Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN MAI LINH(MLG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.52 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
MAI LINH (MLG)
GVHD: Bùi Thị Thanh Nga
Nhóm thực hiện: Nhóm 2


Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2015

MỤC LỤC

Trang 2


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển vượt bậc của kinh tế ngày nay, không thể không kể đến những đóng
góp quan trọng của lĩnh vực vận tải. Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân
phối và lưu thông. Có ý kiến cho rằng, nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ
thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển, vận tải là quá trình đưa các chất dinh
dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
Có nhiều phương thức vận tải, bao gồm: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không và đường ống. Mỗi phương thức đều đóng góp một phần quan trọng đến
sự phát triển chung của lĩnh vực vận tải nói chung. Trong các phương thức vận tải đó, phải
kể đến vận tải đường bộ, nó là phương thức khá phổ biến, diễn ra xung quanh cuộc sống


hàng ngày của chúng ta. Vận tải đường bộ nói chung và vận tải hành khách nói riêng là một
phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Nhắc đến vận tải hành khách phải kể đến Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh. Đây là
đơn vị kinh tế được thành lập ngày 12/07/1993, khi mới thành lập là Công Ty TNHH Vận
tải hành khách và Du lịch Mai Linh. Ngày 01/11/2007, Công Ty đổi tên thành Công Ty Cổ
Phần Tập đoàn Mai Linh (MLG). Khi mới thành lập, MLG chỉ là một cơ sở nhỏ bé, hơn 20
năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn và khủng hoảng, đến nay MLG đã đạt
được một số thành công nhất định.
Trong mọi thời kỳ, thách thức đối với ngành vận tải nói chung và vận tải hành khách nói
riêng chưa bao giờ nhỏ, bởi đây luôn là lĩnh vực phải đi tiên phong trong sự phát triển của
xã hội, dẫn dắt sự phát triển của nhiều ngành khác. Luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các
đối thủ là một thách thức lớn đặt ra cho MLG phải luôn phải vận động không ngừng và đưa
ra những chiến lược hợp lý giúp MLG tồn tại và phát triển bền vững. Vậy MLG đã đưa ra
những chiến lược nào? Đã thực hiện những chiến lược đó ra sao? Những chiến lược đó đã
tạo ra những thành công hay thất bại cho MLG? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu: “Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của MLG”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu sau:
-

Phân tích môi trường kinh doanh từ đó đưa ra Ma trận SWOT
Tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của MGL
Rút ra bài học kinh nghiệm từ những kết quả đã tìm hiểu và phân tích

Trang 3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh. Và các kết
quả đạt được chỉ đề cập đến Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên thông tin thứ cấp (báo chí, internet...) để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động
kinh doanh của công ty , từ đó tìm ra chiến lược kinh doanh và bài học kinh nghiệm từ
việc nghiên cứu.
Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết đã học, đưa
ra những nhận xét, đánh giá

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH (MLG)
-

1. Lịch sử hình thành và phát triển MLG
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẠP ĐOÀN MAI LINH
Tên viết tắt: MLG
Vốn điều lệ: 1.016.716.630.000 đồng
Trụ sở chính: 64 – 68 Hai Bà Trưng – P. Bến Nghé – Quận 1
ĐT: (08) 3829 8888
FAX: (08) 3822 5999
Email:
Web: www.mailinh.vn

Công ty cổ phần tập đoàn Mai linh được thành lập ngày 12/7/1993, tiền thân là công ty
TNHH Vận tải hành khách và Du lịch Mai linh. Ngày 1/1/2007 đổi tên thành Công ty Cổ
phần tập đoàn Mai Linh.
Từ một cơ sở nhỏ bé với tài sản đầu tư ban đầu chỉ có 300 triệu đồng, 20 đầu xe và 25
lao động giớ hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, đến nay công ty đã phát triển với

số vốn đầu tư hơn 1000 tỷ đồng với hơn 11.000 đầu xe. Mai Linh đã mở rộng tại 54 tỉnh
thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên và đã thu hút được trên 1000 cán bộ
nhân viên làm việc trong cả nước và nước ngoài.
Hiện nay Mai Linh phát triển ở 8 nhóm ngành kinh doanh:
Trang 4












-

Mai Linh Vận Tải: Taxi, Xe cho thuê, Xe khách liên tỉnh chất lượng cao Mai
Linh Express, Trung tâm sửa chữa trùng đại tu ô tô.
Mai Linh Du Lịch: Lữ hành, Đại Lý bán vé máy bay, Dịch vụ VIP
Mai Linh Thương Mại: Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Đại Lý ô tô, đại lý hàng
hóa, kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Mai Linh Tài Chính: Phát triển thẻ thanh toán, thẻ đa năng liên kết với các ngân
hàng, kinh doanh chứng khoáng, thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ tài chính khác.
Mai linh Xây Dựng: Xây dựng các công trình dân dụng coogn nghiệp, kinh
doanh bất động sản.
Mai Linh Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông: Kinh doanh vật tư thiết bị
thông tin, viễn thông và ứng dụng CNTT vào quản lý thông tin.

Mai Linh Đào Tạo: Huấn luyện đào tạo tu vấn cán bộ quản lý nhân lực trong nội
bộ, Trường trung học dân lập nghiệp vụ.
Mai Linh, Trung tâm tư vấn du học và giới thiệu việc làm.
Mai Linh Tư Vấn và Quản Lý: Tư vấn, quản lý chất lượng thương hiệu, thiết kế
in ấn quảng cáo, dịch vụ bảo vệ an ninh.

5. Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: “ Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có mặt” ( To be
the best service provider wherever we are)
Sứ mạng: “Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!”
(provide better satisfaction for better life).
Giá trị cốt lõi: Có 5 giá trị cốt lõi: Hiệu quả (effectiveness), Làm chủ (ownership),
Dẫn đầu (leadership), Chuyên nghiệp (professtionalism), Chung sức chung lòng
(teamwork).
6. Các mốc sự kiện
Đến năm 2014, qua 21 năm hoạt động, MLG đã đạt được sự tăng trưởng qua các

năm:
 Thành lập các đơn vị kinh doanh vận tải:
-

-

07/1993: Khi mới thành lập, công ty hoạt động trong lĩnh vực: Du lịch, xe cho thuê,
bán vé máy bay
04/1995: Thành lập Xí nghiệp Sài Gòn Taxi; Khai sinh dịch vụ Taxi Mai Linh
08/1995: Thành lập Xí nghiệp Chợ Lớn Taxi
09/1995: Thành lập Xí nghiệp Gia Định Taxi
10/1997: Thành lập Xí nghiệp M Taxi
11/2000: Thành lập Xí nghiệp BM Taxi

06/2001: Thành lập Xí nghiệp Deluxe Taxi
05/2003: Thành lập Xí nghiệp VN Taxi
12/2004: Chi nhánh Vận tải Tốc hành Mai Linh được thành lập - Khai sinh dịch vụ
vận chuyển hành khách liên tỉnh bằng xe chất lượng cao theo tuyến cố định (Mai
Linh Express)
07/2005: Thành lập Công ty Sài Gòn Bình Minh
Trang 5


-

-

-

-

-

07/2006: Thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Tốc hành Mai Linh
12/2007: Trung tâm Chuyển phát nhanh Mai Linh được thành lập
 Phát triển địa bàn:
07/1993: Thành lập Công ty TNHH Mai Linh - Khu vực TP.HCM
10/1997: Thành lập Mai Linh tại Hà Nội - Khu vực Bắc Bộ
10/1999: Thành lập Mai Linh Đồng Nai - Khu vực Đông Nam Bộ
09/2000: Thành lập Mai Linh Cần Thơ - Khu vực Tây Nam Bộ
01/2001: Thành lập Mai Linh Đà Nẵng - Khu vực Bắc Trung Bộ
01/07/03: Thành lập Mai Linh Nha Trang - Khu vực NTB &TN
08/2007: Thành lập Công ty hoạt động tại Mỹ
10/2007: Thành lập Công ty hoạt động tại Cambodia; Lào

(Theo báo cáo thường niên năm 2014)

