Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

KĨ NĂNG GIẢNG dạy và xây DỰNG tư LIỆU CHO các bài học âm NHẠC THƯỜNG THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 33 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

KĨ NĂNG GIẢNG DẠY VÀ XÂY DỰNG TƯ LIỆU CHO CÁC BÀI HỌC
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC
A. Đặt vấn đề:
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có
thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi
những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi,
xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lịng tự hào dân tộc, khát
vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống
sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc
đã không ngừng được phát triển và hồn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức
ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người.
Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật
có tính biểu hiện. Ngơn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ,
nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên
gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một
sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả
những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện
những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta.
Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó: Âm nhạc nói chung, nhạc cụ dân tộc nói riêng là tinh
hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc .Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử,
nhạc cụ dân tộc vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu
thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân tộc.

Trường THCS Nguyễn Huệ


Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Đưa nhạc cụ dân tộc vào giảng dạy ở học đường là mơ hình giáo dục thẩm mỹ âm
nhạc cần được nhân rộng. Chính hoạt động ngoại khóa này sẽ giúp âm nhạc dân tộc được
tiếp cận và gắn bó với thế giới trẻ thơ, cho các em có những hiểu biết căn bản nhất về âm
nhạc truyền thống, nhạc cụ dân tộc. Đó cịn là kiến thức nền góp phần nâng cao tính văn
hóa, thẩm mỹ âm nhạc, ni dưỡng tình cảm, tình yêu quê hương ngay từ nhỏ cho trẻ em
Việt Nam. Từ đó, lực lượng cơng chúng, khán giả trẻ tương lai mới có thể chung tay phát
triển văn hóa nghệ thuật nước nhà bằng cách thưởng thức văn hóa nghệ thuật có chọn lọc
Mặt khác, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu phục vụ và hỗ trợ cho việc giảng dạy
các loại nhạc cụ dân tộc trong trường học . Bên cạnh đó một số đội ngũ giáo viên giảng dạy
bộ môn Âm nhạc đang lúng túng trong việc tìm kiếm nội dung, tư liệu để giảng dạy cho học
sinh.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của âm nhạc nói chung, giảng dạy nhạc cụ dân tộc nói riêng
với việc giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như thực tế xây dựng kĩ năng và tư liệu giảng dạy
nhạc cụ dân tộc vào trong nhà trường đang còn thiếu và chưa hiêu quả. Là một giáo viên
giảng dạy bộ mơn Âm nhạc, tơi ln trăn trở, tìm tòi các giải pháp cùng với nhà trường để
thực hiện có hiệu quả. Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tơi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm
của mình là:“ Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các
bài học Âm nhạc thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc

thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Nhạc cụ dân tộc Việt Nam- Những giá trị tinh thần:
Với bề dày lịch sử gần 4,000 năm dựng nước, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống
trong một khơng gian đa dạng, có núi đồi, đồng bằng và sông biển. Cũng do những điều
kiện sinh sống đa dạng ấy, Việt Nam rất phong phú về các thể loại âm nhạc và nhạc khí
truyền thống.
Âm nhạc truyền thống bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc và mang đậm yếu tố bản địa. Đó
cũng là nền văn hóa của mỗi dân tộc.
Âm nhạc Việt Nam là âm nhạc mang bản sắc của một dân tộc đã trường tồn qua
hàng ngàn năm, và được phát triển từ thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Đại Việt cho đến
nay.
Nhạc cụ truyền thống Việt Nam gồm có trống, đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh... phục vụ cho
đời sống sinh hoạt tinh thần của con người Việt Nam. Mỗi nhạc cụ đều có q trình phát
sinh, phát triển cùng với thời gian, chứa đựng những giá trị, ý nghĩa văn hóa.
Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản và quan
trọng để truyền bá và giáo dục một cách gián tiếp cũng như trực tiếp lòng yêu mến, tự hào
với những di sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hố dân gian nói chung.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó việc
giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại
càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản
động đã, đang và tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi
trụy ... để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt Nam sống khơng có lý tưởng,
ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên nền văn hóa với những giá trị nhân văn sâu sắc,
những giá trị Chân – Thiện – Mỹ tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây đắp nên.

