Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍCH HỢP NHẰM QUẢN LÝ TỐT NGUỒN NHỚT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.99 KB, 8 trang )

Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa
bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
CHƯƠNG VI
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍCH HỢP
NHẰM QUẢN LÝ TỐT NGUỒN NHỚT THẢI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8
Như đã trình bày trong các chương trên, việc quản lý nhớt thải và chất thải đối với
các lọai hình kinh doanh dịch vụ rửa - sửa xe máy, gara ôtô chưa được kiểm sóat chặt
chẽ đang thả nổi, chưa có các giải pháp quản lý thích hợp. Từ thực tế và dựa trên các
văn bản pháp lý liên quan, một số giải pháp quản lý cho ngành nghề này được đề xuất
như sau
6.1 Đề xuất hệ thống quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ rửa, xe, sửa -
rửa xe máy, các gara rửa, sửa ô tô trên địa bàn quận 8
6.1.1 Thủ tục đăng ký
Các đối tượng gồm: Cơ sở sửa xe môtô - xe máy, cơ sớ rửa xe môtô - xe máy, cơ
sở sửa xe ôtô, cơ sở rửa xe ôtô, các cơ sở bán phụ tùng và sửa xe 2 bánh (bao gồm có
dịch vụ thay nhớt xe đối với tất cả cơ sở trên) khi hoạt động trong lĩnh vực này cần
phải tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, và tiến hành lập bản cam kết bảo vệ
môi trường (theo thông tư 08/2006/TT-BTNMT).
6.1.2. Các yêu cầu cụ thể
6.1.2.1 Về vị trí tiệm, phải đảm bảo các yêu cầu sau
1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề rửa xe mô tô – xe máy, rửa xe ô tô,
sửa xe mô tô – xe máy, sửa xe ô tô thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên địa
bàn quận 8 điều phải tuân thủ và thực hiện theo quy định này
2. Các cơ sở rửa, sửa xe không được đặt trong khu chung cư, hoặc sát bệnh viện,
trường học, chợ.
6.1.2.2. Về diện tích mặt bằng dùng sửa, rửa xe phải đảm bảo các yêu cầu sau
1. Diện tích mặt bằng phải đảm bảo tương ứng với quy mô đăng ký kinh doanh;
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 67
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa
bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.


2. Phải có vách ngăn cách giữa nơi sửa, rửa xe với các nhà dân xung quanh cao tối
thiểu 2,2 mét.
3. Phải có vách ngăn cố định hoặc di động giữa khu vực rửa xe với đường phố,
vách ngăn phải đảm bảo ngăn toàn bộ nước ở khu rửa xe, dầu phun làm bóng, dầu
nhớt… không để bắn ra đường phố, lề đường và các nhà lân cận.
4. Không được sử dụng lòng lề đường, vỉa hè dùng làm nơi sửa, rửa xe, phun dầu
bóng, lau xe, phơi rẻ lau xe, sơn xe… và các hoạt động khác gây ô nhiễm môi
trường sống và mất mỹ quan đô thị, nơi công cộng, khu dân cư
6.1.2.3. Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh bảo vệ môi trường
1. Cơ sở rửa xe máy, rửa xe ôtô phải xây dựng hố thu gom và xử lý nước thải trong cơ
sở trước khi thoát ra môi trường, toàn bộ diện tích nền các cơ sở rửa, sửa xe phải được
xây ximăng hay bê tông hoá, nhằm chống thấm đất tốt, không cho nước rửa xe, dầu
thải, và các chất thải khác thấm vào trong môi trường đất, xây dựng nền sao cho có
dốc nghiêng về hố thu nước thải. Tuyệt đối không để nước thải chứa xăng, dầu, xà
phòng, đất, cát nhất các loại chất thải trong quá trình rửa, sửa xe chảy trực tiếp ra hệ
thống kênh, rạch, đường phố, cống rãnh và các nhà liền kề. Mà phải đổ vào hố thu
nước thải, xử lý sau đó thoát vào chung với hệ thống cống thoát nước sinh hoạt.
2. Cơ sở rửa, sửa xe phải xây dựng hố xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu về lắng cát và
thu hồi dầu mỡ lẫn trong nước thải. Hố xử lý bao gồm lắng cát và dầu mỡ đảm bảo
hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải, các hồ xử lý phải được định kỳ nạo vét cặn và
thu gom dầu mỡ. Đối với các cơ sở rửa xe ôtô thì hệ thống hẩm chứa này phải tương
đối lớn hơn, và các biện pháp kỹ thuật, quy trình vận hành, xử lý cũng tương tự như
đối với tiệm rửa xe hai bánh.
3. Vỏ xe, ruột xe hư hỏng, cặn dầu, nhớt thải, khăn lau dầu, vỏ lon nhớt không được
xả thải trực tiếp chung mới rác sinh hoạt, xuống lòng lề đường, vỉa hè, ra đất, cống
thoát nước, sông, kênh, rạch,…
Cơ sở rửa, sửa xe phải có chính sách tái sử dụng tối đa những thiết bị, phụ tùng,
những loại vật liệu nào có thể tái sử dụng được, loại nào bán ve chai được thì bán,
nhằm giảm tối thiểu chất thải không sử dụng được, loại nào không thể sử dụng được
thì thu gom chất thải vào thùng, không xả thải bừa bãi ra môi trường, và hợp đồng với

