Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát triển phôi sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng (anabas testusdineus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN
LÊN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG ĐẾN 30 NGÀY
TUỔI CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testusdineus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN
LÊN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG ĐẾN 30 NGÀY
TUỔI CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testusdineus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM



2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc khoa Thủy Sản cũng
như các khoa khác trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ
tôi trong 4 năm học tại trường, các thầy đã truyền đạt nhiều kiến thức cơ
sở cũng như chuyên nghành và nhiều kinh nghiệm quý báo khác để tôi có
thể vận dụng vào thực tập luận văn cuối khóa và cho cuộc sống tương lai.
Bên cạnh đó tôi cũng cảm ơn đến các bạn cùng lớp cũng như các bạn sinh
viên của trường trong thời gian qua đã giúp đỡ tôi trong việc học cũng như
trong cuộc sống của một sinh viên xa nhà.
Nhân dịp con cũng xin chân thành cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện
cho con học hết đại học để trở thành một con người có ít cho xã hội.
Trong thời gian thực tập tại trại cá khoa Thủy Sản, tôi cũng nhận
được nhiều sự yêu mến của mọi người và sự tận tình giúp đỡ của thầy
Đua, thầy Tâm, anh Thắng,…trong công việc thực hành. Nhân dịp này tôi
cũng xin bài tỏ lòng cảm ơn rất nhiều các thầy và tất cả các anh em trong
trại cá.
Xin chân thầy cảm ơn T.s Nguyễn Văn Kiểm một người thầy cũng
như người cha đã tận tình giúp đỡ và chỉ dạy tôi trong quá trình học tập
cũng như khoảng thời gian thực tập.

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát
triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng

(Anabas testudineus) ” được thực hiện tại trại cá khoa Thủy sản – trường
Đại học Cần Thơ kết quả thu được:
Với thí nghiệm tăng dần độ mặn của môi trường thì ảnh hưởng không rõ
ràng tới sự phát triển phôi cá rô đồng. Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá rô đồng
không có sự khác biệt (p>=0.05) khi độ mặn tăng dần đến 19‰; thời gian
nở tăng dần theo độ mặn, tỷ lệ nở giảm, tỷ lệ dị hình tăng khi độ mặn tăng
dần nhưng khi độ mặn cao hơn 13‰ thì cá bột rô đồng không thể tồn tại
sau 48h. Một số chỉ tiêu phát triển phôi ở thí nghiệm gây sock độ mặn kết
quả thu được tương đương với thí nghiệm tăng dần độ mặn. Nhưng có thể
coi 11‰ là giới hạn độ mặn cao đối với sự phát triển phôi vì có tới 33.2%
cá bột rô đồng chết sau khi nở 48 giờ.
Mức tăng trưởng về chiều dài/ngày của cá thay đổi theo giai đoạn
phát triển của cơ thể và thay đổi theo độ mặn của môi trường. Mức tăng
trưởng về chiều dài tăng dần khi độ mặn tăng đến đến 7‰ và sau đó giảm
dần. Tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức 3‰ và tương đương với
đối chứng (52.7%), tỷ lệ sống thấp nhất ở độ mặn 17‰. Cá bột rô đồng
chỉ chịu đựng được độ mặn 11‰ khi tiến hành gây sock. Vượt qua độ mặn
này cá bột rô đồng sẽ chết hoàn toàn sau 12 giờ thí nghiệm. Mức tăng
trưởng về chiều dài tăng dần khi độ mặn tăng đến đến 9‰ và sau đó giảm
dần ở độ mặn cao hơn. Nhìn chung nếu ương nuôi cá bột rô đồng thì độ
mặn của môi trường nước không quá 5-7‰.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................... i
Tóm tắt ................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................. iii

Danh sách bảng ................................................................................... vi
Danh sách hình .................................................................................... vii
Danh sách Các từ viết tắt.................................................................... x
Danh sách các đơn vị viết tắt.............................................................. x
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU .................................................................... 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................... 3
2.1 Một số đặc điểm sinh học .......................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái ...................................... 3
2.1.2 Đặc điểm phân bố.............................................................. 5
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng........................................................ 5
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................... 6
2.1.5 Đặc điểm sinh sản.............................................................. 6
2.1.6 Sơ lược một số kết quả sản xuất giống cá rô đồng ........ 7
2.2 Sơ lược về một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới
hoạt động sống của thủy sinh vật.............................................. 7
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 12
3.1 Thời gian và địa điểm................................................................ 12

iii


3.2 Vật liệu nghiên cứu.................................................................... 12
3.2.1 Các dụng cụ phục vụ trong nghiên cứu .......................... 12
3.2.2 Nguồn nước sử dụng ......................................................... 13
3.2.3 Thức ăn .............................................................................. 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 14
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................ 14
3.3.2 Phương pháp quản lý và chăn sóc thí nghiệm................ 18
3.3.3 Phương pháp đo môi trường và thu thập số liệu ............ 18
3.4 Phương pháp xử lý số liệu......................................................... 20

