Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vận dụng những đặc điểm về tiến trình quyết định mua của công chúng mục tiêu đến việc phân tích chương trình quảng cáo của Omo của Unilever

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.91 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc
mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng
ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại sản phẩm phù
hợp nhất và giá cả lại phải chăng. Trong các bạn, có lẽ không ai là không biết đến sản
phẩm bột giặt Omo của tập đoàn Unilever. Và chúng ta cũng biết rằng khi một thương
hiệu đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm trái tim
của họ. Điều này đúng với Omo- thương hiệu bột giặt dẫn đầu tại thị trường Việt
Nam. Đây là một trong những lý do quan trọng đầu tiên thu hút chúng tôi tìm hiểu và
nghiên cứu về sản phẩm này.
Ngày nay, đối với mỗi gia đình, bột giặt là một trong những sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản
phẩm hoàn thiện cũng tăng lên. Theo chúng tôi, Omo đã đáp ứng tốt được phần nào
mong muốn của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm muốn đứng vững
trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi người tiêu dùng không phải
dễ. Song, Omo đã làm được điều ấy. Và giờ đây, sản phẩm này đã, đang và sẽ càng
khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam và nước ngoài.
Trên đây là một vài lí do chủ yếu khiến chúng tôi chọn Omo là sản phẩm để
tìm hiểu và nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thu thập các chương trình quảng cáo của
bột giặt Omo và tìm hiểu những quảng cáo này đã vận dụng tiến trình quyết định mua
của công chúng mục tiêu như thế nào. Qua đó đánh giá về thành công và hạn chế
trong các chương trình quảng cáo đó.
Nội dung nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần chính:
Phần I. Những lý luận về tiến trình quyết định mua của khách hàng- công
chúng mục tiêu
Phần 2:Vận dụng những đặc điểm về tiến trình quyết định mua của công chúng
mục tiêu đến việc phân tích chương trình quảng cáo của Omo của Unilever
Phần 3: Đánh giá về chương trình quảng cáo của OMO



Phần I. Những lý luận về tiến trình quyết định mua của khách hàng- công chúng
mục tiêu
Nhận biết vấn
đề

Tìm kiếm
thông tin

Đánh giá các
phương án

Quyết định
mua hàng

Phản ứng sau
mua

1. Nhận biết vấn đề
Để tạo và tái tạo ra khách hàng đòi hỏi phải kích thích một phản ứng hành vi
thích hợp, thông thường đó là hành động mua hàng hay ảnh hưởng dẫn đến việc này.
Có nhiều cách để các tổ chức có thể khiến cho người ta hành động theo cách
phù hợp với mục tiêu của tổ chức mình nhưng một số cách (như vũ lực hay đe dọa
dùng vũ lực) thường không phải là một phần vũ khí của nhà tiếp thị.
Thật vậy, tiếp thị hoạt động trong lĩnh vực rất hẹp của các kỹ thuật dẫn dụ hành
vi, chủ yếu xoay quanh hai phương pháp: đưa ra những lời đề nghị giải quyết vấn đề
và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, và chuyển tải giá trị của những đề nghị đó cho
khách hàng.
Cả hai phương pháp này đều cần thiết. Cho dù sản phẩm hay dịch vụ của công
ty thỏa mãn cầu hay nhu cầu của khách hàng tốt đến đâu đi nữa thì chúng cũng sẽ

không được mua nếu khách hàng không biết đến chúng. Trái lại, nếu sản phẩm hay
dịch vụ được chuyển tải mạnh mẽ nhưng lại không giải quyết vấn đề thông qua việc
thỏa mãn cầu hay nhu cầu khách hàng thì chúng có thể được mua một lần nhưng chỉ
một lần mà thôi.
Quá trình nhận biết vấn đề diễn ra khi khách hàng (cá nhân, đơn vị gia đình hay
tổ chức) nhận ra cầu hay nhu cầu. Những nhu cầu này có thể khác nhau về tầm quan
trọng, từ những nhập lượng cốt yếu để giữ cho hệ thống vận hành tốt chẳng hạn như
đồ ăn và thức uống cho cá nhân, nguyên liệu và tư liệu sản xuất đối với các tổ chức
cho đến những thứ có tình tùy chọn hơn. Khách hàng có thể nhận biết vấn đề, vấn đề
đó có thể được nhà cung cấp tiềm năng chỉ ra hay nó có thể được phát triển và gọt
giũa lại khi quá trình mua hàng diễn ra.
Mô hình căn bản là các vấn đề của khách hàng có thể khái quát hóa thành
những cầu và nhu cầu. Những cầu và nhu cầu này được thỏa mãn bằng cách tạo ra lợi
ích; lợi ích có thể được tạo ra thông qua những đặc điểm, tức thuộc tính của sản phẩm
và dịch vụ. Dĩ nhiên, chính tính đa dạng dường như vô tận của các sản phẩm và dịch


vụ hiện có đối với cá nhân và tổ chức đã thỏa mãn phần nhiều cầu và nhu cầu khách
hàng.
2. Tìm kiếm thông tin
Người tiêu dùng có nhu cầu sẽ bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin. Ta có thể phân
ra làm hai mức độ. Trạng thái tìm kiếm tương đối vừa phải được gọi là trạng thái chú
ý nhiều hơn.
Thông thường, số lượng hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng sẽ tăng lên
khi họ chuyển từ tình huống giải quyết đến vấn đề có mức độ sang tình huống giải
quyết vấn đề triệt để.
Mối quan tâm then chốt của người làm Marketing là những nguồn thông tin
chủ yếu mà người tiêu dùng tìm đến và ảnh hưởng tương đối của từng nguồn đó đến
quyết định mua sắm tiếp sau. Các nguồn thông tin của người tiêu dùng được chia
thành bốn nhóm.