7. Một số thành tích đạt được
Năm 2003, nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2004 – 2006, đạt danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu.
Năm 2005, đạt giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học và Công Nghệ - Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam tổ chức.
Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là doanh nghiệp có nhiều xe taxi nhất Việt Nam.
Hiện nay số lượng đầu xe taxi Mai Linh trên toàn quốc khoảng 11.000 chiếc, 400 xe du lịch
+ xe cho thuê + phục vụ văn phòng, 100 xe tốc hành chất lượng cao Mai Linh Express.
Năm 2005 và 2008, nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với CBNV Công ty do thành tích tổ chức đoàn Cựu
Chiến binh về thăm Điện Biên Phủ, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Năm 2006, Cúp vàng “Vì Sự Phát Triển Cộng Đồng” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam tổ chức trao tặng năm 2006, 2008 và 2009.
Năm 2007, đạt Cúp Thánh Gióng (doanh nhân tiêu biểu).
Ngày 28/01/2007, nhận Huân chương Lao động Hạng 3 do Chủ tịch Nước trao tặng vì
thành tích xuất sắc từ năm 2001 đến 2005, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc.
Tháng 07/2008, UBND Thành Phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen đơn vị thực hiện tốt mô
hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong nhiều năm qua 2005 – 2007.
Năm 2008, đạt “Dịch vụ xe khách được hài lòng nhất” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức
bình chọn.
Năm 2009, Chứng nhận Thương hiệu nổi tiếng đứng đầu ngành GTVT cho thương hiệu taxi
Mai Linh do VCCI trao tặng.
Ngày 20/04/2009, đạt “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2008” do Phòng Công Nghiệp và
Thương mại Việt Nam VCCI phối hợp cùng Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen bình
chọn.
Ngày 25/11/2010, đạt vị trí 232 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Do Công ty

Cổ Phần báo cáo đánh giá Việt nam phối hợp với báo Vietnamnet tổ chức xếp hạng.
Năm 2010, Thương hiệu nổi tiếng quốc gia do Bộ Công thương chủ trì triển khai và Hội Sở
hữu Trí tuệ Việt Nam, Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Mạng nhãn hiệu Việt trao tặng.
Trang 6


-

Năm 2013, Thương hiệu Việt yêu thích nhất 5 năm liền được bạn đọc báo SGGP bình chọn.
Ngày 24/07/ 2014, Thương hiệu phát triển bền vững và sản phẩm chất lượng cao Việt Nam
do Báo Thương hiệu và Công luận bình chọn.
Năm 2014 đón nhận bằng khen “Sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng 2014” do Bộ
Thông tin & Truyền thông, Bộ Văn hóa TT&DL trao tặng.
Cúp Doanh nhân văn hóa xuất sắc thời kỳ đổi mới & Doanh nghiệp mạnh và phát triển bền
vững do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI & Trung Văn hóa Doanh nhân
Việt Nam tổ chức ngày 26/9/2014.
-

-

-

-

8. Các công ty con trực tiếp
Công ty CP Mai Linh Miền Trung: 92 đường 2/9, P. Bình Thuận, Q.Hải Châu, TP.Đà
Nẵng
Công ty CP Mai Linh Miền Bắc: Lô C2C, Cụm Sản xuất Tiểu Thủ công nghiệp và
Công nghiệp nhỏ, phường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Công ty Cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Lô số 1, Đường Cao Vă

Bé, Tổ 23, Hòn Chồng, P. Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Vận tải Du lịch và Nhà hàng Mai Linh: 506 H
Street NE, Washington D.C., Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Công ty CP Sản xuất &Thương mại Mai Linh: 1691/3N QL 1A, KP 03, P. An Phú
Đông, Q. 12, TP.HCM
Công ty CP Mai Linh Miền Nam: Số 68 Hai bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Công ty TNHH TM –DV Vận tải Sài Gòn Bình Minh: Số 68 Hai bà Trưng, P. Bến
Nghé, Q.1, TP.HCM
Công ty TNHH Chợ Lớn Taxi: Số 68 Hai bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

9. Một số sự kiện và hoạt động của MLG trong những năm gần đây
 Năm 2013:
Quá trình tái cấu trúc bước đầu có những thành công nhất định.
Tập đoàn Mai Linh kỷ niệm 20 năm thành lập (1993-2013).
Mai Linh tổ chức thành công chương trình “Mai Linh với An toàn và Văn hóa giao thông”
tại tất cả các tỉnh thành Mai Linh có mặt.
Tập đoàn Mai Linh kết hợp với Báo Giao thông Vận tải tổ chức chương trình “Cùng vượt
qua nỗi đau tai nạn giao thông” trong Ngày tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông
Việt Nam
Tập đoàn Mai Linh cứu trợ đồng bào miền Trung trong đợt bão lũ cuối năm 2013 số tiền
tương đương 500 triệu đồng.
Tập đoàn Mai Linh ký kết hợp tác với Tạp chí truyền hình VTV trong một năm.
Lái xe Mai Linh nhận giải thưởng “Vô lăng vàng”.
Năm 2013, mặc dù nền kinh tế chung vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng Tập đoàn Mai Linh
vẫn hỗ trợ các hoàn cảnh gia đình khó khăn, chung tay vì cộng đồng với số tiền hơn 1 tỷ
đồng.
Mai Linh Express kêu gọi nhà đầu tư thêm 12 phương tiện để phục vụ bà con cô bác cho
các tuyến đường dài và bổ sung xe cho các tuyến hoạt động hiệu quả.
 Năm 2014:
Trang 7



-

-

-

-

-

-

-

-

-

Mai Linh tiếp tục tái cấu trúc kiện toàn bộ máy "Một MAI LINH": Sát nhập các công ty tại
vùng TP.HCM về Công ty mẹ, chuyển đổi mô hình của Mai Linh Miền Nam từ Công ty mẹ
- Công ty con sang mô hình Công ty và các Chi nhánh; thoái vốn tất cả các đơn vị hoạt
động kinh doanh ngoài ngành kinh doanh vận tải khỏi hệ thống MLG.
Mai Linh tiếp tục tổ chức đào tạo lại toàn bộ lái xe đặc biệt tại Tp.HCM về kỹ năng phục vụ
khách hàng và quán triệt tư tưởng để kinh doanh an toàn. Tiếp tục thực hiện chương trình
"Mai Linh với An toàn giao thông và văn hóa văn minh đô thị" tại ba thành phố lớn là Hà
Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh. Đây là chương trình huấn luyện đào tạo đạo đức và tôn vinh
gương lái xe điển hình tiên tiến của Mai Linh được tổ chức thường xuyên hàng năm.
Bên cạnh đào tạo lại đội ngũ lái xe, Mai Linh cũng đã triển khai quy chế điều hành hoạt

động taxi trong cả nước và tổ chức huấn luyện về kỹ năng quản lý đến các đội ngũ cán bộ:
Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán Trưởng và Trưởng phòng các đơn vị. Tổ chức rà soát
điều chỉnh quy chế tiền lương đối với các bộ phận trực tiếp, lương theo hiệu quả công việc
để động viên CBVN nỗ lực làm việc.
Năm 2014 cũng đánh dấu mạnh mẽ sự sâu sát tới từng đơn vị kinh doanh địa phương, cụ
thể: Mai Linh tổ chức đoàn công tác, trực tiếp là ông Hồ Huy - Chủ tịch HĐQT làm trưởng
đoàn xuống làm việc tại đơn vị, gặp gỡ anh em lái xe và kiểm soát toàn diện hoạt động đơn
vị như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Bình Thuận, Vũng
Tàu, Tây Ninh,...
Năm 2014 cũng là năm đánh giá lại hoạt động, quan tâm sâu sắc đến tâm tư, nguyện vọng
của đội ngũ anh em lái xe; cụ thể: Triển khai chính sách và thực hiện nhiều chương trình thu
hút lái xe; duy trì các buổi sinh hoạt định kỳ đối với lái xe kết hợp với đào tạo nâng cao chất
lượng dịch vụ taxi.
Mai Linh có Tổng Giám đốc mới từ 01/09/2014 đồng thời Mai Linh cũng ký kết với Công
ty Tư vấn tài chính KPMG; bước đầu hoàn chỉnh dự án: phần mền taxi online v.v... đánh
dấu cột mốc thay đổi nhân lực, trí lực một cách toàn diện từ trước đến nay nhằm mục đích
đưa Mai Linh vực dậy sau đợt khủng hoảng chung của nền tinh tế toàn cầu kéo dài từ năm
2008.
Toàn hệ thống thay đổi giảm giá cước 2 lần trong năm 2014. Tại một số thị trường tỉnh phía
Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hạ Long và tại các tỉnh phía Nam như Đăk Lăk, Đăk Nông,
Phú Yên, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng thì Mai Linh còn điều chỉnh giảm sâu từ 1.700 ~
3.000 đ/km để kích thích nhu cầu thị trường.
Mai Linh tham gia các hoạt động vì cộng đồng như: Tham gia lễ ra quân An toàn giao
thông, Chương trình Đi bộ từ thiện Phú Mỹ Hưng; tham gia đóng góp cho chương trình
"Tất cả vì Biển đảo thân yêu". Hỗ trợ nuôi dưỡng ca sinh 5 gia đình lái xe Nguyễn Thanh
Hiếu, nhận nuôi dưỡng và đỡ đầu con của phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen tử nạn trong
trên đường đi tác nghiệp, gia đình lái xe Nguyễn Đức Tuấn – thuộc Mai Linh Hạ Long bị
bọn cướp hành hung, gia đình chị Đới Thị Thu – nhân viên bị tai nạn trên đường đi làm,...
Mai Linh kết hợp với Quỹ ATGT & PTCĐ tổ chức các chương trình: “Ký Ức Điện Biên”
đưa 60 Cựu Chiến Binh về thăm lại chiến trường Điện Biên nhân kỷ niệm 60 năm chiến

thắng “Điện Biên Phủ”; Trao tặng 200 suất học bổng cho bà con nghèo tại huyện Vĩnh Linh
Trang 8


