Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

nhận biết 15 dạng thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.53 KB, 18 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng
Khoa dược

BÁO CÁO THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC





Nhóm thực tập: 3
Ngày thực tập: thứ 7
Bàn thực tập: 3


Thực hành dược khoa 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA DƯỢC
LỚP DS15DH-DS6

BÁO CÁO THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT CÁC DẠNG THUỐC

Với sự tham gia của các sinh viên:
1. Đặng Thị Dạ Ly (151303380)
2. Võ Văn Đức (151303233)
3. Nguyễn Thị Thúy An (151303272)
4. Phan Hoàng Nam (151303286)
5. Trần Thị Diệu My (151303682)
6. Hồ Phan Nguyễn Trí Anh (151303075)


7. Đặng Thị Thanh Thúy (151303621)
8. Trần Ngọc Huy (151303358)
9. Nguyễn Thành Phát (151303575)
10. Huỳnh Gia Mỹ (151303186)
11. Lưu Trúc Lâm Anh (151303124)
12. Đinh Thị Mỹ Linh (151303249)
13. Nguyễn Ngọc Hằng (151303344)
14. Tiêu Ngọc Tuyền (151701111)
-Nhóm thực tập: 3
-Ngày thực tập:thứ 7
-Bàn thực tập: 3

1
Thực hành dược khoa 3


SIRO THUỐC (Sirupi)
1.Định nghĩa
- Sirô thuốc là dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose) hay
các loại đường khác trong nước tinh khiết, có chứa các dược chất hoặc các
dịch chiết từ dược liệu.
-Sirô đơn là dung dịch đường trắng gần bão hòa trong nước tinh khiết.
-Sirô cũng được dùng để chỉ các chế phẩm lỏng sệt hay hỗn dịch của thuốc
trong đó có chứa đường trắng, các loại đường khác hay những tác nhân gây
ngọt. Sirô cũng bao gồm những chế phẩm được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch
ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.

2.Thành phần
-Đường, nước và dược chất
-Thành phần trong siro Atussin:








Dextromethorphane bromhydrate
Chlorphéniramine maléate
Phénylpropanolamine chlorhydrate
Sodium citrate .
Ammonium chlorure
Glycéryl guaiacolate

3.Phân loại
-Siro đơn: chỉ chứa đường hoặc thêm chất làm thơm làm dung môi, chất dẫn.
-Siro thuốc: có chứa dược chất có tác dụng điều trị.

4.Ưu điểm
- Dạng thuốc này giúp che giấu được mùi vị khó chịu của thuốc nên tiện dùng cho trẻ em.

Tỷ lệ đường cao nên thuốc có thể bảo quản được lâu và cũng có giá trị dinh dưỡng

5.Nhược điểm
-Hấp thu chậm do độ nhớt cao, do đó cần pha loãng hay uống kèm với nước nếu muốn
tăng tốc độ hấp thụ.
-Chia liều kém chính xác

2
Thực hành dược khoa 3



ỐNG THUỐC UỐNG (Oral solution in ampoule)
1.Định nghĩa
-Là thuốc đường tiêu hóa, thuốc dạng dung dịch, là chế
phẩm được tạo thành bằng cách hoà tan một hay nhiều
dược chất trong một hoặc một hỗn hợp dung môi, là
dung dịch uống. Đóng gói kín, trong ống nhựa hoặc
thủy tinh.

2.Thành phần
-Dược chất
.Tá dược dung môi (nước tinh khiết, dầu,…)

-Thành phần trong Thuốc Arginine:
- Arginin hydroclorid
- Tá dược vừa đủ
- (đường trắng, methylparaben, propylparaben,
màu caramen, mùi sữa, ethanol 96%, nước
tinh khiết).

3.Phân loại
-Dạng thuốc trong ống nhựa
-Dạng thuốc trong ống thủy tinh
4.Ưu điểm
-Thuốc này là thuốc ngấm nhanh, tác dụng nhanh hơn các dạng thuốc rắn.

5.Nhược điểm
-Thuốc này là thường kém bền vững, nên không thể bảo quản lâu dài.
-Vận chuyển gặp nhiều khó khăn do dung dịch thuốc được đóng gói cồng kềnh và dễ vỡ.


3
Thực hành dược khoa 3


THUỐC TIÊM, THUỐC TIÊM TRUYỀN (Injectiones, Infusiones)
1.Định nghĩa
- Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm hoặc tiêm
truyền vào cơ thể.

