Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Phương pháp IPM trong phòng trừ sâu bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 27 trang )

Phương pháp IPM trong phòng trừ sâu
bệnh.
Thành viên nhóm 5:
Ngô Phước Thọ;
Quách Hữu Toàn;
Đinh Quốc Toàn.


1. Khái niệm:

Quản lý dịch hại tổng hợp: “là một hệ thống quản
lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi
trường và những biến động quần thể của các loài
gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp
thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các
loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh
tế”. (FAO)


2. Mục đích của IPM

là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt
kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm cho
cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản
tốt.
Trên ý nghĩa đó, QLDHTH (IPM) không chỉ nhằm
tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà muốn điều hoà các mối
cân bằng trong Hệ sinh thái.


3. Nguyên tắc xây dựng IPM



Các biện pháp có tác dụng tiêu diệt và
khống chế nguồn bệnh đầu tiên;

Các biện pháp có tác dụng khống chế ngăn
chặn sự lây lan phát triển của bệnh;

Các biện pháp tăng tính chống chịu của
của cây.

Bệnh chổi rồng


4. Các bước nghiên cứu IPM

1. Phân tích vị trí các vật gây hại trong hệ thống sinh thái và xác định
ngưỡng kinh tế của một loài bệnh hại chủ yếu;

2. Lập phương án mức độ cân bằng sinh thái của loài bệnh hại chủ
yếu;

3. Tìm biện pháp phòng trừ ảnh hưởng ít nhất đến hệ sinh thái trong
tình hình nguy cấp. Nếu phải dùng đến biện pháp hóa học thì nhớ
nguyên tắc 4 đúng.

4. Lập phương án kỹ thuật giám sát, khống chế bệnh hại trong khu
vực phát sinh bệnh hại.


5. Điều kiện cơ bản để thực hiện:


Cần thực hiện 3 bước này nhằm lấy số liệu nhanh và
đầy đủ nhất:



Tìm hiểu động thái bệnh và nhân tố ảnh hưởng
đến động thái đó;



Tìm hiểu quy luật sinh trưởng của cây rừng và
động thái tổn thất của bệnh;



Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực bị
bệnh.


6. Các nguyên tắc của IPM
IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc:
-Trồng cây khỏe
-Bảo vệ thiên địch;
-Thăm đồng thường xuyên:
-Nông dân trở thành chuyên gia:


7. Các nguyên lý của IPM
-Trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp tất cả các biện pháp kỹ thuật tham gia cần phải hài hoà với các yếu tố môi trường ,đặc biệt cần khai thác tối đa các

yếu tố gây chết tự nhiên của sâu hại .
-Không thể cho rằng có thể tiêu diệt hết các cá thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật độ chúng ở dưới mức gây hại có ý nghĩa.
-Sâu hại ở mật độ thấp không được xem là dịch hại mà đôi khi còn có lợi vì là nguồn thức ăn để duy trì sự sống của quần thể thiên địch. Chấp nhận một mật độ
sâu hại nhỏ trên đồng ruộng là một ý tưởng tốt.
-Không thể quan niện quản lý dịch hại tổng hợp là một qui trình cứng nhắc để áp dụng trong mọi trường hợp mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải
tuân theo để xá định một giải pháp tối ưu trong một tình huống cụ thể.
-IPM là sự vận dụng linh hoạt trên nền tảng khoa học cũ và những tiến bộ kỹ thuật mới.


8. Ưu điểm và nhược điểm của IPM.

 Ưu điểm:
 ít ô nhiểm môi trường;
 ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật có
ích khác.

 Đảm bảo cân bằng sinh học;
 hạn chế sự phát sinh các loài sâu bệnh hại mới;…



nhược điểm: mất thời gian vì phải tiến hành theo dõi phòng trừ thường xuyên, liên tục.