-

Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.
Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao bì,
triển lãm.

-

Nguồn thông tin công cộng: Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức
nghiên cứu người tiêu dùng.

-

Nguồn thông tin thực nghiệm: Sờ mó, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.

Số lượng tương đối và ảnh hưởng của những nguồn thông tin này thay đổi tuỳ theo
loại sản phẩm và đặc điểm của người mua. Nói chung, người tiêu dùng nhận được
nhiều thông tin nhất về sản phẩm từ những nguồn thông tin thương mại, nghĩa là
những nguồn thông tin mà người làm Marketing khống chế. Mặt khác, những nguồn
thông tin cá nhân lại là những nguồn có hiệu quả nhất. Mỗi nguồn thông tin thực hiện
một chức năng khác nhau trong một mức độ nào đó về tác động đến quyết định mua
sắm. Nguồn thông tin thương mại thường thực hiện chức năng thông báo, còn nguồn
thông tin cá nhân thì thực hiện chức năng khẳng định và/ hay đánh giá. Ví dụ, các bác
sĩ thường biết về những thứ thuốc mới qua các nguồn thông tin thương mại, nhưng lại
đi trao đổi với các bác sĩ khác để có được những thông tin đánh giá.
3. Đánh giá các phương án


Người tiêu dùng xử lý thông tin về các nhãn hiệu cạnh tranh rồi đưa ra phán
quyết cuối cùng về giá trị như thế nào? Hóa ra là không có một quá trình đánh giá đơn

giản và duy nhất mà tất cả mọi người tiêu dùng đều sử dụng hay thậm chí một người
tiêu dùng sử dụng cho tất cả các tình huống mua sắm. Có một số quá trình đánh giá
quyết định. Những mô hình thông dụng nhất của quá trình đánh giá của người tiêu
dùng đều định hướng theo nhận thức, tức là cho rằng khi hình thành những xét đoán
về sản phẩm, người tiêu dùng chủ yếu dựa trên cơ sở ý thức và hợp lý.
Những khái niệm cơ bản nhất định sẽ giúp ta hiểu được quá trình đánh giá của
người tiêu dùng. Ta đã thấy người tiêu dùng cố gắng thỏa mãn nhu cầu của mình. Họ
tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm những ích lợi nhất định. Người tiêu dùng xem
mỗi sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những ích
lợi tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu khác nhau. Những tính chất mà người mua quan
tâm thay đổi tuỳ theo sản phẩm.
Người tiêu dùng khác nhau về cách họ nhìn nhận những tính chất nào của sản
phẩm là quan trọng hay nổi bật. Họ sẽ chú ý nhiều nhất đến những tính chất sẽ đem lại
cho họ những ích lợi cần tìm kiếm. Đối với một sản phẩm thường thị trường có thể
được phân khúc theo những tính chất được xem là quan trọng nhất đối với các nhóm
người tiêu dùng khác nhau.
Những tính chất nổi bật nhất có thể không phải là những tính chất quan trọng
nhất. Một số tính chất có thể nổi bật lên là vì người tiêu dùng vừa mới xem một quảng
cáo có nhắc tới chúng. Hơn nữa những tính chất không nổi bật có thể bao gồm cả
những tính chất mà người tiêu dùng đã quên mất, nhưng khi được nhắc đến thì lại
công nhận là quan trọng. Những người làm Marketing cần quan tâm nhiều hơn đến
tầm quan trọng mà người tiêu dùng gán cho những tính chất khác nhau.
Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niềm
tin vào các nhãn hiệu, khi mỗi nhãn hiệu được đánh giá theo từng tính chất. Những
niềm tin vào nhãn hiệu tạo nên hình ảnh về nhãn hiệu. Niềm tin vào nhãn hiệu của
người tiêu dùng sẽ thay đổi theo kinh nghiệm của họ và tác động của nhận thức có
chọn lọc, bóp méo có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc.
Người ta cho rằng đối với mỗi tính chất người tiêu dùng có một hàm ích lợi.
Hàm ích lợi mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm biến thiên như
thế nào theo các mức độ khác nhau của từng tính chất.



Người tiêu dùng hình thành các thái độ (nhận xét, ưa thích) đối với các nhãn
hiệu qua một quy trình đánh giá. Người ta phát hiện thấy rằng người tiêu dùng áp
dụng những quy trình đánh giá khác nhau để lựa chọn những đối tượng nhiều tính
chất.
4. Quyết định mua hàng
Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những
nhãn hiệu trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định mua
nhãn hiệu ưa thích nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua
và quyết định mua hàng. Những yếu tố này được thể hiện trong sơ đồ sau.
Những bước từ giai đoạn đánh giá các phương án
đến giai đoạn quyết định mua hàng
Thái độ của
Thái độ của
những người
những người
khác
khác

