Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 94 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trƣờng tài chính Việt Nam trong thời gian vừa qua chứng kiến một loạt
những biến động có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức tài chính.
Riêng đối với các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM), những biến động chứa đựng các
yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro về lãi suất luôn tiềm ẩn những nguy cơ lớn, có thể dẫn
tới sự sụp đổ của cả một hệ thống Ngân hàng.
Minh chứng cho những biến động đó là cuộc chạy đua gia tăng lãi suất của các
NHTM. Đứng trƣớc áp lực lạm phát ngày càng tăng cao, lƣợng tiền gửi trong dân cƣ
không đƣợc dùng để gửi tiết kiệm mà đƣợc đem đầu tƣ vào các lĩnh vực đƣợc cho là
sinh lời nhanh hơn nhƣ chứng khoán, vàng, bất động sản... các NHTM đua nhau tăng
lãi suất huy động tiền gửi.
Có thể nói rằng, lãi suất huy động tiền gửi tại Việt Nam hiện nay đã tăng lên
đến mức kịch trần. Cùng với những động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nƣớc, thì
xét về dài hạn, mức lãi suất này không thể đƣợc đẩy lên nữa và sẽ giảm dần trong
tƣơng lai. Điều này tạo ra nguy cơ rủi ro rất lớn đối với các NHTM khi họ sử dụng
các khoản huy động trong ngắn hạn để cho vay dài hạn. Sự chênh lệch kì hạn và thời
lƣợng giữa tài sản có và tài sản nợ của các NH tạo ra nguy cơ làm suy giảm và mất
dần khả năng thanh toán cuối cùng của các NHTM. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết
hiện nay đối với các NHTM là đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro lãi suất, bởi chỉ có
thế các NHTM mới có thể hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại gây ra bởi những
biến động thị trƣờng liên quan đến lãi suất.
Nhƣ vậy, có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro
về lãi suất trong hoạt động của các NHTM. Việc không đủ năng lực quản trị về rủi ro
lãi suất có thể phá hủy hệ thống Ngân hàng, gây ra những tổn thất không thể ƣớc tính
đƣợc. Với những lý do trên, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam hiện nay”
để nghiên cứu.
Đối tƣợng của đề tài nghiên cứu là những rủi ro về lãi suất mà các NHTM gặp
phải trong quá trình hoạt động, điều hành; Và công tác quản trị rủi ro lãi suất của các
NHTM Việt Nam trong thời điểm hiện nay.




1


2

Ba mục tiêu chính mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi hƣớng tới là:
-

Phân tích, trình bày khái niệm và những lý luận chung về quản trị rủi ro
lãi suất đối với các NHTM.

-

Mô tả, phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM Việt
Nam. Chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản trị rủi
ro lãi suất.

-

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiện quả trong hoạt
động quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam.

Các phƣơng pháp khoa học mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài là:
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
-

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.


-

Phƣơng pháp nhận định và đƣa ra giả thuyết.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-

Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu.

-

Tổng hợp và phân tích thống kê trên đồ thị, bảng biểu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là các NHTM quốc doanh,
NHTM cổ phần. Về mặt thời gian, đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn từ
01/01/2001 – 30/08/2008. Trong đó đặc biệt chú trọng phân tích trong giai đoạn
1/01/2007 đến 30/08 năm 2008.
Dự kiến sau khi hoàn thành, đề tài nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo
của các NHTM Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro lãi suất; Và là nguồn tƣ liệu
cho những bạn đọc muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề quản trị rủi ro lãi suất.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu của chúng tôi đƣợc kết cấu
thành 3 chƣơng lớn:
 CHƢƠNG I: Lý luận chung về quản trị rủi ro lãi suất đối với các
NHTM

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


3


 CHƢƠNG II: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt
Nam
 CHƢƠNG III: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại
các NHTM Việt Nam

Do tầm kiến thức có hạn, cùng với đó là độ phức tạp của đề tài nghiên cứu,
cũng nhƣ giới hạn độ dài từ Ban tổ chức... nên chúng tôi chƣa thể nghiên cứu sâu sắc
và toàn diện hơn về vấn đề, và tất nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Trong khả năng có thể, chúng tôi đã cố gắng để bài nghiên cứu đƣợc hoàn
thiện một cách tốt nhất.
Nhóm nghiên cứu rất mong nhận đƣợc ý kiến phản hồi và nhận xét, đóng góp
của Hội đồng Giám khảo và quý bạn đọc để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm cho
những lần sau!
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu.

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


4

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI
VỚI CÁC NHTM ............................................................................................... 7
1. NHTM VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT .................................... 7
1.1. Ngân hàng thƣơng mại ....................................................................................... 7
1.1.1. Chức năng chính của hệ thống ngân hàng thƣơng mại .................................. 7

1.1.2. Những chức năng khác của hệ thống ngân hàng thƣơng mại ........................ 10
1.2. Lãi suất .................................................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 10
1.2.2. Phân loại lãi suất ............................................................................................ 11
1.3. Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất ............................................................. 14
1.3.1. Khái niệm rủi ro lãi suất ................................................................................. 14
1.3.2. Phân loại rủi ro lãi suất .................................................................................. 16
1.3.3. Quản trị rủi ro lãi suất .................................................................................... 18
2. CÁC MÔ HÌNH LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT ......................................... 18
2.1. Mô hình tái định giá (The Reprising Model) ....................................................... 18
2.2. Mô hình kì hạn đến hạn (The Maturity Model) ................................................. 22
2.2.1. Lƣợng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản ................................................ 22
2.2.2. Lƣợng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản ................................ 24
2.3. Mô hình thời lƣợng (The Duration Model) ......................................................... 26
2.3.1. Công thức tổng quát và ý nghĩa kinh tế của mô hình thời lƣợng .................. 26
2.3.2. Mô hình thời lƣợng và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất.............................. 29
2.3.3. Hạn chế của mô hình thời lƣợng .................................................................... 32

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


5

3. CÁC PHƢƠNG THỨC PHÕNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................................................................. 33
3.1. Quản trị rủi ro lãi suất áp dụng các hợp đồng phái sinh .................................... 33
3.1.1. Hợp đồng kì hạn ............................................................................................. 33
3.1.2. Hợp đồng hoán đổi ......................................................................................... 35
3.2. Quản trị rủi ro lãi suất bằng phƣơng pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất . 37
3.3. Quản trị rủi ro lãi suất bằng phƣơng pháp quản lý khe hở kì hạn .................... 41

