Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa tẻ râu tại Phong Thổ - Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HỢP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA
TẺ RÂU TẠI PHONG THỔ - LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN -2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HỢP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA
TẺ RÂU TẠI PHONG THỔ - LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Bích Thảo


THÁI NGUYÊN - 2015


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn


iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Bích Thảo đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp,
gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề
tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn


iv
MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT ............................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
1.2. Những nghiên cứu về phân bón đối với cây lúa ...................................... 3
1.2.1. Vai trò của phân bón đối với cây lúa .............................................. 3
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ..................................................... 5
1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phân bón đối với
lúa trên thế giới .......................................................................................... 6
1.2.4. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với lúa ở trong nước ...... 7
1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy và số dảnh cấy ..................... 13
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ..................................... 14
1.3.2. Nghiên cứu về số dảnh cấy trên khóm .......................................... 16
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 17
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 17
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 17


v
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 18
2.3.1. Bố trí thí nghiệm............................................................................ 18

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 20
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 25
3.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy khác nhau đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Tẻ Râu tại huyện Phong Thổ ...... 25
3.1.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến các chỉ tiêu
sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu ........................................................... 25
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến các chỉ
tiêu sinh lý của giống lúa Tẻ Râu ............................................................ 30
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến mức độ nhiễm
một số sâu bệnh hại chính ....................................................................... 36
3.1.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ râu .......................... 37
3.1.5. Hạch toán kinh tế cho các mức phân bón ..................................... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 47
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 49


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sự
tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Tẻ Râu.............. 26
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến
động thái đẻ nhánh của giống lúa Tẻ Râu ........................ 27
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến
động thái ra lá của giống lúa Tẻ Râu ................................ 29
Bảng 3.4a. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến khối
lượng tích lũy chất khô trong vụ mùa 2014...................... 31
Bảng 3.4b. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến khối
lượng tích lũy chất khô trong vụ xuân 2015 ..................... 32
Bảng 3.5a. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến chỉ số
diện tích lá (LAI) của giống Tẻ Râu trong vụ mùa 2014 ...... 34
Bảng 3.5b. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến chỉ số
diện tích lá (LAI) của giống Tẻ Râu trong vụ xuân 2015 ..... 35
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến mức độ
nhiễm một số sâu bệnh hại chính...................................... 36
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống
Lúa Tẻ râu trong vụ mùa 2014 ......................................... 38
Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ râu
trong vụ xuân 2015 ........................................................... 40
Bảng 3.8a. Hạch toán kinh tế cho các mức phân bón vụ mùa
năm 2014 ...................................................................... 42
Bảng 3.8b. Hạch toán kinh tế cho các mức phân bón vụ xuân
năm 2015 ...................................................................... 43
Bảng 3.1.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa được coi là cây lương thực quan trọng bởi hơn 70% dân số thế giới
dùng gạo trong bữa ăn hàng ngày, gần 100% dân số các nước Châu Á và
Châu Mỹ La Tinh sử dụng lúa làm lương thực chính của mình. Tất cả các
quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến sản xuất lương thực và hầu hết các
nước phát triển trên thế giới đều lập ra chính sách bảo hộ để duy trì sản xuất
nông nghiệp của nước mình nhất là hiện nay khi dân số ngày càng tăng, kinh
tế phát triển và mức sống của người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu
về lúa gạo chất lượng cao đang là đòi hỏi bức thiết.
Ớ Việt Nam lúa được trồng từ lâu đời và cũng được coi là cây lương
thực quan trọng số một. Do vậy sản xuất lúa gạo vẫn được coi là lĩnh vực
quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta. Tuy
nhiên, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong chiến lược
an ninh lương thực, thực phẩm.
Giống lúa Tẻ râu là giống lúa nước địa phương chất lượng cao, tuy nhiên để
phát huy hết tiềm năng của giống, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm
các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Ngoài các biện pháp như bố trí thời vụ, tuổi mạ,
kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh...thì việc xác định mật độ cấy và
liều lượng phân bón cũng là biện pháp kỹ thuật cực kỳ quan trọng.
Phân bón là cơ sở quyết định năng suất cây trồng nói chung và năng suất
lúa nói riêng. Vì vậy để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa thì
việc xác định liều lượng bón và kỹ thuật bón phân có ý nghĩa rất quan trọng.
Mặt khác, việc cấy đúng mật độ còn tạo điều kiện tối ưu cho sinh
trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, việc xác định mật độ cấy đúng còn có ý nghĩa
lớn trong việc sử dụng phân bón một cách hợp lý hơn, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế, khắc phục tình trạng sử dụng phân bón quá mức cần thiết