Đánh giá các
Đánh giá các
phương án
phương án

Quyết định
Quyết định
mua
mua


Ý định mua
Ý định mua
hàng
hàng

Những yếu
Những yếu
tố tình
tố tình
huống bất
huống bất
ngờ
ngờ

Yếu tố thứ nhất là thái độ của những người khác. Mức độ mà thái độ của những
người khác làm suy yếu phương án ưu tiên của một người nào đó phụ thuộc vào hai
điều: (1) Mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối của người khác đối với phương án ưu
tiên của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của
người khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng gần gũi
với người tiêu dùng thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh ý định mua
hàng của mình. Trường hợp ngược lại cũng đúng: Mức độ ưa thích của người mua đối
với một nhãn hiệu sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người đó ưa thích cũng
ủng hộ nhãn hiệu này. ảnh hưởng của những người khác sẽ trở nên phức tạp khi có


một vài người thân cận với người mua có ý kiến trái ngược nhau và người mua lại
muốn làm vui lòng tất cả những người đó.
Ý định mua hàng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố tình huống bất ngờ.
Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng trên cơ sở những yếu tố như (thu nhập
dự kiến của gia đình, giá dự kiến và ích lợi dự kiến của sản phẩm). Khi người tiêu

dùng sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện đột ngột
và làm thay đổi ý định mua hàng. Vì vậy những sở thích và thậm chí cả những ý định
mua hàng cũng không phải là những dấu hiệu hoàn toàn tin cậy báo trước hành vi mua
hàng.
Quyết định của người tiêu dùng thay đổi, hoãn hay huỷ bỏ quyết định mua
hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều rủi ro nhận thức được. Những món hàng đắt tiền đòi
hỏi phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Người tiêu dùng không thể giám chắc
được về kết quả của việc mua hàng. Điều này gây ra sự băn khoăn lo lắng. Mức độ rủi
ro nhận thức được thay đổi theo số tiền bị nguy hiểm, mức độ không chắc chắn của
các tính chất và mức độ tự tin của người tiêu dùng. người tiêu dùng triển khai những
biện pháp nhất định để giảm bớt rủi ro, như huỷ bỏ quyết định, thu thập thông tin từ
bạn bè, và những yếu tố gây ra cảm giác bị rủi ro ở người tiêu dùng, cung cấp những
thông tin và hỗ trợ để làm giảm bớt rủi ro nhận thức được.
5. Phản ứng sau mua
Sau khi mua sản phẩm người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hài
lòng ở một mức độ nào đó. Người tiêu dùng cũng sẽ có những hành động sau khi mua
và những cách sử dụng sản phẩm đáng để cho người làm Marketing quan tâm. Công
việc của người làm Marketing chưa kết thúc khi sản phẩm đã được mua, mà còn tiếp
tục cả trong thời kỳ sau khi mua.
Sự hài lòng sau khi mua. Sau khi mua một sản phẩm người tiêu dùng có thể
phát hiện ra một khuyết tật. Có những người mua không muốn có sản phẩm khuyết
tật, có những người có thái độ bàng quan với khuyết tật đó và cũng có những người có
thể cho rằng khuyết tật đó lại tôn thêm giá trị của sản phẩm. Có những khuyết tật có
thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Những công ty sản xuất ôtô, đồ chơi và dược
phẩm phải thu hồi ngay bất kỳ sản phẩm nào có khả năng, dù cực nhỏ, gây thiệt hại
cho người sử dụng.
Cái gì đã quyết định trạng thái người mua rất hài lòng hay không hài lòng với
món hàng đã mua? Mức độ hài lòng của người mua là một hàm của mức độ gần nhau



giữa những kỳ vọng của người mua ở sản phẩm và những tính năng sử dụng nhận
thức được của sản phẩm. Nếu những tính năng sử dụng của sản phẩm không tương
xứng với những kỳ vọng của khách hàng thì người khách hàng đó sẽ không hài lòng.
Nếu nó đáp ứng được những kỳ vọng đó thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu nó vượt quá
kỳ vọng thì người khách hàng đó sẽ rất hài lòng. Những cảm giác này sẽ dẫn đến hai
trường hợp khác nhau, hoặc là khách hàng sẽ mua sản phẩm đó nữa và nói tốt cho nó,
hoặc là nói xấu về sản phẩm đó với người khác.
Người tiêu dùng hình thành những kỳ vọng của mình trên cơ sở những thông
tin nhận được từ người bán, bạn bè và những nguồn khác. Nếu người bán quá phóng
đại những ích lợi, thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy những kỳ vọng của mình không
được thực hiện và điều đó sẽ dẫn đến sự không hài lòng.
Lý thuyết này cho rằng, người bán phải quảng cáo sản phẩm của mình một
cách trung thực về những tính năng sử dụng chắc chắn của nó để cho người mua sẽ
cảm thấy hài lòng.
Khi một người lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án thì hầu như chắc chắn sẽ
có những điểm băn khoăn hay không ưng ý, vì người đó biết rằng quyết định mà
người đó thông qua có những ưu điểm nhất định, nhưng đồng thời nó cũng có những
nhược điểm nào đó. Hầu như sau mỗi quyết định đều có điểm không ưng ý và tiếp đó
họ chắc chắn sẽ tìm cách để giảm bót sự không ưng ý đó.
Những hành động sau khi mua. Sự hài lòng hay không hài lòng của người tiêu
dùng với sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo. Nếu người tiêu dùng hài lòng
thì xác suất để người đó sẽ mua sản phẩm ấy nữa sẽ lớn hơn. Người khách hàng hài
lòng cũng sẽ có xu hướng chia sẻ những nhận xét tốt về nhãn hiệu đó với những người
khác. Đúng như lời những người làm Marketing vẫn thường nói: "Khách hàng hài
lòng là cách quảng cáo tốt nhất của chúng ta".
Người tiêu dùng không hài lòng thì phản ứng khác nhau. Anh ta sẽ cố gắng làm
giảm bớt mức độ không ưng ý vì con người luôn cố gắng "tạo nên một sự hài hòa nội
tại, sự nhất quán hay sự phù hợp giữa các ý kiến, sự hiểu biết và giá trị của mình".
Những người tiêu dùng không ưng ý sẽ phản ứng theo một trong hai hướng hành
động. Họ có thể cố gắng làm giảm bớt mức độ không ưng ý bằng cách vứt bỏ hay đem

trả lại sản phẩm đó hay họ có thể cố gắng tìm kiếm những thông tin xác nhận giá trị
cao của nó (hay bỏ qua những thông tin có thể xác nhân giá trị thấp của nó).


