Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ AN HƯNG THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.92 KB, 35 trang )

Lời nói đầu
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới,cùng với việc định hướng phát
triển kinh tế xã hội theo chính sách mở cửa, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào sự phát triển
chung của khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển
kinh tế Việt nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu”. Việt nam
với chính sách đa phương hố và đa dạng hố quan hệ quốc tế đã từng bước hội nhập vào nền
kinh tế thương mại khu vực và tồn cầu. Việt nam hiện nay đã là thành viên của ASEAN,
APEC, ASEM... gia nhập vào WTO (năm 2006), thì ngoại thương đóng một vai trò

quan trọng hơn bao giờ hết trong quá trình đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Để hoạt động ngoại thương có hiệu quả đòi hỏi các nhà lãnh đạo của các
Doanh Nghiêp phải có trình độ, kiến thức sâu rộng và hiểu biết về nghiệp vụ ngoại
thương, đồng thời phải nắm bắt kòp thời tình hình nền kinh tế thế Giới, Vì thế, các
môn học liên quan đến ngoại thương rất được chú trọng hiện nay.
Qua quá trình giảng dạy, các thầy cô đã trang bò cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, chỉ ra và phân tích những
thuận lợi và khó khăn khi thực hiện một Nghiệp Vụ Ngoại Thương mà cụ thể ở đây
là một hợp đồng Ngoại Thương. . Để thực hiện một hợp đồng ngoại thương có hiệu
quả là một vấn đề không đơn giản, phải trải qua nhiều khâu và nhiều công đoạn.
Trong đó, công tác giao nhận ha øng hóa là không thể thiếu, mỗi doanh nghiệp phải
lập riêng ra một phòng Xuất Nhập khẩu để đảm trách công việc này hoặc phải thuê
các công ty dòch vụ bên ngoài để làm thay cho mình công việc này, nhằm thúc đẩy
quá trình giao nhận hàng hoá Xuất Nhập khuẩu được nhanh chóng, thuận lợi, hiệu
quả và tiết kiệm chi phí phát sinh. Vậy nên, nghiệp vụ giao nhận là một khâu quan
trọng trong việc thực hiện thành công một hợp đồng ngoại thương.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
AN HƯNG THỊNH, qua quá trình trải nghiệm thực tế, càng giúp em nhận thấy rõ


ràng hơn tầm quan trọng của việc này. Bên cạnh đó, em cũng nhận thấy được
những khó khăn của các Công ty trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận


hàng Xuất nhập khẩu. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Quy trình nghiệp vụ giao nhận
hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ AN HƯNG THỊNH để viết bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình. Việc cải
tiến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu, đặc biệt là khâu thực hiện thủ tục Hải
quan, là một vấn đề cấp thiết và mang một ý nghóa rất lớn đối với những doanh
nghiệp hiện nay. Nó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập
khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương và từ đó
làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian để thực hiện đề tài chỉ trong vòng hai tháng, thời gian khá ngắn, để có
thể thu thập kinh nghiệm cũng như thời gian để viết một bài hoàn chỉnh, đầy đủ là
không thể. Vì vậy chắc chắn em không thể tránh được những thiếu sót trong bài
báo cáo này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và
các cô các chú tại công ty.


Lời cảm ơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường CĐ kinh tế đối ngoại
đã nhiêït tình giảng dạy cho em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy
Nguyễn Văn Tám, người đã trực tiếp hướng dẫn và cho em nhiều ý kiến quý báu để
em có thể hoàn thành tốt bài thu hoạch này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, các phòng ban chức
năng, cùng toàn thể các anh chò, cô chú trong công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ AN HƯNG THỊNH đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty,
nhờ đó mà em có được một vốn kiến thức tực tế cần thiết và được hiểu biết thêm
nhiều về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chúc q thầy cô dồi dào sức khoẻ, tiếp tục đào tạo cho đất nước một
nguồn nhân lực dồi dào, với vốn kiến thức vững chắt để có thể thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam ngày càng đi lên và vững mạnh.
Chúc q công ty ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa để có thể

phát triển vững vàng trên bước đường hoạt động kinh doanh.
Em cũng xin chúc tất cả các thầy cô được dồi dào sức khoẻ để tiếp tục
truyền đạt những kiến thức quý báu cho sinh viên chúng em và thế hệ sau này.

HSTH: PHẠM ĐÌNH HUỲNH


CHƯƠNG 1 :

KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH
VỤ AN HƯNG THỊNH
1.1. Giới thiệu chung về công ty.
1.1.1. Giới thiệu chung :
Tên gọi :Công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN HƯNG THỊNH
Trụ sở chính : Số 11 Đường Cô Giang, Phường 2, Quận Phú Nhuận.TPHCM
Thành lập ngày 10/02/2007
Ngành nghề kinh doanh :
Mua bán máy móc, thiết bò ngành nhựa-cơ khí- chế biến gỗ; nông sản



thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ.


Dòch vụ khai thuê Hải Quan.




Kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng ôtô, đường thuỷ.

Các đơn vò trực thuộc công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN
HƯNG THỊNH:


CỬA HÀNG AN HƯNG THỊNH
• Đòa chỉ: thành phố Phan Rang. Tháp chàm, Ninh Thuận.
• Người đại diện: Anh Trần Như Lâm - chủ cửa hàng.

1.1.2. Quá trình phát triển:
Công ty được thành lập vào ngày10/02/2007, thời kỳ Việt Nam vừa gia nhập
vào WTO. Cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ngoại
thương được mở rộng, đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tìm cơ hội mới
trên thò trường Quốc tế cũng được tạo cơ hội nhiều hơn. Nắm bắt được nhu cầu thiết
yếu của những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa lập riêng cho mình một phòng Xuất
nhập khẩu, mà cần thiết phải có một công ty dòch vụ đứng ra làm giúp mình công


việc này. Bằng vốn kinh nghiệm được tích lũy trong một quá trình làm việc lâu dài,
chỉ trong vòng hai năm, Công ty đã thu hút được một lượng lớn khách hàng cần
cung cấp dòch vụ.
Đồng thời, đến năm 2008 công ty đã mở ra thêm cho mình mãng kinh doang hàng
nông sản thực phẩm, và đang có tìm kiếm thò trường nước ngoài để Xuất khẩu.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ.
1.1.3.1. Chức năng.
Là doanh nghiệp tư nhân, vừa được thành lập, không sản xuất trực tiếp, Công
ty chỉ kinh doanh buôn bán những mặt hàng mà thò trường có nhu cầu cao như:
nông sản thực phẩm( cà chua, bí đao, dưa leo….); đèn đồng trang trí ( cung cấp cho
Reshots Đà Nẵng). Cung cấp dòch khai thuê Hải Quan và không ngừng tìm kiếm

