Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu về năng suất và chất lượng trứng của gà mía nuôi tại trại giống gia cầm chu đức phương xã hà hiệu huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.46 KB, 70 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC ÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ MÍA NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA CẦM CHU ĐỨC PHƯƠNG
XÃ HÀ HIỆU - HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khoá học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC ÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ MÍA NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA CẦM CHU ĐỨC PHƯƠNG
XÃ HÀ HIỆU - HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Mai Lan

Thái Nguyên, năm 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC ÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ MÍA NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA CẦM CHU ĐỨC PHƯƠNG
XÃ HÀ HIỆU - HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y

Khoá học: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Mai Lan

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thời gian chiếu sáng cho đàn gà .................................................... 28
Bảng 4.2: Lịch sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà sinh sản ................. 30
Bảng 4.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.4: Tuổi đẻ của gà................................................................................. 34
Bảng 4.5: Sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và số lượng trứng giống......................... 35
Bảng 4.6: Khảo sát chất lượng trứng (n= 30) ................................................. 36
Bảng 4.7: Khối lượng trứng qua các tuần tuổi ................................................ 37
Bảng 4.8: Tỷ lệ ấp nở qua các tuần tuổi.......................................................... 38
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả tỷ lệ ấp nở của trứng .......................................... 39
Bảng 4.10: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và 10 trứng giống .................. 40
Bảng 4.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống ........ 40


iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BQ

: Bình quân


Cs

: Cộng sự

G

: Gam

Kg

: Kilogram

KL

: Khối lượng



: Mái

M

: Mía

NST

: Năng suất trứng

SS


: Sơ sinh

TKL

: Tăng khối lượng



: Thức ăn

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

TN

: Thí nghiệm



: Trống

P

: Trọng lượng

TT

: Tuần tuổi



iv

MỤC LỤC
Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học............................................................................................. 3
2.1.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm........................................ 3
2.1.2. Sinh trưởng và một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ....................... 3
2.1.3. Khả năng sinh sản của gà và các yếu tố ảnh hưởng ................................. 6
2.1.4. Đặc điểm sinh học của trứng gà................................................................ 8
2.1.5. Khả năng thụ tinh ....................................................................................10
2.1.6. Tỷ lệ ấp nở và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở .............................12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .........................................................14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................16
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .....................................19
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................19
3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................19
3.4.3. Phương pháp tinh toán các chỉ tiêu ........................................................20
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................23

4.1. Công tác phục vụ sản suất..........................................................................23
4.1.1. Công tác chăn nuôi..................................................................................23


v

4.1.2. Công tác thú y .........................................................................................29
4.1.3. Công tác khác..........................................................................................32
4.2. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................33
4.2.1. Tuổi đẻ của gà .........................................................................................33
4.2.2. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ .....................................................................34
4.2.3. Chỉ tiêu chất lượng trứng ........................................................................36
4.2.4. Khối lượng trứng.....................................................................................37
4.2.5. Tỷ lệ ấp nở ..............................................................................................38
4.2.6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống......................39
4.2.7. Chi phí và TTTĂ cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống ...................40
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................41
5.1. Kết luận ......................................................................................................41
5.2. Đề nghị .......................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................43
I. Tài liệu Tiếng Việt .........................................................................................43
II . Tài liệu Tiếng Anh ......................................................................................45
ΙΙΙ. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài ................................................................45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Chăn nuôi gà chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong
toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm, cung cấp khoảng 350 - 450
ngàn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước
ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch
bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé.
Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4kg/người/năm
và 935 trứng/người/năm.
Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu
cầu xã hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất
lớn dù thuế suất cao nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh
một phần thị trường Việt Nam. Vì vậy, trong nhiều năm tới chúng ta cần chủ
động chiếm lĩnh nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO.
Giống gà Mía có các đặc điểm đầu và chân nhỏ, mình vuông, giống có
sức đề kháng tốt, dễ nuôi, tăng trọng khá nhanh, da vàng, thịt rắn và thơm ngon,
thị trường ưa chuộng. Sau 3,5 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con. Về
năng xuất trứng của gà Mía là 50 - 55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55g
hơi thấp so với một số giống gà khác. Tuổi đẻ muộn từ 7 - 8 tháng tuổi. Điều này
làm tăng thời gian nuôi hậu bị làm tăng chi phí chăn nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và
biện pháp nâng cao năng xuất và chất lượng trứng của gà Mía nuôi tại Bắc
Kạn, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về năng suất và chất lượng
trứng của gà Mía nuôi tại Trại giống gia cầm Chu Đức Phương - xã Hà
Hiệu - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn”.


