Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã quang thịnh, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.63 KB, 92 trang )

GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

MỤC LỤC


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước những thách thức và vận hội
mới. Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên bước đường công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang chuyển dịch từ nền kinh
tế nông nghiệp sang nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí
quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi lợn được coi là
một ngành quan trọng nhất đối với sự phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam.
Con lợn giúp người nông dân, từ nguồn thức ăn sẵn có, tạo thu nhập bằng tiền
để trang trải chi phí gia đình, là một nghề truyền thống sản xuất ra trên 70%
tổng sản lượng thịt mỗi năm. Từ đó, Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã đưa ra
và từng bước hoàn thiện những chủ trương, chính sách nhằm phát triển
nghành chăn nuôi trên phạ m vi cả nước. Điều này đã khuyến khích và từng
bước đưa nghành chăn nuôi lợn phát triển lên một tầm cao mới, trong đó phải
kể đến chăn nuôi các giống lợn mang lại lợi nhuận cao hơn để phục vụ nhu
cầu ăn uống ngày một cao cấp của mọi người. Tuy nhiên, thực trạng chăn
nuôi truyển thống đang còn tồn tại rất nhiều và là dấu hỏi cho ngành chăn
nuôi Việt Nam trong công cuộc phát triển. Đó là chăn nuôi phân tán, quy mô
nhỏ, năng suất thấp, tiêu thụ bị động, hàng hóa chất lượng cao còn ít, giá
thành cao, dẫn đến cạnh tranh thấp, nhất là trong xuất khẩu. Đặc biệt chúng


tôi nghiên cứu, khảo sát tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang là một xã Nông nghiệp truyền thống, có hệ thống giao thông tương đối
hoàn chỉnh Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn.
Hiện nay, xã Quang Thịnh tồn tại rất nhiều loại hình chăn nuôi lợn khác nhau,
với mức độ đầu tư khác nhau về con giống, chất lượng chuồng trại, thức ăn,
chế độ chăm sóc dinh dưỡng nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Căn cứ
vào thực trạng trên, nghành chăn nuôi lợn của Việt Nam nói chung, chăn nuôi
của xã Quang Thịnh nói riêng cần phải có những bước chuyển đổi về mục
tiêu và chiến lược phù hợp với yêu cầu của thời đại phát triển mới, phải tăng
cả về chất lẫn về lượng của sản phẩm. Trước thực trạng đó chúng tôi đầu tư

2


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

xây dựng “Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã
Quang Thịnh-huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang”. Khi đi vào hoạt động, Dự
án đảm bảo có đủ giống tốt, phục vụ nhu cầu nâng chất lượng đàn lợn giống
và đàn lợn thịt trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa
phương, chủ động Quản lý dự án và đầu tư tự túc được nguồn thực phẩm
nâng cao đời sống người dân và cho xuất khẩu trao đổi hàng hoá.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp
1. Khái niệm
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người

không chỉ tạo ra sản phẩm vật chất, phục vụ nhu cầu xã hội mà còn thực hiện
sản xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của chính con người. Những
quan hệ này tạo thành cơ sở kinh tế cho toàn bộ các quan hệ tư tưởng, tinh
thần trong nông nghiệp nông thôn, tạo nên cơ sở kinh tế cho sự phát triển
nông nghiệp
Hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sẩn xuất, những hình
thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản
xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với
toàn bộ nền nông nghiệp. Nói cách khác, hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng
thể các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp
2. Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp
2.1. Đặc điểm chung
2.1.1. Sản xuất nông nghiệp có tính vùng
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm trên

3


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

cho thấy, ở đâu có đất và lao động thì có thể tiền hành sản xuất nông nghiệp.
thế nhưng, ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết, khí hậu
khác nhau nên nông nghiệp mang tính chất khu vực rất rõ rệt. Đặc điểm này
đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn
đề kinh tế - kỹ thuật sau:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thủy sản trên phạm

vi cả nước cũng như tính vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật
nuôi cho phù hợp
- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật
phả phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu
vực nhất định
2.1.2. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thé được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,
nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng
đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn
chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất chưa giới hạn. Chính vì thế, trong quá
trình sử dụng phải biết quý trọng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển
đất nông nghiệp sang xây dwgj cơ bản, cải tạo bồi dưỡng đất làm cho ruộng
đất ngày càng màu mỡ, sản xuất ra nhiều đơn vị sản phẩm trên mỗi đơn vị
diện tích với chi phí thấp nhất
2.1.3. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định.
Chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời
tiết, khí hậu đều có tác động trực tiếp đến sự phát triển và diệt vong. Cây trồng
và vật nuôi là tư liệu sản xuất đặc biệt, được sản xuất trong bản thân nông nghiệp

