Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

GIẢI PHÁP KĨ THUẬT HẠN CHẾ ÙN TẮT GIAO THÔNG TẠI TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 18 trang )

TRƯƠNG ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ
II
GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
HẠN CHẾ ÙN TẮT GIAO
THÔNG TẠI TP.HCM


GIÁO VIÊN BỘ MÔN: NGUYỄN THANH NGA
NHÓM THỰC HIÊN:
-PHẠM THANH HẢI
-


THỰC TRẠNG ÙN TẮT GIAO THÔNG TẠI TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao
gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân
số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1
tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là
7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt
Nam), mật độ trung bình 3.419
người/km². Đến năm 2011 dân số thành
phố tăng lên 7.521.138 người.[5] Tuy nhiên
nếu tính những người cư trú không đăng
ký thì dân số thực tế của thành phố vượt
trên 10 triệu người.


THỰC TRẠNG ÙN TẮT GIAO HÔNG TẠI TP.HCM
Ùn tắc giao thông đô thị là một hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải về giao thông vận tải ở đô thị. Sự quá tải


này do mức độ phát triển của hệ thống giao thông
đô thị không đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số đô thị, không đáp ứng được nhu
cầu về giao thông vận tải của người dân. Ùn tắc giao thông với tần suất xảy ra
thường xuyên, liên tục và kéo dài triền miên đã gây ra rất nhiều vấn đề bức xúc như:
lãng phí thời gian, tiền bạc, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
con người, giảm năng suất lao động, tai nạn giao thông, làm mất cảnh quan đô thị
và nhiều tệ nạn xã hội khác, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống người dân đô thị. Ùn tắc giao thông ở TP.HCM hiện nay đã và đang là vấn đề cấp bách
hàng đầu, cần được giải quyết ngay, không chỉ trong ngắn hạn mà còn cần phải có tầm
nhìn dài hạn lâu dài. Vậy giải pháp nào cho vấn đề ùn tắc giao thông tại TP.HCM
hiện nay?


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ÙN TẮT GIAO THÔNG TẠI
TP.HCM

Dòng xe chen chúc nối đuôi nhau bên
một lô cốt trên đường Phan Đình
Phùng chiều 23-10-2009. Ảnh: Đức Trí


NHỮNG TÁC HẠI CỦA ÙN TẮT GIAO THÔNG
*Theo số liệu sơ bộ của Trung tâm Nghiên cứu cuộc sống phát
triển bền vững (CSDP), chỉ riêng TP Hà Nội, chi phí tăng thêm
do tiêu hao nhiên liệu và lãng phí công lao động vì ùn tắc giao
thông ở nội thành khoảng 36,4 tỷ VNĐ/ngày (12.812 tỷ
VNĐ/năm, tương đương khoảng 600 triệu USD/năm). Còn tại
TPHCM, theo ông Lê Quyết Thắng, Giám đốc Khu quản lý giao
thông đô thị số 1, mỗi năm thành phố thiệt hại khoảng 170 tỷ
đồng do ùn tắc giao thông.

Có thể thấy, ùn tắc giao thông đang gây thiệt hại không nhỏ
cho sự phát triển kinh tế quốc gia, giảm hiệu suất lao động và
tăng các chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất.
Trong bối cảnh kinh tế giảm phát và khó khăn như hiện nay,
lãng phí trong giao thông lại đặt thêm một gánh nặng đối với
đời sống kinh tế của người dân.


NHỮNG TÁC HẠI CỦA ÙN TẮT GIAO THÔNG
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất
của một nhóm nghiên cứu gồm
nhiều nhà khoa học đến từ các
trung tâm nghiên cứu về môi
trường (Trung tâm Luật và chính
sách môi trường Đại học Yale, Mỹ;
Trung tâm Hợp tác nghiên cứu của
Ủy ban châu Âu; Trung tâm Quốc tế
mạng lưới thông tin khoa học Trái
đất của Đại học Columbia, Mỹ) thì
chỉ số chất lượng môi trường (EPI
– Environment Performance Index)
Việt Nam đang dần rơi vào cuối
bảng của nhóm trung bình, xếp 79
trên 132 quốc gia. Trong đó, riêng về
chất lượng không khí, nước ta xếp
thứ 123.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở VN



NHỮNG TÁC HẠI CỦA ÙN TẮT GIAO THÔNG
*Cũng theo thống kê của nhóm nghiên cứu trên, chỉ số chất
lượng không khí (ảnh hưởng đến sức khỏe con người) của
Việt Nam đang rất thấp (31) và ngày càng giảm so với năm 2000
(43,1). Từ số liệu trên cho thấy Việt Nam đang đứng trước vấn
đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ngày càng có dấu hiệu tồi
tệ hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người,
gây ra các chứng bệnh về hô hấp.
*Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những sản
phụ sống ở đô thị có không khí bị ô nhiễm có nguy cơ sinh non
cao hơn sản phụ bình thường đến 30%.


