Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.3 KB, 152 trang )

BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ BAN NÂNG CAO
LỊCH SỬ 11
0917614559
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI BAN NÂNG CAO
CHƯƠNG I
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(GIỮA THẾ KỶ XVI – CUỐI THẾ KỶ XVIII)
Bài 1: Cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI
A. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở Châu Âu vào khoảng thời gian nào?
A. Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.
B. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
C. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.
D. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
2. Biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế Nê-dec-lan giữa thế kỷ XVI phát triển?
A. Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển.
B. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất, thương mại lớn.
C. Nhiều ngân hàng được thành lập đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế đất nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
3. Những biểu hiện nào chứng tỏ xã hội tư bản đã hình thành ở Hà Lan?
A. Giai cấp tư sản sớm ra đời.
B. Thợ thủ công và nông dân bị phá sản trở thành công nhân làm thuê trong
các công trường thủ công.
C. Tầng lớp thị dân nghèo đông đảo hơn.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
4. Đầu thế kỷ XVI, Nê-dec-lan chịu sự thống trị của nước nào?
A. Áo.
B. Anh.


C. Tây Ban Nha.
D. Bồ Đào Nha.
5. Nhân dân Nê-dec-lan nổi dậy chống sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha
dưới những hình thức nào?
A. Sử dụng thơ ca chế giễu nhà thờ Thiên Chúa, đập phá tượng thánh, vũ
trang chống chính quyền phong kiến.
B. Tầng lớp quý tộc lập thỏa hiệp quý tộc.
C. Giai cấp tư sản lập tổ chức thỏa hiệp thương nhân.


D. Cả 3 ý trên đều đúng.
6. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nê-dec-lan phá nhà thờ Thiên Chúa, lùng bắt
cả giám mục còn gọi là:
A. cải cách tôn giáo.
B. phong trào chống đạo Gia-tô
C. phong trào phá tượng thánh.
D. phong trào đả phá giáo hội.
7. Phong trào phá tượng thánh bắt đầu bùng nổ lúc nào?
A. Tháng 8/1566.
B. Tháng 9/1566.
C. Tháng 10/1566.
D. Tháng 11/1566.
8. Tháng 8/1567, 18 000 quân Tây Ban Nha được phái sang nhằm:
A. đàn áp phong trào phá tượng thánh.
B. tạo điều kiện cho đạo Can-vanh phát triển.
C. chiếm đóng toàn bộ Nê-dec-lan.
D. trấn áp khởi nghĩa Nê-dec-lan.
9. Ngày 04/11/1576, quân Tây Ban Nha đã đốt cháy thành:
A. U-trếch.
B. An-vec-pen.

C. Am-xtec-đam.
D. Lay-đen.
10. Nhân dân Nê-dec-lan thành lập Ủy ban quản lý xã hội nhằm:
A. thống nhất các lực lượng kháng chiến, định chế độ thuế và đấu tranh
chống khuynh hướng thỏa hiệp, đầu hàng của quý tộc và tầng lớp trên.
B. Ổn định bộ máy chính quyền, định chế độ thuế và đấu tranh chống
khuynh hướng thỏa hiệp, đầu hàng của quý tộc và tầng lớp trên.
C. thành lập mặt trận nhân dân, định chế độ thuế và đấu tranh chống
khuynh hướng thỏa hiệp, đầu hàng của quý tộc và tầng lớp trên.
D. cả 3 ý trên đều đúng.
11. Ngày 23/01/1579, các đại biểu tỉnh miền Bắc họp ở U-trếch để:
A. thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ.
B. thống nhất chính sách đối ngoại.
C. công nhận đạo Can-vanh là quốc giáo, tuyên bố quyền tự do tín ngưỡng.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
12. Vua Phi-lip II bị phế truất vào:
A. tháng 1/1759.
B. tháng 3/1759.
C. tháng 5/1759.
D. tháng 7/1759.
13. Tây Ban Nha chính thức công nhận các tỉnh Liên hiệp (Hà Lan) bằng:
A. Hiệp ước năm 1609.
B. Hiệp định đình chiến năm 1609.


C. Tạm ước đình chiến năm 1609.
D. Thỏa ước đình chiến năm 1609.
14. Cách mạng Hà Lan thắng lợi, đã:
A. lật đổ chế độ thống trị của phong kiến Tây Ban Nha, mở đường cho
CNTB phát triển.

B. lật đổ chế độ thống trị của phong kiến Tây Ban Nha, mở đường cho sự ra
đời nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến.
C. lật đổ chế độ thống trị của phong kiến Tây Ban Nha, thiết lập chế độ độc
tài mới ở Tây Ban Nha.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1. Cuối thế kỷ XV, Nê-đéc-lan còn bị lệ thuộc vào …(1)…, đến đầu thế kỷ XVI lại
chịu sự thống trị của …(2)... Nhân dân Nê-đéc-lan bị áp bức, bóc lột nặng nề. Vì
vậy, các cuộc nổi dậy chống ách thống trị của Tây Ban Nha đã nổ ra dưới nhiều
hình thức. Tầng lớp quý tộc lập tổ chức …(3)…, đòi giảm số lượng giám mục,
triệu tập hội nghị các đẳng cấp. Giai cấp tư sản cũng thành lập …(4)…, đòi tự do
kinh doanh.
A. Áo
B.Thoả ước thương nhân
C. Phổ
D. Thoả ước quý tộc
E. Vương quốc Tây Ban Nha
F. Thoả ước tư sản
2. Tháng 7-1579, vua Tây Ban Nha Phi-líp II với tư cách đồng thời là vua Nê-đéclan bị phế truất. Hội nghị Ba cấp của những tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan
quyền lực tối cao. Trên thực tế, các tỉnh này trở thành một nước …(1)… với tên
gọi chính thức là …(2)…hay …(3)…và Thủ đô là …(4)….
A. Am-xtéc-đam
B. Hà Lan
C. Các tỉnh Liên hiệp
D. quân chủ lập hiến
E. cộng hoà
3. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống ách thống trị của …(1)… là một
cuộc …(2)…, đồng thời cũng là cuộc …(3)… đầu tiên trên thế giới, mở ra một
thời đại mới - …(4)… với sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong
kiến.

