Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng phụ phẩm trong sản xuất dầu hạt chè làm thuốc trừ sâu và tuyến trùng hại bắp cải tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHỤ PHẨM
TRONG SẢN XUẤT DẦU HẠT CHÈ LÀM THUỐC
TRỪ SÂU VÀTUYẾN TRÙNG HẠI BẮP CẢI
TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHỤ PHẨM
TRONG SẢN XUẤT DẦU HẠT CHÈ LÀM THUỐC
TRỪ SÂU VÀ TUYẾN TRÙNG HẠI BẮP CẢI
TẠI HÀ NỘI

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. TRẦN MINH QUÂN


2.PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Hồng Phúc


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Nông học và phòng đào tạo, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu kỹ thuật sử dụng phụ phẩm trong sản xuất dầu hạt chè làm thuốc trừ sâu và
tuyến trùng hại bắp cải tại Hà Nội ” .
Trước hết tôi, xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ Khoa
học cây trồng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong

suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai thầy giáo TS. Trần Minh Quân và
PGS.TS. Nguyễn Đức Thạnh - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực
hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ban lãnh đạo Viện Môi trường Nông nghiệp, Trung tâm
Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hồng Phúc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................. 2

2.1. Mục đích............................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài............................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. Một số kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng thuốc BVTV trừ sâu
thảo mộc trên thế giới ....................................................................... 3
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng thuốc BVTV trừ sâu
thảo mộc ở Việt Nam ........................................................................ 9
1.2.1. Sự phát triển của ngành chè Việt Nam .................................. 9
1.2.2. Vị trí của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân.................. 10
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu chè .................................................... 11
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật sơ chế và xác định kích
thước hạt chè phù hợp để đạt hiệu quả trừ sâu tối đa....................... 19


iv

2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả và kỹ thuật sử dụng bã hạt
chè có hàm lượng 15% Saponin để trừ sâu hại trong đất trồng cây
Bắp cải............................................................................................ 21
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu xác định kỹ thuật xử lý ................ 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 28
3.1. Kết quả nghiên cứu xác định kích thước hạt phù hợp để đạt hiệu quả

trừ sâu và tuyến trùng tối đa............................................................ 28
3.2. Đánh giá hiệu quả trừ sâu của sản phẩm bã hạt chè ở các lượng
dùng khác nhau.............................................................................. 34
Bã hạt chè được sử dụng với đường kính hạt 0,5-1mm, xử lý ở độ sâu
10cm .............................................................................................. 34
3.3. Kết quả nghiên cứu các kỹ thuật sử dụng sản phẩm bã hạt chè ...... 39
3.3.1. Để xác định độ sâu xử lý bã hạt chè trước khi trồng ........... 39
3.3.2. Kỹ thuật tưới nước sau khi xử lý thuốc ............................... 42
3.4. Ảnh hưởng của sản phẩm bã hạt chè đến sinh trưởng của cây Bắp cải
....................................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 46


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Hồng Phúc


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Hiệu quả trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp) của sản phẩm bã
hạt chè chứa 15% Saponin ở các kích thước hạt khác nhau
trên bắp cải .................................................................................... 29
Bảng 3.2: Hiệu quả trừ sâu xám (Agrotis ypsilon Rott) hại bắp cải của
sản phẩm bã hạt chè chứa 15% saponin ở các kích thước hạt
khác nhau ...................................................................................... 31
Bảng 3.3: Hiệu quả trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại bắp
cải của sản phẩm bã hạt chè chứa 15% saponin ở các kích
thước hạt khác nhau ....................................................................... 42
Bảng 3.4: Hiệu quả trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp) của sản phẩm bã
hạt chè chứa 15% Saponin ở các lượng dùng khác nhau trên
bắp cải ........................................................................................... 35
Bảng 3.5: Hiệu quả trừ sâu xám (Agrotis ypsilon Rott) của sản phẩm bã
hạt chè chứa 15% saponin ở các lượng dùng khác nhau trên
bắp cải ........................................................................................... 36
Bảng 3.6: Hiệu quả trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) của
sản phẩm bã hạt chè chứa 15% saponin ở các lượng dùng khác
nhau trên bắp cải ............................................................................. 37
Bảng 3.7: Hiệu quả trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp) hại bắp cải khi
xử lý đất bằng bã hạt chè ở độ sâu khác nhau ................................ 40
Bảng 3.8: Hiệu quả trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại
bắp cải khi xử lý đất bằng bã hạt chè ở độ sâu khác nhau .............. 41
Bảng 3.9: Ảnh hướng của chu kỳ tưới nước đến hiệu quả trừ tuyến trùng
khi xử lý bã hạt chè trên bắp cải..................................................... 42


vii


Bảng 3.10: Mức độ tổn thương của các loài rau ăn lá do sản phẩm bã
hạt chè gây ra khi sử dụng ở các lượng khác nhau ......................... 43
Bảng 3.11: Mức độ tổn thương của các loài rau ăn củ và ăn quả do sản
phẩm bã hạt chè gây ra khi sử dụng ở các lượng khác nhau ........... 44
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của lượng dùng bã hạt chè đến năng suất của cải
bắp ................................................................................................. 44