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 68
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa
bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
các Công ty môi trường đô thị hoặc các tổ chức, cá nhân có chức năng về thu gom xử
lý chất thải nguy hại để giải quyết số lượng chất thải phát sinh.
4. Các cơ sở sửa xe máy, môtô, ôtô không được rồ ga, nổ máy, thử còi xe gây tiếng ồn
vượt quá tiêu chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư.
5. Các cơ sở rửa, sửa ô tô xe máy phải được trang bị bình chữa cháy xách tay, các
phương tiện chữa cháy khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và
phải niêm yết nội quy, tiêu lệnh phòng cháy và chữa cháy, do tại đây có chứa dầu nhớt
thải, một chất thải dạng lỏng và dễ cháy
6.2 Quy định về quy trình quản lý dầu thải xe máy một cách an toàn tại các cơ
sở sửa - rửa xe như sau
Dầu nhớt là một loại chất thải nguy hại nhưng nó ở dạng lỏng, và để việc quản lý
dầu nhớt có hiệu quả cũng giống như việc quản lý chất thải nguy hại thì chúng phải
bắt đầu ngay từ nguồn gốc sinh ra nhớt thải đến quá trình xử lý và khâu cuối cùng là
thải bỏ chất thải sao cho hợp lý.
6.2.1 Quy định đối với người tiêu dùng, khách hàng và việc làm của họ có liên quan
đến việc sử dụng dầu nhớt
- Đi thay nhớt xe của mình đúng định kỳ và nên thay tại các cơ sở bảo dưỡng,
bảo trì xe máy hay các điểm rửa - sửa xe máy
- Tái sinh dầu thải xe máy để trở thành dầu mới, kế tiếp là dầu hoả và cuối cùng
là sử dụng như nhiên liệu thô cho công nghệp nấu gang, sắt. Phải đem nhớt thải từ xe
của mình đến ngay các nhà máy và các cơ sở tái sinh dầu thải tạo thành dầu mới, kế
tiếp là dầu hoả và cuối cùng làm nguyên liệu thô cho các ngành công nhiệp sử dụng lò
hời, lò đốt.
6.2.2 Quy định đối với nhân viên tiệm sửa - rửa xe máy, gara ôtô, các trung tâm bảo
dưỡng
- Tuyên truyền, hướng dần cho họ biết dầu nhớt thải là chất thải nguy hại, cần
được thu gom để tái sinh, tái chế, để cách xa nguồn nước

- Không được đổ thẳng dầu nhớt ra môi trường, hay đổ trực tiếp và hệ thống
cống thoát nước
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 69
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa
bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
- Nếu trường hợp gặp sự cố dầu bị rò rỉ, chảy tràn ra nền sàn thì nhân viên tiệm
có nhiệm vụ giải quyết trường hợp trên thì là lấy cát, hay vật liệu có khả năng hút
thấm khác rãi đều, xung quanh lên khu vực bị chảy tràn, không được dùng vòi xịt để
rửa, tẩy sàn đẩy dầu nhờ vì dầu thải sẽ theo nước thoát chung vào hệ thống cống thoát
sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường nước và đất
6.2.3 Quy định đối với việc lưu trữ chất thải tại nguồn phát sinh :
- Tại cơ sở phát sinh dầu thải, các cơ sở này phải tuân thủ quy định về phương
tiện lưu trữ dầu nhớt thải, do nó là một chất thải nguy hại nhưng có thêm đặt tính là
chất thải lỏng, dễ cháy do đó phương tiện lưu trữ phải có mái che, xây dựng gờ chống
tràn để đề phòng khả năng gây ô nhiễm môi trường.
- Khu vực lưu giữ tạm thời hay lâu dài chất thải đều cần phải thiết kế đúng cách
thức dựa trên bản chất đặc trưng của chất thải mình lưu trữ. Do nhớt thải mang đặc
tính chất thải lỏng dễ cháy và đa số được chứa trong can 30 lít, do đó việc di dời bình
chứa cũng rất dễ dàng từ vị trí này đến vị trí khác. Đặt bình nhớt ở trong nhà trong
một góc khuất nào đó, mà ít khi phải đi qua lại và đụng tới. Phải xây dựng gờ chống
tràn tại nơi lưu trữ nhớt để đề phòng tình trạng dầu thải tràn và rò rỉ ra môi trường,
bảo đảm tránh xa các thiết bị cháy nổ, nguy cơ chập mạch điện. Nếu được lưu giữ tại
khu vực ngoài trời thì phái có mái che. Phải đậy nắp bình chứa lại để tránh mùi hôi và
nguy cơ bị đỗ ra ngoài
6.2.4 Quy định đối với chủ tiệm quản lý dầu nhớt thải phát sinh tại nguồn
- Nhớt thải từ hoạt động giao thông có nguồn gốc phát sinh chủ yếu tại các điểm
rửa, sửa xe máy (bao gồm có dịch vụ thay nhớt), để quản lý nhớt thải xe máy một
cách an toàn, do đó người quản lý tại các cơ sở này phải có chút kiến thức để biết
được tầm nguy hại của chất thải mình đang quản lý. Do đó người quản lý trước tiên
phải nằm rõ các thông tin về dầu thải được ghi trong Quyết định 23 Danh mục chất