-

- Quảng Trị, là nhà tài trợ vận chuyển cho chương trình "60 năm Lưu học sinh miền Nam
trên đất Bắc".
Mai Linh với những câu chuyện về “Người tử tế” đã trả lại cho khách hàng nhiều vật dụng
để quên trên xe taxi có trị giá tài sản lên đến nhiều tỷ đồng. Đặc biệt là các trường hợp: anh
Trần Văn Kiên – lái xe ML Hà Nam trả lại cho khách số tiền 500 triệu đồng, anh Nguyễn
Văn Bắc – lái xe ML Hà Nội trả lại cho khách số tiền 120 triệu đồng, anh Mã Văn Tuyến –
lái xe ML KV TP.HCM trả lại cho khách 100 triệu đồng, anh Tưởng Văn Quang – lái xe ML
Quảng Trị trả lại cho khách số tiền 330 triệu đồng,... Trong năm 2014, toàn hệ thống Mai
Linh đã trả lại cho khách hàng tổng cộng 14.603 lượt hành lý có giá trị. Bên cạnh đó, còn có
hình ảnh các anh tài xế đỡ đẻ trên xe như gương sáng của anh Lưu Văn Chiến, anh Trần
Trung Dũng…

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN MAI LINH (MLG)
1. Phân tích môi trường kinh doanh
1.1.

Môi trường vĩ mô
1.1.1. Yếu tố kinh tế
 Tốc độ tăng trưởng
- Vì Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng và tiếp tục tập trung
cải cách cơ cấu (doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và giải phóng đầu tư khu vực
kinh tế tư nhân) nên trong năm 2014 tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng
5,5% (Theo báo cáo cập nhật kinh tế vùng Đông Thái Bình Dương do ngân hàng thế

giới (WB) công bố ngày 7/4/2014)
- Tốc độ tăng trưởng tăng, thu hút đầu tư của nước ngoài, ảnh hưởng nhất định đến các
công trình công cộng. Công trình công cộng như đường, cầu, phà ngày càng thông
thoáng di chuyển dễ dàng, nên nhu cầu sư dụng taxi cũng tăng lên.

Trang 9


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

Tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân, khi có
việc làm và thu nhập ổn định nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi sẽ tăng.
Tốc độ tăng trưởng mặc dù không cao, nhưng vẫn ảnh hưởng nhất định đến hoạt
động công ty. Nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại của người dân tăng lên. Tuy nhiên
vì tốc độ tăng trưởng khiêm tốn nên tác động không rõ rệt.
Với những phân tích trên có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng tác động yếu và có ảnh
hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Lãi suất
Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước công bố giảm hàng loạt lãi suất chủ chốt.
Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng giảm t 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ
hạn t 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm t 7%/năm xuống 6%/năm. Kéo theo đó là việc
hàng loạt ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, một số khác tăng nhẹ.
Lãi suất tăng hay giảm có ảnh hưởng đến công ty:
• Lãi suất thấp sẽ giữ được mối liên hệ của công ty với Ngân hàng.
• Lãi suất cao thì công ty sẽ đổi ngân hàng.
Lãi suất vay tác động đến công ty, để chi trả lương nhân viên, lá chắn thuế, tiền lưu
động.
 Lạm phát
Trong báo cáo "Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh", Ernst &
Young (2/2014) đã đánh giá khá lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và đưa
ra dự báo tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam năm 2014 lần lượt là 5,4% và 6,5%;
năm 2015 tương ứng là 6,4% và 6%.
Lạm phát sẽ ảnh hưởng tới giá xăng, chi phí nguyên vật liệu, lạm phát cao dẫn đến
việc đồng tiền mất giá, mọi loại chi phí đều tăng, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
công ty.
Với những phân tích trên có thể đánh giá tỷ lệ lạm phát hiện nay tác động ở mức độ
trung bình và có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Thất nghiệp
Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất gặp khó khăn, ảnh
hưởng đến việc làm của người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của
thanh niên gấp 4,5 lần của người lớn.
Với những phân tích trên có thể đánh giá tỷ lệ thất nghiệp hiện nay tác động có ảnh
hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Thu nhập bình quân
Thu nhập càng cao dẫn đến tâm lý thoải mái và nhu cầu trong việc di chuyển bằng
taxi cũng tăng lên.
Nhưng thu nhập bình quân chỉ tác động ở mức độ trung bình và có ảnh hưởng tốt đến
hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Thuế
Năm 2014, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 25% xuống còn 20%.
Giảm 5% là một khoảng không nhỏ đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

Trang 10


Tận dụng những lợi ích của việc áp dụng chính sách thuế mới, các doanh nghiệp đã
xoay vòng vốn nhanh hơn để tái đầu tư và tăng lợi nhuận cho Công ty.
- Với những phân tích trên có thể đánh giá chính sách thuế tác động mạnh và có ảnh
hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật
 Luật pháp
-

Những quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải bằng ô tô và taxi đã tác động
đến hoạt động vận tải của MLG trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực
Kể từ 1-1-2014, đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ (kể cả lái xe) sẽ áp dụng mức thu
lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu là 10%, thay vì 15% như trước.

- Chi phí hoa hồng bến bãi, lệ phí cầu đường ngày càng tăng làm tăng các khoản phí
cho vận tải.
 Độ ổn định của chính trị
- Môi trường và thể chế chính trị của Việt Nam được đánh giá là ổn định. An ninh trật
tự được đảm bảo, đã tạo ra lòng tin và hấp dẫn các tổ chức kinh doanh trong và ngoài
nước.
- Với những phân tích trên có thể đánh giá môi trường chính trị nước ta tác động ở
mức đô trung bình và có ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng.
1.1.3. Yếu tố văn hóa – xã hội
-

-

-

-

Việt Nam dân số đông, giao thông chưa được thuận lợi nên hầu hết người dân vẫn
thích sử dụng xe máy nhiều hơn.
Dân số Việt Nam có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới nên trong tương lai nguồn
cung về nhân lực cho ngành có xu hướng giảm.
Trước đây, việc di chuyển bằng taxi không được ưa chuộng do khoảng cách di
chuyển ngắn, các trung tâm thương mại – giải trí chỉ tập trung ở quận trung tâm, tình
trạng giao thông kém hay dẫn đến ùn tắc giao thong và thông thường thì người ta chỉ
đi taxi khi đi theo nhóm.
Hiện nay, các trung tâm thương mại – giải trí được trải đều sang các quận khác của
mỗi tỉnh thành. Đặc biệt các trung tâm này cũng thường xuyên tố chức các sự kiện
thu hút mọi người đến tham gia.
Giao thông ở các tỉnh thành cũng được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, cụ

thể:
• TPHCM đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình cầu
đường và từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn TPHCM..
Đơn cử mới đây nhất là đường Phạm Văn Đồng (dự án Tân Sơn Nhất Bình Lợi – Vànhđai ngoài) Điểm đầu của tuyến đường sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh sau
Trang 11


đó băng qua sông Sài Gòn đến quận Thủ Đức kết nối vào quốc lộ 1 với 12
làn xe, rộng 60m.
• Tại Hà Nội, trong năm 2013, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã hoàn thành
công tác chuẩn bị đầu tư và phê duyệt hơn 12 công trình giao thông quan
trọng, đang hoàn thiện theo Thông báo thẩm định và trình phê duyệt trong
quý I/2014 đối với 4 dự án
• Tại Đà Nẵng, cũng có các dự án thí điểm để cải thiện tình hình giao thong.
Dự án thí điểm Quản lý hành lang giao thông đường Lê Duẩn với thực
trạng hành lang thí điểm là trục hành lang giao thông chính của thành phố,
có lưu lượng giao thông rất cao nhưng hệ thống đèn tín hiệu không hoạt
động hiệu quả gây nên tình trạng ách tắc giao thông trong giờ cao điểm;
đồng thời tình hình giao thông tại khuvực này cũng bị tác động lớn khi
Trung tâm Hành chính của thành phố đi vào hoạt động.
Những thay đổi mới này góp phần tạo điều kiện thuận lợi và tác động mạnh đến hoạt
động của dịch vụ taxi: có thể di chuyển đoạn đường xa hơn và tiết kiệm thời gian – nhiên
liệu hơn nhờ các con đường mới, giảm ùn tắt, có thêm lượng khách hàng dàn đều ở các khu
vực. Điều này ảnh hưởng rất tốt đến hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi của Công ty.
1.1.4.

