Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ở Việt Nam, các rào cản và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.16 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

-------  -------

TIỂU LUẬN MARKETING
ĐỀ TÀI: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Hoàng Hải
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài tiểu luận:
Lê Minh Dũng

Lớp KI01

STT

22

Huỳnh Trọng Nghĩa

Lớp KI02

STT

51

Trần Thanh Tân

Lớp KI02


STT

67

Nguyễn Văn Thanh

Lớp KI02

STT

69

TP. Hồ Chí Minh 4.2011


NỘI DUNG






Khái niệm “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
Các vấn đề cơ bản
Vai trò đối với doanh nghiệp
Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Vấn đề “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ở Việt Nam, các rào cản và
thách thức
• Một số giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
• Vụ việc Vedan và phản ứng của xã hội


I. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
1. Khái niệm:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR)
đuợc hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và


các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh
nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội". 1 Những doanh nghiệp (DN) mong muốn
phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình
đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v.








2. Các vấn đề cơ bản của CSR:
Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Chống tham nhũng
Bảo vệ môi trường
Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động
Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo
Vì lợi ích cộng đồng
3. Vai trò CSR đối với doanh nghiệp:


Với doanh nghiệp, CSR giữ những vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể CSR:










Đáp ứng sức ép ngày càng tăng từ sự kỳ vọng xã hội
Được xem là một hình thức đầu tư
Là động lực gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hỗ trợ doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư
Cải thiện quan hệ lao động
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng
Phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Công cụ quản trị khủng hoảng
Đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội
4. Lợi ích của việc thực hiện CSR:

Giảm chi phí và tăng năng suất
DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một DN sản xuất
bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc
lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải
nước và 87% chất thải khí.
Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng
suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn,

các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho
DN bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi
phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Tăng doanh thu
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt
hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan
Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ
hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và
do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình
tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông
dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối


những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò
đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một
trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.
Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng
kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có
chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản
phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty
CSR có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp DN
tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa
quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng
da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví
dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng
và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi
trường và xã hội.
Thu hút nguồn lao động giỏi
Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản

phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt
chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên
môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các DN. Những DN trả lương
thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường
làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.
Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Đô-mi-ních, đã tổ chức đưa đón
công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức
đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này qui định.
Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những
chi phí này mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. ông nói "tất cả những gì chúng
tôi dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty - đó là hiệu quả công việc,
chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo."
II. Vấn đề “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ở Việt Nam
1. Rào cản và thách thức:
Khái niệm CSR còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay
vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào
cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm:
 Nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế
 Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử
(Coc)
 Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ)
 Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động


 Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng
xử
Trong những điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nên
quan tâm đến CSR không và vì sao? Câu trả lời là nên! Bởi lẽ những người tiêu dùng,
nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày

càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao
động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ CSR có
thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
2. Một số giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm
xã hội:
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không
thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã
hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ
thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong
xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Để định hướng và tạo điều
kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải thực hiện
một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất
của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh
nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã
thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như
các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện
trong thời gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ
quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều
kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp
không thể trang trải nổi những khoản chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho
vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu
đãi.
Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp,
nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh
nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… Ở đây
vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ
sản…) của Hội Công Thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các
Bộ, ngành là rất lớn.

III. Vụ việc Vedan và phản ứng của xã hội:
1. Vài nét sơ lược về công ty Vedan:
Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích 120 hecta. Đến nay, các hạng mục đã


