Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.58 KB, 10 trang )

Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Nguyễn Thị Hoài Hương*
I. Giới thiệu về người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh
1. Dân số và quá trình hình thành cộng đồng tộc người Khmer tại
thành phố Hồ Chí Minh
Người Khmer đang sinh sống tại TPHCM có nguồn gốc từ các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, chỉ một số rất ít có nguồn gốc từ các tỉnh miền Đông Nam
Bộ, đặc biệt có những hộ sinh ra và lớn lên tại TPHCM không xác định được
nguyên quán của mình (Trung tâm KHXH&NV TPHCM, 1999, tr.641). Nhiều
nghiên cứu trước đây cho rằng người Khmer ở TPHCM hiện nay là những
người nhập cư đến thành phố vào các thời điểm khác nhau nhưng do nhiều biến
cố lịch sử và số lượng dân cư ít, sống phân tán nên tài liệu lịch sử ít được ghi
chép (Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn, 1998; Nguyễn Văn Tiệp, 2006).
Cũng có ý kiến cho rằng thời điểm tộc người Khmer có mặt tại TPHCM
là khoảng những năm 40 của thế kỷ 20 (Lê Thị Mỹ Dung, 2006, tr. 259). Nhưng
theo số liệu về dân số Khmer tại Sài Gòn (sớm nhất được biết cho đến hiện nay)
vào thời điểm năm 1888 có 92 người (Barrault (capt)1927)1; Vào năm 1897,
dân số Khmer 58 người2; Đến năm 1972 là 2.900 người3; Cho đến các cuộc tổng
điều tra dân số năm 1999 có 4.755 người và năm 2009 có 24.268 người. Mặc dù
dân số Khmer chưa có một thống kê đầy đủ theo lịch đại, nhưng qua các mốc
trên cho thấy dân số Khmer tại TPHCM có sự gia tăng theo thời gian.
Bảng 1. Sự phát triển dân số của người Khmer ở TP.HCM
từ 1886 đến nay
Năm18861 18884

*

18972



19251

19723

19894

19955

19996

20096

Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
Barrault (capt). Les Cambodgiens de Cochinchine. Extrême Asie Revue Indochinoise, sept-oct, 1927, tr 140141.
2
Annuaire général de l’Indochine, 1910, Hà Nội, Nxb IDEO, tr.550: năm 1897, dân số Sài Gòn – Chợ Lớn là
33.404 người bao gồm các thành phần tộc người khác nhau như Pháp, các nước châu Âu khác, Annam, Khmer
Hoa, Ấn, Nhật, Mã Lai.
3
Theo Bảng kê tình hình chùa chiền, sư sãi và đồng bào Khmer theo đơn vị hành chánh cũ Nam Bộ của Nha
Tổng đốc đặc trách phát triển đồng bào Việt gốc Miên của Ngụy quyền Sài Gòn. Bảng làm tại Cần Thơ ngày
2.11.1972.
1


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

-


92

58

-

2.900

3.089

3.882

4.755

24.268

Nguồn: (1) Barrault (capt). Les Cambodgiens de Cochinchine. Extrême
Asie Revue Indochinoise, sept-oct, 1927, tr 140-141.
(2) Annuaire général de l’Indochine, 1910, Hà Nội, Nxb IDEO, tr.550.
(3) Theo Bảng kê tình hình chùa chiền, sư sãi và đồng bào Khmer theo
đơn vị hành chánh cũ Nam Bộ của Nha Tổng đốc đặc trách phát triển đồng bào
Việt gốc Miên của Ngụy quyền Sài Gòn. Bảng làm tại Cần Thơ ngày 2.11.1972.
(4) Phan An.Vấn đề tôn giáo và dân tộc trong định hướng phát triển địa
bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. In trong: Lịch sử khai phá Đông Nam Bộ. Đề
tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía
Nam, 1993.
(5) Cục Thống kê TPHCM, Số liệu thống kê dân số người Khmer ở
TPHCM 1995.
(6)Tổng cục thống kê Việt Nam, Tổng điều tra dân số các năm 1989,
1999 và 2009.