Những người làm Marketing cần nắm được đầy đủ tất cả những cách mà người
tiêu dùng xử lý trường hợp không hài lòng của mình. Những người tiêu dùng có thể
lựa chọn giữa việc sẽ có hay không có bất kỳ hành động nào. Trong trường hợp đầu
họ có thể hành động công khai hay hành động riêng lẻ. Những hành động công khai
bao gồm việc khiếu nại với công ty, đến gặp luật sư, hay khiếu nại với những nhóm
khác có thể giúp người mua có được sự hài lòng, như doanh nghiệp, các cơ quan tư
nhân hay Nhà nước. Hay có thể, người mua chỉ thôi không mua sản phẩm đó nữa
(chọn cách rời bỏ) hay báo động cho bạn bè (chọn cách nói ra). Trong tất cả các
trường hợp này người bán đều bị thiệt hại vì đã không làm hài lòng được khách hàng.
Những người làm Marketing có thể có những biện pháp nhằm giảm đến mức
tối thiểu số người tiêu dùng không hài lòng sau khi mua. Các công ty máy tính có thể
gửi đến những người mới mua máy tính một bức thư chúc mừng họ đã chọn được một
máy tính tốt. Họ có thể đưa lên quảng cáo những người hài lòng với nhãn hiệu của
mình. Họ có thể tha thiết đề nghị khách hàng góp ý cải tiến và đưa ra danh sách những
địa điểm bảo đảm dịch vụ. Họ có thể viết những tài liệu hướng dẫn dễ hiểu.
Họ có thể gửi cho những người đã mua một tạp chí có đăng tải những bài viết
về những ứng dụng mới của máy tính. Những thông tin sau khi mua cho người mua đã
chứng tỏ là có tác dụng làm giảm bớt những trường hợp trả lại sản phẩm và huỷ đơn
đặt hàng. Ngoài ra họ có thể đảm bảo những kênh thuận tiện để khách hàng khiếu nại
và để giải quyết nhanh chóng nỗi bất bình của khách hàng. Nói chung các công ty cần
đảm bảo tối đa những kênh để khách hàng trình bày khiếu nại với công ty. Những
công ty khôn ngoan đều hoan nghênh những thông tin phản hồi của khách hàng và
xem đó là một cách để không ngừng cải tiến hàng hóa và kết quả hoạt động của mình.
Sử dụng và xử lý sau khi mua. Những người làm Marketing cũng cần theo dõi
xem người mua sẽ sử dụng và xử lý sản phẩm đó như thế nào. Nếu người tiêu dùng
phát hiện ra những công cụ mới của sản phẩm, thì người làm Marketing cần quan tâm

đến chúng, bởi vì có thể quảng cáo những công dụng mới đó. Nếu người tiêu dùng
xếp xó sản phẩm đó, thì như vậy có nghĩa là sản phẩm đó không thực sự thỏa mãn
được họ và những lời truyền miệng sẽ không gay gắt. Nếu họ bán hay đem đổi sản
phẩm đó, thì mức tiêu thụ sản phẩm mới sẽ bị giảm. Nếu họ vứt bỏ sản phẩm đó, thì
người làm Marketing cần biết họ đã xử lý nó như thế nào, nhất là nếu nó có thể ảnh
hưởng xấu đến môi trường, (như các trường hợp vỏ lon bia và tã lót dùng một lần).
Tóm lại, người làm Marketing cần nghiên cứu tình hình sử dụng và xử lý sản phẩm để
biết được những vấn đề và cơ hội có thể nảy sinh.


Việc hiểu được những nhu cầu và quá trình mua sắm của người tiêu dùng là hết
sức quan trọng, để có thể hoạch định được những chiến lược Marketing có hiệu quả.
Bằng cách tìm hiểu phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua, người làm
Marketing có thể phát hiện ra những cách làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu của
người mua. Qua việc nắm được những người làm tham gia quá trình mua sắm và
những ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi mua sắm của họ người làm Marketing có thể
thiết kế được những chương trình Marketing có hiệu quả cho các thị trường mục tiêu
của mình.
Phần 2:Vận dụng những đặc điểm về tiến trính quyết định mua của công
chúng mục tiêu đến việc phân tích chương trình quảng cáo của Omo của
Unilever
2.1. Giới thiệu chung về bột giặt Omo
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng
hoá thị trường nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất
xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt
Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số trong những công ty đại gia lớn trên
thị trường hàng tiêu dùng, hàng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết
yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: Kem đánh răng P/S,
dầu gội Sunsilk, bột giặt Omo… Có thể nói, công ty Unilever đã có chiến lược tiếp thị
chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của

khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Công ty đã tận dụng những điểm mạnh tối
đa vốn có của mình cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường để mang lại
doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty.
Khi một thương hiệu đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến
cho nó là chiếm được trái tim của họ. Điều này đúng với Omo – nhãn hiệu bột giặt
dẫn đầu Việt Nam. Để có vị trí dẫn đầu như vậy, nhãn hiệu này đã làm cho công việc
giặt giũ của các bà nội trợ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Và sau khi được đông
đảo khách hàng ủng hộ, Omo tiếp tục xây dựng hình ảnh nhãn hàng thân thiện, luôn
quan tâm đến cộng đồng. Sản phẩm Omo đã chiếm lĩnh hơn 60% thị trường bột giặt
Việt Nam và là hàng hóa không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, các sản
phẩm của Omo ngày càng phong phú, đa dạng, giá thành phù hợp với mọi gia đình và
các tầng lớp khác nhau trong xã hội.