3.4. Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng lãi suất kì hạn (FRAs) .......................... 42

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................... 45
1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ............................................................ 45
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
....................................................................................................................................... 49
2.1. Diễn biến lãi suất trên thị trƣờng tài chính Việt Nam trong thời gian qua ...... 49
2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất ở thời điểm hiện tại ...................... 51
2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM
Việt Nam ...................................................................................................................... 52
2.3.1. Áp dụng Mô hình kì hạn đến hạn để lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại NH Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang .......................................................... 52
2.3.2. Áp dụng Mô hình thời lƣợng để lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại NH Thƣơng mại
cổ phần Phƣơng Nam .................................................................................................... 57
2.3.3. Thực trạng sử dụng quản trị khe hở kì hạn (GAP) ........................................ 60
2.3.4. Thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh ................................................. 62
3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 64
3.1. Những mặt đạt đƣợc ............................................................................................. 64
3.1.1. Các NH dần nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của Quản trị rủi ro
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


6

lãi suất ........................................................................................................... 64
3.1.2. Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt ................................................................... 65
3.1.3. Dần áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị RRLS tại các NH ......... 65

3.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................... 67
3.3. Nguyên nhân ......................................................................................................... 68
3.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................... 68
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ bản thân các ngân hàng ........................................ 71

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO
LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................................... 73
1. NHẬN ĐỊNH VỀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN
TỚI .............................................................................................................................. 73
2. ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................... 75
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA
CÁC NHTM VIỆT NAM ........................................................................................... 76
3.1. Nhóm các biện pháp vĩ mô ................................................................................... 77
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất.......... 78
3.1.2. Nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................ 78
3.2. Nhóm các biện pháp vi mô ................................................................................... 79
3.2.1. Cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực .......................................................... 79
3.2.2. Phát triển nền tảng công nghệ, thông tin .................................................... 81
3.2.3. Tái cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro lãi suất ................................................... 82
3.2.4. Nâng cao sự hợp tác giữa các ngân hàng.................................................... 82

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


7

CHƢƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI
SUẤT
1.1.

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM)

Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, định
nghĩa: Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật tổ chức tín dụng không
có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã đƣợc định nghĩa trong luật ngân
hàng nhà nƣớc, cũng do Quốc hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật ngân hàng nhà
nƣớc định nghĩa : Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán.
1.1.1. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Để hiểu rõ đƣợc chức năng đặc biệt của ngân hàng trong nền kinh tế, chúng ta
hãy hình dung một thế giới giản đơn, trong đó không có sự tham gia của hoạt động ngân
hàng. Trong một thế giới nhƣ vậy, những khoản tiết kiệm nhƣ vậy, những khoản tiết
kiệm của dân chúng chỉ có thể đƣợc sử dụng hoặc là dƣới dạng tiền mặt; hoặc là dƣới
dạng đầu tƣ chứng khoán vào các công ty. Còn các công ty thì phát hành chứng khoán
để đầu tƣ vào các tài sản nhƣ nhà xƣởng,máy móc, nguyên vật liệu,...Sơ đồ mô tả luồng
vốn tiết kiệm từ dân chúng để các công ty; và ngƣợc lại, các cổ phiếu và trái phiếu đƣợc
luân chuyển từ các công ty đến dân chúng.

Dân chúng
(những ngƣời tiết kiệm)

Vốn


Dân chúng
(những ngƣời tiết kiệm)

Trong một thế giới không có các ngân hàng thì qui mô các luồng vốn từ ngƣời
& TP là rất thấp. Lý do có thể nêu nhƣ sau :
tiết kiệm chuyển sang các công ty nhìnCPchung
 Chi phí để giám sát trực tiếp hoạt động của công ty là rất tốn kém. Khi dân
chúng mua chứng khoán của các công ty, họ phải giám sát đƣợc hoạt động
kinh doanh của công ty và phải đảm bảo rằng tình trạng tài chính của công ty
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


8

là lành mạnh và công ty không che dấu và lãng phí tiền vốn vào bất kì dự án
nào. Để có thể giám sát đƣợc hoạt động của công ty, những ngƣời đầu tƣ
chứng khoán phải dành thời gian vào thu thập, phân tích và xử lý các thông tin
về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.Với những yêu cầu
phải giám sát hoạt động của công ty nhƣ vậy quả rất tốn kém với các nhà đầu
tƣ đơn lẻ.Vì vậy, họ uỷ quyền việc giám sát cho ngƣời khác và nhƣ vậy đã
một phần hay hoàn toàn từ bỏ việc giám sát trực tiếp hoạt động của công ty
mà họ đầu tƣ vào. Do không trực tiếp nắm rõ hoạt động của công ty đƣợc đầu
tƣ nên các cổ phiếu, trái phiếu của công ty sẽ trở nên kém hấp dẫn do tính rủi
ro cao, điều này làm giảm động lực mua chứng khoán của các công ty.
 Với đặc tính dài hạn của cố phiếu và trái phiếu là nguyên nhân thứ hai làm
nản lòng ngƣời tiết kiệm mua chứng khoán của công ty. Điều này có thể khiến
ngƣời dân thích giữ tiền mặt cho những nhu cầu chi tiêu trong thời gian ngắn
hơn là đầu tƣ vào các chứng khoán dài hạn.
 Lý do cuối cùng, đó là các nhà đầu tƣ thƣờng phải chịu rủi ro về biến động

