Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN: KỸ

THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI:

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÂY CHUỐI

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Đinh Bảo Sơn

1218317

Quảng Thị Trúc Quyên

1218305

1|Page


GIỚI THIỆU CÂY GIỐNG
1. Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây
ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng
suất 20-30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala
100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.


 Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng
bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với người Việt
Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá,
ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn.
2. Phân loại khoa học:
 Giới: Plantae
 Bộ: Zingiberales
 Họ: Musaceae
 Chi: Musa
3. Hệ thống phân loại:
 Họ Chuối (Musaceae) thuộc thực vật một lá mầm (Monocots) có 2 chi. Đó là:
• Chi chuối ăn (Musa) có nguồn gốc ở Đông Nam Á.
• Chi chuối cảnh (Ensete) có nguồn gốc ở Đông Phi.
 Chi Chuối ăn (Musa) bao gồm hai nhóm:
o Nhóm chuối mềm (banana) là những loài chuối khi chín quả mềm, bốc vỏ được
và dùng để ăn tươi. Trong tiếng Anh từ “Banana” (chuối) để chỉ các loài chuối
mềm được cho là bắt nguồn từ ngôn ngữ Wolof do từ “banaana”.
o Nhóm chuối cứng (plantains) là những loài chuối có quả khi chín vẩn cứng rắn,
không bốc vỏ được, phải dùng dao để gọt. Chuối cứng trước khi ăn phải nấu hoặc
chiên, là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng ở các nước nhiệt đới đng phát triển
như Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Trong tiếng Anh từ “plantain” có nguồn gốc
tiếng Latin đễ chỉ loài cây có tán rộng, do các loài chuối nàng mọc khỏe, có tán lá
rậm rạp.
• Hiện nay các nhà khoa học công nhận khoảng 50 loài chuối thuộc chi Musa với nhiều
công dụng khác nhau đối với con người như lấy quả, lấy lá, lấy sợi, làm rau, làm cây
cảnh...
• Trong tiếng Việt được gọi chung là “cây chuối” .
 Ba loài chuối hoang dại quan trọng được công nhận là tổ tiên của tất cả các loài chuối
hoang và chuối trồng phổ biến hiện nay là:
• Loài chuối hột hoang dã (Musa acuminata Colla). (ký hiệu “A”).


2|Page


Hình 1.1: chuối hột hoang dã Musa acuminata Colla
• Loài chuối hột hoang dã (Musa balbisiana Colla). (ký hiệu “B”).

Hình 1.2: chuối hột hoang dã Musa balbisiana Colla
• Loài chuối lai hoang dã (Musa × paradisiaca L.) được lai bởi hai loài M.
acuminata [A] và M. balbisiana [B], là tổ tiên của các loài chuối trồng cao
sản không hạt phổ biến hiện nay.

Hình 1.3: Loài chuối lai hoang dã (Musa × paradisiaca L.)
3|Page


 Cần lưu rằng cây Chuối rẻ quạt ở Việt Nam được trồng làm cây cảnh phổ biến
cũng được gọi là "Chuối" nhưng thực ra loài này thuộc Họ Strelitziaceae, có tên
khoa học là Ravenala madagascariensis không có liên quan đến Họ chuối.

Hình 1.4: Cây chuối rẻ quạt không thuộc loài chuối
4. Lịch sử phân loại khoa học các loài chuối
 Việc phân loại khoa học Chi chuối (Musa) do Carl Linnaeus công bố lần đầu tiên
vào năm 1753. Nguồn gốc tên Musa do Linnaeus đặt có thể do hai giả thuyết sau
đây:
• Musa bắt nguồn từ Antonius Musa, tên của nhà thực vật học và là bác sĩ
chuyên trị bệnh cho hoàng đế La Mã đầu tiên Augustus trước CN.
• Hoặc từ tiếng Ả Rập “mauz” để gọi tên “chuối ” được Linnaeus dịch sang
tiếng Latin là Musa. Từ Mauz (tiếng Ả Rập) dịch sang Musa (tiếng Latin) đã
có trong Bách khoa toàn thư tiếng Ả Rập ở thế kỷ 11 trong “Quy chuẩn y học”

của Avicenna. Trong khi đó từ “Mauz” cũng là từ trong tiếng Ba Tư và Thổ
Nhĩ Kỳ để chỉ “quả chuối”.
 Thời Linnaeus chỉ mô tả có hai loài chuối dựa theo công dụng quả của chúng, đó
là:
• Loài chuối tráng miệng (Musa sapientum) tiếng Anh là “banana”, bao gồm
những giống chuối khi chín có quả mềm, vỏ quả bốc ra được, được dùng để ăn
tươi. Quả của loài chuối này khi chín có hàm lượng nước khoảng 73% nên còn
được gọi là chuối mềm.
• Loài chuối bột (Musa paradisiaca) tiếng Anh gọi là “plantains”, bao gồm
những giống chuối khi chín có quả cứng, không bốc vỏ được và phải gọt, được
dùng để nấu hoặc chiên, xào trước khi ăn. Quả của loài chuối này khi chín có
hàm lượng nước khoảng 64% và giàu tinh bột nên cứng khi chín nên còn được
gọi là chuối cứng.
 Từ đó trở về sau có nhiều loài chuối mới được mô tả và bổ sung vào danh sách
phân loại:
4|Page


