Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng chè shan tại xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.52 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH LONG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG CHÈ SHAN TẠI XÃ SUỐI
GIÀNG, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH LONG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG CHÈ SHAN TẠI XÃ SUỐI GIÀNG, HUYỆN
VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông


THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thành Long


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng
Đào tạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên,
khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thành Long



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam.................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ............................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam.................................. 6
1.3. Những nghiên cứu về giống chè shan .................................................... 9
1.4. Những nghiên cứu về đốn chè .............................................................. 11
1.4.1. Cở sở khoa học của kỹ thuật đốn chè ........................................... 11
1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật đốn chè ........................................ 14
1.5. Những nghiên cứu về dinh dưỡng, phân bón và phân bón hữu cơ ...... 14
1.5.1. Dinh dưỡng đối với cây chè ......................................................... 14
1.5.2. Phân bón hữu cơ cho chè .............................................................. 17
1.6. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh và bón phân hữu cơ vi sinh cho chè..........18

1.6.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật ............................................... 18
1.6.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải
xelluloza ............................................................................................ 20


iv
1.6.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh vật trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................... 22
1.6.2. Các nghiên cứu về bón phân hữu cơ vi sinh cho chè ................... 26
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 28
2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................. 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 28
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu....................................................................... 28
2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
2.2.1. Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố hạn chế đến sản
xuất chè shan Suối Giàng .................................................................. 31
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, đảm
bảo chất lượng chè shan Suối Giàng ................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ......................................... 31
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng.................................. 32
2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................ 34
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm .......................... 37
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 39
3.1. Đánh giá thực trạng và những yếu tố hạn chế đến phát triển sản
xuất chè shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. ..... 39
3.1.1. Thực trạng sản xuất chè shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn

Chấn, tỉnh Yên Bái. ........................................................................... 39
3.1.2. Đánh giá những yếu tố hạn chế đến phát triển sản xuất chè
Shan tại xã Suối Giàng ...................................................................... 42
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, đảm bảo
chất lượng chè shan Suối Giàng - Văn Chấn - Yên Bái ..................... 44
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất chè, hiệu quả kinh tế và chất lượng cảm quang
chè shan. ............................................................................................ 44


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thành Long


vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật


CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organnization of the
United Nations

KHCN

: Khoa học công nghệ

HCVS

: Hữu cơ vi sinh

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

VSV

: Vi sinh vật

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

: Tiêu chuẩn ngành


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về đất làm thí nghiệm II
và III .......................................................................................... 28
Bảng 2.2. Hàm lượng các chất chính trong các loại phân hữu cơ bón
cho thí nghiệm II ....................................................................... 29
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Shan Suối Giàng qua
các năm...................................................................................... 40
Bảng 3.2. Đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho chè shan .............. 41
Bảng 3.3 : Đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất
chè shan Suối Giàng .................................................................. 42
Bảng 3.4. Các yếu tố hạn chế đến sản xuất và phát triển sản xuất ............ 43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến thời gian bật mầm sau đốn
và thời gian từ đốn đến hái và số lứa hái của chè shan Suối
Giàng ......................................................................................... 44
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến thành phần cơ giới búp và
phẩm cấp nguyên liệu chè búp tươi của chè shan Suối Giàng .... 45
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của chè shan tuyết Suối Giàng .......................... 48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh, gây hại của
một số sâu hại chính trên chè shan Suối Giàng .......................... 51
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến sự phát sinh, gây hại của

một số bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng hại .................. 53
Bảng 3.10: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong
thí nghiệm thời vụ đốn ............................................................... 54
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian bật mầm sau
đốn, và thời gian từ đốn đến hái của chè shan Suối Giàng ............ 55
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của chè shan Suối Giàng ............................ 55


viii
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ đến sự phát
sinh, gây hại của một số loài sâu hại chính trên chè shan
Suối Giàng ................................................................................. 59
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự phát sinh, gây hại của
một số bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng ........................ 60
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chất lượng búp Chè tươi
shan Suối Giàng qua một số chỉ tiêu sinh hóa ............................ 62
Bảng 3.16: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của chè shan Suối Giàng
thí nghiệm bón phân hữu cơ....................................................... 64
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời gian bật mầm
sau đốn, thời gian hái và số lứa hái của chè shan Suối Giàng..... 65
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của chè shan Suối Giàng. ................ 66
Bảng 3.19. Ảnh hưởng phân hữa cơ vi sinh đến sự phát sinh, gây hại
của một số loài sâu hại chính trên chè shan Suối Giàng ............. 68
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự phát sinh, gây
hại của một số bệnh hại chính trên chè shan Suối Giàng ............ 69
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của hữu cơ vi sinh đến chất lượng búp tươi chè shan
Suối Giàng qua một số chỉ tiêu sinh hóa ......................................... 70
Bảng 3.22: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của chè shan Suối Giàng

