Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG ĐÁ CHỨA OLIGOCEN MỎ BẠCH HỔ THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 60 trang )

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
-----------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG ĐÁ CHỨA OLIGOCEN
MỎ BẠCH HỔ
THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện:

TS Nguyễn Trung Chí

Trịnh Xuân Linh

Th.S Nguyễn Thị Hải Hà

Nguyễn Viết Thuận
Nguyễn Tiến Thanh Tùng

Bà Rịa, tháng 06, năm 2015


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

1



Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Nhận Xét của giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Trung Chí:

Điểm bài Đồ Án :

2


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

LỜI CẢM ƠN

Đồ Án chuyên ngành 1 là môn học chủ yếu dựa vào khả năng tìm tòi của sinh
viên, việc nghiên cứu Đồ Án này giúp sinh viên đi sâu vào chuyên nghành dầu khí,
nghiên cứu sâu vào quá trình làm việc sau này của 1 người kỹ sư.
Để hoàn thành được đồ án này, nhóm chúng em xin xin chân thành gửi lời cám
ơn đến Khoa Dầu Khí Trường Đại Học Dầu Khí Việt Nam đã tạo điều kiện vật chất và
luôn ủng hộ quá trình nghiên cứu của nhóm chúng em.
Để có những kiến thức và kỹ năng quý báu làm Đồ Án, nhân đây nhóm em xin
gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Nguyễn Trung Chí, Th.s Nguyễn Thị Hải Hà, những
người đã trực tiếp hướng dẫn rất tận tình và kịp thời chỉ ra những thiếu sót, đưa ra những
ý kiến quý báu cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện để hoàn chỉnh đồ án này.
Qua đề tài này, nhóm em đã có thêm kinh nghiệm bước đầu và thật sự tự tin để sau
này tiếp tục phát huy và nghiên cứu thêm nhiều đề tài hữu ích cho công cuộc kỹ thuật
thăm dò, tìm hiểu, minh giải tài liệu địa vật lý cho sau này.
Do mới bước đầu tiếp cận nghiên cứu đồ án, và thời gian không nhiều, kiến thức
còn tương đối hạn chế nên chắc rằng đề tài này sẽ có nhiều sai sót. Kính mong quý thầy
cô đóng góp ý kiến thêm để nhóm có thể làm tốt những bài đồ án tiếp theo và đồ án tốt
nghiệp sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Các thành viên

3


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Mục Lục
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU............................................ 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỂ CỬU LONG ..................................................................... 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ MỎ BẠCH HỔ ..................................................................... 10
1.2.1. Vị trí địa lý. ................................................................................................... 10
1.2.2 Đặc điểm khí hậu. ........................................................................................... 11
1.2.3. Chế độ hải văn ............................................................................................... 11
1.2.4. Đặc điểm địa chất .......................................................................................... 11

1.2.4.1 Địa tầng ...................................................................................... 11
1.2.4.2. Đặc điểm chứa dầu khí .............................................................. 16
1.2.5. Trữ lượng dầu khí .......................................................................................... 16
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH TẦNG OLIGOCEN ............................. 17
1.3.1. Thời kỳ Oligocen (tạo bồn trầm tích) ............................................................ 17

1.3.1.1 Giai đoạn Oligocen sớm:............................................................ 18
1.3.1.2 Giai đoạn Oligocen muộn .......................................................... 19
1.3.2. Triển vọng dầu khí ........................................................................................ 20

1.3.2.1. Đặc điểm tầng sinh Oligocen .................................................... 20

1.3.2.2. Đặc điểm tầng chứa Oligocen ................................................... 21
1.3.2.3. Đặc điểm tầng chắn Oligocen ................................................... 22
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘ RỖNG ................................ 23
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 25
3.1

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG VỀ PHÓNG XẠ ......................................... 25

3.1.1 Phương pháp Gamma Gamma (Density): ...................................................... 25
4


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

3.1.1.1 Nguyên lý: .................................................................................. 25
3.1.1.2

Đường cong mật độ (bulk density log) ................................... 26

3.1.1.3. Phương pháp dùng để đo gamma tán xạ mật độ ....................... 28
3.1.1.4. Chiều sâu nghiên cứu và độ phân giải của các Zond đo
gamma gamma: ...................................................................................... 31
3.1.1.5. Ứng dụng của phương pháp Gamma Gamma: ......................... 31
3.1.2 Phương pháp Neutron: ................................................................................... 31

3.1.2.1. Nguyên lý chung: ...................................................................... 32
3.1.2.2 Phương pháp Neutron Gamma:.................................................. 33
3.1.2.3 Phương pháp Neutron Neutron: ................................................. 35
3.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đo: ...................................... 39
3.1.2.5. Ứng dụng của phương pháp neutron:....................................... 39

3.2.1. Bản chất của phương pháp: .......................................................................... 39
3.2. PHƯƠNG PHÁP SÓNG SIÊU ÂM (SONIC LOG - DT): ................................ 41
3.2.2. Thiết bị ......................................................................................................... 41
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo: ......................................................... 43
3.2.4. Loại trừ ảnh hưởng của đường kính giếng khoan ........................................ 43
3.2.5. Đơn vị đo ....................................................................................................... 43
3.2.6 Minh giải và xử lý tài liệu ............................................................................ 44
3.2.7. Ứng dụng của phương pháp siêu âm: ............................................................ 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN .................................................................... 46
4.1. Tính toán độ rỗng hiệu dụng theo đường Density:............................................. 46
4.2. Tính toán độ rỗng bằng phương pháp neutron .................................................. 47
4.3. Tính toán đô rỗng theo phương pháp sonic (DT) ............................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 54
5