Về quá trình nhập cư của người Khmer vào TPHCM được (Nguyễn Văn
Tiệp, 2006) phân chia theo 4 giai đoạn căn cứ vào bối cảnh lịch sử và tài liệu
điều tra hồi cố các nhân chứng năm 2003-2004 như sau:
Giai đoạn 1945-1954: chính quyền thực dân chủ trương di chuyển một bộ
phận công chức, cảnh sát đến các vùng khác để dễ bề cai trị, trong số đó có
những người Khmer là công chức, binh lính, cảnh sát ở các tỉnh Nam Bộ phải
chuyển đến làm việc tại Sài Gòn. Cũng trong thời kỳ này, các đồn điền cao su
được mở rộng, một số nam giới Khmer nghèo từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn
làm đồn điền cao su. Phần lớn họ sống ở quận 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 8,
quận 3. Một số người mang theo vợ con, một số khác đã thích nghi nhanh, họ và
con cái họ kết hôn với người Kinh, Hoa, Ấn tạo nên những gia đình hỗn hợp
dân tộc.
Trong năm 1947, tiền thân của chùa Chăntarănsây (phường 7, quận 3 hiện
nay) đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu tôn giáo của cư dân Khmer. Lúc đó
chùa chỉ là một cái sala gồm một chính điện thờ Phật, diện tích 6m x 5m. Sau
khi sala được dựng lên là nơi quy tụ và cố kết cộng đồng, binh lính Khmer. Lúc


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

đầu chỉ có 10-15 hộ Khmer nhưng sau đó ngày một đông hơn, hình thành nhóm
người Khmer sinh sống tại đây, người dân địa phương quen gọi là “xóm Miên”.
Giai đoạn 1954-1975: Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, đế quốc
Mỹ ra sức phá hoại hiệp định, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng
thống, dựng nên chính thể Việt Nam Cộng hòa. Ngô Đình Diệm tiến hành đôn
quân bắt lính. Trong thời gian này thanh niên Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long bị gọi nhập ngũ khá đông. Trong số này, nhiều binh lính người Khmer
đóng quân ở khu vực ngã tư Bảy Hiền, là một trong những khu quân sự lớn của

Ngụy quyền Sài Gòn. Theo chân những binh lính Khmer, những người thân của
họ cũng đến Sài Gòn kiếm sống, ban đầu họ cũng ở rải rác quanh khu vực ngãtư
Bảy Hiền.
Trong năm 1961, một nhà sư Khmer có tên là Lý Âm (có tài liệu ghi là
Thạch Am) đến vùng Bảy Hiền huy động đồng bào trong khu vực dựng một cái
am thờ Phật bằng gỗ thông, mái tôn. Am này là tiền thân của chùa Pôthiwong5
(phường 10, quận Tân Bình hiện nay) phục vụ nhu cầu tôn giáo của đồng bào
Khmer khu vực này. Cũng trong những năm 60, khi chiến tranh leo thang, nhiều
thanh niên Khmer bị bắt lính, không ít thanh niên ở Tây Nam Bộ lên hẳn Sài
Gòn trốn lính. Nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn, đói kém hoặc lánh nạn
chiến tranh cũng tìm đến Sài Gòn để tìm phương cách kiếm sống. Họ tập trung
xung quanh hai ngôi chùa Chăntarănsây và Pôthiwong, nơi đã có sẵn một cộng
đồng nhỏ người Khmer cư trú. Tính riêng địa bàn phường 7, quận 3 năm 1968
có hơn 100 hộ người Khmer.
Theo Bảng kê tình hình chùa chiền, sư sãi và đồng bào Khmer theo đơn
vị hành chánh cũ Nam Bộ của Nha Tổng đốc đặc trách phát triển đồng bào Việt
gốc Miên của Ngụy quyền Sài Gòn, bảng làm tại Cần Thơ ngày 2.11.1972, có
ghi tại Sài Gòn vào thời điểm này chỉ có một ngôi chùa theo hệ phái Théravada
(Nam tông) với 25 sư sãi và dân số Khmer lúc bấy giờ là 2.900 người trên tổng
số cư dân Khmer Nam Bộ là 646.651 người. Như vậy tài liệu điền dã ghi chép
chùa Pôthivong (lúc đó mới chỉ là một cái am nhỏ có lẽ chưa được thống kê
trong bảng danh sách chùa ở Nam Bộ). Về mốc xây dựng chùa Pôthivong sau
này chưa rõ xây vào thời điểm nào.
Giai đoạn 1975-1986: Giai đoạn sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng,
dân số Khmer TPHCM biến động theo xu hướng giảm vì nhiều lý do. Một số họ
di tản ra nước ngoài hoặc trở về quê cũ làm ăn, một số người Khmer rời thành
phố đi xây dựng vùng kinh tế mới theo chính sách của Nhà nước. Một số người
5

Bodhivong- dòng dõi Phật.



Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Khmer về quê hoặc đi kinh tế mới làm ăn không thuận lợi lại quay trở về thành
phố. Ngoài ra bộ phận cán bộ Khmer tập kết ra miền Bắc hoặc các tỉnh Nam Bộ
sau này cũng trở về sinh sống tại TPHCM…
Trong khoảng thời gian 1977-1978, Pôn Pốt – Iyen Xary tiến hành diệt
chủng tại Campuchia và chiến tranh biên giới Tây Nam, một số lượng lớn người
Khmer và Việt kiều ở Campuchia chạy sang Việt Nam lánh nạn diệt chủng,
trong đó có khá nhiều người nhập cư vào TPHCM.

Giai đoạn 1986 - nay:
Cùng với quá trình Đổi mới, chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Đảng và Nhà
nước đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có người Khmer trong các mặt: kinh
tế, giáo dục6… con em người Khmer có cơ hội đến TPHCM học tập, làm việc.
TPHCM là nơi có môi trường thuận lợi, thu hút nhiều nguồn dân đến nhập cư
sinh sống. Số lượng cư dân Khmer trên địa bàn TPHCM không ngừng gia tăng
(Nguyễn Văn Tiệp, 2006, tr.244-251).
Số liệu năm 1999 cho biết, hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long
đều có người Khmer đến sinh sống tại TPHCM. Trong đó nhiều nhất là từ các
tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên
Giang. Một số ít đến từ các tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. Họ sống rải khắp các
quận huyện, ngoại trừ hai khu vực đông cư dân Khmer sinh sống quanh hai ngôi
chùa ở quận 3 và quận Tân Bình. Những quận có số dân cư Khmer khá tập
trung là quận 3, 6, 8, 10, Tân Bình, Bình Thạnh và Thủ Đức (Trung tâm
KHXH&NV TPHCM, 1999, tr.641).
Cho đến năm 1999, so với tổng dân số Khmer trong cả nước, người
Khmer ở TPHCM có 4.755/1.055.174 người. Đến năm 2009 con số này tăng lên
24.268/1.260.640 người, tăng gấp hơn 5 lần so với 10 năm trước đó. Địa bàn

phân bố dân cư trải khắp các quận huyện, nhưng địa bàn cư trú lan tỏa rộng ra
các vùng ven và ngoại thành thành phố, đông nhất là các quận huyện như: Bình
Tân (5.358 người), Bình Chánh (4.116 người), Thủ Đức (1.487 người), quận 8
(1.370 người)… Riêng các khu vực tụ cư người Khmer trong nội thành, xung
quanh các ngôi chùa Khmer ở quận 3, quận Tân Bình thì dân cư khá ổn định, ít
có sự thay đổi.(xem bảng)
6

Điểm ưu tiên khi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học thấp hơn điểm chuẩn; được ưu tiên học ở
các trường dự bị đại học một năm, được miễn học phí, ưu tiên được cấp học bổng, lưu trú tại ký túc xá…


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Bảng 2: Thống kê người Khmer tại TPHCM năm 2009
Đơn vị tính: người.
Stt

Địa bàn
Quận 1

Số người

Stt

348

1

Địa bàn


Số người

Quận Gò Vấp

564

Quận Tân Bình

767

Quận Bình Tân

5.358

Quận Tân Phú

1.253

Quận Bình Thạnh

539

Quận Thủ Đức

1.487

Quận Phú Nhuận

208


Huyện Củ Chi

1.095

Huyện Hóc Môn

359

Huyện Bình Chánh

4.116

Huyện Nhà Bè

233

Huyện Cần Giờ

185

3
Quận 2

381

2

4
Quận 3


363

3

5
Quận 4

153

4

6
Quận 5

1.116

5

7
Quận 6

677

6

8
Quận 7

902


7

9
Quận 8

1.370

8

0
Quận 9

969

9

1
Quận 10

387

10

2
Quận 11

536

11


3
Quận 12

902

12

4
Tổng cộng 24.268

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 TP.HCM, kết quả điều
tra toàn bộ (2010).
II. Chất lượng sống của Người Khmer ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay
1. Tình trạng giáo dục


