Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bài giảng dự toán trần quang duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa Xây Dựng
-----

-----

BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Giảng viên : Trần Quang Duy


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG………………………………1

1.1.1

KHÁI NIỆM…………………………………………………………………..1

1.1.2

ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG………………………………...2

1.1.3

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG…………………………………....3

1.2


THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH………………………………...4

1.2.1

KHÁI NIỆM .........................................................................................................4

1.2.2

YÊU CẦU CHUNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...........................5

1.2.3

CÁC BƯỚC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .......................................6

1.3

TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN .....................................................................................7

1.3.1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ CỦA DỰ ÁN ...............................................7

1.3.2

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...........9

1.3.3

DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..........................................................16


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1

TỔNG QUAN VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG ............................................................21

2.1.1

KHÁI NIỆM .......................................................................................................21

2.1.2

Ý NGHĨA ............................................................................................................21

2.1.3

MỤC ĐÍCH .........................................................................................................22

2.1.4

YÊU CẦU ...........................................................................................................22

2.2

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG ................................................23

2.2.1

NGHIÊN CỨU HỒ SƠ, BẢN VẼ THIẾT KẾ ...................................................23

2.2.2


PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG .............................................................................23

2.2.3

TÌM KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC .......................................................................24

2.2.4

TÍNH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ................................24

2.3

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG .............................................25

2.3.1

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO CHỦNG LOẠI ................................................25


2.3.2

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO THỨ TỰ BẢN VẼ ..........................................25

2.3.3

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO TRÌNH TỰ THI CÔNG ..................................26

2.4


HƯỚNG DẪN ĐO BÓC CÔNG TÁC XÂY DỰNG CỤ THỂ ................................27

2.4.1

CÔNG TÁC ĐÀO ĐẮP......................................................................................27

2.4.2

CÔNG TÁC XÂY...............................................................................................28

2.4.3

CÔNG TÁC BÊ TÔNG ......................................................................................28

2.4.4

CÔNG TÁC VÁN KHUÔN ...............................................................................29

2.4.5

CÔNG TÁC CỐT THÉP ....................................................................................29

2.4.6

CÔNG TÁC CỌC ...............................................................................................30

2.4.7

CÔNG TÁC KHOAN .........................................................................................30


2.4.8

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN...............................................................................30

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.1

CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN .........................................................................34

3.1.1

Hồ sơ thiết kế ......................................................................................................34

3.1.2

Các định mức xây dựng ......................................................................................34

3.1.3

Giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng ................................................35

3.1.4

Các văn bản cần thiết ..........................................................................................36

3.1.5

Bảng thông báo giá vật liệu ................................................................................38

3.2


KHÁI NIỆM DỰ TOÁN............................................................................................38

3.3

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................39

3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.3.5
3.3.6
3.4

Xác định chi phí xây dựng ..................................................................................39
Xác định chi phí thiết bị (GTB) ............................................................................51
Xác định chi phí Quản lý dự án (GQLDA) ............................................................53

Xác định Tư vấn đầu tư xây dựng công trình (GTV) ...........................................53
Xác định Tư vấn khác (GK).................................................................................53

Xác định chi phí dự phòng (GDP) ........................................................................57

ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH................................................................58

3.4.1

Định mức kinh tế kỹ thuật ..................................................................................58



3.4.2
3.4.3
3.5

Định mức chi phí ................................................................................................58

Quản lý định mức xây dựng ................................................................................59

ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...................................................................59

3.5.1
3.5.2

Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình ............................................................59
Đơn giá xây dựng tổng hợp ................................................................................60


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH

1.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.1 KHÁI NIỆM

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến bỏ

vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục


đích phát triển, duy tu nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
một thời gian nhất định.