4


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân


bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư
liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật
nuôi tốt hươn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc các giống hiện có và nhập
những giống mới tốt phù hợp với điều kiện từng địa phương
2.1.4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
Đó là nét đặc thù điển hình nhất trong sản xuất nông nghiệp bởi vì quá
trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn bó chạc chẽ
với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất
xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời
vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không
thể xóa bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Hơn nữa,
do sự biến thiên về điều kiện thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích
ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn tới tính mùa vụ khác nhau
2.2. Đặc điểm riêng của nông nghiệp nước ta
2.2.1. Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạch hậu, tiến lên xây dựng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa không
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi
chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là rất thấp
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn,
kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ
trọng lớn trong tuẩn lao động xã hội, năng suất lao động thấp. Để đưa nền
kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trình độ sản xuất hàng hóa cao, cần
thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông
thôn, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ
thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp; bổ sung hoàn thiện và đổi mới hệ
thống chính sách kinh tế nông nghiệp nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất,

5



GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hóa; tăng cường đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và
quản trị kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn
2.2.2. Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn
tính chất ôn đới, nhất là ở miền bắc và được trải rộng trên 4 vùng lớn, phức
tạp: trung du, miền núi, đồng bằng, ven biển
Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời
cũng có những khó khăn lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp
Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi cơ bản. Đó là hằng năm
có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt phong phú,
nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, tập đoàn cây trồng và vật nuôi đa dạng
Bên cạnh những thuận lợi ở trên, nước ta cũng có nhiều khó khăn như
mưa nhiều và tập trung vào 3 tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng, nắng
nhiều thường gây khô hạn, thiếu nước cho người và vật nuôi sử dụng, khí hậu
ẩm ướt, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan
Để nông nghiệp phát triển được bền vững, nước ta cần phát huy những
thuận lợi và hạn chế những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt gây ra
3. Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp
3.1. Là hệ thống kinh tế nông nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiều hình
thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể
tư nhân và sở hữu hỗn hợp
- Sở hữu nhà nước: Đây là loại hình sở hữu tạo nòng cố cho toàn bộ hệ
thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò dẫn dắt và định hướng sự phát triển của
toàn bộ ngành nông nghiệp. Vài trò nòng cốt và chủ đạo của kinh tế nhà nước
không phải thể hiện ở số lượng hay tỷ trọng cao của các doanh nghiệp nhà

nước, mà là ở hiệu quả hoạt động, vai trò đầu tàu lôi kéo, liên kết các bô phận
kinh tế khác phát triển đạt hiệu quả cao

6


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

- Sở hữu tập thể: Là bộ phận hợp thành chế độ sở hữu, có quan hệ mật
thiết với các loại hình sở hữu khác. Kinh tế tập thể tồn tại và phát triển lâu dài
trong nông nghiệp là tất yếu khách quan ở mọi nước nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho
kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển và hợp tác, liên kết với kinh tế nhà
nước để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Sở hữu cá thể tư nhân: Là loại hình sở hữu không thể thiếu được trong
hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần. Trong nền nông nghiệp nước
ta, sở hữu cá thể tư nhân đã tồn tại và phát triển ở những mức độ khá nhau
qua các thời kỳ lịch sử. Trong thời kỳ đổi mới, sở hữu cá thể tư nhân trong
nông nghiệp được khuyến khích phát triển
- Sở hữu liên kết: là loại hình sở hữu phổ biến và phát triển rất đa dạnh
cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa nông nghiệp dựa trên trình độ
phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Hình thức biểu hiện của sở
hữu liên kết rất phong phú như:
+ Liên kết đồng sở hữu
+ Liên kết dựa trên nền tảng sở hữu nhà nước
+ Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp
+ Sở hữu của công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con
+ Sở hữu liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế
3.2. Tương ứng với các hình thức sở hữu nói trên sẽ hình thành và phát

triển theo nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng
động
Các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn nhà nước, các công ty cổ
phần có tỷ lệ cổ phần nhà nước cao thấp khác nhau, các hợp tác xã và hình
thức kinh tế hợp tác đa dạng của nông dân như tổ chức đoàn kết sản xuất, câu
lạc bộ sản xuất, các hội nghề như hội nuôi ong, hội nuôi cá, các doanh nghiệp
tư nhân gồm kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại. Các hình thức liên kết liên
doanh tự nguyện giữa các tổ chức sẽ được thực hiện tùy thuộc trình độ đạt

7


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

được của lực lượng sản xuất từng thời kì và từng địa phương nhất định. Trong
các hình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và cá
trang trại nông, lâm, thủy sản được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ,
đơn vị cơ sở của hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần
3.3. Tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự do kinh doanh theo
pháp luật, có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật
Hệ thống pháp luật của Nhà nước gồm các bộ luật chủ yếu như Luật
doanh nghiệp, luật công ty, luật hợp tác xã… sẽ dần hoàn thiện theo hướng
không phân biệt đối xử với các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau hoạt động trong nông nghiệp. Các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau vừa cạnh tranh vừa liên kết hợp tác và phát triển đạt trình
độ xã hội hóa ngày càng cao
3.4. Về chế độ quản lý hệ thống kinh tế nông nghiệp
Việc điều hành các hoạt động kinh tế nông nghiệp sẽ hạn chế tối đa

những mệnh lệnh hành chính, đảm bảo vận hành nền nông nghiệp chủ yếu
theo nguyên tắc thị trường kết hợp với các kế hoạch định hướng và các chính
sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp
đều phải đi vào thị trường. Như vậy trong tương lai, nông nghiệp và nông
thôn nước ta sẽ ngày càng đầy đủ một hệ thống thị trường thông suốt và thống
nhất, phát huy đầy đủ vai cho thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển với
tốc độ nhanh và có hiệu quả
4. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
4.1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã
hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát
triển.Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được