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân,
em cũng nhận được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn,

bạn bè và cán bộ công tác tại Trại gia cầm. Đến nay, khóa luận tốt nghiệp đã
được hoàn thành. Nhân dịp này em xin được tỏ lòng biết ơn của em đối với sự
tận tình giúp đỡ đó.
Em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Đặng Thị Mai Lan - giảng
viên Khoa Chăn nuôi thú y, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng
các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công tác tại Trại gia cầm Chu Đức Phương
- xã Hà Hiệu - Huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. Đã tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành công việc trong quá trình thực tập.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và kinh
nghiệm nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô cùng các
bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên , ngày ....tháng..... năm 2015
Sinh viên

Chu Đức Ân


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả chăn nuôi, bị chi phối bởi yếu tố di truyền và môi trường

ngoại cảnh. Sức sống được thể hiện ở vật chất và được xác định bởi tính di
truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như
ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể
do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu do tác động của môi
trường. Trần Đình Miên và cs (1995) [17] cho biết các giống vật nuôi nhiệt
đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cao hơn so với các
giống vật nuôi ở xứ lạnh.
Theo Trần Long (1994) [11] thì hệ số di truyền sức sống của gà thấp
(h2 = 0.1) nên sức sống chủ yếu phụ thuộc vào môi trường.
Động vật thích nghi tốt thể hiện sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất
khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết
thấp. Sức đề kháng khác nhau ở các giống, các dòng, thậm chí giữa các cơ
thể. Khi điều kiện sống thay đổi gà lông màu có khả năng thích ứng tốt với
môi trường sống.
2.1.2. Sinh trưởng và một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng của gà
Chamber J. R, 1990 [23] đã định nghĩa: “Sinh trưởng là tổng hợp sự
sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không
những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh
dưỡng”. Khái quát hơn, Trần Đình Miên và cs (1995) [17] đã định nghĩa đầy


4

đủ như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa
và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ
phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời
trước”. Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể
luôn luôn phát triển hoàn thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục.
Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 giai đoạn đó là:

- Phân chia để tăng khối lượng tế bào
- Tăng thể tích tế bào
- Tăng thể tích giữa các tế bào
Về mặt sinh học, sinh trưởng của gia cầm là quá trình tổng hợp protein
thu nhận từ bên ngoài chuyển hóa thành protein đặc trưng cho từng cơ thể của
từng giống, dòng làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước. Ở cơ
thể gia cầm, sự tăng trưởng được tính ở hai thời kỳ là thời kỳ hậu phôi và thời
kỳ trưởng thành. Tất cả các đặc tính của gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức
sản xuất đều không phải sẵn có trong tế bào sinh dục hoặc trong phôi đã có
đầy đủ khi hình thành mà chúng được hoàn chỉnh trong suốt quá trình sinh
trưởng. Các đặc tính ấy tuy là sự tiếp tục thừa hưởng đặc tính di truyền của bố
mẹ nhưng chúng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát dục là
quá trình thay đổi về chất, tức là sự tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất,
chức năng của các bộ phận của cơ thể.
Các thí nghiệm cổ điển của Hammond (1959) đã chứng minh sự sinh
trưởng của các mô cơ được diễn biến theo trình tự sau:
- Hình thành hệ thống chức năng tiêu hóa - nội tiết
- Hình thành hệ thống khung xương
- Hình thành và phát triển hệ thống cơ bắp
- Tích lũy mỡ