giá cả trên thị trƣờng thứ cấp và phải chịu chi phí chuyển nhƣợng có liên
quan. Điều này dẫn đến thu nhập thực tế từ việc chuyển nhƣợng chứng khoán
trên thị trƣờng thứ cấp giảm và một số trƣờng hợp thu nhập còn thấp hơn giá
mua ban đầu.
Tóm lại, những nguyên nhân chính làm cho qui mô các luồng vốn từ những ngƣời
tiết kiệm đầu tƣ trực tiếp vào chứng khoán các công ty thấp là do : (i) chi phí đề giám sát
hoạt động của công ty rất tốn kém; (ii) tính thanh khoản trong thời gian ngắn kém; (iii)
rủi ro biến động về giá cả chứng khoán trên thị trƣờng.
Trong một thế giới mà hệ thống ngân hàng không tồn tại, thì những nguyên nhân
nêu trên khiến dân chúng giảm động lực tiết kiệm, tăng tiêu dùng hoặc tiết kiệm ở dạng
tiền mặt. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại mà ở đó hệ thống ngân hàng là
phát triển mạnh mẽ và đƣợc coi nhƣ xƣơng sống của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng
cung cấp một kênh dẫn vốn gián tiếp từ những ngƣời có nhu cầu đầu tƣ đến các công ty.
Do tồn tại các nguyên nhân nhƣ nêu ở trên nên ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng gửi tiền
vào các ngân hàng thay vì trực tiếp đầu tƣ. Sơ đồ biểu diễn sự luân chuyển luồng vốn
trong nền kinh tế có sự tham gia hoạt động của hệ thống ngân hàng, với vị trí trung gian
giữa ngƣời đầu tƣ và các công ty.

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


9

Ngân hàng

Dân chúng
Vốn

(nhà cung cấp dịch vụ)


Công ty
CP&TP

Ngân hàng
chứng chỉ tiền gửi

(nhà luân chuyển tài sản)

Vốn

Ngân hàng
luân một
chuyển
tài giới
sản) với hệ thống ngân hàng phát
Sơ đồ: Các luồng luân chuyển vốn(nhà
trong
thế
triển

Ngân hàng thực hiện 2 chức năng cơ bản, đó là : (i) chức năng cung cấp các dịch vụ
thanh toán, môi giới và tƣ vấn; (ii) chức năng luân chuyển tài sản.
 Về các dịch vụ thanh toán, môi giới và tƣ vấn : Ngân hàng cung cấp các dịch
vụ môi giới, thanh toán và cung cấp thông tin cho khách hàng. Đứng vai trò
giống nhƣ một đại lý của khách hàng, thông qua chức năng tƣ vấn và cung cấp
dịch vụ thanh toán làm cho chi phí của nhà đầu tƣ giảm xuống và ngƣời đầu
tƣ có thể nắm bắt đƣợc thông tin cũng nhƣ hoạt động của công ty một cách
toàn diện. Qua đó, ngân hàng đã khuyến khích đƣợc tỷ lệ tiết kiệm đầu tƣ
trong dân chúng.
 Chức năng luân chuyển tài sản : Ngân hàng tiến hành đồng thời hai hoạt

động . Thứ nhất, ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành những chứng
chỉ tiền gửi. Các nhà đầu tƣ thƣờng thích mua chứng chỉ tiền gửi do ngân
hàng phát hành hơn là đầu tƣ vào chứng khoán vì vừa giảm đáng kể đƣợc chi
phí giám sát, chi phí thanh toán, lại vừa giảm thiểu đƣợc rủi ro. Thứ hai, ngân
hàng tiến hành đầu tƣ bằng cách cấp tín dụng , mua cổ phiểu trái phiếu của
các công ty phát hành, những chứng khoán này là chứng khoán sơ cấp. Và
chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng phát hành là những chứng khoán thứ cấp.
Phần chênh lệch từ việc giảm thiểu đƣợc 3 loại chi phí chính : chi phí giám sát,
chi phí thanh khoản và chi phí rủi ro giá cả chính là phần lợi nhuận mà các ngân hàng
thu đƣợc.

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


10

1.1.2. NHỮNG CHỨC NĂNG KHÁC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.

 NHTM là đối tƣợng và đồng thời là các trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ :
Thông qua các hoạt động có tính đặc thù của mình, các NHTM đã thực hiện chức
năng chuyển tải chính sách tiền tệ từ NHTW đến toàn bộ nền kinh tế. Nhƣ vậy,
các NHTM đã trở thành một kênh đặc biệt, thông qua đó mà ảnh hƣởng của các
chính sách tiền tệ lên toàn bộ nền kinh tế.
 Phân bổ tín dụng : NHTM là nguồn chính để tài trợ, cung cấp tín dụng cho một số
lĩnh vực nhất định đƣợc xác định là có nhu cầu đặc biệt về vốn.

1.2.

LÃI SUẤT


1.2.1. KHÁI NIỆM

Lãi suất là chi phí bỏ ra cho việc vay vốn, là giá cả của quyền được sử dụng vốn
trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.
Thông thƣờng, lãi suất đƣợc biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số tiền vay
tính cho một đơn vị thời gian là tháng hoặc năm.
Cơ sở kinh tế của vấn đề lãi suất tín dụng là : (i) Hiện tƣợng tạm thời "thừa", tạm
thời "thiếu" vốn tiền tệ trong các luồng tiền di chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá.
(ii) Vai trò trung gian của ngân hàng trong tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ thông
qua công cụ lãi suất.
Nhƣ vậy, việc duy trì và sử dụng công cụ lãi suất trong nền kinh tế hàng hoá là một
tất yếu khách quan, song tác dụng của lãi suất đến mức nào lại là do sự vận dụng chính
sách lãi suất. Mức lãi suất sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và chế độ quản lý kinh
tế hiện tại, phù hợp với quy luật vận động khách quan của tín dụng trong mối quan hệ
với các quy luật kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá thì lúc đó lãi suất sẽ là chiếc chìa
khoá để thúc đẩy nền kinh tế.
Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu một ngân hàng huy động vốn (hoặc
cho vay) tại thời điểm ngày hôm nay, thì sau một thời gian, khi đến hạn ngân hàng phải
trả (hoặc nhận đƣợc) một khoản tiền lớn hơn số tiền huy động (hoặc cho vay) ban đầu.
Sự thay đổi lƣợng tiền theo thời gian biểu hiện giá trị thời gian của tiền tệ. Nói cách
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