đưa vào sản xuất gồm có: Nhà máy Xút – Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà
máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine, nhà máy phát điện và hơi, 3 hệ thống xử lý nước
thải hiện đại, hồ chứa nước cho sản xuất 60.000 m3, cảng Phước Thái Vedan, đường
giao thông chuyên dụng, các khu làm việc, sinh hoạt, vui chơi.
a) Nội dung sản xuất kinh doanh:
Nhà máy bột ngọt
Ngoài tận dụng sắn, mía, mật rỉ của Việt Nam làm nguyên liệu, công ty áp dụng
công nghệ sinh học mũi nhọn, bỏ vốn lớn xây dựng các nồi lên men siêu lớn 700 tấn, và
đưa vào thiết bị cô đặc tự động M.V.R tiên tiến nhất của Ðức, sản xuất ra bột ngọt có
chất lượng quốc tế, đồng thời cũng sản xuất ra bán thành phẩm cho ngành dược và
ngành thực phẩm là axít glutamic. Hiện nay qui mô sản xuất bột ngọt và axít glutamic
của Công ty Vedan Việt Nam đã có thể thay thế vị Nhà máy Vedan Ðài Loan, trở thành
nhà máy sản xuất lớn nhất trên thế giới.
Nhà máy tinh bột nước đường
Nhà máy được xây dựng với mục tiêu kết hợp sản xuất kinh doanh với nông
dân trồng sắn, hàng năm tiêu thụ sắn củ tới một triệu tấn. Hiện nay ngoài tinh bột chất
lượng cao, tinh bột biến đổi ra, nhà máy còn dùng bột bán thành phẩm qua phun, dịch
hóa, đường hóa, lấy ra xirô tinh bột thuần khiết để làm nguyên liệu cho nhà máy bột
ngọt và nhà máy Lysine sử dụng.
Tiếp đến, Vedan Việt Nam đã xây dựng thêm nhà máy tinh bột VeThai ở Gia
Lai (liên doanh) và nhà máy tinh bột Phước Long ở tỉnh Bình Phước, và có kế hoạch
xây dựng tiếp ở các tỉnh khác.
Nhà máy Xút Clo
Nguyên liệu của nhà máy là muối công nghiệp, một phần do xí nghiệp muối Cà

Ná cung cấp, nhu cầu mỗi năm của nhà máy là 100.000 tấn. Qui trình sản xuất chủ yếu
gồm có các bước: Xử lý muối nguyên liệu thành muối tinh chế, điện phân với màng ion
để có Natri và khí Clo, từ đó chế tạo ra NaOH, HCl và Hypochlorite.
Nhà máy lysine
Nhà máy này là kết quả hợp tác kỹ thuật với Công ty lên men Kyowa Nhật Bản.
Lysine là chất phụ gia quan trọng trong thức ăn chăn nuôi động vật, nhu cầu trên thị
trường thế giới rất lớn. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa Ðài Loan, Nhật Bản và Việt Nam,
sản phẩm phát triển rõ rệt. Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã bán sang Nhật Bản,
Hồng Kông, Úc và Trung Quốc. Triển vọng ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát
triển mạnh mẽ, nhà máy sẽ được khai thác mở rộng, và chắc rằng Lysine sẽ trở thành
một yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi của Việt Nam.
Nhà máy phát điện – hơi
Do việc cung cấp điện năng của Việt Nam chưa đáp ứng hết nhu cầu, Công ty
Vedan phát triển hệ thống phát điện hơi là xu thế phát triển năng lượng của thế giới.
Nhà máy của công ty sử dụng dầu ma-dút làm nhiên liệu, nhiệt năng đốt nóng nước siêu
sạch thành hơi nước quá nhiệt, làm quay tuabin kiểu hút ngưng để phát ra điện, nhiệt
năng và điện năng đồng thời trực tiếp cung cấp cho các nhà máy khác của công ty sử
dụng. Hiện nay do chưa dùng hết công suất, công ty có hòa mạng với Tổng công ty
Điện lực Việt Nam, cung cấp cho các xí nghiệp khác sử dụng.
Cảng Phước Thái
Do Công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải, tiện sử dụng giao thông đường thủy để
vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm cho công ty, nên sau khi khắc phục những khó


khăn, được Chính phủ Việt Nam hết sức giúp đỡ qua hai năm, Cảng Phước Thái do
công ty bỏ vốn tự xây dựng đã trở thành một cảng quan trọng trong hệ thống vận
chuyển đường thủy quốc tế.
b) Ðặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty:
- Sách lược tầm xa, cắm rễ tại Việt Nam, xây dựng thành cơ sở sản xuất quan
trọng của Ðông Nam Á.