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Xử lý đất phòng trừ tuyến trùng trên bắp cải .................................. 30
Hình 3.2. Phòng trừ tuyến trùng ở kích thước hạt > 5mm và 3-5mm ............. 30
Hình 3.3. Phòng trừ tuyến trùng ở kích thước hạt 1-3 mm và 0,5-1 mm ........ 30
Hình 3.4. Phòng trừ tuyến trùng ở kích thước hạt < 0,5 mm và đối
chứng không xử lý ....................................................................... 31
Hình 3.5. Hiệu quả trừ sâu xám ở các kích thước hạt khác nhau ................. 32
Hình 3.6. Đồ thị hiệu lực trừ sâu của các kích thước bã hạt chè..................... 34
Hình 3.7. Hiệu quả trừ bọ nhảy ở các lượng dùng 15kg/ha ............................. 37
Hình 3.8. Hiệu quả trừ bọ nhảy ở các lượng dùng 25kg/ha và 30kg/ha ........... 38
Hình 3.9. Hiệu quả trừ bọ nhảy ở các lượng dùng 35kg/ha ............................. 38
Hình 3.10. Đối chứng trừ bọ nhảy sản phẩm bã hạt chè chứa 15%
Saponin ........................................................................................ 38
Hình 3.11. Hiệu quả trừ sâu, bệnh ở các lượng dùng khác nhau sau 7 ngày...... 39


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không
thể thay thế được, vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nó
là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất của rau gấp 2 - 3 lần
so với cây lúa [1]. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa
học,có độ thời gian tồn lưu dài trên sản phẩm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường sinh thái. Do đó việc nghiên
cứu và ứng dụng các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc là
hướng đi đúng nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, phù hợp với xu
hướng sản xuất nông nghiệp sạch , bền vững hiện nay, thúc đẩy gia nhập TPP (TTP:
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định đối tác kinh
tế xuyên Thái Bình Dương).
Trong khi đó chè với diện tích vào khoảng 135 nghìn ha (FAOSTAT) [21].
Hằng năm cây chè cho thu hoạch một lứa quả chè, trước kia hạt chè chủ yếu được
sử dụng để nhân giống mới. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự phát
triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc nhân giống chè từ cành đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn, chất lượng tốt hơn do vậy hạt chủ yếu bỏ lại không thu hoạch,
gây ra lãng phí nguồn tài nguyên từ phụ phảm sản xuất chè.
Trong hạt chè có chứa một lượng lớn dầu thực vật có giá trị dinh dưỡng cao
như: 1) Saturated fatty acid: 12 - 18%; 2) Oleic acid: 57 - 62%; 3) Linoleic acid: 21
- 25%; 4) Linolenic acid: 1 - 3%; 5) Vitamin E: 159 - 200mg Vì vậy, trên thế giới
nguồn nguyên liệu hạt chè đang được chú ý bởi hạt chè được sử dụng để chiết xuất
dầu ăn và sử dụng bả sau sản xuất dầu vừa làm phân bón lại có tác dụng làm thuốc
trừ sâu thảo mộc
Phần bã hạt chè còn lại sau ép dầu có chứa tới 14- 16% hoạt chất Saponin
(C57H90O26) là một chất ít độc cho người và động vật máu nóng nhưng có hiệu quả
rất cao hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước châu Á để trừ ốc bươu vàng
trong ruộng lúa, tuyến trùng và sâu hại trong đất, cá dữ trong các hồ nuôi tôm (Sino
Việt Nam 2006) )[14].