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 55

6


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

MỞ ĐẦU
Mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long, chúng
ta đã phát hiện dầu khí cả ở trong đá móng trước Kainozoi, trầm tích Paleogen và
Miocen, và nhiều mỏ được đưa vào khai thác hơn 20 năm. Tuy nhiên để hiểu rõ thêm
dầu khí được sinh thành từ đâu thì đối tượng tầng chứa Oligocen là đối tượng quan trọng

ta cần phải nghiên cứu
Xác định độ rỗng là việc không thể thiếu trong tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Nhà
địa chất muốn xác định được vỉa chứa có tiềm năng hay muốn tính toán trữ lượng dầu
khí thì việc xác định chính xác độ rỗng là một trong những việc cần hoàn thành và yêu
cầu với độ chuẩn xác tối đa. Hiện nay, việc xác định độ rỗng trong lĩnh vực tìm kiếm
thăm dò đã phát triển vượt bậc với rất nhiều phương pháp tối ưu, hiện đại và mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra ba phương pháp
được dùng phổ biến trên thế giới.
Đề tài: Xác định độ rỗng đá chứa tầng Oligocen của giếng khoan BH 129 mỏ Bạch
Hổ theo tài liệu Địa vật lý giếng khoan (DVLGK)
Đồ án gồm 4 chương chính, không kể mở đầu và kết luận. Toàn bộ nội dung đồ án
được trình bày như sau:
Chương 1: Khái quát về vùng nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết chung về độ rỗng
Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả tính toán
Nhận thấy đề tài xác định độ rỗng đá chứa của tầng Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài
liệu Địa vật lý giếng khoan là một đề tài mang ý nghĩa thực tiễn rất cao và phù hợp với
nhu cầu thực tế, sau đề tài này chúng em dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn và
giới thiệu đến thầy cô và các bạn những phương pháp khác tính độ rỗng
Trong quá trình thực hiện đồ án, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ đặc biệt
của các thầy cô: TS Nguyễn Trung Chí, Th.s Nguyễn Thị Hải Hà, và các Thầy cô giáo
bộ môn khoa địa chất – địa vật lý dầu khí trường ĐH Dầu khí Việt Nam, và các bạn
cùng lớp. Chính nhờ những sự quan tâm, giúp đỡ tận tình đó mà nhóm đã có thể hoàn
thiện đồ án. Ngoài ra nhóm đồ án xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới PGS.TS Hoàng

7


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK


Văn Quý, cùng quý Thầy cô cùng các bạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhóm
đồ án trong suốt thời gian thực hiện.
Kính chúc Quý thầy cô sức khỏe và hạnh phúc!
Trong thời gian tìm hiểu và sưu tầm tài liệu, do số lượng tài liệu và thời gian nghiên
cứu hoàn thành đồ án cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô
giáo, các nhà chuyên môn và các bạn sinh viên cùng ngành để đồ án của nhóm hoàn
thiện hơn trong thời gian tới.
Nhóm đồ án

8


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỂ CỬU LONG
Trong kiến tạo chung của Đông Nam Á, bồn trũng Cửu Long là một bộ phận nằm ở phía
Đông của thềm lục địa Sunda với tọa độ địa lý 90 – 110 vĩ độ Bắc, 106º30 - 109º kinh độ
Đông kéo dài dọc theo bờ biển Phan Thiết đến cửa sông Hậu. Bể có hình bầu dục, nằm
dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận.
Bồn trũng Cửu Long có diện tích 36000 km2 và về:
 Phía Tây Nam giáp với đơn nghiêng Trà Tân.
 Phía Đông Nam được ngăn cách với trũng Nam Côn Sơn bởi khối nâng Côn Sơn.
 Phía Tây Nam được ngăn cách với bồn trũng vịnh Thái Lan bởi khối nâng Korat.
 Phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh

Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý của Bể Cửu Long


9


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

1.2. TỔNG QUAN VỀ MỎ BẠCH HỔ
1.2.1. Vị trí địa lý.
Mỏ dầu Bạch Hổ Là một mỏ dầu khí lớn nằm trong thềm lục địa phía Nam nước
ta. Mỏ nằm ở lô số 9 trên biển Đông. Mỏ Bạch Hổ cách đất liền ở điểm gần nhất
là 100 km và cách thành phố Vũng tàu là 120 km về hướng Đông Nam.