ở các công thác bón phân hữu cơ vi sinh.................................... 71


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức
thí nghiệm thời vụ đốn ..................................................................... 50
Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của chè shan Suối
Giàng ở thí nghiệm bón phân hữu cơ .............................................. 58
Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của chè shan Suối
Giàng ở thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh .................................. 67


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng
Đào tạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên,
khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thành Long


2
kỹ thuật đốn chưa đúng kỹ thuật gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra búp của

cây chè, kỹ thuật hái chè cũng còn nhiều bất cập. Đây là vùng chè sạch của tỉnh
chính vì vậy, người dân thường không sử dụng bất cứ loại phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật nào cho cây chè. Mặt khác cây chè Shan có nhiệm kỳ kinh tế dài, việc
thu hái thường xuyên từ năm này sang năm khác nếu không được chăm sóc, đốn,
tỉa, bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật thì sức sinh trưởng của cây sẽ giảm theo thời
gian từ đó ảnh hưởng đến năng suất của cây chè.
Từ những cơ sở trên, việc nghiên cứu thời vụ đốn và sử dụng phân hữu cơ để
nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, phát triển bền vững chè Shan tại xã Suối
Giàng, huyện Văn Chấn là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất, đảm bảo chất lượng chè Shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung

Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (Biện pháp thời vụ
đốn, bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng chè Shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được yếu tố hạn chế đến phát triển sản xuất chè shan tại xã
Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;
- Xác định được thời vụ đốn thích hợp đối với chè shan tại xã Suối
Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;
- Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh đến năng
suất và chất lượng chè búp tươi tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của thời vụ đốn,

phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và chất lượng chè búp tươi
shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.


3
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được thời vụ
đốn, lượng phân và loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh phù hợp với cây
chè shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài xuất phát từ yêu cầu giải quyết yếu tố hạn chế đến phát triển sản
xuất và vấn đề giữa tăng năng suất và đảm bảo chất lượng chè shan ở xã Suối
Giàng, huyện Văn Chấn.
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật đốn và bón phân
hữu cơ cho chè shan tại xã Suối Giàng phù hợp với điều kiện sinh thái, trình
độ canh tác và điều kiện kinh tế xã hội tại xã Suối Giàng.


4

Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Cây chè là một loại cây trồng mà đối tượng thu hoạch là búp (cơ quan
sinh dưỡng) do vậy để có năng suất trong canh tác chè cần áp dụng các biện
pháp kỹ thuật ức chế sinh trưởng sinh thực (ra hoa, quả) và kích thích quá
trình sinh trưởng tạo búp mới. Trong canh tác chè, những biện pháp kỹ thuật
cơ bản nhất thường được nghiên cứu và áp dụng là các biện pháp đốn tỉa và
các biện pháp bón phân.

Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng chè. Với kỹ thuật đốn chè cần chú trọng dạng hình đốn và thao tác đốn.
Trong điều kiện sinh thái nhất định cần đặt kỹ thuật đốn chè trong mỗi hoạt
động sinh lý hút nước, tổng hợp và vận chuyển nhựa trong cây, ở mỗi vùng
sinh thái thì kỹ thuật đốn, thời điểm đốn cũng khác nhau. Đốn chè phá vỡ cân
bằng giữa thân, lá và rễ, thúc đẩy hình thành một cân bằng mới sau đốn. Nếu
ta không tạo cho cây chè một cân bằng mới sau đốn thì cây chè sẽ cho búp
kém. Tuy nhiên việc đốn chè thường tiến hành vào giai đoạn cuối năm (tháng
12), tháng có nhiệt độ thấp, để cây chè vào chu kỳ ngủ nghỉ sau đó bắt đầu
một đợt sinh trưởng mới vào vụ xuân. Tuy nhiên tại xã Suối Giàng, người dân
đốn chè theo cách truyền thống là đốn vào tháng 4 trong năm vì vậy việc
nghiên cứu thời vụ đốn trên cây chè Shan tại xã Suối Giàng cần thiết nhằm
tìm ra thời vụ đốn hợp lý nhất cho cây chè shan tại xã Suối Giàng
Phân bón có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất chè. Hàng năm
lượng vật chất hữu cơ lấy lấy đi từ sản phẩm thu hoạch là búp chè là khá lớn
việc bón phân sẽ trả lại cho đất lượng chất dinh dưỡng đã bị cây trồng lấy đi từ
đất, tuy nhiên theo phương pháp canh tác cổ truyền người dân ở xã Suối Giàng