B. ÁP DỤNG IPM TRONG VIỆC TRỒNG CÂY HỒ TIÊU
Nguyên tắc quản lý tổng hợp sâu bệnh hại hồ tiêu

1. Đặc điểm

Các loại sâu bệnh sinh ra từ đất thường rất khó chữa trị,


Rệp sáp hại rễ do rệp sáp Pseudococcus citri

nhất là đối với tiêu, một loại cây trồng có bộ rễ rất nhạy cảm

Bệnh vàng lá chết chậm do tuyến trùng Radopholus similis và

với sự tấn công của sâu bệnh.

tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp nấm Fusarium solani
Bệnh héo chết nhanh do nấm Phytophthora capsici.
Bệnh xoăn lùn do virus gây ra cũng đang phát triển và gây hại
nhanh chóng các vườn tiêu trong các năm gần đây.

Để quản lý sâu bệnh hại trong vườn tiêu có hiệu quả, cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
Giám sát thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời
Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện và xác định các vấn đề
sâu bệnh ở giai đoạn mới phát triển, đặc biệt xem xét kỹ dây tiêu.
Khi thấy các bộ phận của cây tiêu bị bệnh phải tiến hành chữa trị và
chuyển các bộ phận bị bệnh nặng ra khỏi đồng ruộng và đốt.


2. Biện pháp phòng ngừa
a) Sự nhiễm sâu bệnh

-

loại bỏ các cây, bộ phận cây tiêu đã bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn;
Hạn chế sự di chuyển của người làm vườn từ các vườn bệnh đến

vườn không bệnh.

-

Hệ thống thoát nước phải được thiết lập sao cho có thể tránh được sự
lan truyền của nấm bệnh qua dòng nước.

-

Dụng cụ nông nghiệp đã dùng ở vườn bị nhiễm bệnh không nên
dùng cho vườn khác.

-

Dụng cụ làm sạch hay khử trùng trước khi dùng lại trên cây tiêu
khác.


b) Dùng giống kháng, giống sạch bệnh

Ở nước ta, công tác chọn tạo giống, nhất là giống chống

Giống Pannijur-1 nguồn gốc Ấn độ, được nhập nội Việt Nam từ 1989, chín

bệnh cho cây hồ tiêu còn bỏ ngỏ, chưa có các giống hồ tiêu

sớm, chín khá đồng đều, năng suất cao, kháng bệnh tốt tại Bà Rịa nhưng tại

kháng sâu bệnh hại.


Bình Phước giống này kháng bệnh chỉ ở mức trung bình.

Để phòng ngừa bệnh hại cần lấy giống nhân trồng tại các
vườn không bị nhiễm bệnh.

Giống Lada Belangtoeng nguồn gốc từ Indonesia có lá to xanh đậm du
nhập vào Việt Nam từ những năm 50 thế kỷ trước, giống này dễ trồng,
cho năng suất khá cao, leo mau, dây lá rất xanh tốt.


Nhân giống
Nhân được các giống tốt sạch bệnh là một trong những yếu tố thành công cho quản lý dịch hại tổng hợp sau này.

– Chỉ cắt cành ươm từ các vườn không nhiễm sâu bệnh, những vườn có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá và có
nhiều đặc tính tốt.
– Các cây mẹ để cắt cành ươm phải là những cây tốt nhất, được chọn lọc trong vườn cây tốt (trong một vườn tốt vẫn
có những cây chưa tốt hoặc không đạt yêu cầu làm giống).
– Độ tuổi cây mẹ: Chỉ nên cắt cành ươm từ những cây mẹ từ 3-4 năm tuổi, nên dùng các cành thân chính để ươm
giống (không dùng cành ác làm hom giống).
– Giâm cành ươm vào bầu Nylon đục 8 lỗ, trước khi dâm hom vào bầu phải xử lý hom bằng Bordeaux 1%, Aliette 0,20,%, hay Rovral 0,2-0,3%. Xử lý nấm bệnh ngay từ khi ươm bầu. Nếu xử lý và chọn lọc hạn chế nguồn bệnh ngay từ
khi nhân giống sẽ hạn chế một phần dịch bệnh sau này.