A. chiến tranh giải phóng dân tộc B. Vương triều Tây Ban Nha
C. thời cận đại
D. cách mạng tư sản
E. cách mạng dân chủ tư sản
F. thời hiện đại
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Những sự kiện nào chứng tỏ nền kinh tế Hà Lan phát triển?
Bài tập 2: Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-déc-lan
chống chính quyền Tây Ban Nha?
Bài tập 3: Lập niên biểu trình bày diễn biến chính của cuộc Cách mạng tư sản Hà Lan.
Bài tập 4: Tại sao cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nê-déc-lan
được xem là cuộc cách mạng tư sản?
B. Gợi ý làm bài
I. Bài tập trắc nghiệm
1A
2D
3D
4C
5D
6C
7A
8C
9B
10A
11D
12D


13B
14A

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1.
1A
2E
3D
4B
2.
1E
2C
3B
4A
3.
1B
2A
3D
4C
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Những sự kiện nào chứng tỏ nền kinh tế Hà Lan phát triển?
- Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển (các ngành nấu đường,
xà phòng, dệt…)
- Nhiều thành thị xuất hiện và trở thành trung tâm sản xuất, thương mại lớn,
như: Lai-đen, U-trếch, Am-xtéc-đam…
- Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế đất nước
Bài tập 2: Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-déc-lan
chống chính quyền Tây Ban Nha?
- Nhân dân Nê-déc-lan bị bóc lột nặng nề, mức nộp thuế rất cao, chiếm đến
2/5 ngân sách chung
- Nhà vua đàn áp khốc liệt những ai chống lại Đạo Thiên chúa (xử chém
đàn ông, chôn sống, đàn áp, tịch thu tài sản của những người theo “dị giáo”)

- Hàng hóa nhập vào Nê-déc-lan bị đánh thuế rất cao.
- Thương nhân Hà Lan bị hạn chế buôn bán với các thuộc địa Tây Ban Nha.
Bài tập 3: Lập niên biểu trình bày diễn biến chính của cuộc Cách mạng tư sản Hà
Lan.
Giai đoạn
Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Giai đoạn I Tháng 8/1566
- Nhân dân tấn công, đập phá nhà thờ Thiên
1566-1572
chúa giáo
Tháng 10/1566
- Phong trào lan rộng ra 12 tỉnh, buộc chính
quyền Tây Ban Nha phải nhượng bộ.
Tháng 6/1567
- Chính quyền Tây Ban Nha phái 18000 quân
sang chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Nê-déc-lan.
- Quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng
Tháng 4/1572
lớn
- Quân đội Tây Ban Nha tấn công giết chết
4/11/1576
8000 người, phá hủy một trung tâm thương
mại
- Hội nghị U-trếch gồm đại biểu các tỉnh miền
23/01/1579
Bắc họp tuyên bố thành lập “Các tỉnh liên
Giai đoạn II
hiệp”
1572-1648

- Tây Ban Nha chính thức công nhận nền độc
Năm 1648
lập của “Các tỉnh liên hiệp”


Bài tập 4: Tại sao cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nê-déc-lan
được xem là cuộc cách mạng tư sản?
- Động lực cách mạng chủ yếu là quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ
công, dân nghèo thành thị)
- Lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản
- Kết quả cách mạng là lật đổ ách thống trị của Tây ban Nha, giành được
độc lập dân tộc, lập nên nhà nước cộng hòa, chính quyền thuộc về tay giai cấp tư
sản, liên kết với quý tộc.
Bài 2: Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII
A. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Dưới thời Vua Sác-lơ I, Anh là nước:
A. quân chủ chuyên chế.
B. quân chủ lập hiến.
C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến
D. Cả 3 ý trên đều sai.
2. Những năm trước 1640, số than khai thác ở Anh chiếm:
A. ½ sản lượng của toàn châu Âu.
B. 1/3 sản lượng của toàn châu Âu.
C. 2/5 sản lượng của toàn châu Âu.
D. 4/5 sản lượng của toàn châu Âu.
3. Đầu thế kỷ XVII, Anh là nước có nền kinh tế:
A. chậm phát triển nhất châu Âu.
B. phát triển nhất châu Âu.

C. xếp thứ hai của châu Âu.
D. xếp thứ ba của châu Âu.
4. Quý tộc mới là:
A. quý tộc mới giàu có ở Anh.
B. địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng TBCN.
C. quý tộc chuyển sang kinh doanh theo hướng TBCN.
D. địa chủ, quý tộc chuyển sang kinh doanh theo hướng TBCN.
5. Trong cách mạng tư sản Anh, tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng?
A. Nông dân.
B. Tư sản dân tộc
C. Quý tộc mới đã tư sản hóa.
D. Cả 3 tầng lớp trên.
6. Ở nước Anh, Quốc hội được thành lập:
A. vào thế kỷ XIII.
B. vào thế kỷ XIV.
C. vào thế kỷ XV.


D. vào thế kỷ XVI.
7. Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I buộc phải triệu tập Quốc hội là do:
A. cần có lực lượng để chống đế quốc bên ngoài.
B. cần tiền để đàn áp khởi nghĩa của người Xcốt-len.
C. cần có người thống lĩnh lực lượng quân đội.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
8. Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội vào ngày:
A. 22/8/1640.
B. 22/8/1641.
C. 22/8/1642.
D. 22/8/1643.
9. Cuộc nội chiến ở Anh bắt đầu bằng sự kiện:

A. nhân dân nổi dậy chống triều đình.
B. tư sản nổi dậy chống triều đình.
C. vua tuyên chiến với Quốc hội.
D. tư sản tuyên chiến với Quốc hội.
10. Đội quân do Ô-li-vơ Crôm-oen thành lập còn được gọi là:
A. đội quân áo đỏ.
B. đội quân sườn sắt.
C. đội quân quyết tử.
D. đội quân bách chiến, bách thắng.
11. Quân đội của Sác-lơ I thua trận vào ngày:
A. 10/6/1645.
B. 11/6/1645.
C. 12/6/1645.
D. 14/6/1645.
12. Ngày 30/01/1649, theo nguyện vọng của nhân dân, vua Sác-lơ I đã bị:
A. lưu đày biệt xứ.
B. tước hết quyền lực
C. xử tử
D. xử án tù dài hạn
13. Sau khi xử tử vua Sác-lơ I, Quốc hội Anh tuyên bố trở thành:
A. nước Cộng hòa.
B. nước Quân chủ lập hiến.
C. nước dân chủ nhân dân.
D. nước dân chủ chủ nô.
14. Chế độ độc tài quân sự ở nước Anh được thiết lập vào năm:
A. 1652.
B. 1653.
C. 1654.
D. 1655.
15. Ngày 3/9/1658, Crôm-oen:

A. qua đời.


B. được cử làm Bảo hộ công.
C. tuyên bố xử tử vua Sác-lơ I.
D. lập đội quân sườn sắt.
16. Sau khi lên nắm quyền, vua Sác-lơ II nuôi ý đồ:
A. giành lại quyền lợi đã mất.
B. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
C. trả thù những người cách mạng.
D.Cả 3 ý trên đều đúng.
17. Tháng 12/1688, ở nước Anh diễn ra “Cuộc cách mạng quang vinh”, thực chất
là:
A. Quốc hội thành lập nước cộng hòa.
B. Quốc hội dùng áp lực truất ngôi Sác-lơ II.
C. Quốc hội thỏa hiệp với quần chúng nhân dân.
D. Quốc hội làm cuộc cách mạng lật đổ Crôm-oen.
18. Đầu năm 1689, người được Quốc hội Anh đưa lên làm vua là:
A. Sác-lơ II.
B. Sác-lơ III.
C. Crôm-oen.
D. Vin-hem Ô-ran-giơ.
19. Từ sau cuộc chính biến 1688, ở nước Anh thành lập chế độ:
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Cộng hòa.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Dân chủ tư sản.
20. Cách mạng tư sản Anh được xem là:
A. cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
B. cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

C. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kỳ cận đại.
D. cuộc Đại cách mạng.
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1. Dưới thời vua Sác-lơ I, thuộc Vương triều Xtiu-ớt, Anh là một nước …(1)...
Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của …(2).... Tuy vậy, từ giữa thế kỷ XVI, (3) đã
thâm nhập vào nông thôn Anh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh
doanh: …(4)… và một bộ phận …(5)… chuyển sang nuôi cừu, lấy lông để bán;
nhiều công trường thủ công chuyên sản xuất len, dạ xuất hiện và phát triển.
A. quân chủ lập hiến
B. quý tộc địa chủ
C. quân chủ chuyên
chế
D. quý tộc mới
E. quan hệ kinh tế tiền tệ F. lãnh chúa phong kiến
G. nông dân
2. …(1)… ở Anh bao gồm một số …(2)…, ngoài những đặc quyền phong kiến cũ
còn có những quyền mới như trồng cỏ nuôi cừu, bán lông cừu cho các công trường
thủ công. Trong số quý tộc mới này còn có …(3)…; họ đã sở hữu ruộng đất và có


tước vị quý tộc do nhà vua ban cho. Quý tộc mới đã …(4)…, giữ vai trò lớn trong
quá trình cách mạng.
A. Tư sản
B. quý tộc mới
C. quý tộc cũ
D. tư sản hoá
E. thương nhân, người cho vay lãi
3. Cách mạng Anh do tầng lớp …(1)… và giai cấp …(2)… lãnh đạo, đã lật đổ chế
độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển phát triển mạnh mẽ.
Quần chúng nhân dân nhất là nông dân giữ vai trò quyết định sự thắng lợi. Nhưng

quý tộc mới và tư sản nắm chính quyền không đáp ứng những quyền lợi chính
đáng của nhân dân mà còn đàn áp họ. Cách mạng kết thúc bằng sự nhượng bộ của
quý tộc mới và tư sản cầm quyền đối với thế lực phong kiến cũ và thiết lập chế độ
…(3)... Đó là cuộc …(4)...
A. công nhân
B. tư sản
C. quý tộc mới
D. quân chủ lập hiến
E. cộng hoà
F. cách mạng tư sản không triệt để
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cuộc cách mạng tư sản như
thế nào?
Bài tập 2: Lập niên biểu tiến trình cách mạng tư sản Anh theo yêu cầu dưới đây.
Giai đoạn
Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Giai đoạn I
1642-1648
……
Giai đoạn II
1649-1688
Bài tập 3: Trình bày tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
B. Gợi ý làm bài
I. Bài tập trắc nghiệm
1A
2D
3B
4D
5C

6A
7B
8C
9C
10B
11D
12C
13A
14B
15A
16D
17B
18D
19C
20B
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1.
1A
2B
3E
4F
5G
2.
1B
2C
3E
4D
3.
1C
2B

3D
4F
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cuộc cách mạng tư sản như
thế nào?
- Tình hình kinh tế: Từ thế kỷ XVI, nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp…


+ Những phát minh mới về kỹ thuật, nhất là những hình thức tổ chức mới
trong lao động làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.
+ Ngoài ngành sản xuất len dạ nổi tiếng, nhiều ngành công nghiệp khác
như khai thác than, luyện sắt, thiếc, chế thủy tinh, xà phòng, đóng tàu phát triển
nhanh
+ Ngân hàng ra đời, buôn bán, thương mại phát triển
+ Quan hệ buôn bán thâm nhập vào nông thôn đã làm thay đổi cơ cấu kinh
tế và phương thức kinh doanh.
+ Các thành phố lớn được xây dựng, thủ đô Luân-đôn trở thành một một
trung tâm tài chính, công nghiệp thương mại bậc nhất châu Âu .
- Tình hình xã hội: Do sự phát triển của nền sản xuất TBCN và quá trình
xâm nhập của nền kinh tế tiên tiến vào nông thôn đã làm xuất hiện những giai cấp,
tầng lớp mới trong xã hội nước Anh trước cách mạng.
+ Sự hình thành giai cấp tư sản gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp,
thương nghiệp TBCN.
+ Do sự xâm nhập của nền kinh tế TBCN vào nông thôn dẫn đến sự phân
hóa giai cấp trong khu vực này: Một số địa chủ phong kiến chuyển sang kinh
doanh theo lối TBCN, trở thành quý tộc mới; đông đảo nhân dân mất hết ruộng đất
phải ra thành thị bán sức lao động cho tư bản hay di cư sang Tây bán cầu.
- Những chuyển biến kinh tế, xã hội làm cho mấu thuẩn trong xã hội nước
Anh thêm sâu sắc. Bên cạnh mâu thuẫn vốn có giữa nông dân và quý tộc địa chủ,

còn nảy sinh mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân
chủ.
Bài tập 2:
Giai đoạn
Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Giai đoạn I
Năm 1640
-Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, mầm mống
1642-1648
của nội chiến xuất hiện.
Tháng 1/1642
- Sác-lơ I chạy lên miền Bắc chuẩn bị lực
lượng.
22/8/1642
- Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội – nội chiến
bắt đầu.
14/6/1645
- Quân đội nhà vua thất bại, Sác-lơ I bị bắt.
Mùa xuân 1648 - Sác-lơ I tiếp tục chiến tranh chống Quốc hội
nhưng thất bại. Nội chiến kết thúc
30/01/1649
- Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh trở thành nước
Giai đoạn II
Cộng hòa
1649-1688
Năm 1653
- Crôm-oen trở thành Bảo hộ công, chế độ độc
23/01/1579
tài quân sự được thiết lập

3/9/1658
- Crôm-oen qua đời
Năm 1660
- Con của Sác-lơ I là Sác-lơ III lên ngôi vua.
- Vua Giêm II lên ngôi mưu đồ khôi pục chế
Năm 1685
độ quân chủ chuyên chế
- Quốc hội dùng áp lực truất ngôi Giêm II


Tháng 12/1688
Đầu năm 1689

- Tư sản, quý tộc mới đưa Vin-hem Ô-ran-giơ
lên ngôi vua- chế độ Quân chủ lập hiến được
thiết lập
Bài tập 3: Trình bày tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
- Tính chất: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, bởi vì:
+ Lãnh đạo cách mạng: Tư sản, quý tộc mới
+ Động lực chủ yếu của cách mạng: Nông dân, thợ thủ công, tư sản nhỏ
+ Mục tiêu cách mạng: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB
phát triển
+ Kết quả: Quý tộc mới và tư sản nắm quyền không đáp ứng quyền lợi cơ
bản của nhân dân (như vấn đề ruộng đất) mà còn đàn áp họ, nhượng bộ đối với thế
lực phong kiến cũ và thiết lập nền Quân chủ lập hiến.
- Ý nghĩa:
+ CMTS Anh đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Anh, xác lập
TBCN
+ Có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu
chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.