Tại nước ta thị phần của bột giặt Omo chiếm khá cao và được người tiêu dùng
tin tưởng về cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Omo kết hợp 3 yếu tố: độ an toàn
cho da tay, độ giặt tẩy trắng và hương thơm của bột giặt vào cùng một sản phẩm tung
ra thị trường đã thu hút được sư yêu thích sản phẩm.
Omo là một thương hiệu bột giặt nổi tiếng không chỉ ở thị trường trong nước
mà còn là một thương hiệu bột giặt có uy tín trên thị trường quốc tế. Hơn nữa thị phần
của thương hiệu bột giặt Omo chiếm 60% thị trường bột giặt trong nước, Tide-đối thủ
cạnh tranh lớn nhất của Omo chiếm 30% thị phần, 10% còn lại dành cho các thương
hiệu bột giặt khác vì vậy khả năng đáp ứng của bột giặt Omo rất lớn cung cấp đủ nhu
cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu
bột giặt khác như: Tide, Hoa Mơ, Surf, Vì Dân… vì thế người tiêu dùng có nhiều sự
lựa chọn hơn và điều này đang đe doạ thị phần của bột giặt Omo do đó Omo luôn tung
ra những sản phẩm mới với nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng đồng thời cũng để giữ được thị phần và chiếm lĩnh 10% thị phần của các thương
hiệu bột giặt khác trên thị trường.
Omo nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành

hóa mỹ phẩm.
2.2. Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm tiến trình quyết định mua
của công chúng mục tiêu để phân tích chương trình quảng cáo Omo của Unilever
Chiến lược Marketing của Unilever cho sản phẩm bột giặt thương hiệu Omo đã
gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng. Với những chiến lược quảng cáo đánh
vào tâm lý, Omo đã làm cho khách hàng nhận thấy những tính năng vượt trội của sản
phẩm, tạo ra sự tò mò và kích thích họ mua sản phẩm của mình. Các chiến dịch PR
“bom tấn” rầm rộ mang những ý nghĩa thiết thực vào đúng những thời điểm thích hợp
đã tạo ra những hiệu ứng rất hiệu quả, nâng cao uy tín chất lượng của thương hiệu.
Hiện nay, Omo được coi là một nhãn hiệu bột giặt cao cấp được mọi người tin dùng
dành được nhiều thị phần trong các sản phẩm bột giặt. Ngoài ra sản phẩm Omo cũng
luôn được cải tiến và hoàn thiện các tính năng đáp ứng đúng nhu cầu và tâm lý của
người tiêu dùng cộng với những chiến lược Marketing hiệu quả đã giúp Omo có một
vị trí khá vững trên thị trường. Mặc dù còn gặp một số sai sót trong chiến lược
Marketing nhưng họ vẫn thật sự thành công trong việc đánh đúng vào các yếu tố quan
trọng trong tiến trình quyết định mua của khách hàng.
1. Nhận thúc nhu cầu


Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình, bột giặt là một trong
những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Nếu như trước kia nước ta ở thời kì bao cấp, bột
giặt vẫn còn là hàng hóa xa xỉ hiếm có, thì hiện nay khi đã hội nhập với thế giới- là
thành viên củaWTO-thì việc mua bán bột giặt trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Bột
giặt OMO đã có mặt ở khắp mọi nơi. Người tiêu dùng có thể mua bột giặt tại các siêu
thị, đại lý, cửa hàng tạp hóa đến những cửa hàng nằm trong phố một cách dễ dàng.
Unilever đã phối hợp với các chương trình quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông (nhất là TV, vì ở Việt Nam TV vẫn là kênh thông tin chủ lực,có sức lan
tỏa lớn và nhanh), do đó dược nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng ngày càng
nhiều.Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm OMO. Vì
OMO có đa dạng chủng loại: OMO tẩy trắng, OMO hương ngàn hoa,OMO tẩy hết

99% vết bẩn, OMO matic dùng cho máy giặt... khiến người tiêu dùng hứng thú với
sản phẩm hơn.
Không những thế hình ảnh bột giặt Omo đã trở nên quá quen thuộc với người
tiêu dùng bởi nó có những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ. Đây là một
trong những chiêu thức có hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng
hơn. Để làm được điều này chất lượng sản phẩm cũng quyết định một phần. Chất
lượng sản phẩm có tốt thì mọi người sau khi dùng thử mới giới thiệu cho bạn bè,
người thân. Vậy là sản phẩm của Omo lại một lần nữa được “quảng cáo” có hiệu quả
hơn.
2. Tìm kiếm thông tin
Qua một số nghiên cứu cho thấy kênh thông tin mà khách hàng biết đến sản
phẩm Omo như sau:
- Quảng cáo là kênh thông thông tin được khách hàng sử dụng nhiều nhất để biết
đến sản phẩm, chiếm tỉ lệ 74%. Quảng cáo của Omo có ở khắp mọi nơi: trên tivi, các
pano áo phích, các chương trình quảng cáo trên xe bus, từ người bán hàng, nhà phân
phối, bản thân bao bì sản phẩm của Omo tất cả đều thông báo rất rõ về các tính năng,
cách sử dụng cũng như thành phần của bột giặt Omo, cách trưng bày sản phẩm tại các
cửa hàng cũng rất bắt mắt, tại các cửa hàng, các siêu thị, nhãn hiệu Omo tràn ngập,
nhiều tháp Omo cao hàng chục mét trong các siêu thị lớn từ đó dẫn đến việc người
tiêu dùng rất dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin cũng như địa điểm bán sản phẩm
Omo