Ý TƯỞNG HẠN CHẾ ÙN TẮT GIAO THÔNG TẠI
TH.HCM
*Vào giờ cao điểm, do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông quá đông sẽ
khiến cho vài điểm giao nhau trên đường nội thành bị ùn tắc giao thông. Khi các
đoạn đường giao nhau này đã bị ùn tắc, nhưng một số người tham gia giao
thông gần đó do không nắm bắt được thông tin nên họ vẫn đi vào những đoạn
đường đang ùn tắc này, dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng và kéo dài. Đối
với phương tiện giao thông là xe ôtô, xe tải,.v.v… có trang bị Radio thì bác tài có
thể tiếp nhận thông tin cảnh báo ùn tắc thông qua kênh Radio VOV Giao thông,
còn những người tham gia giao thông khác không nghe được Radio thì sao?
Làm sao để các phương tiện tham gia giao thông đều có thể nhận biết đoạn
đường phía trước có ùn tắc giao thông hay không?
*Để biết được đoạn đường phía trước có đang bị ùn tắc hay không, tôi đã suy
nghĩ để tìm ra giải pháp. Đó chính là “HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU CẢNH BÁO
SỚM ÙN TẮC GIAO THÔNG”, đèn tín hiệu giúp người tham gia giao thông sớm
có sự chọn lựa đường đi cho mình, tránh đi vào các điểm giao nhau đang ùn tắc.



1. MÔ TẢ Ý TƯỞNG
Tại các đoạn đường giao nhau hiện nay
chúng ta đang có bộ đèn tín hiệu giao
thông dừng và di chuyển, với 3 màu đèn
tính hiệu bao gồm (hình 1):
- Đèn Đỏ (dừng)
- Đèn Vàng (chuẩn bị dừng)
- Đèn Xanh Lá (được phép di chuyển)


1. MÔ TẢ Ý TƯỞNG
*Như vậy, hệ thống đèn tín hiệu giao thông của chúng ta
hiện nay đang thiếu một loại đèn tín hiệu, đó chính là đèn
tính hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông.
*Hệ thống đèn tín hiệu này bao gồm 1 đèn đỏ (loại đèn cảnh
báo) sẽ được lắp đặt phía dưới đèn tín hiệu hiện có, nằm
ngang với đèn xanh
*Ý nghĩa:
-Đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông sẽ được đặt ngang với
đèn tín hiệu màu xanh. Có ý nghĩa cảnh báo khi tiếp tục di
chuyển, đoạn đường giao nhau phía trước đang bị ùn tắc.
-Khi người tham gia giao thông đến một điểm giao nhau bất
kỳ trên đường, và thấy đèn tín hiệu cảnh báo ùn tắc phía
trước bật sáng, họ sẽ chủ động rẽ trái hoặc rẽ phải để chọn
cho mình một nhánh đường khác di chuyển, tránh điểm
giao nhau của đoạn đường phía trước đang bị ùn tắc .


2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

*Tại các đoạn đường giao nhau, trên
các cột đèn giao thông hiện hữu, rất
cần lắp đặt thêm một đèn tín hiệu
cảnh báo sớm ùn tắc giao thông.
*Như chúng ta thường thấy, tại vỉa
hè các góc ngã tư bên tay phải người
tham gia giao thông luôn có 1 cột đèn
tín hiệu. 4 góc ngã tư (A, B, C, D) là 4
cột đèn, tại các điểm cột này chúng ta
sẽ lắp đặt thêm 4 đèn cảnh báo sớm
ùn tắc giao thông

HÌNH MINH HỌA


2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
*Vào giờ cao điểm, một người tham
gia giao thông di chuyển theo hướng
CB, khi đến giao lộ tại điểm C, người
tham gia giao thông thấy tín hiệu đèn
cảnh báo sớm ùn tắc giao thông tại vị
trí C đang bật sáng. Khi đó người
tham gia giao thông có thể không
muốn tiếp tục đi thẳng, nhằm tránh
điểm ùn tắc phía trước, họ sẽ chọn
nhánh rẽ trái hoặc rẽ phải để tiếp tục
hành trình. Tuy nhiên, vào lúc này,
người tham gia giao thông không biết
nên rẽ hướng nào để đoạn đường sắp
di chuyển sẽ không bị ùn tắc