Bài 3: Chiến tranh giành độc lập
của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nửa sau thế kỷ XVIII
A. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Thực dân Anh lần lượt xâm chiếm 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ vào khoảng thời gian
nào?
A. Từ năm 1600 đến năm 1728.
B. Từ năm 1601 đến năm 1729.
C. Từ năm 1602 đến năm 1730.
D. Từ năm 1603 đến năm 1732.
2. Dân số 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVIII là:
A. khoảng 1,1 triệu người.
B. khoảng 1,2 triệu người.
C. khoảng 1,3 triệu người.
D. khoảng 1,4 triệu người.
3. Chính ách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã:
A. mở đường cho sự phát triển xã hội ở Bắc Mỹ, gây mâu thuẫn sâu sắc
giữa nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
B. cản trở sự phát triển xã hội ở Bắc Mỹ, gây mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân
dân thuộc địa với chế độ thực dân.
C. cản trở sự phát triển xã hội ở Bắc Mỹ, gây mâu thuẫn sâu sắc giữa công
nhân với tư sản


D. cản trở sự phát triển xã hội ở Bắc Mỹ, gây mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân
dân thuộc địa với chế độ phong kiến.
4. Duyên cớ làm bùng nổ cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ là:
A. sự kiện “chè Bô-xtơn”.

B. trận Le-xinh-tơn.
C. trận I-ooc-tao.
D. trận Xa-ra-tô-ga.
5. Sự kiện “chè Bô-xtơn” diễn ra vào năm:
A. 1771.
B. 1772.
C. 1773.
D. 1774.
6. Sau sự kiện “chè Bô-xtơn”, chính phủ Anh:
A. ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn.
B. đưa quân chiếm đóng Bô-xtơn.
C. đã làm cho việc buôn bán bị ngưng trệ, nhà máy đóng cửa.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
7. Đại hội lục địa lần thứ nhất diễn ra:
A. từ 5/9 đến 26/10/1774.
B. từ 5/9 đến 27/10/1774.
C. từ 6/9 đến 26/10/1774.
D. từ 6/9 đến 27/10/1774.
8. Đại hội lục địa lần thứ nhất diễn ra ở:
A. Bô-xtơn
B. Xa-ra-tô-ga.
C. I-ooc-tao.
D. Phi-la-đen-phi-a.
9. Đại hội lục địa lần thứ hai họp vào:
A. ngày 15/4/1775.
B. ngày 17/4/1775.
C. ngày 19/4/1775.
D. ngày 21/4/1775.
10. Đại hội lục địa lần thứ hai tuyên bố:
A. cắt đứt quan hệ với Anh.

B. củng cố lực lượng vũ trang.
C. thành lập quân đội thuộc địa.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
11. Đến đầu năm 1776, nghĩa quân mới chiếm được:
A. Phi-la-đen-phi-a.
B. Le-xinh-tơn.
C. Bô-xtơn.
D. I-ooc-tao.
12. Ngày 4/7/1776, Đại hội đại biểu 13 bang đã thông qua:


A. Hiến pháp Hợp chủng quốc Mỹ.
B. Hiệp ước nhân quyền.
C. quyết định bầu G. Oa-sinh-tơn làm Tổng thống.
D. Tuyên ngôn độc lập.
13. Để công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ, Anh buộc phải ký:
A. Hiệp ước Bô-xtơn.
B. Hiệp ước Xa-ra-tô-ga.
C. Hiệp ước Vec-xai.
D. Hiệp ước I-ooc-tao.
14. Hiến pháp đầu tiên của Hợp chủng quốc Mỹ thông qua:
A. vào năm 1787.
B. vào năm 1788.
C. vào năm 178.9
D. vào năm 1790.
15. Với Hiến pháp 1787, Mỹ trở thành nước:
A. thuộc địa.
B. thuộc địa nửa phong kiến
C. cộng hòa.
D. quân chủ lập hiến.

16. Theo Hiến pháp 1787, quyền lập pháp thuộc về:
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Tòa án tối cao.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
17. Tổng thống dầu tiên của hợp chủng quốc Mỹ là:
A. Lin-côn.
B. G. Oa-sinh-tơn.
C. Ru-dơ-ven.
D. Tơ-ru-man.
18. Cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới hình
thức:
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. cuộc khởi nghĩa vũ trang.
19. Thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân các thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ:
A. đã giải phóng nhân dân các thuộc địa khỏi ách thực dân, lập nên quốc
gia mới.
B. mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.
C. ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh vì độc lập ở nhiều nước khác nổ ra
vào cuối thế kỷ XVIII- dầu thế kỷ XIX.
D. Cả 3 ý trên đều đúng


II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1. Kinh tế hai miền tuy phát triển theo con đường …(1)…, nhưng có điểm khác
nhau. Ở …(2)…, tư sản lập các công trường thủ công. Ở …(3)…, chủ nô lập đồn
điền và sử dụng sức lao động nô lệ… Nhiều trung tâm kinh tế hình thành như (4)

và cơ sở công nghiệp luyện kim ở miền Trung.
A. miền Nam
B. tư bản chủ nghĩa
C. miền Trung
D. miền Bắc
E. Bô-xtơn
F. Phi-la-đen-phi-a
2. Ngày 4-7-1776, …(1)… thông qua bản …(2)…. Tuyên ngôn khẳng định: Mọi
người sinh ra đều bình đẳng, tạo hoá ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả
xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có …(3)…, …(4)… và
…(5)….
A. Đại hội lục địa lần thứ nhất
B. Đại hội lục địa lần thứ hai
C. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
D. Tuyên ngôn Độc lập
E. quyền mưu cầu hạnh phúc
E. quyền được tự do
F. quyền được sống
3. Cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc …(1)…,
mang tính chất …(2)…, nổ ra ở ngoài …(3)… vào buổi đầu thời cận đại. Đây là
“cuộc chiến tranh giải phóng thực sự, cách mạng thực sự”.
A. cách mạng tư sản
B. chiến tranh giải phóng dân tộc
C. châu Âu
D. châu Á
E. cách mạng dân chủ tư sản
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Dựa vào lược đồ trong SGK, trình bày tình hình của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ.
Bài tập 2: Chính sách của Anh đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Bài tập 3: Trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1787 của
Hợp chủng quốc Mỹ.
Bài tập 4: Lập niên biểu về cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân các
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Bài tập 5: Tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân các thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ được xem là cách mạng tư sản?
B. Gợi ý làm bài
I. Bài tập trắc nghiệm
1D
2C
3B
4A
5C
6D
7A
8D
C9
10D
11C
12D
13C
14A
15C
16A
17B
18C
19D
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1.
1B