2.Thành phần
-Dược chất
.Tá dược dung môi (nước tinh khiết, dầu,
…)
-Thành phần trong Thuốc Mixtard:
*Insulin người (30% insulin hòa tan, 70% insulin isophane), rDNA
*Tá dược vừa đủ

3.Phân loại
- Thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương).
- Thuốc tiêm truyền (dung dịch nước hay nhũ tương dầu trong nước).
- Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền.

4.Ưu điểm
- Tiêm trực tiếp vào mạch máu hoặc cơ quan đích, dược chất không cần tham gia vào quá trình
hấp thu mà được đưa thẳng tới nơi tác dụng của thuốc nên có thể gây ra đáp ứng sinh học tức thì.
- Thích hợp với nhiều dược chất không thể dùng theo đường uống.
- Cho phép khu trú tác dụng của thuốc tại nơi tiêm nhằm tăng cường tác dụng tại đích và hạn chế
hoặc tránh những tác dụng độc đối với cơ thể.
- Sử dụng được với người bệnh bị ngất, không kiểm soát được bản thân hoặc không thể dùng

theo đường uống…
- Cho phép thiết lập lại sự mất cân bằng về nước, chất điện giải, cung cấp các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cơ thể trong trường hợp người bệnh không ăn được trong thời gian dài.
- Cho phép kiểm soát được liều lượng một cách chính xác hơn, dự đoán được mức độ và độ lặp
lại của quá trình hấp thu dược chất tốt hơn
.5.Nhược

điểm

- Thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua hàng rào bảo vệ tự nhiên
của cơ thể nên thuốc tiêm phải là những chế phẩm vô khuẩn, tinh khiết, ổn định
để không gây tai biến khi sử dụng
- Phải thực hiện nghiêm ngặt các yêu câù vệ sinh vô khuẩn khi tiêm thuốc.
- Mất nhiều thời gian hơn so với đường dùng thuốc khác và đòi hỏi phải theo dõi trong suốt thời
gian tiêm
- Giá thành của các chế phẩ thuốc tiêm thường đắt hơn so với các dạng thuốc
khác.

4


Thực hành dược khoa 3

THUỐC NHỎ MẮT (Collyria)
1.Định nghĩa
- Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc
hỗn dịch vô khuẩn của một hay nhiều hoạt chất, dùng để
nhỏ vào mắt. Chế phẩm cũng có thể được bào chế dưới
dạng khô (bột, bột đông khô, viên nén) vô khuẩn, được
hòa tan hoặc phân tán vào một chất lỏng vô khuẩn thích

hợp khi dùng..
2.Thành phần
-Dược chất
.Tá dược dung môi (nước tinh khiết, dầu,…)

-Thành phần trong Thuốc nhỏ mắt Efticol:



Natri clorid
Nước cất vừa đủ

3.Phân loại
-Dạng thuốc nước (collyge)
-Dạng thuốc mỡ (pomade)
-Dạng thuốc keo (gel)
4.Ưu điểm
- Thuận tiện , người bệnh có thể tự dùng
- Độ an toàn cao
- Dịu nhẹ, trung tính, không gây sốc

5.Nhược điểm
- Trôi xuống lệ đạo, giữ ở khe mắt không được lâu nên ngày phải nhỏ nhiều lần.
- Dễ hấp thu vào máu gây tác dụng phụ không mong muốn

5


Thực hành dược khoa 3


CAO THUỐC (Extracta)
1.Định nghĩa
-Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc
sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ
dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi
thích hợp (cồn, este, nước..)
-Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ
(sấy khô và chia nhỏ đến kích thước thích hợp). Đối
với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân
hủy hoạt chất cần phải diệt men trước khi đưa vào sử
dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặc
bằng phương pháp thích hợp khác.

2.Thành phần
-Dược chất và các tá dược dung môi
-Thành phần trong Cao sao vàng:









Camphor
Menthol
Tinh dầu Bạc hà
Tinh dầu Tràm
Tinh dầu Hương nhu

Tinh dầu Quế
Tá dược vừa đủ
(Dầu parafin, sáp ong vàng, lanolin, vaselin, parafin rắn).