Hình 2: Sơ đồ vị trí mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa phía Nam

10


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

1.2.2 Đặc điểm khí hậu.
Khí hậu của mỏ Bạch Hổ mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng
của biển, được chia ra hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Giai đoạn này có gió mùa đông
Nam hoạt động mạnh, trời nóng, nhiệt độ trung bình từ 26 0 C-320 C. Lượng mưa
mùa này đạt 260mm/tháng đến 270mm/tháng. Độ ẩm không khí trung bình từ 8789%. Đây cũng là thời kỳ hoạt động của bão biển, các cơn bão có từ 7-10 cơn/năm,
khi đó vận tốc của gió đạt tới 20-40m/s có lúc tới 60m/s. Trong các cơn bão biển
mạnh chiều cao của sóng có thể đạt tới 10m.
Mùa khô vào từ tháng 11 đến tháng 04 sang năm. Vào mùa này chủ yếu là gió
mùa Đông Bắc với sức gió cấp 5 cấp 6. Vào tháng 12 có gió cấp 7 - cấp 8 khi đó
sóng biển lên cao tới 8m. Nhiệt độ mùa này trung bình từ 22 - 27o C. Lượng mưa
mùa này rất nhỏ trung bình không quá 1mm/tháng. Độ ẩm không khí tương đối

thấp chỉ đạt 65 - 68% vì chịu sự ảnh hưởng của biển.
Mùa chuyển tiếp vào tháng 4-5. Mùa này gió bắt đầu chuyển hướng gió Đông
Nam. Độ ẩm không khí của mùa này tăng đáng kể, nó đạt tới 85%.
1.2.3. Chế độ hải văn
Chế độ sóng ở khu vực này mang tính chất sóng gió rõ rệt. Giữa mùa Đông, hướng
sóng Đông Bắc chiếm ưu thế gần tuyệt đối với độ cao sóng đạt giá trị cao nhất trong cả
năm. Tháng 1 năm 1984, độ cao của sóng đạt cực đại tới 8m ở khu vực vòm Trung Tâm
mỏ Bạch Hổ. Mùa Đông hướng sóng ưu thế Đông Bắc, Bắc Đông Bắc và Đông Đông
Bắc. Mùa hè, hướng sóng chính là Tây Nam, hướng Tây và Đông Nam cũng xuất hiện
với tần xuất tương đối cao.
Dòng chảy đựoc hình thành dưới tác động của gió mùa ở vùng biển Đông. Hướng
và tốc độ dòng chảy xác định được bằng hướng gió và sức gió.
1.2.4. Đặc điểm địa chất
1.2.4.1 Địa tầng
Theo trình tự nghiên cứu bắt đầu bằng các phương pháp đo địa chấn trên mặt, chủ
yếu là đo địa chấn, sau đó đến các phương pháp đo địa vật lý trong lỗ khoan và phân
11


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

tích các mẫu đất đá thu được, người ta xác định rõ ràng thành hệ của mỏ Bạch Hổ. Đó
là các trầm tích thuộc các hệ đệ Tứ, Neogen, Paleogen phủ trên móng kết tinh Jura –
Kreta có tuổi tuyệt đối từ 97 đến 108,4 triệu năm. Từ trên xuống dưới cột địa tầng tổng
hợp của mỏ Bạch Hổ được mô tả như sau:
a) Trầm tích Neogen và đệ Tứ
Trầm tích Pliocen – Pleistocen (Điệp Biển Đông).
Điệp này được thành tạo chủ yếu từ cát và cát dăm, độ gắn kết kém, thành phần
chính là thạch anh, glaukonite và các tàn tích thực vật. Từ 20 – 25% mặt cắt là các vỉa
kẹp montmorillonite, đôi khi gặp những vỉa sét mỏng. Đất đá này thành tạo trong điều

kiện biển nông, độ muối trung bình và chịu ảnh hưởng của các dòng chảy, nguồn vật
liệu chính là các magma axit. Bề dày điệp dao động từ 612 – 654 m.
Dưới điệp Biển Đông là các trầm tích của thống Miocen thuộc hệ Neogen. Thống
này được chia làm ba phụ thống.
Phụ thống Miocen trên (Điệp Đồng Nai).
Đất đá điệp này chủ yếu là cát dăm và cát với độ mài tròn từ trung bình đến tốt.
Thành phần thạch anh chiếm từ 20 – 90%, còn lại là felspat và các thành phần khác như
đá magma, phiến cát vỏ sò…Bột kết hầu như không có nhưng cũng gặp những vỉa sét và
sét dày đến 20 m và những vỉa cuội mỏng. Chiều dày điệp này tăng dần từ giữa (538 m)
ra hai cánh (619 m)
Phụ tầng Miocen giữa (điệp Côn Sơn).
Phần lớn đất đá của điệp này được tạo từ cát, cát dăm và bột kết. Phần còn lại là các
vỉa sét, sét vôi mỏng và đá vôi. Đây là những đất đá lục nguyên dạng bở rời màu xám
vàng và xám xanh, kích thước hạt từ 0,1 – 10 mm, thành phần là thạch anh (hơn 80%),
feldspat và các đá phun trào có màu loang lổ, bở rời mềm dẻo, thành phần chính là
monmoriolonit. Bề dày điệp từ 810 – 950 m.
Phụ tầng Miocen dưới (điệp Bạch Hổ)
Đất đá điệp này nằm bất chỉnh hợp góc, thành tạo Oligocen trên, gồm chủ yếu những
tập sét dày và những vỉa cát, bột mỏng nằm xen kẽ nhau. Sét có màu tối nâu loang lổ
xám, thường là mềm và phân lớp.
b) Trầm tích hệ Paleogen
Thành tạo của thống Oligocen thuộc hệ Paleogen được chia làm hai phụ thống:
12