2D
3A
4E
2.
1B
2D
3G
4F
5E
3.
1B
2A
3C


III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Dựa vào lược đồ trong SGK, trình bày tình hình của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ.
- Bắc Mỹ nằm ở Tây bán cầu, Bắc giáp Canada, nam giáp Mêhicô và vịnh
Mêhicô, đông giáp Đại Tây Dương, tây giáp Thái Bình Dương.
- Mười ba thuộc địa của anh ở Bắc Mỹ bao gồm: Ma-xa-chu-xét, Niu- oóc,
Pen-xin-va-ni-a, Viếc-gi-ni-a, Ca-ro-nin-la-bắc, Gioóc-gia, Rốt-ai-len, Cô-nhếc-ticớt, Niu Giéc-xi, Đơ-la-oa, Mê-ri-len và Niu hăm-sai.
- Vùng đất này vốn là vùng đất thổ dân In-đi-an, tổ tiên của họ là từ châu Á
di cư đến châu Mỹ, cách đây 1200-3500 năm. Khi người châu Âu đến Bắc Mỹ,
người In-đi-an còn sống ở chế độ thị tộc. Cư dân ở đây đã biết trồng các loại cây:
cây ngô, khoai tây, ca cao, cà phê, thuốc lá, cao su và có nền văn minh khá cao.
- Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, với Hà Lan, Pháp trong các thế kỷ
XII-XIII, thực dân Anh đã chiếm được Bắc Mỹ, lập nên 13 thuộc địa.
Bài tập 2: Chính sách của Anh đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ đều đặ dưới quyền của vua Anh. Các

thuộc địa này là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của
chính quốc; đồng thời phải tuân thủ các đạo luật khắt khe do Anh đề ra như: Luật
hàng hải (1561), Luật đường (1764), Luật tem (1764), Luật chè (1770).
- Kết quả của cuộc khai thác thuộc địa của Anh là một sự cản trở lớn đối
với sự phát triển của xã hội Bắc Mỹ, tuy nhiên nền kinh tế của hai miềm Bắc, Nam
vẫn phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa (miền Bắc xây dựng các công trường
thủ công, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền). Nhiều trung tâm kinh tế hình
thành.
Bài tập 3: Trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1787 của
Hợp chủng quốc Mỹ.
- Mỹ là nước Cộng hoà liên bang.
- Thực hiện nguyên tắc nhân quyền: Tổng thống nắm quyền hành pháp,
Quốc hội nắm quyền lập pháp, toà án nắm quyền tư pháp.
- Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm, chỉ được tái cử 1 nhiệm kỳ: Tổng thống
là tổng tư lệnh quân đội.
- Hạn chế của Hiến pháp 1787: Những người có tài sản, có học vấn mới
được bầu cử, phụ nữ không có quyền bầu cử, nô lệ và người In-đi-an không có
quyền công dân.
Bài tập 4: Lập niên biểu về cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân các
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
STT
Niên đại
Nội dung sự kiện
1
Tháng 10-1773
- Nhân dân Cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở
chè của Anh
2
Từ
5/9

đến - Đại hội lục địa lần 1 tạ Phi-la-đen-phi-a
26/10/1774
3
Tháng 4/1775
- Chiến tranh giữa các thuộc địa và chính
quốc nổ ra


4
5

Đầu năm 1776
10/5/1776

- Quân khởi nghĩa chiếm Bô-xtơn
- Đại hội lục địa lần 2, tuyên bố cắt đứt quan
hệ với Anh.
6
4/7/1776
- Hội nghị lục địa tại Phi-la-đen-phi-a đã
thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.
7
17/10/1777
- Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.
8
Năm 1781
- Chiến tranh I-oóc-tao, chiến tranh chấm dứt.
9
Năm 1783
- Anh ký Hiệp ước Véc-xai (Pháp) công nhận

nền độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ.
Bài tập 5: Tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân các thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ được xem là cách mạng tư sản?
- Mục tiêu của cuộc cách mạng ở xã hội Bắc Mỹ là giải quyết mâu thuẫn
giữa quan hệ sản xuất phong kiến với lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa,
mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Nhưng muốn hoàn thành mục tiêu thì việc đầu tiên là đấu tranh xoá bỏ
nền thống trị phi lý của Anh, giành độc lập dân tộc ở Bắc Mỹ.
- Lực lượng lãnh đạo: Giai cấp tư sản.
- Động lực cách mạng: Nhân dân lao động (nông dân, nô lệ, công nhân..)
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Mỹ mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển.
Bài tập 7: Vai trò của G.Oa-sinh-tơn trong chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ?
- G.Oa-sinh-tơn (1722-1799) là chủ đồn điền - Nô lệ giàu có ở Viếc-gi-ni-a;
ông là đại biểu của giai cấp tư sản và địa chủ có quyền lợi mâu thuẫn với thực dân
Anh.
- Trước chiến tranh ông từng là sỹ quan quân đội, thành viên Hội đồng dân
biểu Viếc-gi-ni-a, là người tích cực chống chính sách của thực dân Anh hay chống
sự phát triển kinh tế ở thuộc địa.
- Ngày 16/5/1777, Đại hội lục địa lần 2, G.Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng
chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân.
- Ông là người trực tiếp chỉ huy các trận đánh lớn (đặc biệt giai đoạn thứ 2
của chiến tranh) đánh bại quân đội thực dân Anh.
-Năm 1789. G.Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ

Bài 4: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
A. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Trước cách mạng, nền nông nghiệp nước Pháp:
A. kém phát triển.
B. phát triển.


C. rất phát triển.
D. tụt dốc.
2. Trước cách mạng, Pháp là nước:
A. quân chủ lập hiến.
B. quân chủ chuyên chế.
C. cộng hòa
D. Cả 3 ý trên đều sai.
3. Trước cách mạng, xã họi nước Pháp chia làm 3 đẳng cấp, đó là:
A. tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.
B. địa chủ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.
C. địa chủ, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
D. địa chủ, tăng lữ, nông dân.
4. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc nước Pháp:
A. là những đẳng cấp hưởng nhiều đặc quyền.
B. không phải đóng thuế.
C. nắm các chức vụ quan trọng trong giáo hội, chính quyền và quân đội.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
5. Ở châu Âu, thế kỷ XVIII được gọi là:
A. Đêm trường trung cổ.
B. Thế kỷ khai sáng.
C. Thế kỷ ánh sáng
D. Thế kỷ tăm tối.
6. Ở Pháp, vào thế kỷ XVIII, xuất hiện 3 nhà tư tưởng tiêu biểu là:
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô
B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ban-dắc

C. Vôn-te, Ru-xô, Ban-dắc.
D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rô-be Spi-e.
7. Triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp, vua Lu-i-XVI mong muốn:
A. tranh thủ sự ủng hộ của tư sản và quý tộc mới.
B. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân chống tư sản và quý tộc mới.
C. tranh thủ sự ủng hộ để tăng cường tiềm lực quân đội.
D. các đại biểu thỏa thuận cho vay tiền và đánh thêm thuế mới để giải quyết
khủng hoảng tài chính.
8. Để phản đối ý đồ nhà vua, ngày 17/6/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba và tăng lữ,
quý tộc họp, tuyên bố lập:
A. Quốc hội lập pháp.
B. Quốc họi lập hiến.
C. Quốc hội.
D. Quốc ước.
9. Ngày 14/7/1789 là ngày:
A. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ nghĩa vụ phong kiến cho nông dân.
B. Quốc hội lập hiến thông qua Tuyn ngôn Nhân quyền và dân quyền.
C. quần chúng Pa-ri tấn công ngục Ba-xti.


D. triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp.
10. Sau thắng lợi ngày 14/7/1789, phái nào lên nắm quyền ở nước Pháp?
A. Lập hiến.
B. Lập pháp
C. Quốc ước.
D.Quân chủ lập hiến.
11. Ngày 26/8/1789, Quốc hội lập hiến thông qua:
A. quyền và nghĩa vị của công dân.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền.
C. đạo luật cấm bãi công.

D. đạo luật duy trì chế độ nô lệ ở thuộc địa.
12. Tháng 9/1791, Quốc hội lập hiến thông qua hiến pháp, xác định:
A. thể chế Quân chủ chuyên chế cho nước Pháp.
B. thể chế Cộng hòa cho nước Pháp.
C. thể chế Quân chủ lập hiến cho nước Pháp.
D. thể chế Cộng hòa thứ nhất cho nước Pháp.
13. Ngày 20/4/1792, nước Pháp tuyên chiến với:
A. Phổ.
B. Anh.
C. I-ta-li-a.
D. Áo.
14. Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố:
A. Tổ quốc trên hết.
B. Tổ quốc hay là chết.
C. Tổ quốc lâm nguy.
D. Tổ quốc trường tồn.
15. Nền Cộng hòa thứ nhất thành lập vào:
A. ngày 21/9/1792.
B. ngày 23/9/1792.
C. ngày 25/9/1792.
D. ngày 27/9/1792.
16. Mùa thu năm 1794, các đội quân xâm lược:
A. đã xâm chiếm toàn bộ nước Pháp
B. đã xâm chiếm một phần nước Pháp
C. đã bị duổi khỏi biên giới nước Pháp.
D. phải trả lại một phần biên giới cho Pháp.
17. Rô-be Spi-e và nhiều nhà cách mạng Gia-cô-banh bị xử tử vào ngày:
A. 28/7/1794.
B. 29/7/1794.
C. 30/7/1794.

D. 31/7/1794.
18. Dưới chế độ Đốc chính (1794-1799) của nước Pháp:
A. nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu.


B. đời sống nhân dân ngày càng khốn khổ.
C. nhiều cuộc dấu tranh nổ ra ở Pa-ri.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
19. Tháng 11/1799, ai lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ chế độ Đốc chính ở Pháp?
A. Rô-be Spi-e
B. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác.
C. Lu-I XVII.
D. Cả 3 ý trên đều sai.
20. Cách mạng tư sản pháp là:
A. cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.
B. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kỳ cận đại
C. cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để
D. Cả 3 ý trên đều sai.
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1. Trước cách mạng, Pháp là một nước …(1)…, với chế độ đẳng cấp rất khắt khe.
Xã hội chia thành ba đẳng cấp: …(2)…, …(3)… và …(4)... Đẳng cấp thứ ba gồm
nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, trong đó giai cấp …(5)… có thế lực kinh tế mạnh
nhưng không có quyền chính trị, bị nhà vua và các lãnh chúa địa phương ngăn cản
hoạt động kinh doanh.
A. Tăng lữ
B. quân chủ chuyên chế
C. tư sản
D. công nhân
E. Quý tộc
F. Đẳng cấp thứ ba

G. quân chủ lập hiến
2. Tháng …(1)…, Hiến pháp mới được thông qua, quy định: thiết lập …(2)…, xoá
bỏ sự bất bình đẳng hoàn toàn về đẳng cấp, mọi công dân từ 21 tuổi trở lên được
bầu cử. Trên thực tế, …(3)… chưa được thi hành, song là văn kiện pháp lí tiến bộ
hơn …(4)...
A. chế độ cộng hòa
B. 6 – 1793
C. Hiến pháp 1793
D. Hiến pháp 1791
E. 7 – 1793
3. Do sức mạnh đấu tranh của …(1)…, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
thành công và “phát triển theo con đường đi lên”. Đây là cuộc …(2)…, đã lật đổ
…(3)…, tuyên bố xác lập …(4)… cùng các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ chế độ
đẳng cấp và quan hệ ruộng đất phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa phát triển…
A. chế độ tư sản
B. Giai cấp tư sản
C. quần chúng nhân dân
D. cách mạng tư sản không triệt để
E. nền quân chủ chuyên chế
F. cách mạng tư sản triệt để nhất
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Qua nội dung Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền, em có nhận xét
gì?
Bài tập 2: So sánh nội dung Hiến pháp năm 1791 và Hiến pháp năm 1793.
Bài tập 3: Vì sao giai đoạn cách mạng do phái Gia-cô-banh cầm quyền được gọi
là nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh?
Bài tập 4: Tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp?
B. Gợi ý làm bài



I. Bài tập trắc nghiệm
1A
2B
3A
4D
5C
6A
7D
8B
9C
10A
11B
12C
13D
14C
15A
16C
17A
18D
19B
20A
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1.
1B
2A
3E
4F
5C
2.

1B
2A
3C
4D
3.
1C
2D
3E
4A
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Qua nội dung Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền, em có nhận xét
gì?
- Tích cực: Tuyên ngôn thừa nhận quyền tự do, bình đẳng, quyền được an
toàn, quyền chống áp bức… của nhân dân, thể hiện sự tiến bộ trong việc chống áp
bức của phong kiến đã tước bỏ mọi quyền lợi của quần chúng.
- Hạn chế: Tuyên ngôn nêu rõ “quyền sở hữu tài sản” là xoá bỏ quyền sở
hữu của phong kiến, song lại thay thế bằng quyền sở hữu tư sản. Đây là hạn chế vì
dân không thoát khỏi áp bức bóc lột, nên quyền tự do, bình đẳng của họ không
được đảm bảo.
Bài tập 2: Lập bảng so sánh nội dung Hiến pháp năm 1791 và 1793.
STT HIẾN PHÁP 1791
HIẾN PHÁP 1793
1
- Xác lập chế độ Quân chủ lập hiến - Xác lập chế độ Cộng hoà
2
- Chia công dân làm hai loại: - Xoá bỏ hoàn toàn chế độ bất
“Công dân tích cực” và “Công dân bình đẳng về đẳng cấp
tiêu cực”
3
- Nhân dân lao động không có - Mọi công dân từ 21 tuổi trở

quyền lợi về chính trị
lên được quyền bầu cử
Bài tập 3: Vì sao giai đoạn cách mạng do phái Gia-cô-banh cầm quyền gọi là nền
chuyên chế dân chủ cách mạng Gia-cô-banh?
Giai đoạn cách mạng do phái Gia-cô-banh cầm quyền được gọi là “nền
chuyên chế dân chủ cách mạng Gia-cô-banh” là vì đây là một thời kỳ đỉnh cao của
cách mạng tư sản Pháp, chính phủ Gia-cô-banh đã thực hiện nhiều chính sách,
biện pháp để ổn định đời sống của nhân dân, tập hợp lực lượng chống lại thù
trong, giặc ngoài, những chính sách và biện pháp này không được thực hiện trong
giai đoạn trước 1793.
- Sắc lệnh xoá bỏ hoàn toàn không bồi thường mọi nghĩa vụ phong kiến đối
với nông dân.
- Đạo luật trả lại cho nông dân ruộng đât bị phong kiến chiếm.