8


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng
tăng về cả số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các
nhân tố như gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Do
đó, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính quyết định sự tồn tại phát
triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
4.2. Nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và
khu vực đô thị
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu

vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó thể hiện ở các mặt:
-

Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công
nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư
sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế, khu vực
nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ lao động dồi dào. Qúa trình
CNH đô thị hóa vừa tạo ra nhu cầu lớn về lao động, vừa giải phóng sức lao
động để lao động có thể dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và

-

đô thị
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công

-

nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh
tế. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách như tiết
kiệm từ nông dân, thuế nông nghiệp, thu ngoại tệ do xuất khẩu nông sản. Tuy
nhiên, nguồn vốn từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát
huy, phải coi trọng nguồn vốn khác nữa, không nên cường điệu vai trò tích
lũy vốn từ nông nghiệp
4.3. Làm thị trường tiêu thụ cho công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường thiêu thụ lớn của công
nghiệp.Sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong
nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn.Sự thay đổi về cầu

9



GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng
ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu
nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sực mua từ khu vực nông thôn sẽ làm
cho nhu cầu về sản phẩn công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển,
từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế
4.4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông , lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với
các sản phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Xu hướng
chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu giá trị xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên,
xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới
có xu hướng giảm xuống, giá cả sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng làm
cho nông nghiệp bị thua thiệt hơn so với công nghiệp
4.5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của mội trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên.Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón, thuốc trừ
sâu… làm ôn nhiễm môi trường. Qúa trình canh tác nông nghiệp làm đất đai
bị xói mòn, rừng bị tàn phá. Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển

bền vững của môi trường
5. Chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
5.1. Chiến lược chung
a. Căn cứ xây dựng chiến lược

10


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Để có một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn phải dựa trên
các căn cứ có cơ sở khoa học sau:
-

Đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển nông nghiệp
trong giai đoạn trước, chỉ ra những thành tựu đã đạt được cũng như các hạn

-

chế còn tồn tại
Căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm tài nguyên về đất đai,
thời tiết, khí hậu. Cần đánh giá đúng các lợi thế và khó khăn trong quá trình

-

xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp
Căn cứ vào cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp. Cần điều chỉnh bổ sung và
nâng cấp xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông


-

nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai
Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động
Căn cứ vào nhu cầu thị trường trong ngước và quốc tế về sản phẩm nông

-

nghiệp
Căn cứ vào trình độ khoa học công nghệ của thế giới, của nước ta và khả năng
ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới vào
điều kiện thực tế Việt Nam
b. Chiến lược phát triển nông nghiệp
Phát triển theo chiến lược mà văn kiện Đại hội X của Đảng. Phải luôn
coi trọng đẩy mạnh CNH nông nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng, phát
triển một nền nông nghiệp bằng hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và
bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Những nội
dung chủ yếu của chiến lược tổng quát là:

-

Phát triển một nền nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH có cơ cấu sản xuất

-

ngày càng hợp lý
Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đa dạng có cơ
cấu sản phẩm hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và
đẩy mạnh vào xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ mới để nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh trên
thị trường

11


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

-

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảo an ninh
lương thực và tạo điều kiện từng bước thành một nền nông nghiệp sạch
c. Mục tiêu phát triển
Để thực hiện phương hướng chiến lược phát triển trên, nông nghiệp
nước ta cần đạt các mục tiêu sau:

-

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu
Nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho dân cư nông thôn
Bảo vệ môi trường sinh thái
5.2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là cấu trúc bên trong của một ngành nông
nghiệp. Nó bao gồm các bộ phận hợp thành ngành sản xuất nông nghiệp và
các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ cả về mặt lượng và mặt chất giữa các bộ phận
hợp thành đó trong thời gian và không gian nhất định
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ

trọng lớn. Để đạt được mục tiêu, cần nhanh chóng đổi mới co cấu sản xuất nông
nghiệp, định hướng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính trong nông nghiệp
nhưng nhiều năm qua giữa hai ngành này mất cân đối trầm trọng. Cần đổi
mới cơ cấu chăn nuôi hợp lý, tăng nhanh tỷ trọng thịt trâu bò và gia cầm bằng
cách phát triển đàn bò thịt và gia cầm. Ngành trồng trọt đang chiếm tỷ trọng
cao nhưng cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành cũng mất cân đối nghiêm
trọng. Cần đa dạng hóa sản xuất ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng giá trị sản
xuất lương thực nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực. Đa dạng hóa cây
trồng, nhất là những cây có giá trị cao như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn
quả và hoa cây cảnh
Phát triển nhanh ngành thủy sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và
chế biến để nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản vì đó là thế
mạnh của nước ta