5

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hammond, thông qua chăn nuôi gia
súc, gia cầm, ta thấy được rằng: Trong giai đoạn đầu của sinh trưởng, thức ăn
dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ và một phần
rất ít tạo nên mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng
vẫn tiếp tục sử dụng nhiều để cấu tạo hệ thống xương, cơ, nhưng lúc này hai

hệ thống này đã giảm bớt tốc độ phát triển. Càng ngày con vật càng già và
chất dinh dưỡng chuyển sang tích lũy mỡ. Trong cơ thể gia cầm, khối lượng
cơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất, ở gà từ 42 - 45%, vịt từ 40 - 43%, ngỗng từ 48 50%, gà tây 52 - 54% (Ngô Giản Luyện, 1994) [13].
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những
mức độ khác nhau như: di truyền tính biệt, tốc độ mọc lông các điều kiện môi
trường, nuôi dưỡng chăm sóc...
- Ảnh hưởng của dòng giống tới khả năng sinh trưởng: các dòng trong
một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Các
giống gia cầm chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống chuyên
trứng và kiêm dụng.
- Ảnh hưởng của tính biệt: gia cầm trống thường có khả năng sinh
trưởng cao hơn gia cầm mái trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng không những ảnh hưởng
trực tiếp tới sự phát triển của các bộ phận cơ thể như: thịt, trứng, xương, da...
mà còn ảnh hưởng đến sự biến động di truyền về sinh trưởng. Muốn phát huy
khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu về dinh dưỡng giữa
protein, axit amin và năng lượng, ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cần bổ sung
thêm các chế phẩm hóa sinh không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng có tác
dụng kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.


6

2.1.3. Khả năng sinh sản của gà và các yếu tố ảnh hưởng
* Khả năng sinh sản của gà
Để duy trì sự phát triển của đàn gà thì khả năng sinh sản là yếu tố quyết
định đến quy mô năng xuất và hiệu quả sản suất. Sản phẩm chủ yếu là thịt và
trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính của gà
hướng trứng, còn gà hướng thịt khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết

định đến sự phân đàn, di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Vì vậy,
sinh sản chính là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống gia cầm. Ở các
loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất
của gia cầm người ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm.
Theo Brandsch H và Bilchel H (1987) [26] thì sức đẻ trứng chịu ảnh
hưởng của 5 yếu tố chính:
1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục
2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng
3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp
4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa Đông
5. Thời gian kéo dài hay chu kỳ đẻ
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống
gia cầm khác nhau.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể
giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/ năm.Về sản lượng
trứng, những dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa
được chọn lọc kỹ khoảng 15% - 30% về sản lượng.


7

- Tuổi gia cầm: Có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một
quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai
giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất. Còn vịt thì ngược lại, năm thứ hai cho
sản lượng trứng cao hơn 9 - 15%.
- Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó

là đặc điểm di truyền cá thể. Sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên tương
quan thuận với sản lượng trứng cả năm.
- Mùa vụ: Ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt. Ở nước ta, mùa Hè
sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa Xuân, đến mùa Thu lại tăng lên.
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: Liên quan mật thiết đến sản lượng
trứng. Ở điều kiện nước ta, nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng
là 14 - 220C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng
lượng chống rét và trên giới hạn cao sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm. Nó được xác
định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời
gian chiếu sáng 12 - 16h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng
nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 - 3,5 w/m2.
Letner và Taylor (1987) [24] cho biết: thời gian gà đẻ trứng thường từ 7
- 17 giờ, nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể, số gà đẻ 7 - 9 giờ đạt 17,7%
so với tổng gà đẻ trong ngày. Ở nước ta do khí hậu khác với các nước, cho
nên cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là khoảng từ 8 - 12 giờ chiếm 60 - 70%
so với gà đẻ trứng trong ngày.
- Cường độ đẻ trứng: Liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu
cường độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại.
- Chu kỳ đẻ trứng: Được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi
ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lặp lại tiếp tục chu kỳ thứ hai.
Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các