• Vào năm 1820, nhà thực vật học người Ý Luigi Aloysius Colla (1766-1848)
đã mô tả hai loài chuối hoang dại Musa acuminata và Musa balbisiana , cả hai
loài sau này được công nhận là Tổ tiên của tất cả các loài chuối hoang và chuối
trồng.
• Vào năm 1862 Paul Fedorowitsch Horaninow (1796-1865), đã phát hiện ra
loài chuối Đông Phi khác biệt với các loài chuối bình thường và ông lập ra một
chi mới là Chi chuối Châu Phi (Ensete) và mô tả được 1 loài duy nhất là
Ensete edule khác xa với các loài trong Chi chuối thường (Musa) , tuy nhiên
chưa được chấp nhận.
• Vào năm 1947 trở đi, nhà thực vật người Anh nổi tiếng về phân loại chuối là
Ernest Entwistle Cheesman (1898-1983) đã phục hồi lại Chi Ensete và ông
đã mô tả được loài đầu tiên trong chi này là Ensete ventricosum (theo Tạp chí

Kew Bulletin -1948). Tiếp sau đó ông đã mô tả thêm khoảng 25 loài trong chi
Ensete. Từ đó trong Họ chuối (Musaceae) đã có hai chi là Musa và Ensete.
• Ernest Cheesman cũng đã cho biết hai loài chuối ban đầu do Linnaeus mô tả
là loài chuối tráng miệng Musa sapientum và loài chuối bột Musa
paradisiaca chính là con cháu của 2 loài chuối hột hoang dã Musa acuminata
và Musa balbisiana , cả hai đều được mô tả lần đầu tiên bởi Luigi Aloysius
Colla (1860).
• Từ thời của Linnaeus (thế kỷ 18) cho tới thập niên 1940s thì các loài chuối ăn
tươi (banana) và chuối bột (plantains) đã được đặt tên hai phần theo kiểu
Linnaeus, như: Musa sapientum , Musa paradisiaca, Musa acuminata , Musa
balbisiana. Cách gọi như thế xem như thể chúng là các loài khác biệt rất xa
nhau.
• Việc đặt tên loài vô cùng phức tạp vì các loài chuối trồng chủ yếu phát sinh từ
hai loài chuối hột hoang dã là loài Musa acuminata và loài Musa balbisiana,
cùng với các loài chuối được lai giữa hai loài này dẫn đến sự phức tạp trong
phân loại các loài chuối.
• Trong thập niên 1940 đã có đề nghị là không nên đặt tên hai phần kiểu Linneus
cho các loại chuối mềm (banana) và chuối bột (plantains) được con người gieo
trồng, mà tốt nhất nên đưa ra cho chúng các tên gọi của giống (species) cây
trồng. Một hệ thống thay thế dựa trên bộ gen để đặt danh pháp cho các loại
chuối trong các Phân chi của Chi Musa cũng đã được đề ra.
• Ernest Entwistle Cheesman đã thực hiện các sửa đổi lớn đối trong phân loại
Họ chuối (Musaceae). Từ đó Chi chuối (Musa) theo truyền thống được phân
chia thành 5 Phân chi (hay đoạn), đó là:
(1)Ingentimusa, (2) Australimusa, (3) Callimusa, (4) Musa , (5)
Rhodochlamys
• Đến năm 2012 được rút lại còn 3 Phân chi.
• Vào năm 1955 các nhà nghiên cứu Norman Simmonds và Ken Shepherd đã
đề xuất một hệ thống danh pháp dựa vào kiểu phối hợp gen của các giống
5|Page



chuối. Theo Hệ thống này đã loại bỏ gần như tất cả những khó khăn và mâu
thuẫn của việc phân loại trước đó của chuối dựa trên tên khoa học đối với
giống chuối trồng. Mặc dù vậy, tên ban đầu vẫn còn được công nhận bởi một
số cơ quan hiện nay, dẫn đến nhầm lẫn.
 Theo Hệ thống gen, hai loài là tổ tiên của tất cả giống chuối ngày nay là:
o Musa acuminata (loài chuối hột hoang dại), ký hiệu là “A”.
o Musa balbisiana (một loài chuối hột hoang dại khác, ký hiệu là “B”.
 Theo cách phân loại này toàn bộ các kiểu gen của tất cả các loài chuối trên
thế giới gồm có:
o Nhóm đơn bội: Có các kiểu gen ‘A’ và ‘B’
- Loài chuối hột hoang Musa acuminata [A].
- Loài chuối hột hoang Musa balbisiana [B].
o Nhóm chuối nhị bội: Có các kiểu gen [AA], [AB] và [BB]