Trường THCS Nguyễn Huệ


Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực trạng về tư liệu giảng dạy:
Trong chương trình giáo dục âm nhạc phổ thơng từ lớp 1 đến lớp 9 của Bộ giáo dục
và đào tạo, học sinh được học nhiều bài về giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Tuy vậy
vẫn không thể khắc sâu được cho các em được những hình ảnh và âm thanh của các loại
nhạc cụ, bên cạnh đó giáo dục sâu sắc việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà
bản sắc của dân tộc Việt Nam cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho học sinh tại trường thì việc tự tìm hiểu, sưu
tầm, mở mang thêm kiến thức thơng qua các phương tiện đại chúng như ti vi, máy nghe
nhạc về nhạc cụ dân tộc của các em còn hạn chế.
Cho đến nay vẫn chưa có một tư liệu nào hỗ trợ cho việc dạy học: Tranh ảnh các loại
nhạc dân tộc Việt Nam không đầy đủ, quá sơ sài , hình ảnh khơng có chất lượng vì vậy nên
khi chuẩn bị cho các tiết dạy giáo viên dạy âm nhạc rất lúng túng không biết chọn những tư
liệu nào để giảng dạy có hiệu quả.
2.2. Thực trạng hiểu biết về nhạc cụ dân tộc của học sinh trường THCS
Nguyễn Huệ
Trước khi áp dụng các giải pháp của mình, tơi đã tiến hành khảo sát học sinh khối
6và khối 7 với tổng số học sinh là 338 em, chỉ khảo sát nhận biết tên các loại nhạc dân tộc
Việt Nam qua các bài học mà các em đã được học tại trường THCS. Tôi đã thu được kết
quả như sau:
Bảng 1: Bảng kết quả học sinh biết tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Tổng Kết quả
Khối số HS
Nhầm hoặc
học

Biết trên 3 loại Biết hát 2 loại Biết hát 1 loại
không biết nhạc
nhạc cụ
nhạc cụ
nhạc cụ
cụ nào
SL

SL

Tỉ lệ % SL

Tỉ lệ % SL

K6

152

20

30

11

K7

176

40


15

14

Tổng 329

60

Trường THCS Nguyễn Huệ

Tỉ lệ % SL

Tỉ lệ %

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

Điều này đặt ra cho những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên
giảng dạy bộ môn Âm nhạc chúng ta cần có các biện pháp tích cực và hiệu quả hơn để đưa
Âm nhạc dân tộc qua các bài giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào giảng dạy chính khóa
hay ngoại khóa mơn Âm nhạc, giúp học sinh có những hiểu biết nhất định cũng như cảm
nhận được cái hay, cái đẹp, cái giá trị tinh hoa của các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Ở nhà trường nơi tôi công tác, đã tiến hành việc giảng dạy thông qua những kinh
nghiệm , kĩ năng, tích lũy tư liệu tài liệu, phương tiện hỗ trợ giảng dạy để dạy các bài giới
thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam, giúp các em hiểu biết nhiều hơn và càng thêm yêu quý mê
say nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
II. KĨ NĂNG GIẢNG DẠY BÀI GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC:

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên cũng như q trình tích lũy trong dạy học, tìm hiểu
thơng qua các phương tiện thơng tiện giúp tơi có thêm nhiều kĩ năng , kiến thức và xây
dựng kho tư liệu cho việc giảng dạy bài học giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam
vào trường trung học tôi đã tiến hành như sau:
Thời lượng dạy nội dung này khoảng 15-20 phút. Mục tiêu để học sinh biết về hình dáng,
cấu tạo sơ lược, vai trò của nhạc cụ và được nghe âm sắc của nó.
Tơi tiến hành theo các bước:
Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.
- Sẽ rất tốt nếu giáo viên có nhạc cụ thật để giới thiệu với học sinh (với những loại phổ biến,
dễ tìm kiếm). Nếu khơng có nhạc cụ thật, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên,
hình dáng, cấu tạo sơ lược hoặc đặc điểm của từng nhạc cụ.
Ví dụ : bài giới thiệu nhạc cụ dân tộc phổ biến

