Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên luận văn ths tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

LÊ THỊ THÙY LINH

THÁI ĐỘ BÀNG QUAN
TRONG GIA ĐÌNH CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Thị Mai Hương

Xác nhận đã chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng

HÀ NỘI- 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác
giả. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là tự tác giả
thu thập, trích dẫn. Tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Lê Thị Thùy Linh



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục ................................................................................................................... 1
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ 3
Danh mục các bảng ................................................................................................. 4
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ BÀNG QUAN TRONG
GIA ĐÌNH CUẢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ............................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về thái độ bàng quan ..................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về thái độ bàng quan ......................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về thái độ bàng quan .......................................... 13
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài .......................................................... 26
1.2.1. Khái niệm cơ bản..................................................................................... 26
1.2.2. Các tiếp cận thái độ bàng quan ................................................................ 30
1.2.3. Cấu trúc của thái độ bàng quan ................................................................ 31
1.2.4. Trách nhiệm của trẻ vị thành niên trong gia đình ..................................... 33
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan gia đình..................................... 36
1.3.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 36
1.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ..................................................... 46
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 50
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 51
2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 51
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận .............................................................. 51
2.1.2. Giai đoạn 2: Xây dựng bộ công cụ........................................................... 51
2.1.3. Giai đoạn 3: Nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 52
2.1.4. Giai đoạn 4: Tổ chức điều tra .................................................................. 54
2.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 ......................... 57


1


2.2.1. Thống kê ................................................................................................. 57
2.2.2. Phân tích nội dung (định tính) ................................................................. 58
2.2.3. Các mã hóa .............................................................................................. 59
2.3. Thang đo lường và đánh giá............................................................................ 59
2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................ 59
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 60
Chương 3. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ BÀNG QUAN TRONG GIA ĐÌNH CỦA
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ......................................................................................... 61
3.1. Thực trạng thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên .................. 61
3.1.1. Các kiểu thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên............... 61
3.1.2. Thực trạng thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên ........... 64
3.1.3. Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên xét theo giới tính và
theo lớp ............................................................................................................. 86
3.2. Ảnh hưởng của thái độ bàng quan trong gia đình đến hành vi làm việc nhà của
trẻ vị thành niên ..................................................................................................... 90
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị
thành niên ............................................................................................................. 91
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 99
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 101
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 103
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TĐBQ

: Thái độ bàng quan

VTN

: Vị thành niên



: Gia đình

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

HS

: Học sinh

NL

: Người lớn

CHXHCNVN


: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình

LĐTT

: Lao động tri thức

LLVT

: Lực lượng vũ trang

LĐTD

: Lao động tự do

CBCNVC

: Cán bộ công nhân viên chức

KDBB

: Kinh doanh buôn bán

LĐKT

: Lao động kỹ thuật


NVVP

: Nhân viên văn phòng

PV

: Phỏng vấn

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thông tin mẫu khảo sát ......................................................................... 55
Bảng 2.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................... 60
Bảng 3.1: Các kiểu thái độ bàng quan của trẻ VTN trong gia đình ......................... 61
Bảng 3.2. Thái độ bàng quan gia đình từ vô tình đến vô lý .................................... 64
Bảng 3.3: Thiếu các hành động thể hiện tình cảm tích cực..................................... 70
Bảng 3.4: Thiếu sự hối lỗi ..................................................................................... 75
Bảng 3.5: Thiếu nhạy cảm ..................................................................................... 78
Bảng 3.6: Thiếu sự quan tâm ................................................................................. 81
Bảng 3.7: Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN ...................................... 85
Bảng 3.8: Thái độ bàng quan gia đình của trẻ VTN theo giới tính ......................... 87
Bảng 3.9: Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN xét theo lớp ................... 89
Bảng 3.10: Kết quả hồi quy đơn biến ..................................................................... 93

4



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan trong gia đình ................. 49
Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa thái độ bàng quan với hành vi bàng quan .................. 91
Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa thái độ bàng quan với các nhân tố ảnh hưởng ................ 92
Sơ đồ 3.3: Các yếu tố ảnh hưởng tới TĐBQGD của trẻ VTN................................. 94
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Thái độ bàng quan kiểu 1 ..................................................................... 69
Biểu đồ 3.2: Thái độ bàng quan kiểu 2.................................................................... 73
Biểu đồ 3.3: Thái độ bàng quan kiểu 3.................................................................... 77
Biểu đồ 3.4: Thái độ bàng quan kiểu 4.................................................................... 80
Biểu đồ 3.5: Thái độ bàng quan kiểu 5.................................................................... 84
Biểu đồ 3.6: Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN .................................... 86