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Phụ thống Oligocen trên (điệp Trà Tân)
Các đá trầm tích này bao trùm toàn bộ diện tích mỏ. Phần trên là các tập sét màu đen
rất dày (tới 260 m). Phần dưới là cát kết, sét kết và bụi kết nằm xen kẽ. Điệp này chứa

năm tầng dầu công nghiệp: 1, 2, 3, 4, 5. Sự phân chia có thể thực hiện sâu hơn tại hàng
loạt các giếng khoan trong đó điệp Trà Tân được chia làm ba phụ điệp: dưới, giữa và
trên. Ở đây có gặp sự thay đổi hướng đá mạnh, trong thời kì hình thành trầm tích có thể
có hoạt động núi lửa ở phần trung tâm và cuối phía bắc của vỉa hiện tại, do có gặp các
đá phun trào trong một số giếng khoan. Ngoài ra còn có gặp các trầm tích than sét kết
màu đen, xám tối đến nâu bị nén ép, khi vỡ có mặt trượt.
Phụ thống Oligocen dưới (điệp Trà Cú)
Thành tạo này có tại vòm bắc và rìa nam của mỏ. Gồm chủ yếu là sét kết (60 – 70%
mặt cắt), có từ màu đen đến xám tối và nâu, bị nén ép mạnh, giòn mảnh vụn vỡ sắc cạnh
có mặt trượt, dạng khổi hoặc phân lớp. Đá được thành tạo trong điều kiện biển nông, ven
bờ hoặc sông hồ. Ở đây gặp năm tầng dầu công nghiệp 6, 7, 8, 9, 10.
Các tập đá cơ sở (vỏ phong hóa)
Đây là nền cơ sở cho các tập đá Oligocen dưới phát triển trên bề mặt móng. Nó được
thành tạo trong điều kiện lục địa bởi sự phá hủy cơ học của địa hình. Đá này nằm trực
tiếp trên móng do sự tái trầm tích của mảnh vụn của đá móng có kích thước khác nhau.
Thành phần gồm: cuội cát kết hạt thô, đôi khi gặp đá phun trào. Chiều dày điệp Trà Cú
và các tập cơ sở thay đổi từ 0 – 412 m và 0 –174 m.

13


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

c) Đá móng kết tinh từ trước Kainozoi
Đây là các thành tạo granate nhưng không đồng nhất mà có sự khác nhau về thành
phần thạch học, hóa học và về tuổi. Có thể giả thiết rằng có hai thời kì tạo đá granite:
vòm Bắc vào kỷ Jura, vòm Nam và vòm Trung tâm vào kỷ Kreta. Diện tích của batholit
granite có thể tới hàng nghìn km2 và bề dày thường không quá 3 km. Đá móng bắt đầu
từ độ sâu 3888 – 4700 m. Đây là bẫy chứa dầu khối điển hình và có triển vọng cao. Hiện
này tầng móng là tầng khai thác quan trọng ở mỏ Bạch Hổ. Dầu tự phun từ đá móng với

lưu lượng lớn là một hiên tượng độc đáo, trên thế giới chỉ gặp một số nơi như Bombay
(Ấn Độ), Angel (Lybia) và một vài nơi khác. Giếng khoan sâu vào tầng móngở mỏ Bạch
Hổ chưa tìm thấy ranh giới dầu nước. Để giải thích cho sự hiện diện của dầu trong móng
kết tinh người ta tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận sự hình thành không gian rỗng
chứa dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ là do tác động đồng thời của nhiều yếu tố địa
chất khác nhau.

14


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Hình 3: Mặt cắt địa tầng tổng hợp mỏ Bạch Hổ

15


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

1.2.4.2. Đặc điểm chứa dầu khí
Trong phạm vi bồn trũng Cửu Long đã phát hiện được nhiều mỏ dầu và khí, trong
đó mỏ Bạch Hổ là mỏ lớn, các mỏ còn lại nhỏ và trung bình. Đối tượng chứa dầu khí
của khu vực là đá Móng hang hốc-nứt nẻ tuổi Trước Kainozoi và trầm tích phủ trên
Móng. Các mỏ của bồn trũng Cửu Long chủ yếu chứa dầu, chỉ có một số mỏ nhỏ riêng
lẻ (Sư Tử Trắng, Đông Bắc Rồng …) chứa khí condensat.
Tại mỏ Bạch Hổ dầu được phát hiện trong đá lục nguyên tuổi Mioxen dưới, Oligoxen
trên, Oligoxen dưới và đá Móng hang hốc-nứt nẻ. Trong đó, thân dầu dạng khối có độ
sản phẩm cao tập trung trong đá Móng hang hốc nứt nẻ. Trong trầm tích lục nguyên các
thân dầu cấu trúc phức tạp và có độ sản phẩm khác nhau. Chúng được phân loại theo
các dạng vòm với màn chắn thạch học, địa tầng và kiến tạo. Ranh giới dầu nước trong

các thân dầu trầm tích nằm ngang, trong đá Móng không xác định.