gây ảnh hưởng xấu tới đất canh tác.


2
Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu trên, được sự đồng ý của Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học và dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Bích
Thảo, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và
phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Tẻ râu tại
Phong Thổ - Lai Châu”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu tìm ra lượng phân bón và mật độ cấy thích hợp cho giống
lúa Tẻ râu tại địa phương đạt năng suất, chất lượng cao trong điều kiện sinh
thái tại Phong Thổ - Lai Châu.
2.2. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển của giống lúa chất lượng cao Tẻ râu.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một số chỉ tiêu sinh
lý của giống lúa chất lượng cao Tẻ râu.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu
một số loài sâu bệnh hại chính của giống lúa chất lượng cao Tẻ râu.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các chỉ tiêu cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa chất lượng cao Tẻ râu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung cơ sở khoa học về xác định mật độ và mức bón phân hợp lý
cho lúa Tẻ râu.
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa Tẻ râu theo hướng
hàng hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Xác định lượng phân bón và mật độ cấy thích hợp cho giống lúa Tẻ râu
tại địa phương nhằm: Tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng trên một đơn
vị diện tích đất canh tác; tăng thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần ổn
định độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cho việc sản xuất lúa được bền vững trên
địa bàn huyện Phong Thổ.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng chịu tác động của
các yếu tố tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết, đồng thời nó
cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh
tác, biện pháp kỹ thuật, khả năng đầu tư, thâm canh,… Việc bón phân và bố
trí mật độ hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất,
tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền
đề cho năng suất cao. Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm được
hạt giống, công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất lúa hiện nay.
Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng nếu trên đất giàu dinh dưỡng,
mạ mọc tốt thì cần chọn mật độ thưa, nếu đất xấu mạ không tốt thì cần cấy
dày. Để xác định mật độ hợp lý có thể căn cứ vào số bông/m2 và số bông hữu
hiệu/khóm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về phân bón và phương pháp
cấy chưa nhiều và thiếu các nghiên cứu hệ thống vấn đề này. Thực tế, đây là
một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thâm canh lúa. Với mỗi giống lúa,
mỗi mức phân bón, mức đầu tư kỹ thuật trên các vùng khác nhau thì cần có
các nghiên cứu tìm ra phương pháp bón phân và mật độ cấy hợp lý, đây là
một việc làm thường xuyên của các nhà khoa học. Chính vì vậy, đề tài mang
đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

1.2. Những nghiên cứu về phân bón đối với cây lúa
1.2.1. Vai trò của phân bón đối với cây lúa
Bất kỳ lúa nước hay lúa trồng trên cạn muốn có năng suất cao đều cần
nguồn dinh dưỡng rất lớn. Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật
được thực hiện khá phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn nhưng cũng
chiếm phần khá cao trong chi phí của sản xuất nông nghiệp. Cây trồng có yêu


