Báo cáo thực tập
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
_____________________
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài :ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI
DÂN TÂN
(Qua khảo sát xă hội học tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La tháng
5/2007)
Giáo viên hướng dẫn :TS MAI KIM THANH
Sinh viên thực hiệ : KIỀU XUÂN HÌNH
Lớp : K48 - Chuyên ngành xã hội học
Niên khoá : 2003 - 2008
Hà nội tháng9 năm2007
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
1
Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài.
I.1. Tính cấp thiết của đề tài.
II. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
II.2. ý nghĩa thực tiễn
II.1.ý nghĩa lý lụân
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tợng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu.
IV.1. Đối tợng nghiên cứu.
IV.2. Khách thể nghiên cứu.
IV.3. Phạm vi nghiên cứu.
V. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
V.1. Cơ sở lý luận
V.2.Thao tác hoá khái niệm
V.3. Phương pháp nghiên cứu
VI. Giả thuyết và khung lý thuyết
VI.1. Gỉa thuyết
VI.2. Khung lý thuyết
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
II. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện
Mộc Châu
II.1. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân
II.2. Nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ người dân
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
III.2.khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
2
Báo cáo thực tập
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I /Lý do chọn đề tài :
I.1: Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là bộ phận quan trọng có liên quan chặt chẽ đến đời sống sức khoẻ của
con người. ở các làng quê môi trường có quan hệ mật thiết đối với đời sống, sinh hoạt
hàng ngày của cộng đồng làng xã, thôn bản. Chính vì thế mà môi trường ở nông thôn
không được quan tâm để ý bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cuộc sống của
cộng đồng ở tại làng xã đó
Ở nông thôn ngày nay do nhu cầu phát triển kinh tế nhiều làng xã, thôn bản, hộ gia
đình đã mạnh giạn đầu tư kinh phí vào phát triển nghề thủ công, nghề truuyền thống như,
cơ kim khí, mây tre đan, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn. Xong
việc xử lý nguồn nước thải, chất thải chưa đáp ứng yêu cầu gây ra ô nhiễm môi trường,
nhiều hộ chăn nuôi không có hệ thống kênh rãnh thoát nước mà thải trực tiếp ra vườn, ra
ao ngay nhà gây mùi hôi thối ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của con người. Trên
các trục đường ở làng quê ngày nay đang xuất hiện nhiều đống rác thải to kếch rù nằm
ngổn ngang ngay trên đường đi liên thôn, liên xã và những trung tâm công cộng của làng
xã như sân kho, sân bóng ....những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của
con người mà còn làm mất cả mỹ quan của một làng quê, thôn bản xưa nay vẫn được coi
là nơi có môi trường không khí trong lành và mát mẻ
Nhiều làng quê, thôn bản vẫn còn duy trì những hủ tục ăn, uống không hợp vệ sinh
như ăn gỏi cá, gỏi thịt, uống tập trung, thức ăn để bốc mùi mới ăn, ngủ sàn, ngủ nương,
uống nước suối, tắm sông, tắm ao hồ. Nhiều vùng đồng bằng nông thôn, miền núi ngày
nay nguồn nước ăn vẫn chủ yếu là nước giếng khơi, giếng đất, thậm chí có nơi còn ăn
nước ao hồ, sông suối ( xã Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La có tới 80% số hộ
dùng nước khe suối để ăn, sinh hoạt hàng ngày ) các tập tục sinh hoạt và sản xuất tự
nhiên của các vùng nông thôn thường dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, việc sử
dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu vào sản xuất nông nghiệp ngày nay ở nông thôn
là chủ yếu, trong khi đó nhiều loại thuốc trừ sâu không đảm bảo chất lượng đă gây hại
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
3
Báo cáo thực tập
đến sức khoẻ của con người và động, thực vật. Nhiều hộ gia đình chưa quan tâm đến
giếng nước, công trình vệ và khu chăn nuôi, chỉ mang tính chất có chưa nghĩ đến việc xử
lý chất thải và hậu quả từ các công trình này thải ra nó ảnh hưởng đến môi trường và sức
khẻo của con người. Đặc biệt những vùng rừng núi sâu xa hẻo lánh, trình độ nhận thức
của người dân còn hạn chế, việc tuyên truyền và phổ biến các thông tin môi trường chưa
rộng khắp, người dân chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường và chăm sóc sức
khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng vứt rác và tiểu tiện bừa bãi. Công trình vệ sinh
bố trí chưa hợp lý, nước thải chăn nuôi, nước thải nhà xí, nơi tắm giặt, nơi nấu ăn thải
bừa bãi ra ngay rau vườn, trâu bò nhốt ngay gầm sàn nhà ở, nhiều thói quen sinh hoạt xưa
nay chưa được thay đổi, ốm đau chưa được quan tâm điều trị, coi thường bệnh tật, chính
vì thế mà thường xảy ra dịch trong thôn, trong bản như dịch tả, dịch đau mắt, dịch cúm,
nhiễm khuẩn ....đây là những vấn đề mà xã hội cần quan tâm. Song nhiều nghiên cứu về
môi trường lâu nay chưa thấy đề cập đến vấn đề môi trường ở nông thôn ngày nay. Đặc
bịêt là vấn đề môi trường ở vùng núi sâu, xa mà ở đây bà con đang ngày ngày sinh sống
và lao động với những điều kiện môi trường không đảm bảo cho sức khoẻ của họ, họ
chưa nhận thức được vấn đề môi trường có ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào. Nên cần
phải có những nghiên cứu đưa ra để giúp họ cải thiện môi trường, bảo vệ sức khoẻ tránh
những tai biến, bênh tật do thiên nhiên và chính bản thân mình gây ra. Đây là lý do mà
bản thân quan tâm và chọn đề tài nghiên cứu này “ Ảnh hưởng của môi trường đến sức
khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La’’
II/ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
II.1: ý nghĩa lý luận
Bảo vệ và giữ gìn môi trường là một vấn đề đặc biệt quan trọng được nhiều quốc
gia quan tâm, môi trường mà bị ô nhiễm sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến sức khoẻ của con
người, làm cho thiệt hại về kinh tế, xã hội chậm phát triển. Chính vì vậy việc nghiên cứu
ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ của con người là hết sức quan trọng
Kết quả nghiên cứu của vấn đề này :
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
4
Báo cáo thực tập
Giúp làm sáng tỏ những hành động của người dân đối với môi trường, hàng ngày
họ ăn, uống sinh hoạt có những tác động tới môi trường
Giúp hình thành lên những quan niệm khoa học trong báo cáo về môi trường của
người dân nói chung và người dân tộc, vùng sâu, vùng xa nói riêng
II.2: ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu
Giúp cho Nhà nước và những người làm công tác quản lý môi
trườngđưarnhữnghoạch định, chính sách để bảo vệ môi trường khỏi ảnh hưởng đến sức
khoẻ của người dân và cộng đồng
Giúp cho người dân khỏi lo toan trước những thảm hoạ, tai biến của thiên nhiên
gây ra như lũ quét, sương muối, hạn hán, bão lụt ...
Giúp cho xã hội, cho cộng đồng có một môi trường xanh, sạch đẹp, có một bầu
không khí trong lành, mát mẻ và dễ chịu
III/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua thực trạng sức khoẻ của người dân để tìm hiểu những tác động của môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội tới sức khỏe của họ, xu thế này trong thời gian tới.