Hình 1.5: Chuối tiêu cao song bội [AA], quả chín có vết thâm đặc trưng
o Nhóm chuối tam bội: Có các kiểu gen [AAA], [AAB], [ABB] và [BBB].

Chuối già hương [AAA]
Chuối cơm lửa [AAA]

6|Page


Chuối tiêu lùn [AAA]

Chuối goòng [AAB]

Hình 1.6 : các giống chuối tam bội

o Nhóm chuối tứ bội: Có các kiểu gen: [AAAA], [AAAB], [AABB],
[ABBB] và [BBBB].
 Các kiểu gen đơn bội: [A], [B] (ở hoa lưỡng tính của các loài chuối hoang).
 Các kiểu gen nhị bội:[AA], [BB] (ở các loài chuối hoang thuần) và [AB] (ở
loài chuối hoang lai).
 Các kiểu gen tam bội: [AAA], [AAB], [ABB],[BBB] (ở các loài chuối lai
cao sản không hạt).
 Các kiểu gen tứ bội: [AAAA], [AAAB], [AABB], [ABBB], [BBBB] (ở các
loài chuối cảnh).
 Trong các loại chuối ăn được thì các tổ hợp bộ gen thường gặp là AA, BB,
ABB, BBB và thậm chí cả AAAB cũng có thể tìm thấy.
• Đến năm 2002 hệ thống phân loại chuối vẫn dựa theo cách chia ra các phần
hay đoạn theo Ernest Entwistle Cheesman nhưng Chi chuối được rút lại còn 3
phần, dựa theo số nhiểm sắc thể trong nhóm.
o Đặc điểm 3 phần trong Chi chuối được công nhận từ năm 2002 là:
 Phần Eumusa bao gồm hầu hết những loài chuối, trồng để lấy quả ăn tươi
hoặc làm thực phẩm và trong Phần này có nhiều loài khác nhau, như chuối
hoang, mang thể lưỡng bội và có khả năng sinh sản, chuối thuần hóa từ thời
cổ, mang thể lưỡng bội và không có khả năng sinh sản, chỉ cho quả và
không có hạt trong quả và còn nhiều loài chuối khác nữa mang thể tam bội
hoặc tứ bội không có khả năng sinh sản hữu tính.
 Phần Rhodochlamys và Callimusa, chuối thường trồng dùng để làm cảnh.
 Phần Australimusa có nhiều loài chuối hoang dại, trồng để lấy xơ làm vật
liệu dùng và một số khác (nhóm Fe'is) trồng để lấy quả làm thực phẩm, đặc
biệt là loài chuối này chỉ có ở trên đảo Thái Bình Dương .

7|Page


o Ở thời điểm này các nhà khoa học công nhận khoảng 50 loài thuộc

chi Musa với nhiều công dụng khác nhau đối với con người như lấy quả,
lấy lá, lấy sợi, làm rau, làm cây cảnh....
• Trong hệ thống APG III (2009) dựa trên sinh học phân tử, Họ Chuối
(Musaceae) được xếp vào Bộ gừng (Zingiberales). Trong năm 2013 Họ chuối
có khoảng 70 loài được công nhận, trong đó có một số ít loài có quả ăn được
còn lại đa số là các loài chuối làm cây cảnh.
5. Nguồn gốc thực vật:
 Cây chuối thuộc về họ Chuối. Nó được trồng chủ yếu để lấy trái cây của nó, và ở
mức độ ít hơn là thân và để trang trí. Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi
vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật, trong khi "thân" chính của nó là một
"thân giả" (tiếng Anh: pseudostem). Thân giả của một số loài có thể cao tới 2–
8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh,
hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Quả của những
cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng.
Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu
đời nên có bộ nhiễm sắc thể đa bội (thường là tam bội). Cây thường mọc thành
bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi mới.
 Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có
3–20 nải. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một quả trung
bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi
quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở
dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt
chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt.
Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt. Chuối chứa
nhiều vitamin B6, vitamin C và kali.
 Cây chuối có thân giả lên tới 6–7,6 m, mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối ra
theo hình xoắn và có thể kéo dài 2,7 m và rộng 60 cm. Cây chuối là loài thân thảo
lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng,
không sinh sản, còn được gọi làbắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm – một
thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm hoa. Bắp

chuối được dùng như rau ở Đông Nam Á; nó được hấp, trộn salad, hoặc ăn
sống. Các hoa cái ở trên hoa đực và không cần được thụ phấn để tạo quả chuối.
6. Lịch sử cây:
 Chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Nhiều loài chuối dại vẫn còn mọc lên