thêm nhiều khách hàng mới.
1.1.3.2. Nhiệm vụ.
• Sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển một cách hợp lí.
• Trong hoạt động kinh doanh, công ty có nhiệm vụ xây dựng chiến lược
kinh doanh hằng năm nhằm đặt được chỉ tiêu đã đề trong những kỳ họp
đầu năm và với nhu cầu thò trường.
• Luôn nâng cao kiến thức và cập những thông về những sự thay đổi của
thò trường và các qui đònh, thông tư về sửa đỗi của luật Hải Quan.
• Thực hiện các nghóa vụ đối với người lao động theo quy đònh của Bộ
Luật Lao Động như thời gian làm việc, chế độ về Bảo Hiểm Y Tế, Bảo
Hiểm Xã Hội, Kinh Phí Công Đoàn… Bảo đảm việc làm và mức thu
nhập ổn đònh cho công nhân….
• Thực hiện các quy đònh của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường,
quốc phòng, an ninh quốc gia


1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ tổ chức của Công ty
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

PHÒNG
MARKETTING

PHÒNG

KINH
DOANH

PHÒNG
NHÂN
SỰ, KẾ
TOÁN

CỬA
HÀNG AN
HƯNG
THỊNH

1.1.5. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty.
Qua sơ đồ này ta thấy công ty đã tổ chức đầy đủ các bộ phận, được phân
nhiệm vụ rõ ràng. Nên việc thực hiện công việc sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
Phòng Xuất nhập khẩu chuyên lo về việc nhận hàng nhập khẩu và giao hàng xuất
khẩu đúng thời gian và an toàn cho khách hàng, giúp khách hàng hoàn thành các
hợp đồng ngoại thương đạt hiệu quả cao nhất. Phòng Marketting đảm trách việc tìm
hiểu thò trường, tìm kiếm và thu hút thêm nhưng công ty cần cung cấp dòch vụ khai
thuê hải Quan. Phòng kinh doanh đảm trách riêng việc tìm kiếm thò trường kinh
doanh các mặt hàng mà trong nước dang có nhu cầu, và việc mua bán hang hóa
nông sản thực phẩm Ngoài ra công ty còn xây dựng bộ phận tiếp thò, bộ phận quan
trọng trong việc nâng cao khả năng thâm nhập và mở rộng thò trường của công ty.
Cửa hàng An Hưng Thònh là đầu mối thu mua nông sản để vận chuyển vào Tp Hồ
Chí Minh tiêu thụ.
1.2. Tình hình khai thác dòch vụ và kinh doanh của Công ty tronghai năm
qua.



1.2.1. Tổng doanh thu từ việc cung cấp dòch vụ và kinh doanh.
Bảng số liệu về doanh thu năm 2009-2010
Đơn Vò Tính: VNĐ
Dòch vụ khai thuê Hải
Năm

Gía trò
2009
2010

Kinh doanh

Quan

450.285.000
640.358.000

Chênh
lệch (%)
100
114,2

Gía trò
625.345.000
856.476.545

Tổng doanh thu

Chênh
lệch (%)

100
96,3

Giá trò
1.075.630.000
1.496.834.545

Chênh
lệch(%)
100
109,4

Nguồn: công ty TNHH An Hưng Thònh
Qua bảng số liệu, tình hình hoạt đông kinh doanh của Công ty trong hai năm
qua đang đi đúng hướng và đạt được những thành công nhất đònh, thu được một mức
doanh thu hàng năm cao và ngày càng tăng lên tăng .
Năm 2010 doanh thu từ việc cung cấp dòch vụ khai thuê Hải Quan tăng lên, từ
đó cho thấy được kim ngạch xuất nhập khẩu của các công ty tăng ( do các công ty
đã mở rộng việc sản xuất và mở rộng thò trường của mình)
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự
thuận lợi trong sản xuất và lớn mạnh của các công ty và sản phẩm của những công
ty này đang ngày càng thâm nhập nhanh vào thò trường nước ngoài.Đồng thời Công
ty cũng đã tăng thêm được lượng khách hàng, và thể hiện được uy tín của Công ty
trong việc khai thuê Hải Quan.
1.2.2. Thò trường xuất nhập khẩu chính của các Công ty
Về phía thò trường nhập khẩu:các mặt hàng hầu như được nhập chủ yếu từ Trung
Quốc, Đài Loan, Singapore (như: máy hàn hồ quang kim loại, máy biến đổi điện,
kích nâng dùng trong Gara ôtô ….. )
Về phía thò trường xuất khẩu thì mặt hàng đồ Gốm do Việt Nam sản xuất được
Xuất khẩu sang cácthò trường như Mỹ, úc, Nga, Italya, Tây Ban Nha.

1.3. Những thuận lợi và khó khăn :


1.3.1. Thuận lợi:
• Việt nam gia nhập WTO, kèm theo nhều chính sách mở cửa của nhà nước
tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển ngày càng mạnh.
• Những công ty cần dòch vụ khai thuê hải quan ở nước ta ngày càng nhiều
• Lợi nhuận của Công ty ngàycàng tăng, nhờ các khách hàng cũ ngày càng mở
rộng được thò trường tiêu thụ hàng hóa của mình, và sự thu hút thêm nhiều
khách hàng mới nhờ vào uy tín công ty ngày càng được nâng cao.
• Lợi nhuận từ việc cung cấp dòch vụ tăng hang năm nên tạo điều kiện thuận
lợi trong việc xoay vòng vốn đẩy mạnh được việc hoạt độâng kinh doanh của
công ty ngày cang thuận lợi hơn.
1.3.2. Khó khăn:
• Do lượng công ty cung cấp dòch vụ khai thuê ở Việt Nam nhiều, cùng với đó
là các đại lý của các hãng tàu cũng cung cấp thêm la hình dòch vụ này, nên
việc cạnh trtanh ngày càng khó khăn hơn.
• Do nhũng chính ssách ưu đãi cho hoạt động ngoại thương của nhà nước chưa
cố đònh mà còn nhiều thay đỗi bổ sung cho phù hợp nên không tránh được
những thiếu sót trong việc cập nhập thông tin cho phù hợp.
• Các thông tư của bộ tài chính trong hai năm nay luôn có sự thay đỗi bổ sung
về các mặt hàng đïc miễn giảm thuế nhập khẩu và VAT(GTGT), gây bất
cập trong việc khai báo thuế suất cho hàng hóa xuất nhập khẩu
Tập quán và cách thức phân công các khâu thủ tục ơ3 từng Cảng có sự khác
nhau gây kho khăn cho nhân viên khi đi giao nhận ngoài Cảng.
CHƯƠNG 2.