Từ đó đề xuất những kiến nghị mang tính khả thi
IV/ Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
IV.1: Đối tượng nghiên cứu: tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội tới sức khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
IV.2: Khách thể nghiên cứu : toàn bộ người dân đang sinh sống và lao động tại xã
Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
IV.3: Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu môi trường
Môi trường được chia làm hai loại
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
5
Báo cáo thực tập
Môi trường tự nhiên gồm : khí hậu, địa lý, nguồn nước
Môi trường xã hội gồm : quan hệ giưa các thành viên trong gia đình, ngoài xã hội,
những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nhưng ở đây do điều kiện thời
gian, không gian, điều kiện kinh tế có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu một số
ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đến sức khoẻ của người dân xã
Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
Phạm vi khảo sát : khảo sát tại địa bàn xã Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn
La
Thời gian khảo sát : Tháng /5/2007. Những thông tin hỏi từ năm 2003 trở lại đây
( 5/2007)
V/ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
V.1: Một số lý thuyết liên quan đến đề tài
Lý thuyết biến đổi xã hội: Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên không ngừng biến
đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay
đổi bên trong bản thân nó. Do đó bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào, cho dù nó
có bảo thủ và cổ truyền đến đâu đi chăng nữa cũng luôn biến đổi
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó nhứng khuôn mẫu của các hành vi xã hội,
các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và cấc hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi
qua thời gian
Lý thuyết hành động xã hội: Trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là
một hình thức hoặc cách giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội. Hành động xã hội được
tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, Đảng phái chính trị
Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các
chủ thể hành động là các cá nhân
Theo Mar Weber “hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý
nghĩa chủ quan nhất định”. Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực cá nhân. Tính
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
6
Báo cáo thực tập
tích cực này lại bị quy định bởi hành loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá
trị của chủ thể hành động, tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tồn tại
của chủ thể
Lý thuyết liên quan đến môi trường:
V.2: Thao tác hoá khái niệm
Khái niệm môi trường : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
Khái niệm sức khoẻ: Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất,
tinh thần xã hội. Sức khoẻ không chỉ được bảo đảm bởi cuộc sống vật chất mà còn quy
định bởi đời sống tinh thần
“Trạng thái sức khoẻ của một cá nhân, của cộng đồng phản ánh phần nào hiện
trạng chất lượng nước, không khí, thức ăn, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt”
Khái niệm chăm sóc sức khoẻ:
V.3: Phương pháp nghiên cứu bao gồm
Phân tích tài liệu : toàn bộ các nguồn tài liệu như báo cáo Đại hội Đảng bộ xã Tân
Lập – Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của UBND xã Tân Lập
– Báo cáo tổng kết năm 2006 của trạm y Tế xã - Báo cáo của trung tâm y Tế huyện Mộc
Châu và một số tài liệu về môi trường nông thôn
Phương pháp quan sát : quan sát trực tiếp toàn bộ đời sống, sinh hoạt hàng ngày
của người dân xã Tân Lập, quan sát nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, các vật dụng đựng
nước, quan sát môi trường xung quanh khu dân cư, khu nhà ở, quan sát địa lý, khí hậu,