ở New Guinea,Malaysia, Indonesia, và Philippines. Gần đây, di tích về khảo cổ
học và môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ở tỉnh Cao nguyên Tây, Papua New
Guinea gợi ý rằng chuối được trồng ở đấy bắt đầu trễ nhất năm 5000 TCN, nhưng
có thể từ 8000 TCN. Khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi
mà chuối được thuần hóa đầu tiên. Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng ở
những vùng khác tại Đông Nam Á.

8|Page


 Một số vùng cô lập ở Trung Đông có thể nuôi chuối từ thời gian trước khi Hồi
giáo ra đời. Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên triMuhammad biết ăn nó.
Sau đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối đi theo. Những văn kiện
Hồi giáo (như là bài thơ và truyện thánh) nói đến nó nhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9.
Vào thế kỷ 10, những văn kiện Palestine và Ai Cập đã nói đến chuối; từ đấy, chuối
lan qua Bắc Phi và Tây Ban Nha Hồi giáo. Thực tế là vào thời Trung cổ, chuối
từ Granada (Tây Ban Nha) được coi là những chuối ngon nhất trong thế giới Ả
Rập.
 Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch ở Cameroon từ
thiên niên kỷ 1 TCN đã gây ra cuộc tranh luận về lúc bắt đầu trồng cây chuối ở
châu Phi. Có chứng ngôn ngữ học rằng người Madagascar đã biết về chuối vào lúc
đó. Trước các khám phá này, chứng cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở châu Phi có
từ cuối thế kỷ 6 CN về sau. Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ bờ biển
đông của châu Phi đến bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam
tới Madagascar. Năm 650, quân đội Hồi giáo mang chuối đến vùng Palestine.


Hình 1.7: Phạm vi phân bố của tổ tiên của chuối ăn hiện đại. Musa acuminata được thể
hiện trong màu xanh lá cây và Musa balbisiana trong màu cam

9|Page


II. PHÂN BỐ ĐỊA LÝ
1. Phân bố trên thế giới:
 Chuối là cây ăn quả bản địa ở Châu Á, là một trong những loại cây ăn quả dể
trồng và có nhiều công dụng, rất phổ biến và quen thuộc với nhiều quốc gia vùng
nhiệt đới, là nguồn cung cấp chất đường bột quan trọng ở các nước đang phát
triển.
 Hiện nay trên thế giới có ít nhất 107 quốc gia trồng chuối với nhiều mục đích
khác nhau: chủ yếu dùng làm trái cây, kế đến là dùng để lấy sợi , sản xuất rượu
chuối và làm cây cảnh.

Các vùng trồng chuối trên thế giới
 Một quả chuối cung cấp một lượng calo tương đương với một củ khoai tây. Do đó
chuối và chuối bột rất quan trọng để giữ vững an ninh lương thực toàn cầu và là
giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các nướng đang phát triển vùng nhiệt đới.
 Vào năm 2013 chuối đứng hàng thứ tư về giá trị tài chính trong các cây lương
thực chính trên thế giới (sau gạo, lúa mì và ngô).
 Điều kiện sinh thái
• Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển của cây chuối:thuận
lợi trong phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ,
phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương
muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô.
• Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao,
trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc

hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 4050mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo
trời râm hay trời nắng.
10 | P a g e


• Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ
ánh sáng tương đối rộng.
 Với nhu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng như vậy, cây chuối là một loại
cây có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ởnước
ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn
hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển. Chuối đối với người
Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng
năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng
khá lớn.
 Các nước trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu trên thế giới
• Theo thống kê của FAO, 10 quốc gia sản xuất chuối và chuối bột hàng đầu thế
giới trong năm 2011 gồm có:
• 1-Ấn Độ, 2-Uganda, 3-Trung Quốc, 4-Philippines, 5-Ecuador, 6-Brazil, 7Indonesia, 8-Colombia, 9- Cameroon và 10-Tanzania đã sản xuất được 59,9
triệu tấn chuối so toàn thế giới là 145,5 triệu tấn, chiếm 66%. Trong đó dẫn đầu
là Ấn Độ sản xuất 29,7 triệu tấn , đạt 20% so thế giới.
• Năm nước xuất khẩu sản phẩm chuối hàng đầu trên thế giới (2011) gồm:
 1-Ecuador, 2-Costa Rica, 3-Colombia, 4-Philippines, 5-Guatemala đạt 11,9
triệu tấn, so toàn thế giới là 17,9 triệu tấn, chiếm tỷ lệ 66%. Trong đó dẫn
đầu là Ecuador xuất khẩu được 5,2 triệu tấn, chiếm 29%.
 Thị trường nhập khẩu chuối mạnh nhất là Mỹ và Châu Âu, do đó chuối và
các sản phẩm từ chuối nói chung là lợi thế ở các nước đang phát triển ở
vùng nhiệt đới thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.