4
cầu với các chất dinh dưỡng ở những lượng và tỷ lệ nhất định, nếu thiếu một
chất dinh dưỡng nào đó cây sinh trưởng phát triển kém, ngay cả khi các chất
dinh dưõng khác dư thừa. Do đó cần bón hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Bón phân hợp lý và sử dụng phân bón thích hợp bón cho cây đảm bảo
tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu
quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Bón phân hợp lý là thực
hiện 5 đúng: bón đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; bón đúng
thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách [3], [4].
Theo Mai Văn Quyền tổng kết kinh nghiệm trên 60 thí nghiệm khác
nhau thực tiễn ở 40 nước có khí hậu khác nhau đã cho thấy: Nếu đạt năng suất
3 tấn thóc/ha, lúa lấy đi hết 50kg N, 26kg P205, 80kg K20, 100kg Ca, 6kg Mg,
5kg S. Và nếu ruộng lúa đạt năng suất 6 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng cây lúa
lấy đi là 100kg N, 50kg P205, 160kg K20, 19kg Ca, 12kg Mg, 10kg S (Nguồn
do FIAC do FAO Rome dẫn trong Fertilizes and Their use lần thứ 5, lấy trung
bình cứ tạo 1 tấn thóc lúa lấy đi hết 17kg N, 8kg P205, 27kg K20, 3kg CaO,
2kg Mg, 1,7kg S.
Những số liệu này cho thấy cây lúa cần dinh dưỡng mới tạo được năng
suất cao. Nhiều năm trước đây nông dân Việt Nam chỉ trồng các giống lúa địa
phương, cây cao, kém chịu phân, thời gian sinh trưởng dài, năng suất chỉ đạt
được từ 1-3 tấn/ha nên nhu cầu cung cấp thêm chất dinh dưỡng từ các nguồn

phân bón không cao lắm. Ngày nay các vụ lúa đông xuân và hè thu, nông dân
đã trồng hầu hết các giống lúa cải tiến thấp cây, chịu phân cao nên muốn có
năng suất cao cần phải cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng có trong các
nguồn phân bón và phải bón đúng kỹ thuật, cân đối, đáp ứng nhu cầu của từng
giống, từng vùng, từng vụ thì năng suất lúa cao và ổn định [13].


5
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh
dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển
của lúa bao gồm: đạm, lân, kali, vôi, sắt, đồng, magiê, mangan, molipđen,
bo, silic, lưu huỳnh, các bon, oxy, hyđro. Tất cả các chất trên đây (trừ các
bon, oxy, hyđro) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh
dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần
với lượng lớn là: N, P, K là những yếu tố cần thiết cho những quá trình sống
diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng
rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể
mà bón bổ sung [20].
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ
cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung
cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh
bột, chất đường, chất béo, prôtêin. Ngoài ra, chúng còn giữ vai trò duy trì sự
sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết,
không thể tồn tại. Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa
có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy, việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho
lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho
từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện

đất đai, khí hậu cụ thể.
Tuy nhiên, không phải cứ bón bao nhiêu phân bón trong đất là cây lúa
hút hết được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng phân
bón, còn lại bị rửa trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất [19].


6
1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phân bón đối với lúa trên
thế giới
Kết quả nghiên cứu lúa lai của Ấn Độ năm 2000 trên nền phân bón 120
kg N + 60kg P2O5 +45 kg K2O cho thấy: Giống TNRH 16 có lượng chất khô
tích luỹ cao nhất (1.164 g/m2), năng suất hạt đạt 6.470 kg/ha và ưu thế lai
28% thấp hơn là giống DRRH 1 tương ứng là 1.089 g/m2, 5.750 kg/ha và
19,5%. Lượng chất khô tích lũy ở các bộ phận trên lá là khác nhau: 14,35% ở
rễ, 9,34% ở lá, 31,2% ở thân và 45% ở bông. Giống TNRH 16 hấp thu lượng
dinh dưỡng đạm, lân, kali cao nhất tương ứng là 144, 21, 126 kg/ha, còn
giống DNRH1 hấp thu được ít hơn tương ứng là 134, 20, 97 [22].
Ớ Pakistan, lúa là cây lương thực quan trọng, thí nghiệm đồng ruộng
của người nông dân năm 2005 - 2007 cho thấy: Trên nền 85kg P2O5 + 62kg
K2O các mức đạm bón khác nhau đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa
thuần. Năng suất lúa cao nhất đạt ở mức bón đạm 85kg N/ha là 4,02 tấn/ha,
mức bón 115kg N/ha cho năng suất thấp hơn là 3,88 tấn/ha. Năng suất lúa
giảm khi lượng đạm bón ít hơn 85kg N/ha và nhiều hơn 115kg N/ha [23].
Mitsui (1973) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến hoạt động sinh lý
của lúa đã kết luận: Sau khi bón đạm cường độ quang hợp, cường độ hô hấp
và hàm lượng diệp lục tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau
nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp 10 lần vì
thế làm tăng tích luỹ chất khô (Nguyễn Thị Lan và cộng sự, 2007) [11].
Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối với lúa Iruka (1963) cho thấy: Bón
đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau

đó giảm dần, với liều lượng thấp thì bón vào lúc đẻ nhánh và trước trỗ 10
ngày có hiệu quả cao (Yoshida, 1985 [20]). Năm 1973, Xinixura và Chiba đã
thí nghiệm khá công phu là bón đạm theo 9 cách tương ứng với các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển và mỗi lần bón với 7 mức đạm khác nhau, hai tác giả
trên đã có những kết luận: Hiệu suất của đạm (kể cả rơm, rạ và thóc) cao khi


iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Bích Thảo đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp,
gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề
tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn


8
Theo Bùi Huy Đáp thì đạm là dinh dưỡng chủ yếu của lúa, nó ảnh
hưởng nhiều đến thu hoạch vì chỉ khi có đủ đạm các chất khác mới phát huy
tác dụng [4].
Kết quả nghiên cứu nhiều năm (1985-1994) của Viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long, chứng minh rằng: Trên đất phù sa được bồi hàng năm có bón
60 P2O5 và 30 K2O làm nền thì khi có bón đạm làm tăng năng suất lúa từ 15 48,5% trong vụ Đông Xuân và 8,5 - 35,6% trong vụ Hè Thu. Chiều hướng
chung của cả 2 vụ bón đến 90N có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức này
năng suất lúa tăng không đáng kể (Nguyễn Văn Luật, 2007) [13].
* Kỹ thuật bón đạm cho lúa:


Nhu cầu về đạm của cây lúa ở từng mùa vụ là khác nhau nên việc sử
dụng phân đạm cũng khác nhau.
Ở vụ mùa: Cây lúa cao, bộ lá rậm rạp, che khuất lẫn nhau nên việc tạo
chất dinh dưỡng trong lá bị giảm. Vào mùa mưa, nguồn năng lượng ánh sáng ở
bên trên và trong ruộng lúa thấp nên hầu như cây lúa không dùng hết lượng phân
bón để tạo hạt. Hơn nữa, mưa nhiều trong vụ mùa cũng là nguồn bổ sung phân
bón, phân đạm cho cây lúa, vụ mùa nên bón lượng phân bón vừa phải [21].
Ở vụ chiêm xuân: Cây lúa thấp và ít nhánh, năng lượng ánh sáng nhiều
hơn vụ mùa. Ngoài việc trong vụ xuân có thể cấy dày hơn thì việc bón lượng
phân đạm trong vụ xuân sẽ làm tăng được số nhánh đẻ, diện tích bộ lá cao sẽ
tạo cho tốc độ tạo chất dinh dưỡng của cây lúa cao và hiệu quả hơn, số nhánh
đẻ thêm do bón đạm cũng thường hữu hiệu vì ít bị che rợp. Như vậy nên bón
nhiều, tăng lượng đạm cũng như các loại phân bón khác cho cây lúa vụ xuân,
nhưng vẫn phải lưu ý đến hiệu suất để cân nhắc lượng đạm bón cho lúa.
Việc bón phân đúng lượng sẽ cho hiệu quả và thu nhập cao nhất, với bất
kỳ mùa vụ nào cũng cân nhắc lượng đạm bón cho lúa sao cho vừa đủ lượng.
Lượng đạm vừa đủ trong đất làm tăng diện tích lá, số chồi, làm tăng năng suất
lúa. Quá nhiều phân đạm trong đất sẽ làm cây tăng trưởng mạnh, cây bị ngã


