Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

mẹo làm part 6 toeic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.92 KB, 10 trang )

Bí quyết làm Toeic Part 6
Part 6 – Text Completion
1. Chỉ dẫn và các chiến lược làm bài
- Đây là những lời chỉ dẫn cho Part 6 của bài thi TOEIC mới. Bạn hãy đọc kỹ
chúng. Nếu bây giờ bạn đã hiểu rõ chỉ dẫn, bạn sẽ không phải đọc lại chúng
trong bài thi thật.
Directions: Read the texts that follow. A word or phrase is missing in some of the
sentences. Four answer choices are given below each of the sentences. Select the
best answer to complete the text. Then mark the letter (A), (B), (C), or (D) on your
answer sheet.
- Trong chuyên mục này, bạn sẽ học về những kiểu loại phổ biến nhất về hoàn thành
đoạn văn trong Part 6. Đoạn văn cần hoàn thành là một đoạn đã bị xóa đi vài từ. Bạn
cần phải hiểu toàn bộ đoạn văn để chọn từ đúng để điền vào chỗ trống.
- Bạn sẽ thấy là những kiểu loại bạn đã học trong Part 5 sẽ hữu ích cho Part 6. Trong
chuyên mục này, bạn sẽ học những kiểu loại phổ biến của Part 6 như sau:
Từ trong ngữ cảnh (Words in context)
Đại từ (Pronouns)
Sự thống nhất của chủ ngữ với động từ (Subject-verb agreement)
Trợ động từ tình thái (Modal auxiliaries)
So sánh tính từ (Adjective comparisons)
Danh động từ hoặc động từ nguyên thể (gerunds or infinitives)
a. Từ trong ngữ cảnh (Words in context)
- Trong Part 6 của đề thi TOEIC mới, bạn sẽ phải chọn một từ đúng cho văn cảnh của
đoạn văn. Bạn phải có khả năng nhận ra những từ mang đúng nghĩa trong cả văn cảnh
khẳng định và phủ định.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TỪ TRONG NGỮ CẢNH

/>

Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Từ bị thiếu đó có cần mang nghĩa tương đồng với ngữ cảnh khẳng định


không?
We worked all last night to finish the project on time.
SAI: [Our clock was this morning.]
ĐÚNG: Our deadline was this morning.
Từ bị thiếu đó có cần mang nghĩa tương đồng với ngữ cảnh phủ định
không?
She never gave her friends anything.
SAI: [She wasn’t very loyal.]
ĐÚNG: She wasn’t very generous.
- Luyện tập
b. Đại từ (Pronouns)
- Đại từ là những từ được dùng để thay thế các danh từ hoặc cụm danh từ.
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG I, you, she, he, it, we, they
ĐẠI TỪ TÂN NGỮ me, you, her, him, it, us, them
TÍNH TỪ SỞ HỮU my, your, her, his, its, our, their
ĐẠI TỪ SỞ HỮU mine, yours, hers, his, its, ours, theirs
ĐẠI TỪ PHẢN THÂN myself, yourself, herself, himself, itself, ourselves,
yourselves, themselves
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU ĐẠI TỪ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Đại từ đó có thống nhất với danh từ mà nó thay thế về mặt số lượng (số ít
/>

hoặc số nhiều) không?
SAI: [I made the mistake, so I will correct them.]
ĐÚNG: I made the mistake, so I will correct it.
Đại từ đó có thống nhất với danh từ mà nó thay thế về mặt giới tính
(he, she, hoặc it) không?
SAI: [We waited for Mrs. Baxter, but he was late.]
ĐÚNG: We waited for Mrs. Baxter, but she was late.

Đại từ đó có thống nhất với danh từ mà nó thay thế về mặt ngữ pháp (chủ
ngữ, tân ngữ, sở hữ, hay phản thân) không?
SAI: [My boss asked myself to work late.]
ĐÚNG: My boss asked me to work late.
Luyện tập
c. Sự thống nhất của chủ ngữ với động từ (Subject-verb agreement)
- Chủ ngữ và động từ trong một câu hoặc một mệnh đề phải thống nhất với nhau về mặt
số lượng (số nhiều, số ít) và về ngôi (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba).
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU THỐNG NHẤT CỦA CHỦ NGỮ VỚI ĐỘNG TỪ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Danh từ đó có phải là danh từ tập hợp không? Nó có được coi là một đơn vị
không? Nếu có, thì động từ có phải là số ít không?
SAI: [The committee are meeting again on Monday morning.]
ĐÚNG: The committee is meeting again on Monday morning.
Danh từ đó có phải là danh từ tập hợp mà nói về những yếu tố đơn lẻ, riêng
rẽ không? Nó có được coi là số nhiều không? Nếu có, thì động từ có phải là
số nhiều không?
SAI: [The police is currently investigating the situation.]