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị . Đàn xuất
hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt
Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này
(Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v.)
Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau.
Người Kinh gọi là "líu" (hay "nhị líu" để phân biệt với "nhị chính"), người Mường gọi
là "Cị ke", người miền Nam gọi là "Đờn cị". Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn
nhị cũng khác nhau đơi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.
Loại đàn nhị thơng dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:
1. Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa

muống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu
kia xòe ra khơng bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.
2. Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc
cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.
3. Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với
bát nhị.
4. Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc
kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằng dây tơ
hay dây nilon. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ... nhưng
phổ biến nhất là quãng 5 đúng.
5. Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi
dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn
xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh. Nếu bạn
kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn. nếu bạn
đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn. Tuy
nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
6. Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ có mắc lông đuôi ngựa. Những lông
đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Do
những lông đuôi ngựa kẹt hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân
đàn.
Sử dụng
7. Đàn nhị giữ vai trò chủ đạo trong Hát Xẩm, là thành viên trong nhạc phường bát âm,

dàn nhã nhạc, ban nhạc chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp. Ngày nay thỉnh thoảng
nó xuất hiện cả trong dàn nhạc pop, rock hiện đại để tăng màu sắc trong cách phối
âm.
8. Bạn dùng tay trái giữ dọc nhị và bấm dây đàn bằng lịng ngón tay hoặc đầu ngón tay,
tay phải cầm cung vĩ để kéo đẩy tạo ra âm thanh.
9. Kỹ thuật đàn khá phong phú, bao gồm từ ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, ngón
chuyền đến cung võ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung, v.v……..
- Giáo viên mô tả tư thế trình diễn nhạc cụ.

- Giáo viên giới thiệu vai trị của nhạc cụ, ví dụ hay biểu diễn ở dàn nhạc nào, thường đảm
nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu…
Bước 2: Nghe âm sắc
- Giáo viên dùng ngôn ngữ để mô tả về âm sắc của nhạc cụ.
Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
- Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc của nhạc cụ (nghe qua nhạc cụ thật, qua âm sắc đàn
phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc).
Giáo viên có thể kết hợp với nội dung trong các câu chuyện, bài thơ hoặc bài hát để nói về
âm sắc các nhạc cụ.
Ví dụ tiếng đàn được mô tả trong bài hát Tiếng đàn bầu:
Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha,
ngân nga em vẫn hát, tích tịch tình tình tang…..

Tiếng đàn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngồi
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Bài hát Cộc cách tùng cheng (Phan Trần Bảng) đã mô tả âm sắc của sênh, thanh la,
mõ, trống:
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách.
Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng.
Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc.
Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

Bài Một mùa xuân nhỏ nhỏ (Trần Hoàn) để nhắc đến sênh tiền:
Nước non ngàn dặm tình, nước non ngàn dặm mình, đất Huế nhịp phách tiền.

Nhịp và phách
Bước 3: Củng cố
Có thể chọn một trong các cách sau.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh.
- Tổ chức trị chơi, ví dụ học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ hoặc giáo viên mở băng
đĩa âm sắc nhạc cụ nào, học sinh thể hiện tư thế trình diễn nhạc cụ đó.
- Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ.
Ngồi cách dạy trên, giáo viên có thể dạy kết hợp giữa bước 1 với bước 2. Theo
cách này, giáo viên sẽ giới thiệu riêng từng loại nhạc nhạc cụ: tên, hình dáng, đặc điểm, tư

thế biểu diễn rồi cho học sinh nghe âm sắc. Giới thiệu xong nhạc cụ này mới chuyển sang
nhạc cụ khác.
Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Để phát huy tính tích cực, năng lực tự học và khả năng làm việc theo nhóm, giáo
viên có thể chia lớp thành một vài nhóm, giao cho mỗi nhóm giới thiệu một loại nhạc cụ.
Tuy nhiên, cần hướng dẫn và tổ chức thật chặt chẽ mới đảm bảo về thời gian và hiệu quả.
Ví dụ :cách tổ chức cho học sinh lớp 8 giới thiệu về các nhạc cụ là cồng, chiêng, đàn t’rưng
và đàn đá.