- Kỹ thuật tiên tiến, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tạo nên nền tảng cho việc
kết hợp giữa gia công nông sản và công nghệ sinh học.
- Chất lượng trên hết, không ngừng vươn tới, đạt mức vượt trội.
- Coi trọng trách nhiệm xã hội của xí nghiệp, xác định phương hướng kết hợp
chặt chẽ giữa sự phát triển công ty với nhịp đập của xã hội, tạo ra cục diện 3 được: Nhà
nước được, nhân dân được, công ty được vươn tới tương lai, trở thành một khâu trọng
yếu trong sự phát triển toàn cầu hóa.
c) Văn hóa xí nghiệp của Công ty:
- Sáng tạo, chuyên nghiệp, tuyệt vời, khiêm tốn.
- Sách lược tầm xa, đầu tư lâu dài.
- Chăm lo phúc lợi công nhân viên, quan tâm và đáp ứng các nhu cầu thực tế về
đời sống và phúc lợi của công nhân viên.
- Làm tốt an toàn vệ sinh, chú trọng môi trường.
- Áp dụng những tinh túy của tác nghiệp tiêu chuẩn hóa, quản lý chặt chẽ và
thực hiện các mục tiêu đề ra.
d) Ðội ngũ công nhân viên:
Hiện nay số công nhân viên của công ty đã lên đến 1.800 người, trong đó trình
độ đại học và trung cấp là 20%, trình độ cấp 3 là 25%.
e) Các thành tựu đạt được:
- Công ty được chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002 năm 1999.
- Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân
chương lao động hạng 3 cho Công ty Vedan Việt Nam và riêng Chủ Tịch HÐQT công
ty Dương Ðầu Hùng (ngày 8 tháng 11 năm 2000) về đóng góp xuất sắc của công ty ở
Việt Nam.
- Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Bằng Khen cho
ông Dương Khôn Tường - Phó chủ tịch HÐQT và ông Vương Triệu Thụ -Tổng giám
đốc công ty (ngày 31 tháng 10 năm 2000) về thành tích và đóng góp xuất sắc.
- Bộ Thương mại nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng bằng khen cho Công
ty (ngày 19 tháng 7 năm 2001) về thành tích xuất sắc trong xuất khẩu.
f) Công ty với công ích xã hội:

- Công ty sử dụng một lượng rất lớn nông sản phẩm của Việt Nam, góp phần
xây dựng địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều nông dân, đưa lại lợi ích, cải thiện
đời sống cho nhân dân.
- Tham gia các hoạt động từ thiện công ích xã hội như xóa đói giảm nghèo,
giúp đỡ nhân dân bị thiên tai lũ lụt, tài trợ học bổng, xây nhà tình nghĩa vv... Mười năm
qua số tiền quyên góp đã trên 10 tỷ đồng Việt Nam.
g) Mục tiêu phát triển:


- Xây dựng cơ sở hoàn chỉnh
- Phát triển kỹ thuật dựa vào kết hợp với ngành nghề, nhà nước, nhà trường,
viện nghiên cứu.
- Kiên trì giáo dục đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
- Phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp hóa chất và thực phẩm.
- Tham gia hoạt động công ích từ thiện, làm tròn trách nhiệm công dân của xí
nghiệp.
- Tăng cường công nghệ sản xuất, hạ giá thành
- Làm marketing toàn cầu, vươn tầm kinh doanh
- Coi trọng công nghệ sinh học, không ngừng nghiên cứu sáng tạo
- Nhấn mạnh hiệu qủa chuyên môn, tranh thủ đi trước một bước
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sản xuất kinh doanh dài lâu
h) Sản phẩm:
Sản phẩm bột ngọt của Công ty Vedan Việt Nam đã được chứng nhận chất lượng
ISO 9002, toàn bộ dây chuyền sản xuất được giám sát chặt chẽ, độ thuần khiết của
thành phẩm đạt trên 99%.