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái độ bàng quan là một hiện tượng tâm lý học, được bắt đầu nghiên cứu từ
câu chuyện về cô gái Kitty Genovese năm 1964. Genovese bị một kẻ quá khích đuổi
theo, hành hung ba lần trên phố trước khi bị đâm chết. Sự việc được những người
hàng xóm của cô chứng kiến nhưng không ai gọi điện cầu cứu cảnh sát. Điều này đã
đặt ra câu hỏi cho các nhà tâm lý học về sự thờ ơ vô cảm của con người.
Trong những năm gần đây cụm từ thờ ơ, vô cảm hay bàng quan được nhắc
đến khá nhiều. Chỉ cần gõ trên google cụm từ “vô cảm” chúng ta thấy có đến hơn
1.000.000 kết quả được hiển thị. Vô cảm biểu hiện đa dạng, từ vô cảm ở cách cư xử
đến cảm xúc, từ vô cảm với người ngoài đến người thân và từ người thân đến vô
cảm với chính bản thân họ. Điều đáng nói ở đây chính là sự bàng quan, vô cảm của

giới trẻ, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước. Họ bàng quan với thế
sự, bàng quan với con người, thậm chí là bàng quan với chính những người thân
trong gia đình mình.
Gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và thể
xác của chúng ta, là nơi để chúng ta trở về sau những ngày làm việc mệt mỏi, gia
đình là nơi để các thành viên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và trách
nhiệm với nhau. Trong gia đình các thành viên phải vui, buồn cùng với niềm vui và
nỗi buồn của nhau, họ cùng tham gia những hoạt động chung để thể hiện vị trí, trách
nhiệm của họ ở trong gia đình ấy.
Tuy nhiên, ngày nay khi mà lối sống và điều kiện sống đã được cải thiện
đáng kể thì dường như sự thể hiện đó lại trở nên mờ nhạt đi, đặc biệt là ở thế hệ
trẻ. Có không ít các bạn trẻ thờ ơ, lãnh đạm, lảng tránh hay thậm chí là bàng
quan, vô cảm với gia đình của mình. Sự tham gia công việc nhà của các bạn ấy
trở nên ít đi, thậm chí là có bạn chưa từng làm những công việc trong nhà…và
cũng có không ít các bạn thờ ơ với những nỗi đau, sự mất mát, với niềm vui của
những người ruột thịt.
Có thể đó chưa hẳn là bàng quan, vô cảm nhưng chúng ta có thể thấy đó là
mầm mống của căn bệnh này bởi từ thái độ thờ ơ dẫn đến bàng quan, vô cảm là một

6


khoảng cách không xa. Những thành viên trong gia đình ruột thịt còn có thái độ
lãnh đạm với nhau như thế thì làm sao họ có thể chạnh lòng thương đối với những
người xem ra là “người dưng”?. Như vậy, ở Việt Nam thái độ bàng quan của trẻ
VTN là vấn đề rất quan trọng, cấp bách và cần phải được nghiên cứu.
Tuy vậy, những nghiên cứu về thái độ bàng quan ở Việt Nam còn khá ít,
bàng quan gia đình lại càng mới mẻ hơn, chúng tôi tìm thấy rất ít nghiên cứu khoa
học cho hiện tượng này.
Xuất phát từ thực tế xã hội, sự thiếu vắng các nghiên cứu lý luận cũng như

thực nghiệm ở Việt Nam về thái độ thờ ơ, bàng quan của trẻ VTN với gia đình.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ
vị thành niên " để có những lý giải khoa học dưới góc độ của tâm lý học về thái độ
bàng quan của trẻ vị thành niên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ
vị thành niên và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ này. Trên cơ sở đó, đề xuất
những khuyến nghị bước đầu nhằm tăng cường thái độ hợp tác, chia sẻ của trẻ
trong gia đình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khái niệm, cơ sở lý luận của thái độ bàng quan trong gia đình.
- Điều tra khảo sát thực tiễn thái độ bàng quan gia đình của trẻ vị thành niên.
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan của trẻ vị thành
niên trong gia đình
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ bàng quan của trẻ vị thành niên trong gia đình.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm–Hà Nội và
trường THCS Cầu Giấy–Hà Nội.