Oligoxen dưới

Oligoxen trên

Mioxen dưới

địa tầng
Cấp TL

Phức hệ

1.2.5. Trữ lượng dầu khí
Trữ lượng dầu (ngàn m3)

Trữ lượng dầu (ngàn tấn)

P10

P90

P10

P50

P90

P10


P50

P90

P50

Trữ lượng khí (triệu m3)

P1

48.534

40.174

32.803

41.883

34.669

28.308

4.432

3.669

2.996

P2


21.663

17.880

14.519

18.687

15.424

12.525

1.660

1.370

1.112

P3

8.628

7.120

5.800

7.418

6.122


4.987

605

499

406

P1

36.544

30.986

25.892

31.604

26.797

22.391

2.250

1.908

1.594

P2


13.748

11.776

9.974

11.760

10.074

8.532

768

658

557

P3

1.597

1.368

1.158

1.399

1.198


1.015

58

50

42

P1

93.218

75.124

59.393

77.215

62.227

49.200

16.190

13.038

P2

7.493


6.055

4.815

6.261

5.059

4.024

1.331

1.075

855

P3

726

587

466

598

483

384


174

140

111

16

10.30
0


Cộng toàn mỏ

Móng

Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

P1

615.751

563.11

513.951

511.643

467.897


427.041

90.392 82.668 75.440

P2

56.212

51.485

47.079

46.641

42.716

39.061

8.380

7.664

7.009

P3

62.426

56.509


51.066

51.877

46.958

42.433

8.454

7.652

6.921

P1

794.047

709.40

632.039

662.345

591.590

526.941

113.265 101.28


90.33

P2

99.115

87.196

76.386

83.350

73.273

64.141

12.139 10.767

9.534

P3

73.376

65.584

58.490

61.292


54.761

48.818

2P

893.163

796.59

708.425

745.695

664.863

3P

966.539

862.18

766.915

806.987

719.624

9.291


8.341

7.481

591.082

125.404 112.05

99.86

639.900

134.695 120.39 107.34

Bảng 1: Trữ lượng dầu khí của các tầng ở mỏ Bạch Hổ

Mỏ Bạch Hổ được đưa vào khai thác vào năm 1986 bằng việc đưa thân dầu Mioxen
dưới vào khai thác thử. Ở thời điểm hiện tại, các đối tượng khai thác của mỏ Bạch Hổ
gồm: vòm Bắc, Trung Tâm và khu vực phía Nam Mioxen dưới, khu vực phía Bắc, Trung
Tâm, phía Nam và phần Đông-Bắc Oligocen trên, khu vực phía Bắc, Đông-Bắc và phần
phía Tây Oligocen dưới, khối phía Bắc, Trung Tâm, phía Nam và khu vực Đông-Bắc
thân dầu Móng.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH TẦNG OLIGOCEN
Theo kết quả nghiên cứu địa chấn thạch học, địa tầng cho thấy trầm tích Oligocen
của bồn trũng Cửu Long được thành tạo bởi sự lấp đầy địa hình cổ, bao gồm các tập
trầm tích lục nguyên sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng phủ bất chỉnh hợp lên
móng trước Cenozoic, ở khu vực trung tâm của bồn trũng có trầm tích Oligocen được
phủ bất chỉnh hợp lên các loạt trầm tích tuổi Eocen.
Trầm tích Oligocen được chia thành hệ tầng Trà Cú – Oligocen hạ và hệ tầng Trà
Tân – Oligocene thượng.

1.3.1. Thời kỳ Oligocen (tạo bồn trầm tích)
Đây là thời kỳ tách giãn và tạo thành các địa hào, bán địa hào dọc theo các đứt gãy
và tựa vào khối plutonic. Lấp đầy các địa hào và bán địa hào là các vật liệu trầm tích lục
17


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

nguyên được vận chuyển từ các vùng cao đến, đấy là cuội, sạn và cát hạt thô đa khoáng
và các trầm tích mịn hơn (bột và bột sét).
Giai đoạn này có thể chia làm hai phụ giai đoạn:
1.3.1.1 Giai đoạn Oligocen sớm:
Thời kỳ này bể Cửu Long được ngăn cách với biển bởi đới nâng Côn Sơn ở phía
Đông và Natura ở phía Nam. Vì thế các trầm tích hoàn toàn có tướng lục địa.
Nguồn cung cấp chủ yếu về vật liệu trầm tích là các khối granit và granodiorit bị
phong hoá. Các thành tạo chủ yếu là trầm tích hạt thô deluvi, aluvi như cuội, sỏi, cát kết,
bột kết ximăng gắn kết chúng là cacbonat, sét, zeolit giàu mảnh đá núi lửa. Xen kẽ các
lớp cát kết là các lớp bột kết và sét kết. Phía Đông Nam của bể được ngăn bởi đới nâng
Côn Sơn và phía Tây Nam bởi đồng bằng Cửu Long. Tương ứng với giai đoạn này là:
Hệ tầng Trà Cú
Trầm tích hệ tầng Trà Cú nằm phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Cà Cối và Được mô
tả tại giếng khoan CL-1 thuộc vùng Cà Cối huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Tại đây từ độ
sâu 1082 – 2000m trầm tích đặc trưng bằng sự xen kẽ giữa cát kết, sỏi kết xen những
lớp bột sét chứa cuội sạn sỏi. Các cuội sạn có thành phần thạch học khác nhau chủ yếu
là andezit và granit. Thành phần đá sét của hệ tầng này chủ yếu là kalinit, illit, clorit.
Tập sét này phủ trực tiếp trên móng và đóng vai trò là tầng chắn tốt mang tính địa phương
cho các vỉa chứa dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ.
Cát kết, bột kết thành phần đa khoáng thuộc loại acko từ hạt nhỏ đến thô, đôi khi hạt
rất thô hoặc cát chứa cuội và sạn hạt vụn có độ mài tròn, độ chọn lọc trung bình, kém
bán góc cạnh đến bán tròn, thành phần fenspat thạch anh và mảnh đá. Cát kết nhìn chung