11

khác, giá trị của tiền tệ phải đƣợc xác định theo hai tiêu chí: mức lãi suất và thời gian.
Mỗi ngân hàng xây dựng mức khung lãi suất của riêng mình phù hợp với hoạt động huy
động vốn và đầu tƣ của mình; mặt khác, phải phù hợp với khung lãi suất chung do Ngân
hàng Nhà nƣớc qui định.
1.2.2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT


a/ Căn cứ vào mục đích kinh doanh của Ngân hàng.
 Lãi suất huy động : Loại lãi suất qui định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức
nhận tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế thị
trƣờng, việc định các mức lãi suất huy động khác nhau chỉ căn cứ vào đối
tƣợng huy động (tiền hoặc vật có giá trị) và thời hạn huy động.
 Lãi suất cho vay : Loại lãi suất qui định tỉ lệ lãi mà ngƣời đi vay phải trả cho
ngƣời cho vay (NHTM). Về mặt lý thuyết, các mức lãi suất cho vay khác nhau
đƣợc căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của đối tƣợng đầu tƣ và thời hạn
cho vay. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
điều đó không phải bao giờ cũng đúng , vì nó còn phụ thuộc vào mục tiêu
kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kì.
Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động :
[Lãi suất cho vay] = [lãi suất huy động] + [chi phí] + [rủi ro tối thiểu] + [lợi nhuận]
b/ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất.
 Lãi suất danh nghĩa là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra
do sự gia tăng của mức giá chung.
 Lãi suất thực tế là lãi suất sau khi đã loại trừ những ảnh hƣởng của lạm phát.
Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế đƣợc biểu thị bằng các công
thức sau:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R)
Trong đó: r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


12

Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên
không thể biết trƣớc một cách chắc chắn đƣợc lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì

có thể biết trƣớc đƣợc một cách chắc chắn khi công bố.
c/ Căn cứ vào độ dài thời gian :
Cơ sở của cơ chế lãi suất này là ở chỗ thời gian thuê vốn (cả huy động và cho vay)
càng dài thì lợi nhuận làm ra càng nhiều, đồng thời tính rủi ro mất vốn cũng càng cao.


Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay
ngắn hạn, có thời hạn dƣới 1 năm.



Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay
có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.



Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản cho
vay có thời hạn trên 5 năm.

Theo cách phân loại này, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, thời gian càng
dài thì lãi suất càng cao. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt lãi suất ngắn hạn
có thể cao hơn lãi suất trung và dài hạn, ví dụ: khi nền kinh tế trong quá trình khôi phục
lại sau chiến tranh, khủng hoảng kinh tế…nhà nƣớc cần một số lƣợng vốn lớn trong thời
gian ngắn, lúc này lãi suất huy động ngắn hạn sẽ đƣợc ƣu tiên nâng cao hơn các loại lãi
suất khác.
d/ Phân loại theo phƣơng pháp tính lãi :


Lãi suất đơn : lãi suất đơn là lãi suất của một hợp đồng tài chính mà việc thanh
toán tiền gốc và tiền lãi chỉ đƣợc tiến hành một lần tại thời điểm hợp đồng đến

hạn, trong đó không có yếu tố lãi sinh ra lãi. Lãi suất đơn đƣợc sử dụng chủ yếu
đối với các hợp đồng có thời hạn ngắn và chỉ có một kì thanh toán.



Lãi suất kép : Những hợp đồng tài chính có nhiều kì tính lãi, mà lãi phát sinh của
kì trƣớc đƣợc gộp chung vào với gốc để tính lãi cho kì tiếp theo, phƣơng pháp
tính lãi nhƣ vậy gọi là lãi suất kép, hay lãi sinh ra lãi.

Minh hoạ cho sự khác biệt giữa hai phƣơng pháp tính lãi này, chúng ta cùng tham
khảo VD sau đây :

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


13

VD1 : Một hợp đồng tín dụng có giá trị 1000 triệu VNĐ, kì hạn 1 năm, lãi suất
12%/năm. Tính mức lãi suất thực trả trong cả hai trƣờng hợp:
-

Lãi tính một lần tại thời điểm đến hạn.

-

Lãi tính theo quí một.

Giải : Lãi suất quí sẽ là : 12 : 4 = 3%.
quí Lãi
IV


quí Lãi thực
tế

Kì tính lãi

Lãi quí Lãi quí Lãi
I
II
III

Một năm

0

0

0

0

120,00

Hàng quí

30

30

30


30

125,21

Theo nguyên tắc lãi sinh lãi, giả sử lãi suất không đổi trong 1 năm, thì trong
trƣờng hợp thu lãi hàng
quí, số lãi thực tế mà ngân hàng thu đƣợc sẽ là :
4
1000 1 0,03

4

1000

125 ,51 triệu VND

Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp tính lãi hàng quí thì lãi suất danh nghĩa đƣợc niêm yết
trên hợp đồng là 12%/năm, nhƣng lãi suất thực tế trả lại là 12,551%/năm.
Số tiền : 125,51-120 = 5,51 triệu chính là số tiền lãi do lãi sinh ra.
e/ Phân loại căn cứ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng
 Lãi suất tiền gửi : Là lãi suất ngân hàng phải trả cho ngƣời gửi tiền vào ngân
hàng.
 Lãi suất tiền vay : Là lãi suất ngƣời đi vay tín dụng phải trả cho ngân hàng qua
việc sử dụng vốn vay của ngân hàng. Lãi suất tiền vay bình quân luôn phải lớn
hơn lãi suất tiền gửi bình quân, nhờ đó mà ngân hàng thu đuợc lợi nhuận từ chênh
lệch lãi suất.
 Lãi suất chiết khấu : Là lãi suất khách hành phải trả cho ngân hàng khi khách
hàng yêu cầu đƣợc vay vốn từ ngân hàng dƣới hình thức chiết khấu thƣơng phiếu
hoặc giấy tờ có giá khác chƣa đến hạn thanh toán của khách hàng.

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


14

 Lãi suất tái chiết khấu : Là lãi suất của NHTW cho các NHTM vay dƣới hình
thức chiết khấu thƣơng phiếu hoặc các giấy tờ có giá chƣa đến hạnh thanh toán
của NHTM.
 Lãi suất liên ngân hàng : Đƣợc áp dụng trong hoạt động tín dụng giữa các ngân
hàng với nhau. Lãi suất liên ngân hàng đƣợc hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn
vay trên thị trƣờng liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân
hàng trung gian vay của NHTW.
 Lãi suất cơ bản : Là lãi suất đƣợc các ngân hàng sử dụng làm cơ sở ấn định mức
lãi suất kinh doanh của mình.
f/ Phân loại theo loại tiền :


Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất áp dụng để tính toán cho đồng nội tệ (kể cả lãi suất
huy động và lãi suất cho vay).



Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất tính toán áp dụng cho đồng ngoại tệ.

Lãi suất ngoại tệ có ảnh hƣởng đến việc khuyến khích xuất khẩu hay nhâp khẩu:
để khuyến khích xuất khẩu, ngƣời ta thƣờng áp dụng cơ chế lãi suất ngoại tệ cho vay
thấp hơn, trong huy động thì cao hơn so với lãi suất nội tệ và ngƣợc lại. Với cơ chế này
sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu vay tiền để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình
trong trƣờng hợp lãi suất cho vay đối với đồng ngoại tệ thấp và ngƣợc lại.


1.3.

RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

Nghiên cứu về rủi ro lãi suất thực chất là nghiên cứu về lãi suất và những biến động
của lãi suất. Phần tiếp theo đƣợc đƣa đến nhằm mục đích làm rõ thêm ý nghĩa của việc
nghiên cứu rủi ro lãi suất trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.1. KHÁI NIỆM RỦI RO LÃI SUẤT

Rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải gánh chịu là sự biến động về lãi suất làm thay
đổi nguồn thu nhập của ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất có thể hiểu là “rủi ro đối
với thu nhập lãi thuần do những thay đổi bất lợi của lãi suất ”.
Trong phần thảo luận sơ qua về NHTM, chúng ta đã biết đƣợc rằng chức năng
chuyển hoá tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản của ngân hàng. Quá trình chuyển
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


15

hoá tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử dụng vốn; và việc phát
hành các chứng khoán thứ cấp, tức là huy động vốn. Kì hạn và độ thanh khoản của các
chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tƣ thuộc tài sản có thƣờng không cân xứng với
các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không tƣơng xứng về kì hạn giữa tài sản
có và tài sản nợ chính là nguyên nhân sâu xa khiến ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi
suất.
Chúng ta xét hai trƣờng hợp :
a. Kì hạn huy động vốn ngắn hơn kì hạn đầu tƣ vốn
Bằng sơ đồ, chúng ta biểu diễn trƣờng hợp một ngân hàng huy động vốn có kì
hạn 1 năm và đầu tƣ có kì hạn 2 năm nhƣ sau :


tài sản nợ
0
0

1
tài sản có
2
tài sản có

Giả sử lãi suất huy động vốn là 9%/năm và lãi suất đầu tƣ là 10%/năm. Sau năm
thứ nhất, bằng cách vay ngắn hạn 1 năm và cho vay dài hạn 2 năm, ngân hàng thu đƣợc
lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là : 10%-9%=1%. Tuy nhiên, lợi nhuận của năm thứ 2
chƣa biết trƣớc là bao nhiêu nên sẽ là một số không chắc chắn. Nếu lãi suất thị trƣờng
không thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì ngân hàng có thể huy động tài sản
nợ với mức lãi suất là 9%; và do đó, mức lợi nhuận thu đƣợc trong năm thứ hai vẫn là
1%. Tuy nhiên, vì lãi suất thị trƣờng có thể thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai,
vì vậy ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro về lãi suất. Nếu nhƣ trong năm thứ hai, ngân
hàng chỉ có thể huy động vốn với mức lãi suất là 11%, dẫn đến lợi nhuận trong năm thứ
hai sẽ là một số âm : 10% - 11% = -1%. Nhƣ vậy, lợi nhuận trong năm thứ nhất chỉ đủ
bù lỗ cho năm thứ hai.
Tóm lại, trong mọi trƣờng hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kì hạn dài
hơn so với tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro về lãi suất trong việc tái
tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro sẽ thành hiện thực khi lãi suất huy động vốn trong
những năm tiếp theo cao hơn mức lãi suất đầu tƣ tín dụng dài hạn.
b. Ngân hàng huy động vốn có kì hạn dài và đầu tƣ có kì hạn ngắn
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


16


Ví dụ, ngân hàng huy động vốn với lãi suất là 9%/năm, kì hạn 2 năm, và đầu tƣ
vào tài sản có mức lãi suất là 10%/năm, với kì hạn là 1 năm. Cụ thể :

tài sản nợ

0

2

tài sản có

Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp trên, năm thứ nhất ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận 1%.
Vì tài sản có kì hạn 1 năm, nên hết năm thứ nhất ngân hàng lại tiếp tục tái đầu tƣ. Giả sử
lãi suất đầu tƣ trong năm thứ 2 giảm xuống chỉ còn 8%, điều này khiến cho ngân hàng
gặp rủi ro về lãi suất, đó là lỗ : 8% - 9% = -1%. Nhƣ vậy, lợi nhuận trong năm thứ nhất
cũng chỉ đủ bù lỗ cho năm thứ hai.
Kết quả là, ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tƣ trong trƣờng hợp
tài sản có có kì hạn ngắn hơn so với tài sản nợ.
Ngoài rủi ro tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tƣ tài sản có thì khi lãi suất thị
trƣờng thay đổi ngân hàng còn có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Nhƣ chúng ta
đã biết, giá trị thị trƣờng của tài sản có hay tài sản nợ đều là dựa trên khái niệm giá trị
hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài
sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống.
Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng giảm thì giá trị tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Nếu
nhƣ kì hạn của tài sản có và tài sản nợ không tƣơng xứng với nhau, ví dụ tài sản có có kì
hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trƣờng tăng, giá trị tài sản có sẽ giảm nhanh
hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi
suất thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân
hàng.
1.3.2. PHÂN LOẠI RỦI RO LÃI SUẤT


a/ Rủi ro tái định giá (Repricing risk) : Mức độ nhạy cảm của tài sản và công nợ đối
với lãi suất phụ thuộc vào kì hạn cho tới ngày định giá gần nhất. Khi đó, lãi suất đƣợc
thay đổi lại trong thời gian kì hạn của hợp đồng hay thỏa thuận tiền gửi. Thời hạn tái
định giá là khoảng thời gian còn lại tính đến ngày lãi suất đƣợc thay đổi lại. Nhƣ vậy,
thời hạn tái định giá là khái niệm hoàn toàn khác so với thời gian đáo hạn do thời gian
đáo hạn là thời điểm hợp đồng hay thỏa thuận tiền gửi kết thúc. Trong khoảng thời gian
đáo hạn có thể có nhiều thời hạn tái định giá. Bởi vậy, với những tài sản và công nợ có
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