5

huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái chưa biết bón phân cho cây chè Shan, mà hàng
năm chỉ thu hoạch sản phẩm. Bên cạnh đó, để đảm bảo giữ vững được chất
lượng chè shan thì việc sử dụng phân vô cơ trên chè shan là rất hạn chế, nhằm
giữ được chất lượng chè.
Từ những cơ sở trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu về thời vụ đốn và
nghiên cứu về bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho chè shan tại xã Suối
Giàng, trên cơ sở đó đưa ra thời vụ đốn thích hợp nhất và quy trình bón phân hữu
cơ, phân hữu cơ vi sinh cho chè shan tại xã Suối Giàng giúp bà con nhân dân tăng

năng suất chè mà vẫn đảm bảo được chất lượng vốn có của chè Shan Suối Giàng
và tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác chè.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

1.2.1.1. Tình hình sản xuất chè
Chè là cây trồng có giá trị lịch sử lâu đời (trên 4000 năm). Ngày nay chè
là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến trên thế giới với những sản phẩm chế
biến đa dạng và phong phú. Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy
uống nước chè có tác dụng làm giảm quá trình viêm ở người bệnh thấp khớp,
viêm gan mãn tính, làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu. Nước chè
được dùng điều trị có kết quả các bệnh như lị, xuất huyết dạ dày, xuất huyết
não và suy yếu mao mạch do tuổi già, làm giảm tác hại của phóng xạ [15].
Theo FAO (2012) [38] thì tình hình sản xuất chè, tiêu thụ chè trên thế
giới tính đến năm 2012 như sau: Diện tích chè toàn thế giới là 3.275991 ha,
Trong đó Trung Quốc vẫn là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện
tích đạt 1.513.000 ha, chiếm 46,1% diện tích chè toàn thế giới. Thấp nhất là
Nhật Bản với 45.900 ha, chiếm 1.4% diện tích chè toàn thế giới. Diện tích chè
của Việt Nam chỉ chiếm 3.53% diện tích chè của thế giới .
* Về năng suất: Năng suất chè khô trung bình toàn thế giới năm 2012 đạt
14,707 tạ/ha. Các nước đạt năng suất cao như Kenya 19,38 ta/ha, Nhật Bản:
18,715 tạ/ha, Ấn Độ: 16,529 ta/ha [38].


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam.................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ............................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam.................................. 6
1.3. Những nghiên cứu về giống chè shan .................................................... 9
1.4. Những nghiên cứu về đốn chè .............................................................. 11
1.4.1. Cở sở khoa học của kỹ thuật đốn chè ........................................... 11
1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật đốn chè ........................................ 14
1.5. Những nghiên cứu về dinh dưỡng, phân bón và phân bón hữu cơ ...... 14
1.5.1. Dinh dưỡng đối với cây chè ......................................................... 14
1.5.2. Phân bón hữu cơ cho chè .............................................................. 17
1.6. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh và bón phân hữu cơ vi sinh cho chè..........18
1.6.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật ............................................... 18
1.6.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải
xelluloza ............................................................................................ 20