3.Phân loại




Dựa vào thể chất cao thuốc: cao lỏng, cao đặc, cao khô
Dựa vào dung môi: cao nước, cao cồn, cao este
Dựa vào phương pháp chiết xuất: ngâm, ngấm kiệt…

4.Ưu điểm
- Giải phóng thuốc chậm, ngấm đều qua da và duy trì lượng thuốc ổn định trong máu

5.Nhược điểm
-Dễ bị kích ứng với da nhạy cảm như da trẻ em vì da trẻ có lớp sừng mỏng, tính thấm
mạnh
-Không sử dụng cho da bị tổn thương, viêm nhiễm, bỏng vì một số chất độc dễ tan trong
mỡ có thể thấm qua da gây độc toàn thân

6


Thực hành dược khoa 3

THUỐC MỠ, KEM (Ointment)
1.Định nghĩa
- Thuốc mỡ là dạng chất có thể chất mềm, dùng để bôi da

hay niêm mạc, nhằm bảo vệ da hoặc đưa thuốc ngấm qua
da. Được điều chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa
để trộn đều hai chất lỏng không đồng tan.

2.Thành phần
- Dầu (bao gồm các dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, chất nhựa và những dược chất không tan
trong nước)
Nước (bao gồm nước cất, nước thơm, nước sắc, nước hãm hoặc các dung dịch nước
của các dược chất, v.v…).
-Thành phần trong Tetracyclin :





Lanolin
Vaselin
Sáp ong
Parafin cục

3.Phân loại
-Dạng thuốc ở thể mềm có 5 loại sau:
• Thuốc mỡ mềm: sử dụng thân dầu, tá dược khan
• Thuốc mỡ đặc hay bột nhão bôi da: có chứa một tỉ lệ lớn dược chất rắn không tan
trong tá dược
• Sáp: có thể chất dẻo do chứa các alcol béo cao
• Kem bôi da: có thể chất mềm và mịn màng, sử dụng các tá dược nhũ tương chứa
một lượng lớn chất lỏng đáng kể
• Gel:cấu tạo bởi các chất lỏng được gel hóa nhờ các tác nhân tạo gel thích hợp


4.Ưu điểm
- Hấp thu được qua da

-Dược chất hấp thu thẳng vào hệ mạch, tránh được những chuyển hóa qua gan lần đầu
-Nồng độ thuốc luôn được duy trì trong vùng điều trị

5.Nhược điểm
-Kém bền vững, dễ nhiễm khuẩn, nấm mốc
-Dễ bị khô cứng

7


Thực hành dược khoa 3

THUỐC ĐẶT (Suppositoria)
1.Định nghĩa
- Thuốc đặt là dạng thuốc rắn, chứa một hoặc nhiều dược
chất, dùng để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể. Thuốc
có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân.
Khi đặt vào vị trí trên cơ thể, thuốc đặt thường chảy ra,
mềm ở thân nhiệt hoặc hòa tan dần trong niêm dịch để
giải phóng dược chất.

2.Thành phần
-

-Dược chất , tá dược
Bơ cacao và chế phẩm của bơ cacao
-Hỗn hợp gelatin - glycerin - nước

Dầu thực vật hydrogen hoá, glycerid bán tổng hợp,
Hỗn hợp polyethylen glycol khối lượng phân tử khác nhau (PEG
400, PEG 1500, PEG 1540, PEG 3000, PEG 4000)
Este của acid béo với PEG.

-Thành phần trong Thuốc đặt Polygynax:




Neomycin (sulphat):
Polymyxin B (sulphat);
Nystatin:
Tá dược: Tefose 63, dầu đậu nành đã được hyđro hoá (hydrogenat soy oil),
sillicon , gelatin, glycerin, nước tinh khiết.

3.Phân loại
Thuốc đặt trực tràng: Thường có hình dạng giống như đầu viên đạn (hình nón cụt)
hoặc hình thuỷ lôi, khối lượng khoảng 1 - 3 g. (Thuốc đạn)
• Thuốc đặt âm đạo: Thường có hình trái xoan, khối lượng khoảng 3 - 10 g. (Thuốc
trứng)
• Thuốc đặt niệu đạo: Đường kính 1 - 4 mm, chiều dài 6 - 20 cm, khối lượng
khoảng 0,5 - 4,0 g. (Thuốc bút chì)


4.Ưu điểm
- Dễ sử dụng, dễ mua, có thể thực hiện điều trị tại nhà
-Thích hợp người dễ bị nôn ói, viêm loét dạ dày tá tràng

5.Nhược điểm

-Thuốc nên sử dụng khi tình trạng viêm nhiễm nhẹ
-Chỉ có khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà không thể tiêu diệt tế bào viêm nhiễm
-Không thể tái tạo lại các tổn thương đã viêm nhiễm
-Nếu không cẩn thận vô tình tạo ra nhiều con đường viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm khác

8
Thực hành dược khoa 3


THUỐC BỘT (Pulveres)
1.Định nghĩa
-Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi,
có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược
chất. Ngoài dược chất, thuốc bột còn có thể thêm các tá
dược như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá
dược điều hương, vị ...
Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để
dùng ngoài.