rất rắn chắc do được gắn kết chắc bởi một lượng lớn ximăng, cacbonat, thạch anh, zeolit
đôi khi anhidrit là kết quả của quá trình biến đổi thứ sinh mạnh từ katagenes muộn tới
giai đoạn biến chất sớm làm giảm độ rỗng và độ thấm nguyên sinh. Trầm tích của hệ
tầng này được hình thành trong môi trường trầm tích khác nhau từ deluvi, lũ tích, bồi
tích sông, kênh rạch đến đầm hồ, vũng vịnh.
Trong hệ tầng Trà Cú có chiều dài từ 100 – 500m ở các vòm nâng, còn ở các bồn
trũng địa hào có đạt tới 1000m. Đó là tập rất ít phân dị, độ liên tục kém biên độ khá lớn,
18


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

tần số thấp, không có quy luật. Chúng thường phủ bất chỉnh hợp trực tiếp trên các đá
móng.
1.3.1.2 Giai đoạn Oligocen muộn
Các thành tạo thời kỳ này điển hình là delta, prodelta bao gồm các trầm tích thuộc
tướng aluvial fan, fluvial xen kẽ các trầm tích đầm hồ, vũng vịnh. Càng về cuối giai
đoạn Oligocen muộn các trầm tích lowerdelta phát triển chủ yếu các tập hạt mịn dày,
giàu vật chất hữu cơ mà sau này chúng trở thành các tầng sinh và chắn dầu khí trong bể
Cửu Long. Các doi cát aluvial fan và fuvial đã trở thành các bẫy chứa dầu khí mà ngày
nay đã được phát hiện tại khu vực mỏ Bạch Hổ đều được các tập sét dày bao phủ mà ta
có thể bắt gặp qua các giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
Vào cuối Oligocen, các địa hào trong bể Cửu Long được lấp đầy và liên kết với nhau
trở thành một đầm hồ lớn. Nếu như Oligocen sớm - muộn bể gần như hoàn toàn khép
kín thì đến giai đoạn cuối của Oligocen muộn bể trở thành một hồ lớn, có cửa liên thông
với Biển Đông qua một kênh hẹp ở phía đông bắc tạo nên hiện tượng khi triều lên nước
biển tràn vào hồ, khi nước rút thì nước trong hồ chảy ra biển. Điều này được chứng minh
qua các mẫu thu được từ những giếng khoan ở phần cuối của mặt cắt địa tầng Oligocen
muộn.
Hệ tầng Trà Tân

Hệ tầng Trà Tân lần đầu tiên được mô tả đầu tiên tại giếng khoan 15 AO – 1X trên
cấu tạo Trà Tân từ độ sâu 2535m – 3038m. Tại đây trầm tích chủ yếu là cát kết hạt nhỏ
đến trung màu xám trắng, ximăng cacbonat chuyển dần lên trên nhiều lớp bột và sét kết
màu nâu và đen có xen các lớp mỏng than, có chỗ phát hiện thấy glauconit. Đá biến đổi
ở giai đoạn katagenes muộn. Đường cong carota có điện trở rất cao ở phần dưới và thấp
ở phần trên. Trên lát cắt trầm tích vùng Trà Tân có sự xen kẽ giữa sét kết (chiếm tới 4070% mặt cắt) và bột kết, cát kết và ở nhiều nơi khu vực xuất hiện lớp đá phun trào núi
lửa có thành phần khác nhau. Trầm tích Trà Tân nhìn chung đã bị tác động bởi quá trình
biến đổi thứ sinh không giống nhau từ giai đoạn katagenes sớm đến katagenes muộn với
độ rỗng 5-15% và độ thấm <50Md. Trầm tích tại khu vực này được thành tạo trong điều
kiện tướng đá, môi trường không giống nhau giữa các khu vực: từ điều kiện sườn bồi
tích, đồng bằng châu thổ, đầm lầy vũng vịnh đến xen kẽ các pha biển nông.
19


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Trầm tích của hệ tầng này có bề dày quan sát theo giếng khoan thay đổi từ 400m –
800m, còn ở các nơi trũng có thể đạt đến 1500m theo tài liệu địa chấn phía dưới là những
vùng phản xạ gầm như trắng, biên độ thấp tần số trung bình đến cao, còn ở phía trên
phản xạ liên tục tốt, tần số trung bình, biên độ khá cao, phân lớp tốt. Hệ tầng Trà Cú
nằm trong phạm vi SH10 (đáy ) nhiều nơi là SH12 và SH8 (mái) còn hệ tầng Trà Tân
nằm trong phạm vi SH11 và SH10.
1.3.2. Triển vọng dầu khí
1.3.2.1. Đặc điểm tầng sinh Oligocen
Đá sinh tầng Oligcen của bể Cửu Long phân bố chủ yếu là các tập sét.
Tầng sét của Oligocen trên (E32) bề dày 100m ở ven rìa và dày tới 1200m ở phần
trung tâm bể. Đây là tầng rất phong phú vật chất hữu cơ, thuộc loại rất tốt:
TOC dao động từ 3,5% đến 6,1% Wt, đôi nơi tới 11-12% các chỉ tiêu S1 và S2 cũng
có giá trị rất cao.
S1 từ 4 – 12 Kg HC/ t đá



S2 từ 26,7 – 21 Kg HC/t. đá.
HI có thể đạt tới 479 Kg/t .TOC.