9
đo do nhận được ít ánh sáng, còn ở thời kỳ sinh sản, bón quá nhiều đạm sẽ
làm tăng số hạt lép và tạo nhiều chồi con. Nếu không đủ lượng đạm thì cây
lúa sinh trưởng, phát triển kém cũng không thể cho năng suất cao [7].
Cần chú ý rằng lượng phân đạm bón cho cây lúa chỉ được cây hấp thu
khoảng 40%, lượng 60% còn lại thì 40% bị mất đi do bốc hơi, rửa trôi và 20%
còn lại thì lưu giữ trong đất có thể một phần được vụ tiếp theo sử dụng. Vì vậy,
phải có cách bón để sao cho cây lúa hấp thụ nhiều nhất bằng cách: Điều chỉnh
lượng đạm bón ở các mùa vụ khác nhau, đối với các chân đất, giống lúa khác
nhau và vào thời điểm nào cho thích hợp. Việc bón phân đạm đúng lượng sẽ

cho hiệu quả cao nhất. Để sử dụng phân đạm cho lúa một cách có hiệu quả nhất
cần áp dụng đồng bộ các yếu tố: Lượng phân và mùa vụ, lượng phân và giống,
cách bón và thời điểm bón thì chắc chắn sẽ cho hiệu quả cao nhất [3].
Lượng đạm bón cho cây lúa phải thích hợp: Lượng phân bón thích hợp
phụ thuộc và mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ của đất, tiềm năng năng suất của
giống lúa, giá cả phân bón, thời gian và cách bón phân. Ngoài việc phải tuân
thủ theo quy trình kỹ thuật của các giống còn phải quan sát, cân nhắc lượng
và thời điểm bón phân đạm dựa vào chân đất, thời tiết và màu sắc bộ lá lúa
(dùng bảng so màu lá lúa) [19].
Bón phân đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: Yêu cầu về đạm của cây
lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ
nhánh, nhất là thời kỳ đẻ nhánh cực đại. Khi kết thúc thời kỳ phân hoá đòng, hầu
như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng [4].
Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa là vào lúc cấy và lúc
cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong.
Cách bón đạm tốt nhất là trước khi cấy phân đạm được trộn với đất để cho
phân đạm gần rễ hơn.


10
Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi
cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi.
Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng
đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên). Khi quan sát thấy trời
sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi;
khi nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm
vì đạm dễ bị rửa trôi [19].
Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón
phân đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm
với cây lúa. Cỏ càng mọc nhanh sẽ cạnh tranh với lúa không chỉ phân bón mà

cả nước, ánh sáng, không gian chứa khí là điều kiện để sâu bệnh phát sinh,
phát triển. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ
ngay trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ giảm rõ rệt [11].
Một điểm chú ý khác là khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá
lúa còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với liều lượng nhiều có thể
gây cháy lá; phân đạm đã hoà tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất
vào không khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi. Cũng không nên bón thúc
phân đạm nếu như thấy có mưa to vì đạm vừa bón sẽ bị rửa trôi đi mất [11].
Các loại phân khác chỉ phát huy hiệu lực khi cây trồng được bón đủ
đạm. Nếu bón thừa đạm tương đối hay không cân đối với các nguyên tố dinh
dưỡng khác cây lúa bị sâu bệnh, lốp đổ, năng suất giảm nhiều hơn ở vụ đó [3].
1.2.4.2. Đối với phân kali:
* Vai trò của kali đối với cây lúa:

Trong cây lúa tính theo chất khô, tỷ lệ kali nguyên chất (K2O) chiếm
khoảng 0,6 - 1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3 - 0,45% trong hạt gạo. Khác
với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ hợp chất hữu cơ
nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với
chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân và kali chiếm tỷ