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......... 21
4.1 Kết quả thí nghiệm 1 ................................................................. 21
4.1.1 Nhận xét ............................................................................. 23
4.1.2 Tỷ lệ thụ tinh của phôi ...................................................... 23
4.1.3 Tỷ lệ nở của phôi. .............................................................. 23
4.1.4 Thời gian nở của phôi ....................................................... 24
4.1.5 Tỷ lệ dị hình ....................................................................... 25
4.1.6 Tỷ lệ sống cá bột sau 48h .................................................. 26
4.2 Kết quả thí nghiệm 2 ................................................................. 26
4.2.1 Nhận xét ............................................................................. 26
4.2.2 Tỷ lệ thụ tinh ..................................................................... 27
4.2.3 Tỷ lệ nở............................................................................... 28
4.2.4 Thời gian nở....................................................................... 29

iv


4.2.5 Tỷ lệ dị hình ....................................................................... 29
4.2.6 Tỷ lệ sống cá bột sau 48h .................................................. 30
4.3 Kết quả thí nghiệm 3 ................................................................. 30
4.3.1 Tăng trưởng về chiều dài của cá từ ngày thả đến 10
ngày tuổi...................................................................................... 32
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá từ 11- 20 ngày ương .. 33
4.3.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá từ 21- 30 ngày tuổi..... 34
4.3.4 Tỷ lệ sống ........................................................................... 36
4.4 Kết quả thí nghiệm 4 ................................................................. 37
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................... 41
5.1 Kết luận ...................................................................................... 41
5.2 Đề Xuất ....................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 42

PHỤ LỤC ................................................................................................ 44
Phụ lục 1: Kết quả thí nghiệm 1..................................................... 44
Phụ lục 2: Kết quả thí nghiệm 2 ..................................................... 45
Phụ lục 3: Kết quả thí nghiệm 3 ..................................................... 46
Phụ lục 4: Kết quả thí nghiệm 4..................................................... 56

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường nước ấp trong thí nghiệm 1 và 2
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tăng dần độ mặn đến sự phát triển phôi của cá rô
đồng.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của gây sock độ mặn đến sự phát triển phôi của cá
rô đồng
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột
rô đồng
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày (mm/ngày) của thí nghiệm 3
theo từng đợt thu mẫu
Bảng 4.6: Ảnh hưởng gây sock độ mặn lên sinh trưởng và phát triển cá bột
rô đồng đến 30 ngày tuổi
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày (mm/ngày) của cá ở thí
nghiệm 4
Bảng 4.8 So sánh chiều của cá bột theo ngày tuổi giữa thí nghiệm 4 và thí
nghiệm 3

vi


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Hình thái ngoài cá rô đồng
Hình 3.1: tets đo môi trường và kính hiển vi
Hình 3.2: Thức ăn sử dụng ương cá bột rô đồng sữa cá, moia, trùng chỉ
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4
Hình 4.1: Hệ thống thí nghiệm 1 và 2
Hình 4.2: So sánh tương quan giữa tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
Hình 4.3: So sánh tương quan giữa thời gian nở và tỷ lệ nở

Hình 4.4: So sánh tương quan giữa tỷ lệ dị hình và thời gian nở
Hình 4.5: Tỷ lệ sống của cá bột sau 48h
Hình 4.6: So sánh tương quan tỷ lệ thụ tinh giữa 2 thí nghiệm gây sock và
tăng dần độ mặn
Hình 4.7: So sánh tương quan tỷ lệ thụ tinh giữa 2 thí nghiệm gây sock và
tăng dần độ mặn
Hình 4.8: So sánh tương quan thời gian nở giữa 2 thí nghiệm gây sock và
tăng dần độ mặn
Hình 4.9: So sánh tương quan tỷ lệ dị hình giữa 2 thí nghiệm gây sock và
tăng dần độ mặn
Hình 4.10 Hệ thống thí nghiệm 3 và 4
Hình 4.11: Tăng trưởng chiều dài từ 0-10 ngày ương của cá bột rô đồng

vii


Hình 4.12: Tăng trưởng chiều dài cá bột rô đồng từ 11- 20 ngày tuổi
Hình 4.13: Tăng trưởng chiều dài/ngày (mm/ngày) từ 11-20 ngày tuổi
Hình 4.14: Tăng trưởng chiều dài cá bột rô đồng từ 21- 30 ngày tuổi