2
Hiện nay trong nước đã có một số công trình nghiên cứu tách chiết saponin từ
một số cây trồng như đinh lăng, cây ruốc cá... và ứng dụng của nó trong phòng trừ
dịch hại đặc biệt là ốc bươu vàng đang được nghiên cứu rộng rãi ở đồng bằng sông
Cửu Long, tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng phòng trừ của saponin trên các đối
tượng dịch hại cây trồng còn hạn chế chưa nhiều, nên việc khuyến cáo cho nông dân
sử dụng còn hạn chế)[15].
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kỹ
thuật sử dụng phụ phẩm trong sản xuất dầu hạt chè làm thuốc trừ sâu và tuyến
trùng hại bắp cải tại Hà Nội ” góp phần quan trọng trong việc đề xuất định hướng
ứng dụng bã hạt chè trừ các đối tượng sâu hại khó trừ trên bắp cải và trong đất.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được kỹ thuật sử dụng bã hạt chè để trừ và giảm thiểu các đối tượng
sâu hại trên cây bắp cải tại Hà Nội nhằm tăng năng suất, chất lượng bắp cải.
2.2. Yêu cầu
Xác định được kỹ thuật sử dụng: phổ tác động, liều lượng, phương pháp ứng
dụng và thời gian cách ly của bã hạt chè trên bắp cải.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học trong việc ứng dụng
Saponin để trừ các các đối tượng sâu hại trên bắp cải và trong đất, từ đó tạo cơ sở
cho việc nghiên cứu khả năng ứng dụng nhiều sản phẩm thảo mộc có chứa Saponin
trong các loài thực vật khác như sở, trẩu, Jatropha v.v…làm thuốc trừ sâu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả này tạo ra hướng đi mới trong việc ứng dụng nhiều nguồn phụ phẩm
khác làm thuốc thảo mộc để trừ một số đối tượng sâu hại khó trừ trên bắp cải và
trong đất mà ngay cả các thuốc hóa học cũng khó hạn chế, từ đó góp phần bảo vệ

năng suất cây trồng và môi trường ở các vùng sản xuất.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng thuốc BVTV trừ sâu thảo mộc
trên thế giới
Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loài
thực vật chứa chất độc để trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng và gia súc
bằng cách phun lên cây hay dùng nước chiết để tắm cho gia súc. Trên thế giới có
khoảng 2000 loài cây có chất độc, trong đó có 10-12 loài cây được dùng phổ biến.
Ở Việt Nam, đã phát hiện khoảng 335 loài cây độc, gần 40 loài cây độc có khả
năng trừ sâu (trong đó có 10 loài có khả năng diệt sâu tốt) [7] . Những hợp chất trừ
sâu thảo mộc thông dụng như Rotenon và Rotenoit, Arteminisinin, Azadirachtin,
Cnidiadin, Matrine, Pyrethrin và Nicotin đều là những loại Ancaloit, Este, Glucozit
v.v... có trong một số bộ phận của một số loài cây.
Hàm lượng chất độc phụ thuộc loài cây, bộ phận cây, điều kiện sống và thời
gian thu hái chúng. Nói chung, các chất này rất dễ bị phân huỷ dưới tác động của
oxy hoá, ánh sáng (đặc biệt các tia cực tím), ẩm độ , nhiệt độ và pH môi trường, nên
chúng ít gây độc cho môi sinh môi trường. Nhưng cũng vì đặc tính này, nên điều
kiện thu hái, bảo quản và kỹ thuật chế biến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản
phẩm. Trừ Nicotin, còn các thuốc thảo mộc khác đang được nghiên cứu sử dụng.
Thuốc trừ sâu thảo mộc diệt côn trùng bằng con đường tiếp xúc, vị độc hoặc xông
hơi. Phổ tác động thường không rộng. Một số loại còn có khả năng diệt cả nhện hại
cây. Sau khi xâm nhập, thuốc nhanh chóng tác động đến hệ thần kinh, gây tê liệt và
làm chết côn trùng. Trừ Nicotin (thuốc rất độc với động vật máu nóng, có thể gây
ung thư, nên đã bị cấm ở nhiều nước, trong đó có Việt nam), Ryania và Sabadilla,
các thuốc thảo mộc nói chung ít độc đối với người và động vật máu nóng, các sinh

vật có ích và động vật hoang dã.
Do thuốc trừ sâu thảo mộc nhanh bị phân huỷ, nên chúng không tích luỹ trong
cơ thể sinh vật, trong môi trường và không gây hiện tượng sâu chống thuốc. Thuốc