2. Sự việc Công ty Vedan vi phạm nghiêm trọng Luật bảo vệ môi
trường:
Từ nhiều năm qua, kể từ khi thành lập (1991) Cty Vedan Việt Nam đã được biết
đến bởi có quá nhiều lần gây ô nhiễm môi trường.

Thế nhưng, qua rất nhiều lần thanh, kiểm tra doanh nghiệp này thì thanh tra Tài
nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm, hoặc xử lý quá
nhẹ Vedan.
Để che mắt người dân, cũng như không cho tiếp cận khu vực xử lý nước thải, Cty
Vedan VN cho xây dựng hệ thống tường rào cao 2,5-3m, bên trên có gắn dây kẽm gai
sắc nhọn, phía trong là hệ thống hào sâu cùng với lực lượng bảo vệ đông đảo luôn túc
trực khiến không người dân nào có thể đến gần.
Điều này cũng là “rào cản” lớn, gây rất nhiều khó khăn cho công tác trinh sát,
điều tra của lực lượng C36.
Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải
không qua xử lý ra môi trường, qua thời gian dài trinh sát, ngày 12/9 Đại tá Lương
Minh Thảo làm trưởng đoàn kiểm tra liên ngành đã bất ngờ ập vào kiểm tra Công ty
Vedan Việt Nam
Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện Công ty Vedan đang có hành vi xả hàng ngàn
m3 nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc ra sông Thị Vải mà không qua một
công đoạn xử lý nào.
Qua điều tra, tìm hiểu ông Lương Minh Thảo còn phát hiện ra Công ty Vedan có
thủ đoạn “che mắt” cơ quan chức năng nhằm trốn tránh hành vi gây ô nhiễm hết sức
tinh vi bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Theo đó, hệ thống này được thiết kế cả ngàn ống dẫn nước thải được lắp đặt các
van đóng-mở tự động. Khi đang xả nước thải, nếu phát hiện đoàn kiểm tra chỉ cần ngắt


cầu dao riêng, lập tức toàn bộ các van xả đóng lại, do đó nước thải từ Công ty đổ ra chỉ
chảy vòng vòng trong các hồ xử lý nước thải mà không có giọt nào ra sông.
Ngược lại, khi không có động tĩnh gì, chỉ cần mở cầu dao thứ hai thì toàn bộ các
van sẽ mở và nước thải từ các ống sẽ xả thẳng vào sông Thị Vải…
Hai cầu dao trên được trên được đặt ở vị trí rất kín, thậm chí nhân viên của Công
ty cũng không thể biết mà chỉ có hai chuyên gia người Đài Loan được phép sử dụng.
Đại tá Lương Minh Thảo cho biết, hành vi vi phạm của Cty Vedan là đặc biệt