Yếu tố cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ
 Cơ sở hạ tầng


Trong năm 2013, Mai Linh đã cố gắng đầu tư thêm 1.205 xe và thanh lý tổng cộng
1.313 xe, tổng số xe của toàn hệ thống tính đến ngày 31/12/2013 là 10.861 xe (chưa kể 129
xe kinh doanh vận tải tuyến đường dài), trong đó có 10.429 xe taxi.
Công ty mua xăng dầu tại hơn 1900 cửa hàng xăng dầu của hệ thống Petrolimex trên
toàn quốc cung cấp cho tất cả các phương tiện vận tải mang thương hiệu Mai Linh.
 Công nghệ
-

Mai Linh có hoạt động trong nhóm ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Đây
là một sự hỗ trợ lớn về quản lý hệ thống thông tin.
Mai Linh đang sử dụng phần mềm quản lý cuộc gọi khách hàng thông qua hệ thống
tổng đài thông minh (nhận diện cuộc gọi khách hàng, phân vùng thị trường).
Mai Linh cũng sử dụng Video Conference trong các buổi họp và đào tạo nhân viên
nhằm tiết kiệm chi phí đi lại, sử dụng phần mềm Oracle trong quản lý tài chính – kế
toán. Nghiên cứu đầu tư phương tiện chạy bằng nguyên liệu sạch nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường.

1.2
Môi trường tác nghiệp
1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu
Ngành vận tải taxi là ngành có mức độ tập trung cao, hiện nay trên thị trường có rất
nhiều hãng taxi lớn nhỏ, với sự vươn lên của các đối thủ trong thị trường. Tuy nhiên, hầu
Trang 12


hết thị phần nằm trong tay các công ty lớn. Hiện nay, các đối thủ lớn nhất của Mai Linh là
Vinasun Corp và Taxi group. Trong đó đối thủ chính của Mai Linh tại thị trường miền bắc là
Taxi group còn tại phía Nam là Vinasun (VNS).
Ngoài một số ít doanh nghiệp có mạng lưới taxi xe khách lớn như Mai Linh, Hoàng
Long hay Vinasun, còn phần lớn các doanh nghiệp vận chuyển hành khách liên tỉnh mang

yếu tố địa phương. Mỗi địa bàn mỗi tỉnh đều có vài doanh nghiệp vận tải địa phương.
 Thị trường taxi
-

-

-

-

Nhiều hãng taxi, cạnh tranh gay gắt, giành giật thị phần
Đối thủ được đánh giá mạnh của Mai Linh là Vinasun
Yếu tố về giá cả: giá cả ổn định hợp lý với phân khúc khách hàng từ trung bình đến
cao. Mai Linh đã tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong cùng
ngành. Có các chiến lược định giá phù hợp so với xu thế thị trường, nhu cầu khách
hàng: định giá theo cảm nhận khách hàng, định giá theo đối thủ cạnh tranh. Chính vì
vậy Mai Linh đã không ngừng định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí
khách hàng.
Thương hiệu taxi Mai Linh khá nổi tiếng dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, lái
xe các doanh nghiệp khác và taxi dù lái xe gỡ bỏ logo doanh nghiệp mình, giả mạo,
làm nhái logo gắn nam châm để dễ thay thế, lái xe mặc đồng phục của doanh nghiệp
khác làm gây ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và uy tín hãng taxi khác,…Điển
hình năm 2001, taxi Mai Linh đã phát hiện công ty dịch vụ hàng không Tân Sơn
Nhất (Sasco), của một số hợp tác xã và taxi dù khách nhầm lẫn là do các xe này đã
sử dụng hộp đèn của taxi Mai Linh và gắn nhãn hiệu Mai Linh trên xe.
Thị trường sẽ tăng trưởng ổn định nhờ việc chi phí mua xe cá nhân còn khá đắt, việc
các phương tiện giao thông công cộng còn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu toàn thị
trường…
 Mai Linh Express
Tốc độ tăng trưởng khá nhanh

Lĩnh vực tiềm năng
Đối thủ vận tải đường dài Hoàng Long, các loại hình vận tải khác.
 Xe cho thuê

Thị trường khá manh mún. Có nhiều hãng kinh doanh nhưng quy mô nhỏ vì vậy Mai
Linh có thể khai thác lợi thế này.
1.2.2. Khách hàng
Ngành vận tải taxi có đặc trưng là khách hàng của công ty không tập trung, số lượng
nhiều, phân tán ở nhiều nơi. Khách hàng của ngành vận tải taxi thường nhỏ lẻ, ít có khách
hàng lớn.

Trang 13


Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của khách hàng khá cao vì khách hàng có thể dễ dàng
lựa chọn nhiều nhà cung cấp khác nhau. Bởi trong ngành vận tải-taxi, chi phí chuyển đổi
nhà cung cấp khách hàng khá thấp, thậm chí là không có.
Khách hàng của Mai Linh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thông thường thì một số
cơ quan, đơn vị kinh doanh,… thường xuyên có nhu cầu sử dụng taxi và xe khách của Mai
Linh thì sẽ kí các hợp đồng với công ty. Khách hàng thường xuyên của công ty sẽ nhận
được một số lợi ích và ưu đãi.
-

Trong cơ cấu khách hàng của công ty:
• Khách hàng MCC: chiếm 10.3%
• Khách hàng cứng của lái xe (liên lạc trực tiếp với lái xe) chiếm 3%
• Khách hàng từ cá điểm tiếp thị: chiếm 20%
• Khách hàng vãng lai, dân cư: chiếm 66,7%

Đối với các điểm tiếp thị, nhóm khách hàng chủ lực của Mai Linh bao gồm: nhà ga,

sân bay, Resort, khách sạn lớn, bệnh viện…và phần nhiều trong số đó được kí hợp tác độc
quyền với Mai Linh.
Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của
công ty. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu
mong muốn của khách hàng.
Khách hàng là người luôn muốn mua những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ và có
nhiều dịch vụ giá trị gia tăng còn người bán thì luôn muốn bán với giá cao. Nếu người mua
có ưu thế thì họ sẽ đạt được cái mà họ mong muốn là mua được sản phẩm tốt với giá rẻ.
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành dịch vụ nhiều, nên người mua sẽ
có nhiều ưu thế hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, điều này là nguy cơ đối với các doanh
nghiệp, có thể sẽ làm cho lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi và khi nền kinh tế phát triển, thu nhập
tăng cao thì yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Do đó các doanh nghiệp phải không
ngừng tìm hiểu nhu cầu khách hàng để thõa mãn tối đa nhu cầu đó mà lợi nhuận vẫn tăng,
có như thế thì doanh nghiệp đó mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường được.
1.2.3. Các nhà cung cấp
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải taxi thì yếu tố đầu vào là cực kỳ
quan trọng, nó chiếm gần một phần hai chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Từ vấn đề
này, buộc các doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp, tìm
kiếm thông tin về nhiều nhà cung cấp khác nhau, làm sao doanh nghiệp có thể mặc cả, đàm
phán với nhà cung cấp về giá bán, số lượng, chất lượng để cái lợi thuộc về doanh nghiệp
nhiều hơn so với nhà cung cấp.
Trang 14


Đối với ngành vận tải-taxi, thì nhà cung cấp của các công ty trong ngành chủ yếu là
các công ty sản xuất xe ô tô và các cung ty cung cấp vật tư phục vụ thay thế, bảo dưỡng xe
ô tô. Các nhà cung cấp vật tư, phụ tùng cho công ty thường là nhà cung cấp lâu dài, thường
xuyên với chất lượng sản phẩm tin cậy.