- Kênh thông tin qua bạn bè, người thân và người tiêu dùng...những người đã
từng sử dụng qua bột giặt Omo trong gia đình để giặt quần áo, chăn màn, tẩy
trắng...cũng chiếm tỉ lệ khá cao, lần lượt là 34% và 23%
- Ngoài ra thì người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về Omo
qua nguồn từ các sinh hoạt cộng đồng : như các cuộc triển lãm, hội chợ, từ các
phương tiện đại chúng ( Mass media ) như Đài phát thanh, đài truyền hình, các cơ
quan thông tấn, báo chí…

- Internet là kênh thông tin được khách hàng sử dụng ít nhất.
Quảng cáo là kênh thông tin được khách hàng sử dụng nhiều nhất vì nó rất phổ
biến và tiện lợi. Còn hiện nay người tiêu dùng ít biết đến sản phẩm qua Internet.
3. Đánh giá các phương án
Trên cơ sở thông tin có được , người mua phân tích, đánh giá, so sánh các giải
pháp khác nhau về sản phẩm, về dịch vụ dựa theo những đặc điểm về kiểu dáng, mẫu
mã, bao bì, sự tiện lợi…
Mặc dù hiện nay trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện khá nhiều loại bột giặt,
nhưng chiếm ưu thế vẫn là sản phẩm Omo và nó được khách hàng đánh giá cao hơn
hẳn đối thủ cạnh tranh ở tất cả các mặt. Ngày nay, đời sống người dân ngày càng nâng
cao, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, công việc giặt giũ không còn là vấn đề quá
nặng nề đối với những người nội trợ. Máy giặt tự động đã hỗ trợ rất nhiều cho những
người nội trợ, vì vậy họ chỉ cần chọn một loại bột giặt đáng tin cậy, bỏ và máy giặt, ấn
nút, phơi khô là xong. Nhưng đó là chuyện của các gia đình khá giả, còn phần đông
người dân vẫn giặt tay thì bột giặt Omo vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng
chẳng cần thông qua quảng cáo mà bằng chất lượng và giá cả phù hợp.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên Omo cũng còn một số tồn tại cần khắc phục.
Theo một phần nhỏ khách hàng thì bột giặt Omo vẫn còn gây hại cho da tay. Sau khi
giặt xong, da tay bị khô rát. Theo họ có lẽ chất giặt tẩy của Omo quá cao ảnh hưởng
không tốt đến da tay. Hiện nay trên thị trường, Omo đã chiếm được một vị trí khá tốt.
Song với sự phát triển của nền kinh tế, của các hoạt động thương mại, Omo ngày càng
gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh: Tide, Surf… Điều này đòi hỏi Omo cần
chú trọng hơn nữa về các chương trình khuyến mãi và quảng cáo. Một số khách hàng
cho rằng Omo chưa cải tiến nhiều về các hình thức quảng cáo và các chương trình
khuyến mãi còn ít. Chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng muốn mua một loại sản


phẩm điều đầu tiên mà họ quan tâm, tìm hiểu chính là mẫu mã, bao bì của sản phẩm.
Họ chưa biết chất lượng ra sao nhưng nếu mẫu mã đẹp, thu hút thì họ sẽ có cảm tình.
Nhưng với Omo việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng bao bì còn hạn chế. Thực sự Omo

chưa tạo được sự khác biệt rõ rệt với các sản phẩm bột giặt khác.
4. Quyết định mua
Người mua thường sẽ quyết định mua những nhản hiệu mà mình yêu thích,
nhưng có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc dự định và quyết định mua :
- Một là thái độ của người khác : ý kiến của Chồng hoặc Vợ…sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng.
- Hai là có những tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi quyết định mua như
thu nhập của họ khá thấp. 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có
thu nhập thấp, do đó Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất
đem lại mức giá hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào doanh nghiệp nhỏ
địa phương để tìm nguồn nguyên liệu thay thế tại chỗ cho một số loại phải nhập khẩu,
điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. Ngoài ra,
công ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại khu vực Bắc, Trung,
Nam để giảm chi phí vận chuyển kho bãi. Unilever cũng thực hiện chính sách hỗ trợ
tài chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sãn xuất,
chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất. Thực tế thì ở Việt
Nam sản phẩm Omo đã đánh trúng vào nhu cầu người tiêu dùng cần một loại bột giặt
chất lượng tốt, khả năng giặt tẩy cao và giá thành hợp lý. Do đánh trúng vào 1 trong 2
yếu tố quan trọng để cấu thành quyết định mua nên Omo đã thực sự là lựa chọn số 1
của người tiêu dùng.
Khi lựa chọn hàng hoá những người thận trọng luôn tìm kiếm thông tin và họ chỉ
ra quyết định mua khi họ nhận thấy thông tin đã đầy đủ. Với loại khách hàng này kiểu
chào hàng “dùng thử trước khi mua” sẽ tạo được sự thiện cảm của họ ngay từ lần chào
hàng đầu tiên.
Omo tự định vị mình là trắng sạch với slogan: Omo – chuyên gia giặt tẩy vết
bẩn. Chiến lược định vị này rất thành công vì khi nghĩ đến Omo người ta nghĩ ngay
đến trắng sạch. Hơn nữa Omo dã từng tung ra chiến dịch quảng cáo phỏng vấn những
người tiêu dùng đã dùng thử sản phẩm về chất lượng đã làm cho những khách hàng
mục tiêu có cái nhìn tốt hơn về loại hàng thiết yếu này.