4
thảo mộc rất an toàn đối với thực vật, thậm chí trong một số trường hợp chúng còn
kích thích cây phát triển.
Do việc thu hái bảo quản khó khăn, giá thành đắt, nên trong một thời gian dài,
các thuốc trừ sâu thảo mộc đã bị các thuốc trừ sâu hoá học lấn át.
Ngày nay, với yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, cộng với
kỹ thuật gia công được phát triển, nên nhiều thuốc trừ sâu thảo mộc được dùng trở
lại, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường. Nhiều chất mới
được phát hiện dùng làm thuốc trừ sâu như tinh dàu chàm, tinh dàu bạch đàn, tinh
dầu tỏi v.v... Một số hoạt chất thảo mộc được dùng làm thuốc trừ sâu có mặt ở Việt
nam: -Pyrethrin: có trong hoa cây cúc sát trùng Chrysanthemum leucanthemum và
các cây Chrysanthemum khác. Tác động mạnh đến côn trùng bằng con đường tiếp
xúc; tác động yếu hơn đến các loài nhện, bằng cách bịt kênh vận chuyển ion Na+ ,
kéo dài giai đoạn mở, vì thế, côn trùng bị quật ngã và chết nhanh. Thuốc được dùng
trừ côn trùng và nhện trên rau, chè, nhiều cây trồng, cây cảnh; côn trùng ký sinh
trên gia súc và động vật trong nhà. Có độ độc rất thấp với người, động vật máu
nóng và môi trường. Ngày nay, bắt chước các pyrethrin tự nhiên, người ta đã tổng
hợp ra vài chục hợp chất pyrethroid khác, trở thành một nhóm thuốc trừ sâu lớn, có
nhiều ưu điểm hơn pyrethrin tự nhiên.
Rotenon và các rotenoit: là các alkaloid có trong rễ, thân lá, hạt của một số
loài cây thuộc họ Papilionaceae ( đặc biệt có nhiều trong rễ cây Derris spp., nhất là
Derris eliptica). Gây độc bằng cách ức chế sự chuyển hoá trong hô hấp, gây rối
chuyển hoá điện tử của NADH và dehydrogenaza, tách và vận chuyển hydro từ cơ
chất đến ubiquinon; men citorom b, CX1, C và men oxydaza có tác dụng xúc tác
vận chuyển điện tử đến oxy, hoạt hoá oxy phân tử và coenzym Q, làm giảm nghiêm

trọng tiêu thụ oxi, ức chế hô hấp trong ty thể. Rotenon và các rotenoit tác động đến
côn trùng (rệp muội, bọ trĩ, ngài, các bọ cánh cứng) và nhện bằng con đường tiếp
xúc mạnh và vị độc. Ngoài ra còn dùng để trừ kiến lửa, muỗi ở đầm lầy; trừ ve bét,
dòi ký sinh trên động vật; trừ côn trùng trong nhà và trừ cá dữ trong ruộng nuôi


5
tôm. Triệu chứng trúng độc thể hiện nhanh. Thuốc ít độc với động vật có vú ngoại
trừ thuốc xâm nhập vào cơ thể qua hô hấp và nhiễm độc máu. Rotenon và các
rotenoit ít độc với các động vật khác, nhưng rất độc với cá.
Ở đồng bằng sông Cửu Long rễ cây Derris elliptica được băm nhỏ rải xuống
ruộng để trừ cá dữ trong ruộng nuôi tôm rất hiệu quả và an toàn. -Azadirachtin là
một trong 4 chất chính có tác dụng diệt sâu của dịch chiết hạt (chủ yếu) và lá cây
neem, một loài cây có nguồn gốc ở Ân độ, Myanma, sau được trồng ở Tây Phi. Ở
Việt nam, cây neem cũng mọc rải rác trong toàn quốc; đặc biệt mọc thành rừng
hàng trăm ha ở Nam Trung bộ. Dịch chiết cây neem được dùng rộng rãi ở Ân độ,
Trung quốc và nhiều quốc gia khác. Cấu trúc của Azadirachtin tương tự ecdyson (
một homon lột xác của côn trùng); có thể là chất đối kháng của ecdyson, ngăn cản
quá trình lột xác của côn trùng qua các tác động: làm giảm hay ức chế hoàn toàn
khả năng sinh sản, hoặc làm giảm khả năng trứng nở; rút ngắn thời gian sống của
trưởng thành, ngăn con cái đẻ trứng, trực tiếp diệt trứng; gây ngán cho ấu trùng,
trưởng thành; làm sâu non không biến thái, tác động tới sự lột xác giữa các tuổi sâu,
tiền nhộng và gây tê liệt ấu trùng - nhộng, ấu trùng – trưởng thành, nhộng - trưởng
thành và trưởng thành. Ngoài ra Azadirachtin còn có tác dụng gây ngán và xua
đuổi. Bên cạnh tác dụng diệt côn trùng, Azadirachtin còn diệt được cả tuyến trùng
và trừ nấm. Thuốc hầu như không độc với cá, động vật thuỷ sinh; ong mật, chim và
động vật hoang dã khác.
Matrine: hoạt chất có hiệu lực diệt sâu mạnh nhất trong dịch chiết cây khổ
sâm. Matrine có phổ tác động rộng, diệt được nhiều loài côn trùng chích hút và
miệng nhai ; ngòai ra còn diệt được cả nhện hại cây. Matrine gây độc bằng cách làm

tê liệt hệ thần kinh trung ương, bịt lỗ thở côn trùng làm cho côn trùng không hô hấp
được và bị chết nhanh chóng. Ngoài ra, nhờ tác động gây ngán và xua đuổi, nên
thuốc có hiệu lực dài. Matrine không có tác dụng nội hấp và xông hơi. Thuốc ít gây
độc với người, động vật máu nóng và các loài sinh vật khác. Bị phân huỷ nhanh
trong môi trường.