12


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng , khai
thác và chế biến, đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ, góp
phần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững
II. Công tác lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm
xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong

chiến lược phát triển KT-XH của vùng, của đất nước. Nội dung việc nghiên
cứ cơ hội đầu tư là xem xét nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành một công
cuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định các khả năng
đầu tư một cách nhanh chóng và ít tốn kém về chi phí. Do đó, đặc điểm
nghiên cứu của giai đoạn này còn khác sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra
và hiệu quả tài chính KT-XH của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tính
tổng hợp, hoặc các dự án tương tụ hoạt động trong hoặc ngoài nước.
Trên cơ sở các cơ hội đầu tư đã xác đinh, tiến hành phân tích để lựa
chọn cơ hội đầu tư được xem là có triển vọng nhất để chuyển sang giai đoạn
nghiên cứu tiếp theo. Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư cần được
tiến hành thường xuyên ở mọi cấp độ để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên
cứu tiền khả thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự án đầu tư
cần thực hiện trong từng thời kỳ kế hoạch.
2. Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước nghiên cứ tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển
vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn, các
giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hôi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định
tác động. Giai đoạn này nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các khía cạnh mà khi
xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chăn, nhằm tiếp tục lựa

13


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

chọn, sàng lọc để khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn.
Đối với các cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt ký thuật và

triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu
tiền khả thi.
Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết,
vẫn dừng lại ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía
cạnh ký thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực
hiện đầu tư vận hành kết quả đầu tư.
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu khả thi là báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi.
3. Nghiên cứu khả thi
Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở
các giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi không?Có vững
chắc, có hiệu quả không?
Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu tương tự giai đoạn nghiên
cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chinh xác hơn. Mọi
khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến
các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứ. Xem xét tính
vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu
tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án có hiệu quả
Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như nội dung
nghiên cứu ở giai đoạn tiền khả thi, gồm:
-

Nghiên cức các điều kiện KT-XH có liên quan đến sự hình thành và thực hiện

-

của dự án đầu tư.
Nghiên cứu các vẫn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các

-


hoạt động dịch vụ của dự án
Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án
Phân tích khía cạnh tài chính cửa dự án

14


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

-

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Phân tích khía cạnh KT-XH của dự án.
Kết quả nghiên cứu chúng được cụ thể hóa trong báo cáo nghiên cứu khả
thi.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp
1. Đặc điểm vốn có của ngành nông nghiệp
Vì khu vực nông nghiệp có những đặc thù không thể bỏ qua, nên các
mô hình về hành vi đầu tư trong khu vực này tất yếu phải được xây dựng
trong những khung khổ lý thuyết phản ánh các đặc thù ấy.
WB (2007) tổng quát hoá đặc thù của khu vực nông thôn là nơi mà cả
thị trường lẫn chính phủ đều thể hiện những thất bại: chi phí giao dịch cao,
thiếu điều kiện và không đồng đều trong việc tiếp cận thông tin, cạnh tranh
không hoàn hảo, ngoại ứng, thiếu hàng hoá công, như cơ sở hạ tầng yếu kém
hoặc phân tán. Ngoài ra, đây cũng là nơi thiếu vắng một số thị trường quan
trọng nhất, chẳng hạn thị trường tín dụng và bảo hiểm.

Hơn nữa, các hộ nông nghiệp là những hộ gắn bó với một chút đất đai
và chủ yếu sử dụng lao động trong hộ để làm việc đồng áng. Các hộ này nằm
trong những môi trường kinh tế và chính trị truyền thống mà vì nó hành vi
của họ bị chi phối nặng nề, và đặc biệt là họ chỉ tiếp cận một phần với thị
trường, mà các thị trường này thì thường là không hoàn hảo và không đầy đủ
Phải xác định rằng xác định đặc trưng của các tác nhân trong khu vực
nông nghiệp là những đơn vị có sản xuất và tiêu dùng hỗn hợp, nghĩa là chỉ
một phần sản phẩm được bán trên thị trường, còn một phần là tự sản tự tiêu.
Họ thường tiếp cận các thị trường đang phát triển, còn rời rạc, nhỏ lẻ và
không liên tục cả theo không gian lẫn thời gian.
Và vấn đề không thể không nói đến là sự bất bình đẳng trong thu nhập.
Các vùng chuyên hay đa phần là làm nghề nông thường nghèo hơn các vùng

15


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

khác, do vậy khả năng vốn kém, không thể đầu tư vốn tự có, và cũng không
thể đi vay, bởi lẽ không có khả năng hoàn trả trong tương lai
2. Do điều kiện thiên nhiên
Nông nghiệp là ngành nghề có thể nói là phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên thiên nhiên rất nhiều. Nhưng thiên nhiên lại là yếu tố khách quan không
thể lường trước hay báo trước được. Vấn đề là dù có phòng trành nhưng nếu
không được sự ủng hộ của thiên nhiên thì có thể mùa mãng sẽ thất bát. Hay
nói cách khác, ngành nông nghiệp nói chung có độ rủi ro cao.
3. Nhà nước và nhận thức của người dân
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhưng nhà nước chưa có một mức

khuyến khích hậu hĩnh hay thích đáng cho những người làm nông. Do vậy mà
làm nông mãi vẫn nghèo và số lượng người dân theo hoạt động nông nghiệp
ngày càng giảm đi. Cũng có thể vì vậy mà việc thi hút vốn và nguồn nhân lực
gặp khó khăn rất nhiều, nghề nông sẽ ngày càng đi xuống