Cồng chiêng Tây nguyên
Nhóm 1 giới thiệu về cồng, chiêng. Trong khoảng 4-5 phút các em cần giới thiệu
được về chất liệu của cồng, chiêng, kích thước, cách sử dụng, vai trị, sau đó cho mọi người
nghe âm thanh của cồng, chiêng.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Tương tự như vậy, nhóm 2 sẽ giới thiệu về đàn t’rưng và nhóm 3 giới thiệu về đàn
đá. Giáo viên đánh giá về kết quả cơng việc của từng nhóm rồi bổ sung thông tin cần thiết
cho bài học thêm sinh động.

Ví dụ về một cách giới thiệu nhạc cụ dân tộc (cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn đá) ở lớp 8.
Thời
gian

Nội dung, hoạt động của giáo viên và học sinh

2’

Giáo viên cho học sinh xem đoạn video hòa tấu nhạc cụ dân tộc, rồi hỏi các em về tên
bản nhạc, tên các loại nhạc cụ tham gia trình diễn.

1’

Giáo viên giới thiệu nội dung bài học: tìm hiểu về cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn đá.
Sau đó giới thiệu vắn tắt về 3 loại đàn đã chuẩn bị trước.

1’

GV giao cho mỗi tổ giới thiệu về 1 trong 3 nhạc cụ. Sau đó giao nhạc cụ cho từng tổ,
kèm theo bảng phụ để học sinh giới thiệu về: hình dáng, cấu tạo sơ lược, âm sắc và tư
thế biểu diễn.

2’

Trước khi các tổ thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cho học sinh xem video có phần trình
diễn của từng nhạc cụ, để các em biết về âm sắc và tư thế biểu diễn.

2’

Học sinh làm việc theo nhóm, viết vào bảng phụ những thơng tin đã biết.


2’

Lần lượt từng nhóm lên trước lớp giới thiệu về một loại nhạc cụ, giáo viên bổ sung
thêm thông tin hoặc nhận xét.

2’

Giáo viên tổ chức trị chơi, học sinh nghe âm sắc rồi đốn tên nhạc cụ.

2’

Học sinh xem lại đoạn video hòa tấu nhạc cụ dân tộc lần nữa.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
III. XÂY DỰNG TƯ LIỆU CHO VIỆC GIẢNG DẠY CÁC LOẠI NHẠC CỤ DÂN
TỘC:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, ý nghĩa, những giá trị về nội dung, nghệ
thuật hay nguồn gốc xuất xứ của các loại nhạc cụ dân tộc.
- Học sinh nhận biết nhạc cụ qua hình ảnh và âm thanh.
Mơn Âm nhạc ở Trung học cơ sở không dạy học sinh cách sử dụng nhạc cụ mà chỉ giới
thiệu một số loại nhạc cụ của Việt Nam , để các em có hiểu biết sơ lược về những phương
tiện biểu diễn âm nhạc.

- Lớp 6 giới thiệu về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến: sáo, bầu, tranh, nhị, nguyệt, trống.
- Lớp 8 giới thiệu về một vài nhạc cụ dân tộc: cồng, chiêng, t’rưng, đàn đá.

2. Kĩ năng
- Nhận biết đúng các loại nhạc cụ.
- Hiểu được giá trị và nội dung các loại nhạc cụ
- Thưởng thức các hình thức biểu diễn của các loại nhạc cụ.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ yêu mến, tự hào cũng như ý thức giữ gìn, phát huy nhạc cụ dân tộc Việt
Nam.
- Giáo dục các em yêu thích nhạc cụ dân tộc, từ đó hào hứng tham gia các hoạt động ngoại
khóa tìm hiểu về âm nhạc dân tộc
- Các em biết tuyên truyền cho mọi người về cái hay, cái đẹp của dân ca xứ Nghệ.