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Nông học và phòng đào tạo, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu kỹ thuật sử dụng phụ phẩm trong sản xuất dầu hạt chè làm thuốc trừ sâu và
tuyến trùng hại bắp cải tại Hà Nội ” .
Trước hết tôi, xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ Khoa
học cây trồng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai thầy giáo TS. Trần Minh Quân và
PGS.TS. Nguyễn Đức Thạnh - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực
hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ban lãnh đạo Viện Môi trường Nông nghiệp, Trung tâm
Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2015

Học viên

Nguyễn Hồng Phúc


7
Saponin có công thức phân tử C57H90O26, công thức cấu tạo:

COOH
H
O

HO

Saponin còn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong
thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. Saponin có
một số tính chất đặc biệt:
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ
hoá và tẩy sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
- Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm
mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như
giun, sán, ốc sên.
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều
cao gây nôn mửa, đi lỏng.
- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.
Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà
phòng). Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin.Ví dụ:
sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.,
Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc,

abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.
Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta
dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari
hydroxyd, ammoni sulfat. Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này
để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất.


8
Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh
hơn saponin. Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid
thì có loại trung tính và loại kiềm.
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin iterpenoid
và saponin steroid.
Ngoài cây chè, Saponin còn được chiết suất từ một số hạt của cây thuộc họ
Camelia như trẩu, sở v.v.. Saponin thường có dạng bột mầu nâu, không tan trong nước,
bay hơi ở nhiệt độ 223 – 2240C, không bắt sáng và không ăn mòn kim loại, không gây
nổ và bốc lửa ở điều kiện bình thường. Bền ở trạng thái bình thường trong 2 năm, có
khả năng oxy hóa mạnh.
Hoạt chất Saponin có thể xâm nhập bằng con đường tiếp xúc hay vị độc để
tiêu diệt nhiều loài côn trùng. Ngoài ra, do Saponin thuộc nhóm Triterpenoid có thể
thấm sâu qua những bộ phận mềm như chân hay qua miệng của các loài động vật
nhuyễn thể, sau đó tác động nhanh chóng lên hệ hô hấp và tiêu hóa gây ra hiện
tượng ốc chảy nhớt, không di chuyển và ăn được sau đó sẽ bị chết. Độ độc thấp,
được xếp vào nhóm độc IV, ít độc với người, LD50 qua miệng và qua da:
>5.000mg/ kg.
Trong cơ thể động và thực vật, Saponin thường tồn tại ở dạng phức chất
cùng với các Glycosid có quan hệ gần gũi với chúng có chứa một hay một vài
Triterpenoid. Các chất Glycosid và đường thực vật tan nhanh trong nước và sau
đó bị hydro hoá thành đơn chất. Do đó chúng thường không để lại dư lượng dạng
Saponin trong nước. Một số vi sinh vật cũng có thể phân huỷ Glycosid và sử

dụng đường làm thức ăn. Do đó nó cũng không để lại dư lượng trong đất ẩm và
ngập nước.
Phân huỷ nhanh sau xử lý 3 - 4 ngày.
Do tính chất Oxi hóa mạnh, Có thể trộn Saponin với phân bón để rải cho lúa.
Do có tác dụng tốt trong phòng trừ dịch hại, trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu ứng dụng Saponin. Tại Malaysia, sản phẩm bột hạt chè chứa tới
5,2 – 7,8 % Saponin được sử dụng trừ Ốc bươu vàng (OBV) với liều lượng khá cao
51kg/ ha, còn sản phẩm của bột lá khô của cây Sisal dại chứa tới 10,2 % Saponin
được sử dụng với liều lượng thấp hơn là 45kg/ ha.