HÌNH MINH HỌA


2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
*Muốn biết phía trước đoạn đường rẽ phải (hướng
DC) có bị ùn tắc hay không, người tham gia giao
thông sẽ nhìn sang cột đèn tín hiệu tại điểm D để
được hướng dẫn cảnh báo. Nếu đèn cảnh báo tại
điểm D bật sáng, thì đoạn đường phía trước, khi rẽ
Phải đang bị ùn tắc. Ngược lại, nếu tại điểm D đèn
cảnh báo không bật sáng thì phía trước đoạn đường
rẽ Phải không bị ùn tắc, an toàn để di chuyển.
*Muốn biết phía trước đoạn đường rẽ trái (hướng
BA) có bị ùn tắc hay không, người tham gia giao
thông sẽ nhìn sang cột đèn tín hiệu tại điểm B để
được hướng dẫn cảnh báo. Nếu đèn cảnh báo tại
điểm B bật sáng, thì đoạn đường phía trước, khi rẽ
Trái đang bị ùn tắc. Ngược lại, nếu tại điểm B đèn
cảnh báo không bật sáng thì phía trước đoạn đường
rẽ trái không bị ùn tắc, an toàn để di chuyển.

HÌNH MINH HỌA


QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU CẢNH BÁO
TRƯỚC ÙN TẮT GIAO THÔNG
*Bên trong mỗi đèn cảnh báo sớm
ùn tắc giao thông sẽ được lắp đặt
một thiết bị điều khiển từ xa thông

qua hệ thống viễn thông không
dây, như điện thoại di động. Mỗi
đèn tín hiệu cảnh báo sớm là một
mã số tương đương với 1 số điện
thoại di động không dây


QUẢN LY VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU CẢNH BÁO
TRƯỚC ÙN TẮT GIAO THÔNG
*Khi có xảy ra ùn tắc giao thông tại một địa điểm nào đó, một
trong các cơ quan chủ quản như Sở Giao thông công chính,
hoặc Cảnh sát Giao thông khu vực, hoặc đơn vị đài Radio VOV
Giao thông sẽ nhận trách nhiệm điều khiển các đèn tín hiệu
cảnh báo sớm ùn tắc này. Hoặc lắp đặt công tắc an toàn giúp
người dân sống quanh vùng có đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao
thông điều khiển đèn tính hiệu này. Giúp đưa ra các cảnh báo
ùn tắc sớm cho người tham gia giao thông, điều tiết giao thông
và hướng dẫn người tham gia giao thông chọn nhánh giao
thông khác để tiếp tục di chuyển, không đổ về địa điểm đang bị
ùn tắc, tránh gây ùn tắc nghiêm trọng và kéo dài. Các cơ quan
chủ quản này sẽ thực hiện các thao tác sau để bật hoặc tắt các
đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông


NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Thông thường, đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông sẽ
luôn luôn Off (tắt), trung tâm điều tiết giao thông hoặc cơ
quan chủ quản sẽ thực hiện một cuộc gọi vào số máy của đèn
tín hiệu đã định trước. Khi đó đèn cảnh báo sẽ tự động bật
(On).

Khi đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông đang ở chế độ
On (đang hoạt động), trung tâm điều tiết giao thông hoặc cơ
quan chủ quản sẽ thực hiện tiếp một cuộc gọi vào số máy của
đèn tín hiệu đã định trước. Khi đó đèn cảnh báo sẽ tự động
chuyển sang chế độ Off (ngưng hoạt động)


SỰ CẦN THIẾT CỦA Ý TƯỞNG
Nếu ý tưởng được đầu tư và đưa vào hiện thực, nó sẽ mang lại những giá trị
kinh tế, xã hội có lợi như thế nào với cộng đồng?
Nếu ý tưởng được đầu tư và đưa vào hiện thực, nó sẽ có 2 tác dụng:
1/ Cảnh báo sớm cho người tham gia giao thông biết đoạn đường phía trước
đang có ùn tắc giao thông.
2/ Chỉ dẫn nhánh đường không gây ùn tắc để người tham gia giao thông có
sự chọn lựa tránh điểm ùn tắc giao thông.
- Tính khả thi và ứng dụng của ý tưởng nằm ở đâu?
Tính khả thi và ứng dụng của ý tưởng nằm ở việc chỉ đơn thuần gắn thêm
một đèn cảnh báo, và được điều khiển từ xa thông qua trung tâm điều tiết
giao thông đô thị. Một giải pháp đơn giản, đầu tư ít tốn kém, có thể áp dụng
ngay hoặc thí điểm áp dụng.



×