Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các phương pháp xử lý nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.71 KB, 20 trang )

A. Lời mở đầu
Vấn đề bảo vệ môi trường đang là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Hàng
loạt các biến đổi của môi trường đã và đang xảy ra; gây hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm
trọng lên đời sống con người. Từ hiệu ứng nhà kính gây sự tăng nhiệt độ Trái đất, gây tan
băng ở 2 cực Trái đất, gây mực nước biển dâng cao, nguy cơ biến mất các lục địa, … chỉ
những tác động điển hình nhất đó thôi cũng đủ cho thấy sự khủng khiếp của vấn nạn ô
nhiễm môi trường. Thực tế sự ô nhiễm môi trường này đến từ mọi mặt của cuộc sống, gồm
cả các hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, người dân, … và các hoạt động sản xuất
của các nhà máy, các công trường, … trên toàn Thế giới. Các hoạt động này của con người
mỗi ngày thải ra môi trường vô số những chất thải chưa qua xử lý, ở cả 3 dạng rắn - lỏng -
khí và là nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn ô nhiễm môi trường. Ta thấy nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, người dân, … rất rộng cả
về hình thức cũng như vùng tác động, mà sự quản lý cũng như kiểm soát là rất khó khăn.
Đến nay biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là việc tuyên truyền và trông chờ vào tính tự giác của
người dân. Còn nguyên nhân gây ô nhiếm môi trường từ hoạt động sản xuất của các nhà
máy, công trường, … thì sự quản lý cũng như kiểm soát có thể thực hiện được. Tùy mỗi
quốc gia có các bộ luật quản lý các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường cũng như
các chế tài xử lý khi vi phạm. Thậm chí trong nhiều ngành sản xuất có sự đòi hỏi độ an toàn
vệ sinh cao như dược phẩm, thực phẩm, có những hệ thống quy ước chung Quốc tế mà việc
tuân thủ nó như một giấy thông hành cho phép các sản phẩm lưu hành trên thị trường Quốc
tế.
Trong ngành thực phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường là một khía cạnh hết sức quan trọng, vì
đảm bảo được việc chống ô nhiễm môi trường mới đảm bảo được các hoạt động sản xuất
đúng yêu cầu công nghệ, mới tạo ra được các sản phẩm đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn
thực phẩm, hay tốt hơn nữa là đảm bảo đạt được các chỉ tiêu chất lượng Quốc tế như
HACCP, ISO. Và cũng vì thế mà vấn đề này trong ngành thực phẩm ở nước ta đang ngày
càng được quan tâm. Thực tế, trước đây vấn đề chống ô nhiễm môi trường trong ngành
thực phẩm nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung ở nước ta chưa được quan tâm
1
đúng mức, nhưng từ sau khi có các vụ kiện tụng về chất lưọng các mặt hàng xuất khẩu thế
mạnh của chúng ta như cá basa, tôm, … thêm nữa là việc gia nhập Tổ chức Thương mại


Thế giới WTO và việc người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm đến an toàn của
thực phẩm, thì các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm không thể bỏ qua vấn đề này
được nữa. Việc lắp đặt các thiết bị và hệ thống xử lý chất thải nhà máy trước khi thải ra
môi trường đang được nhiều nhà máy thực hiện, đặc biệt hơn là việc áp dụng các chương
trình sản xuất sạch hơn của các nhà máy mới cho ta một quy trình thân thiện với môi
trường hơn rất nhiều.
2
B. Các phương pháp xử lý nước thải
Trong các nhà máy thực phẩm, dạng chất thải nhiều nhất là dạng lỏng mà phẩn lớn là các
loại nước thải. Vì thế việc xử lý nước thải cũng được đầu tư nhiều hơn cả về công nghệ và
thiết bị. Vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước liên quan mật thiết với các biện
pháp tổng hợp về chống ô nhiễm nguồn nước tự nhiên do nước thải công nghiệp gây ra.
Một trong những biện pháp đó là phải xử lý nước thải trước khi chúng được hòa vào nguồn
nước mặt tự nhiên.
Tùy thuộc vào từng loại nước thải và dựa trên những yêu cầu nhất định mà người ta lựa
chọn sử dụng một phương pháp xử lý nào đó hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
Mỗi phương pháp xử lý nước thải đều có những ưu việt và những hạn chế. Trên thực tế
người ta chia xử lý nước ra làm 3 cấp:
1. Xử lý cấp 1: Xử lý sơ bộ (Tiền xử lý nước thải)
2. Xử lý cấp 2: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
3. Xử lý cấp 3: Vi xử lý
Trong các cấp xử lý trên thì xử lý cấp 1 là cấp xử lý đầu tiên, bao gồm các quy trình xử lý
sơ bộ, nhằm loại bỏ các vật rắn trôi nổi có kích thước lớn.
Hệ huyền phù là hệ hay gặp nhất trong xử lý nước thải. Các huyền phù được phân biệt với
nhau qua lượng pha rắn và độ phân tán của nó, tức là qua nồng độ và kích thước hạt rắn
trong huyền phù. Trong công nghiệp xử lý nước thải, nước thải được tách các thành phần
không tan có thể bằng các phương pháp: lắng gạn, lọc và ly tâm. Trong đó phương pháp
lắng gạn là hay được sử dụng nhất vì nó rẻ tiền và các thành phần tách được sau khi xử lý
cũng ít khi tái sử dụng.
3