9
Tại Đài Loan, cả bột thuốc lá và hạt chè đều được sử dụng trừ OBV có hiệu quả.
Tuy nhiên, các chế phẩm nói trên đều độc cao với cá và một điều quan trọng là chất
lượng của sản phẩm hay hiệu quả của chúng đều phụ thuộc vào nhiều giống cây và
điều kiện bảo quản.
Tại Indonexia, 4 loại thuốc thảo mộc là Saponin, Relax (Sapindius rerak),
Tobaco và hạt Pinang (Areca catechu ) được thử nghiệm và thuốc Saponin cho hiệu
quả khá cao (trên 80%).
Gần đây, khá nhiều công ty hoặc các Viện nghiên cứu ở Trung Quốc có sản
xuất thuốc thảo mộc trừ OBV có hoạt chất Saponin. Hiện có tới 18 loại thuốc trừ
OBV có hoạt chất từ Saponin được sản xuất chủ yếu từ Trung Quốc song với lượng
dùng rất cao (30-50 kg/ ha). Tuy nhiên, các thuốc này là đơn chất (Saponin), độc
cao với cá do đó chỉ sử dụng ở nơi không gần ao cá.
Về kỹ thuật sản xuất thuốc thảo mộc: hầu hết sản phẩm thuốc thảo mộc
chứa hoạt chất saponin đều được sản xuất từ các loại bả sở, bả trẩu hay bả chè sau
ép dầu. Sau khi ép dầu có thể sử dụng trực tiếp các loại bả này để bón vào đất trừ
sâu. Tuy nhiên, để giảm độ ẩm, tạo điều kiện cho công tác bảo quản thuốc, phần bả
sau ép dầu thường được sấy khô và bảo quản kín, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao và
sánh sáng. Tùy theo mục đích sử dụng người ta cũng có thể áp dụng nghiền nhỏ bả

sau sấy để tạo kích thước tối ưu, tăng khả năng hấp thụ trong đất, khả năng tiếp xúc
với sâu hại và tránh thất thoát khi sử dụng.
Ở các nước Đông Nam Á, nông dân sản xuất thuốc thảo mộc từ bả sau ép dầu
bằng phương pháp sấy thủ công trên lò củi để giảm chi phí. Sau khi sấy họ có thể sử
dụng trực tiếp sản phẩm để bón vào gốc hoặc nghiền nhỏ để phun lên lé tùy theo
mục đích sử dụng.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng thuốc BVTV trừ sâu thảo mộc
ở Việt Nam
1.2.1. Sự phát triển của ngành chè Việt Nam
Chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở
các tỉnh trung du và miền núi nước ta. Trong những năm gần đây, do sự gia tăng về


10
nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, diện tích trồng chè không ngừng tăng lên.
Đến hết năm 2014, diện tích trồng chè của cả nước là 115.964 ha (theo FAOSTAT
2014). Hạt chè là sản phẩm phụ có giá trị nhưng chưa được quan tâm khai thác sử
dụng. Trước đây, nông dân vùng trồng chè thường thu hoạch hạt để nhân giống,
nhưng gần đây do áp dụng kỹ thuật nhân giống bằng cành được ứng dụng phổ biến
nên nguồn hạt chè đều bỏ lại tại ruộng
Các vùng trồng chè phía Bắc là vùng trọng điểm chè của cả nước. Tính đến
năm 2007 diện tích trồng chè của cả tỉnh là 4.381ha đang trong diện kinh doanh.
Do hạn chế về trình độ canh tác và điều kiện đầu tư thâm canh và hơn một nửa
diện tích được trồng từ những năm 60-70 nên năng suất chè còn thấp, chỉ đạt
5,82 tấn/ha, thu nhập của người dân trồng chè còn hạn chế. Với năng suất búp
chè hiện tại là 5.820kg/ha, giá bán trung bình khoảng 4000đ/kg thì thu nhập của
nông dân chỉ vào khoảng 23.280.000đ/ha (Nguồn: Viện Khoa học Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc và ICARD – 2007) [17]. Do đó, tuy cây chè là cây
trồng lợi thế song cũng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong công cuộc xoá đói giảm
nghèo cho người dân địa phương.

1.2.2. Vị trí của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm.
Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm
năm. Chè đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, một số cây chè ở Suối Giàng
(Nghĩa Lộ) có tuổi thọ 300 - 400 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là
một trong những cái nôi của cây chè.
Chè là thứ nước uống có nhiều công cụ, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Người
ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích
thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin
cần thiết co cơ thể.
Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh tương
đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi (nhiều năm nay có giá tương
đương thóc), có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa


11
nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ
đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ
an ninh biên giới.
Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn.
Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn
chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất
khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.
Trên thế giới có khoảng 30 nước trồng chè nhưng có tới 100 nước uống chè.
Như vậy tiềm năng về thị trường của chè Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, tốc độ
phát triển cây chè của ta so với thế giới còn chậm. Năm 1939, Việt Nam xuất khẩu
2400 tấn chè - đứng hàng thứ 6 trên thế giới, đến nay, Việt Nam xuất khẩu được
hơn 20.000 tấn chè - đứng hàng thứ 17. Có thể thấy, trong vòng 60 năm, sản lượng
xuất khẩu của ta tăng 8 lần những vị trí của ta đã tụt đến 10 bậc.
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu chè