Sản xuất và xuất khẩu chuối và chuối bột của các nước (2011)
Quốc gia


Triệu
tấn

Tỷ lệ % so tổng số
của thế giới

Bảng 1: Sản xuất
Ấn Độ

29,7

20%

Uganda

11.1

8%

Trung Quốc

10,7

7%

Philippines

9.2


6%

Ecuador

8.0

6%
11 | P a g e


Brazil

7.3

5%

Indonesia

6.1

4%

Colombia

5.1

4%

Cameroon


4.8

3%

Tanzania

3.9

3%

Tất cả các nước khác

49,6

34%

Toàn thế giới

145,4

100%

Bảng 2: Xuất khẩu
Ecuador

5.2

29%

Costa Rica


1.8

10%

Colombia

1.8

10%

Philippines

1.6

9%

Guatemala

1.5

8%

Tất cả các nước khác

6.0

34%

Toàn thế giới


17,9

100%

Hình 2.1: Thị trường xuất khẩu chuối thề giới năm 2005
2. Một số chuối phổ biến ở Việt Nam
 Nhóm chuối hoang dại: Chuối hột rừng Musa balbisiana (nhị bội)
12 | P a g e


 Nhóm chuối ăn có quả không hạt:
• Nhóm chuối tiêu (Cavendish): Nhóm này có 3 giống là tiêu lùn, tiêu nhỏ, tiêu
cao. Năng suất quả từ trung bình đến rất cao; phẩm chất thơm ngon, thích hợp
cho xuất khẩu quả tươi, thích hợp với vùng có khí hậu mùa đông lạnh. Giống
chuối tiêu ở Miền Bắc bình quân đạt 13-14kg/buồng, năng suất trung bình đạt
12-15 tấn/ha.

Hình 2.2: Chuối tiêu (Bắc Bộ VN)

Hình 2.3: Chuối già hương (Nam Bộ
VN)

• Nhóm chuối tây (chối sứ, chuối xiêm): gồm các giống chuối tây hồng, tây
phấn, tây sứ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không
kén đất, chịu hạn nóng và khả năng chịu hạn song dễ bị héo rụi (vàng lá
Panama), quả to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống khác.

Hình 2.4: chuối xiêm


13 | P a g e


• Nhóm Chuối bom (bôm): được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trọng lượng
buồng thấp, chỉ đạt từ 6-8 kg/buồng. Thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ số sản
xuất cao (5 buồng trong 20 tháng/gốc) có có thể trồng ở mật độ cao 1200-1500
cây/ha nên năng suất có thể đạt 25-40 tấn/ha. Quả được dùng làm ăn tươi,
chuối sấy.

Hình 2.5: Chuối cau
• Nhóm Chuối ngự: Bao gồm chuối ngự tiến, chuối ngự mắn. Cây cao 2,5-3 m,
cho quả nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt, tuy nhiên năng
suất thấp.

Hình 2.6: Chuối ngự
• Nhóm Chuối ngốp: Bao gồm giống ngốp cao, ngốp thấp. Là nhóm có chiều
cao cây từ 3-5 m. Cây sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn khá,
thích hợ với vùng đồi. Quả tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chín, thịt quả
nhão, hơi chua.
• Nhóm chuối hột: Bao gồm chuối hột rừng và chuối hột trồng.
14 | P a g e


 Chuối hột rừng Musa balbisiana nhị bội (là loài chuối nhị bội có kiểu gen
BB), loài này mọc hoang trong rừng được khai thác làm thuốc.

Quả chuối hột chưa chín

Quài Chuối hột
Hình 2.7: chuối hột

 Chuối hột trồng Musa balbisiana tam bội (là loài tam bội có kiểu gen BBB),
loài này được trồng chủ yếu dùng thân và bắp chuối để làm rau, quả to khi
chín ăn được, chủ yếu để ngâm rượu thuốc (rượu chuối hột). Hạt của loài
này được bán ở dạng nguyên hạt hoặc xay thành bột để làm thuốc.
 Nhóm chuối làm cây cảnh:
• Có rất nhiều loài từ đơn bội đến đa bội. Loài phổ biến nhất là chuối trăm nải.
• Ngoài ra còn các giống chuối mắn, chuối lá, nhưng các giống chuối này có
diện tích trồng ít vì giá trị kinh tế thấp.