c) Biện pháp canh tác để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu

Rong tỉa cây che bóng thường xuyên trong mùa
mưa để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ
cho vườn tiêu.
Hạn chế xới xáo, làm cỏ. Nhổ cỏ gốc bằng

tay, trồng cây che phủ giữa các hàng tiêu. Tuy vậy
không nên để thảm che phủ phát triển quá tốt sát
gốc tiêu. Cắt hết cành lá ở gốc tiêu trong khoảng
30cm trên mặt đất. Thiết lập hệ thống thoát nước ở
những nơi cần thiết.


d) Biện pháp sinh học

Đây là biện pháp được ưu tiên áp dụng trong việc phòng ngừa sâu bệnh hại hồ
tiêu.
Duy trì một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có
ích cho việc phòng trừ sâu bệnh như tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân bón
khoáng cân đối, hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp.
Thường xuyên bón các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma spp….
Dùng các chế phẩm chiết xuất từ cây trồng để phòng trừ sâu hại trên cây tiêu như
chế phẩm chiết xuất từ cây Neem, cây thuốc cá. Ngày nay có nhiều loại thuốc trừ
sâu sinh học đã được điều chế và lưu hành trong sản xuất như V- BT


e) Xen canh:

Vườn trồng tiêu nọc chết được xen
canh cà phê, sầu riêng, bơ… và
thường trồng trên bìa lô xung quanh
vườn sẽ tạo hàng rào che chắn gió.
Nó còn có tác dụng che bớt ánh
sáng bức xạ trực tiếp, tạo môi
trường sinh thái hài hòa và tạo
thêm thu nhập.



f) Biện pháp hóa học:
Biện pháp hóa học được dùng như là biện pháp cuối cùng trong việc
phòng trừ sâu bệnh hại tiêu. Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng phải
nằm trong danh mục được cho phép sử dụng. Khi sử dụng phải tuân
theo các quy định an toàn cho người lao động và các quy định an toàn
thực phẩm.


Các bệnh hại trên tiêu:

Vàng lá (chết chậm)
Bệnh chết nhanh


Bệnh khảm lá

Xoắn lùn



Bệnh sinh lý




GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP ĐỂ NĂNG CAO NĂNG SUẤT HỒ TIÊU VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÓ HIỆU
QUẢ


1. Chọn đất trồng tiêu phù hợp
2. Không lấy giống ở những vườn bị bệnh để nhân trồng
3. Bón phân cân đối và hợp lý
+ Bón phân hữu cơ hàng năm: 10-15kg/trụ.
+ Bón phân hóa học cân đối hợp lý theo nhu cầu cây tiêu.
4. Trồng cây phủ đất trong vườn tiêu, hạn chế xới xáo
5. Quản lý tưới nước và thoát nước tốt cho vườn tiêu, tủ gốc giữ ẩm trong mùa khô, có rãnh thoát nước và rong tỉa cây che bóng trong mùa mưa.
6. Khuyến khích sử dụng cây trụ sống khi mở rộng diện tích tiêu với mật độ không quá dày. Trồng tiêu trên các hàng đai rừng có sẳn của các vườn cà phê, vườn cây ăn
trái v.v....
7. Vệ sinh đồng ruộng tốt, thu gom lá, dây tiêu bệnh ra khỏi vườn và đốt bỏ
8. Thường xuuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ.


SÂU HẠI TRÊN CÂY TIÊU

Bọ cánh cứng

Rệp muội

Rệp sáp giả vằn

Rầy xanh


Trên cây tiêu còn có các loại sâu hại khác như: rệp muội, rệp sáp giả vằn, mối, rầy
xanh, bọ xít dài, bọ cánh cứng ăn lá… Tuy nhiên các loài này xuất hiện không phổ
biến và mức độ gây hại không nghiêm trọng đối với cây tiêu.



×