8

tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với
tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ
trứng. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
- Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng gia cầm nghỉ đẻ và thay lông, ở

điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để
đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những con thay lông sớm thường là những
con đẻ kém và kéo dài thời gian thay lông tới 4 tháng.
Ngược lại, nhiều con thay lông muộn và nhanh thời gian nghỉ đẻ dưới
hai tháng, đặc biệt là đàn cao sản thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 - 5 tuần và đẻ lại
ngay sau khi chưa hình thành bộ lông mới, có con đẻ ngay trong thời gian
thay lông. Ngoài ra, gia cầm đẻ trứng còn chịu sự chi phối trực tiếp của khí
hậu, dinh dưỡng, thức ăn, chăm sóc quản lý,...
2.1.4. Đặc điểm sinh học của trứng gà
* Đặc điểm hình thái
- Hình dạng quả trứng: Là một đặc trưng của từng cá thể vì vậy nó
dược quy định di truyền rõ rệt. Theo Brandsch và Bilchel (1978) [26] thì tỷ lệ
giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng là một chỉ số ổn định 1: 0,75. Hình
dạng của quả trứng tương đối ổn định, sự biến động theo mùa cũng không có
ảnh hưởng lớn. Nói chung, hình dạng quả trứng luôn có tính di truyền bền
vững và có những biến dị không rõ rệt.
- Vỏ trứng: Là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ra màu sắc
bên ngoài quả trứng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai và từng
loại gia cầm khác nhau. Phía ngoài được phủ một lớp keo dính do âm đạo tiết
ra. Lớp dính này có tác dụng làm giảm độ ma sát giữa thành âm đạo và trứng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẻ trứng, khi đẻ ra nó có tác dụng hạn chế sự
bốc hơi và ngăn cản sự xâm nhập của tạp khuẩn từ bên ngoài vào.


9

- Độ dày của vỏ trứng: Có ảnh hưởng tới việc bảo quản trứng và sự
phát triển của phôi. Thời gian, độ ẩm trong quá trình ấp cũng chịu ảnh hưởng
tới độ dày của vỏ trứng. Do đó, độ dày là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng
trứng quan trọng. Nó chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di

truyền. Ở mỗi loài gia cầm khác nhau vỏ trứng có độ dày khác nhau. Trong
thực tế ta có thể thấy hiện tượng vỏ trứng mỏng khi thiếu canxi.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ bền và độ dày của vỏ trứng. Nó có ý
nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Ngô Giản Luyện, 1994 [13] đã xác định
vỏ trứng gà dày từ 0,3 - 0,34 mm, độ chịu lực là 2,44 - 3kg/cm2. Theo Nguyễn
Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [5] thì chất lượng vỏ trứng không những
chịu ảnh hưởng của các yếu tố canxi (70% canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp
từ thức ăn), ngoài ra vỏ trứng hình thành cần có photpho, vitamin D3, vitamin K,
các nguyên tố vi lượng… khi nhiệt độ tăng từ 20 - 300C thì độ dày vỏ trứng giảm
6 - 10 % khi đó gia cầm đẻ ra trứng không có vỏ hoặc biến dạng.
- Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của
ống dẫn trứng. Lòng trắng giúp cho việc cung cấp khoáng và tham gia cấu tạo
lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi. Chất lượng lòng
trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Hệ số di truyền
của tính trạng này khá cao.
Theo Trần Huê Viên, 2001 [21] thì Awang (1987) cho biết khối lượng
trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86); khối lượng lòng
đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [13] thì Orlov. M. V (1974) cho rằng:
Chỉ số lòng trắng ở mùa Đông cao hơn ở mùa Xuân và mùa Hè. Trứng gà mái
tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản.
Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng
còn kém đi khi cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B. Để đánh giá chất