Mục tiêu, nội dung, chương trình bao gồm:
Lớp 6:
Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Gii thiu nhc c dõn tc Vit Nam
Sơ lợc về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
1.Sỏo trỳc :
Làm bằng thân cây trúc, nứa. Có hai loại sáo ngang và sáo dọc.

Sáo ngang

Sáo dọc


Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với
nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thơng dụng và có
nhiều loại. Sáo ngang lúc đầu có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng về sau khơng cịn được sử
dụng. Loại sáo ngang ngày nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung (Do Re Mi Fa Sol La
Si) với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất mà sáo có thể phát ra.
Mỗi loại sáo có tơng riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài
bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn
tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, thỉnh thoảng
người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng tốt. Về cơ bản, sáo ngang
có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngồi ra cịn 1 lỗ dán màng (sáo Trung Quốc), lỗ
âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.
Lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả những lỗ
bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy nhiên, có những cây sáo
khơng có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó. Để xác định tên gọi người ta căn
cứ vào đầu lỗ của ống sáo và cho đó là lỗ âm cơ bản. Tuỳ vào từng loại sáo, lỗ âm này có
thể có hoặc khơng.
Thơng thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao đều có âm
sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có thể sử dụng
chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
Về cách thổi nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi (đơn, kép và tam) hoặc phi

(một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngồi ra cịn cách nhấn hơi, luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và
ngón vỗ.
Sáo ngang và dọc (Việt Nam)Tại Việt Nam, phổ biến loại sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi, 1 lỗ âm
cơ bản và 2 lỗ treo dây/định âm, âm vực rộng 2 quãng 8, được làm bằng trúc hoặc
nứa theo hệ thất cung. Một số sáo cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để thổi các nốt
thăng/giáng. Ngồi ra cịn có loại sáo dọc, với đầu thổi được thiết kế ở phần đầu thay
vì ở phần thân của sáo, các lỗ và thế bấm cũng tương tự như sáo ngang. Loại sáo dọc
này sử dụng đầu ngậm để thổi nên dễ điều khiển luồng hơi vào thân sáo để phát ra
tiếng hơn sáo ngang. Tuy nhiên, loại sáo này ít được sử dụng phổ biến và đơi khi bị
nhầm với tiêu vì cùng thổi dọc. Điểm khác biệt cơ bản giữa sáo dọc và tiêu là ở kích
thước, chiều dài, lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm.
Âm vực của sáo

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

2.Đàn bầu :
Chỉ có một dây,dùng que gảy. Có âm sắc rất đặc biệt.
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm , là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra
nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu
chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam
đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu
trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phịng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca...

Đàn bầu khơng chỉ được người Việt Nam ưa thích mà cịn được nhiều khán-thính giả trên
thế giới hâm mộ.
Cấu tạo

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

Họa sĩ Mai Thứ và đàn bầu

Gẩy đàn bầu tại nhà hát chèo Hà Nội
Đàn bầu thường có hình dạng một ống trịn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật
(bằng gỗ); một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110 cm,
đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm; cao khoảng
10,5 cm. Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung.
Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật
ở giữa để thốt âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn.
Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa
dây đàn.
Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây
đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm
đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Ngày nay người ta dùng khóa dây đàn bằng kim
loại cho chắc để chống tuột dây đàn. Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ
hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc
tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một
đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