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu.



Gồm các bước:


Nhận chứng từ.



Nhận lệnh giao hàng(D/O) từ hãng tàu.



Làm thủ tục Hải Quan.



Nhận hàng.

2.1.1. Nhận chứng từ từ.
Sau khi nhận được thông báo hàng đến từ phía đại lý hãng tàu, khách hàng
sẽ liên hệ cho chúng ta đến nhận bộ chứng từ gồm các chứng từ:
 01 thông báo hàng đến(Arrival Notice).
 01 giấy giơíù thiệu để đến đại lý hãng tàu(nơi gửi thông báo hàng đến đến)
nhận D/O.
 01 hóa đơn thương mại (INVOICE) bản photo.
 01 Phiếu đóng gói (PACKING LIST) bản photo.
 01 hợp đồng ngoại thương bản photo
 Cùng một số giấy tờ khác có liên quan đến lô hàng như thông báo chuyển
tiền của ngân hàng (nếu có); bill original (đối với những lô hàng được gửi trực tiếp

qua hãng tàu và được cấp bill Original thì bắt buộc phải xuất trình khi đến đại lý
hãng tàu nhận D/O) nhưng hiện các doanh nghiệp thường sử dụng Billl Surender để
tiện cho việc nhận hàng,không mất thời gian chờ chứng từ về, có Bill gốc mới đi
nhận lệnh mà có thể nhận trước khi có thông báo hàng đến; Giấy phép nhập khẩu
bản sao (nếu mặt hàng nhập về bắt buộc phải có giấy phép); C/O (là giấy chứng
nhận xuất xứ do người bán cung cấp )
2.1.1.2. Nhận lệnh giao hàng (D/O).
Khi đúng hẹn trên thông báo hàng đến ( ví dụ như trên thông báo hàng đến
thông báo: tàu WAN HAI 202 , chuyến V.S261 cập cảng ngày:15/04/2011. Xin mời
q công ty đến nhận lệnh giao hàng sau 14 giờ ngày 15/04/2011). Nhân viên giao
nhận sẽ mang giấy giới thiệu và thông báo hàng đến đến đại lý hãng tàu (xuất trình


Bill original nếu có), đóng các chi phí cho việc vận chuyển và bốc xếp lô hàng vào
cảng dỡ hàng, như: phí D/O, phí Handing, phí CFS nếu đó là hàng lẻ.… Sẽ được đại
lý hãng tàu cấp D/O.
• Nếu là Bill gốc thì:
Số D/O được giao thường là 4 (gốc). Số này cũng khác nhau tùy hãng tàu.
• Nếu là Bill Surender thì:
Sẽ được cấp 03 bản gốc D/O chính (D/O do hãng tàu cấp cho đại lý), 04 bản
gốc D/O phụ (D/O do đại lý cấp cho người nhận hàng và 02 bản sao Bill
chính (do hãng tàu cấp cho đại lý) 02 bàn sao Bill phụ(bill do đại lý cấp cho
người nhận hàng) các tờ Bill dều được dại lý đóng dấu của đại lý và chữ ký
của người phát Bill.
D/O là một chứng từ rất cần thiết để nhận hàng, nó theo suốt quá trình nhận
hàng ở cảng. Trên D/O có quy đònh số ngày hàng được ở cảng mà không phải đóng
phí lưu kho(đối với hàng lẻ), lưu bãi(dối với hàng Container), thường là 7 ngày (Đối
với những hãng tàu quan hệ lâu dài tốt đẹp với công ty thời gian này có thể lên đến
14 ngày) và dần trở thành một qui đònh bất thành văn, nên hiện nay một số đại lý
hãng tàu đã bỏ qua việc thể hiện khoảng thời gian này lên lệnh giao hàng. Sau thời

gian này mà công ty chưa đưa hàng ra khỏi cảng thì phải đóng tiền phạt, số tiền này
cũng khác nhau đối với mỗi hãng tàu (thường thì khoảng 6 USD/1 container/1 ngày
cộng thêm thuế VAT 10%), còn với hàng lẻ nhập kho thì tiền phạt này thính theo
khối/ngày và chia ra từ 1 dến 5 ngày, từ 5 ngày dến 15 ngày và trên 15ngày, tùy
từng cảng mà số tiền phạt này sẽ khác nhau. Nếu để hàng trong kho bãi qúa 30
ngày kể từ ngàytàu cập cảng thì sẽ bò xử phạt hành chính tuỳ theo số lần vi phạm
của công ty (nếu mới lần đầu sẽ bò lập biên bản cảnh cáo, khi vi phạm lần thứ hai
sẽ bò lập biên bản xử phạt hành chính với mức phạt là 1 triệu đồng và cứ như thế
mức tiền phạt sẽ tăng dần vào các lần vi phạm tiếp theo. Nhân viên giao nhận sau


khi nhận được lệnh giao hàng thì phải xem kỹ ngày tàu đến, ngày hết hạn lưu
container trong bãi và bắt đầu tính phí lưu cntainer, lưu kho. Nếu mà đã quá hạn thì
phải tiến hành gia hạn lệnh (là mang lệnh chính đến hãng tàu đóng phí lưu
container tại bãi cho đến khi mang container ra khỏi cảng, sau khi đóng đủ tiền thì
nhân viên hãng tàu sẽ đóng dấu lên trên lệnh giao hàng trong đó có ghi gia hạn đến
ngày nào thì hết hạn), theo thời gian mà công ty có thể đưa tất cả hàng ra khỏi
cảng. Đối với lệnh quá hạn mà nhân viên giao nhận không gia hạn thì khi vào
Thương vụ cảng để lập phiếu xuất hàng thì sẽ không được cấp phiếu này để mang
hàng ra khỏi Cảng mặt dù đã hoàn thành thủ tục Hải Quan.
Còn đối với hàng lẻ nhập kho thi phải xem kỹ ngày tàu đến (lưu ý ngày nào bắt đầu
tính phí nếu có ghi trên lệnh), và tính xem ngày mà cảng bắt đầu tính phí lưu kho,
để tiến hành làm thủ tục Hải Quan mang hàng ra khỏi Cảng một cách nhanh nhất
để hạn chế thấp nhất chi phí cho Công ty. Vì với hàng lẻ không cần gia hạn lệnh,
nếu quá ngày thì sẽ bò tính phí lưu kho.
2.1.2. Làm thủ tục Hải quan.
2.1.2.1. Thời hạn khai báo Hải quan.
Doanh nghiệp có quyền tiến hành làm thủ tục hải Quan kể từ ngày tàu đến,
và không nên quá 30 ngày kể từ ngày tàu đến sẽ bò xử phạt hành chính, con nếu
quá 6 tháng sẽ giải quyết theo dạng hàng tồn đọng không chủ. Sau khi thông báo