Ở các vùng sâu giá trị này có thể rât cao như các mẫu của giếng khoan CNX-1X.
Tầng Oligocen dưới + Eocen thuộc loại tốt và rất tốt với tầng bột sét có bề dày từ
0m đến 600m ở phần trũng sâu của bể.
TOC =0,47% - 2,5%Wt.
S1 = 0,4 – 2,5 Kg HC/t.đá
S2 = 3,6 – 8,0 Kg HC/t.đá
HI chỉ còn 163,6 Kg HC/ t. đá.TOC
Tầng này lượng hydrocacbon trong đá mẹ có giảm so với tầng trên là do đã sinh dầu
và giải phóng phần lớn hydrocacbon vào đá chứa. Nhìn chung tiềm năng của vật chất
hữu cơ trong trầm tích Oligocen là rất lớn, Kerogen thường gặp trong trầm tích Oligocen
thuộc loại cao, phản ánh có hoạt động của vi khuẩn tảo nước ngọt cũng như nước lợ và
20


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

biển. Đối với tầng đá mẹ Oligocen trên loại vật chất hữu cơ chủ yếu loại II thứ yếu là
loại I. Chỉ tiêu Pr/Ph phổ biến 1,6-2,3 phản ánh tích tụ trong môi trường cửa sông vùng
nước lợ, biển nông và một sồ ít đầm hồ.
Qua nghiên cứu ta nhận thấy các tầng đá mẹ Oligocen mới đạt mức trưởng thành và
trưởng thành muộn, cũng là nguồn cung cấp chủ yếu HC cho các bẫy chứa của bể Cửu
Long. Vì vậy các chỉ tiêu Tmax và Ro có giá trị cao trong Kerogen với Tmax > 435˚C
và Ro > 0,6=0,8%. Đới sinh dầu mạnh của tầng Oligocen trên bao gồm chủ yếu phần
trung tâm có diện tích 193Km2.
1.3.2.2. Đặc điểm tầng chứa Oligocen

Đá chứa dầu khí trong bể Cửu Long bao gồm các đá: granitoid nứt nẻ hang hốc của
móng kết tinh, phun trào dạng vỉa hoăc đai mạch và đá cát kết có cấu trúc lỗ hổng giữa
hạt đôi khi có nứt nẻ. Trong đó, đối với hệ tầng Oligocen đá chứa chủ yếu là cát kết với
thành phần fenspat rất đa dạng: octocla, plagiocla axit, plagiocla trung tính, thạch anh
đơn tinh và rất phổ biến các mảnh đá phun trào.
Cát kết tầng Oligocen dưới là acko-litic, đôi chỗ nằm xen với các tập đá núi lửa dày,
ứng với hệ tầng Trà Cú có nguồn gốc nón quạt bồi tích sông ngòi nằm trên đá móng kết
tinh ở phần cao của móng và cả sạn sét tiền châu thổ (prodelta) và đầm hồ ở phần sâu
của bể.
Cát hạt thô chứa cuội, sạn đến trung bình có màu xám, xám nâu với độ chọn lọc kém
với ximăng gắn kết là kaolinit, clorit và carbonat kiểu lấp đầy và tiếp xúc. Độ rỗng cát
kết Oligocen dưới có thể đạt tới 18%, trung bình 12-16%, độ thấm 1-250 mD. Ở phần
giữa và phần trên mặt cắt Oligocen dưới cát kết có chất lượng tốt hơn. Theo chiều sâu
tính thấm, chứa của đá có tính chất giảm dưới 3800m do bị thạch anh và clorit hoá mạnh
nên độ rỗng 14-15%, trừ một số trường hợp mỏ Đông Rồng và Sư Tử Trắng độ rỗng vẵn
được bảo tồn tốt 15-16%, độ rỗng giảm theo chiều sâu là do quá trình tạo đá (diagenes)
ép lún mạnh.
Cát kết Oligocen trên hạt mịn xen lớp mỏng với sét, bột, bột kết, đôi chỗ với các tập
đá núi lửa, phát hiện rộng trên diện tích của bể. Cát kết chủ yếu là arkos, arkos – litic,
vật liệu trầm tích nguồn cung cấp liên quan tới các khối magma axit ở gần, tích tụ trong
môi trường đầm hồ cửa sông, đầm lầy, vũng vịnh thuỷ triều trong điều kiện khử với ảnh
hưởng của biển tăng dần về phía Đông Bắc. Khoáng vật sét thường gặp như trong
21