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thời gian chiếu sáng cho đàn gà .................................................... 28

Bảng 4.2: Lịch sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà sinh sản ................. 30
Bảng 4.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.4: Tuổi đẻ của gà................................................................................. 34
Bảng 4.5: Sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và số lượng trứng giống......................... 35
Bảng 4.6: Khảo sát chất lượng trứng (n= 30) ................................................. 36
Bảng 4.7: Khối lượng trứng qua các tuần tuổi ................................................ 37
Bảng 4.8: Tỷ lệ ấp nở qua các tuần tuổi.......................................................... 38
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả tỷ lệ ấp nở của trứng .......................................... 39
Bảng 4.10: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và 10 trứng giống .................. 40
Bảng 4.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống ........ 40


11

* Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh
- Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau.
Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối
đồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
- Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh.
Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm
tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây
là nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin, đặc biệt
là vitamin A, sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó
ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ
thụ tinh. Khẩu phần không những phải đầy đủ mà còn phải cân bằng các chất
dinh dưỡng, nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các
axit amin, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
- Điều kiện ngoại cảnh

Cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng và
chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh.
Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với qui định đều ảnh hưởng đến tỷ lệ
thụ tinh ở các mức độ khác nhau thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể
gia cầm. Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa Xuân và mùa Thu,
giảm vào mùa Hè nhất là vào những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm chuồng nuôi
quá cao, thường làm lớp độn chuồng ẩm ướt, gà trống rất dễ mắc bệnh ở chân,
làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp. Mặt khác độ ẩm cao sẽ làm gà dễ mắc các bệnh
đường ruột, chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi
tăng lên từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm giảm tỷ lệ thụ tinh.


12

- Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh. Thường ở gà trống,
tinh hoàn đạt kích thước tối đa ở 28 - 30 tuần tuổi, giai đoạn này thường đạt tỷ
lệ thụ tinh rất cao. Tinh hoàn có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi. Vì thế
gà trống một năm tuổi thường cho tỷ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi.
- Tỷ lệ trống mái
Để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ trống mái thích hợp. Tỷ lệ này cao
hay thấp quá đều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống gia cầm khác nhau
thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau. Đối với gà hướng trứng, tỷ lệ thích hợp
là một con trống phụ trách 12 - 14 gà mái (1/12 - 14); gà hướng kiêm dụng là
1/10 - 12; gà hướng thịt 1/8 - 10; vịt hướng trứng là 1/10; vịt hướng thịt 1/3 4; ngỗng là 1/3 - 5; gà tây là 1/6 - 8. Khi đàn gia cầm đã già thì giảm số gà
mái/trống đi.
2.1.6. Tỷ lệ ấp nở và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở
* Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so
với số trứng có phôi. Đây là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời con,

tỷ lệ nở của trứng không những chứng minh có đặc tính di truyền về sinh lực
của giống mà còn là sự xác minh về sự liên quan đến tỷ lệ nở với cấu tạo của
trứng. Khối lượng trứng, sự cân đối giữa các thành phần cấu tạo và cấu trúc
vỏ trứng ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở. Những quả trứng quá lớn hoặc quá nhỏ
đều có khả năng nở kém hơn những quả trứng có khối lượng trung bình. Khi
khối lượng trứng từ 45 - 64g thì khả năng nở là 87%, khối lượng trứng nhỏ
hơn 45g thì khả năng nở giảm xuống còn 80% còn những trứng có khối
lượng vượt quá 64g thì khả năng nở là 71%.