5. Phản ứng sau khi mua
Unilever ngoài việc thực hiện các hoạt động mở rộng thương hiệu Unilever còn
đấu tranh mạnh mẽ với tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái bằng cách thành lập Ban phòng
chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tham gia vào Hội chợ hàng tiêu dùng
và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam... để bằng mọi cách chăm sóc khách hàng 1 cách
tốt nhất. Nhân viên Unilever đến tận nơi khoanh vùng sản xuất và nhập khẩu hàng
nhái, hàng buôn lậu, rồi kết hợp với cơ quan chức năng lùng bắt,triệt phá tận hang ổ.
Mặt khác, nhân viên của Unilever còn tổ chức các buổi nói chuyện tại các chợ, các
khu dân cư về hậu quả tác hại của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ, sử dụng hàng
nhái, hàng giả, hàng buôn lậu. Trong quá trình sản xuất mẫu mã kiểu dáng sản phẩm,
nhãn mác, Unilever cố gắng tạo nhiều dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết hàng
thật, hàng giả. Do vậy đã hạn chế được nạn hàng nhái, hàng giả. Không những đem lại
được nhiều lợi nhuận cho công ty mà còn được người tiêu dùng tin tưởng và chọn lựa.
Không chỉ vì lợi nhuận Unilever đã biết quan tâm khách hàng. Một mặt, sản
phẩm luôn được đổi mới và cải tiến để làm sạch quần áo đến mức tối ưu. Mặt khác,
Omo Matic đã kết hợp với các hãng sản xuất máy giặt hàng đầu như Sam Sung,
Toshiba, Sanyo, LG, Electrolux, Daewoo trong chiến dịch giới thiệu sản phẩm và
chăm sóc khách hàng lâu dài. Ví dụ sự kết hợp giữa máy giặt Electrolux và bột giặt
Omo đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng.
Phần 3: Đánh giá về chương trình quảng cáo của OMO
1. Ưu điểm
Ở thời kỳ đầu khi mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Omo mở đầu bằng
những quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. Các chương trình
quảng cáo đều là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng
sản phẩm Omo. Người tiêu dùng hầu hết đều nhớ đến tính năng nổi trội này của Omo.
Khi nhãn hiệu Tide chính thức bước vào thị trường Việt Nam thì Omo tự định
vị mình là trắng sạch với sologan “Omo – chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”. Chiến lược
định vị này rất Chiến lược định vị này trất thành công vì khi nghĩ đến Omo. người ta
nghĩ


ngay

đến

đặc

tính

“trắng

sạch”.

Với chiến lược quảng cáo liên tục trên truyền hình, báo chí đã mang lại hiệu
quả cao do người tiêu dùng Việt Nam rất tin vào quảng cáo (Nielen công bố kết quả


nghiên cứu thị trường Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo
nhất), vì vậy Omo có những chiêu thức quảng cáo rất hay thu hút được nhiều nguời
tiêu dùng chú ý đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Omo còn kết hợp với hàng loạt
hoạt động này vẫn được duy trì marketing khác để quảng bá thương hiệu. Chương
trình quảng cáo cho đến nay vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn.
Từ cuối năm 2005 OMO thực sự định vị trên một tầm cao mới Omo đựơc định vị
dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động
của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị này.
Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức
các chương trình hướng về cộng đồng như “ngày hội những chiếc túi tài năng”, “Omo
áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc
sung túc cả năm” … Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã
hội và Omo nhanh chóng tạo được ấn tượng trong mắt với khách hàng.

Thật vậy, Omo đã qua thời quảng bá thương hiệu với tính năng của sản phẩm, họ đã
tạo được sự nhận thức về thương hiệu, tức sự nhận biết thương hiệu đối với khách
hàng. Và đây là lúc họ bước vào thời kỳ “cao cấp” hơn: củng cố thương hiệu và xây
dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Bột giặt OMO đã có mặt ở khắp
mọi nơi. Người tiêu dùng có thể mua bột giặt tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng tạp hóa
đến những cửa hàng nằm trong phố một cách dễ dàng.
Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm OMO. Vì
OMO có đa dạng chủng loại: OMO tẩy trắng, OMO hương ngàn hoa, OMO tẩy hết
99% vết bẩn, OMO matic dùng cho máy giặt... khiến người tiêu dùng hứng thú với
sản phẩm hơn.
Chiến thuật “lấy lòng” khách hàng của OMO được sử dụng một cách có hiệu
quả. Công ty đưa người về các địa phương, các vùng nông thôn là những nơi ít có điều
kiện tiếp xúc với quảng cáo để bán hàng trực tiếp, và hướng dẫn, cungcấp thông tin
cho khách hàng. Bằng chứng cho sự thành công của những hành động đó là “90% các
hộ gia đình đã từng sử dụng bột giặt Omo ít nhất một lần”. Nhưng có lẽ điều đặc biệt
hơn cả là Omo luôn đồng hành và nắm bắt tâm lý khách hàng mục tiêu kịp thời. Hàng
loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này, các c h ư ơ n g t r ì n h