Hình 4.15: Tăng trưởng bình quân (mm/ngày) từ 21- 30 ngày tuổi
Hình 4.16: So sánh tương quan về tăng trưởng sau 20 và 30 ngày giữa các
nghiệm thức
Hình 4.17: Tỷ lệ sống sau 30 ngày ương
Hình 4.18: So sánh tương quan giữa các chỉ tiêu chiều dài, trọng lượng và
tỷ lệ sống sau 30 ngày ương

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ctv

Cộng tác viên

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ VIẾT TẮT

g

Gam

pH

Nồng độ H+

kg/ha


Kilôgam trên hecta

tấn/ha

Tấn trên hecta

L

Lít

h

Giờ



Phút

kg

Kilôgam

cm

Centimet

m

Mét


%

Phần trăm

g/con

Gam trên con

cá bột/m2

Cá bột trên mét vuông

con/kg

Con trên kilôgam

con/m2

Con trên mét vuông

trứng/kg

Trứng trên kilôgam

mm

Milimet

ix



trứng/m2

Trứng trên mét vuông

o

Độ C

NH3

Amoniac

H2 S

Hydro sunfua

mgO2/lít

Mili gam oxy trên lít

ppm

Phần triệu

NaCl

Natri clorua

ppt(‰)


Phần nghìn

CO2

Cacbonic

NO2

Nitơ dioxit

lít/thùng

Lít trên thùng

ml

Mililit

mg/lít

Mili gam trên lít

trứng/chén

Trứng trên chén

lần/ngày

Lần trên ngày


con/mẫu

Con trên mẫu

mm/con

Milimet trên con

mm/ngày

Milimet trên ngày

L

Chiều dài

W

Trọng lượng

C

x


xi


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong
môi trường nước ngọt. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm
lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Tuy là loài cá có kích
thước nhỏ (thường gặp 50 – 100 g) nhưng khả năng khôi phục quần đàn
nhanh nên có sản lượng cao trong các thủy vực tự nhiên. Với chất lượng
thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao. Cá rô
đồng được xem là đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là
loài cá dễ nuôi có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau từ mùn bã hữu
cơ, thực vật, động vật phù du cho đến xác động vật cũng như các phế phẩm
nông nghiệp,…Cá cũng chịu đựng được tốt với những điều kiện bất lợi của
môi trường sống như: mức nước thấp, nhiệt độ cao, độ trong thấp, oxy hòa
tan thấp,…do có cơ quan hô hấp phụ và đặc biệt cá có thể sống được ở
những vùng nhiễm phèn có pH rất thấp.
Trước đây, người dân Đồng bằng sông Cửu Long thường đánh bắt
cá rô đồng tự nhiên để làm thực phẩm.Tuy nhiên trong những năm gần đây
do khai thác quá mức nên nguồn lợi này cạn kiệt nhanh chóng. Việc
nghiên cứu bảo vệ và phát triển loài cá này là hết sức cần thiết. Từ năm
1995 cá rô đồng đã được nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo. Đến năm
1998 con giống nhân tạo cá rô đồng đã sản xuất chủ động và nuôi trong ao,
ruộng với năng suất 2.1-7.15 tấn/ha trong thời gian 190 ngày nuôi. Năng
suất cá ruộng cấy 2 vụ lúa là 75-120.4 kg/ha, cá ruộng cấy 1 vụ lúa dao
động từ 120-208 kg/ha (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002. Được trích bởi Hồ
Mỹ Hạnh, 2003)
Các nghiên cứu về cá rô đồng tiếp tục được đưa ra: tiếp tục nghiên
cứu sinh sản nhân tạo, nuôi thâm canh, nuôi kết hợp, phòng và trị bệnh,
nhu cầu thành phần dinh dưỡng, tập tính ăn,….(Nguyễn Ngọc Phúc
(2000); Nguyễn Thanh Hồ (2005); Trần Văn Bùi (2005); Ngô San Hà
(2002); Bùi Thanh Hiệp (2004); Hồ Mỹ Hạnh (2003)). Các kết quả trên đã

góp phần hoàn thiện các thông tin khoa học về cá rô đồng.
Khi trưởng thành cá rô đồng là loài có khả năng chịu đựng tốt trong
điều kiện môi trường bất lợi như: nhiệt độ cao, pH thấp, oxy hòa tan
thấp,…..nhưng điều đó không có nghĩa là ở những điều kiện như vậy thì cá
rô đồng có thể sinh sản tốt và phát triển bình thường. Tại sao những vùng
nhiễm phèn, nhiễm mặn thì không sản xuất giống được hoặc nếu có thì
hiệu quả không cao. Đó là vấn đề cần được giải đáp. Xuất phát từ thực tế
1