- Tịch thu ruộng đất của tăng lữ, quý tộc di cư, chia thành từng lô nhỏ bán
cho nông dân nghèo, trả dân trong 10 năm.
- Thủ tiêu chế độ nô lệ ở thuộc địa (chưa thực hiện).
- Ban hành đạo luật “trừng phạt kẻ thù nhân dân”.
- Xoá bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp.
- Nam công dân từ 21 tuổi được quyền bầu cử.
Bài tập 4: Tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp?
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để nhất: Lật đổ nền quân chủ
chuyên chế, tuyên bố chế độ tư sản cùng các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ chế độ
đẳng cấp và quan hệ ruộng đất phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa phát triển.
- Do địa vị kinh tế và xã hội quy định mà giai cấp tư sản là lực lượng lãnh
đạo cách mạng. Không chỉ có tinh thần quật cường, anh dũng của quần chúng
nhân dân mới đưa cách mạng phát triển đến đỉnh cao và giành được thắng lợi.
- Cách mạng tư sản Pháp có ý nghĩa quốc tế to lớn: Tư tưởng dân tộc, dân

chủ được truyền bá rộng rãi ở châu Âu, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho
phong trào cách mạng ở các nước khác.
- Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp cũng như các cuộc cách mạng tư sản
khác còn nhiều hạn chế: Tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng người
lao động khỏi áp bức, bóc lột…

CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC TƯ BẢN ÂU – MỸ
(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
Bài 5: Châu Âu từ chiến tranh Na-pô-lê-ông đến Hội nghị Viên
A. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Hòa ước Pháp – Áo ký vào năm:
A. 1795.
B. 1796.
C. 1797.
D. 1798.
2. Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền ở Pháp vào tháng:
A. 5/1799
B. 7/1799
C. 9/1799
D. 11/1799
3. Năm 1804, Na-pô-lê-ông lên ngôi Hoàng đế, tuyên bố thành lập:
A. nền đế chế thứ nhất


B. nền Cộng hòa thứ nhất
C. nền Quân chủ chuyên chế
D. nền Quân chủ lập hiến.

4. Tháng 6/1812, Na-pô-lê-ông chỉ huy 64 vạn quân tiến đánh:
A. nước Anh.
B. nước Nga.
C. nước Áo.
D. nước Tây Ban Nha.
5. Ai lãnh đạo đội quân Nga chống lại đạo quân của Na-pô-lê-ông?
A. Giu-cốp.
B. Cu-tu-dốp.
C. Bu-ga-nin
D. Xta-lin
6. Quân đội Na-pô-lê-ông bị tiêu diệt trong trận Oa-téc-lô vào ngày:
A. 14/6/1815.
B. 16/6/1815.
C. 18/6/1815.
D. 20/6/1815.
7. Hội nghị Viên diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. 1813-1814.
B. 1814-1815.
C. 1815-1816.
D. 1816-1817.
8. “Ủy ban 4 nước” nắm quyền quyết định ở Hội nghị Viên, đó là:
A. Anh, Nga, Áo, Hung.
B. Anh, Nga, Áo, Tây Ban Nha.
C. Anh, Nga, Áo, I-ta-li-a.
D. Anh, Nga, Áo, Phổ.
9. Hội nghị Viên quyết định:
A. nước Pháp trở về biên giới cũ trước chiến tranh cách mạng.
B. phải trả 700 triệu phơ-răng bồi thường chiến phí và giao cho Đông minh
hạm đội của mình.
C. Lu-I XVIII được công nhận là vua nước Pháp, các nước thắng trận chia

nhau đất đai chiếm được.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
10. Sau Hội nghị Viên, triều đại Buốc-bông:
A. bị loại trừ vĩnh viễn.
B. được phục hồi.
C. buộc phải thoái vị.
D. Cả 3 ý trên đều sai.
11. Để chống lại các lực lượng cách mạng, năm 1815, vua các nước châu Âu thành
lập:
A. Liên minh quốc gia.


B. Liên minh quý tộc.
C. Liên minh phong kiến.
D. Liên minh thần thánh.
12. Liên minh thần thánh thực chất là:
A. liên minh phản động của các vua chúa phong kiến châu Âu chống lại xu
hướng cách mạng tư sản.
B. liên minh phản động của các quý tộc phong kiến châu Âu chống lại xu
hướng cách mạng tư sản.
C. liên minh phản động của các tăng lữ ở châu Âu chống lại xu hướng cách
mạng tư sản.
D. Cả 3 ý trên đều sai.
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1. Sau cuộc đảo chính tháng …(1)… (11 - 1799), …(2)… nắm chính quyền ở
Pháp,đến năm 1804 lên ngôi …(3)…, thiết lập nền …(4)… (1804 - 1815).
A. Na-pô-lê-ông
B. Chi-e
C. Sương mù
D. Hoàng đế

E. cộng hoà
F. Đế chế thứ nhất
2. Thất bại của Na-pô-lê-ông ở (1) có ảnh hưởng quyết định đến số phận của (2)
và Na-pô-lê-ông. Quân đội Na-pô-lê-ông lần lượt bị thất bại trên các chiến trường
ở châu Âu. Trong trận đánh lớn cuối cùng ở (3), gần Brúc-xen (Bỉ), ngày 18 – 6 –
1815, quân đội Na-pô-lê-ông bị tiêu diệt. Na-pô-lê-ông bị bắt làm tù binh và bị
đày ra đảo (4), rồi chết ở đây (năm 1812).
A. Phổ
B. Đế chế Pháp
C. Nga
D. Xanh Ê-len
E. Oa-téc-lô
3. Theo quyết định của …(1)…, nước Pháp trở về biên giới cũ trước chiến tranh
cách mạng. Pháp phải trả 700 triệu phrăng bồi thường chiến tranh và giao cho …
(2)… toàn bộ hạm đội của mình. …(3)… được công nhận là vua nước Pháp. Các
nước thắng trận chia nhau đất đai chiếm được. Sau Hội nghị Viên, …(4)… trước
Cách mạng tư sản Pháp (1789) được phục hồi.
A. Hội nghị Muy-ních
B. Hội nghị Viên
C. Lu-I XVIII
D. quân Đồng Minh
E. Nga
F. triều đại quân chủ
III. Bài tập tự luận
Bài tập 1. Nguyên nhân thất bại của quân đội Na-pô-lê-ông?
Bài tập 2. Hãy phác họa chân dung của Na-pô-lê-ông?
Bài tập 3. Tại sao nói: Na-pô-lê-ông không phải là hoàng đế phong kiến mà là
hoàng đế tư sản?
B. Gợi ý làm bài
I. Bài tập trắc nghiệm

1C
2D
3A
4B
5B
6C
7C
8D
9D
10B
11D
12A
II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:
1.
1C
2A
3D
4F