Một dự án đầu tư xây dựng thường trải qua các giai đoạn:

Hình 1.1 Trình tự đầu tư và xây dựng

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: gồm các công tác
Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư;

Tìm nguồn đầu tư; tìm nguồn vật tư, thiết bị, khả năng huy động vốn, hình thức
đầu tư;

Điều tra khảo sát, chọn địa điểm;
Lập dự án đầu tư;

Xin giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư.
-1-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Ngăn cách giữa giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư là quyết định phê

duyệt đầu tư. Quyết định này vô cùng quan trọng cho một dự án. Khi ta thực hiện dự

án đầu tư xây dựng cần quan tâm đến quyết định này. Quyết định đầu tư thể hiện tổng
mức đầu tư phê duyệt cho toàn bộ dự án. Tổng mức đầu tư là số tiền lớn nhất mà ta sử

dụng cho toàn bộ dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn bàn giao đưa vào sử


dụng, để tính được tổng mức cũng liên quan đến vấn đề lập dự toán.

Giai đoạn thực hiện đầu tư: gồm công tác

Xin giao đất/thuê đất theo quy định nhà nước;
Xin cấp phép xây dựng; chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

Tổ chức tuyển tư vấn khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế và dự toán;

Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị và thi công;
Tuyển giám sát thi công xây dựng công trình.

Giai đoạn kết thúc đưa công trình vào sử dụng: gồm công tác
Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng;
Thực hiện việc kết thúc xây dựng (lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán cho
các đơn vị tư vấn);

Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;
Bảo hành công trình;
Bảo trì công trình sau thời hạn bảo hành.

1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG

Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc và cá biệt cao;

Sản phẩm xây dựng được sản xuất tại nơi tiêu thụ và được tiến hành xây dựng
khi đã có đơn đặt hàng của người mua hàng;

Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

tạo nơi tiêu thụ;

Quá trình sản xuất kéo dài, qua nhiều giai đoạn và phục vụ nhiều mục đích khác
nhau;
Sản phẩm xây dựng thường có khối lượng lớn, thời gian thi công dài;
Đối tượng chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm của ngành là chính phủ.
-2-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

1.1.3 PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Việc phân cấp các công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng

công trình xây dựng được quy định tại phụ lục 1 thông tư 10/2013/TT-BXD ngày
25/7/2013 và thông tư 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ xây dựng. Gồm các
nhóm:
1.1.3.1 Công trình dân dụng
Nhà ở

Công trình công cộng
1.1.3.2 Công trình công nghiệp
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng
Công trình khai thác than, quặng
Công trình công nghiệp dầu khí
Công trình công nghiệp nặng
Công trình năng lượng
Công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu
Công trình công nghiệp nhẹ


Công trình công ngiệp chế biến thủy hải sản và đồ hộp
1.1.3.3 Công trình hạ tầng kỹ thuật
Công trình cấp nước
Công trình thoát nước
Công trình xử lý rác thải
Công trình khác
1.1.3.4 Công trình giao thông

Công trình đường bộ

Công trình đường sắt
Công trình cầu
Công trình hầm

Công trình đường thủy nội địa
Công trình hàng hải
-3-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Công trình sân bay
1.1.3.5 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
Công trình thủy lợi
Công trình đê điều

Công trình nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản
(Chi tiết xem phụ lục 1 thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 thông tư
09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ xây dựng)
1.2 THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.2.1 KHÁI NIỆM

Thiết kế là một hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư và xây dựng mỏ tả hình dáng

kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của các công trình xây dựng tương lai thích

ứng với nãng lực sản xuất sản phẩm hay dịch vụ và công dụng đã định.
Các văn bản, hồ sơ đồ án thiết kế một công trình là một tài liệu kinh tế – kỹ thuật tổng

hợp phản ánh ý đồ thiết kế thông qua các bản vẽ, các giải pháp kinh tế – kỹ thuật về

công trình tương lai với những luận chứng, tính toán có căn cứ khoa học.
Thiết kế cơ sở là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ nhằm cụ thể hoá các
yếu tố đã nêu trong nội dung của dự án đầu tư.