11
lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ
vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận
chuyển dinh dưỡng, giúp cây tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng
hợp protit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của
việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút
nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn.
Kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa [1].
Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ,

chịu hạn và chịu rét tốt. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu
nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại từ màu nâu tối
trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỷ lệ kali trong
cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2 - 1/3 so với bình thường thì mới thấy xuất
hiện triệu trứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu trứng xuất hiện thì năng
suất đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi
đến lúc xuất hiện triệu trứng thiếu kali rồi mới bổ sung kali cho cây. Trong
sản xuất khi bón phân kali cho lúa, lượng kaliclorua bao giờ cũng ít nhất trong
ba loại phân bón chính và thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm [1].
Từ những kết quả này đã phát hiện kali trở thành yếu tố hạn chế đối với
cây trồng trên nhiều loại đất, đặc biệt đối với giống lúa lai, lúa thuần Trung
Quốc, các giống lúa chịu thâm canh có nhu cầu kali cao hơn nhiều so với
giống lúa thuần.
Kali là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa,
lúa hút kali nhiều nhất sau đó mới đến đạm, để thu được 1 tấn thóc cây lúa lấy
đi 22 - 26kg kali nguyên chất, tương đương 36,7- 43,2kg KCl (loại phân chứa
60% KCl), kali là nguyên tố điều khiển chất lượng, tham gia vào hất hết các
quá trình hình thành các hợp chất và vận chuyển các hợp chất đó, kali làm cho
tế bào cứng cáp, tăng tỷ lệ đường, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng nhanh
chóng về hoa, tạo hạt tốt [17], [20], [13].


iv
MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT ............................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
1.2. Những nghiên cứu về phân bón đối với cây lúa ...................................... 3
1.2.1. Vai trò của phân bón đối với cây lúa .............................................. 3
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ..................................................... 5
1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phân bón đối với
lúa trên thế giới .......................................................................................... 6
1.2.4. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với lúa ở trong nước ...... 7
1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy và số dảnh cấy ..................... 13
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ..................................... 14
1.3.2. Nghiên cứu về số dảnh cấy trên khóm .......................................... 16
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 17
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 17
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 17


13
0,8kg thóc/1kg kali. Hiện nay hiệu lực phân kali bón cao hơn trước, với lúa
trên đất bạc màu, hiệu quả cao nhất đạt 8,1- 21kg thóc/kg K2O. Trên đất bạc
màu, trữ lượng kali trong đất ít, do vậy cần phải cung cấp phân kali từ phân
bón thì lúa mới có đủ dinh dưỡng kali, đồng thời cây lúa cũng hút đạm dễ
dàng hơn. Hiệu suất của phân kali trên đất phù sa sông Hồng chỉ đạt 1,0 2,5kg thóc/1kg phân kali, trong khi đó nếu trên đất bạc màu hay đất cát ven

biển có thể đạt 5 - 7kg thóc/1kg kali. Vì vậy trên đất nghèo kali, bón cân đối
đạm - kali có ý nghĩa rất quan trọng [17]
Dự trữ kali trong đất lớn hơn đạm và lân nhiều. Đất phù sa sông Hồng
có hàm lượng kali cao. Trong đất luôn có sự chuyển hoá giữa các dạng kali
theo một cân bằng động [20]. Trong hoàn cảnh nhiệt đới, phong hoá mạnh,
có nhiều khả năng hàm lượng kali tổng số nói lên khả năng cung cấp kali
của đất. Tuy nhiên một số kết quả nghiên cứu trên đất phù sa sông Hồng gần
đây cho thấy lượng kali đất có thể cung cấp cho lúa ngắn ngày không cao hơn
lượng đạm [19].
1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy và số dảnh cấy
Dựa trên sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất.
Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, muốn nâng
cao năng suất phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh hưởng lẫn nhau.
Số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc giảm
ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số hạt trên bông và
tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng
suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố đầu
giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể, còn khối lượng 1000
hạt của mỗi giống ít biến động. Tác động kỹ thuật làm tăng số bông đến mức
tối đa là vô cùng quan trọng. Muốn đạt năng suất cao, người sản xuất phải
điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bông tối ưu mà vẫn không làm cho
bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không đổi (số bông tối ưu