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Số liệu điều tra 2003 của Khoa Nhân học Đại học KHXH&NV TPHCM
cho biết, nhóm tuổi chưa đến trường trong cộng đồng Khmer chiếm khoảng
12% trong độ tuổi đến trường (từ 6-24 tuổi)(Nông Bằng Nguyên, 2006, tr.33).
Tỷ lệ mù chữ của những cha mẹ ở hai cộng đồng Chăm và Khmer là 11%, học
vấn cấp tiểu học là 52%, học vấn cấp THCS là 26% và tỷ lệ học vấn cấp THPT
bằng với tỷ lệ mù chữ 11% )(Nông Bằng Nguyên, 2006, tr.38).
Năm 2009, số người Khmer không biết chữ chia theo tộc người chiếm tỷ
lệ 15,93%, cao nhất so với các tộc người khác (như người Việt 4,87%; người
Hoa 13,43%; người Chăm 11,61%)7.
Đến cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tình trạng đi học của

người Khmer TPHCM với lượng người đang đi học là 2.350 người chiếm tỷ lệ
10% tổng số người trong độ tuổi từ 5 tuổi trở lên. Trong khi đó, lượng người
chưa bao giờ đi học cũng còn khá cao 1.858 người chiếm tỷ lệ 8,0% trong độ
tuổi từ 5 tuổi trở lên gần xấp xỉ số người Khmer đang đi học và chiếm 1,3%
tổng số người chưa đi học trên toàn thành phố. Đặc biệt, số lượng người Khmer
chưa bao giờ đi học đều hiện diện ở khắp các quận huyện, tập trung nhiều ở các
khu vực đông người Khmer cư trú và chủ yếu nằm ở các vùng ven và ngoại
thành TPHCM như Bình Chánh, Bình Tân, quận 8…(Xem thêm Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2009 TPHCM kết quả điều tra toàn bộ, tr.565-598).

Bảng 3: Tình trạng đi học của người Khmer TPHCM từ 5 tuổi trở
lên ở thời điểm 2009
Đơn vị tính: người
Tổng dân số 5 tuổi
+
Toàn TP

Đang đi học

Đã thôi học

Chưa bao giờ đi
học

KXĐ

6.664.438

1.472.352


5.048.141

143.922

23

Khmer

23.389

2.350

19.181

1.858

-

Tỷ lệ%

100

10

82,0

8,0

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 TPHCM kết quả điều tra
toàn bộ, tr.565 - 598.

7

Tổng điều tra dân số và nhà ở, TP.HCM, 1.4.1999, tr.29.


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số đã được đào tạo cũng cho
thấy trình độ CMKT của các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer tại TPHCM ít nhiều
hạn chế hơn nhóm người Kinh (Việt). Trong 3 dân tộc ít người Hoa, Chăm và
Khmer thì CMKT của người Khmer có trình độ từ THCN đến sau đại học có tỷ
lệ thấp nhất.
Bảng 4: Dân số TPHCM từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ CMKT
cao nhất đã được đào tạo, theo dân tộc
Đơn vị tính: người
Trình độ CMKT cao nhất được đào tạo
Tổng dân
số 15
tuổi+