13

* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở
- Gà giống sức khỏe kém: Bởi vì nhà lai tạo quá chú trọng đến chất
lượng các bầy lai trước mắt, mà thường bỏ qua việc kiểm tra tiền sử bệnh tật
và sức khỏe của gà giống. Ít nhất phải biết việc chủng ngừa cho gà giống cũng
như bầy con là điều bắt buộc trong toàn bộ quá trình lai tạo.
Như tiêm nhắc (booster shot) ND Lasota, Coryza và CRD trước khi lai
tạo 3 tuần nhằm đưa vaccine bất hoạt (killed vaccine) vào cơ thể trước 2 - 3
tuần để virus nhân bản.
- Tuổi của gà giống: Gà mái quá già sẽ đẻ trứng rạn vỏ vì thiếu hoặc
suy vitamin D hoặc mất cân bằng canxi - photpho. Hậu quả là năng suất trứng
giảm, chất lượng vỏ kém, tỷ lệ nở và sống sót thấp.
- Dinh dưỡng cần thiết cho gà giống: Cám có điểm thuận lợi là không
lây nhiễm qua trứng, không lây nhiễm Salmonella qua mái giống (cá, thịt và
bột xương thường nhiễm Salmonella). Bổ sung thêm vitamin A để bảo vệ hệ
thống hô hấp và sinh sản, vitamin E để tăng cường sức đề kháng và gia tăng
tỷ lệ thụ tinh; vitamin B tổng hợp sắt để gia tăng khẩu vị và hồng cầu; canxi photpho giúp xương và vỏ trứng rắn chắc. Folic acid để duy trì sự phát triển
của bào thai. Cần thật nhiều ánh nắng, vì tia nắng kích hoạt vitamin D nằm
dưới da mà nó cần thiết cho việc hấp thu canxi và photpho trong cơ thể gà.

- Ấp trứng bẩn: Thu hoạch trứng vào buổi sáng hay hai lần mỗi ngày,
để trứng không bị dơ vì dính phân. Trứng bị bẩn không nên đặt trong máy ấp.
Bởi vì chúng có thể lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho máy ấp, do khuẩn phát
triển mạnh ở những nơi ấm áp. Phải thường xuyên sát trùng máy ấp để diệt
khuẩn, nấm và virus. Không phải mọi loại thuốc sát trùng đều tiêu diệt được
virus, thuốc sát trùng gốc iốt có thể làm kim loại và nhôm bên trong máy ấp bị
rỉ sét và iốt chỉ có tác dụng sát khuẩn mà thôi. Thuốc sát trùng tốt là những
loại có chứa glutaraldehyde.


14

- Rửa trứng: Khi thu hoạch trứng, thấy lớp vỏ bóng của nó. Đó được gọi
là “phấn” và giúp trứng không bị mất nước. Rửa trứng sẽ làm mất lớp bóng và
khiến trứng mất nước nhanh hơn, kết quả là tỷ lệ nở thấp và bào thai chết.
- Bảo qoản thích hợp: Ở đầu tù của trứng có một khoảng trống gọi là
túi khí. Trứng chưa đẻ không có túi khí mà nó chỉ xuất hiện sau khi được đẻ
và nguội hẳn. Túi khí là dấu hiệu tốt về khả năng thụ tinh và nở.
Khi thời tiết, khí hậu nóng ẩm nhất là vào mùa hè, việc mất nước diễn
ra nhanh hơn khiến lòng trứng co lại, bào thai bị chết. Kích thước của túi khí
gia tăng theo độ tuổi của trứng. Do đó, chúng ta không được giữ trứng lâu quá
7 ngày hay tốt nhất không quá 5 ngày, nếu muốn gia tăng tỷ lệ nở.
Bảo quản trong phòng sạch, râm mát và thoáng khí, nhiệt độ bình
thường trước khi đem ấp.Nếu bảo quản trong phòng lạnh nên để trứng nguội
ở nơi sạch sẽ, khô ráo và nhiệt độ bình thường trước khi ấp. Tránh để trứng
ẩm ướt vì ẩm là môi trường lý tưởng để nấm và vi khuẩn phát triển. Trước khi
đặt chúng vào máy ấp nên soi trứng, nếu thấy có một chấm đen nghĩa là bào
thai đã chết.
- Nhiệt độ ấp: Thân nhiệt của gà mái là 410C, nhiệt độ máy ấp thường
thấp hơn thân nhiệt của gà mái 36 - 380C. Trứng gà thường nở vào ngày thứ