17

lãi suất thả nổi, thời gian hợp lý nhất để đánh giá rủi ro lãi suất là thời hạn tái định giá,
chứ không phải thời gian còn lại đến khi đáo hạn.
b/ Rủi ro mất cân đối (Mismatch or Gap risk) : Sự mất cân đối giữa ngày đáo hạn
theo hợp đồng của tài sản với lãi suất cố định và công nợ dùng để tài trợ các tài sản đó
sẽ tạo ra rủi ro lãi suất. Ví dụ, một tài sản với thời gian đáo hạn là 4 năm đƣợc tài trợ
bởi công nợ đáo hạn trong 3 năm sẽ tạo ra rủi ro lãi suất trong 1 năm còn lại khi cần phải
thƣơng thảo lại nguồn tài trợ thay thế.
c/ Rủi ro cơ bản (Basic risk) : Rủi ro này phát sinh khi lãi suất của các tài sản và
công nợ khác nhau có biểu hiện khác nhau cho dù chúng có cùng thời hạn tái định giá.
Ví dụ, ngân hàng huy động đƣợc một khoản tiền gửi bằng USD từ một khách hàng. Sau
đó, ngân hàng này gửi lại số tiền trên vào tài khoản của mình tại ngân hàng nƣớc ngoài
nhằm ăn chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sẽ phải chịu rủi ro khi biên độ
chênh lệch lãi suất của hai khoản tiền gửi đó thay đổi không đoán trƣớc đƣợc do sự thay
đổi lãi suất bới Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
d/ Rủi ro quyền lựa chọn (Option Risk) : Là loại rủi ro khi khách hàng có thể sử
dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp đồng với lãi suất cố định. Điều này có thể do
việc thực hiện quyền lựa chọn trong hợp đồng hay do khách hành chấm dứt hợp đồng do

lãi suất ƣu đãi hơn trên thị trƣờng. Cụ thể :
 Khoản vay với lãi suất cố định cho phép ngân hàng thanh toán toàn bộ công nợ
bất kỳ lúc nào khi thấy lãi suất giảm, không có lợi cho khách hàng. Trong trƣờng
hợp này, các ngân hàng cần đƣa điều khoản về phí phạt trong trƣờng hợp khách
hàng thanh toán trƣớc kì hạn khi kí kết hợp đồng vay hay thỏa thuận tiền gửi.
Khoản phí phạt này sẽ giúp bù đắp một phần thu nhập lãi mất đi do sau đó ngân
hàng phải tái đầu tƣ khoản vốn nhận đƣợc với lãi suất thấp hơn cho những khách
hàng sau.
 Khoản tiền gửi với lãi suất cố định cho phép khách hàng rút tiền mặt bất cứ lúc
nào khi thấy lãi suất tăng, không có lợi cho khách hàng. Ví dụ, khách hàng rút
tiền tại Vietcombank với lãi suất cố định 15%/năm để gửi sang Seabank với lãi
suất cao hơn 18%/năm, khi đó Vietcombank sẽ chịu rủi ro về lãi suất do khách
hàng rút tiền trƣớc hạn. Để hạn chế, ngân hàng cần có điều khoản cho phép thanh
toán một lƣợng lãi thấp hơn cho những khách hàng rút tiền sớm. Điều này bù đắp
một phần lãi ngân hàng bị mất đi do sau đó ngân hàng phải huy động nguồn vốn
mới với lãi suất cao hơn. Thực tế ở VD trên, khi đó để giữ chân khách hàng và

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


18

huy động nguồn vốn mới thì Vietcombank phải nâng mức lãi suất tiền gửi của
mình lên tƣơng đƣơng hoặc cao hơn 18%/năm.
1.3.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

Trong nền kinh tế thị trƣờng, rủi ro về lãi suất là một hiện tƣợng thƣờng xuyên
xảy ra, do đó các nhà quản trị ngân hàng phải thƣờng xuyên phân tích để tìm ra các
giải pháp điều tiết rủi ro lãi suất, đó gọi là những phƣơng thức quản trị rủi ro lãi suất.
Cùng với quá trình phát triển trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng đã áp

dụng các phƣơng pháp quản trị rủi ro lãi suất thích hợp. Những phƣơng thức quản trị
rủi ro lãi suất theo phƣơng pháp hiện đại thƣờng đƣợc các NHTM hiện nay áp dụng
sẽ đƣợc chúng tôi phân tích kĩ trong phần tiếp theo, bao gồm:





Quản trị rủi ro lãi suất sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP).
Quản lý khe hở kì hạn.
Quản lý FRAs.

2. CÁC MÔ HÌNH LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT
2.1.

MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ ( THE REPRISING MODEL )

Nội dung của mô hình tái định giá là việc phân tích các luồng tiền dựa trên
nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu đƣợc từ tài sản có và
lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số
chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng kì hạn và đặt chúng trong mối quan
hệ với độ nhạy cảm lãi suất thị trƣờng – chính là khoảng thời gian mà tài sản cố và tài
sản nợ đƣợc định giá lại ( theo mức lãi suất mới của thị trƣờng ). Điều đó có nghĩa là,
nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ bao lâu nữa để áp dụng mức lãi suất mới vào từng
kì hạn khác nhau. Ƣu điểm của mô hình này là ở chỗ nó cung cấp thông tin về cơ cấu tài
sản sẽ đƣợc tái định giá và dễ dàng chỉ ra đƣợc sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất
mỗi khi lãi suất thay đổi.
Ví dụ 1: Xét bảng 1.1 về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của một ngân hàng, đƣợc
phân thành 6 nhóm theo khoảng thời gian mà chúng sẽ đƣợc tái định giá. (Đơn vị: Triệu

USD).