Chè là một cây công nghiệp dài ngày,thích hợp với khí hậu và đất đai ở miền
núi phía bắc và trung du của nước ta. Cây chè còn đem lại nhiều nguồn lợi cho
chúng ta việc xuất khẩu đã có một số vai trò rất quan trọng như:
Để phục vụ cho việc xất khẩu chè thì trước hết chúng ta phải có các vùng
chuyên trồng cây chè, như đồi núi ở trên thì cây chè thường phân bố ở trung du và
miền núi. Đây là những nơi mà việc trồng lúa rất khó khăn. Do vậy cây chè đã trở
thàng một trong những cây chủ lực ở những khu vực này để xoá đói giảm nghèo,tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho những người sống ở khu vưc này, chánh được hiện
tượng nông nhàn trong nộng nghiệp và nó còn tạo ra một lượng thu nhập đáng kể
cho những người trồng chè, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân ở vùng
miền núi vốn rất khó khăn và cuộc sống rất cực nhọc. Do vậy việc xuất khẩu chè có
một vai trò to lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Không
những nó có vai trò về kinh tế mà nó còn có vai trò về an ninh quốc phòng, việc
định canh định cư của các người trồng chè trên những vùng cao và hẻo lánh đã đảm
bảo được an ninh biên giới của nước ta. Việc trồng chè để xuất khẩu cung có một
vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Như chúng ta đã biết hiện nay


12
lạm chặt phá rừng ngày càng diễn ra mạnh mẽ công với việc du canh du cư chặt
lương phá dãy của một số các đồng bài dân tộc đã hủy hoại môi trường sống của
chúng ta. Việc trồng chè để phục vụ xuất khẩu đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
còn góp phần điều hoà không khí, ngoài ra cây chè còn một số tác dung trong
nghành y học.
Xuất khẩu chè tạo ra một nguồn vốn đáng kể cho đất nước, góp phần vào công
cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Chè là một trong những mặt hàng nông
sản xuát khẩu chủ lực của nước ta, hàng năm mang về cho đất nước rất nhiều ngoại
tệ để thúc đẩy công nghiệp háo hiện đại hoá đất nước như: Năm 2000 đã xuất khẩu
được 45 ngàn tấn mang về cho đất nước khoảng 56 triệu USD, năm 2001 đã xuất
khẩu được 40000 tấn tăng 9,94% só với năm 2000 đạt kim ngạch xuất khẩu 70triệu

USD, 5 tháng đầu năm 2002 đã xuất khẩu được 25000 tấn đạt giá trị 28 triệu USD
[17]. Tuy những con số này vẫn chưa thực cao trong tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của chúng ta những xuất khẩu chè cũng đã đóng góp một nguồn vốn dáng kể
cho đất nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Trong khi đó, nguồn phụ phẩm từ cây chè như hạt chè hầu như chưa được
quan tâm khai thác. Trước đây, hạt chè được sử dụng một phần để ươm giống
nhưng gần đây việc ươm giồng chủ yếu được thực hiện bằng con đường nhân vô
tính nên phần lớn hạt chè bị bỏ lại trên ruộng. Trong khi đó, các công nghệ ép dầu
và sao chế đơn giản bã sau ép dầu hoàn toàn phù hợp với năng lực đầu tư và trình
độ của người dân địa phương, thị trường đầu ra của sản phẩm cũng rộng mở.
Nguyên nhân cản trở việc ứng dụng hạt chè là do chúng ta còn thiếu những nghiên
cứu bước đầu về khả năng ứng dụng hạt chè làm dầu ăn và thuốc thảo mộc trừ sâu.
1.2.4. Nghiên cứu phát triển và sử dụng bã hạt chè làm thuốc trừ sâu
Hiện nay, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng ứng
dụng Saponin trừ ốc bươu vàng và các đối tượng sâu hại trong đất, các nghiên cứu
đều khẳng định Saponin là chất ít độc, có hiệu quả cao trong phòng trừ dịch hại
[16]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Viện Bảo vệ thực vật cũng đã khẳng định
Saponin có hiệu quả cao đối với ốc bươu vàng, các tác giả cũng đã tạo ra 2 sản
phẩm trừ ốc bươu vàng là: CE-02 và CB-03 từ các nguồn nguyên liệu có chứa


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................. 2
2.1. Mục đích............................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài............................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. Một số kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng thuốc BVTV trừ sâu
thảo mộc trên thế giới ....................................................................... 3
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng thuốc BVTV trừ sâu
thảo mộc ở Việt Nam ........................................................................ 9
1.2.1. Sự phát triển của ngành chè Việt Nam .................................. 9
1.2.2. Vị trí của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân.................. 10
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu chè .................................................... 11
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật sơ chế và xác định kích
thước hạt chè phù hợp để đạt hiệu quả trừ sâu tối đa....................... 19