như vậy đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình phát
triển phôi, sinh trưởng và tỷ lệ sống đến 30 ngày tuổi của cá rô đồng
(Anabas testudineus) ” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
Xác định ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển phôi và sinh
trưởng của cá rô đồng ở giai đoạn từ cá bột đến 30 ngày tuổi.
Nội dung của đề tài
So sánh một số chỉ tiêu ấp trứng ở độ mặn khác nhau.
So sánh một số chỉ tiêu ương nuôi cá rô đồng (từ sau khi nở đến 30
ngày tuổi) ở các độ mặn khác nhau.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái
2.1.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992, dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003), cá rô đồng

thuộc:
Lớp cá xương

: Osteichthyes

Bộ cá vược

: Perciformes

Bộ phụ

: Percoidei

Họ

: Anabantidae
Giống

: Anabas

Loài

: Anabas testudineus (Bloch, 1792)

Tên tiếng anh

: Climbing perch

Tên địa phương


: Cá rô đồng

2.1.1.2 Hình thái cấu tạo
Theo Mai Đình Yên (1983) đã mô tả hình thái cá rô đồng ở các thủy
vực ao, hồ, ruộng như sau:

3


Hình 2.1 Hình thái ngoài cá rô đồng
Vây lưng XVI-XVIII/8-11. Vây hậu môn VIII-X-19-22. Vảy trên
đường bên 15-19/10-14. Thân cá kéo dài dẹp bên về phía sau. Chiều dài cá
rô không kể đuôi gấp 3-4 lần chiều cao thân. Đầu rộng, chiều dài đầu bằng
chiều cao thân. Mõm ngắn, đầu mõm tròn. Miệng ở tận cùng, nghiêng chẻ
sâu. Răng hàm xếp thành hàm rộng, ngắn và nhọn. Các mắt lớn. Đỉnh và
hai bên đầu có vảy. Cạnh của nắp mang khía răng cưa. Đường bên thành
hai hàng. Vây lưng và vây hậu môn dài, có những gai khỏe. Vây đuôi ít
nhiều tròn. Cỡ vừa năng 0.2 kg, dài 15 cm. Cá có màu nâu, mặt bụng sáng
hơn. Hai bên thân có các chấm đen xếp thành hàng ngang đều hoặc không
đều. Có một chấm đen lớn, tròn ở gốc vây đuôi. Vây lưng, vây hậu môn và
vây đuôi màu nâu, các vây khác màu nhạt.
Cơ qua hô hấp phụ của cá ở cung mang thứ nhất còn gọi là mê lộ
(Jayaram, 1981. dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Cơ quan hô hấp này giúp cá
trao đổi oxy với khí trời, và cũng nhờ cơ quan này mà cá có thể chịu đựng
được thời gian dài ở điều kiện thiếu nước. Với hoạt động của nắp mang,
các vây và cuốn đuôi cá có thể di chuyển một khoảng cách xa để tìm nơi
thích hợp.
4



2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, chúng phân bố khá rộng trên thế
giới, nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) từ nam
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ,
Phi Luật Tân, các quần đảo giữa Ấn Độ và Úc Châu (Mai Đình Yên, 1983)
và nhiều nước Đông nam Á khác như Malayxia, Philippines và Châu Phi.
Ở Việt Nam, cá phân bố rộng các địa phương, ở các loại hình mặt nước
như ao, hồ, kênh, mương, ruộng lúa, đầm lầy, ruộng trũng,…(Phạm Văn
Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
Cá rô đồng thường thích sống ở những nơi có mức nước tương đối
nông (0.5-1.5 m) và tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và chất đáy giàu mùn bã
hữu cơ. Ở Đồng bằng sông Cửu Long cá rô phân bố nhiều ở khu vực trũng,
nước ngập quanh năm như nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U
Minh Hạ (Cà Mau), rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) hoặc vùng tứ giác
Long Xuyên (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nỡ cá dinh
dưỡng bằng noãn hoàng, sau khi noãn hoàng tiêu biến cá chuyển sang ăn
thức ăn bên ngoài (Lê Hoàng Bảo, 1999). Lúc còn nhỏ (dưới 30 ngày tuổi)
thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong
ao như bọ giáp xác, thậm chí chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá (Nguyễn
Văn Kiểm, 2004).
Khi trưởng thành phổ thức ăn của cá rộng hơn thức ăn của chúng là
các loài động vật không xương sống ở nước, hay các loài côn trùng bay
trên không khí, các loài rong Spyrogyra, Characeae,…(Trần Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993. trích từ Lý Hồng Nga, 2003). Đồng thời ăn cả
thức ăn có kích thước lớn như nhóm thực vật có hạt, lúa, mầm, hạt cỏ, lá
bèo, lá rong, nhóm động vật có tép, giun, trứng cá, cá con, trứng ếch, nòng
nọc, giáp xác thấp, cào cào, sâu bướm,…Chúng ăn cả thức ăn nổi trên mặt
nước, trôi nỗi trong các tầng nước và cả dưới đáy ao (Phạm Văn Khánh và