Khi công nghệ điện tử ra đời, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp một cuộn cảm ứng
điện từ có lõi sắt non vào dưới mặt đàn giáp với dây ở phía đầu to để cảm ứng âm thanh
truyền qua bộ dây đồng trục, đưa tín hiệu đến khuếch đại âm thanh qua máy tăng âm. Loại
đàn này chỉ có thể dùng dây thép và có nhược điểm là độ méo âm thanh khá lớn so với âm
thanh của loại đàn không dùng bộ khuếch đại điện từ (đàn mộc).
Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm... Người ta hay làm bông
hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn
chừng 4-4,5 cm.
Tính năng, tác dụng
Đàn bầu có âm vực rộng tới 3 quãng tám. Vì là âm bội nên âm sắc đẹp, sâu lắng, quyến rũ.
Tiếng đàn có khi buồn bã, thiết tha, có khi ngọt ngào tình tự, diễn tốt tình cảm của con
người. Âm thanh phát ra trong vòng 2 quãng tám nghe khá rõ ràng dù là âm bội. Nếu sử
dụng âm thực với sự tác động kéo căng hay giảm dây của vòi đàn, âm vực của đàn bầu có
thể vượt trên 3 quãng tám.
Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên những nghệ nhân xẩm có
thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới, giàu chất
tươi tắn và khỏe mạnh. Ca dao Việt Nam có câu "Đàn bầu ai gãy nấy nghe, làm thân con
gái chớ nghe đàn bầu" ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe.
Trước đây đàn bầu giữ nhiệm vụ độc tấu hoặc đệm hát, tham gia những ban nhạc cổ truyền
cùng với đàn nguyệt, đàn tam, nhị hay tỳ bà... ngày nay một số cây được gắn thiết bị điện,
tăng âm nên có thể độc tấu ngồi trời hoặc hịa tấu với dàn nhạc lớn, nhiều nhạc cụ.

Nhiều nghệ nhân tài năng đã dùng tiếng đàn bầu mơ phỏng giọng nói của cả ba miền
Nam, miền Trung, miền Bắc và giọng nam, giọng nữ hoặc ngân nga như ngâm...
3.Đàn tranh :
Còn gọi là đàn thập lục, dùng móng gảy, thuờng đệm cho ngâm thơ.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Nguồn gốc
Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Sắt (Se) và đàn Cổ
tranh (Guzheng) từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời nhà Trần hay trước
nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây
từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép.
Qua bảy, tám thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hố nó, tạo cho nó một phong cách
đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành
một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người
Việt, và nói rõ ngơn ngữ âm nhạc Việt Nam.
Cấu tạo
Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng
khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm
gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05
cm uốn hình vịm. Ngựa đàn (cịn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể
di chuyển để điều chỉnh âm thanh.
Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xưa dùng dây tơ. Khi biểu diễn
nghệ nhân thường đeo 3 móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa để gẩy. Móng gẩy làm
bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

Âm sắc đàn tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn
tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm đàn tranh rộng 3
quãng 8, từ Đô lên Đô3.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”

4.Đàn nhị

Gọi là đàn cị,có hai dây dùng cung kéo.
Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị . Đàn xuất
hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoàingười Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt
Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này
(Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v.)
Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau.
Người Kinh gọi là "líu" (hay "nhị líu" để phân biệt với "nhị chính"), người Mường gọi
là "Cị ke", người miền Nam gọi là "Đờn cị". Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn
nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.
Loại đàn nhị thơng dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:
1. Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa
muống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, cịn đầu
kia xịe ra khơng bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.
2. Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc
cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.


Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
3. Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với
bát nhị.
4. Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc
kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằng dây tơ
hay dây nilon. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ... nhưng
phổ biến nhất là quãng 5 đúng.
5. Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi
dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn
xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh. Nếu bạn
kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn. nếu bạn
đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn. Tuy
nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa.
6. Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ có mắc lơng đi ngựa. Những lơng
đi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Do
những lông đuôi ngựa kẹt hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân
đàn.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc

thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
5.Đàn nguyệt :
Cịn gọi là đàn kìm,có hai dây dùng móng gảy
Cấu tạo
Đàn Nguyệt có những bộ phận chính như sau:
- Bầu vang: Bộ phận hình trịn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền
mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu
vang khơng có lỗ thoát âm.
- Cần đàn (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn,
trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8
phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách khơng đều nhau.
- Đầu đàn: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên
hai trục.
- Dây đàn: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy
có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay
đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm
đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo
quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc
chầu văn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.
Vai trò của đàn nguyệt trong dân ca Việt Nam