/>

ĐÚNG: The police are currently investigating the situation.
Danh từ kết thúc bằng s có được coi là số ít không? Nếu có, thì động từ có
phải là số ít không?
SAI: [The news have not been good lately.]
ĐÚNG: The news has not been good lately.
Có cụm từ nào tách chủ ngữ khỏi động từ không? Nếu có, thì bạn đã tìm
thấy động từ chưa? Bạn có tìm thấy chủ ngữ của động từ đó không? Chúng
có thống nhất với nhau không?
SAI: [The price of our goods are lower than that of our competitors.]



ĐÚNG: The price of our goods is lower than that of our competitors.

Luyện tập
d. Trợ động từ tình thái (Modal auxiliaries)
- Trợ động từ tình thái là những từ “trợ giúp” tạo ra ý nghĩa nhất định và chỉ ra thì của
động từ. Những ví dụ về trợ động từ tình thái là:
HIỆN TẠI/TƯƠNG LAI
THÀNH

QUÁ KHỨ/LỜI NÓI GIÁN TIẾP TÌNH THÁI HOÀN

shall*/will

would

will/would have

can

could

could have

may/might might

may/might have

should


should

should have

ought to

ought to

ought to have

must

had to

must have

* Shall, theo truyền thống trong tiếng Anh-Anh, được dùng để diễn đạt thì tương lai cho
ngôi thứ nhất và thứ ba. Ngày nay, will phổ biến hơn. Shall trong cả tiếng Anh-Anh và
Anh-Mỹ được dùng trong những lời nghi thức để mời chào hoặc đề nghị dưới dạng một
/>

câu hỏi: Shall I answer the phone for you? Shall we take another look at the budget?
Nói chung nó không được kiểm tra tới trong đề thi TOEIC mới.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TRỢ ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Động từ chính trong câu có ở thì hiện tại không? Nếu có, thì trong mệnh đề
phụ có động từ tình thái nào ở dạng hiện tại không?
SAI: [He is sure he could meet us there.]
ĐÚNG: He is sure he can meet us there.

Động từ chính trong câu có ở thì quá khứ không? Nếu có, thì trong mệnh
đề phụ có động từ tình thái nào ở dạng quá khứ không?
SAI: [He thought he will retire soon.]
ĐÚNG: He thought he would retire soon.
Hành động của động từ trong mệnh đề phụ có xảy ra trước hành động của
động từ chính không? Nếu có, thì trong mệnh đề phụ có động từ tình thái
nào ở dạng hoàn thành không?
SAI: [I think that I might make a mistake yesterday.]
ĐÚNG: I think that I might have made a mistake yesterday.
Luyện tập
e. So sánh tính từ (Adjective comparisons)
- Bạn nào quên ngữ pháp cơ bản về các dạng so sánh của tính từ (adjective) thì hãy ôn
lại qua bài giảng video dưới đây.
(Lược dịch:
Hi there! Tên tôi là Valen. Và đây là bài học về Tính từ so sánh hơn kém (Comparative
Adjectives).
Tính từ là những từ dùng để miêu tả danh từ, ví dụ: tall, smart, cold… Và chúng ta
dùng tính từ so sánh để miêu tả 2 danh từ và so sánh chúng với nhau. Hãy xem tính từ
trong ví dụ.
/>

“Smart” (thông minh) là tính từ và nó miêu tả cô gái (Sue). Nếu bạn muốn dùng tính từ
này để so sánh với 1 người khác (Sue thông minh hơn em trai cô ấy), thì bạn thêm “er” vào sau nó.
Vậy với những tính từ nào có 1 âm tiết ví dụ như: smart, old, tall, cold…, chúng ta thêm
“-er” vào cuối tính từ đó, như đã làm ở trên.
Trong trường hợp tính từ có cấu tạo “phụ âm-nguyên âm-phụ âm” như big, hot..., thì
chúng ta phải nhân đôi phụ âm cuối lên rồi mới thêm “-er”.
Vậy còn những tính từ có 2 âm tiết trở lên thì sao? Làm cách nào để đổi chúng sang
dạng so sánh hơn kém? Nếu tính từ kết thúc bằng “y” thì bạn cần chuyển “y” thành
“i” rồi mới thêm “-er”.