nhiều lần mà chủ hàng không đến nhận, Hải quan sẽ kiểm tra bán đấu giá.
2.1.2.2. Đòa điểm khai báo Hải quan.
Khi nhận được thông báo hàng đến thì doanh nghiệp sẽ biết được Cảng mà
hàng hóa của mình sẽ được dỡ xuống, cũng là nơi Đòa điểm làm thủ tục Hải quan
và nộp thuế.
Các Cảng mà Công ty thường tiến hành làm thủ tục Hải Quan là: cảng VICT,
cảng Khánh Hội,Bến Nghé, Tân Cảng, Cát Lái, ICD Phước Long 1 và ICD Phước


Long 2. trong đó hàng hóa đa số về Cảng Cát Lái (đây là Cảng biển lớn nhất thành
phố Hồ Chí Minh).
2.1.2.3. Khai tờ khai Hải quan.
Khi đã có bộ chứng từ, công ty tiến hành khai tờ khai hàng hóa nhập khẩu
trên form tờ khai trên máy vi tính. Đây là một công việc quan trọng đối với nhà
nhập khẩu, đòi hỏi nhân viên làm công việc này phải thật sự tỉ mỉ, chính xác. Bất
cứ sai sót nào xảy ra như khai sai hoặc áp mã số không đúng… thì tờ khai có thể bò
trả lại hay nặng hơn công ty có thể bò phạt. Điều này sẽ dẫn đến thời gian hoàn
thành thủ tục Hải Quan và nhận hàng bò chậm trễ làm phát sinh nhiều chi phí (phí
lưu kho, lưu container,…).
Từ ngày 01-01-2011 tất cả các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở

ba loại hình: kinh doanh, sản xuất xuất khẩu và gia cơng trên địa bàn TPHCM
đều phải thực hiện thơng quan bằng hình thức hải quan điện tử với phần mềm
khai báo mới và có một số thay đổi trong phương thức truyền tải dữ liệu, theo
Cục Hải quan TPHCM.
Việc khai báo Hải quan là công việc bắt buộc đối với nhà nhập khẩu, qua
các khai báo đó Hải quan có thể kiểm tra tính hợp lý của tờ khai, hàng hóa nhập về
có đúng khai báo hay không ,mặt hàng nhập về có bò nhà nước ta cấm nhập khẩu
hay không, doanh nghiệp đã áp mã và tính thuế cho mặt hàng này đã chính xác
chưa dựa theo các chứng từ có liên quan kèm theo.

Kết cấu của tờ khai Hải quan điện tử thì không thay đổi so voi trước đây ,
gồm các phần sau:
+ Phần tiêu đề tờ khai: dành cho Hải quan nơi làm thủ tục ghi tên cơ quan
Hải quan, ghi số tờ khai, ngày đăng ký, họ tên cán bộ đăng ký tờ khai.
+ Phần A: dành cho người khai Hải quan kê khai và tính thuế gồm các tiêu
thức từ 1-29.
- Mặt sau của tờ khai:


+ Phần B: dành cho kiểm tra của Hải quan: chia làm 2 phần.
 Phần kiểm tra hàng hóa
 Phần kiểm tra tính thuế
Đây là phần dành cho hải quan tính thuế cho hàng hóa mà mình
khai báo ở mặt trước tờ khai. Bao gồm thuế nhập khẩu và thuế
GTGT(hoặc thuế TTĐB nếu có). Cơ quan Hải quan kiểm tra số thuế do
chủ hàng khai báo, ghi số tiền thuế, lệ phí Hải quan phải nộp.
Phân tích các tiêu thức của tờ khai hàng nhập khẩu:
• Tiêu thức 1: Người nhập khẩu:
Ghi tên đầy đủ và đòa chỉ của doanh nghiệp (cá nhân nhập khẩu), số điện
thoại và số fax, mã số thuế (của doanh nghiệp được chi Cục thuế cấp khi đăng ký
kinh doanh) của người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu là cá nhân thì không phải
điền vào ô mã số (nhưng hiện nay nhà nùc đã bắt đầu tiến hành cấp mã số thuế
cho cá nhân, thì mã số này có thể sẽ được thể hiện vào ô này).
• Tiêu thức 2: Người xuất khẩu:
Ghi tên dầy đủ, đòa chỉ, số điện thoại số Fax của người xuất khẩu.
• Tiêu thức 3: Người uỷ thác.
Ghi tương tự như tiêu thức 1(nếu có).
• Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan
Ghi tương tự như tiêu thức trên (nếu có).
• Tiêu thức 5: Loại hình:

Đánh dấu vào loại hình nhập cho mục đích gì: kinh doanh, đầu tư, gia công,
sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất hay tái nhập.
• Tiêu thức 6: Giấy phép
Nếu mặt hàng nhập bắt buộc có giấy phép thì phải ghi vào đây số giấy
phép, cấp ngày nào, ngày hết hạn.