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


19

Bảng 1.1: Cơ cấu tài sản có và tài sản nợ
STT (i)

Thời gian tái định giá

Tài sản Có

Tài sản Nợ

Chênh lệch

(RSAi)

(RSLi)

tích lũy ( GAPi)

1

1 ngày

20


30

-10

2

Trên 1 ngày đến 3 tháng

30

40

-10

3

Trên 3 tháng đến 6 tháng

70

85

-15

4

Trên 6 tháng đến 12 tháng

90


70

+20

5

Trên 12 tháng đến 5 năm

40

30

+10

6

Trên 5 năm

10

5

+5

Tổng

-

260


260

0

(Nguồn : Anthony Saunders & Marcia Million Cornet - Financial Institutions
management: A risk Approach Management, 4th edition.)
Chúng ta thấy rằng, chênh lệch của nhóm tài sản có kì hạn 1 ngày, thƣờng là
những khoản tiền gửi và vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, là -10 triệu USD nên nó
đƣợc định giá lại ngay trong ngày khi lãi suất thay đổi. Nếu lãi suất qua đêm tăng thì thu
nhập ròng từ lãi suất sẽ giảm bởi tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có có
cùng kì hạn 1 ngày.
Ta có công thức tính mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i (
nhƣ sau:

=
Trong đó:

*

=(



)

)*

= Mức thay đổi lãi suất của nhóm i.

Giả sử lãi suất qua đêm tăng 1%/năm, ta có mức thay đổi ròng thu nhập từ lãi

suất của nhóm 1 trong năm tới là:
= -10*0,01 = - 100 000 USD
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


20

Các nhà quản trị ngân hàng có thể tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản
nợ theo các phƣơng pháp tích lũy nhiều kì hạn khác nhau, phổ biến nhất là đến 12 tháng.
Ví dụ từ bảng 1.1:
CGAP = (-10) + (-10) + (-15) + 20 = -15
Với

= 1%, mô hình tái định giá sẽ cho ta biết mức thay đổi thu nhập lãi suất

ròng trong năm tới là :

=

*

= (-15)*(0,01) = - 150 000 USD

Trong đó CGAP là chênh lệch tích lũy – Cumulative Gaps.
Ví dụ 2, xét bảng 1.2 với các kì hạn không phải kì hạn của hợp đồng gốc, mà là kì hạn
còn lại (kì hạn đến hạn) tại thời điểm định giá lại của các tài sản có và tài sản nợ.
Bảng 1.2: Kì hạn đến hạn tại thời điểm định giá lại của các tài sản có và tài sản nợ.
Tài sản Có

Số



Tài sản Nợ

Số


1. Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn

50

1. Vốn tự có

20

2. Tín dụng tiêu dùng dài hạn 2
năm

25

2. Tài khoản phát hành séc

40

3. Tín phiếu kho bạc 3 tháng

30

3. Tài khoản cá nhân


30

4. Tín phiếu kho bạc 6 tháng

35

4. Tiền gửi kì hạn 3 tháng

40

5. Tín phiếu kho bạc 3 năm

70

5. Chấp phiếu ngân hàng 3 tháng

20

6. Tín dụng có thế chấp 10 năm,
lãi suất cố định

20

6. Tiền gửi có thể chuyển nhượng
6 tháng

60

7. Tín dụng có thế chấp 30 năm,
lãi suất thả nổi, điều chỉnh

9tháng/1lần

40

7. Tiền gửi kì hạn 1 năm

20

8. Tiền gửi kì hạn 2 năm

40

Tổng (A)

270

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]

270


21

(Nguồn : Anthony Saunders & Marcia Million Cornet - Financial Institutions
management: A risk Approach Management, 4th edition.)
Những khoản in nghiêng là những tài sản nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất trong
một năm tới.
Nhƣ vậy, tổng số tài sản có nhạy cảm với lãi suất theo kì hạn định giá lại 1 năm
là:
50 + 30 + 35 + 40 = 155 triệu USD

Tổng số tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất theo kì hạn định giá lại 1 năm là:
40 + 20 + 60 + 20 = 140 triệu USD
Gọi CGAP là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất có kì
hạn định giá lại 1 năm. Ta có:
CGAP = RSA – RSL = 155 – 140 = 15 triệu USD.
Biểu diễn kết quả ở dạng %: CGAP/A = 15/270 = 0.0556 = 5,56%
Bằng cách biểu diễn ở dạng % ngày, ta thấy: Tính chất của rủi ro lãi suất (GAP là
dƣơng hay âm); và mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ trên qui mô tài sản của ngân
hàng là nhƣ thế nào. Trong ví dụ trên, tài sản có nhạy cảm với lãi suất nhiều hơn với tài
sản nợ trong kì hạn 1 năm là 5,56%. Nếu lãi suất tăng 1% thì thu nhập ròng từ lãi suất sẽ
thay đổi trong năm là:
= CGAP *

= 15 * 0,01 = 150 000USD

Ta thấy, nếu chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của
ngân hàng là số dƣơng, thì khi lãi suất tăng ngân hàng sẽ tăng thêm thu nhập từ lãi suất,
khi lãi suất giảm ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi suất; và ngƣợc lại.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng mô hình tái định giá là công cụ hữu ích đối với nhà
quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy
nhiên, mô hình này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định nhƣ sau:
Thứ nhất, mô hình tái định giá chỉ phản ảnh đƣợc một phần rủi ro lãi suất đối với
ngân hàng bởi mô hình này không đề cập đến giá trị thị trƣờng của tài sản có và tài sản
nợ.
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


22

Thứ hai, vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kì hạn nhất định đã phản ánh

sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm, bởi trong
cùng một nhóm, tài sản nợ có thể đƣợc định giá tại thời điểm cuối và tài sản nợ có thể
đƣợc định giá lại tại thời điểm đầu của kì tái định giá. Hơn nữa, nếu trong cùng một
nhóm, ví dụ kì hạn từ 3 tháng đến 6 tháng số lƣợng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau,
nhƣng nếu cơ cấu kì hạn của tài sản có là 3 đến 4 tháng còn của tài sản nợ là từ 5 đến 6
tháng, thì rõ ràng là đã xuất hiện hiện tƣợng không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản
có.
Thứ ba là về vấn đề tài sản đến hạn. Trong thực tế, những khoản tín dụng dài hạn
có thể thế chấp đƣợc thƣờng đƣợc trả góp định kì hàng tháng hoặc hàng quý. Do đó,
ngân hàng có thể tái đầu tƣ những khoản tiền thu đƣợc này trong năm với lãi suất trên thị
trƣờng hiện hành, nghĩa là các khoản tiền thu đƣợc trong năm thuộc loại tài sản có nhạy
cảm với lãi suất.

2.2.