quan sát những thói quen, ý thức vệ sinh môi trường của người dân, quan sát các công
trình, hệ thống vệ sinh trong gia đình và ngoài công cộng, quan sát việc xử lý rác thải,
nước thải từ các khu chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, nơi tắm giặt, nơi nấu ăn thải ra
Phương pháp phỏng vấn
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
7
Báo cáo thực tập
Phỏng vấn bằng bảng hỏi : với N mẫu theo cơ cấu giới tính, học vấn, nghề nghiệp,
thuần nông hỗn hợp, quy mô gia đình từ 2 thế hệ trở lên
Phỏng vấn sâu : phỏng vấn 5 người
Lãnh đạo xã = 1 ( nam )
Cán bộ y tế xã = 1 (nữ )
Người dân trực tiếp sản xuất = 3 ( nam 1, nữ 2 )
VI / Gỉa thuyết và khung lý thuyết
VI.1: Gỉa thuyết
Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân
Nhận thức của người dân về môi trường và sức khoẻ
Môi trường tự nhiên ( khí hậu, nguồn nước, địa lý ) và môi trường xã hội ( quan hệ
trong gia đình, ngoài xã hội, những thói quen trong sinh hoạt của người dân ) ảnh hưởng
đến sức khoẻ của người dân
VI.2: Khung lý thuyết
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
8
Điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý,
nguồn nước
Đặc điểm kinh tế, chính trị - VH - XH
Dịch vụ
y tế
Truyền
thông y tế
Đặc
điểm cộng
đồng (phong
Đặc
điểm hộ gia
đình nhận
Nhận thức thái độ, hành vi chăm sóc sức khoẻ của
người dân
Sức khoẻ người dân
Báo cáo thực tập
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I /Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tân Lập là một xã vùng hai của huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La, về phía Đông
giáp ranh với xã Võng Luông, Vân Hồ về phía Tây giáp xã Chiềng Hắc về phía Nam giáp
xã Tân Hợp về phía Bắc giáp xã Xuân Nha. Cách thị trấn Mộc Châu khoảng 30 km, diện
tích đất tự nhiên của xã trên 1421,20 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 684,4ha, đất
ở là 298 ha, đất ao hồ 0,26ha, đất trồng rừng là 508,2 ha
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005 toàn xã có 1791 hộ với trên 8593 nhân khẩu,
trong đó có 399 hộ trên 1859 nhân khẩu là dân tái định cư từ huyện Mường La nơi giải
phóng xây dựng thuỷ Điện Sơn La chuyển về định cư tại xã Tân Lập ( theo báo cáo Đại
hội Đảng bộ xã Tân Lập nhiệm kỳ 2005- 2010 tổ chức ngày 19 tháng 6 năm 2005 )
Hiện nay toàn xã có 14 Bản và 4 Tiểu Khu gồm: Bản Hoa I, Bản Hoa II, Bản Dọi
I, Bản Dọi II, Bản Tà Phình, Bản Nậm Tôm, Bản 32, Bản Nậm Khao, Bản Co Phay, Bản
Lóng Cóc, Bản Nà Tân, Bản Phiêng Đón .......và có 7 dân tộc anh em gồm dân tộc Thái,
dân tộc Mông, dân tộc La Ha, dân tộc Kinh...., có tới 68% là dân tộc Thái
Nghề nghiệp chính của người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp chiếm 97%, còn
3% là kinh doanh dịch vụ
Về sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp, năng xuất mùa vụ còn kém, thấp, theo báo cáo
của UBND xã Tân Lập trình tại kỳ họp thứ 7 HĐND xã khoá XVIII nhiệm kỳ 2004 –
2009 họp ngày 26 tháng 12 năm 2006 cho thấy bình quân thu nhập một ha chỉ đạt 987
đến 1000 kg lúa trên 1 ha
Từ năm 2003 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về di dân tái định cư,
phục vụ xây dựng công trình thuỷ Điện Sơn La, xã Tân Lập đã tiếp nhận 399 hộ trên
1859 nhân khẩu từ xã Ít Ong huyện Mường La về định cư tại xã, từ đó đời sống của nhân
dân trong xã cũng có phần xáo trộn, người dân sở tại phải giành một phần đât sản xuất và
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
9
Báo cáo thực tập
đất ở cho dân tái định cư. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đời sống kinh tế của xã có
phần khó khăn
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005 toàn xã có 23 hộ giàu = 0,13%, có 247 hộ
khá giả = 13,9%, có 863 hộ trung bình = 48,2%, có 600 hộ nghèo = 33,5%, có 48 hộ
đói = 0,27 %. Cả xã có 3 hộ có nhà kiên cố bằng bê tông, có 62 hộ nhà tranh vách đất,
nền đất còn lại là nhà sàn gỗ lợp ngói sông cầu ( ngói quặc )