• Tiêu thức 7: Hợp đồng
Ghi số, ngày, tháng, năm của hợp đồng.trong trường hợp giữa hai bên có
thỏa thuận thêm về sự thay đỗi tên hàng, số lượng hàng thực tế giao, có thay đỗi
mỗt vài mặt hàng trong hợp đồng đã ký hai bên có thể soạn thảo và ký kết một
ANEX bổ sung, trên đó thể hiện đầy đủ các thông tin cần bổ sung chỉnh sửa cho
hợp đồng sồ, ngày nào.số và ngày ANEX này cũng được thể hiện chung lên tiêu
thức này.
• Tiêu thức 8: Hoá đơn thương mại.
Ghi số, ngày tháng năm hoá đơn thương mại.
• Tiêu thức 9: Phương tiện vận tải
Ghi tên tàu, số hiệu của tàu, số chuyến và ngày đến dựa trên giấy báo
nhận hàng.
• Tiêu thức 10: Vận tải đơn (Bill)
Ghi số, ngày tháng năm của vận đơn. Thường các hãng tàu thể hiện số
Bill ở góc trên cùng bên phải của Bill, nhưng cũng có một số hãng tàu như
EVERGREEN, MSC ….thi thể hiện số Bil ở ô gần cuối góc trái của Bill.
• Tiêu thức 11: Nước xuất khẩu:
Ghi đầy đủ tên nước và tên viết tắt nước đó(vào hai ô vuông) (bằng
tiếng Anh).
• Tiêu thức 12: Cảng, đòa điểm xếp hàng.
Ghi tên cảng nơi hàng được xếp lên tàu.
• Tiêu thức 13: Cảng đòa điểm dỡ hàng.
Ghi tên cảng nơi hàng được dỡ tại nước nhập khẩu

• Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng.
Ghi vào điều kiên giao hàng là gì: CIF, CIP, FOB,… và cảng đến. Cần lưu ý
ghi rõ diều kiện Incoterm nào vi dụ ( Incoterms 2000, Incoterms 2010)


• Tiêu thức 15: Đồng tiền thanh toán.
Đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ được thỏa thuận trên hợp đồng ngoại
thương.
Tỷ giá tính thuế: lấy theo tỉ giá ngân hàng nhà nước Việt Nam(có thể trước
ngày mở tờ khai là 03 ngày.
• Tiêu thức 16: Phương thức thanh toán
Ghi ra thanh toán bằng L/C, D/P, T/T, TTR… đúng như trên hợp đồng ngoại
thương.(chủ yếu các hợp đồng sử dụng hình thức thanh toán băng T/T hay TTR để
việc thanh toán được nhanh hơn, đơngiản hơn).
• Tiêu thức 17: Tên hàng quy cách phẩm chất
Ghi rõ tên hàng hoá theo hợp đồøng ngoại thương, hoá đơn.
 Lưu ý :
+ Tên hàng trên tờ khai phải khai bằng tiếng việc, rõ ràng, dễ hiểu.
Nếu lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên hay một mặt hàng mà có nhiều Model,
nhiều mã khác nhau, thì trên tiêu thức này thể hiện như sau :
+ Ghi tên hàng khái quát, tên hàng chung cho cả lô hàng và câu: “chi tiết
theo phụ lục tờ khai đính kèm”.
+ Lúc này ta phải lập thêm một phụ lục tờ khai.Trên phụ lục tờ khai: ghi tên
từng loại mặt hàng, tưng mã hàng, từng Model rõ ráng. Và thể hiện đầy đủ các nội
dung như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ, số lượng, đơn vò tính, đơn giá nguyên
tệ, trò giá nguyên tệ, trò giá tính thuế,thuế suất, tiền thuế của thuế nhập khẩu và
GTGT (hoặc thuế TTĐB nếu có).
• Tiêu thức 18: Mã số hàng hoá.
Ghi tên hàng hoá theo danh mục XNK hàng hoá của Việt Nam, danh mục
này luôn được chỉnh sửa qua từng năm cho phù hợp và hiện tại đang sử dung là

Biểu thuế XNK 2009.


• Tiêu thức 19:Xuất xứ
Ghi tên nước nơi hàng hoá được sản xuất ra. Căn cứ vào giấy chứng nhận
xuất xứ quy đònh, thoả thuận trên hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan đến lô
hàng. Áp dụng mã nước quy đònh trong ISO.
• Tiêu thức 20: Lượng.
Ghi số lượng của từng mặt hàng nhập khẩu theo hóa đơn thương mại, hợp
đồng. Trường hợp có 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
+ Trên tờ khai Hải quan ở tiêu thức này: không ghi gì.
+ Trên phụ lục tờ khai: ghi số lượng của từng mặt hàng.
• Tiêu thức 21: Đơn vò tính .
Ghi đơn vò tính hàng hoá đó đã được thoả thuận trong hợp đồng.Cách ghi
vào tiêu thức này như tiêu thức 20
• Tiêu thức 22: Đơn giá nguyên tệ
Ghi giá của 1 đơn vò hàng hoá bằng loại tiềân tệ đã ghi ở tiêu thức 15, căn
cứ vào thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, hoá đơn.
• Tiêu thức 23: Trò giá nguyên tệ:
Trò giá nguyên tệ= đơn giá nguyên tệ (22) x lượng (20)
• Tiêu thức 24: Thuế nhập khẩu:
+ Trò giá tính thuế = trò giá nguyên tệ (23) x Tỷ giá tính thuế (15)
Lưu ý :
Trong trường hợp lô hàng nhập về có cước vận chuyển (Frieght by sea, viết
tắt là F)và bảo hiểm(viết tắt là I), thì phải chia cùc bảo hiểm này ra cho từng mặt
hàng theo công thức sau:
F1 = (trò giá nguyên tệ 1 mặt hàng/ tổng trò giá nguyên của lô hàng) x F
I1 = (trò giá nguyên tệ 1 mặt hàng/ tổng trò giá nguyên của lô hàng) x I
Lưu ý : tổng trò giá nguyên tệ của lô hàng ơ đây đã trừ ra cứoc và bảo hiểm.



Khi đó công thức tính trò giá tính thuế sẽ là:
Trò giá tính thuế = (trò giá nguyên tệ (23) + F1 + I1) x Tỷ giá tính thuế (15)
+ Thuế suất:
Ghi dựa vào tra cứu biểu thuế xem mặt hàng mình nhập về thuộc chương bao
nhiêu với thuế suất là bao nhiêu % mà biểu thuế đã đònh danh.
+ Tiền thuế = trò giá tính thuế nhập khẩu x thuế suất nhập khẩu
• Tiêu thức 25: Thuế GTGT (hoặc TTĐB)
Được tính như sau:
+ Trò giá tính thuế GTGT= trò giá tính thuế nhập khẩu + tiền thuế (nhập
khẩu)
+ Thuế suất: tương tự như ở tính thuế nhập khẩu.
+ Tiền thuế = Trò giá tính thuế GTGT x Thuế suất GTGT.
Tuỳ theo mặt hàng có phải chòu thuế TTĐB không, nếu như có thì ta tính
TTĐB trước tương tự như tính thuế GTGT. Nhưng lúc này thuế GTGT sẽ được tính
như sau:
Trò giá tính thuế GTGT= Trò giá tính thuế TTĐB + Tiền thuế TTĐB
Thuế xuất: thì cũng tính tương tự như trên .
• Tiêu thức 27: Tổng số tiền thuế và thu khác = Tiêu thức 24+25+26.
Tổng số tiền thuế thể hiện bằng số, và sau đó thể hiện lại bằng chữ.
Tiêu thức 28: Chứng từ kèm - Bản chính
- Hợp đồng thương mại:

Bản sao
1

- Hoá đơn thương mại:

1


- Bản kê chi tiết:

1

- Vận tải đơn:

1
1

- C/O:

1

- D/O:

1


Ghi số bản chính, bản sao. Nếu có chứng từ thêm vào thì ghi tiếp bên dưới.
( Hiện nay trong bộ chứng từ khai báo Hải Quan không cần bổ sung D/O
khi khai báo Hải Quan).
• Tiêu thức 29 : Chữ ký và dấu của người có thẩm quyền.
Giám đốc công ty nhập khẩu ký tên hoặc chữ ký của người được ủy quyền hợp
pháp ký tên, và đóng đấu của công ty nhập khẩu.
• Tiêu thức 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan – ở phần này thì phó chi
cục trưởng sẽ ra quyết đònh hình thức kiểm tra: miễn kiểm tra thực tế, nếu kiểm
tra thì sẽ với tỉ lệ kiểm tra là bao nhiêu % hoặc kiểm tra toàn bộ lô hàng. Sau
khi kiểm tra thì cán bộ kiểm hoá sẽ ghi kết quả kiểm hoá vào tiêu thức này.
• Tiêu thức 31: Đại diện doanh nghiệp – sau khi kiểm tra xong, khi hàng hoá được
kiểm tra không có vấn đề gì thì cán bộ kiểm hoá sẽ để nhân viên giao nhận

(người trục tiếp cùng với Hải Quan kiểm hòa kiểm tra lô hàng) ký vào đây.
• Tiêu thức 32: Cán bộ kiểm hoá: hai cán bộ kiểm hoá sẽ ký tên vào.
• Tiêu thức 33: trong trường hợp phát hiện thấy sai sót trong tính thuế của tờ khai
công chức Hải Quan sẽ tính lại thuế và ghi vào đây.
• Tiêu thức 34: ghi tổng số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
• Tiêu thức 35: Lệ phí Hải quan:
Trước là 30.000 VNĐ/ 01 bộ tờ khai. Như kể từ ngày 25/03/2009 thì lệ phí
Hải Quan là 20.000 VNĐ/ 01 bộ tờ khai.
• Tiêu thức 36: Cán bộ kiểm tra thuế ( ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm)
Sau khi kiểm tra thuế xong cán bộ 6tính thuế sẽ ký tên và đóng dấu chức
danh vào ô này.
• Tiêu thức 37: Ghi chép khác của Hải Quan.
Nếu như những khai báo o mặt trướctờ khai có những sai xót không đáng
kể như: do đánh máy sai ngày hay số hợp đồng, hóa đơn thương mại, Bill; tên hàng,
model so với trên chứng từ. Lúc mở tờ khai cán bộ Hải Quan cho phép nhân viên


giao nhận sử bằng tay trực tiếp lên cả 2 tờ khai và ký lên đó (thường gọi là ký nháy).
Sau đó hải quan sẽ xác nhận có sự chỉ sửa ở cả hai tờ khai vào ô này.
Hoặc trong trường hợp mặt hàng phải đi kiểm tra chất lượng nhà nước, vệ
sinh an toàn thực phẩm, giám đònh thì sau khi hoàn thành các thủ tuc hải quan ở
cảng, hải quan kiểm hóa sẽ ghi vào ô này là:”hàng tạm thông quan”và khi được cấp
chứng thư thì mang lại cho hải quan kiểm hóa để được đóng dấu hoàn thành thủ tục
lên tờ khai.
• Tiêu thức 38: Xác nhận đã làm thủ tục hải quan (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Một trong 02 hài quan sẽ ký và đóng dấu công chức sau khi kiểm tra hàng
xong.
Những vấn đề lưu ý đối với nhân viên khai báo:
- Tờ khai chỉ đăng ký một lần, không được sửa chữa tẩy xóa và điều
chỉnh(trừ một số trường hợp nêu trên). Nếu đã có chỉnh sửa trước khi đăng ký khai

báo thì phải có đóng dấu xác nhận của công chức Hải Quan.
-

Theo công văn 23/DLTT ngày 20/11/2002 về việc nhâïp số

liệu tờ khai xuất nhập khẩu, chi cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp khi đã mở tờ
khai có từ 3 mặt hàng trở lên thì cần khai báo bằng đóa mềm (kèm theo bộ hồ sơ)
tại cơ quan rồi mới đem đến bộ phận đăng ký để nhập vào máy.
2.1.2.4. Bộ chứng từ phải nộp khi đăng ký tờ khai Hải quan.
Để việc đăng ký tờ khai Hải quan được thuận lợi, nhân viên giao nhận phải
chuẩn bò bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lý. Những chứng từ thông thường gồm:
+ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo dõi thời gian làm thủ tục Hải quan: theo qui
đònh là 2 bản.
• 1 bản dành cho người đến làm thủ tục Hải quan, được trả lại sau khi bộ
hồ sơ được tiếp nhận. Dùng để lấy lại tờ khai sau khi kiểm hoá xong.
• 1 bản do Hải quan giữ (trên bản này chủ hàng đăng ký ngày giờ, đòa
điểm kiểm hóa cho lô hàng).