7


một số trung tâm công nghiệp - dịch vụ gắn liền với nông nghiệp. Góp phần cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào miền núi và Tây Nguyên [8].
Trong thời gian qua do có chính sách chủ trương phát triển chè đúng đắn
của Nhà nước, các chính sách phát triển chè riêng của từng tỉnh, đặc biệt có
sự hỗ trợ trực tiếp từ vốn, các hoạt động khuyến nông như tham quan, tập
huấn kỹ thuật của dự án phát triển đã thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng
chè nội tiêu và xuất khẩu, tình hình sản xuất chè của Việt Nam như sau: Tính
hết năm 2012 diện tích chè đạt 115.964. Năng suất đạt 18,704 tạ khô/ha, sản
lượng chè đạt 216.900 tấn 2000 [38].
1.2.2.2. Tình hình sản xuất chè của tỉnh Yên Bái
Thực hiện quy hoạch và định hướng của tỉnh, với những biện pháp chỉ
đạo cụ thể, ngành chè Yên Bái đã phát triển toàn diện cả ba lĩnh vực: Trồng,
chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất chè đã thu được kết quả nhất
định, đời sống người làm chè từng bước ổn định và phát triển. Đến nay, diện
tích chè được phân thành 2 vùng nguyên liệu cho chế biến chè đen và cho chế
biến chè xanh. Năm 2012 tổng diện tích chè toàn tỉnh là: 11.158 ha, diện tích
cho thu hoạch là: 10.723. Năng suất chè của Yên Bái không ngừng tăng lên do
người dân được nâng cao về kiến thức trồng và chăm sóc chè. Năm 2000 năng
suất chè chỉ đạt 50,8 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi là 40.000 tấn.
* Về cơ cấu giống chè: Cơ cấu giống: Chè Shan 2.850 ha chiếm 22,5%
tổng diện tích chè toàn tỉnh; Chè lai LDP 1.555 ha chiếm 12,3% tổng diện
tích chè toàn tỉnh; Chè nhập nội 1.630 ha chiếm 12,8 % tổng diện tích chè của
tỉnh; Chè trung du 6.000 ha chiếm 47,5% tổng diện tích chè của tỉnh. Từ năm
2006 - 2010 đã tổ chức giâm ươm 53 triệu bầu giống chè các loại, trồng mới,
trồng thay thế chè cũ đạt 2.326,3 ha.
1.2.2.3. Tình hình sản xuất chè của xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái
Diện tích chè Shan Suối Giàng năm 2010 đạt 394 ha, năng suất trung
bình 12,18 tạ/ha, tổng sản lượng năm 2010 đạt: 480 tấn chè búp tươi. Năm



8

2011, diện tích không tăng lên, vẫn giữ nguyên 394 ha, năng suất tăng so với
năm 2010, đạt 13,45 tạ/ha, sản lượng đạt 530 tấn búp tươi. [35]
Năm 2012, diện tích chè shan là: 394,0 ha, trong đó diện tích chè kinh
doanh là 394,0 ha, năng suất giảm so với năm 2011, chỉ đạt 12,69 tạ/ha. Đến
năm 2013, toàn xã Suối Giàng đã trồng mới được 12,72 ha, nâng tổng số diện
tích chè toàn xã lên 406,72 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh vẫn là 394
ha, năng suất có cao hơn so với năm 2012, đạt 12, 75 tạ/ha, tổng sản lượng đạt
502,2 tấn, năm 2014 tổng diện tích chè toàn xã là 409,8 ha, năng suất bình
quân đạt 1,31 tấn/ha [35].
Diện tích chè Shan tại xã Suối Giàng hiện nay chủ yếu tập trung tại các
thôn như: Pang Cáng, Bản Mới, Giàng B, Giàng A, Cang Kỷ nơi có độ cao
trung bình từ 800 đến 1.100 m so với mặt nước biển, cá biệt có nơi có độ cao
trên 1.100 m. Các thôn Tập Lăng 1, Tập Lăng 2, Suối Lóp diện tích chè ít,
chất lượng theo đánh giá không ngon bằng các thôn tập trung nhiều chè. Các
thôn có diện tích chè ít có độ cao dưới 800 m so với mực nước biển, nhiệt độ
cao hơn và ít sương mù hơn các thôn có diện tích nhiều chè tại xã. Đây sẽ là
cơ sở khoa học thực tế cho việc mở rộng diện tích chè Shan trong tương lai và
cũng là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng chè shan Suối Giàng [35].
1.2.2.4. Đánh giá tình hình chung về sản xuất chè ở Việt Nam
* Những thành tựu:
Chè Việt nam phát triển theo hướng tăng dần cả về diện tích và sản lượng,
góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đã hình thành những vùng sản xuất tâp
trung, duy trì được những vùng chè đặc sản. Chất lượng chè nguyên liệu không
ngừng được nâng cao, tỷ lệ giống mới chất lượng cao trong cơ cấu giống chè
Việt Nam ngày càng tăng.
Công nghiệp chế biến đã có những chuyển biến khá mạnh. Các công ty

liên doanh và hợp tác với nước ngoài đã thu hút được hàng triệu USD vốn đầu
tư, trang bị được những thiết bị kỹ thuật công nghệ mới và hiện đại, đã có


