng 9.1

Áp suất khí
Độ cao so với

quyển (mmHg)

mặt biển (m)
0

760

250

740

400

724

600

704

1000


678

2000

540

3000

525


×