Một số nhà cung cấp:
-

Số lượng nhà cung cấp khá nhiều (hiện tại Mai Linh đang sở dụng gần 100 xe
universe Noble do Huyndai sản xuất)
Các đóng xe bảo dưỡng: Toyota Hùng Vương
Quảng cáo: Việt Linh Media
Cung cấp thiết bị định vị: Viettrack

1.2.4 Sản phẩm hàng hóa thay thế
Ở thị trường Việt Nam, xe máy là phương tiện phổ biến, là sản phẩm có khả năng
thay thế lớn nhất cho dịch vụ taxi của công ty. Ngoài ra còn có các dịch vụ đi lại bằng xe
lửa, máy bay…ở đường dài
Các sản phẩm trong ngành kinh doanh dịch vụ vận tải taxi thường là xe buýt, xe thồ,
xe xích lô… Áp lực chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với sản
phẩm trong ngành thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng… Nhìn chung không ai
có thể lường trước được ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đối với sản phẩm của ngành. Vì
vậy các doanh nghiệp cần phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các sản phẩm thay thế
tiềm ẩn, nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn thì doanh nghiệp có thể bị tụt lại với
thị phần nhỏ bé. Đồng thời doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới sản phẩm để phù
hợp thị hiếu khách hàng.
1.2.5 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối với Mai Linh thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các loại công ty vận tải có hình
thức vận tải khác, có thể chúng ít tác động mạnh đến công ty nhưng lại gián tiếp lấy đi
khách hàng của công ty. Và có thể trong tương lại chúng lại là đối thủ thực sự của công ty.
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên thị trường nhưng có thể
ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành trong tương lai. Họ có nhiều lợi nhuận và dễ
gia nhập (như các doanh nghiệp vận tải xe khách) thì khả năng gia nhập càng cao. Những
đối thủ tiềm ẩn này có những lợi thế của người đi sau như học hỏi được những sai lầm và
thành tựu của người đi trước, tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm… Chính những đối thủ cạnh

tranh tiềm ẩn sẽ đe dọa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại, vì vậy các
doanh nghiệp cần phải ngăn chặn sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn, bằng cách tạo
ra các rào cản gia nhập như sự khác biệt hóa và không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm.

Trang 15


2. Phân tích ma trận SWOT
2.1. Điểm mạnh (Strenght)
Tập đoàn Mai Linh luôn duy trì sự ổn định của các nguồn cung cấp bằng việc ký kết các
hợp đồng có thời hạn và tái ký khi hợp đồng hết hạn. Điển hình như:
- Cùng Tổng Công ty Petrolimex Việt Nam và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu kýkết hợp
đồng hợp tác 3 bên nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu ổn định trong
thời điểm giá xăng dầu biến động hiện nay.
- Hợp tác với Ngân hàng Quân Đội(MB) hai bên sẽ ưu tiên sử dụng các dịch vụ sẵn có
của nhau: MB ưu tiên sử dụng các dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch, an ninh bảo
vệ, vận chuyển tiền, xây dựng, truyền thông,…do Mai Linh cung cấp với mức giá hỗ
trợ, ưu tiên về chất lượng, giá cả dịch vụ, độ an toàn, thời gian thiết lập, khôi phục và
hỗ trợ kỹ thuật. MB ưu tiên cung cấp sản phẩm các tín dụng căn cứ trên năng lực
hoạt động, nhu cầu vốn đầu tư của Mai Linh và chính sách tín dụng của MB theo
từng thời kỳ với các điều kiện cạnh tranh, cấp hạn mức tín dụng cho MLG theo định
kỳ12 tháng. Bên cạnh đó, Mai Linh ưu tiên sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng
do MB cung cấp, các dịch vụ khác do MB đang và sẽ cung cấp đảm bảo chất lượng
và giá cả cạnh tranh.
- FPT cung cấp hệ điều hành cho taxi Mai Linh, việc hợp tác chiến lược giữa hai đơn
vị về ứng dụng khoa học công nghệ trong điều hành hệ thống thể hiện sự nâng cao
năng lực cạnh tranh. Cụ thể Tập đoàn FPT sẽ tiến hành nghiên cứu, xây dựng và
triển khai hệ thống quản lý phương tiện, hệ thống điều hành, bảo trì, bảo dưỡng cho
toàn bộ mạng lưới taxi của Mai Linh ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện nay như

GPS, bản đồ số, 3G, RFID,… Buổi ký kết hợp tác chiến lược giữa hai tập đoàn lớn
của Việt Nam diễn ra vào sáng nay, lúc 11h ngày 11/1/2011.
MLG là một trong những thương hiệu mạnh của ngành vận tải. MLG đã chú trọng đến
việc tạo dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt và lâu dài.
Với công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ lái xe, nhân viên hướng dẫn, phục vụ trên xe
một cách chuyên nghiệp và bài bản. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu
chuẩn ISO. Bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty: phòng quản lý chất lượng có trách
nhiệm kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ 3 tháng/lần.
MLG đang khai thác tối đa hiệu quả các sản phẩm của công nghệ thông tin như vào quá
trình hoạt động kinh doanh:
- Sử dụng phần mềm quản trị cuộc gọi và khách hàng thông qua hệ thống tổng đài
thông minh (nhận diện khách hàng, thống kê cuộc gọi, phân vùng thị trường...).
- Sử dụng hệ thống Video Conference trong hội họp, đào tạo,… nhằm tiết kiệm chi phí
đi lại,... Sử dụng hệ thống phần mềm Oracle trong quản trị tài chính - kế toán.
-

2.2. Điểm yếu (Weakness)
Thị trường chưa đủ đầu xe để đáp ứng nhu cầu của khách. Hiện nay khách gọi xe phải chờ

-

rất lâu do đáp ứng không kịp, vì lượng xe mỏng phân bổ không đồng đều
Chi phí không hợp lý, phát sinh nhiều công ty con hoạt động không hiệu quả.
Công ty phát triển theo định hướng đa ngành nên không thể đạt được hiệu quả toàn ngành.

Trang 16


2.3. Thời cơ (Opportunity)
- Hệ thống cơ sơ hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đường bộ,

hơn 3.200km đường sắt, 42.000km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Là tiềm
năng mà nhiều quốc gia ao ước.
- Nhà nước đã tạo ra môi trường đầu tư và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, chủ
trương cho phép phát triển mạnh ngành vận tải, du lịch, tiến kịp các nước trong khu
vực, ngày càng đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của người dân.
- Chính phủ đã và đang có những chính sách mở rộng đường giao thông, nâng cấp các
hệ thống công cộng phục vụ nhu cầu của xã hội, khuyến khích việc đi lại của người
dân, công nhân viên chức bằng taxi, xe buýt,... tạo điều kiện để Công ty mở rộng
mạng lưới hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh. Việc chính phủ triển khai
chính sách hỗ trợ thuế nhập khẩu cho các mặt hàng xe là điều kiện tốt để Công ty cắt
giảm được chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chính sách kích cầu của chính phủ với việc tung ra gói kích cầu số một với sự hỗ trợ
lãi suất. Với chính sách này thì việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng đối với các
doanh nghiệp đã thuận lợi hơn đồng thời làm tăng mức tiêu dùng của xã hội. Sự tăng
trưởng về xuất khẩu, một số ngành cần vận chuyển đã có những bước tiến đáng kể.
- Nước Việt Nam ta có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, có những phong tục tốt đẹp từ lâu đời. Có những lễ hội, địa diểm du lịch diễn
ra theo các mùa trong năm trải dài khắp mọi miền từ Bắc đến Nam. Theo thông kê
năm 2014 lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng 4% và đạt gần 8 triệu lượt
khách (theo khách nội địa cũng
đạt mức 38,5 triệu lượt ( theo />2.4. Thách thức (Threat)
- Giá xe và các thiết bị kỹ thuật cao
-

-

-

-


Tập Đoàn Mai Linh là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Vận tải,
nên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu thường khá cao. Tính riêng năm 2014, con số này là
81,74%. Nếu lãi suất biến động theo chiều hướng tăng lên dẫn đến lãi suất cho vay
tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch kinh doanh của Công ty
trong thời gian tới.
Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Một số ví dụ:
• Taxi: VinaSun, Uber,…
• Xe bus, xe khách: SAMCO, Thaco Bus,…
Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng trong đó chỉ số giá nguyên,
nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao là: điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa.
Ví dụ: Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2014 tăng 3,39% so
với năm 2013
Từ ma trận SWOT trên ta rút ra được cái chiến lược sau:
 Chiến lược SO:
Kết hợp thế mạnh thương hiệu, số lượng cũng như chất lượng xe với nhu cầu tăng
cao của thị trường. Ví dụ các thị trường tiềm năng trong nước như: Quảng Bình,