Các bước thiết kế xây dựng trong dự án:
Thiết kế cơ sở: là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây

dựng công trình trên cơ sở phương án được lựa chọn, bảo đảm thể hiện các

thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng

là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Thiết kế kỹ thuật: là thiết kế được thực hiện trên thiết kế cơ sở trong dự án đầu
tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện các thông số kỹ thuật

chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dựng là căn cứ để triển
khai các bước thiết kế bản vẽ thi công.


-4-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Thiết kế bản vẽ thi công: là thiết kế đảm bảo thể hiện các thông số kỹ thuật, vật

liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp
dựng đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

1.2.2 YÊU CẦU CHUNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:

Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định

về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;

Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công

trình có thiết kế công nghệ;
Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá
giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;

Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước

thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành
hợp lý;
An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu


chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo
tiêu chuẩn cho người tàn tật;

Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình;
đồng bộ với các công trình liên quan.

Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy

định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội
của từng vùng, từng địa phương;

An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho

hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử
-5-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối
với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;

Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết
kiệm năng lượng.
1.2.3 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một


hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình
xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công

trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

Thiết kế một bước : là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm:

Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư

dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch
ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần
thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thiết kế hai bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng

đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại
điểm a và c của khoản này;

Thiết kế ba bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi
công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp

I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.

Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải

phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.


-6-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Đối với những công trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở thì có thể sử

dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển
khai thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền ban hành và phải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế
phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí
xây dựng công trình.

1.3 TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN
1.3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ CỦA DỰ ÁN
Giá của dự án xây dựng công trình hình thành từ khi bắt đầu dự án đến kết thúc dự án

đưa công trình vào khai thác :

Hình 1.2 Quá trình hình thành giá của dự án xây dựng

-7-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN


1.3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình là khái toán chi phí của dự án

đầu tư xây dựng công trình được xác định trong giai đoạn lập dự án hoặc lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả

đầu tư của dự án.

TMĐT = GXD + GTB + GĐB-GPMB+ GQLDA + GTV + GK + GDP

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi phí

tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
1.3.1.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

Dự toán xây dựng công trình: Được xác định theo công trình xây dựng cụ thể

là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán xây dựng công trình được lập căn cứ trên cơ sở:
-

Khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế

bản vẽ thi công.
-

Đơn giá xây dựng công trình


Định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%)

Thông báo giá vật liệu và văn bản điều chỉnh dự toán.
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Giá gói thầu: là giá dùng để làm căn cứ lựa chọn nhà thầu.

Giá đề nghị trúng thầu: là giá của nhà thầu được chọn để tiến hành thương
thảo.

Giá hợp đồng: là giá đề nghị trúng thầu sau khi đã điều chỉnh, thương thảo và
hoàn thiện hợp đồng.

Dự toán thi công : do đơn vị thi công lập để quản lý chi phí.

Giá thanh toán công trình: là giá hợp đồng cùng các điều kiện được ghi trong
hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.

-8-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

1.3.1.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư :

Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong

quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi

phí theo đúng hợp đồng đã ký và thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm

đúng chế độ tài chính – kế toán và những quy định hiện hành.

Giá đưa công trình vào khai thác (GSD) được xác định theo công thức:
Trong đó:

GSD = GQT + CSD

GQT: Giá quyết toán xây dựng công trình

CSD: Chi phí cần thiết để đưa công trình vào khai thác, sử dụng

1.3.2 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.3.2.1 KHÁI NIỆM TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (tổng mức đầu tư) là khái toán chi phí

của dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án) được xác định trong giai đoạn lập dự án hoặc lập

báo cáo kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả

đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi
phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
Nội dung tổng mức đầu tư bao gồm 7 khoản:

Chi phí xây dựng ;
Chi phí thiết bị ;
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư ;
Chi phí quản lý dự án ;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ;

Chi phí khác ;
Chi phí dự phòng.

-9-


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Hình 1.3 Các chi phí xác định tổng mức đầu tư

Trong đó nội dung chi tiết các chi phí như sau:
Chi phí xây dựng:
Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng.
Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình
phụ trợ phục vụ thi công.