9
được những giống chè mới chất lượng cao góp phần mở rộng thị trường, thúc
đẩy ngành chè Việt Nam phát triển cải thiện đời sống người lao động như liên
doanh chè Phú Bền tại Phú Thọ (với Bỉ), Mộc Châu - Sơn La, Sông Cầu Thái Nguyên, Hà Tây, Lâm Đồng, Yên Bái… với Đài Loan và Nhật Bản, với
Iraq tại Thanh Sơn - Phú Thọ.
* Những tồn tại:
Cây chè tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi, cơ sở hạ tầng
còn yếu, giao thông chưa phát triển, đội ngũ cán bộ khoa học còn thiếu.
Trang thiết bị, công nghệ chế biến chậm đổi mới theo năng suất, chất
lượng sản phẩm chế biến chưa cao, chưa có thương hiệu gây ấn tượng mạnh
và ổn định cho người tiêu dùng, sức cạnh tranh với thế giới còn thấp, thị
trường tiêu thụ chưa bền vững.
Giá trị xuất khẩu thấp so với bình quân của thế giới, Việt Nam chỉ bằng
50,6% so với thế giới. Đây cũng chính là lý do khiến Việt Nam hiện đang là
quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng chè cũng như xuất khẩu, nhưng
tên tuổi vẫn chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Hiệu quả sản
xuất chè chưa cao, mức độ thâm canh chưa đều, chủ yếu vẫn theo hướng thâm
canh tăng năng suất, chất lượng chè nguyên liệu chưa được chú trọng.
Quá trình canh tác thiếu phân bón hữu cơ đặc biệt là phân bón qua lá và
bón quá nhiều phân hóa học dẫn đến tình trạng đất đai bị nghèo kiệt dinh
dưỡng và chai cứng, độ pH trong đất tăng cao.
1.3. Những nghiên cứu về giống chè shan

Chè Shan (Camellia Sinensis var. Shan) có thân gỗ, trong điều kiện tự
nhiên có thể cao 6 - 10m, lá to dài (15 -18cm) lá màu xanh nhạt, đầu lá dài,
răng cưa nhỏ, dày và đều, có 10 đôi gân chính, búp to, tôm chè có nhiều lông

tơ trắng mịn trông như tuyết, nên chè shan còn được gọi là chè tuyết. Chè
shan có thể cho năng suất khá, thích hợp cho chất lượng tốt cho chế biến chè
đen. Chè Shan ít hoa, quả hơn chè Trung quốc lá to, chè Trung quốc là nhỏ,
Chè shan có thể thích ứng trong điều kiện thời tiết nóng ấm, ẩm, địa bình cao [16].


10
Năm 1918 người Pháp đã tiến hành điều tra chè ở một số tỉnh thuộc miền
Bắc Việt Nam và đã mô tả: Những cây chè cổ thụ phân bố chủ yếu ở vùng
cao phía Bắc Việt Nam, thân cây cao lớn, đường kính có cây tới 2-3 người
ôm. Lá dài và rộng, mép lá có răng cưa sắc nhọn, búp non có nhiều lông tuyết
màu trắng. Phân bố rải rác dọc theo các con suối chảy ra 2 tuyến sông Lô và
sông Đà. Vùng có nhiều chè cổ thụ là Hà Giang và các tỉnh lân cận như: Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu... Trong nhiều khu rừng tự nhiên có cây chè Shan hỗn
giao với các loại cây rừng khác. Trong quá trình du canh du cư của đồng bào
các dân tộc thiểu số tại Bắc Việt Nam phá bỏ rừng trồng cây lương thực, lúa
nương, ngô, sắn. Một số nơi có tập quán giữ lại cây chè Shan, tiếp tục khai
thác. Cao hơn nữa còn biết trồng bổ xung (bằng hạt) tạo nên những nương chè
Shan hỗn giao theo dạng chè rừng mật độ trồng không đồng đều, thường biến
động từ 1500 - 4000 cây/ha, xác xuất tập trung nhiều ở mật độ 2500-3000
cây/ha. Đó chính là thứ chè shan núi cao có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất
khá, hương thơm vị ngon có thể chế biến sản phẩm chè chất lượng cao. Đặc
điểm canh tác chè Shan núi cao nhìn chung còn khá đơn giản, hầu hết các cây
chè được khống chế ở độ cao 2,5 - 3,5m, tán rộng tuỳ theo sức sinh trưởng và
tuổi của cây (2 - 3 m) [17].
Đối với cây chè Shan, từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về điều tra, khảo sát, thu thập giống. Song phải kể đến chương trình điều tra,
tuyển chọn cây chè Shan núi cao trong phạm vi cả nước của Viện Khoa học
kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, bắt đầu từ năm 1995. Các
nghiên cứu đã liên quan đến điều tra và tuyển chọn cây chè Shan đầu dòng ở