14
của một giống lúa là số bông thu hoạch được nhiều nhất mà ruộng lúa có thể
đạt được nhưng chưa làm giảm khối lượng hạt vốn có của giống đó). Các
giống lúa khác nhau có khả năng cho số bông tối ưu trên đơn vị diện tích
khác nhau. Việc xác định số bông cần đạt trên một đơn vị diện tích quyết
định mật độ cấy, khoảng cách cấy và số dảnh cơ bản khi cấy. Số hạt/bông và

khối lượng hạt là hai yếu tố mang tính di truyền nghiêm ngặt của giống,
muốn thay đổi các yếu tố này cần phải phát huy tích cực khả năng và kết
hợp hài hoà giữa 3 yếu tố trên trong đó yếu tố số bông trên một đơn vị diện
tích là yếu tố mà người sản xuất có thể chủ động điều chỉnh tương đối dễ.
Căn cứ vào tiềm năng cho năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng
thâm canh của người sản xuất và vụ gieo cấy trong năm để định ra số bông
cần đạt một cách hợp lý. Những yếu tố quyết định số bông bao gồm: mật độ
cấy và số dảnh cấy/khóm [13].
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy
Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích
(Nguyễn Văn Hoan, 2003 [8]). Với lúa cấy mật độ được tính bằng số
khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độ được tính bằng số hạt mọc/m2.
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc điều
kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống... Việc bố trí mật độ hợp lý
nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất, tận dụng nguồn
năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh gây hại tạo ra cấu trúc quần
thể với số lượng bông, số hạt hợp lý, đạt được số hạt nhiều, hạt to và chắc
đồng nghĩa với năng suất đạt tối đa. Trên cùng một diện tích nếu cấy với mật
độ quá dày thì không những tốn công mà còn giảm năng suất nghiêm trọng.
Tuy nhiên nếu cấy thưa quá với những giống lúa có thời gian sinh trưởng
ngắn sẽ rất khó đạt được số bông tối ưu. Nếu bố trí mật độ hợp lý sẽ tiết kiệm
được hạt giống, công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất lúa.


15
Theo Nguyễn Văn Hoan thì tuỳ từng giống để chọn mật độ thích hợp vì
cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các khóm
lúa không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông
rộng hơn hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo

nhưng lại tạo ra được sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang
hợp, chống bệnh tốt và sẽ cho năng suất cao hơn [10].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh
trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh, Nguyễn Như Hà (1999) kết luận: tăng
mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số
dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 với mật độ cấy dầy 85
khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn
hơn 0,9 dảnh/ khóm (14,8%) ở vụ xuân, còn vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm
(25%). Còn về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy, tác giả
kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu
hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2
ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân [5].
Các tác giả sinh thái học khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với
mật độ khác nhau. Việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng
nhưng vượt quá giới hạn đó thì năng suất không tăng mà còn giảm xuống.
Những ruộng lúa thâm canh đạt năng suất trên 300kg/sào thì khóm lúa
cần có (7- 10) bông thì mật độ là: với 7 bông/khóm cần cấy 43 khóm/m2; 8
bông/khóm cần cấy 38 khóm/m2; 9 bông/khóm cần cấy 33 khóm/m2; 10
bông/khóm cần cấy 30 khóm/m2 [10].
Về khả năng chống chịu sâu bệnh, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều
tác giả và đều cho rằng: gieo cấy với mật độ dầy sẽ tao môi trường thích hợp
cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng và che
khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều.