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Oligocen dưới, ngoại trừ zeolit, hàm lượng cacbonat trong xi măng cao. Độ rỗng 1221%, trung bình 14%, độ thấm 2- 26mD.
1.3.2.3. Đặc điểm tầng chắn Oligocen
Tập sét Rotalit là một tầng chắn khu vực rất tốt với hàm lượng sét 90-95%, kiến trúc

phân tán với cỡ hạt nhỏ hơn 0.001mm. Thành phần khoáng sét chủ yếu là monmoriolit,
đây là tầng chắn tốt cho cả dầu và khí. Ngoài ra, còn có tầng chắn địa phương khá tốt:
 Tầng chắn 1: nằm trong phần sét tạp của điệp Bạch Hổ ( Miocene hạ) phủ trực
tiếp lên các vỉa sản phẩm 22, 23, 24.
 Tầng chắn 2: là phần nóc của điệp Trà Tân ( Oligocene thượng ). Đây là tầng
chắn địa phương lớn nhất.
 Tầng chắn 3: nằm ở nóc điệp Trà Cú ( Oligocene hạ). Đây là tầng Acgilit, hàm
lượng sét 70 - 80%, khoáng vật chủ yếu là hydromica.
Vật liệu trầm tích lắp đầy phần rỗng của các khe nứt lớp phong hóa đá móng đã tạo
nên tầng chắn điạ phương trên bề mặt móng.

22


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘ RỖNG

Thuật ngữ độ rỗng của đá được hiểu là tỉ số thể tích các lỗ hổng trong đá trên tổng
thể tích của đá. Độ rỗng có thể được biểu diễn bằng phần đơn vị hoặc phần trăm. Theo
xuất xứ hay nguồn gốc tạo thành các lỗ hổng được chia ra thành:
Lỗ hổng nguyên sinh:
Được thành tạo trong quá trình lắng đọng và hình thành đá. Lỗ hổng nguyên sinh bao
gồm lỗ hổng giữa hạt và các thành phần hạt của đá, giữa các lớp, lỗ hổng xuất hiện sau
khi phân huỷ các vật chất hữu cơ, bọt khí bị mất đi …v.v. Lỗ hổng nguyên sinh thường
được quan sát thấy trong cát, cát kết, cuội kết và sét.
Lỗ hổng thứ sinh:
Được thành tạo trong quá trình biến đổi thứ sinh như kiến tạo, phá huỷ của nhiệt dịch,
quá trình biến chất của đá …v.v. Các lỗ hổng thứ sinh bao gồm các lỗ hổng, nứt nẻ, hang
hốc được thành tạo trong quá trình hoà tan hoá học, trôi rửa, phá huỷ kiến tạo …v.v. Lỗ

hổng thứ sinh thường quan sát thấy trong đá cacbonnat như đá vôi, đôlômit, đá phun
trào và đá mắc ma. Lỗ hổng nguyên sinh thường được phân bố theo quy luật nhất định.
Ngược lại lỗ hổng thứ sinh hầu như không được phân bố theo quy luật nhất định.
Công thức chung:

ф = Vф/ V . 100

(1)

Trong đó ф là độ rỗng, thường tính bằng %
Vф : Tổng thể tích các lỗ hổng trong mẫu đá
V: Thể tích mẫu đá
Thể tích của mẫu đá V do thể tích của các lỗ hổng Vф và thể tích khung rắn tạo
thành: V = Vф + Vs hay Vф = V- Vs do đó công thức (1) thành :
Ф = V- Vs/ V . 100 = ( 1- Vs/ V).100 (2)

23


Xác định đỗ rỗng đá chứa Oligocen mỏ Bạch Hổ theo tài liệu DVLGK

Các loại độ rỗng:
Độ rỗng được phân ra các loại sau:
1.

Độ rỗng chung là tỉ số thể tích của tất cả các loại lỗ hổng trên thể tích của đá

2.

Độ rỗng hở là tỉ số thể tích của tất cả các loại lỗ hổng hở, thông nhau trên thể


tích của đá.
3.

Độ rỗng kín là tỉ số thể tích của tất cả các loại lỗ hổng kín, không thông nhau

trên thể tích của đá.
Tổng độ rỗng hở và độ rỗng kín bằng độ rỗng chung
4.

Độ rỗng hiệu dụng là tỉ số thể tích của tất cả các loại lỗ hổng hiệu dụng có khả

năng chứa và cho dầu và khí thấm qua khi có chênh áp nhất định trên thể tích của đá.
Phân biệt độ rỗng hiệu dụng và độ rỗng hiệu dụng động:
Φhd = Φ(1-Swr ); Φhdđ = Φ(1-Swr –Sor )
Các yếu tố ảnh hưởng tới độ rỗng hở và độ rỗng hiệu dụng bao gồm đặc điểm phân
bố khoáng vật sét, xi măng và hệ số bất đồng nhất của hạt. Hệ số bất đồng nhất càng cao
thì độ rỗng hở, độ rỗng hiệu dụng càng nhỏ cũng như sự chênh lệch giữa độ rỗng hở và
độ rộng hiệu dụng càng lớn.
Độ rỗng thường được xác định trên mẫu lõi trong phòng thí nghiệm và theo tài liệu
địa vật lý giếng khoan.

24


×