Về phương tiện vận tải cả xã có 12 xe ô tô lớn nhỏ, công nông đầu ngang có 4 cái
máy cày tay và máy xay xát có 120 cái có 62% số hộ có ti vi loại bình thường (năm trăm
đến một triệu đồng) Đặc biệt là khi có dân tái định cư về xã Tân Lập đã xây dựng và mở
rộng được tuyến đường xã và rải nhựa đoàng hoàng, nhiều hộ được đền bù tiền đất và
hoa màu của dự án dân tái định cư cộng với đường giao thông trong xã thuận lợi, hai nữa
đường ở đây tuy được cải tạo rải nhựa nhưng khá dốc chỉ có đi bộ và dùng các phương
tiện động cơ mới đi được, nên nhiều hộ đã mạnh giạn mua xe máy loại bình thường tầm
tiền 5 đến 10 triệu đồng để lấy phương tiện đi lại khoảng 44% số hộ có xe máy
Trong xã có 29 hộ kinh doanh dịch vụ chiếm 0,16%, có 4 hộ kinh doanh vận tải
chiếm 0,2% có 5 hộ chuyên xây dựng chiếm 0,22%, có13 hộ chế biến nông sản chiếm
0,9%. Ngoài trồng ngô, cấy lúa, trồng sắn ra nhiều hộ trồng mận, trồng chè
Về chăn nuôi mỗi hộ có 2 đến 3 con Lợn, có 2 đến 3 con Trâu Bò, nhiều hộ có 5
đến 7 con như gia đình Cô Hà Thị Biến ở Bản Dọi I nuôi tới 12 con Bò cả to lẫn nhỏ
Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.250 nghìn đồng người trên năm ( theo báo cáo
Đại hộ Đảng bộ xã Tân Lập tháng 6/ 2005 ) kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu vừa sảu
xuất và vừa tiêu thụ
Về cơ sở hạ tầng, cả xã có 4 trường học 1 trường mầm non có 5 lớp học, 1 trường
tiểu học có 32 lớp học, 1 trường Trung học cơ sở có 21 lớp học, 1 trường Trung học phổ
thông có 3 lớp học, xã có một trạm y tế được xây dựng lại năm 2003 kiên cố bằng bê
tông có 4 phòng làm việc, trụ sở UBND xã cũng mới được xây mới năm 2004 khá khang
trang, 2 tầng 8 phòng làm việc, một trạm cấp phát điện cho nhân dân
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
10
Báo cáo thực tập
Tuyến đường nhựa mới được xây dựng năm 2000 dài 4 km từ UBND xã đến Bản
Dọi I
Về văn hoá xã hội
Năm học 2006 -2007 cả xã có 2360 em học sinh ở 4 cấp học đạt 93% số em trong
độ tuổi đi học đến trường, song tỷ lệ trẻ em bỏ học dở chừng cũng khá cao chủ yếu là ở
cấp II và cấp III, do điều kiện kinh tế, nhà lại ở xã trường học, đường nhiều đèo dốc, cho
đến nay cả xã có 3 Bản được huyện Mộc Châu công nhận là Bản văn hoá đó là Bản Dọi I,
Bản Hoa I và Bản Phiêng Đón, có 965 hộ được xã công nhận là gia đình văn hoá, mỗi
Bản đều xây dựng hương ước riêng của Bản mình. Trạm y tế xã được biến chế 5 người
trong đó có một trạm trưởng và 4 nhân viên, trạm trưởng và nhân viên đều học qua
trường trung cấp y và có 17/ 18 Bản, Tiểu khu có đội ngũ y tế thôn, bản. Hàng năm có
khoảng 94% số trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng và uống vi ta min A ( theo báo cáo
của UBND xã trình tại kỳ họp thứ 7 HĐND xã, họp ngày 26 tháng 12 năm 2006 ). Hàng
năm vào dịp tết nguyên đán cổ truyền UBND xã thường tổ chức các hoạt động vui xuân
như bắn nỏ, ném còn .. Đặc biệt là ở đây trước kia và hiện nay vẫn còn hộ trồng cây Anh
Túc ( cây thuốc phiện ) năm 2006 xã huy động chặt phá 20.600 m2 cây Anh Túc, triệt
phá 6 ổ nhóm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý. Vận động 139 đối tượng đi cai
và phát hiện 23 đối tượng nghi nghiện, nhiều đối tượng nghiện quá lâu không thể cai
được chủ yếu là người già. Nhìn chung qua quan sát, phỏng vấn và tìm hiểu một số báo
cáo của xã cho thấy dấu hiệu kinh tế xã hội của cư dân ở đây đang từng bước đi lên so
với những năm trước đây đời sống có khấm khá hơn, người dân thuần tuý, chịu khó làm
ăn
II/ ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện
Mộc Châu
II.1 Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân xã Tân Lập
Tân Lập là một xã nằm ở độ cao so với mặt nước biển khoảng 1500 m nên có nhiệt
độ thời tiết tương đối mát mẻ, cư dân ở đây đêm năm ngủ quanh năm đều phải đắp chăn
bông, thời tiết nơi đây ít có nơi có được
Kiều Xuân Hình - Lớp K48 - XHH
11