Còn những tính từ có 2 âm tiết trở lên và không kết thúc bằng “y” thì sao? Ví dụ từ
“honest”, chúng ta không nói “honester”, mà chúng ta nói “more honest”. Chung ta
không thêm gì vào sau từ này, mà chỉ thêm từ “more” vào đằng trước nó. Với từ
“difficult” cũng tương tự.)
Ôn lại, với tính từ có 1 âm tiết (như từ “short”), để so sánh thì ta thêm “-er” vào sau
nó. Tính từ có 2 âm tiết kết thúc bằng “y” thì chuyển “y” thành “i” rồi thêm “-er”. Với
tính từ khác có từ 2 âm tiết trở lên (chẳng hạn “expensive”), thì thêm “more” vào trước
nó.)

- Sự so sánh hơn kém được dùng để so sánh hai thứ mà thôi. Người ta sử dụng ba cấu
trúc khác nhau để so sánh:
1. Nếu tính từ là từ một âm tiết (ví dụ tall), thì thêm –er vào sau (ví dụ taller).
2. Nếu tính từ là từ có hai âm tiết và kết thúc bằng –y (ví dụ heavy), thì đổi y thành i rồi
thêm –er vào sau (ví dụ heavier).
3. Nếu tính từ có từ hai âm tiết trở lên (ví dụ handsome/beautiful), thì thêm more phía
trước nó (ví dụ more handsome/more beautiful).
Nếu có hai người hoặc hai vật được so sánh trong câu, thì thêm than vào sau thể so sánh
(ví dụ taller than – cao hơn; heavier than – nặng hơn; more beautiful than – đẹp hơn).
- Sự so sánh hơn nhất được dùng để so sánh từ ba thứ trở lên.
/>

1. Nếu tính từ là từ một âm tiết (ví dụ tall), thì thêm –est vào sau (ví dụ tallest). Đồng
thời thêm the vào trước nó (the tallest – cao nhất).
2. Nếu tính từ có hai âm tiết và kết thúc bằng –y (ví dụ heavy), thì đổi y thành i rồi thêm
–est vào sau (ví dụ heaviest). Đồng thời thêm the vào trước nó (the heaviest – nặng
nhất).
3. Nếu tính từ có từ hai âm tiết trở lên (ví dụ handsome/beautiful), thì thêm the most
phía trước nó (ví dụ the most handsome – người đẹp trai nhất; the most beautiful – đẹp
nhất).
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU SO SÁNH TÍNH TỪ

Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Đó có phải là sự so sánh giữa hai thứ không? Nếu có, thì từ than có được sử
dụng không?
SAI: [He seems more qualified then he is.]
ĐÚNG: He seems more qualified than he is.
Đó có phải là sự so sánh nhiều hơn hai thứ không? Nếu có, thì từ the có
đứng trước tính từ không?
SAI: [Our company submitted highest bid.]
ĐÚNG: Our company submitted the highest bid.
Đó có phải là sự so sánh ngang bằng giữa hai thứ không? Nếu có, thì cấu
trúc as + adjective + as có được sử dụng không?
SAI: [They are not experienced as they could be.]
ĐÚNG: They are not as experienced as they could be.
Có dạng tính từ bất quy tắc nào không? Nếu có, thì hãy chắc chắn là bạn
ghi nhớ nó.
TÍNH TỪ BẤT QUY TẮC DẠNG SO SÁNH DẠNG SO SÁNH HƠN NHẤT
good