Lý Thị Thanh Loan, 2004) nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy
như giun tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thủy thực vật. Ngoài ra, cá rô
cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp rất tốt
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Trong xoang miệng cá rô có rất nhiều răng nhỏ, do đó cá có thể
nghiền nhiều loại thức ăn có vỏ cứng (Trần Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993. trích từ Lý Hồng Nga, 2003).

5


Khảo sát cá tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy độ mỡ
của cá rô đồng cao nhất vào các tháng 8-12, là thời kỳ sau sinh sản, đạt 35.8%, so với 1.2-2.4% ở các tháng còn lại. Ball mỡ 4-5 chiếm 87% số cá
trong các tháng 8-12 (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô đồng là loài có kích thước nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm (khối
lượng lớn cá lớn nhất bắt gặp ở U Minh Thượng là 432 g). Khối lượng
trung bình của cá khai thác ở ĐBSCL dao động từ 60-120 g/con (Nguyễn
Văn Kiểm, 2004). Cá tự nhiên 1 năm tuổi đạt 50-80 g ở cá cái và 50-60 g ở
cá đực (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
Ở ĐBSCL nếu ương cá rô đồng trong ao đất theo phương pháp bón
phân gây màu và cho thêm thức ăn bổ sung như bột đậu nành, bột cám
mịn, lòng đỏ trứng,….mật độ ương 1,000 cá bột/m2. Sau 40-45 ngày cá đạt
kích cỡ khoảng 500-700 con/kg; và nuôi cỡ 5.2 g với mật độ 30 con/m2 ,
cho ăn cám trộn với bột cá tỉ lệ 1:3 khẩu phần 5-7% trọng lượng thân
cá/ngày. Sau 6 tháng nuôi cá đạt 68-75 g/con tương đương 21.3 tấn/ha
(Dương Nhựt Long, 2004).
Cá rô đồng giống với trọng lượng khoảng 300-500 con/kg, mật độ
thả 25-40 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng nổi hoặc thức ăn tự
chế biến cho cá ăn. Sau 6-7 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng khoảng

70-100 g/con, năng suất có thể đạt từ 10-15 tấn/ha (Bayer Việt Nam Ltd).
2.1.5 Đặc điểm sinh Sản
Theo Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan (2004), cá rô đồng
thành thục lần đầu sau 10 tháng tuổi (cỡ trung bình 50-60 g trở lên). Khi cá
phát dục có thể phân biệt cá đực, cá cái. Cá đực có gai sinh dục nhỏ và
nhọn, cá cái gai sinh dục lớn hơn, không nhọn đầu và hơi lồi, đỏ mọng.
Mùa vụ sinh sản của cá rô đồng trong tự nhiên tập trung vào các tháng đầu
và giữa mùa mưa, cao nhất là tháng 6-7 dương lịch. Các tháng 11-1 là thời
kỳ tuyến sinh dục đã đẻ xong hoặc trứng thoái hóa trở về giai đoạn II,
chuẩn bị cho mùa sinh sản mới.
Khi đẻ cá thường tìm đến những nơi có nguồn nước mát, chảy
chậm, chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ
trứng của cá rô đồng, mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá
khoảng 0.3-0.4 m. Sức sinh sản của cá rô đồng khá cao đạt khoảng
300,000-700,000 trứng/kg cá cái. Trứng cá rô thành thục thường có màu
trắng ngà hoặc màu trắng hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước

6


từ 1.2-1.3 mm. Trứng cá rô thuộc loại trứng nổi (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
2.1.6 Sơ lược một số kết quả sản xuất giống cá rô đồng
Cá rô đồng ở nước ta được nghiên cứu từ năm 1978, chủ yếu là các
nghiên cứu về hình thái để phân loại cá rô đồng (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993). Đến năm 1998 thì nghiên cứu về sinh học và
sinh sản nhân tạo cá rô đồng được thực hiện bởi Nguyễn Thành Trung, đến
năm 2000 thì sinh sản nhân tạo cá rô đồng đã thành công (Trần Văn Bùi,
2005). Cá bột rô đồng bắt đầu ăn thực vật và động vật phù du kể từ ngày
thứ 3 sau khi nở, thức ăn ưa thích nhất là moia (Doolgindachapaporn, 1994

dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Tuy nhiên trong sản xuất giống nhân tạo thì
người ta đã thành công trong việc sử dụng thức ăn chế biến để nuôi cá rô
đồng. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Mỹ Hạnh (2003) ương cá rô đồng
trong bể xi măng bằng thức ăn chế biến với thức ăn là lòng đỏ trứng và bột
đậu nành, sau đó là thức ăn của tôm càng xanh dạng mảnh có hàm lượng
đạm 36% thì tỷ lệ sống là: 31.47% ( mật độ ương 500 con/m2), 11.4% (mật
độ ương 1,000 con/m2), 9.47% (mật độ ương 1,500 con/m2).
Tương tự theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và ctv (2006) khi
ương cá bột trong ao đất (mật độ 1,000 cá bột/m2) bằng thức ăn lòng đỏ
trứng và bột đậu nành trong tuần lễ đầu, sau đó thức ăn Cagill có hàm
lượng đạm 28-36% sau 35 ngày ương thì cá đạt tỷ lệ sống từ 3.38-13.64%
trung bình 7.96%. Và cũng theo kết quả nghiên cứu của Đặng Khánh Hồng
và ctv (2006) thì cá rô đồng bằng thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ sống thu
được sau 4 tuần ương là 4.95%.
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì trứng cá rô đồng có thể được ấp
trong trong bể xi măng hoặc trong thau nhựa, mực nước sâu khoảng 25-30
cm. Mật độ ấp là 40,000-50,000 trứng/m2. Trong quá trình ấp không cần
sục khí, nhiệt độ nước là 28-30°C thời gian trứng nở là khoảng 18-20 giờ.
Cá bột sau khi nở có thể ương trong bể xi măng hoặc trong ao đất với mật
độ 400-600 con/m2. Thức ăn sử dụng là lòng đỏ trứng vịt + bột đậu nành
trong 10 ngày đầu, cám + bột đậu nành và bột cá cho ngày 11-20, cám và
bột cá cho ăn từ ngày 21 đến ngày thứ 30.
2.2 Sơ lược về một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động sống
của thủy sinh vật.
i) Yếu tố nhiệt độ

7


Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đối với các phản ứng hóa học. Người

ta biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10°C thì thời gian của phản ứng hóa học
rút ngắn còn một nữa. Cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường quyết
định sự hoạt động chung và nhất là dinh dưỡng của cá. Ở nhiệt độ thấp quá
hoặc cao quá, cá không còn bắt mồi được mà dự trữ mỡ cạn kiệt thì tuyết
sinh dục là nguồn dự trữ để duy trì sự sống của cá. Trong trường hợp này
tuyến sinh dục ngừng phát triển và bị tiêu biến, sinh sản bi ảnh hưởng xấu.
Đối với mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển sinh
dục và sinh sản. Ngoài khoảng nhiệt độ ấy, cá có thể sống nhưng không
thể thành thục và sinh sản được (Nguễn Tường Anh, 1999. dẫn bởi Lê Phú
Khởi, 2009).
Theo Lê Hoàng Bảo (1999, Trích từ Nguyễn Văn Bé, 1995) nhiệt
độ thích hợp đa số cho các loài cá nuôi từ 20-30°C, giới hạn cho phép là
10-40°C. Nguyễn Văn Kiểm (2000) mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích
ứng nhất định và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục yêu cầu nhiệt
độ khác nhau. Tuy nhiên nhiệt độ cao cũng có tác dụng thúc đẩy sự thoái
hóa tế bào trứng nhanh chóng. Sau khi đạt tới độ chính muồi sinh dục, tế
bào trứng sẽ thoái hóa trong vòng 15-20 ngày khi nhiệt độ gần với ngưỡng
trên của nhiệt độ sinh sản của loài.
Cá rô đồng phân bố rộng trong các thủy vực nướt ngọt có thể chịu
đựng được tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường như: mức nước
thấp, nhiệt độ cao, độ trong thấp, pH thấp, do có cơ quan hô hấp khí
trời,….Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng từ 22 - 30°C. Đối
với ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu phôi. Trứng sau khi thụ tinh
khoảng 15-19 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở phụ thuộc vào
nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 - 27°C phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h.
Nhiệt độ từ 28 - 30°C: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ. Nhiệt độ
>30°C, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình. Cá bột sau khi nở
khoảng 12 giờ có thể tự tìm mồi trong thủy vực.
(Osphronemid. />
Theo Lý Hồng Nga (2003, tích từ Nguyễn Thành Trung, 1998)