Trang 17


-

-

-

-

-


-

-

-

-

Quảng Ngãi, Bà rịa- Vũng tàu…, hay thị trường nước ngoài như: Lào, Campuchia,
Thái Lan…
Kết hợp tiềm lực tài chính nắm bắt cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ. Doanh nghiệp
nên thực hiện thanh lý xe cũ đúng thời điểm và tiến bộ, nâng cấp hệ thống tổng đài
và phần mềm.
Mạng lưới phủ rộng và tài chính mạnh + tiềm lực và nhu cầu thị trường lớn => mở
rộng thêm các thị trường mới để gia tăng thị phần.
 Chiến lược WO:
Tập trung mũi nhọn vào lĩnh vực vận chuyển. Hạn chế không đầu tư vào những
ngành không có sự hỗ trợ hoặc vốn đầu tư quá lớn.
Tận dụng cơ hội về nhu cầu thị trường và tiềm năng trên thị trường mới nhằm vượt
qua điểm yếu về marketing. Đặc biệt phải chú trọng thâm nhập thị trường mới, vượt
qua điểm yếu trong marketing nhằm nâng cao lòng tin trong khách hàng.
Tận dụng cơ hội về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ cùng những chính sách của
chính phủ để vượt qua điểm yếu về cấu trúc vốn. Ví dụ như: Cơ cấu lại các khoản
đầu tư, tận dụng và nắm bắt được các khoản vay ưu đãi, phát hành cổ phiếu trái
phiếu một cách hợp lý…
Vượt qua điểm yếu về cấu trúc tổ chức và hoạt động quản trị chiến lược nhờ chính
sách của chính phủ và cơ sở khoa học công nghệ.
 Chiến lược ST:
Lấy thế mạnh về thương hiệu cùng với chất lượng và số lượng xe để cạnh tranh trên

thị trường như: tập trung vào thị trường kinh doanh chính là vận tải, dựa trên mức độ
uy tín của thương hiệu làm trọng tâm, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Sử dụng quy mô về tiềm lực tài chính kết hợp với số lượng và chất lượng xe để
chống cự với biến động về giá xăng dầu, lãi suất mà vẫn có thể giữ được thị phần
như là: dùng nguồn lực tài chính để giữ vững chất lượng dịch vụ, đảm bảo giá cả hợp
lý trong giai đoạn giá xăng dầu và lãi suất có nhiều biến động.
Đào tạo và huấn luyện nhân viên về trình độ chuyên môn và phong cách phục vụ.
Tối thiểu hóa chi phí để có mức giá cạnh tranh tốt nhất.
 Chiến lược WT:
Đẩy mạnh tập trung nâng cao chất lượng hoạt động marketing để nâng cao hình ảnh
thương hiệu trong lòng khách hàng.
Tập trung khắc phục các điểm yếu về cấu trúc vốn, cấu trúc tổ chức, hoạt động quản
lý chiến lược để vượt qua những thách thức về giá xăng dầu, lãi suất và đối thủ cạnh
tranh. Ví dụ như: cơ cấu lại các khoản đầu tư, tập trung vào ngành chính…
Cần quản lý có hiệu quả việc sử dụng và bảo dưỡng phương tiện vận tải

3. Chiến lược mà MLG thực hiện
3.1.

Chiến lược thâm nhập thị trường toàn cầu

3.1.1.

Các yếu tố chính tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trang 18


-


-

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, với tiêu chí phục vụ : “An toàn - Chất lượng - Mọi
lúc - Mọi nơi”, công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh (MLG) đã gặt hái được nhiều
thành công trên các lĩnh vực kinh doanh, với mạng lưới đã phủ ra các nước lân cận:
Trung Quốc, Lào, Campuchia,…Có văn phòng đại diện kinh doanh tại: Mỹ,
Campuchia, Nga và đang xúc tiến tại các nước: Anh, Pháp, Nhật, Singapo,…
Trong các ngành hoạt động, vận tải được xem là nòng cốt, chủ lực cho sự phát triển
lâu dài với những dự án đầu tư lớn: 1.000 xe buýt chất lượng cao phục vụ các tuyến
cố định liên tỉnh và quốc tế 5.000 xe taxi cho thuê, 50 trạm dừng chân ở các tuyến
trục lộ xuyên Á, xuyên Việt, hệ thống định vị bằng vệ tinh,…

3.1.2.

-

Các phương án chính vươn ra thị trường quốc tế

Vận tải là ngành mũi nhọn của MLG, vì vậy, khi nguồn lực chưa đủ lớn và trong giai
đoạn đầu xâm nhập thị trường thế giới, MGL chọn chiến lược “tiêu điểm toàn cầu”.
Khi mới bắt đầu gia nhập thị trường này, MGL chọn những nước có nền văn hóa,
điều kiện sống tương đồng với Việt Nam. Do đó, những nước lân cận trong khu vực
được xếp đầu tiên trong danh sách đầu tư.

3.1.3.

Các bước thâm nhập thị trường quốc tế của Mai Linh

Chọn quốc gia: MGL quyết định đầu tư vào thị trường Lào và Campuchia là các
nước láng giềng có nền văn hóa, điều kiện sống tương đồng Việt Nam. Trước khi

thâm nhập các quốc gia, MGL tiến hành khảo sát nhằm xem xét, đánh giá thực trạng
và tiềm năng phát triển. MLG tiếp tục đầu tư vào Thái Lan vì Thái Lan, Thái Lan có
ưu thế là du lịch phát triển khá mạnh, đó là sự thuận lợi lớn cho dịch vụ taxi. Ngoài
ra, MLG còn đầu tư vào các nước lớn như: Mỹ, Nga, Nhật,… Ở Nga, Nhật hay Mỹ
đều rất mạnh về vận tải, họ có những tập đoàn hùng mạnh mà Việt Nam không thể
cạnh tranh. Do đó, Mai Linh chủ trương thu hút khách du lịch và du học, từ nguồn
khách vận tải trong nước của Mai Linh.
- Chọn thời điểm thâm nhập: Sau khi đã khá vững vàng tại thị trường nội địa, MLG
mới thâm nhập vào thị trường khác
• Campuchia, Lào, Thái Lan (năm 2007)
• Mỹ, Nga, Nhật (năm 2008)
- Các dạng sở hữu xâm nhập:
• Liên doanh với những đơn vị sở tại: liên kết với công ty Khăm Tịnh (Lào).
• Công ty con sở hữu hoàn toàn: công ty Mai Linh USA.
 Điều đó sẽ giúp cho MLG hạn chế được những rủi ro và giảm bớt chi phí thâm nhập
thị trường.
-

Trang 19


3.2.

Chiến lược phát triển

Chiến lược tập trung mở rộng thị trường
Trong quá trình phát triển Mai Linh đã sử dụng nhiều chiến lược phát triển khác nhau
qua từng thời kì khác nhau. Song chiến lược nổi bật mà công ty sử dụng là tập trung mở
rộng thị trường
3.2.1.


Khi mới thành lập là công ty TNHH Mai Linh, lượng vốn đang còn ít công ty đã sử
dụng chiến lược tập trung mở rộng thị trường bằng dịch vụ taxi. Biểu hiện rõ nét cho chiến
lược này của MLG là từ năm 1993 đến năm 1997, Công ty đã mở rộng thị trường sang 18
tỉnh, thành trong cả nước, tạo thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ taxi trải dài từ Bắc vào
Nam, với tổng số đầu xe lên tới hơn 1.800 chiếc, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 5.000
lao động. Nhắc đến tên, không ai không biết đến những chiếc xe taxi màu Xanh rất thanh
lịch, có mặt khắp các nẻo đường, kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng gần xa.
Bên cạnh đó, Mai Linh luôn chú trọng đầu tư xe mới với nhiều chủng loại hiện đại nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng, như: Vios, Zace, Jolie, Corolla,
Camry, Fiat, Dodlo, Wagon. Matiz,… Cùng với hệ thống đồng hồ tính tiền chuẩn xác, luôn
được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và cơ quan
có thẩm quyền, tất cả đã tạo nên uy tín và chất lượng vượt trội của dịch vụ taxi Mai Linh
trong cả nước. Chúng phát triển một sản phẩm để tạo nên sự khác biệt của sản phẩm và tăng
cường thâm nhập thị trường mở rộng thị trường mới.Và Mai Linh đã rất thành công với
chiến lược này.
Chiến lược đa dạng hóa
Trong khi Vinasun kiên trì với chiến lược: Một chào bán độc nhất - USP (Unique Selling
Proposition) thì Mai Linh chạy theo chiến lược mở rộng kinh doanh đa ngành.
3.2.2.