Chi phí thiết bị :
Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ.
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có)

Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí,
chi phí liên quan khác.

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư :

Chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, …;

Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của dự án; Chi


phí của Ban đền bù giải phóng mặt bằng ;

Chi phí sử dụng đất như chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng
kỹ thuật (nếu có).
- 10 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Chi phí quản lý dự án :
Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án,

thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng :

Chi phí tư vấn khảo sát.
Chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Chi phí thiết kế.
Chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình.
Và các chi phí tư vấn khác liên quan.

Chi phí khác :
Chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các chi phí trên. Trong đó chi phí
hạng mục chung bao gồm:
Chi phí xây dựng nhà tạm, nhà điều hành phục vụ thi công tại công trường.

Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường.


Chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có).
Chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh.

Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu
có),
Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu
Và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình.

Chi phí dự phòng :
Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố
trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

- 11 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

1.3.2.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tổng mức đầu tư được xác định theo 4 phương pháp :

Phương án 1 : Theo thiết kế cơ sở của dự án
Phương án 2 : Theo chỉ tiêu suất vốn đầu tư

Phương án 3 : Giá của các công trình tương tự đã được đầu tư xây dựng
Phương án 4 : Phối hợp 3 phương pháp trên

Hình 1.4 Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư
A. PHƯƠNG PHÁP 1: XÁC ĐỊNH TỪ KHỐI LƯỢNG TÍNH THEO THIẾT KẾ
CƠ SỞ VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT KHÁC CỦA DỰ ÁN


Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau: V =

Trong đó:

GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

+ V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.

+ GXD: Chi phí xây dựng của dự án.
+ GTB: Chi phí thiết bị của dự án.
+ GQLDA: Chi phí quản lý dự án

+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
+ GK: Chi phí khác
+ GDP: Chi phí dự phòng.
- 12 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Xác định các chi phí dự án :

Xác định chi phí đền bù tái định cư:

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng

phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhà nước về giá bồi

thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt
hoặc ban hành.

Xác định chi phí xây dựng :
Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng

mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau :
Trong đó:

GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + ... + GXDCTn (1.2)

n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:

QXDj : Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của CT,
HMCT thuộc dự án (j=1 m);

Zj : Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j

của công trình. Đơn giá là giá xây dựng tổng hợp.

GXDK : Chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của CT,

HMCT được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu
hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của CT, HMCT.

TGTGT-XD : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.

Xác định chi phí thiết bị :


Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công

nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị của dự án có thể được

lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này. Trường hợp dự án chỉ có
thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì

chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công

suất hoặc năng lực phục vụ của công trình
- 13 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác :

Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác

(GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức chi phí tỷ lệ được quy định

trong QĐ 957/2009 QĐ-BXD , TT75/2014 TT-BTC , NĐ 63/2014 NĐ-CP và TT19/2011 TTBTC. Tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu

động ban đầu) không vượt quá 10 - 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự
án.

Xác định chi phí dự phòng :

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối


lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công
thức:
GDP= GDP1 + GDP2

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác định theo công
thức sau:
GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps
Trong đó:

- Kps: Hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là <=10%. Riêng đối với

trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát
sinh Kps <= 5%.

Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian thực

hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời gian thực

hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây dựng. Chi phí
dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- T: Độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
- t: Số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1-T) ;

- Vt: Vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;

- LVayt: Chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.

- 14 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

- IXDCTbq: Mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng

công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không
tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu
xây dựng);

- ∆XDCT : Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế

so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

B. PHƯƠNG PHÁP 2: TÍNH THEO CHỈ TIÊU SUẤT VỐN ĐẦU TƯ
Xác định chi phí xây dựng :

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các CT, HMCT thuộc

dự án. Chi phí xây dựng của CT, HMCT (GXDCT) được xác định như sau: GXDCT = SXD x P +
Trong đó:

GCT-SXD

+ SXD : Suất CPXD tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc

đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của CT, HMCT thuộc dự án.
+ P: Diện tích hoặc công suất sử dụng của CT, HMCT thuộc dự án.