16
1.3.2. Nghiên cứu về số dảnh cấy trên khóm
Số dảnh cấy trên khóm cũng là một yếu tố quan trọng góp phần quyết
định số bông hữu hiệu, độ lớn của bông và năng suất lúa. Nếu cấy quá dầy

hoặc quá nhiều dảnh trên khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ
hơn và năng suất giảm. Số dảnh cấy trên khóm phụ thuộc số bông dự định
đạt/m2 trên cơ sở mật độ cấy đã xác định. Việc xác định số dảnh cấy trên khóm
cần đảm bảo dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh trưởng của giống mạnh
hay yếu thì vẫn đạt được số bông cần thiết, độ lớn của bông theo yêu cầu để đạt
được số lượng hạt thóc trên một đơn vị diện tích như mong muốn.
Số dảnh cấy phụ thuộc vào sức đẻ nhanh của giống, khi nghiên cứu số
dảnh cấy cho vụ xuân, Bùi Huy Đáp (1985) kết luận: trong điều kiện bình
thường không nên cấy nhiều dảnh. Cấy 2 - 3 dảnh thường có ưu thế hơn 5 - 6
dảnh, chỉ có mạ già đặc biệt mới tăng thêm số dảnh [4].
Cũng theo Bùi Huy Đáp (1985): cấy ít dảnh cho mỗi khóm (cấy 2 - 3
dảnh/khóm) thì lúa sẽ đẻ nhánh tốt hơn, có nhiều bông hơn và năng suất cũng
cao hơn. Nên cấy 3 - 4 dảnh/khóm, trong điều kiện bình thường thì nên cấy 25
- 30 khóm/m2, ruộng sâu và trong vụ mùa nên cấy dầy trên dưới 40 khóm/m2,
còn ruộng tốt và bón nhiều phân có thể cấy 1 - 2 dảnh/khóm.
Nguyễn Hữu Tề và cs (1997) thì giống nhiều bông nên cấy 200-250
dảnh cơ bản/m2, giống to bông cấy 180 - 200 dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3
- 4 dảnh ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh ở vụ chiêm xuân [13].
Nguyễn Thị Trâm [16] thì sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh),
sau cấy lúa thường đẻ nhánh sớm hơn và nhanh. Ví dụ nếu cần đạt 9 bông
hữu hiệu trên khóm với mật độ 40 khóm/m2, cần (3- 4) dảnh, 1 dảnh đẻ 2
nhánh là đủ, nếu cấy dầy hơn thì số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu
giảm. Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ (2 - 5 nhánh) thì số dảnh cấy phải
tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa
đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải
đạt trên 70% số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ ra
lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu tập trung khoảng 8 10 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy trên khóm
nhiều hơn cấy mạ non.



17
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống lúa Tẻ râu: là giống lúa nước địa phương, có chất lượng cao,
do TS. Nguyễn Mai Thơm cùng cộng sự (Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội) nghiên cứu và phục tráng thành công tại xã Mường So, huyện
Phong Thổ năm 2013.
Đây là giống lúa thuần, ngắn ngày, có chất lượng tốt, năng suất vụ mùa
đạt 43 - 45 tạ/ha, vụ xuân đạt 45 - 50 tạ/ha, thời gian sinh trưởng trong vụ
xuân 130 - 135 ngày, vụ mùa 110 - 115 ngày.
Hình thái hạt thóc và chất lượng gạo: Hạt thóc thon dài, có râu, màu
vàng rơm, hạt gạo trắng, trong khi xay xát ít gãy. Cơm bóng, dai dẻo, mùi
thơm nhẹ.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên địa bàn xã Mường So, huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm thực hiện trong 2 vụ:
- Vụ mùa năm 2014: gieo ngày 18/06/2014
- Vụ xuân năm 2015: gieo ngày 20/01/2015
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức mật độ và 3 mức phân bón đến sinh
trưởng của giống lúa Tẻ râu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức mật độ và 3 mức phân bón đến năng
suất của giống lúa Tẻ râu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức mật độ và 3 mức phân bón đến sức
chống chịu của giống lúa Tẻ râu.



×