Chưa
được đào
tạo
CMKT

Sơ cấp
nghề

Trung
cấp

nghề

THCN


nghề

Cao
đẳng

Đại học

Thac
sỹ

Tiến sỹ

KXĐ

Toàn
TP

5.785.782

4.953.309

38.045

59.386


93.401

14.285

82.344

514.487

21.519

4.827

4.179

Kinh

5.412.756

4.599.200

36.490

57.921

91.569

13.947

80.272


503.465

21.269

4.771

3.852

Hoa

328.890

312.299

1.368

1.262

1.516

296

1.852

9.796

201

27


273

Khmer

21.913

21.453

62

38

36

8

54

217

5

4

36

Chăm

6.408


6.040

22

20

55

5

44

208

4

5

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 TPHCM kết quả điều tra
toàn bộ, tr.826-829.
Tuy nhiên, nhìn vào trình độ CMKT được đào tạo theo nhóm tuổi tại thời
điểm 2009 cho thấy, có sự thay đổi về trình độ trong độ tuổi sinh sau năm 1975
đến nay (tức từ 34 tuổi trở xuống) so với độ tuổi sinh trước năm 1975 (tức từ 35
tuổi trở lên) thì số lượng người sinh sau 1975 đến nay được đào tạo có tay nghề
chuyên môn ngày càng cao hơn.
Bảng 5: Dân số Khmer TPHCM từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ
CMKT cao nhất đã được đào tạo, theo nhóm tuổi
Trình độ CMKT cao nhất được đào tạo

Khmer


Tổng dân
số 15
tuổi+

Chưa
được đào
tạo
CMKT

21.913

21.453

Sơ cấp
nghề

2

Trung
cấp
nghề

8

THCN

6



nghề

Đại học

Cao
đẳng

4

17

Thac
sỹ

Tiến
sỹ

KXĐ

6


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay
15-17 tuổi

1.392

1.386

18-19 tuổi


2.527

2.518

20-24 tuổi

6.432

6.34
9

25-29 tuổi

35-39 tuổi

9

2

2

0

4.098
3.946

30-34 tuổi

5


6

9

2.382
2.296

2

1.369

8

1.423

40-44 tuổi

1.144

1.130

45-49 tuổi

916

904

50-54 tuổi


684

672

55-59 tuổi

408

402

60 tuổi +

507
490

1

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 TPHCM kết quả điều tra
toàn bộ, tr.826-829.
2. Điều kiện sống và chất lượng sống
Về điều kiện sống của người Khmer cho đến nay chưa có các số liệu cập
nhật hơn. Rất tiếc số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam chưa thấy đề
cập. Do đó, bài viết sử dụng số liệu 2003.
Thu nhập: theo kết luận điều tra năm 20038, thu nhập hộ gia đình Khmer
trong nhóm thu nhập thấp nhất tại TPHCM so với cả nước tại các đô thị là
166.028,4 đồng/185.000,0 đồng và nhóm có thu nhập cao nhất là 963.264,6
đồng/1.496.000,0 đồng. Nhóm hộ có thu nhập thấp tập trung nhiều ở quận Bình
Thạnh và quận 3. Nhóm có thu nhập cao tập trung ở quận Tân Bình. Như vậy,
số liệu trên cho thấy mức sống của những người Khmer có thu nhập thấp chênh
lệch không nhiều so với mức sống của chung thuộc khu vực đô thị trên toàn

quốc (vào thời điểm 2002). Tuy nhiên cũng phần nào phản ảnh thu nhập của
người Khmer ở TPHCM khá thấp.
Nhà ở: về tình trạng nhà ở người Khmer có sự khác biệt rất lớn về diện
tích nhà ở giữa hai nhóm giàu và nghèo trong cộng đồng người Khmer. Ở nhóm
nghèo, chỉ có 35m2/hộ gia đình và ở nhóm giàu là 58m2/hộ gia đình. Mật độ cư
8

Đề tài:”Vấn đề biến đổi đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng tộc người Chăm, Khmer tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay” do Bộ môn Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV TPHCM
thực hiện trong năm 2003.


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

trú trong hộ gia đình có thu nhập cao (4,1m2/người) gấp gần 4 lần so với nhóm
hộ có thu nhập thấp (15,8m2/người)(Lê Thị Mỹ Dung, 2006, tr.260-267).
Nghề nghiệp: do người Khmer có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ
thuật có số lượng khá khiêm tốn nên nhóm nghèo chủ yếu sống bằng các nghề
lao động phổ thông như giúp việc nhà, công nhân vệ sinh, thợ hồ, buôn bán
rong, làm nội trợ… Nhóm có thu nhập cao thường làm các nghề cần có mặt
bằng và vốn như buôn bán, chạy xe ôm, chở hàng thuê. Tỉ lệ người lao động trí
óc hay công nhân viên chức chiếm tỷ lệ rất ít trong cộng đồng.
Người Khmer TPHCM theo Phật giáo Nam tông nên các tập tục và nghi
lễ gắn liền với cuộc sống thường nhật của họ gắn liền với tôn giáo này. Tuy
nhiên, nếp sống, sinh hoạt văn hóa người Khmer sinh sống lâu năm tại TPHCM
có những khác biệt so với người Khmer ở Nam Bộ do sự thích ứng với điều
kiện đô thị tạo nên nét đặc thù của người Khmer tại TPHCM. Về lĩnh vực này,
xin đề cập ở một bài viết khác.
III. KẾT LUẬN
Trải qua thời gian sinh sống lâu dài tại TPHCM và theo xu hướng phát