Nhưng hiện nay nhân viên giao nhận chỉ sử dụng 1 bản phiếu tiếp nhận.
+ Giấy giới thiệu của công ty cho nhân viên đi đăng ký Hải quan.
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: 2 bản chính:
01 bản “bản lưu hải quan” 01 bản”bản lưu người khai hải quan”
+ Tờ khai trò giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu: 2 bản
+ Hợp đồøng ngoại thương: 1 bản sao
+ Hóa đơn thương mại (C/I): 1 bản chính, một bản sao.
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 1 bản chính, 1 bản sao
+ Vận đơn đường biển (B/L): 1 bản sao

Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể bộ hồ sơ sẽ còn có thêm:

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 1 bản chính
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm: 1 bản chính
+ L/C: 1 bản sao
+ Phụ lục tờ khai hàng hóa (nếu có): 2 bản chính.
+ Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản chính
+ Giấy đăng ký kiểm dòch: 1 bản chính.
+ Hàng nhập khẩu ủy thác: 1 bản sao hợp đồng ủy thác
Các giấy tờ trên nếu là bản sao thì phải được người đứng đầu tổ chức kinh
doanh (Tổng giám đốc hoặc phó giám đốc của công ty) hoặc người được người
đứng đầu tổ chức ủy quyền có xác nhận, ký tên, ghi chức danh và đóng dấu. Người
này phải chòu trách nhiệm về tính hợp pháp của chứng từ nói trên.
2.1.2.5. Đăng ký tờ khai Hải quan.
Là công việc của cán bộ Hải quan mở tờ khai (thường gọi là bước 1)kiểm tra
sơ bộ bộ tờ khai xem những khai báo trên tờ khai phù hợp, khớp, dúng so với thực
tế của bộ chứng từ hay không.


- Nhân viên giao nhận đem bộ hồ sơ đến chi cục HQ nơi hàng của công ty
cập cảng để đăng ký tờ khai HQ. Trình tự đăng ký như sau:
+ việc đầu tiên khi ra đến cảng, là nhân viên giao nhận phải lấy số thứ tự,
chờ đến số thứ tự mới nộp được bộ tờ khai vào ô có số thức tự của mình để mở tờ
khai.
+Công chức Hải Quan nhận bộ hồ sơ và kiểm tra nợ thuế của công ty. Trong
trường hợp có nợ thuế công chức Hải Quan sẽ trả lại bộ hồ sơ và yêu cầu phải bổ
sung các chứng từ đóng thuế liên quan đến số thuế nợ đó nếu như đã nộp mà chưa
cập nhập lên mạng hải quan kòp, nếu như chua nộp thì bắt buộc phải đóng thuế nợ
rồi được mở tờ khai. Đồng thời thông qua việc này mà hải quan mở tờ khai ra thông
báo đóng thuế cho doanh nghiệp phải đóng thuế ngay hay được ân hạn thuế 30
ngày(xét ân hạn thông qua mạng quản lý rủi ro của Hải Quan khi doanh nghiệp đã
hoạt động xuất nhập khẩu đủ 365 ngày, thay với trước kia khi doanh nghiệp hoạt

đông trên một năm và không có bất kỳ vi phạm pháp luật thì đến cục hải Quan
thành phố làm thủ tục xin cấp thẻ ưu tiên để dược xét ân hạn thuế). Trong trường
hợp không có nợ thuế, công chức Hải Quan sẽ kiểm tra tính trung thực của tờ khai
đồng thời kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không.
+ Khi khai đúng và bộ hồ sơ hợp lệ, Hải quan sẽ nhập máy các số liệu trên
tờ khai vào mạng hải quan, để in ra lệnh hình thức hải quan, trên đó có số tờ khai,
hình thức kiểm tra hàng hóa mà máy xác đònh, cùng với đề nghò hình thức kiểm tra
của hải quan mở tờ khai đối với lô hàng.Sau đó đóng dấu,ký tên lên phiếu tiếp
nhận hồ sơ “ Đã tiếp nhận tờ khai” và trên hai tờ khai.
+ Ra thông báo thuế.
+ Bộ hồ sơ được chuyển qua cho lãnh đạo chi cục để quyết đònh hình thức, tỉ
lệ kiểm tra.


- Khi đó nhân viên đi đăng ký coi như hoàn tất công đoạn đăng ký tờ
khai, và có được số tờ khai để theo dõi bộ chưng từ .
* Lưu ý:
- Nhân viên giao nhận phải đăng ký vào tờ tiếp nhận tờ hồ sơ Hải quan
ngày, giờ và đòa điểm kiểm hoá.
2.1.3. Thủ tục tính thuế.
Sau khi xem xét hồ sơ lãnh đạo chi cục sẽ phân tỷ lệ kiểm hóa lô hàng, hay
được miễn kiểm tra thực tế. Sau đó tờ khai được chuyển qua cho đội trưởng đội thủ
tục hàng nhập để phân cán bộ tính thuế và cán bộ kiểm hóa lô hàng.
Sau khi tờ khai đã phân xong sẽ đượcthông báo lên màn hình cho các nhân
viên giao nhận theo dõi. Nếu tờ khai phân kiểm thì cán bộ tính thuế sẽ xem qua hồ
sơ rồi chuyển cho cán bộ kiểm hóa, và khi kiểm hóa xong thì bộ tờ khai sẽ được trả
lại cho cán bộ tính thuế để tính thuế tờ khai, rồi chuyển cho đội phúc tập, để trả tờ
khai. Nếu được miễn kiểm tra thì nhân viên giao nhận liên hệ với cán bộ tinh1 thuế
để tính thuế tờ khai, sau khi tính thuế không có vấn đề gì thì cán bộ tính thuế đóng
dấu vào ô 36 rồi chuyển sang đội phúc tập để hoàn tất thủ tục hải quan trước khi trả

tờ khai cho doanh nghiệp để nhận hàng.
2.1.4. Thủ tục kiểm hóa.
2.1.4.1. Thủ tục kiểm hóa đối với hàng nguyên container.
Trước khi kiểm hóa nhân viên giao nhận cầm D/O vào Hải quan giám sát bãi
để đối chiếu Manifest, .
- Sau khi đối chiếu xong, công chức Hải Quan sẽ đóng dấu vào D/O là “Đã
đối chiếu” và D/O này dùng để thanh lý bãi.
- Ta cầm 1 D/O khác đến hãng tàu để xác nhận là rút ruột hay giao nguyên
container. Nếu giao nguyên thì làm thủ tục mượn container về kho riêng để xuống
hàng(tiền cược lại cho hãng tàu để mượn container là khác nhau, tùy từng hãng tàu,