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc
"Ngũ tuyệt" của nhạc thính phịng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trị điều khiển. Bốn


nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.
Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
6.Trống :
Trống là một nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, nó quyết định khá nhiều về nhịp nhạc, làm
cho nhạc sinh động hơn cũng như giữ nhịp cho nhạc. Nhiều bài nhạc chỉ cần trống thôi cũng
đủ tạo nên bản nhạc. Trống thường to và tròn, cân đối, trống được chia làm ba phần: mặt
trống, thân trống và đế trống. Để tạo ra âm thanh người ta có thể dùng ngón tay hoặc
dùng dùi trống. Trống là nhạc cụ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới, và thiết kế của
nó về cơ bản vẫn hầu như khơng thay đổi trong hàng ngàn năm.
Một bộ trống hoàn chỉnh thường có những dụng cụ sau như trống cái có nhiệm vụ âm chính
trong bộ. Những cái trống khác được gọi là trống con và chúng được cấu tạo khác nhau về
bên ngoài với âm vực thấp và vừa. Thường trong một dàn trống có cả trống

bongo, timpani và cymbol tạo tiếng kim loại mà hay được gọi là não bạt hay chũm chọe.
Có nhiều loại : trống cái, trống đế, trống cơm..
Trống Đồng
Là nhạc khí tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt. Trống Đồng
được đúc bằng đồng cả vành và tang trống. Trống Đồng có 4 loại
chính:
Loại 1: là loại Trống Đồng lớn, cổ xưa nhất. Ngôi sao ở giữa mặt
trống thường có 12 cánh. Một số trống có tượng cóc ở mép mặt

trống. Thân trống phần trên phình ra, phần giữa thắt lại và phần
dưới chỗi ra, có 4 quai.
Loại 2: Có cả loại lớn và vừa. Ngơi sao ở giữa mặt trống thường có
8 cánh. Mặt trống chờm ra khỏi tang. Rìa mặt trống có từ 4 - 8
Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
tượng cóc, có 2 quai, trang trí hoa văn hình hoa lá đối xứng hoặc hình học.
Loại 3: Thường là loại vừa và nhỏ. Ngơi sao có 12 cánh hoặc 8 cánh, có 4 tượng cóc ở mép
trống, thân trống phần trên và dưới hình viên trụ, phần giữa thon lại, quai nhỏ.
Loại 4: Đường kính mặt trống thường có kích thước trung bình 50cm, cao 45 - 50cm. Mặt
trống phủ vừa sát đến thành thân trống, ngôi sao ở giữa mặt trống 12 cánh. Thân trống chia
ra 2 phần: Phần trên phình ra đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ trịn có 4 quai. Hoa
văn trang trí hình động vật: Rồng, Khỉ, khơng có tượng cóc trên rìa mặt trống. Trống được
đúc bằng hợp kim đồng, nhưng tiếng không trong, không vang xa như trống đồng loại 1.
Trống Đồng được gõ bằng dùi có mấu hoặc bọc vải da. Người đánh trống tay phải cầm dùi
đánh vào mặt trống, tay trái cầm một thanh tre gõ vào tang trống tạo ra rất nhiều âm sắc
khác nhau:
- Khi đánh vào núm giữa (được đúc dầy hơn), âm thanh nghe có cảm giác trầm hơn so với
các vị trí khác.
- Đánh vào vành hoa văn cho cảm giác trong, vang.
- Khi đánh vào các con cóc, âm thanh phát ra sắc, gọ, ngắn.
Âm thanh Trống Đồng vang, khoẻ, hùng tráng. Trống Đồng được sử dụng trong Đường
thượng chi nhạc (Thời hậu Lê), trong dàn Nhã nhạc thế kỷ 15, 16 và trong dàn nhạc lễ thể
kỷ 18. Hiện nay chỉ còn thấy trong đời sống văn hóa các dân tộc Khơ Mú, Lô Lô và dân tộc
Mường thường sử dụng Trống Đồng với tư cách là một nhạc cụ trong tang lễ. Trống Đồng

là một hiện vật văn hóa tiêu biểu mà cha ông ta đã để lại. Là một nhạc khí quan trọng trong
nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Trống Chiến