+ GCT-SXD : Các chi phí chưa được tính trong suất CPXD hoặc chưa tính trong đơn giá

xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của CT, HCT thuộc dự án.
Xác định chi phí thiết bị :

Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.
Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

GTBCT = STB x P + GCT-STB

+ STB: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ

hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án.

+ GCT-STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của CT thuộc dự án.

Xác định các chi phí khác :

Các chi phí khác gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi

phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định giống như
phương pháp 1.

- 15 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN


C. PHƯƠNG PHÁP 3: TÍNH THEO CÔNG TRÌNH TƯƠNG TỰ

Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng

mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu
tư được xác định theo công thức:

Trong đó:

+ GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện

thứ i của dự án (i=1÷n).

+ Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án.

+ Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án.

+ GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công

trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục

công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí
xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần qui đổi các chi phí này về thời điểm lập

dự án. Trên cơ sở chi phí xây dựng và chi phí thiết bị đã quy đổi này, các chi phí bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi
phí dự phòng được xác định tương tự như phương pháp 1


D. PHƯƠNG PHÁP 4: KẾT HỢP CẢ 3 PHƯƠNG PHÁP TRÊN

Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và

nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng

mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.3.3 DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Dự toán xây dựng công trình (Dự toán công trình) được xác định theo công trình xây
dựng. Dự toán công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của
các hạng mục thuộc công trình.
Dự toán công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế kỹ thuật đối với

trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước và 1

- 16 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

bước hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức
chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó.

Nội dung dự toán công trình bao gồm 6 khoản:
Chi phí xây dựng ;
Chi phí thiết bị ;
Chi phí quản lý dự án ;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ;

Chi phí khác ;
Chi phí dự phòng.

Hình 1.5 Phương pháp xác định tổng dự toán

- 17 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Hình 1.6 Bảng tổng hợp kinh phí hạng mục

Hình 1.7 Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng

Trong đó nội dung chi tiết các chi phí như sau:
- 18 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

Chi phí xây dựng:
Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng.
Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình
phụ trợ phục vụ thi công.

Chi phí thiết bị :
Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ.
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có)


Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí,
chi phí liên quan khác.

Chi phí quản lý dự án :
Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị
dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai

thác sử dụng.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng :
Chi phí tư vấn khảo sát.
Chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Chi phí thiết kế.
Chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình.
Và các chi phí tư vấn khác liên quan.

Chi phí khác :
Chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các chi phí trên. Trong đó chi
phí hạng mục chung bao gồm:
Chi phí xây dựng nhà tạm, nhà điều hành phục vụ thi công tại công trường.

Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường.

Chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có).
- 19 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN


Chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh.

Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu
có),
Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu
Và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình.

Chi phí dự phòng :
Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu
tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

- 20 -


BÀI GIẢNG DỰ TOÁN

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG
2.1.1 KHÁI NIỆM

Đo bóc khối lượng là xác định ra khối lượng các công tác xây dựng của công

trình, hạng mục công trình trước khi chúng được thi công. Dự tính trước khối lượng
trước khi thực hiện công việc nên còn được gọi là tính tiên lượng hay đo bóc tiên

lượng.

Đo bóc khối lượng có thể được hiểu như sau: “Đo bóc khối lượng xây dựng công


trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được
thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số

lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ
thi công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên
quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam”.
2.1.2 Ý NGHĨA

Khối lượng xây dựng là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác

định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với chủ đầu

tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu.

Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là cơ sở cho

việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời thầu khi
tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là một cơ sở

cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi công xây dựng công
trình.

Việc tính đúng tính đủ khối lượng ban đầu công tác xây dựng là mối quan tâm

của những người tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Xác định khối lượng công
- 21 -



×