2.
1C
2B
3E
4D
3.
1B
2D
3C
4F

III. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Nguyên nhân thất bại của quân đội Na-pô-lê-ông?
- Cuộc chiến tranh mà Na-pô-lê-ông tiến hành là cuộc chiến tranh phi nghĩa
nhằm xâm chiếm và nô dịch nhân dân châu Âu.
- Do tiến hành chiến tranh trên một quy mô rộng lớn, dài ngày, xa hậu
phương (nước Pháp) nên quân đội mệt mỏi, chán chường về tình thần; thiếu thốn
về lương thực, thực phẩm; chưa kể đến sự tổn thất về lực lượng.
- Cuộc chiến đâu bảo vệ tổ quốc của nhân dân và lực lượng lãnh đạo các
nước châu Âu là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
- Các nước châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha và Nga được nhân dân ủng
hộ, kiên quyết chiến đấu hi sinh để bảo vệ đất nước. Quân đội Nga do Cu-tu-dốp
chỉ huy đã sử dụng chiến thuật dụ địch vào sâu để tiêu diệt; thực hiện chiến dịch
“vườn không nhà trống”…
Bài tập 2: Hãy phác họa chân dung của Na-pô-lê-ông?
- Na-pô-lê-ông Bô-na-pác sinh năm 1769 tại đảo Coóc, cha ông là luật sư,
vốn là một quý tộc bị phá sản. Năm 1915, Na-pô-lê-ông vào học trường quân sự
Pari và tốt nghiệp loại ưu.
- Sau khi tốt nghiệp, Na-pô-lê-ông trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Vì
những chiến công, năm 24 tuổi, Na-pô-lê-ông được Quốc hội phong quân hàm
tướng. Năm 1795, Na-pô-lê-ông đã dẹp tan bọn bảo hoàng nổi loạn ở Pari. Sau đó,
ông là người trực tiếp xây dựng kế hoạch chiếm toàn bộ châu Âu và phương
Đông. I-ta-li-a được chọn làm nước khởi đầu của kế hoạch này.
- Tháng 11/1799, Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền ở Pháp, đến năm 1804
lên ngôi Hoàng đế, thiết lập nền Đế chế thứ nhất (1804 - 1815). Sau khi lên cầm
quyền, ông tập trung lực lượng vào trung ương cải tổ nền hành pháp và tư pháp,
mở mang trường học, khuyến khích phát triển công nghiệp, thống nhất đo lường,
chế độ thuế khoá… Chính quyền Na-pô-lê-ông đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản phát triển.
- Sau khi trở thành Hoàng đế, Na-pô-lê-ông ra sức thực hiện tham vọng bá
chủ của mình, đẩy mạnh xâm lược châu Âu mà đối thủ trước mắt là Nga, Áo, Anh.

- Nhận xét: Na-pô-lê-ông là người có tài quân sự, song mưu đồ cá nhân rất
lớn. Sự xuất hiện của Na-pô-lê-ông đã đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản
nhằm đối phó với các thế lực phong kiến và cả quần chúng nhân dân nhằm bảo vệ,
phát triển quyền lợi của họ; những chính sách đối nội mà Na-pô-lê-ông thực hiện
đã tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển ở Pháp…
Bài tập 3: Tại sao nói: Na-pô-lê-ông không phải là hoàng đế phong kiến mà là
hoàng đế tư sản?


- Na-pô-lê-ông xuất hiện đã đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản Pháp
muốn có “người hùng” để đối phó với thế lực phong kiến và cả quần chúng nhân
dân nhằm bảo vệ, phát triển quyền lợi của họ.
- Chính quyền Na-pô-lê-ông tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản: Khuyến khích công nghiệp phát triển, thống nhất đơn vị đo lường và chế
độ thuế khoá, mở rộng trường học…

Bài 6: Cách mạng công nghiệp
(cuối thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX)
A. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Cách mạng công nghiệp ở nước Anh bắt đầu từ:
A. ngành công nghiệp nặng.
B. ngành công nghiệp nhẹ.
C. ngành cơ khí.
D. ngành sản xuất máy móc.
2. Vì sao cách mạng công nghiệp ở nước Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?
A. Vì đầu tư không nhiều, thu hồi vốn nhanh, kiếm nhiều lãi.
B. Vì kiếm được nhiều lãi dù vốn đầu tư nhiều.
C. Vì đầu tư không nhiều, thu hồi vốn chậm nhưng kiếm nhiều lãi.

D. Cả 3 ý trên đều sai.
3. Những năm 60 của thế kỷ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trước
hết là trong ngành:
A. luyện kim.
B. khai mỏ.
C. dệt.
D. giao thông vận tải.
4. Máy kéo sợi Gien-ni do ai phát minh?
A. Ác-crai-tơ.
B. Ét-mơn Các-rai.
C. Giêm Oát
D. Giêm Ha-gri-vơ.
5. Máy hơi nước đầu tiên do ai hoàn thiện?
A. Ác-crai-tơ.
B. Ét-mơn Các-rai.
C. Giêm Oát
D. Giêm Ha-gri-vơ.
6. Năm 1825, toàn nước Anh có:
A. 10000 máy hơi nước.
B. 15000 máy hơi nước.


C. 20000 máy hơi nước.
D. 21000 máy hơi nước.
7. Tàu thủy và xe lửa với đầu máy hơi nước xuất hiện vào:
A. đầu thế kỷ XIX
B. giữa thế kỷ XIX
C. cuối thế kỷ XIX
D. đầu thế kỷ XX
8. Năm 1814, người chế tạo thành công đầu máy xe lửa đầu tiên là:

A. Xti-phen-xơn.
B. Giêm Oát
C. Ác-crai-tơ.
D. Ét-mơn Các-rai.
9. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối liền:
A. Luân Đôn với Man-chét-xtơ.
B. Luân Đôn với Li-vơ-pun.
C. Man-chét-xtơ với Li-vơ-pun.
D. Man-chét-xtơ với Bớc-minh-ham.
10. Năm 1850, số gang, thép, than đá do nước Anh sản xuất bằng:
A. ½ sản lượng toàn thế giới.
B. 1/3 sản lượng toàn thế giới.
C. ¼ sản lượng toàn thế giới.
D. 1/5 sản lượng toàn thế giới.
11. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra sớm hơn các nước khác:
A. 20 đến 70 năm.
B. 30 đến 80 năm.
C. 40 đến 90 năm.
D. 50 đến 100 năm.
12. Với cách mạng công nghiệp, nước Anh được mệnh danh là:
A. Công xưởng của châu Âu.
B. Công xưởng của thế giới.
C. Công xưởng của trái đất.
D. Công xưởng của địa cầu.
13. Ở nước Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ:
A. năm 1830.
B. năm 1835.
C. năm 1840.
D. năm 1845.
14. Cách mạng công nghiệp nước Pháp phát triển mạnh vào khoảng thời gian nào?

A. 1840-1860.
B. 1850-1870.
C. 1860-1880.
D. 1870-1890.
15. Những năm 1850-1860, nền kinh tế Đức:


×