nghiêm trọng.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, tại hiện trường Phó Giám Đốc phụ trách văn
phòng Công ty Vedan Việt Nam đã thừa nhận hành vi vi phạm.
Qua tìm hiểu của C36 cho thấy, mỗi ngày lượng nước thải của Vedan lên tới
5.000 m3 và đây có thể là thủ phạm chính gây nên sự ô nhiễm trầm trọng tại sông Thị
Vải trong suốt thời gian qua.
3. Phản ứng của xã hội
a) Người tiêu dùng
Một khảo sát của phóng viên tại các chợ trên địa bàn TP.HCM cho thấy, Vedan đã
chính thức bị các bà nội trợ tẩy chay.
Theo các tiểu thương, trước khi bị phát hiện xả nước thải “giết” sông Thị Vải, sản
phẩm của Vedan được nhiều bà nội trợ ưa thích. Nhưng gần đây, các bà nội trợ đã ra
“phán quyết” đối với sản phẩm này khiến tiểu thương phải “quay lưng” với Vedan. Chị
Hương, một tiểu thương bán tạp hóa ở chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) nói: "NTD bây
giờ rất nhạy cảm với thông tin thị trường nên việc không mua sản phẩm này và thay
bằng sản phẩm khác là chuyện bình thường". Tại các chợ Hòa Hưng (Q.10), chợ Phạm
Văn Hai, chợ Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình), chợ Phú Nhuận, chợ Tân Định... sản
phẩm bột ngọt Vedan hầu như mất dạng.
Phóng viên cũng đã đến chợ Thái Bình (Q.1) và phát hiện chỉ còn 2 sạp có trưng
bày... 4 gói bột ngọt Vedan “giấu” trong các thương hiệu bột ngọt, hạt nêm khác. Bà
Sáu, tiểu thương kinh doanh hàng khô ở chợ Thái Bình, nói: “Khi vụ Vedan xả nước
thải bị phanh phui, người dân lập tức tẩy chay bột ngọt, hạt nêm Vedan”. Một tiểu
thương khác góp lời: “Gần đây không thấy ai đến chào sản phẩm của Vedan, cũng
không ai hỏi mua nên tôi cắt Vedan luôn”. Một tiểu thương khác dứt khoát: “Tôi không
bán sản phẩm của Vedan vì muốn ủng hộ người dân ở chỗ sông gì đó (sông Thị Vải PV), bắt họ phải bồi thường thỏa đáng và khắc phục hậu quả”.
Bên cạnh đó, trước áp lực mạnh mẽ của NTD, hệ thống Saigon Co.op (45 siêu thị
trong cả nước) và một số siêu thị lớn khác đã lần lượt “tiễn” sản phẩm Vedan khỏi kệ
trưng bày để chờ... những động thái tích cực của Vedan! Các siêu thị khác tuy chưa
chính thức tẩy chay nhưng cũng ủng hộ NTD ra “tối hậu thư” cho Vedan. Đại diện Big
C nói: Năm 2008, sau khi Công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải ra môi trường, Big C

(10 siêu thị) đã lập tức “hạ kệ” sản phẩm của Vedan trong thời gian 6 tháng. Bị NTD
“bỏ rơi” nên tình hình tiêu thụ sản phẩm Vedan giảm hẳn. Đến nay Big C đã đưa sản
phẩm của Vedan ra khỏi kệ!
Bà Lê Quang Thục Quỳnh, Giám đốc marketing của Saigon Co.op cho biết:
“Ngay khi vụ Vedan vi phạm môi trường bị phát hiện, NTD đã quay lưng với sản phẩm


của họ. Tình hình kinh doanh các sản phẩm của Vedan tại hệ thống Co.op Mart giảm sút
đáng kể. Vì vậy, Saigon Co.op đã quyết định ngưng kinh doanh sản phẩm của Vedan”.
Theo Hiệp hội các siêu thị Hà Nội, hiện đã có hơn 70% trong số 50 điểm bán và
15 đầu mối phân phối bán lẻ ở miền Bắc đã ngừng kinh doanh các sản phẩm của Vedan.
b) Người dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh
Theo thống kê tại, chỉ riêng tại 3 tỉnh trên đã có 7.000 đơn của nông dân khiếu nại
yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng bởi nguồn nước gây ô nhiễm.
Trong đó, tỉnh Đồng Nai có hơn 4.000 hộ; Bà Rịa – Vũng Tàu 2 nghìn hộ và
TP.HCM có khoảng 1.000 đơn khiếu nại đã chuyển đến cơ quan các cấp.
Cuối cùng, Công ty Vedan đã thống nhất bồi thường thiệt hại 100% số tiền yêu
cầu bồi thường của người dân bị thiệt hại ở ba tỉnh, thành nói trên là 218,9 tỷ đồng;
trong đó:
- Bà Rịa-Vũng Tàu là 53,6 tỷ đồng
- Tp.HCM là 45,7 tỷ đồng
- Đồng Nai là 119,5 tỷ đồng



×