15 | P a g e


Hình 2.8: Chuối trăm nải
Hình 2.9: Chuối rừng Musa velutina
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
 Đặc điểm chung của Chi chuối (Musa) là những loài thực vật một lá mầm, có hoa,
thuộc loại cây thân thảo khổng lồ.
 Thân
 Thân chuối có hai phần:
• Thân thật (corm) : Tất cả các bộ phận trên mặt đất của một cây chuối phát
triển từ một cấu trúc thường được gọi là một thân thật, trong tiếng Anh gọi là
" corm ". Đó là một khối mang nhiều sẹo của bẹ lá nằm ở mặt đất, khi cây đã
lớn khối thân thật hình chóp nhọn có thể cao đến 25 cm trên mặt đất. Khi cây
mang hoa, kết quả phần đỉnh của thân thật chính là lỏi của cây chuối mang phát
hoa vượt lên tới trên ngọn.Tàn dư thân thật (corm) của cây chuối (cao khoảng
25 cm).

16 | P a g e



Hình 3.1: Tàn dư của thân thật
cây chuối
Hình 3.2: Thân thật cây chuối
• Thân giả (pseudostem): Mặc dù
nhìn bề ngoài các loài chuối có
thân bụi mọc cao nhưng thân
chuối thật ra là thân giả do các
bẹ lá tạo thành. Các bẹ lá cuốn
sát nhau tạo thành một khối hình
trụ dẻo dai, gồm những khối sợi
và những ô rổng mọng nước.
Thân cây chuối cao từ 3-6 m.

Hình 3.3: cấu tạo cây chuối
 Rể
 Bộ rể chùm phát triển mạnh và lan
rộng. Chuối phát triển trong nhiều
loại đất, miễn là đất sâu ít nhất là 60
cm, có hệ thống thoát nước tốt và
không được dẻ chặt.
17 | P a g e


 Lá
 Lá được sắp xếp theo vòng xoắn và
gồm có ba phần:
• Bẹ lá: Mọc từ thân chính dưới
mặt đất, các bẹ lá cuộn chặt vào
nhau tạo nên thân giả. Bẹ lá có
nhiều chất xơ và các lổ rổng,

xốp, mọng nước. Tiết diện của
bẹ lá hình vàng khăn mỏng, 2 bề
mặt của bẹ là nhẳn bóng. Chiều
dài của mỗi bẹ lá quyết định
chiều cao của thân chính khi lá
đã phát triển.

Lá chuối

• Cuống lá: Từ phần cuối của
bẹ cho đến phiến lá, dàu khoảng
20-40 cm.
• Phiến lá: Phiến lá đơn, to,
rộng, dài 1-2 m, rộng 0,3-0,6 m,
có cuốn lá chạy dọc đến chóp lá.
Phiến lá dể bị rách do giông gió,
phiến lá được dùng để lót, gói
thực phẩm, gói bánh…

Phiến lá
Hình 3.4: Lá chuối

 Hoa
 Phát hoa mọc từ đỉnh của thân chính (lỏi chuối) ở ngọn gọi là “bắp chuối”,
khi phát hoa nở và kết quả gọi là “buồng chuối”. Trong mỗi lá đài hoa sắp thành
hai hàng tạo để sau này tạo thành “nải chuối”.
 Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 ngăn, mỗi ngăn có nhiều
tiểu noãn. Vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy.
 Các hoa đực nằm ở phần nải trên của bắp chuối thường không được nở ra.
 Các hoa nằm ở phần phía gốc của bắp chuối là hoa lưỡng tính, sau này đậu

quả thành những nãi chuối.
 Khi phát hoa nở và kết quả được gọi là “quài chuối” hay “buồng chuối”.
Trong các giống chuối phổ biến mỗi quài chuối chỉ có 5-10 nãi chuối, phần còn
lại là hoa đực không phát triển thành quả và còn nằm lại trong bắp chuối. Bắp
chuối của các giống chuối xiêm và chuối hột dùng làm rau ăn được. Ở những
giống chuối làm cây cảnh mỗi quài chuối có thể nở ra đến cả trăm nãi chuối.

18 | P a g e


Phát hoa (Bắp chuối) tiêu mới nở

Phát hoa (Bắp chuối) tiêu đã nở

Hình 3.5: hoa chuối
 Quả
 Quả chuối được hình thành từ các hoa lưỡng tính ở phần gốc của phát hoa.
Bên trong mỗi là đài có một nãi chuối được xếp thành hai hàng, mỗi nãi chuối có
từ 10-30 quả. Trong tiếng Anh nãi chuối chuối được gọi khôi hài là “ .” (bàn tay)
và quả chuối là “ .” (ngón tay). Trọng lượng mỗi quả từ 100-300 g.
 Trong phần thịt ăn được của của các loài Chuối Cavendish có khoảng 75%
lànước và 25% chất khô.