Là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.Tang
trống làm bằng gỗ mít cao khoảng 34cm. Mặt trống có
đường kính 32cm, bưng bằng da trâu, Dùi trống làm bằng
gỗ gǎng. Khi đánh người ta đặt trống lên giá đỡ, gõ vào
mặt trống sao cho một mặt có tiếng trầm, một mặt có
tiếng bổng (tùng và tang) được gọi là mặt âm và mặt
dương. Âm thanh Trống Chiến rộn ràng, khoẻ, vang xa.
Là nhạc cụ hòa tấu tham gia trong dàn nhạc lễ, đặc biệt,
Trống Chiến là trụ cột trong dàn nhạc sân khấu tuồng,
dùng đánh chấm câu, mở câu, thôi thúc nhịp điệu, tạo nên
tiết tấu múa hát tuồng.

Trường THCS Nguyễn Huệ

Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kĩ năng giảng dạy và tư liệu qua các bài học Âm nhạc
thường thức : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam”
Trống Cơm
Trống Cơm - nhạc cụ họ màng rung, chi vỗ của dân tộc
Việt. Được gọi là "Trống Cơm" vì trước khi sử dụng,
nhạc cơng dùng cơm nóng nghiền nhuyễn gắn vào mặt
trống để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh.Thân Trống
Cơm có hình ống, hai đầu hơi múp, được làm từ một
khúc gỗ khoét rỗng dài khoảng 56 - 60 cm. Đường kính

hai mặt khoảng 15 - 17cm, bịt bằng da trâu hoặc da bò,
mặt trầm gọi là "mặt thổ", mặt cao là "mặt kim". Một hệ
thống dây chằng bằng da hoặc mây gọi là dây xạ có tác
dụng làm cǎng, trùng hai mặt trống. Là nhạc cụ hòa tấu,
được dùng trong nghi lễ phong tục và dàn nhạc chèo, âm
thanh trống cơm trầm, vang, hơi đục.

21- Trống Paranưng
Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của tộc
người Chǎm Ninh Thuận, Bình Thuận.Trống chỉ có một
mặt, đường kính khoảng 45 - 50cm, bịt bằng da hoẵng hoặc
da dê. Tang trống liền làm từ gỗ lim hoặc gỗ cà chỉ cao
khoảng 9cm. Mặt trống được cǎng bằng hai đai tròn làm từ
một đoạn mây song và một hệ thống dây chằng đan chéo
nhau để cǎng mặt trống. Từ giữa tang đến vành phía dưới là
những con nêm để cǎng trống khi bị trùng.
Người đánh trống Paranưng được gọi là "ơng thầy vỗ", vì
khi diễn tấu, trống được đặt ở trước bụng, rồi sử dụng các
ngón của hai bàn tay vỗ (chứ khơng dùng dùi) vào những vị
trí khác nhau trên mặt trống tạo các âm có mầu sắc: Tìn ; Tin; Tắc.
- Tìn: Dùng các đầu ngón tay phải khép lại, vỗ vào mặt trống cách vành khoảng 12cm, rút
tay lên ngay tạo âm vang rền.
- Tin (hoặc tâm): Dùng các đầu ngón tay phải mở ra vỗ vào mặt trống cách vành 5-6cm, rút
tay lên ngay tạo âm cao hơn Tìn.
- Tắc: Dùng các đầu ngón tay trái khép lại vỗ vào mặt trống cách vành 5 - 6cm, nhưng ấn
giữ nguyên tạo âm ngắt và đục.Paranưng có chức nǎng vỗ nhịp đệm cho hát, hịa cùng nó
thường là kèn Xaranai và trống Ghì Nằng. Người sử dụng Paranưng là ơng Mư tuồn chủ lễ,
có lẽ vì thế trống Paranưng trở thành một nhạc cụ quan trọng trong lễ hội của dân tộc Chǎm.
Trường THCS Nguyễn Huệ


Trần Thị Thu Quý năm học 2014-2015


×