2.Thành phần
-Dược chất
.Tá dược

-Thành phần trong Thuốc Sorbitol:
• Sorbitol

3.Phân loại
-Dạng thuốc để uống
-Dạng thuốc pha tiêm
-Dạng thuốc dùng ngoài


4.Ưu điểm
- Bào chế đơn giản, kết hợp được nhiều loại dược liệu với nhau, dễ phân liều, dễ đóng gói
và chuyên chở, dễ sử dụng, hấp thu nhanh, công hiệu lại chóng, tiết kiệm được dược liệu
hơn thuốc thang.
-Có khả năng bảo vệ niêm mạc vết thương, có tác dụng hút dịch, thu liễm làm vết thương
khô ráo, chóng khỏi. Dùng ngoài, để điều trị cục bộ chỗ đau.

5.Nhược điểm
-Do diện tích tiếp xúc bề mặt lớn, cho nên dễ bị hút ẩm làm cho bột dễ mốc, mọt, mất
mùi chóng bị hỏng.
-Khó che dấu mùi vị khó chịu của một số vị thuốc.
-Tác dụng chậm hơn thuốc lỏng.

9
Thực hành dược khoa 3


THUỐC CỐM (Granulae)
1.Định nghĩa
- Thuốc cốm hay thuốc hạt là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi
ngắn xốp, thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích
hợp, hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch hay siro. Thuốc cốm chứa một
hoặc nhiều dược chất, ngoài ra có thêm các tá dược như tá dược độn, tá
dược dính, tá dược điều hương vị, tá dược màu...

2.Thành phần
-Dược chất
.Tá dược


-Thành phần trong Thuốc Xitrina:
• Hỗn hợp muối natri citrate
• Tá dược vừa đủ

3.Phân loại
-Dạng thuốc để uống
-Dạng thuốc để pha thành siro, dung dịch hay hỗn dịch
-Dạng thuốc sủi bọt

4.Ưu điểm
- Bào chế đơn giản, dễ đóng gói và dễ vận chuyển, thích hợp cho trẻ em
-Có thể kết hợp được nhiều loại dược chất với nhau trong cùng một công thức
-Tác dụng nhanh và là dạng trung gian để điều chế các dạng thuốc khác

5.Nhược điểm
-Do diện tích tiếp xúc bề mặt lớn, cho nên dễ bị hút ẩm làm cho bột dễ mốc, mọt, mất
mùi chóng bị hỏng.
-Khó che dấu mùi vị khó chịu của một số vị thuốc.
-Tác dụng chậm hơn thuốc lỏng, vì cần thời gian trương nở

10
Thực hành dược khoa 3


THUỐC VIÊN (TABELLAE)
1. Định nghĩa:
- Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân
liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để
uống, để súc miệng, để rửa.... Viên nén chứa một hoặc
nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã,

tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu...
được
nén
thành
khối hình trụ dẹt; thuôn (caplet)
hoặc các hình
dạng khác.

2. Phân loại:
- Viên nén không bao: viên nén sủi
bọt, viên nén phân tán trong nước,
viên đặt dưới lưởi….
- Viên nén bao: viên bao đường,
phim, viên tan trong ruột, viên nén
dài,…
- Theo cách dùng: nhai, ngậm, sủi bọt, cấy dưới da,…
- Theo đặc tính phóng thích hoạt chất: nhanh hay chậm.

bọt, viên sủi
viên ngậm,
viên bao
tác dụng kéo

3. Thành phần:
- Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá
dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu,…
-Thành phần trong viên nén Panadol:




Paracetamol
Caffeine
Tá dược: Pregelatinised starch, Maize starch, Polyvidone, Potassium sorbate, Talc, Stearic acid,
Croscarmellose sodium

4.Ưu điểm:
- Che dấu mùi vị, màu sắc của dược chất.
- Bảo vệ dược chất chống lại các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí.
- Cách sừ dụng rộng có thể nhai, ngậm, pha thành dung dịch,…

5. Nhược điểm:
- Không phải tất cả dược chất đều được làm thành viên nén bao.
- Khó sử dụng ở trẻ em, người hôn mê, bât tĩnh,…
- Không thích hợp với dược chất lỏng dễ bay hơi.