các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang và Lạng Sơn. Những
cây đầu dòng ưu tú của các tỉnh đã lựa chọn được hiện nay vẫn tiếp tục được
theo dõi và bảo tồn [25].
Trong các năm 1994 - 1996, nhóm tác giả Đỗ Văn Ngọc và cộng sự
(Viện nghiên cứu chè) đã phối hợp với Sở khoa học Hà Giang tiến hành điều


iv
1.6.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh vật trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................... 22
1.6.2. Các nghiên cứu về bón phân hữu cơ vi sinh cho chè ................... 26
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 28
2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................. 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 28
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu....................................................................... 28
2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
2.2.1. Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố hạn chế đến sản
xuất chè shan Suối Giàng .................................................................. 31
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, đảm
bảo chất lượng chè shan Suối Giàng ................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ......................................... 31
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng.................................. 32
2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................ 34
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm .......................... 37
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 39
3.1. Đánh giá thực trạng và những yếu tố hạn chế đến phát triển sản

xuất chè shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. ..... 39
3.1.1. Thực trạng sản xuất chè shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái. ........................................................................... 39
3.1.2. Đánh giá những yếu tố hạn chế đến phát triển sản xuất chè
Shan tại xã Suối Giàng ...................................................................... 42
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, đảm bảo
chất lượng chè shan Suối Giàng - Văn Chấn - Yên Bái ..................... 44
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất chè, hiệu quả kinh tế và chất lượng cảm quang
chè shan. ............................................................................................ 44


12

Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây, bao
gồm cả đời sống cây chè, được tính từ khi ra hoa chè được thụ phấn, hình
thành hạt, mọc thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già
cỗi và chết. Chu kỳ này thường kéo dài 30- 50 năm, có khi tới hàng trăm năm.
Các tác giả đã chia chu kỳ phát triển của cây chè ra làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt) được tính từ khi hoa
được thụ phấn, hình thành hạt và quả chín.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây con tính từ khi hạt nảy mầm mọc thành cây
cho đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cây non được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho
tới khi cây có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2 - 3 đến năm thứ 4 sau trồng).
- Giai đoạn 4: Giai đoạn chè lớn (giai đoạn kinh doanh sản xuất) thời kỳ
này kéo dài 20- 30 năm có khi tới 50- 60 năm phụ thuộc vào điều kiện giống,
đất đai và điều kiện canh tác.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn chè già, giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ
kinh doanh sản xuất, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng suất giảm nhanh chóng.

Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn người ta xây dựng các biện
pháp kỹ thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát
triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, phát huy hết tiềm
năng của giống. Do đó việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các
giống chè trong vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè
M.A.Alidatde (1964) cho rằng: Khi trên búp chè có 5 lá thì ở nách các lá thứ
nhất, thứ hai đã có những mầm nách; khi lá thứ 6 xuất hiện thì trên búp chè có
mầm nách thứ ba, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ
tư…, ông cho rằng khi mầm chè qua đông hai lá đầu tiên bao bọc mầm chè là
lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách của lá thứ tư và lá thứ năm của đợt
sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ hai (theo
Djemukhatde- 1976) [8].