Năm 2008, ông Hồ Huy, chủ nhân của Mai Linh đã từng tự hào nói với báo giới rằng:
"Nhắc đến thương hiệu Mai Linh, người ta thường nghĩ đến taxi. Điều này mới chỉ đúng
chứ chưa đủ".
Thời điểm đó, kinh doanh taxi và vận tải hành khách là lĩnh vực mang lại hiệu quả nhất
của M LG, chiếm 70% tổng doanh thu của tập đoàn này. Cụ thể là dịch vụ taxi, vận tải
tuyến cố định, Mai Linh Express, xe cho thuê và vận chuyển khách du lịch. Trong đó, vận
tải hành khách là lĩnh vực chủ lực, luôn được ưu tiên nhất trong mọi kế hoạch phát triển của
Mai Linh.
Và Mai Linh khi đã lập kỷ lục với 4.000 taxi các loại, vẫn có kế hoạch phát triển lên

10.000 xe taxi và 1.000 xe tốc hành cũng như đầu tư hệ thống quản lý điều hành vận tải
bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS.
Tuy nhiên ngay năm 2008, Công ty này cũng đã mở rộng ra các lĩnh vực như: công nghệ
thông tin, thương mại, đào tạo dạy nghề, du lịch, xây dựng, tư vấn quản lý... Mai Linh còn
Trang 20


là cổ đông góp vốn vào dự án BOT cầu Phú Mỹ, Công ty Đầu tư Viettel Mai Linh và ký hợp
tác toàn diện với Viettel, Vinaconex, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Đầu tư phát triển. Và
Mai Linh đã từng coi phát triển đa ngành là niềm tự hào với mục tiêu chính: "Tất cả vì
khách hàng".
Đỉnh điểm, Mai Linh đã sở hữu đến gần 60 công ty đa ngành theo dạng mẹ con, chưa kể
các công ty "cháu" trên toàn quốc. Điều này đã làm gia tăng nhanh chóng chi phí đầu tư và
quản lý của Mai Linh.
Mai Linh đã sử dụng đông thời cả chiến lược đa dạng hóa hàng ngang và đa dạng hóa tổ
hợp.
 Đa dạng hóa hàng ngang

Với chiến lược đa dạng hóa hàng ngang, công ty đưa vào kinh doanh các dịch vụ mới
như: du lịch, vận tải hàng hóa hay vận tải taxi nước.Trong các ngành kinh doanh mới này
MLG đặc biêt thành công với ngành du lịch.
Du lịch là một thành viên của MLG, hoạt động theo giấy phép kinh doanh du lịch lữ
hành quốc tế do Tổng cục Du lịch cấp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải và dịch vụ du lịch, Du lịch Mai Linh đã trở thành một trong những trung tâm
du lịch có uy tín, đặc biệt là việc tổ chức các tour du lịch nội địa và quốc tế.
Tên gọi của dịch vụ: Mai Linh Du lịch. Công năng và đối tượng khách hàng chính của
sản phẩm, dịch vụ:
-

-


-

Với một đội ngũ nhân viên đông đảo, chuyên nghiệp và nhiệt tình, Mailinhtourism
không ngừng phát triển, luôn đổi mới nhằm khẳng định năng lực, đa dạng các
chương trình du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn trong lĩnh vực du lịch
trong nước và du lịch nước ngoài.
Ngoài ra, Mailinhtourism còn thiết kế và tổ chức chương trình du lịch theo nhu cầu
của Quý khách, nhằm tạo nên sự hài lòng tốt nhất nơi Quý khách.
Mailinhtourism tập trung kinh doanh các tour nội địa, tour outbound và inbound,
phát triển đa dạng nhiều sản phẩm mới, hiện đại, chuyên nghiệp như TRANS
INDOCHINA TOURS; YOUTHACTION – Adventure & Teambuilding; Du lịch
dành cho cựu chiến binh; Du lịch về nguồn; Du lịch dã ngoại…v..v…
Đồng thời, Mailinhtourism cũng kinh doanh nhiều dịch vụ phục vụ khách hàng khác
như Đặt vé máy bay; Đặt khách sạn toàn quốc; Dịch vụ visa và Cho thuê xe du lịch.
Mailinhtourism hoạt động với phương châm chung của Tập đoàn MAILINH:
“Khách hàng là tất cả”. Chúng tôi kinh doanh tập trung hướng đến thỏa mãn những
nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ tốt nhất, đáng tin cậy nhất và hài lòng nhất.

Trong vận tải vận chuyển, Tập đoàn Mai Linh đã thành lập Công Ty Cổ Phần Vận Tải
Tốc Hành Mai Linh - Mai Linh Express là thành viên trực thuộc Tập Đoàn Mai Linh, hiện
công ty có hơn 150 xe hoạt động trên 12 tuyến đường nối liền trên 10 tỉnh thành trên toàn
Trang 21


quốc Việt Nam.Với phương châm “xe khởi hành đúng giờ - không khói thuốc – không đón
khách dọc đường”, cùng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo và trung
thực, đến nay thương hiệu Mai Linh Express đã trở nên quen thuộc với khách hàng.
 Đa dạng hóa tổ hợp


Còn với chiến lược đa dạng hóa tổ hợp, MLG đưa vào phát triển một số lĩnh vực mới
như: Đào tạo, tài chính, xây dựng, thương mại, tư vấn và quản lý, CNTT và truyền thông
Trong lĩnh vực tư vấn quản lý, MLG có 3 công ty con chuyên cung cấp lĩnh vực này là:
-

Công ty TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH
Công ty CP TM-DV-TK & IN BAO BÌ NĂNG ĐỘNG
Công ty CP ĐÀO TẠO & TƯ VẤN QLCL TÂN HƯNG

Trong đào tạo, Mai Linh đã thành lập trường trung cấp Mai Linh và hướng tới phát triển
thành trường cao đẳng. Trường trung cấp Mai Linh chủ yếu đào tạo 3 ngành học là: sửa
chữa & khai thác thiết bị cơ khí, Du lịch (hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng khách
sạn) và Hạch toán kế toán.
Tháng 5 năm 2008 công ty cổ phần Địa ốc Mai linh được thành lập. Công ty cổ phần
công nghẹ truyền thông Mai Linh(MLI) ra đời dánh dấu bước xâm nhập lĩnh vực truyền
thông của Mai Linh.Ngoài ra, Mai linh còn phát triển các dịch vụ du học, du lịch để thâm
nhập vào các thị trường Nga, Nhật, Mỹ.
3.3.

Chiến lược cạnh tranh
 Chiến lược khác biệt hóa:

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phải vươn lên để
khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên đây cũng là một sức ép đối với các nhà quản lý bởi
họ không biết làm thế nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả sản xuất.
Một trong những chiến lược được các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất chính là chiến
lược “Khác biệt hoá sản phẩm”. Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược đưa ra một sản
phẩm khác hẳn sản phẩm của các đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của
mình.
Đối với MGL, công ty đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dựa trên các hình

thức như: khác biệt hóa nhờ tự thân sản phẩm dịch vụ và các dịch vụ đi kèm.
Nếu tính theo thời gian gia nhập thị trường vận tải hành khách trên tuyến cố định thì
Mai Linh Express còn khá non trẻ. Tuy nhiên, thương hiệu Mai Linh Express đã nhanh
chóng tạo dựng thương hiệu của mình bằng việc nỗ lực xây dựng dịch vụ đạt tiêu chuẩn mà
đơn vị này đã cam kết với khách hàng. Mai Linh Express cam kết xuất bến đúng giờ và
không bắt khách dọc đường dù trên xe chỉ có một hành khách. Cũng các tiêu chuẩn phục vụ
Trang 22