11
Thực hành dược khoa 3

THUỐC VIÊN NANG (Capsulae)
1. Định nghĩa:
- Thuốc nang là dạng thuốc uống phân liều
chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang
với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Thuốc chứa trong vỏ nang có thể ở dạng lỏng,
rắn, mềm, dùng để uống, nuốt chứ không nhai.

2. Phân loại:
- Theo thể chất vỏ nang: thuốc nang cứng,
thuốc nang mềm.

- Theo đặc tính phóng thích hoạt chất: thuốc nang tan trong ruột, thuốc nang tác dụng kéo
dài.

3. Thành phần:
- Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC... Ngoài ra trong vỏ nang
còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản...
- Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet...) hay lỏng, nửa rắn (hỗn
dịch, nhũ tương, bột nhão...).
-Thành phần trong viên nang Enat 400:
• Vitamin E (dạng d-a-tocopheryl acetat)
• Tá dược: Dầu đậu nành

4. Ưu điểm:
- Che dấu được mùi vị của dược chất, dể nuốt.
- Bảo vệ dược chất tranh tác dụng củ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí.
- Thuốc có tác dụng như ý muốn, nhanh hơn viên nén.

5. Nhược điểm:
- Võ nang dễ bị hỏng do nhiệt độ, độ ẩm.
- Gia thành cao, dễ làm giả hay thay đổi dược chất bên trong.


12
Thực hành dược khoa 3

THUỐC KHÍ DUNG (Aerosolum)
1.Định nghĩa
-Thuốc khí dung là dạng bào chế mà trong quá trình sử dụng, hoạt
chất được phân tán thành những hạt nhỏ trong khí do thuốc được
nén qua đầu phun bởi một luồng khí đẩy ở áp suất cao để tới vị trí

tác dụng.
-Thuốc khí dung có thể dùng ngoài da, tóc,...műi - họng, răng
miệng hoặc tai,...và hay dùng để hít theo đường hô hấp nhằm trị
bệnh phổi hoặc tác dụng toàn thân.

2.Thành phần
-Dược chất và tá dược
-Thành phần trong Ventolin:
• Salbutamol sulfate.

3.Phân loại




Thuốc khí dung hoàn chỉnh
Thuốc khí dung kiểu piston
Thuốc khí dung dùng quả bóp

4.Ưu điểm
- Có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần tác dụng như niêm mạc

ở vùng mũi, họng, thanh quản, khí quản, xoang, phế quản…
-Hạn chế tác dụng phụ toàn thân của thuốc, nhất là các thuốc có nguồn gốc corticoid

5.Nhược điểm
-Không được dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây ức chế hô hấp
-Không được lạm dụng vì có thể gây nghiện và giảm khứu giác
-Pha đúng liều của thuốc nếu không thuốc sẽ không tác dụng vào bên trong phế quản
-Một số loại phải có máy dụng cụ mới có thể sử dụng thuốc



13
Thực hành dược khoa 3

THUỐC DÁN (Suppository)
1.Định nghĩa
- Thuốc dán là những chế phẩm mềm dẻo với những kích cỡ khác
nhau, chứa một hoặc nhiều hoạt chất. Được chất trải đều hoặc dính
trên một lớp vải hoặc một lớp phim dẻo và có tính bắt dính trên
da, được chỉ đònh dán trên da. Chúng được dán trên những vùng da
nguyên vẹn nhằm mục đích đưa hoạt chất vào hệ thống tuần hoàn
sau khi thấm qua da gây tác dụng phòng hoặc điều trò bệnh.

2.Thành phần
-Dược chất
-Tá dược
-(vãi, phim dẻo,…)

-Thành phần trong Thuốc Salonpas:
• Methyl salicylate
• DL- Camphor
• L-Menthol
• Tocopherol acetare
• Tá dược (Raw rubber, polyisobutylene, hydrogenated rosin glycerol ester,
maleated rosin glycerin ester, polybutene, zinc oxide, hydrated silicon dioxide,
titanium oxide, starch grafted acrylate1000, dibutylhydroxytoluen, perfume

3.Phân loại
-Dạng thuốc dán thấm qua da

-Dạng thuốc dán tác dụng tại chổ

4.Ưu điểm
- Tiện lợi , dễ sử dụng,dễ dính, dễ bóc, khơng gây kích ứng da, dễ vận chuyển
-Tác dụng nhanh
-Dễ dàng giảm nồng độ thuốc bằng cách bóc thuốc dán ra
-Kéo dài được thời gian tác dụng của thuốc
-Giảm tác dụng phụ, loại bỏ được những ảnh hưởng trong q trình hấp thu tiêu hóa,
chuyển hóa qua gan