Dưới đây là một số hình ảnh các hệ thống xử lý nước thải của một số nhà máy thực phẩm
và khu công nghiệp tại Việt Nam.
 Nhà máy giấy Bình An (thuộc Công ty cổ phần giấy Tân Mai) sử dụng hệ thống xử lý
nước thải DAF (Dissolve Air Flotation) công suất 7.000 m
3
nước thải/ ngày đêm do Công
ty Krofta (Ấn Độ) thiết kế và chế tạo. Nước
thải được tập trung về 1 bể chứa, sau đó được đưa vào hệ thống DAF với một lượng
polyme sử dụng là 1,5 g/ m
3
nước thải. Nước
thải sau xử lý tại chỉ tiêu TSS nhỏ hơn 50 mg/ l (giảm hơn 90 %), hàm lượng BOD và COD
giảm hơn 50%. Lượng nước tái sử dụng khoảng 60% sau khi xử lý dùng để rửa lưới và pha
loãng bột. Với hệ thống
DAF này, toàn bộ bột mịn và chất độn (CaCO
3
) được thu hồi triệt để và tái sử dụng. Tiêu
hao bột/ giấy tại nhà máy giấy Bình An giảm đáng kể (thấp hơn 0,8 tấn bột/ tấn giấy).
Dự kiến Công ty cổ phần giấy Tân Mai sẽ tiếp tục đầu tư thêm một vài hệ thống DAF nữa
cho các dây chuyền máy xeo 1, 2, 3 tại Tân Mai để tận thu, tái sử dụng bột, chất độn, nước
trắng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
(Hệ thống DAF của Nhà máy giấy Bình An)
4
 Nhà máy Sữa Hà Nội sử dụng hệ thống xử lý bùn hoạt tính, gồm có 2 bể aeroten và 1 bể
lắng thứ cấp. Giải pháp công nghệ là xử lý bằng phương pháp sinh học và được tự động
hóa hoàn toàn
(Hệ thống xử lý bùn hoạt tính của Nhà máy sữa Hà Nội)
 Tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B – tỉnh Bình Dương đã có hẳn một Nhà máy xử lý
nước thải với chủ đầu tư là Công ty TNHH Tứ Hải. Nhà máy này sẽ tập trung và xử lý
nước thải cho toàn bộ khu công nghiệp. Điều này thể hiện sự quan tâm đúng mức tới việc

xử lý nước thải của các nhà máy và là một điển hình cần áp dụng rộng rãi.
5
(Nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B - tỉnh Bình Dưong)
 Nhà máy Sữa Trường Thọ xử dụng hệ thống bể chứa, xử lý bằng phương pháp sinh học
và cũng tự động hóa hoàn toàn.
(Hệ thống xử nước thải của Nhà máy sữa Trường Thọ)
6
 Công ty Chế biến thực phẩm & Đồ uống Vĩnh Phúc - ELOVI cũng sử dụng một hệ thống
bể chứa với giải pháp công nghệ tương tự, xử lý bằng phương pháp sinh học
(Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Chế biến thực phẩm & Đồ uống Vĩnh Phúc -
ELOVI)
7
C. Nguồn nước cấp và chất lượng nguồn nước cấp
Trong các nhà máy thực phẩm, nước được sử dụng với nhiều mục đích:
• Lượng nước dùng cho các thiết bị sừ dụng nước như: thiết bị rửa nguyên liệu, thiết bị
rửa bao bì, thiết bị nấu bia, thiết bị thanh trùng, ...
• Lượng nước dùng cho nồi hơi.
• Lượng nước dùng để cho vệ sinh nhà xưởng, thiết bị.
• Lượng nước dùng cho sinh hoạt trong nhà máy.
• Lượng nước dùng cho sản xuất phụ và các công viêc khác.
Nguồn nước này tuỳ theo điều kiện của từng nhà máy có thể sử dụng từ các nguồn khác
nhau:
• Nước máy của khu công nghiệp (Đa số các nhà máy thực phẩm sử dụng nguồn nước
này)
• Nước ngầm, nước giếng.
• Nước ao hồ đã qua xử lý của nhà máy.
Thực trạng của các nguồn nước cấp này ở nước ta hiện nay là đáng lo ngại, mà nguyên
nhân chủ yếu cũng là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước. Tình
trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng cho tưới lúa và các hoa màu, chủ yếu

là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa
học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nước nông thôn.
Công nghiệp cũng là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, và mỗi ngành công nghiệp có
một loại nước thải khác nhau.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do sự bùng nổ dân số và các
đô thị.
Và điều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý
gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi.
8

×