14
Lan và Trung Quốc về để bán cho nông dân trừ ốc bươu vàng và cá tạp trong hồ
nuôi tôm.
Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, đến hết năm
2008 đã có tới 26 sản phẩm thương mại chứa Sapopin được đăng ký trừ ốc bươu

vàng như Abuna 5G, Ocsanin 15G, Saponusa 15H, Sitonin 15BR, Dibonin super
5WP, 15WP…. và 5 sản phẩm hỗn hợp giữa Saponin với Rotenon để trừ các đối
tượng sâu hại khác [4].
Có thể nói, việc sử dụng bã còn lại sau ép dầu có chứa tới 9-16% hoạt chất
Saponin (C57H90O26) là một chất ít độc cho người và động vật máu nóng nhưng có
hiệu quả rất cao hiện đang được ứng dụng rộng rãi để trừ ốc bươu vàng trong ruộng
lúa và cá dữ trong các hồ nuôi tôm ở nhiều địa phương các tỉnh phía Nam. So sánh
với các loại thuốc hoá học hiện đang sử dụng thì chế phẩm phân bón hữu cơ sinh
học đa chức năng Saponin không những ít độc hại hơn đối với môi trường mà còn
có thể cung cấp cho ruộng lúa một lượng dinh dưỡng đáng kể từ chất hữu cơ trong
bã hạt chè và xác ốc chết, giúp cho sinh trưởng phát triển của cây lúa tốt hơn nên
được nông dân đồng bằng sông Cửu Long rất ưa chuộng. Nguyên nhân là do các
thuốc hoá học thường làm cho ốc nhanh chóng bị mất nước, gây chết nhanh và khi
chết cơ thể bị khô tóp nhưng Saponin có thể thấm sâu qua những bộ phận mềm như
chân của ốc hay qua miệng, sau đó tác động nhanh chóng lên hệ hô hấp và tiêu hoá,
gây hiện tượng chảy nhớt làm cho ốc không di chuyển và không ăn được, do đó thuốc
thường gây chết chậm, khi chết xác ốc không bị khô tóp, được phân giải từ từ, cung
cấp cho cây lúa một lượng dinh dưỡng đáng kể. Bên cạnh tác dụng trừ ốc bươu vàng và
cá dốn saponin cũng đã được nghiên cứu và xác định là có khả năng trừ nhiều đối
tượng sâu hại và tuyến trùng trong đất [15].
Theo ước tính, mỗi năm chỉ riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phải cần
đến 60 nghìn tấn bã hạt chè để trừ ốc bươu vàng (tương đương với chi phí là 660 tỷ
đồng), trong khi đó nguồn cung ứng hiện tại hoàn toàn dựa vào nhập khẩu từ nước
ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc và Thái Lan nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu thụ của nông dân.


15
1.3. Những sâu hại chính trên bắp cải và ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học ở
Việt Nam

1.3.1 Một số sâu và tuyến trùng hại bắp cải
Sâu tơ: Sâu non có màu xanh nhạt, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Sâu non mới nở
đục lỗ ăn biểu bì dưới và thịt lá, chừa lại biểu bì trên; từ cuối tuổi 2 gặm thủng lá, bị
hại nặng chỉ còn trơ gân lá. Sâu thường tập hợp ở mặt dưới lá, đẫy sức nhả tơ kết
kén ngay trên lá để hóa nhộng.
Sâu xám: Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20-25mm. Cánh trước có
màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau
màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.Trứng
có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0,5mm, lúc đầu có màu nhạt
sau chuyển sang màu kem đến nâu. Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu
nhạt ở giữa và 2 sọc hai bên. Đầu rất đen, có 2 điểm trắng, nhộng có màu nâu
cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng
ban đêm, thích mùi vị chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trêm mặt đất,
một bướm cái đẻ 800-1000 trứng. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây,
sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá
nhộng trong đất. Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ
yếu phá hại khi cây còn nhỏ.
Bọ nhảy: Trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1.8-2.4mm, hình bầu dục,
toàn thân màu đen và lấp lánh ánh kim. Mặt lưng đốt ngực trước và trên cánh cứng
có các chấm xếp thành hàng dọc. Mỗi cánh ở giữa có vân thẳng màu vàng, phía
cạnh ngoài của vân lõm vào, phía trong của vân thẳng hay cong về phía trong hình
củ lạc. Trứng hình trứng, dài 0.3mm, màu vàng nhạt. Sâu non hình ống tròn phần
cuối nhỏ, đầu màu nâu nhạt, lưng và bụng màu vàng nhạt. Nhộng hình bầu dục, dài
khoảng 2mm, màu trắng sữa. Bọ trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm và chiều
mát. Trời mưa ít hoạt động. Bọ trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng
chủ yếu trong đất, cách rễ chính khoảng 3cm, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Một con
cái đẻ 25-200 trứng. Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây, làm cho cây bị còi
cọc, héo hoặc bị thối. Hoá nhộng ngay trong đất.



×