16


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÊN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TRANG TRẠI LỢN RỪNG
I. Phát hiện cơ hội đầu tư
1. Lựa chọn cơ bản
1.1.
Nhu cầu tiêu dùng hiện nay
Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, thu nhập của người dân
ngày càng tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng không ngừng tăng lên. Không
chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc đủ mà đã trở thành ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu
tiêu dùng thực phẩm nói chung và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn
rừng nói riêng đang ngày một tăng lên. Thịt lợn đã trở thành một món ăn
không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt. Người tiêu dùng trong nước
tiêu thụ hàng triệu tấn thịt lợn mỗi năm. Tuy nhiên, chất lượng thịt lợn nhiều
nơi chưa đảm bảo, thức ăn dùng cho chăn nuôi chưa được chú trọng, chứa
hàm lượng chất tăng trọng cao, gây ảnh tới sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài
ra, thịt lợn thường đã trở nên quá phổ biến, khiến người tiêu dùng cảm thấy
nhàm chán và có xu hướng tìm kiếm nguồn thực phẩm tươi mới và an toàn

hơn. Do đó, trong những năm gần đây, nhu cầu thịt lợn rừng đang tăng cao.
Thịt lợn rừng có nhiều ưu điểm hơn so với thịt lợn thường như: tỉ lệ mỡ và
hàm lượng chất béo thấp, thịt giòn và ngon hơn, mùi vị đặc biệt của núi rừng,
hơn hẳn thị lợn thường. Việc chăn nuôi lợn rừng cũng không quá phức tạp,
nguồn thức ăn sạch, chủ yếu là cỏ và một phần thức ăn thô nên chất lượng thịt
luôn được đảm bảo. Mô hình chăn nuôi lợn rừng đang ngày càng phát triển ở
nhiều nơi trên cả nước tuy nhiên vẫn chưa đủ sản lượng để cung cấp cho thị
trường nên đây là một cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hiện nay
1.2.

Khả năng đầu tư

17


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Như đã phân tích ở trên, nhu cầu của thị trường và thực trạng cung ứng
cho thấy việc lựa chọn đầu tư vào chăn nuôi lợn rừng là phù hợp về mặt thị
trường. Ngoài ra, còn một số khía cạnh khác sẽ làm rõ them về khả năng đầu
tư của dự án:
*

Thời gian thu hồi vốn khá nhanh và cơ hội hoá vốn và sau đó có lãi

cao(phân tích kỹ hơn ở phần sau)
*


Do đặc tính vốn có là sinh sống trong môi trường hoang dã nên lợn

rừng có sức đề kháng tốt, ít khi mắc bệnh nên chi phí thú y là không đáng kể
và rủi ra về dịch bệnh thấp.
*

Lợn rừng có đặc tính thích hợp với vùng bán địa sơn, địa hình khá phổ

biến ở miền Tây Bắc nước ta, một số tỉnh như Lạng Sơn, Sơn La, Bắc
Giang…nên đầu tư dự án nuôi lợn rừng ở khu vực này vừa nhằm đạt chất
lượng lợn tốt nhất vừa giúp phát triển kinh tế vùng. Chủ yếu người dân vùng
này sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi nhỏ lẻ, lợi nhuận không cao nên dự
án sẽ là một cơ hội tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, không để tài nguyên đất
lãng phí và tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho lợn.
1.3. Triển vọng của dự án
Theo Tổng cục thống kê tổng đàn gia súc gia cầm ở thời đềm 2006 trong
cả nước có 32,8 triệu con lợn, mức tăng trưởng giá trị ngành trung bình hằng
năm giai đoạn 2006 – 2010 là 8,5%. Sản lượng thịt xẻ các loại năm 2006 là
2,369 ngàn tấn
Năm 2010 đạt 3,210 ngàn tấn. Dự kiến năm 2015 tăng lên thành 4.309
ngàn tấn (trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn chiếm 65%). Thực tế số hộ có chăn
nuôi lợn chỉ chiếm 50% - 70% trong số hộ nông dân. Như vậy thực tế mỗi hộ
có chăn nuôi lợn phải nuôi 10 lợn thịt để xuất chuồng được 6,2 lợn thịt đạt
90kg/con/năm. Ước tính có 8,4 triệu hộ có chăn nuôi lợn, đến năm 2015 sẽ
cung cấp cho xã hội được 18 triệu lợn thịt có chất lượng cao. Vậy với một
trăm ngàn mô hình này đến 2015 mỗi tỉnh phấn đấu để có bình quân 1.562 hộ