better

best
/>

bad

worse

far

farther, further


little

less

many, much

worst
farthest, furthest

least
more

most

SAI: [This is the good evaluation I’ve ever gotten.]
ĐÚNG: This is the best evaluation I’ve ever gotten.
Luyện tập
f. Danh động từ hoặc động từ nguyên thể (Gerunds or infinitives)
- Danh động từ (những từ có đuôi –ing) và động từ nguyên thể (to + động từ) là những
dạng động từ có thể được dùng như các danh từ. Chúng có thể được dùng làm chủ ngữ,
tân ngữ, hoặc tân ngữ của giới từ. Khi chúng được dùng làm tân ngữ trực tiếp, bạn phải
nhìn vào động từ chính để quyết định xem cần dùng danh động từ hay động từ nguyên
thể. Bạn có thể tìm danh sách về những động từ đặc biệt này trong hầu hết các sách ngữ
pháp tham khảo.
- Bạn nào quên ngữ pháp cơ bản về chủ điểm này thì có thể ôn lại qua video dưới đây.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU DANH ĐỘNG TỪ HOẶC ĐỘNG TỪ NGUYÊN
THỂ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Động từ chính có phải là động từ mà nhất thiết theo sau nó phải là một

danh động từ không (ví dụ admit, consider, enjoy, regret, v.v…). Nếu phải,
thì tân ngữ trực tiếp có ở dạng danh động từ (V-ing) không?
SAI: [Mai regrets to take that extra piece of pie.]
ĐÚNG: Mai regrets taking that extra piece of pie.
Động từ chính có phải là động từ mà nhất thiết theo sau nó phải là một
động từ nguyên thể không (ví dụ afford, ask, decide, expect, v.v…)? Nếu
phải, thì tân ngữ trực tiếp có ở dạng động từ nguyên thể (to + động từ)
/>

không?
SAI: [We expect finishing before the deadline.]
ĐÚNG: We expect to finish before the deadline.
Luyện tập
2. Ôn tập chiến lược
a. Ôn lại những chiến lược sau cho Part 6 của đề thi TOEIC mới.
Với các kiểu từ trong ngữ cảnh, hãy tự hỏi bạn:
- Từ bị thiếu đó có cần mang nghĩa tương đồng với ngữ cảnh tích cực không?
- Từ bị thiếu đó có cần mang nghĩa tương đồng với ngữ cảnh tích cực không?
Với các kiểu đại từ, hãy tự hỏi bạn:
- Đại từ đó có thống nhất với danh từ mà nó thay thế về mặt số lượng (số ít hoặc số
nhiều) không?
- Đại từ đó có thống nhất với danh từ mà nó thay thế về mặt giới tính (he, she, hoặc it)
không?
- Đại từ đó có thống nhất với danh từ mà nó thay thế về mặt ngữ pháp (chủ ngữ, tân
ngữ, sở hữ, hay phản thân) không?
Với các kiểu thống nhất của chủ ngữ với động từ, hãy tự hỏi bạn:
- Danh từ đó có phải là danh từ tập hợp và được coi là một đơn vị đi cùng với một động
từ số ít không?
- Danh từ đó có phải là danh từ tập hợp và được coi là một danh từ số ít đi cùng với
một động từ số nhiều không?

- Danh từ đó có kết thúc bằng –s và được coi là một danh từ số ít đi cùng với một động
từ số ít không?
- Có cụm từ nào phân cách chủ ngữ khỏi động từ không?
Với các kiểu trợ động từ tình thái, hãy tự hỏi bạn:
- Nếu động từ chính trong câu đang ở thì hiện tại, thì trong mệnh đề phụ có động từ tình
/>

thái nào ở dạng hiện tại không?
- Nếu động từ chính trong câu đang ở thì quá khứ, thì trong mệnh đề phụ có động từ
tình thái nào ở dạng quá khứ không?
- Nếu hành động của động từ trong mệnh đề phụ xảy ra trước hành động của động từ
chính, thì trong mệnh đề phụ có động từ tình thái nào ở dạng hoàn thành không?
Với các kiểu so sánh tính từ, hãy tự hỏi bạn:
- Hai thứ đang được so sánh và có dùng từ than đúng không?
- Nhiều hơn hai thứ đang được so sánh, và từ the đứng trước tính từ đúng không?
- Có phải tất cả mọi thứ đang được so sánh, và dạng so sánh hơn nhất có được sử dụng
không?
- Có phải hai thứ đang được so sánh ngang bằng với cấu trúc as + tính từ + as không?
- Có dạng tính từ bất quy tắc nào không?
Với các kiểu danh động từ hoặc động từ nguyên thể, hãy tự hỏi bạn:
- Theo sau động từ chính có nhất thiết phải là danh động từ không?
- Theo sau động từ chính có nhất thiết phải là động từ nguyên thể không?
b. Luyện tập chiến lược
Luyện tập chiến lược
ÔN TẬP PART 6

/>



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×