thải nguy hại và các công việc theo sau được thực hiện
- Không trộn lẫn dầu thải chung với các chất khác
- Những người có sử dụng xe máy thì không nên mua nhớt đem về nhà thay mà
nên đem xe của mình ra tiệm thay nhớt
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 70
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa
bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
- Phải thu gom xử lý các loại chất thải khác như: Vỏ lon nhớt, nhớt cặn, vỏ xe, ruột
hư hỏng được thu gom thể bán được. Đất, cát nhiễm dầu thải, đất sét trộn lẫn chung
với dầu thải, nước thải nhiễm xăng, dầu phải được loại bỏ và xử lý tại các cơ sở rửa,
sửa xe trước khi phân tán vào môi trường. Các giẻ lau và các loại phụ tùng không thể
sử dụng nửa được thu gom chung vào một thùng, các loại chất thải khác như giấy,
bao bì nhựa gói sản phẩm,…thì đổ chung với rác sinh hoạt.
- Khi dầu nhớt bị chảy tràn hay rò rỉ, thấm ra ngoài, biện pháp khả thi là lấy cát rãi
lên trên hay xung quanh khu vực nhiễm dầu, sau đó cho dầu khô rồi thực hiện công
đoạn thu don nhớt bị chảy tràn
- Tận dụng tối đa, tái sử dụng hay là phân loại chất thải để bán ve chai, những loại
vật liệu, phụ tùng có thể sử dụng lại đươc cho mục đích khác như: ruột xe, vỏ xe máy,
vỏ lon nhớt, các phụ tùng honda, có thể bán được cho vựa ve chai, dầu thải bán cho
những cơ sở tái chế, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh chất thải ra môi trường
- Đem nhớt thải đến cơ sở tái chế, tái sinh dầu thải tại một nhà máy tái sinh dầu
cặn nào đó, không được đổ ra môi trường
- Làm giảm chất thải, tiết kiệm tiền và phát sinh lợi nhuận bằng cách sử dụng dầu
thải được tái sinh có chất lượng kém hơn nhưng có thể sử sụng cho những máy móc
đời cũ như: là các máy li tâm, máy vắt, phương tiện xe cộ đời trước,…
- Thải bỏ những vật liệu thải, những thứ thật sự không còn khả năng tái sinh hay
tái chế nữa, được thu gom vào chung một thùng và hợp đồng với công ty chuyên xử
lý chất thải nguy hại đến lấy
- Cuối cùng khâu xử lý nhớt thải thành nhớt tái sinh, còn cặn dầu được đem đi thêu
đốt tại các lò máy luyện kim, lò nấu, sắt, gang,…

6.2.5 Quy định về phòng chống sự cố rò rỉ nhớt thải ra môi trường
Việc lưu trữ dầu thải đôi khi gặp những sự cố đáng tiếc, để tránh tình trạng dầu
thải tràn và bị rò rĩ, các đề xuất sau được đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng đầu thải
tràn và rò rỉ dầu
- Giữ cho các máy móc, thiết bị lưu trữ, bồn chứa, phương tiện vận chuyển luôn
trong điều kiện làm vịêc tốt, không bị hen gỉ và cẩn thận khi vận chuyển dầu thải.
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 71

×