5.Nhược điểm
-Một số chất giảm đau có tác dụng phụ như gây nghiện, khó thở, khơ miệng, táo bón..
-Khơng sử dụng cho da bị tổn thương trầy xước
-Khi dán lâu có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của da, thay đổi sự hấp thu

14


Thực hành dược khoa 3

THUỐC HÍT (Inhalationis)
1.Định nghĩa
- Thuốc hít là dạng bào chế rắn hoặc lỏng, đóng gói kín, khi dùng
thuốc sẽ bay hơi, thăng hoa trong không khí ho ặc do khí đẩy tạo ra
những hạt thuốc mịn phân tán trong khí để hít vào đường hô hấp,
nhằm trị bệnh tại chỗ hoặc tòan thân. Thuốc hít chứa một hoặc nhiều
họat chất hòa tan trong dung môi ho ặc phân tán đều trong khối
thuốc và các tá dược thích hợp như chất dẫn, chất sát trùng bảo quản,
chất ổn định,… Các tá dược phải đảm bảo không ảnh hưởng tới chức
năng hoặc gây tổn thương, kích ứng niêm mạc đường hô hấp.


2.Thành phần
-Dược chất
-Tá dược

-Thành phần trong Thuốc hít Axe brand inhaler:
• Eucalyptus oil
• Camphor
• Menthol crystal
• Tá dược (Essential oil, industrial methylated spirit, nước cất)

3.Phân loại
-Thuốc hít dạng lỏng
-Thuốc hít dạng rắn

4.Ưu điểm
-Tác dụng hiệu quả nhanh hơn các dạng thuốc khác trong việc điều trị các bệnh liên quan
đến não
-Kéo dài được thời gian tác dụng của thuốc

5.Nhược điểm
-Vẫn còn một số hạn chế như xác định mức độ an toàn, tác dụng của thuốc tác dụng lên
phổi lâu dài
-Dễ bay hơi khi không đậy nắp kĩ

15


Thực hành dược khoa 3


BĂNG GẠC (Dressings)
1.Định nghĩa
- Dụng cụ được tiệt trùng để đắp vết thương tránh
nhiễm khuẩn, cầm máu. Được làm từ nhiều nguyên
liệu , kích cỡ khác nhau như: vãi, bông, cao su… Nó
cũng có thể được tẩm dược chất

2.Thành phần
-Vãi, bông, cao su…
-Chất tiệt trùng (E.O.GAS, sterilized…)
-Dược chất
-Thành phần trong Bông gạc đắp vết thương Bảo Thạch:
• Vãi không dệt
• Tiệt trùng( Sterilized)

3.Phân loại
-Phân loại theo vị trí băng (băng tay, băng chân,
băng đầu..)
-Phân loại theo công dụng băng (băng vết bỏng,
băng trầy xước…)

4.Ưu điểm
-Cầm máu nhanh, dễ sử dụng
-Giảm đau khi vết thương bị cọ sát hay tiếp xúc
với môi trường ngoài (bụi cát, nước, ..)
-Cố định vết thương

5.Nhược điểm
-Nhiều vị trí phải nhờ người khác mới băng được
-Chỉ tác dụng được bên ngoài, với vết thương nhẹ

-Nhiều loại gây đau rát khi tháo băng

16
Thực hành dược khoa 3


MỤC LỤC

Danh sách các sinh viên thực hiện…………………………………………….........1
Siro thuốc ( Sirupi) ………………………………………………………………...2
Ống thuốc uống (Oral solution in ampoule)………………………………………..3
Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền (Injectiones, Infusiones)…………………………...4
Thuốc nhỏ mắt (Collyria)……………………………………………………….….5
Cao thuốc (Extracta)………………………………………………………………..6
Thuốc mỡ (Ointment)…………………………………………………………........7
Thuốc đặt (Suppositoria)…………………………………………………………...8
Thuốc bột (Pulveres)……………………………………………………………….9
Thuốc cốm (Granulae)…………………………………………………………….10
Thuốc viên (Tabellae)……………………………………………………………..11
Thuốc nang (Capsulae)……………………………………………………………12
Thuốc khí dung (Aerosolum)……………………………………………………..13
Thuốc dán (Suppository)………………………………………………………….14
Thuốc hít (Inhalationis)…………………………………………………………...15
Băng gạc (Dressings)……………………………………………………………...16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×