7


5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu thái độ bàng quan thể hiện trong quan hệ gia đình và trong
sinh hoạt/ hoạt động chung của gia đình.
- Chỉ nghiên cứu thái độ của trẻ VTN theo cấu trúc 2 thành tố: Cảm xúc và
Hành vi, thống nhất thái độ xuất phát từ cảm xúc.

- Chỉ khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan trong gia đình
như: Nhận thức về sự việc, về vai trò của bản thân trong gia đình, niềm tin vào khả
năng của bản thân trong gia đình, tính thụ động/ chủ động và tính đồng cảm của trẻ.
5.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu trên học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm–Hà Nội và
trường THCS Cầu Giấy–Hà Nội
5.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên được biểu
hiện ở những kiểu nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ bàng quan trong gia
đình của trẻ vị thành niên?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Sự thể hiện thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên khá phong
phú, với các mức độ khác nhau giữa các lĩnh vực khác nhau.
Các yếu tố tác động đến thái độ bàng quan của trẻ trong gia đình có thể là
chưa nhận thức được đầy đủ về sự việc, về vai trò của bản thân trong gia đình, thiếu
sự tự tin, tính thụ động và tính thiếu sự đồng cảm của trẻ.
8. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu tài liệu
 Điều tra bảng hỏi
 Phỏng vấn sâu

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ BÀNG QUAN
TRONG GIA ĐÌNH CUẢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

1.1. Tổng quan nghiên cứu về thái độ bàng quan
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về thái độ bàng quan
1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu về bàng quan xã hội
Hiệu ứng bàng quan lần đầu tiên được chứng minh trong phòng thí nghiệm
bởi John Darley và Bibb Latané vào năm 1968 khi họ bắt đầu quan tâm đến chủ đề
này sau vụ ám sát Kitty Genovese năm 1964 [33]. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra
một loạt các thí nghiệm mà kết quả là một trong những mặt và các hiệu ứng có thể
nhân rộng nhất trong tâm lý xã hội.
Bibb Latané và Judith Rodin (1969) đã tổ chức một cuộc thử nghiệm xung
quanh một người phụ nữ bị nạn, có khoảng 70 % người dân đến giúp đỡ người phụ
nữ sau khi họ tin rằng cô đã ngã và bị thương, nhưng khi có những người khác trong
phòng chỉ có 40 % số người giúp đỡ [33].
Latane và Darley (1968) tổ chức một trường hợp khẩn cấp bằng cách sử
dụng các sinh viên Đại học Columbia. Các sinh viên được sắp xếp vào một căn
phòng, hoặc một mình, với hai hay ba người lạ để hoàn thành một bảng câu hỏi. Khi
họ đã hoàn thành câu hỏi, khói đã được bơm vào phòng qua một bức tường để mô
phỏng trường hợp khẩn cấp [33]. Trường hợp sinh viên được sắp xếp làm việc một
mình, họ thấy khói gần như ngay lập tức (trong vòng 5 giây). Tuy nhiên, với những
sinh viên được làm việc trong nhóm thì họ mất lâu hơn (lên đến 20 giây) để thông
báo khói. Latané và Darley tuyên bố hiện tượng này có thể được giải thích bởi các
chuẩn mực xã hội về những gì được coi là phép xã giao lịch sự ở nơi công cộng.
Kết quả là những người đang một mình có nhiều khả năng để có ý thức về môi
trường xung quanh và do đó sẽ chú ý đến người đang cần sự giúp đỡ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Abraham S. Ross, những tác động
của việc gia tăng trách nhiệm về sự can thiệp của người ngoài cuộc đã được nghiên
cứu bằng cách gia tăng sự hiện diện của trẻ em. Nghiên cứu này được dựa trên phản