trứng cá rô đồng sau khi thụ tinh được tiến hành ấp với nhiệt độ từ 26.528°C hì sau 17,30 giờ trứng sẽ nở. Thời gian ấp trứng tỉ lệ nghich với nhiệt
độ, nhiệt độ càng cao thì tác động đến tốc độ phát triển phôi càng lớn, thời
gian ấp trứng ngắn. Đối với giai đoạn còn nhỏ (giống) theo Nguyễn Văn
Kiểm (2005) thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 26-30°C, nhưng biên độ giao
động phải nhỏ, nếu biên độ giao động lớn hơn hoặc bằng 2 thì sẽ ảnh
hưởng đến quá trình phát triển của phôi. Ngoài ra nhiệt độ tăng cao nó
không những tác động trực tiếp lên quá trình trao đổi chất của thủy sinh

8


vật, mà còn có ảnh hưởng gián tiếp làm tăng tính độc tố của khí NH3 trong
nước.
ii) Yếu tố pH
PH là một trong những yếu tố của môi trường ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống của thủy sinh vật. pH của máu tấc cả các động vật đều gần
bằng 7. Do đó, khi pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều làm thay
đổi áp suất thẩm thấu của màng tế bào làm rối loạn quá trình trao đổi muối
nước giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Do đó pH là trong những yếu
tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật. PH có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh
sản của cá. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH
thấp cá sẽ không đẻ hoặc đẻ rất ít (Trương Quốc Phú và ctv, 2006).
Theo Lê Hoàng Bảo (1999. Trích từ Swingle, 1969) thì sự ảnh
hưởng của pH đến cá nuôi như sau:
pH = 4.0 : điểm cá chết acid
pH = 5.0 : cá không sinh sản
pH = 5.0-6.5 : cá phát triển chậm
pH = 6.5-9.0 : môi trường thích hợp cho đa số các loài cá tôm nuôi
pH = 9.0-11.0 : điểm chết base

Khoảng pH thích hợp cho các loài cá nuôi từ 6.5-9, tốt nhất là 7, tuy
nhiên mỗi loài cá có khoảng pH thích ứng khác nhau. Khoảng pH lý tưởng
đối với các ao nuôi cá nước ngọt là từ 6.5-7.5, còn đối với đầm nuôi cá
nước lợ là khoảng 8.3. Đa số các loài cá có thể chịu đựng được một giới
hạn rộng của pH từ 5-9 (Lê Hoàng Bảo, 1999. Tích từ Nguyễn Văn Bé,
1995). pH tốt nhất cho cá rô đồng là từ 6.5-7.
/>Hầu hết các loại trứng cá điều không có khả năng phát triển trong
môi trường có pH quá cao hoặc quá thấp (5> pH >8). Nhưng điều quan
trọng hơn cả là pH phải ổn định, bất kỳ một thay đổi nào dù rất nhỏ về pH
cũng làm cho trứng ngừng phát triển. Do vậy nguồn nước cung cấp cho
quá trình ấp trứng cần được xử lý và điều chỉnh cho thích hợp với sự phát
triển của phôi cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).

9


Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật pH còn có
tác dụng gián tiếp làm tăng độc tính của một số khí hòa tan trong môi
trường nước là NH3, H2S. Khi pH tăng thì làm tăng tính độc của NH3, khi
pH giảm thì làm tăng tính độc của H2S (Trương Quốc Phú, 2006).
iii) Yếu tố Oxy
Nguồn cung cấp oxy cho thủy vực là do sự quang hợp của các thực
vật thủy sinh và sự khuyếch tán từ không khí, nhưng quá trình làm mất oxy
trong thủy vực do sự phân hủy của hợp chất hữu cơ và sự hô hấp của thủy
sinh vật. Do vậy lượng oxy hòa tan có liên quan rất nhiều yếu tố cùng tồn
tại với nó trong nước.
Mỗi loài cá và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục điều có
nhu cầu oxy khác nhau. Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước để
đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá phải từ 3-4 mgO2/lít. Nếu thấp
hơn 2 mgO2/lít cá có hiện tượng nổi đầu nhẹ. Oxy hòa tan thấp từ 0.5-1