18



GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ. Như vậy cũng chỉ mới cung cấp được 50%
nhu cầu thị trường. Như vậy, lợn rừng hoàn toàn có khả năng phát triển để
đáp ứng thêm cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Hơn nữa, hiện nay nước ta mới có khoảng 20 trang trại nuôi lợn rừng
quy mô lớn với số lượng lợn từ 500 đến 1000 con mỗi trang trại cùng với
hàng trăm hộ chăn nuôi vừa và nhỏ với số lượng từ 5 đến 100 con mỗi hộ.
Mỗi con lợn rừng xuất chuồng có khối lượng khoảng 40kg, lượng thịt cung
cấp được khoảng 25kg/con. Như vậy, sản lượng thịt lợn rừng cung cấp ra thị
trường mỗi năm còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu còn thiếu của thị
trường. Với khe hổng này của thị trường, đầu tư nuôi lợn rừng sẽ là ngành có
triển vọng phát triển cao trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2020, thị
trường thịt lợn nói chung và thịt lợn rừng nói riêng vẫn chưa bão hòa. Dự án
đầu tư nuôi lợn rừng sẽ có tính khả thi cao.
1.4 Cơ sở pháp lý
Lợn rừng thuần chủng là một loài động vật hoang dã, việc săn bắt
chúng sẽ vi phạm pháp luật nên nguồn cung chủ yếu cho thị trường là lợn
rừng lai được chăn nuôi. Một số các địa chỉ uy tín đã đăng tải tin tức về hiệu
quả của việc nuôi lợn rừng lai như trang web của Sở Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn tỉnh Bình Phước, Viện chăn nuôi-Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn…cho thấy việc đầu tư nuôi lợn rừng lai là hoàn toàn hợp
pháp. Không những thế, tại Trung tâm khuyến nông của Hà Nội và một số
tỉnh thành khác còn có những ưu đãi và khuyến khích nuôi lợn rừng. Trên
trang nongdan.com.vn mục Kiến thức nhà nông, bài báo “Nghề nuôi lợn rừng:
làm chơi, ăn thật” ra ngày 03/03/2011 đã đưa ý kiến của Ông Nguyễn Văn
Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội: “ Hiện tại, khó khăn lớn nhất
với người muốn nuôi lợn rừng là vốn, bởi đầu tư về giống ban đầu khá cao.

Bình quân mỗi lợn rừng nái nặng 15kg, người mua phải đầu tư khoảng 4,5
triệu đến 5 triệu đồng. Do vậy, trước mắt trung tâm đang khuyến khích các hộ

19


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

gia đình có điều kiện vườn trại rộng rãi, xa khu dân cư hãy chăn nuôi lợn
rừng. Trung tâm sẽ hỗ trợ một phần về con giống, chuồng trại và hướng dẫn
kỹ thuật chăm sóc. Các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thạch Thất, Gia
Lâm, Thường Tín, Phúc Thọ, Sơn Tây, Chương Mỹ, Mỹ Đức là những vùng
có điều kiện đất đai phù hợp, nên chuyển đổi từ chăn nuôi lợn nhà sang nuôi
lợn rừng, trung tâm sẽ hỗ trợ để bà con tiếp cận với nghề chăn nuôi lợn rừng.”
Link một số bài báo:
/> />" />" />" />" /> />Với những phân tịch trên cùng với được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các cơ
quan Nhà nước, chăn nuôi lợn rừng đang là một nghề chăn nuôi mới đầy hứa
hẹn và mở rộng nhiều tiềm năng.
2. MỤC TIÊU DỰ ÁN NUÔI LỢN RỪNG
2.1.
Mục tiêu ngắn hạn
Nuôi 250 con lợn. Tạo công ăn việc làm cho 3 lao động. Dần ổn định đầu
ra tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu ước tính đạt 441 triệu 1 năm. Lãi 200 triệu

20


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà


Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Mục tiêu của Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng theo hình
thức bán hoang dã nhằm mục tiêu:
Về xã hội: Tận dụng lợi thế địa lý, khí hậu trung du miền núi Bắc
Giang phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài lợn rừng, tận dựng
được nguồn thức ăn phụ phẩm. Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trong
vùng. Góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương nơi cư trú.
Về kinh tế: Tạo ra nguồn thu nhập lớn bằng sản phẩm thịt lợn và lợn
giống an toàn, đảm bảo uy tín chất lượng là lợn rừng thuần chủng, không lai
giống pha tạp, có nguồn gốc rõ ràng và bán đc giá cao.
Về sinh thái, môi trường: Nhân giống loài lợn khan hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng nếu k đc bảo tồn. Sử dụng chất thải chăn nuôi vào mô hình VAT
vì thế nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
2.2.