đ ã t h ự c s ự m a n g l ạ i l ợ i í c h t h i ế t t h ự c c h o x ã h ộ i v à O m o nhanh
chóng“ghi điểm” trong mắt với khách hàng.
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên OMO cũng còn một số tồn tại cần khắc phục.
Hiện nay trên thị trường, OMO đã chiếm được một vị trí khá tốt. Song với sự phát
triển của nền kinh tế, của các hoạt động thương mại, OMO ngày càng gặp phải nhiều
đối thủ cạnh tranh lớn mạnh: TIDE, SURF… Điều này đòi hỏi OMO cần chú trọng
hơn nữa về các chương trình khuyến mãi và quảng cáo. chưa cải tiến nhiều về các
hình thức quảng cáo và chưa tạo được sự khác biệt rõ rệt với các sản phẩm bột giặt
khác.
Quảng cáo, PR mang lại giá trị lợi ích rất lớn nhưng nếu có sơ suất

thìmọi chuyện rất dễ trở về con số không. Quảng cáo được ví như con dao hai lưỡi.
Một quảng cáo tốt có thể giúp tăng doanh số bán, đạt được mục đích của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, mộtquảng cáo thiếu thiện cảm có thể làm người tiêu
dùng tránh xa sản phẩm đó.Khi người tiêu dùng đánh giá mẫu quảng cáo với
thái độ thiếu thiện cảm, họ hoàn toàn có thể loại bỏ luôn cả sản phẩm đó.
Rất nhiều công ty đã phải ngay lập tức thay đổi hình ảnh quảng cáo mới,
thậm chí phải tổ chức các buổi họp báo để thanh minh cho những lỗi vô
duyên, ngớ ngẩn khi mẫu quảng cáo sản phẩm được phát trên truyền hình. Bên
cạnh những thắng lợi đạt được, dường như Omo cũng có một vài bước đi hơi
bị …hụt chân. Tiêu biểu là sự kiện gần đây nhất của dòng “Omo t ẩ y a n t o à n ” v ớ i
v i ệ c g i ặ t s ạ c h c h i ế c á o n g ắ n t a y k h ổ n g l ồ t r ê n s â n v ậ n động Quân khu
7. Đây là một chương trình hoành tráng rất tốt nhưng lại“được” dư luận
đánh giá không cao. Tiêu biểu sự kiện của dòng “Omo ẩ y a n t o à n ” v ớ i v i ệ c
g i ặ t s ạ c h c h i ế c á o n g ắ n t a y k h ổ n g l ồ t r ê n s â n v ậ n động Quân khu 7
thành phố Hồ Chí Minh.Có những khách hàng lại lo ngại trước những sản
phẩm được khuyến mại..Họ cho rằng những sản phẩm khuyến mại có chất
lượng giảm sút để nhà sản xuất không bị lỗ hoặc khi được khuyến mại lớn
doanh nghiệp đã l ã i r ấ t n h i ề u v à h ọ c h o r ằ n g m ì n h b ị l ợ i d ụ n g .
N h ữ n g n gư ờ i c ó l ò n g t ự trọng cao, họ không bao giờ nhìn đến sản phẩm của


công ty bạn; chưa nói đến việc mua hay không. Bên cạnh đó, người Việt theo
truyền thống của người Á Đông đa số không thích những gì giật gân phi
thực tế nên việc m a y c h i ế c á o đ ó l à m ộ t s ự x a x ỉ k h ô n g c ầ n t h i ế t . R ấ t
m a y O m o đ ã kịp thời khắc phục bằng việc cắt chiếc áo ra làm nhiều mảnh để may
áo t ặ n g t r ẻ e m n g h è o n ê n đ ã t ự c ứ u m ì n h m ộ t b à n t h u a t r ô n g t h ấ y .
C ó l ẽ chương trình này được tổ chức ở một nước phương Tây nào đó thì sẽ
phù hợp hơn. Như vậy doanh nghiệp cần phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn
này
3. Ý kiến:

Muốn một mẫu quảng cáo thành công, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố cấu thành, một
trong các yếu tố đó là công ty cần có chiến lược cụ thể. Họ phải biết ai là đối tượng
nhân thông điệp về sản phẩm. Bản thân công ty đó cầnliên kết chặt chẽ với các đơn vị
thực hiện quảng cáo, từ xây dựng nội dung,ý tưởng cho đến việc trau chuốt hình
ảnh, thể hiện và cân nhắc tần suất phát sóng. Thành công của các mẫu quảng cáo
này không những được thể hiện ở doanh số bán tăng vọt, mà còn thể hiện ở
việc cải thiện hình ảnh thương hiệu.Việc rà soát nội dung kỹ lưỡng sẽ là cách thức
dễ dàng để gây thiện cảm đối với khách hàng.Vậy làm thế nào để có thể cạnh tranh tốt
bằng hình thức quảng cáo này? Câu trả lời là cần phải biết khách hàng cần gì. Trong
khi khách hàng đang phân vân, tại sao chúng ta lại không làm cho mục quảng cáo có
hình thức và nội dung như một bài báo? Hãy tạo một dòng tiêu đề thật ấn tượng
cho“ b à i b á o ” c ủ a b ạ n đ ể q u ả n g c á o s ả n p h ẩ m t h u h ú t k h á c h h à n g .
H ã y đ ặ t quảng cáo của bạn ở nơi mà độc giả sẽ dành thời gian nhiều hơn gấp nhiều
lần để đọc nó hơn là trình bày quá sặc sỡ. Nên chứng tỏ cho khách hàng thấy
được doanh nghiệp có kiến thức sâu rộng và tính chuyên nghiệp cao trong
lĩnh vực đang kinh doanh vì cũng như người ta vẫn thích mua hàng từ các
chuyên gia hiểu biết và có chuyên môn về loại hàng mình cần mua.



×