MÔ HÌNH KÌ HẠN – ĐẾN HẠN ( THE MATURITY MODEL )

Mô hình kì hạn đến hạn là một phƣơng pháp đơn giản, trực quan để lƣợng hóa rủi
ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nội dung của mô hình này bao gồm
lƣợng hóa rủi ra lãi suất đối với một tài sản và lƣợng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh
mục tài sản.
2.2.1.

LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI MỘT TÀI SẢN

Giả sử ngân hàng nắm giữ một trái phiếu có kì hạn đề hạn là 1năm, lãi suất
coupon 10%/năm, mệnh giá thanh toán khi đến hạn (F) là 100VND. Nếu mức lãi suất 1
năm hiện tại trên thị trƣờng (R) là 10% thì trị giá trái phiếu (P1) sẽ là:
P1 = F(1+C)/(1+R) = 100(1+0,10)/(1+0,10) = 100VND


Nếu Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng thắt chặt tiền tệ làm lãi suất thị trƣờng tăng từ
10% lên 11%, thì giá trị của trái phiếu sẽ còn:
P1

M

= 100(1+0,10)/(1+0,11) = 99,10VND

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


23

Nhƣ vậy giá trị của trái phiếu chỉ còn 99,10VND trên 100VND mệnh giá, giá trị
ghi sổ vẫn là 100VND. Thực tế, ngân hàng đã phải chịu lỗ rủi ro lãi suất là 0,90VND
trên 100VND mệnh giá trái phiếu.
Gọi P1 là tỷ lệ % tổn thất tài sản, ta có:
P1 = [(99,10 – 100)/100]100% = -0,90%

P1 / R = -0,90%/1% = -0,90
P1 = -0,90 R

Với các nhân tố khác không đổi, đối với trái phiếu có kì hạn là 2, 3, 4 và 5 năm,
khi lãi suất thị trƣờng tăng từ 10% lên 11% thì thị giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều hơn.
Cụ thể trong bảng 1.3:
Bảng 1.3: Sự thay đổi của thị giá trái phiếu khi lãi suất thị trƣờng tăng 1%.
Kì hạn trái
phiếu

Thị giá trái

phiếu trƣớc khi
tăng lãi suất
(Pi)

Thị giá trái
phiếu sau khi
lãi suất tăng
thêm 1% ( Pi

M

Tỷ lệ tổn thất Tốc độ giảm
tài sản ( Pi) giá của trái
phiếu

)

( Pn

Pn 1 )

1 năm

100

99,10

-0,90%

0,90


2 năm

100

98,29

-1,71%

0,81

3 năm

100

97,56

-2,44%

0,73

4 năm

100

96,89

-3,11%

0,67


5 năm

100

96,30

-3,70

0,59

Qua ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận: Khi lãi suất thị trƣờng tăng thì tài sản có
kì hạn càng dài giảm giá trị càng nhiều, nhƣng tốc độ giảm giá của các trái phiếu có các
kì hạn khác nhau là không bằng nhau, mà theo quy luật giảm chậm dần. Nhƣ vậy, khi lãi
suất thị trƣờng tăng lên thì giá trị tuyệt đối của Pn mà lớn hơn Pn 1 , nghĩa là kì hạn
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


24

càng dài thì thiệt hại tài sản càng lớn, nhƣng tốc độ thiệt hại giảm dần khi kì hạn tăng
lên. Kết luận này có thể đƣợc biểu diễn bằng đồ thị nhƣ sau:
Đồ thị: Tỷ lệ tổn thất tài sản khi lãi suất thị trƣờng tăng 1%.

2.2.2. LƢỢNG HÓA RỦI RO ĐỐI VỚI MỘT DANH MỤC TÀI SẢN

Để lượng hóa rủi ro lãi suất trước tiên cần tính kì hạn đến hạn bình quân của
danh mục tài sản có ( ) và tài sản nợ ( ). Ta có:

=


;

=

;

Trong đó:
là tỷ trọng và

là kì hạn đến hạn của tài sản có i

là tỷ trọng và

là kì hạn đến hạn của tài sản nợ j

n, m là số loại tài sản có và tài sản nợ phân theo kì hạn.
Những quy tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có
giá trị đối với một danh mục tài sản, đó là:
1) Một sự tăng (giảm) lãi suất thị trƣờng đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của
danh mục tài sản.
2) Lãi suất thị trƣờng tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kì hạn càng dài sẽ giảm
(tăng) càng lớn.
Đối với các NHTM ngày nay, cơ cấu kì hạn của bản cân đối tài sản thƣờng ở
trạng thái

>

, nghĩa là kì hạn trung bình của tài sản có thƣờng lớn hơn của tài sản


[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


25

nợ. Do vậy, khi lãi suất thị trƣờng tăng, thì giá trị tài sản có và tài sản nợ đều giảm,
nhƣng tài sản có (A) sẽ giảm nhiều hơn so với vốn huy động (L) trong tài sản nợ. Mức
thay đổi vốn tự có là chênh lệch giữa tài sản có và vốn huy động đƣợc xác định:
E= A– L
Xét ví dụ về bảng cân đối tài sản của ngân hàng với các mức lãi suất 10%, 11%
và 17%:
Bảng 1.4: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng với các mức lãi suất 10%, 11% và 17%.

Tài sản Có (VND)
Lãi suất Tài sản có (kì hạn dài)
thị
trƣờng
10%
Cộng
Kì hạn trung bình
Mức sinh lời

Tài sản Nợ (VND)
A = 100

100

Vốn huy động (kì hạn ngắn)

L = 90


Vốn tự có

E = 10

Cộng

100

3 năm Kì hạn trung bình
10%/năm

Lãi suất huy động

1 năm
10%/năm

Nếu lãi suất thị trƣờng tăng từ 10% lên 11%
Lãi suất Mức giảm trị giá tài sản 2,44%
thị
Tài sản có
A = 97,56
trƣờng
11%

Mức giảm vốn huy động

0.90%

Vốn huy động


L = 89,19

Vốn tự có

E = 8,37

E = A – L = (-2,44) – (-0,81) = -1,63 VND
Nếu lãi suất thị trƣờng tăng từ 11% lên 17%
Lãi suất Tài sản có
A = 84,53 Vốn huy động
thị
Vốn tự có
trƣờng
17%
E = A – L = (-15,47) – (-5,38) = -10,09 VND

L = 84,62
E = -0,09

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]


×