13
- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè trong điều kiện có đốn và
không đốn Djemukhatde (1976) đã chỉ ra rằng: Trong điều kiện để giống không
đốn thì các mầm chè phân hóa trong vụ thu, vụ đông sẽ hình thành búp trong vụ
xuân. Trong khi đó ở nương chè có đốn thì sự phân hóa mầm chè chủ yếu được
tiến hành trong vụ xuân.
- Nghiên cứu quan hệ giữa búp chè và năng suất, K.E.Bakhơtatde (1948)
cho thấy: Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng
suất là tương quan chặt: r = 0,965 ± 0,004. Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979), búp
chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt
sinh trưởng theo thứ tự thời gian [12].
- Cũng theo Nguyễn Ngọc Kính, [12] trong một năm nếu để chè sinh
trưởng tự nhiên thì cây chè có từ 3 - 5 đợt sinh trưởng, gọi là đợt sinh trưởng
tự nhiên. Nếu hái búp liên tục thì một năm có 6 - 7 đợt sinh trưởng, gọi là sinh
trưởng nhân tạo hay còn gọi là sinh trưởng trong điều kiện thu hái búp. Thời

gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi
cây chè, đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác.
- Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè và sản lượng các tác giả Nguyễn Văn
Toàn (1994) [26] cho rằng sản lượng cây chè có hai yếu tố quyết định: Số lượng
búp trên cây và khối lượng búp, trong đó số búp trên cây có tương quan thuận
chặt với sản lượng, còn yếu tố khối lượng có tương quan không chặt với sản
lượng, số búp trên cây là yếu tố nhạy cảm còn khối lượng búp là yếu tố ổn định
và vì thế số búp trên cây có ý nghĩa lớn đối với sản lượng.
- Ngiên cứu về cấu trúc lá chè, các tác giả Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn
Toàn (1994) cho rằng: Các giống chè có sản lượng cao thường có góc lá 40- 600,
khoảng cách giữa hai lá lớn. Các tác giả cũng cho rằng khoảng cách giữa hai lá có
tương quan thuận với sản lượng và số lượng búp trên cây (r = 0,624 + 0,034) [27].
Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất, tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) cho rằng:
Hệ số diện tích lá có quan hệ thuận với mật độ búp từ tháng 5 đến tháng 12.
Hệ số tương quan giữa hệ số diện tích lá và khối lượng rễ là 0,934; tác giả còn
cho rằng hệ số diện tích lá có tương quan thuận, chặt với năng suất [19].


14
Theo Nguyễn Văn Toàn (1994) thì đặc điểm của cây chè có sản lượng
cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và có kích thước
lá lớn (tạo ra khối lượng búp lớn) [26].
1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật đốn chè

Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của cây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè. Do
vậy kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu.
- Với kỹ thuật đốn chè cần chú trọng dạng hình đốn và thao tác đốn. Để
xác định dạng hình đốn cần hiểu kỹ hoạt động sinh lý của cây chè. Trong điều

kiện sinh thái nhất định cần đánh giá kỹ thuật đốn chè trong mỗi hoạt động
sinh lý hút nước, tổng hợp và vận chuyển nhựa trong cây. Tác giả còn cho
rằng không thể cùng áp dụng một dạng đốn hay cùng một thời vụ đốn cho cây
chè ở những vùng sinh thái khác nhau [20].
- Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn đến cân bằng giữa các bộ phận trên mặt đất
và dưới mặt đất của cây chè các tác giả J.J.B.Deus (1931), Eden (1958) đều cho
rằng: Đốn chè là phá vỡ cân bằng giữa thân, lá và rễ, thúc đẩy hình thành một cân
bằng mới sau đốn. Nếu ta không tạo cho cây chè một cần bằng mới sau đốn thì cây
chè sẽ cho búp kém [20].
- Các kết quả nghiên cứu về loại hình đốn cho thấy: Ở Liên Xô cũ, Trung
Quốc trong điều kiện lạnh thường đốn dạng mâm xôi; ở các nước sứ nóng
như Ấn Độ, Srilanca, Châu Phi thường sử dụng dạng đốn xiên. Ở Zaia khi
đốn người ta thường để lại một cành vượt giữ cho cây chè không bị chết [21].
1.5. Những nghiên cứu về dinh dưỡng, phân bón và phân bón hữu cơ
1.5.1. Dinh dưỡng đối với cây chè

1.5.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng
Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất
càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây chè
càng kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những


×