khăn lạnh, nước uống,… như các đơn vị xe chất lượng cao khác, Mai Linh còn kiên quyết
xây dựng một hình ảnh xe không khói thuốc lá.
Chất lượng dịch vụ Mai Linh Express không chỉ được đảm bảo trên hành trình mà còn
được phục vụ chu đáo, tận tình đến từng hành khách bắt đầu từ lúc mua vé. Khách hàng có
thể đặt vé qua tổng đài điện thoại, yêu cầu dịch vụ giao vé tận nhà trong nội thị. Tại
TP.HCM, với đoàn khách từ 4 người trở lên Mai Linh Express có chính sách hỗ trợ khách
hàng từ nhà ra bến xe bằng hình thức tặng voucher (phiếu đi taxi) taxi Mai Linh để khách
hàng có thể chủ động được thời gian của mình. Tại các tỉnh, thành khác, Mai Linh Express
áp dụng dịch vụ đưa đón tận nhà tạo sự thuận tiện cho hành khách khi sử dụng dịch vụ Mai
Linh Express.Bên cạnh đó, các trạm dừng chân cung cấp các dịch vụ để khách hàng mua
sắm, giải lao trong lúc dừng xe…. thể hiện dịch vụ khép kín của Mai Linh một cách chuyên
nghiệp. Từ khi có trạm dừng chân Mai Linh được đưa vào phục vụ đã đem đến cho khách
hàng nhiều tiện ích như nghỉ ngơi, mua sắm, đặc biệt là đặc sản của từng vùng miền. Ngoài
ra, trong thời gian khách hàng nghỉ ngơi tại đây, phương tiện được kiểm tra, bảo dưỡng và
vệ sinh sạch sẽ trước khi hành khách thực hiện hành trình tiếp theo.
Bên cạnh đó công ty còn khác biệt hóa nhờ nhân sự. Với Mai Linh, qua 15 năm xây
dựng, trưởng thành và phát triển, bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn
hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa Mai Linh
với đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những “tài sản” vô hình như: sự trung thành của nhân
viên, bầu không khí làm việc như một đại gia đình, sự tin tưởng của nhân viên vào các

quyết định và chính sách của Ban lãnh đạo, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của
CBNV...
Với Mai Linh, văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng.
Ngay từ khi mới thành lập (1993), Mai Linh là doanh nghiệp đầu tiên có chế độ tuyển dụng
ưu đãi dành cho người lao động xuất thân từ các lực lượng vũ trang xuất ngũ, chuyển
ngành. Điều này còn được ghi rõ trong quy chế tuyển dụng lao động.
Ngoài việc chú trọng đến công tác huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên để đào
tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, Hội đồng quản trị Mai Linh còn có nhiều
chế độ đãi ngộ cho CBNV như: Bán xe trả góp, xây dựng hàng trăm căn hộ với giá ưu đãi,
tặng “cổ phiếu hưu trí” cho những CBNV có nhiều đóng góp để anh em yên tâm làm việc
lâu dài.
Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Mai Linh cho biết: “Trong kinh doanh, nhiều khi những
thông tin có chủ ý cũng gây ảnh hưởng đến cá nhân và hoạt động của công ty. Nhưng nhờ
có một tập thể đoàn kết, biết xây dựng, giữ gìn và bảo vệ lợi ích chung mà công ty Mai Linh
chúng tôi đã vững mạnh và phát triển như ngày hôm nay”.
Trang 23


Quả vậy, thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua
con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh
tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay
đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh
nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.
“Chúng tôi luôn coi con người là tài sản quý nhất của công ty. Việc Mai Linh bán xe trả
góp cho anh em, đãi ngộ họ bằng các chế độ như thưởng, cấp học phí đào tạo, trả bằng cổ
phiếu, chăm lo gia đình họ... đều xuất phát từ ý nghĩ ấy, vì suy cho cùng doanh nghiệp đối
xử tốt với nhân viên thì họ mới gắn bó, hết lòng để có một Mai Linh ngày nay” – đó là “bí
quyết” để gìn giữ, phát triển nguồn nhân lực của ông Hồ Huy và Ban lãnh đạo tập đoàn Mai
Linh, bởi một trong những điều khó nhất của các doanh nghiệp hiện nay là giữ chân nhân
tài chứ chưa hẳn là vốn hay công nghệ.

 Hoạt động từ thiện quan trọng như chính hoạt động kinh doanh

Một sự khác biệt nữa góp phần tạo nên thương hiệu Mai Linh là “văn hóa về nguồn” với
các chương trình đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn mà doanh nghiệp đã tạo dựng,
duy trì trong nhiều năm qua. Chương trình “Thăm lại chiến trường xưa” (Điện Biên Phủ)
năm 2004; chương trình “Tiếp lửa truyền thống - Vang mãi khúc quân hành” năm 2006 cho
hàng ngàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa hay tài trợ cho Lễ hội Du Lịch Sầm
Sơn; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; ủng hộ đồng bào các vùng bị lũ lụt, thiên tai
như chương trình “Lửa ấm về các miền quê” tài trợ hàng nghìn con trâu, áo ấm cho đồng
bào bị ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại dịp Tết Bính Tý 2008; chương trình tài trợ học bổng
cho học sinh, sinh viên…
Tổng số tiền mà Mai Linh dành cho các hoạt động xã hội từ thiện đã đạt hơn hai mươi tỷ
đồng. Nói về nét văn hóa đặc trưng này của Mai Linh, ông Hồ Huy bày tỏ: Ngay từ ngày
thành lập, Mai Linh đã chủ trương xây dựng văn hoá Mai Linh “uống nước nhớ nguồn”, bởi
đó là cách chúng tôi tri ân tổ tiên, những người đã xả thân vì đất nước để Mai Linh có cơ
hội phát triển như hôm nay.
Xây dựng và sử dụng văn hóa của mình chính là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và là
con đường chiến thắng trên thương trường. Mai Linh đã không chỉ xây dựng nền văn hóa
doanh nghiệp thuần tuý mà điều quan trọng là đã biến những giá trị văn hóa đó thành lợi
nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh
đạo.
3.4.

Chiến lược các đơn vị cơ sở và các chiến lược chức năng
3.4.1. Chiến lược về tài chính
- Cần có phương án khắc phục lỗ, đồng thời tìm kiếm và ký hợp tác với các ngân hàng
thương mại lớn có chi phí vay vốn hợp lý nhằm giảm áp lực về trả lãi vay ngân hàng.
Trang 24



Phương án khắc phục lỗ có thể tập trung vào thanh lý, chuyển nhượng các dự án đầu tư kém
hiệu quả, tập trung đầu tư vào ngành nghề công ty có thế mạnh và đang có thương hiệu,
chính là vận tải, taxi,…
- Tiếp tục tái cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy quản lý, không đầu tư dàn trải. Trong
đó, vận tải là lĩnh vực nông cốt với ít nhất 70% vốn đầu tư, đảm bảo duy trì hình ảnh là đơn
vị số một trong ngành vận tải như trạm dừng nghỉ, bến xe, trạm xăng dầu.
- Đưa kế hoạch đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực kinh doanh như dầu tư thêm các
xe ô tô các loại để hoạt động taxi, vận tải.
- Nghiên cứu kế hoạch huy động vốn qua thị trường chứng khoán, liên doanh, liên kết
nhằm huy động được nguồn vốn để bổ sung cho việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Có phương án tăng vốn điều lệ khả thi: Tăng vốn điều lệ nhằm giảm số nợ của công ty,
giảm gánh nặng chi phí tài chính.
- Trong lĩnh vực kinh doanh taxi: Mai Linh cần tăng cường công tác Marketing với
các doanh nghiệp, thương gia tại các khu vực thành phố, khu công nghiệp để cung cấp thẻ
quẹt thanh toán cước taxi cho các khách hàng này.
- Luôn luôn ổn định giá, ổn định chi phí nhân công đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế
khủng hoảng.
3.4.2. Chiến lược về Marketing

Việc áp dụng chiến lược Marketing trong MLG luôn được coi trọng:
Mở các lớp đào tạo, huấn luyện cho cán bộ, quản lý, chuyên viên, công nhân viên
trong toàn bộ hệ thống về marketing.
- Chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực và
liên quan đến marketing với mục đích thống nhất phương thức lập kể hoạch và ngân
sách marketing. Ngoài ra đây còn là dịp để cán bộ nhân viên chia sẻ kinh nghiệm,
tăng cường và nâng cao năng suất làm việ trên lĩnh vực marketing trong hệ thống, từ
các công ty, đơn vị thành viên đến phòng, ban cấp tập đoàn khu vực, tập đoàn ngành
và tập đoàn công ty mẹ. Các học viên còn có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về
chiến lược marketing với các cán bộ cao cấp của tập đoàn.
3.4.3. Chiến lược về nguồn nhân lực

-

Đối với hoạt động của một doanh nghiệp, bên cạnh chiến lược kinh doanh và nguồn tài
chính, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng nhất và đáng quan tâm hàng
đầu. Nguồn nhân lực là tài sản xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí
hơn cả công nghệ và các tài sản hữu hình.
Tuyển dụng và duy trì nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt được xem như vấn đề
sống còn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ba cấp độ của hoạt động nhân sự, các
Trang 25


×