21, vận chuyển trứng ấp 18 ngày vào máy nở. Gà mới nở thường sử dụng
thức ăn dự trữ trong lòng đỏ, nó đủ duy trì trong 72 giờ đầu, đồng thời sưởi
ấm đầy đủ cho gà con mới nở.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ, chỉ để có
thêm ít thức ăn hàng ngày, tăng thêm thu nhập và trong nhiều trường hợp nuôi
gia cầm chỉ mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi làm cảnh, gà nuôi để tham gia
lễ hội...). Trong vài chục năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có bước phát


iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BQ

: Bình quân

Cs

: Cộng sự

G

: Gam

Kg

: Kilogram


KL

: Khối lượng



: Mái

M

: Mía

NST

: Năng suất trứng

SS

: Sơ sinh

TKL

: Tăng khối lượng



: Thức ăn

TTTĂ


: Tiêu tốn thức ăn

TN

: Thí nghiệm



: Trống

P

: Trọng lượng

TT

: Tuần tuổi


16

với các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên trứng cao sản cũng như để cải tạo
các giống địa phương.
Nếu như ở thập niên 60 - 70 chỉ là các tổ hợp lai giữa 2 giống hay 2
dòng hoặc ở thập niên 70 - 80 là các tổ hợp lai giữa 3 dòng thì ở những năm
80 trở lại đây, các con lai giữa 4, 6, 8 dòng với ưu thế lai và năng suất cao
nhất đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Các hãng giống nổi tiếng hiện
nay như Arbor Acres, , Cobb, Hyline, H&N, Peterson, Dekalb, Jerome Foods,
Nicholas Turkey, Hendrix, Euribrid (Hà Lan), Isa, Sepalm, Ross, Chery

Valley (Anh), Shaver (Canađa), Tetra Babolna (Hungari)... đã cung cấp cho
ngành gia cầm thế giới những con giống chất lượng tốt. Những giống gà
chuyên thịt lông trắng mà một gà bố mẹ có thể sản xuất 150 - 160 gà
con/năm, gà thịt thương phẩm chỉ cần nuôi 38 - 42 ngày đã đạt khối lượng
sống 2,0 - 2,3kg; tiêu tốn 1,70 - 1,90kg thức ăn/kg tăng trọng. Các gà chuyên
trứng vỏ trắng hoặc vỏ nâu với năng suất 310 - 340 trứng/năm, tiêu tốn 2,0 2,2kg thức ăn/kg trứng. Các giống vịt siêu thịt mà một mái bố mẹ sản xuất
được 170 - 180 vịt con/ năm, vịt siêu thịt thương phẩm chỉ cần nuôi 45 - 47
ngày đã đạt 3,3 - 3,5kg khối lượng và tiêu tốn 2,25 - 2,35kg thức ăn/kg thịt.
Các vịt siêu trứng với sản lượng 300 - 320 trứng/năm...
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Gà được hình thành lâu đời ở xã Phùng Hưng - huyện Tùng Thiện - Hà
Tây (nay là xã Đường Lâm - Ba Vì - Hà Nội). Gà Mía phát triển mạnh vào
những năm 1952 - 1953. Hiện nay giống gà thuần rất ít, hầu như pha tạp
nhiều các giống gà khác.
Gà Mía được hình thành ở vùng Trung du, đồi núi thấp, xen kẽ đất canh
tác. Nhiệt độ chênh lệch không lớn lắm tháng thấp nhất là 16,20C tháng cao
nhất 28,80C. Ẩm độ 81 -87%. Lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 6, 7, 8.
Ngoài điều kiện tự nhiên, ở đây có tập quán thi gà ở chợ Mía đã ảnh hưởng


17

đến việc chọn lọc gà. Gà Mía to nhưng thiếu cân đối. Mình ngắn, ngực rộng
nhưng không sâu, mào đơn, 5 khía răng cưa, tích tai phát triển. Dáng đi nhanh
nhẹn hơn gà Hồ, chân màu vàng có 3 hàng vảy.
Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha tạp so với
các giống gà nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô,
mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, gà
mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần
nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.

Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt,
thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng
trứng thấp nên hiện nay gà Mía được nuôi theo hướng thịt. Ở một số vùng
như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Định giống gà Mía chủ yếu dung để lai
với một số giống gà nội và nhập nội khác tạo gà lai nuôi thịt... Vì vậy nó đang
ngày càng được nuôi phổ biến và có nhiều công trình nghiên cứu về giống gà
này như:
Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011) [3], khi nghiên cứu về khả năng
sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ Lương Phượng) cho biết gà lai 3 giống có đặc điểm và năng suất, chất lượng
thịt như sau: Lúc 1 ngày tuổi, phần lớn có màu lông vàng, một số ít cá thể trên
lưng có những sọc đen trắng. Khi trưởng thành, 60% gà có mào cờ, còn lại có
mào nụ, chân, da có màu vàng. Cơ thể chắc khoẻ, nhanh nhẹ; con mái phần
lớn có màu vàng, con trống có màu nâu thẫm... rất giống với đàn gà nội, được
thị trường ưa chuộng. Tỷ lệ nuôi sống gà lai đến 12 tuần tuổi đạt 91,7%. Ở 12
tuần tuổi, gà có khối lượng 1915,49g. Hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình là
2,83 kg/kg tăng khối lượng; chỉ số sản xuất (PN) của con lai là 80,45. Gà lai
có tỷ lệ thân thịt là 69,38%; tỷ lệ thịt đùi là 22,16%; tỷ lệ thịt ngực là 22,86%.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt của con lai như giá trị pH; tỷ lệ mất nước
sau chế biến của thịt gà, màu sắc thịt, độ dai của thịt đều tốt.


18

Còn Trần Long và cs (2007) [12], đã xác định hệ số di truyền và tương
quan di truyền một số tính trạng sản xuất của gà Mía như sau: Hệ số di truyền
khối lượng gà Mía ở các tuần tuổi từ 1 ngày tuổi, 4 tuần, 6 tuần, 9 tuần, 12
tuần tuổi được xác định tương ứng h 2 = 0,54 ± 0,10; 0,51 ± 0,11; 0,50 ± 0,12;
0,50 ± 0,14; 0,53 ± 0,13.
Hệ số tương quan di truyền (r A ) và tương quan kiểu hình (r P ) về khối lượng
lúc từ 1 ngày tuổi, 4 tuần, 6 tuần, 9 tuần, 12 tuần tuổi được xác định là: r A = 0,46,

r P = 0,36; r A = (0,64), r P = (0,47); r A = (0,72), r P = (0,57); r A = (0,82), r P = (0,73).
Hệ số di truyền sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu được xác định h 2 =
0,24 ± 0,11 và hệ số di truyền khối lượng trứng h 2 = 0,53 ± 0,14.
Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể 4 tuần, 6 tuần, 9
tuần, 12 tuần tuổi với sản lượng trúng có giá trị -0,13 đến -0,19. Tương tự hệ
số tương quan kiểu hình biến đổi -0,06 đến -0,12.
Hệ số tương quan khối lượng cơ thể 4 tuần, 6 tuần, 9 tuần, 12 tuần tuổi
với khối lượng trứng 0,39 - 0,58.
Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã đưa
giống gà Mía vào danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Hiện nay
gà Mía được nhân giống và được nuôi ở nhiều nơi trên cả nước như: Sơn Tây,
Bắc Giang, và các trang trại... cùng với nhiều đề tài đã được tiến hành nhằm:
+ Nghiên cứu năng suất và chất lượng trứng của gà Mía.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng gà Mía.
+ Tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng trứng gà Mía.
+ Khảo sát năng suất thịt của gà Mía
+ Khảo sát tiêu tốn thức ăn của gà Mía
+ Nghiên cứu tỉ lệ nuôi sống của gà Mía
+ Nghiên cứu ưu thế lai của gà Mía


×