Mục tiêu dài hạn
Mở rộng sản xuất, mở rộng diện tích chăn nuôi từ 2 ha lên 5 ha. Nâng
số lượng lợn rừng lên từ 250 lên đến 500 con. Tuyển thêm nhân công, tạo
công ăn việc làm cho 6 lao động trong vùng. Thúc đẩy phong trào chăn nuôi
tại địa phương.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cung cấp con giống, hướng dẫn chăn thả cho
bà con trong vùng để tạo công ăn việc làm, đồng thời xây dựng các mô hình
chăn nuôi nhỏ lẻ vệ tinh phát triển chung quanh trang trại
Đạt doanh thu bình quân 1 năm là 1 tỷ Lãi 500 triệu
Tiêu chí sau 3,4 năm khi có đủ tiềm lực sẽ xây dựng thương hiệu thực
phẩm sạch dựa trên hệ thống khép kín từ chăn nuôi trang trại - sơ chế - chế
biến - tiêu thụ đối với sản phẩm thịt lợn rừng sạch.


21


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

3. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH
3.1.
Mô hình và phương pháp chăn nuôi
a. Mô hình
+ Diện tích cần cho khu vực nuôi heo: Với số lượng 40 lợn cái giống và
10 lợn đực của mô hình, diện tích khoanh nuôi từ 2ha. Dùng cọc bê tông trôn
xung quanh, rào bằng lưới B40. Bên trong sẽ chia thành 2 khu vực.
*

Khu vực thứ nhất dùng để nuôi lợn giống và lợn vẫn còn bú sữa mẹ

rộng khoảng 1000 m3. Khu đất này ta sẽ chia thành 30 ô nhỏ. Mỗi ô sẽ được
xây bằng cay bê tông xung quanh và sẽ gồm 2 phần sân chơi và nhà tránh
mưa nắng cho lợn. Tất cả đều là nền đất, có hệ thống máng cho ăn và bú
nước(cải tiến mới)
*

Khu vực thứ 2 là tất cả diện tích còn lại dùng để nuôi lợn con đã tách

mẹ cho tới khi xuất chuồng. Khu này sẽ cố gắng tạo cho lợn một môi trường
sao cho giống với ngoài tự nhiên. Gồm có một phần diện tích trũng, có nước
vào mùa mưa và đào sâu tạo thành ao chứa nước vào mùa khô. Xung quanh
khu vực khoanh nuôi trồng thêm một số loài cây che bóng mát kích thước lớn

vì nếu nhỏ sẽ bị lợn ủi bục rễ đổ và bố trí khu vực trồng cây thức ăn bổ sung
cho lợn (chuối, tre, sắn, cỏ,…). Ta sẽ xây những dãy mái che rộng 1000 m3.
Diện tích này cần thiết để nhốt heo thời gian đầu và trong thời gian tập cho
heo quen với những tín hiệu của người nuôi. Khi heo đã quen với tín hiệu,
thời gian cho ăn, khu vực này chỉ để cho heo ngủ vào ban đêm và thuận lợi
cho quản lý.
b. Phương pháp chăn nuôi
- Con giống
Heo đực lai: Đạt 3 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 10 – 15kg/con;
giống lai thuần chủng từ heo rừng, con lai đảm bảo tỉ lệ 80 – 90% heo rừng,
sức ăn khỏe, sức khỏe tốt, đã được tiêm phòng các loại bệnh cơ bản như
Ecoly, viêm phổi,…Nên mua heo từ các cơ sở có đăng ký gây nuôi và theo
dõi nguồn gốc heo.

22


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

*

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Heo nái địa phương: Đạt 3 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 8 –

10kg; ăn khỏe, sức khỏe tốt. Nên mua heo giống tại địa phương để đảm bảo
thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh khi nuôi.
Xuất xứ giống heo nuôi của mô hình
*


Heo lai: Mua ở Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T.T,giám đốc công ty là

bà Trần Thị Hương. Địa chỉ: 297 Nguyễn Trường Tộ, phường Ea Tam, thành
phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Số điện thoại liên lạc: 0983.471.516
*

Heo nái địa phương: Mua ở hộ bà H’Mép Siu. Địa chỉ: Buôn C, thị trấn

Ea Soúp, huyện Ea Soup, tỉnh Đăk Lăk.
-

Nuôi và chăm sóc:
*

Thức ăn:

Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn heo bao gồm nguồn thức ăn sẵn có là các
loại rau cỏ, hoa quả một số loại cây rừng; các loài côn trùng,… trong khu vực
nuôi. Ngoài ra còn bổ sung thêm cho heo các loại thức ăn thô như thân cây
chuối, rau muống, rau lang và một lượng thức ăn tinh là nước cám pha loãng
với muối. Đối với heo nái đẻ và heo con cho ăn thêm cháo loãng pha với
muối. Cháo được nấu từ tấm hoặc gạo nát.
*

Cho ăn và chăm sóc:

Thời gian 2 tuần đầu từ khi thả giống: Nhốt trong khu khoanh nuôi có
rào lưới B40, để heo tự kiếm ăn trong diện tích này, cho ăn bổ sung ngày 2 lần
vào khoảng 7 – 8h sáng và 4 – 5h chiều với các loại rau và nước cám có pha
muối loãng tại những điểm nhất định trong khu vực nuôi. Trước khi cho ăn gõ

kẽng làm tín hiệu (có thể dùng còi, hoặc các tín hiệu khác) tập cho heo hình
thành phản xạ có điều kiện để dễ dàng gọi heo khi thả ra ngoài.
Sau 15 – 20 ngày: Khi thấy heo đã quen với khu vực nuôi, có thể thả heo
ra ngoài kiếm ăn, vẫn duy trì cho ăn bổ sung ngày 2 lần theo thời gian quy
định. Dùng các tín hiệu đã tập cho heo từ trước (gõ kẽng) để gọi heo về khi
cần thiết. Thực tế khi thả, heo có thể đi xa cách khu khoanh nuôi khoảng 1,5 –

23


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

2km. Thời gian này, quan sát bụng và khả năng ăn của đàn heo để xác định độ
no của heo sau khi thả để giảm lượng thức ăn bổ sung theo từng bửa ăn.
Mùa lạnh (từ tháng 12 – tháng 3): Đảm bảo giữ ấm, tránh gió lùa cho heo
vào ban đêm. Bổ sung các loại thuốc như Vitamin C, gluco để đảm bảo sức đề
kháng cho heo. Đảm bảo đủ nước uống cho heo. Tiêm phòng các loại bệnh
viêm phổi, lỵ, đường ruột. Theo dõi nếu heo có hiện tượng tiêu chảy, cần
giảm lượng thức ăn là rau xanh, tăng cường cho ăn nước cám pha loãng với
muối và các loại thuốc phòng bệnh theo chỉ dẫn của thú y.
Mùa mưa (Từ tháng 4 – tháng 7): Đảm bảo chỗ cho heo trú mưa. Tiêm
phòng các loại bệnh đường ruột, theo dõi để phòng các loại bệnh ngoài da do
ký sinh trùng, lỡ mồm long móng. Đăc biệt đầu mùa mưa (thời điểm chuyển
mùa) heo thường mắc các loại bệnh có thể làm cho heo chết nhanh chóng, đặc
biệt là heo con. Do vậy cần thường xuyên theo dõi phòng bệnh cho heo.
-

Thú y

Cần liên hệ với cán bộ thú y để theo dõi phòng và trị bệnh cho đàn heo
nuôi trong mô hình ở những thời điểm cần thiết
*

Định kỳ theo dõi tình hình sức khỏe của đàn heo ít nhất 2 tháng/lần

*

Đầu mùa lạnh (tháng 12 – tháng 1): Theo dõi và phòng các loại bệnh

viêm phổi, bệnh đường ruột cho heo. Bổ sung các loại vitaminC, gluco
*

Mùa mưa (tháng 4 – tháng 7): Theo dõi và phòng các loại bệnh đường

ruột, bệnh ngoài da, bệnh lỡ mồm long móng.
*

Đối với heo nái đẻ: Cần theo dõi tình hình sức khỏe, chăm sóc khi heo

đẻ; cho heo mẹ ăn thêm các loại thuốc kích sữa và cám dành riêng cho heo
mẹ cho con bú theo chỉ dẫn. Nên nấu cháo loãng từ tấm, bắp hoặc gạo nát có
pha thêm muối cho heo nái ăn trong vòng 1 tháng sau khi heo sinh để đảm
bảo đủ sữa cho con bú.
*

Phòng và chữa bệnh cho heo:

24



GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

Heo con sau 10 ngày tuổi: Tiêm sắt bổ sung cho cơ thể heo tạo máu để
phát triển và ngừa bệnh tiêu chảy ở heo con.
Heo con 45 ngày tuổi: Tiêm 3 loại vacxin phòng các bệnh: Dịch tả, tụ
huyết trùng và thương hàn.
Trong thời gian nuôi: Theo dõi để tiêm phòng bệnh Viêm phổi địa
phương cho heo, đặc biệt là vào mùa lạnh. Bệnh này rất nguy hiểm vì làm cho
đàn heo, nhất là heo con chết hàng loạt.
Theo dõi để phòng bệnh khi heo có các biểu hiện khác thường. Khi heo
biểu hiện mắc một trong số các loại bệnh nói trên phải liên hệ với bác sĩ thú y
để theo dõi và có liệu pháp chữa trị.
c. Chi phí dự kiến
Bảng chi phí dự kiến cho lứa xuất chuồng đầu tiên
STT Hạng mục

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá
(đ)

Thành tiền
(đ)

Chi phí đầu vào
1
Giống
Heo đực lai
con

2
3000.000
6000.000
Heo nái địa phương
con
8
500.000
4000.000
Vận chuyển giống
Chuyến
1
10.000.000 10.000.000
2
Chuồng trại, dụng cụ, thiết bị làm chuồng với diện tích 2ha, đã tính
khấu hao cho 5 năm
Lưới B40, cọc bê tông,

64.314.000

…(đã tính tiền vận
chuyển), làm chuồng

3

trại,…
Thuê mặt bằng
Thức ăn bổ xung tính cho năm đầu tiên
Muối
kg
132


80.000.000
4.000

528.000

5.000

12.000.000

ăn(1kg/con/tháng)*12
tháng
Cám

200kg/tháng/cả kg

2400

25


×