triển chung, người Khmer dần dần hòa nhập và trở thành một bộ phận cư dân
sinh sống ổn định tại thành phố. Dù xuất phát điểm ban đầu của họ đa phần là
cư dân nông thôn nghèo, để thích nghi với cuộc sống đô thị, họ đã có những nỗ
lực và thay đổi nhiều trong đời sống, sinh hoạt và phương thức làm ăn vì điều
kiện chủ quan và khách quan không cho phép. Có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt
trong đặc điểm cư trú của người Khmer TPHCM không quần cư trong các
Phum, Sóc như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà sống xen kẽ trong
cộng đồng tộc người khác như Việt, Hoa, …Chính sự cư trú rải rác này cũng tạo
nên khác biệt trong sinh hoạt văn hóa, bảo lưu truyền thống văn hóa Khmer. Về
những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, lễ hội và trang phục của người Khmer
TPHCM cũng thay đổi rất lớn, hầu như không sự khác biệt so với cư dân
TPHCM nói chung.
Đời sống kinh tế của họ cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tạo
dựng đời sống nơi có sự năng động và đòi hỏi trình độ nắm bắt kiến thức, nhanh
nhạy trong tư duy kinh tế như TPHCM. Về mặt này như đã phân tích ở trên,
người Khmer còn gặp nhiều hạn chế trong mặt bằng giáo dục và trình độ
CMKT khiến họ chưa có cơ hội thay đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhìn chung về điều kiện sống và chất lượng sống của người dân Khmer
có phần thấp hơn so với các tộc người đa số như Việt và Hoa.Tuy nhiên, trong


Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay

cộng đồng Khmer cũng có không ít người thành đạt trên nhiều lĩnh vực kinh tế,
giáo dục… mặc dù con số này còn ít ỏi9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn, 1998, Người Khmer tại Thành phố
Hồ Chí Minh và mối quan hệ với bên ngoài, đề tài Sở KHCN&MT, TPHCM.
2. Cục Thống kê TPHCM, Số liệu thống kê dân số người Khmer ở

TPHCM, 1995.
3. Nguyễn Văn Tiệp, 2006, “Quá trình hình thành cộng đồng và sự phân
bố dân cư của người Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh”, in trong: Bộ môn
Nhân học, Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng Chăm và Khmer tại
Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tr. 243-257.
4. Phan Văn Dốp, 2011, “Quá trình nhập cư, sự hình thành và phát triển
tộc người Khmer Nam Bộ”. In trong: Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam
Bộ: Lịch sử và hiện trạng. Đề tài cấp Bộ do Võ Công Nguyện làm chủ nhiệm.
5. Lê Thị Mỹ Dung, 2006, Tìm hiểu phân tầng xã hội và chính sách xóa
đói giảm nghèo ở cộng đồng người Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh”, in
trong: Bộ môn Nhân học, Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng Chăm
và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tr.
258-285.
6. Đặng Thị Kim Oanh, 2006, Những lễ tục gia đình của người Khmer tại
Thành phố Hồ Chí Minh”, in trong: Bộ môn Nhân học, Biến đổi kinh tế, văn
hóa, xã hội của cộng đồng Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.
286-310.
7. Nông Bằng Nguyên, 2006, Khảo sát vốn con người của những hộ gia
đình Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh, in trong: Bộ môn Nhân học,
Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng Chăm và Khmer tại Thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 21-56.
8. Mạc Đường, 2008, Vai trò của người Việt trong việc tổ chức và đoàn
kết các cộng đồng cư dân khai phá vùng đất Nam Bộ. Tham luận “Hội nghị
thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ 2008”.TPHCM.
9. Trung tâm KHXH&NV TPHCM, 1999, Sài Gòn Tp. Hồ Chí Minh 300
năm hình thành và phát triển. Sở VHTT TPHCM.
10. />9

Xem thêm: />



×