Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2014 THPT Chuyên Lê Qúy Đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.43 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

TỔ SỬ - ĐỊA- CD

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian : 45’ ( không kể thời gian phát đề)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8 điểm )
Câu 1: (2.0 điểm) Chứng minh nguồn lao động nước ta dồi dào và ngày càng tăng.
Phân tích những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Câu 2: (2.0 điểm) Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân
bố ngành thủy sản của nước ta.
Câu 3: (4.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng
và phụ cận.
b) Vì sao ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận mức độ tập trung công
nghiệp thuộc vào loại cao nhất nước ta.
PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm) ( Học sinh chọn câu 4a hoặc 4b )
Câu 4 a. (Chương trình cơ bản)
Trình bày các biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
Câu 4 b. (Chương trình nâng cao)
Phân tích mối quan hệ đất badan với vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
( Học sinh được phép sử dụng Atlas Địa lý Việt Nam)
--------------------- Hết --------------------


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH ĐÁP ÁN HỌC KỲ II Lớp 12


THUẬN
Năm học: 2013-2014
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ
Môn: Địa lý
QUÝ ĐÔN
TỔ SỬ - ĐỊA- CD
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÝ HỌC KỲ II - LỚP 12
Nội dung
Điểm
Câu 1: (2.0 điểm) Chứng minh nguồn lao động nước ta dồi dào và ngày
càng tăng. Phân tích những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước
ta.
0,25
0,25
- Nguồn lao động dồi dào và ngày càng tăng:
0,25
+ Năm 2005: Dân số hoạt động kinh tế chiếm 51.2% dân số
+ Tăng 1 triệu lao động/năm
0,25
- Mặt mạnh:
+ Người lao động cần cù sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất (trong nông
0,25
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp).
+ Chất lượng ngày càng được nâng lên:Lao động đã qua đào tạo chiếm
25%(ĐH, CĐ:5.3%; Trung cấp 4,2%, sơ cấp: 15.5%) năm 2005
0,25
- Hạn chế:
+ năng suất lao động vẫn thấp, chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động 0,25
0,25

.
+ thiếu lực lượng lao động có trình độ, nhất là cán bộ quản lý và công nhân
kỹ thuật lành nghề
+ Phân bố lao động nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật không đều: tập
trung lao động trình độ cao ở đồng bằng và thành phố, thị xã lớn; Khu vực
nông thôn ở đồng bằng và trung du, miền núi thiếu lao động có kỹ thuật.
Câu 2: (2.0 điểm) – Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta.
* Đường bờ biển dài , vùng biển rộng lớn, có nguồn lợi hải sản phong phú. 0,25
0,25
* Có nhiều ngư trường lớn, với 4 ngư trường trọng điểm.
0,25
* Bờ biển khúc khuỷu với nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
0,25
* Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc
0,5
 thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản cả nước ngọt, nước lợ và
0,5
nước mặn.
+ Thiên tai (bão, lũ lụt ) thường xuyên xảy ra.
Câu 3: (4.0 điểm) - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
hãy:
+ Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông
Hồng và phụ cận.


+ Vì sao ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận mức độ tập trung
công nghiệp thuộc vào loại cao nhất nước ta.
- Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận:
+ Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

+ Các trung tâm công nghiệp có giá trị khác nhau:trên 120 nghìn tỉ đồng
/năm có Hà Nội, từ 40-120 nghìn tỉ đồng có Hải phòng….
+Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với 6 hướng chuyên môn hoá khác
nhau: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: cơ khí, khai thác than. Đáp Cầu Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng. Đông Anh - Thái Nguyên:
luyện kim, cơ khí. Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ: hoá chất, giấy. Hà Đông
- Hoà Bình: thuỷ điện.Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá:dệt, xi măng,
điện.
- Nguyên nhân:
+ Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp:gần cảng,gần vùng giàu
thủy điện,khoáng sản nhất nước ta…
+ Có sản nguồn nguyên liệu :tài nguyên thiên nhiên,nông sản
+ Nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường, kết cấu hạ tầng vào
loại tốt nhất nước ta.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước
PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm)
Câu 4a:(2,0 điểm)
Các biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở
ĐBSCL
- Đẩy mạnh thủy lợi đề tạo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống.
- Thau chua rửa mặn kết hợp tạo ra các giống lúa chịu phèn chịu mặn.
- Duy trì và bảo vệ vốn rừng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp
- Sử dụng vùng rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở các bãi bồi ven sông, ven biển.
- Khai thác kinh tế biển đảo kết hợp với kinh tế đất liền thành thế kinh tế
liên hoàn.
- Chủ động sống chung với lũ để khai thác nguồn lợi kinh tế do lũ mang về.
Câu 4 b. Mối quan hệ đất badan với vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây
nguyên
- Vùng có diện tích đất badan lớn nhất nước ta.

-Các vùng đất badan cũng là nơi phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây
Nguyên
- Việc phân bố các vùng đất badan tập trung là cơ sở để hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn.
-Các cao nguyên Plây Ku, Gia Lai, Đăk Lăk....với các cây công nghiệp lâu
năm: cà phê, cao su, hồ tiêu..
- Hiện nay Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2

0,5
0,5

1,0

0,5
0,5
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

0,25


trong nước
--------------------- Hết --------------------



×