Quài chuối già lùn

Dạng chuối xuất khẩu được ưa chuộng
trên thế giới
Hình 3.6: quả chuối

 Hạt

 Tùy theo giống chuối, quả chuối có thể có nhiều hạt (như chuối hột), ít hạt
(như chuối xiêm thỉnh thoảng có vài hạt), chuối già không có hạt. Quả không có
hạt gọi là trinh quả. Các loại chuối có hạt, hạt màu đen, rắn chắc. Hạt chuối được
dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc.

19 | P a g e


IV. HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG
 Hàm lượng dinh dưỡng và công dụng của chuối:
 Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như
magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt , ngoài ra còn có hormone Serotonin
và chất an thần Tryptophan, chuối cung cấp cho cơ thể toàn bộ sinh và khoáng tố cần thiết cho sức khoẻ
con người.Thành phần bổ dưỡng của chuối khác nhau trong từng loại chuối, trong
từng thời kỳ thu hoạch và khi sử dụng nó (xanh hay chín). Một quả chuối chín có
thể cung cấp đủ năng lượng calo trong mỗi ngày. Về dinh dưỡng, cứ 100g chuối
cung cấp 99 calo, rất bổ ích cho ngưới chơi thể thao vì cơ bắp hấp thụ đường
trong chuối nhanh hơn. Chuối giúp phục hồi sức khỏe nhanh, nhưng không nên
ăn nhiều chuối khô, vì 100g chuối khô cung cấp đến 285 calo. . Chuối xanh rất
giàu tinh bột và nó là chất chính tạo ra carbonhydrate. Chuối chín thì chuyển sang
đường, tồn tại ở thể hòa tan và chất béo. Trong chuối có chứa một dạng khá lớn
các chất như calcium, sắt, potassium, magneium, sodium và phosphore. Nếu tận
dụng được vỏ trái chuối khô cũng là sự tiết kiệm chất pectin trong đó.
 Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong
máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh
được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho
người bệnh tim mạch.
 Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều

hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy

cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.
 Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho

người lao động nặng, vận động viên, mà còn dành cho thai phụ hay buồn nôn vì
ốm nghén.
 Chuối là món tráng miệng không nên thiếu trên bàn ăn của người bệnh tim

mạch, cụ thể là người cao huyết áp nhờ tác dụng vừa lợi tiểu nhẹ, vừa bổ sung
kali cho cơ thể dễ bị thiếu hụt vì dùng thuốc lâu ngày.
 Ngoài ra, nhờ dễ tiêu hoá nên chuối có thêm ưu điểm của món ăn cung cấp

năng lượng nhanh khi có nhu cầu cấp bách. Ngay khi mỏi mệt, gặp lúc đường
huyết hạ thấp, chỉ cần trái chuối là xong.
 Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua

đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc
biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.
 Theo công trình nghiên cứu của giáo sư Kurijama ở Học viện Thực phẩm
Tokyo, Nhật, chuối có tác dụng kép trên hệ thần kinh. Chuối vừa gây hiệu quả an
thần nhẹ nhàng dựa trên cơ chế thư giãn, vừa thúc đẩy chức năng tư duy theo
chiều hướng lạc quan yêu đời.

 Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều
giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại
chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua.
20 | P a g e


Quả chuối cứng (chuối bột) chín
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g phần ruột ăn được

Năng lượng

510 kJ (120 kcal)

Carbohydrate

31.89 g

Đường

15 g

Chất xơ thực phẩm

2.3 g

Chất béo

0.37 g

Protein

1.3 g

Vitamin A equiv

56 μg (7%)

Beta-carotene


457 μg (4%)

Thiamine (vit. B1)

0.052 mg (5%)

Riboflavin (vit. B2)

0.054 mg (5%)

Niacin (vit. B3)

0.686 mg (5%)

Pantothenic acid (B5)

0.26 mg (5%)

Vitamin B6

0.299 mg (23%)

Folate (vit. B9)

22 μg (6%)

Choline

13.5 mg (3%)


Vitamin C

18.4 mg (22%)

Vitamin E

0.14 mg (1%)

Vitamin K

0.7 μg (1%)

Calcium

3 mg (0%)

Iron

0.6 mg (5%)

Magnesium

37 mg (10%)
21 | P a g e


Phosphorus

34 mg (5%)


Potassium

499 mg (11%)

Sodium

4 mg (0%)

Zinc

0.14 mg (1%)

Liên kết đến cơ sở dữ liệu Bộ Nông Nghiệp Mỹ USDA
Tỷ lệ % được khuyến nghị của Mỹ cho người lớn.
Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng

 Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong
máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh
được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho
người bệnh tim mạch. Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magiê và canxi mà chuối có khả năng
điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước
khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.

Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho người
lao động nặng, vận động viên, mà còn dành cho thai phụ hay buồn nôn vì ốm
nghén.
Chuối là món tráng miệng không nên thiếu trên bàn ăn của người bệnh tim mạch, cụ thể là người cao huyết áp nhờ tác
dụng vừa lợi tiểu nhẹ, vừa bổ sung kali cho cơ thể dễ bị thiếu hụt vì dùng thuốc lâu ngày. Ngoài ra, nhờ dễ tiêu hoá
nên chuối có thêm ưu điểm của món ăn cung cấp năng lượng nhanh khi có nhu cầu cấp bách. Ngay khi mỏi mệt, gặp
lúc đường huyết hạ thấp, chỉ cần trái chuối là xong.


Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó
tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở
người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.
Theo công trình nghiên cứu của giáo sư Kurijama ở Học viện Thực phẩm
Tokyo, Nhật, chuối có tác dụng kép trên hệ thần kinh. Chuối vừa gây hiệu quả an
thần nhẹ nhàng dựa trên cơ chế thư giãn, vừa thúc đẩy chức năng tư duy theo
chiều hướng lạc quan yêu đời.
 Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều
giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại
chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến
vua.
 Diện tích, sản lượng :
 Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm
19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4
triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại
cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất
nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và
miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa,
Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong
22 | P a g e


khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam
Định, Phú Thọ…
 Việt Nam có diện tích trồng chuối lớn nhưng rải rác , không tập trung và chất
lượng giống không đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu trong
những năm qua . Để có thể xếp chuối vào danh mục những loại cây ăn trái có thể
xuất khẩu trên qui mô lớn , cần phải tập trung vào việc nhân giống và cải tiến các
giống chuối để thu hoạch được sản lượng cao , chất lượng tốt.


23 | P a g e


V. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
1. Hữu tính
 Nhân giống bằng hạt:
• Lấy hạt trên trái đã chín, chú ý chọn hạt to, hình dạng bình thường.
• Ươm vào đất ẩm hoặc cát ẩm.

Hình 5.1: hạt chuối nảy mầm
• Khi hạt nảy mầm thì chăm sóc tiếp trong vườn ươm.
• Sau đó đem ra trồng.
 Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt:
 Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
 Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.
 Hệ số nhân giống cao.
 Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.
 Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.
 Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :
 Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
 Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
 Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc
cũng như thu hái sản phẩm.
 Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt
chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:
• Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép
• Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt
hơn.
24 | P a g e



• Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.
2. Vô tính:
a. Nhân giống bằng củ:
• Chuối có thân ngầm thường gọi là củ chuối. Trên thân mầm có nhiều mầm ngủ
tương đương với số lá. Những mầm này để thay thế cây mẹ và duy trì nòi
giống của nó trong một thời gian khá dài. Các mầm ngủ này trong điều kiện
bình thường bị ức chế không nảy mầm phát triển thành cây con được, nhưng
nếu sau khi ta chặt buồng thì các mầm ngủ này một số sẽ được mọc thành cây
con; khi cây con đã phát huy tác dụng độc lập, nó lại ức chế các mầm khác
còn lại trên củ không mọc cây được nữa. Dựa vào đặc điểm đó của cây chuối,
người ta có thể dùng củ chuối để trồng cũng được. ở Trung Quốc và các nước
châu Phi, châu Mỹ… Đều đã áp dụng biện pháp trồng bằng củ chuối. ở ta trong
điều kiện sản xuất, những năm bị lụt, chuối chết, con giống hiếm, nhân dân ta
đã dùng củ chuối còn sống sót để gây giống, kết quả cũng cho thấy rất tốt.
• Trong công tác nghiên cứu thí nghiệm, bước đầu cũng đã có kết quả đều cho
thấy: thân ngầm chuối có thể để nguyên, hoặc bổ đôi đem giâm đều có thể nảy
mầm 100%.
• Thao tác tiến hành:
 Chọn củ lớn, cắt bớt rễ.

Hình 5.2: củ chuối
 Chẽ làm 6-8 miếng, mỗi miếng có 1 mầm tốt.
 Xữ lý thuốc sát khuẩn rồi đem ươm bằng cách áp mặt cắt bằng phẳng xuống
dưới đất ẩmđã được xữ lý.
 Một số chồi sẽ phát triển sau 6-7 tháng bứng lên đem trồng.

25 | P a g e



×