mgO2/lít cá nổi đầu nặng và từ 0.1-0.5 mgO2/lít cá có thể chết hàng loạt.
Tuy nhiên một số loài cá do có cơ quan hô hấp phụ hoặc có khả năng hô
hấp toàn thân có khả năng sống trong môi trường oxy hòa tan rất thấphoặc
bằng không (Nguyễn Văn Kiểm, 2000). Ngoài ra ngưỡng oxy cao hay thấp
phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, ví dụ ở giai đoạn phôi thì hàm
lượng oxy tối phải từ 3-4 ppm (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Đối với cá rô
đồng ở giai đoạn cá giống thì hàm lượng oxy trong các bể ương dao động
từ 2.39-5.28 ppm. Mặc dù hàm lượng oxy hòa tan thấp nhưng cá rô đồng
có cơ quan hô hấp phụ được hình thành từ ngày thứ 12-13 nên cá vẫn sống
được trong điều kiện oxy thấp (Hồ Mỹ Hạnh, 2003).
iv) Ảnh hưởng của độ mặn
Độ mặn là tổng hàm lượng các muối hòa tan trong môi trường nước
(chủ yếu là NaCl), hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng
phần nghìn (ppt). Các động vật có khả năng sinh sống trong môi trường
nước mặn đòi hỏi phải có các cơ chế điều chỉnh đặc biệt, chẳng hạn các
tuyến bài tiết muối hay gia tăng năng lực bài tiết của thận (theo Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia). Do đó các loài sống trong môi trường nước ngọt
khi vào môi trường nước lợ cần phải có quá trình điều hòa áp xuất thẩm
thấu của cơ thể để thích ứng. Độ mặn thích hợp cho mỗi loài thủy sinh vật
khác nhau tùy loài, nếu vượt ra khỏi khoảng thích hợp sinh vật sẽ tốn một
phần năng lượng để điều hòa áp xuất thẩm thấu. Điều này sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển và tăng trưởng của thủy sinh vật.

10


Có rất nhiều loài cá nước ngọt có thể sống trong môi trường nước
lợ, và có thể sinh sản và phát triển tốt ở vùng có độ mặn khoảng 4-5‰.
Đặc biệt một số loài cá nước ngọt có thể sống được cả vùng nước lợ và
mặn, tuy nhiên nếu độ mặn vượt quá 20‰ thì cá sinh trưởng và phát triển

kém (Lê Văn Các và ctv, 2006). Khả năng chịu đựng nồng độ muối khác
nhau theo từng loài và tùy vào từng giai đoạn phát triển: ở cá Rô hu giai
đoạn cá bột, cá giống và cá thịt có ngưỡng độ mặn lần lượt là 14.1-15‰;
15.2-16.9‰; 15.7-17.1‰. Trong khi đó ở cá Mrigal thì giai đoạn giống là
16-17‰ và cá thịt lên đến 23.4‰ (Phạm Mạnh Tưởng, 1990. dẫn bởi Lê
Phú Khởi, 2009).
v) Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên thì quá trình phát triển của thủy sinh vật còn
chịu tác động của các yếu tố khác như hàm lượng CO2, NO2, NH3,
H2S,…Hàm lượng tối đa của các chất này để an toàn cho sự phát triển của
thủy sinh vật là: CO2<5 mg/lít, NO2<0,5 mg/lít, NH3<0,1 mg/lít, H2S = 0
(Trương Quốc Phú, 2006). Các nguyên tố kim loại nặng như: sắt, đồng,
nhôm, chì, thủy ngân khi tồn tại ở hàm lượng cao điều tác hại đến quá trình
phát triển của thủy sinh vật. Đặc biệt là quá trình phát triển của phôi.
Chúng có thể tăng hay giảm tỷ lệ dị hình, tỷ lệ chết của phôi trước khi nở
(Nguyễn Văn Kiểm, 2005).

11


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2008 – 6/2009
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại trại cá - Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Các dụng cụ phục vụ trong nghiên cứu
Thùng nhựa cho cá bố mẹ sinh sản thể tích 60 lít
Thùng nhựa ấp trứng thể tích 30 lít/thùng
30 thùng xốp ương cá bột thể tích 30 lít/thùng

Kim tiêm 5ml, kích dục tố LH-RHa
70 chén nhựa ấp trứng
Máy thổi khí, máy bơm nước, bóng đèn
Ống dẫn khí, dây dẫn khí, van, đá bọt
Cân điện tử (d=0.01) dùng cân cá
Kính hiển vi, thước kẻ vạch (mm), bàn đo cá
Nhiệt kế
Ống xi phong
Đĩa Petri, lam, vợt, muỗng, sổ ghi chép
Các bộ tets đo môi trường: PH, NO2, NH3
Khúc xạ kế

12


×