đối với container 20 dao động từ 200.000 đến 500.000; đối với container 40 từ
400.000 đến 1000.000) và được hãng tàu đóng dấu giao thẳng lên các lệnh chính.
Sau đó cầm D/O vừa xác nhận đến phòng thương vụ cảng đóng phí bốc xếp và nâng
hạ container, phí này khác nhau tùy cảng. Khi lấy D/O ở hãng tàu ta đóng phí vệ
sinh container nên bây giờ không phải đóng nữa. Thương vụ cảng sẽ giữ lại một
lệnh giao hàng, và cấp cho nhân viên giao nhận phiếu giao nhận container (01 liên
màu vàng, so với trước kia là 4 liên), đồng thời xuất hóa đơn thu tiền: chuyển bãi
kiểm hóa (nếu có), phí giao nguyên container cho nhân viên giao nhận.
- Nhân viên giao nhận cầm 1 D/O (tốt hơn là dùng lệnh photo) để xin
chuyển bãi kiểm hóa (chuyển container của mình từ bãi ttrung tâm sang bãi chứa
container kiểm hóa) và đóng dấu “cắt seal kiểm hoá”tại điều dộ bãi. D/O này để
đưa cho nhân viên cắt seal thì nhân viên này mới tiến hành cắt seal để kiểm hoá
khi có hải quan kiểm hóa đến.
- Cuối cùng ta theo dõi xem container mình được chuyển xuống bãi kiểm
hóa chưa và nằm ở vò trí nào( lúc này nhân viên buộc phải xuống bãi kiểm hóa để
tìm container) và xem trên bảng phân công kiểm hóa xem là 2 công chức Hải Quan
nào sẽ kiểm lô hàng của mình tại bãi kiểm hóa và liên lạc với hai cán bộ đó, nói vò
trí của container để xin kiểm hoá.

- Khi cán bộ kiểm hoá đến, nhân viên giao nhận sẽ đưa cán bộ kiểm hoá
đến vò trí container, và nhân viên cắt seal cắt niêm phong và mở container cho cán
bộ kiểm hoá tiến hành kiểm hoá. Cán bộ kiểm hoá sẽ lấy một mẫu trong pallet hay
trong thùng carton bất kỳ và kiểm tra bằng mắt thường xem loại mặt hàng, màu
sắc, nhãn hiệu của mặt hàng có đúng như miêu tả trên tờ khai và bộ chứng từ
khôn. Sau khi nhận thấy lô hàng đã hoàn toàn đúng, cán bộ kiểm hoá sẽ ghi kết
quả kiểm hoá, xác nhận kết quả thực tế là “hàng nhập khẩu đã kiểm tra xác suất


đúng khai báo” vào tờ khai rồi ký lên tờ khai, sau đó đưa tờ khai cho nhân viên
giao nhận ký. Đến đây thì xem như hoàn tất khâu kiểm hoá.
2.1.4.2. Thủ tục kiểm hoá đối với hàng lẻ.
Trình tự cũng giống như hàng kiểm hoá nguyên container, tuy nhiên cũng có
một số khác biệt sau:
-

Khi đến lấy D/O ở hãng tàu ta phải đóng phí CFS. Phí này hãng tàu sẽ

thu rất cao vì chi phí này bao gồm phí bốc xếp hàng từ container vào kho cảng, phí
sắp xếp, phân chia hàng theo từng loại.
-

Nhân viên mang lệnh giao hàng đến hải quan giám sát kho để đối

-

Nhân viên giao nhận đến kho (tại cảng) mà hàng được xếp vào, gặp

chiếu.


thủ kho để biết vò trí lô hàng của mình trong kho và phải đem hàng đến khu vực
kiểm hoá. Sau đó, trở lại khu vực tiếp nhận đăng ký tờ khai xem trên bảng “ Phân
công kiểm hoá” tên 2 công chức Hải Quan được phân công kiểm hoá cho lô hàng
của mình và liên hệ với họ.
-

Hải quan sau khi kiểm hoá xong sẽ ghi kết quả kiểm hoá và chuyển

sang bộ phận tính thuế.
2.1.5. Quyết toán.
2.1.5.1. Nhận hàng
A: Nhận hàng nguyên container
Sau khi kiểm hoá xong, bộ hồ sơ sẽ được chuyển qua bộ phận tính giá, tính
thuế ở Hải quan cảng và trình lên phó đội trưởng phúc tập một lần nữa. Khi không
thấy có vướng mắt gì, phó đội trưởng đội phúc tập sẽ ký lên tờ khai rồi chuyển sang
bộ phận trả tờ khai. lúc này nhân viên giao nhận đến bộ phận trả tờ khai viết biên
lai lệ phí lấy tờ khai, ở gần bên bộ phận trả tờ khai, gồm 2 liên:1 liên “báo soát”, 1


liên “giao khách hàng”. Nhân viên giao nhận sẽ mang liên báo soát đưa cho cán bộ
trả tờ khai và ký vào sổ đã nhận lại tờ khai “bản lưu người khai hải quan”.
Sau khi lấy được tờ khai nhân viên giao nhận tiến hành các công đoạn của
việc nhận hàng.
Ta đến phòng thương vụ cảng, xuất trình 1 D/O có đóng dấu “đã thu tiền”.
Khi nhận thấy thời gian nhận D/O hợp lý (không bò phạt phí lưu công, lưu bãi), nhân
viên ở thương vụ cảng sẽ giữ lại D/O này và đưa cho ta phiếu giao nhận container
EIR (Equipment Iterchange Receip) 1 liên, màu vàng (trước kia gồm 4 liên, 4 màu
với 4 chức năng khác nhau:Phiếu màu trắng: Lưu văn phòng; Phiếu màu xanh: lưu
kho; Phiếu màu vàng: Hải quan cảng; Phiếu màu hồng: doanh nghiệp).
Ta đến phòng của Hải quan giám sát bãi để thanh lý kho bãi. Tại đây ta

xuất trình bao gồm: D/O có dấu “đã đối chiếu Manifest”, phiếu EIR, tờ khai Hải
quan đã đóng dấu hoàn thành thủ tục hải quan và công chức Hải Quan cổng sẽ
đóng dấu vào phiếu EIR. Hoàn tất xong, nhân viên giao nhận sẽ cùng với lái xe ra
cổng, lái xe sẽ xuất trình phiếu EIR cho bảo vệ cổng kiểm tra rồi cho xe ra đưa
hàng về công ty.
B: Nhận hàng lẻ nhập kho.
- Sau khi lấy được tờ khai, nhân viên giao nhận mang D/O đã đối chiếu hải
quan đến thương vụ cảng đóng phí lưu kho (nếu có) để được cấp phiếu xuất kho,
gôm 5 liên: .
+ Phiếu màu trắng: Lưu văn phòng.
+ Phiếu màu xanh: lưu kho
+ Phiếu màu hồng: lưu hải quan cổng
+ Phiếu màu vàng: bảo vệ .
+ Phiếu màu xanh nhạt: doanh nghiệp
Và được đóng dấu của văn phòng kho.


×