9



ứng của 36 sinh viên nam giới với các tình huống khẩn cấp. Kết quả là trên tổng số
36 nam sinh viên đại học tham gia thí nghiệm trong trường hợp khẩn cấp. Họ nhận
thấy khi có sự hiện diện của trẻ em thì đó cũng là lúc những bạn sinh viên này có sự
can thiệp cao nhất [33].
Những phát hiện của Mark Levine và Simon Crowther (2008) chứng minh
rằng: Với một tình huống bạo lực trên đường phố, sự can thiệp của người chứng
kiến sẽ cao hơn nếu người bị nạn là bạn của họ còn nếu là người lạ thì sự can thiệp
đó sẽ yếu hơn. Họ cũng phát hiện ra rằng vấn đề giới tính cũng là tác nhân nổi bật
khuyến khích sự can thiệp của những người chứng kiến [33].
Một nghiên cứu của Robert Thornberg tiến hành năm 2007 đã đưa ra bảy lý
do tại sao trẻ em không giúp đỡ khi bạn học khác bị nạn. Chúng bao gồm: Coi là
chuyện tầm thường, phân ly, ưu tiên làm việc bận rộn, tuân thủ với tiêu chuẩn cạnh
tranh, mô hình đối tượng, và chuyển giao trách nhiệm [33]. Trong một nghiên cứu
sâu hơn, Thornberg kết luận rằng có bảy giai đoạn về đạo đức của một người ngoài
cuộc trong những học sinh Thụy Điển ông quan sát và phỏng vấn: (a) nhận thấy
rằng cái gì là sai, tức là, trẻ em chú ý chọn lọc với môi trường của họ, và đôi khi họ
không có sự điều chỉnh nếu họ đang ở trong một tình huống vội vàng hoặc quan
điểm của họ bị ngăn trở, (b) giải thích một nhu cầu để được giúp đỡ, đôi khi em
nghĩ rằng những người khác chỉ là chơi chứ không phải là thực sự bị nạn (c) cảm
giác đồng cảm, tức là, sau khi có sự điều chỉnh (giúp đỡ) trong một tình huống cụ
thể họ kết luận giúp đỡ là cần thiết, trẻ em có thể cảm thấy tiếc cho một nạn nhân đã
bị thương, hoặc tức giận về sự thương vong đó của người bị nạn (tức giận đồng
cảm), (d) Thornberg đã đưa ra khung đạo đức của học sinh, ông xác định năm thành
phần theo ngữ cảnh ảnh hưởng đến hành vi của trẻ trong các tình huống ngoài cuộc
(tình huống, sự lạc quan, định kiến giới, xã hội và hệ thống phân cấp đạo đức), (e)
sinh viên ít có khả năng can thiệp nếu họ không xác định mình như bạn bè của nạn
nhân hoặc đã từng giống như các nạn nhân, hoặc nếu đó là những sinh viên có địa
vị, thành tích cao, ngược lại, với những tình huống có sự tham gia của trẻ em thì sự
can thiệp cao hơn, sự giúp đỡ có khả năng thấp hơn khi có một vài người có địa vị


10


thấp ở xung quanh (f) động cơ cũng là yếu tố cho hành động giúp đỡ, chẳng hạn
như xem xét một số yếu tố như lợi ích và chi phí có thể (g) quyết định hành động,
tức là tất cả các yếu tố trên kết hợp lại thành một quyết định can thiệp hay không.
Quyết định hành động giúp đỡ phụ thuộc vào cá nhân đó ít hơn là phụ thuộc vào tổ
hợp cân nhắc giữa cá nhân và xã hội [33].
1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu về nguyên nhân của thái độ bàng quan
a. Nhóm nghiên cứu lý giải bàng quan từ nguyên nhân khách quan
 Số người chứng kiến và hành vi giúp đỡ
Hai nhà tâm lý học của thành phố New york, Bibb Latane-Đại học Columbia
và John Darley-Đại học New York, đã thực hiện một loạt những nghiên cứu nhằm
tìm ra bản chất của hiện tượng thờ ơ. Họ thiết kế hai dạng trường hợp khẩn cấp và
những tình huống khác nhau để xem những người nào sẽ đến và giúp đỡ. Kết quả,
chỉ với yếu tố số lượng nhân chứng có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc chúng ta
cũng có thể dự đoán được hành vi trợ giúp [20].
Các nghiên cứu khác đều cho thấy mối liên hệ giữa đám đông và hành vi
giúp đỡ. Ví dụ thực nghiệm của Bickman và cộng sự (1973) tìm hiểu hành vi nhặt
phong bì bỏ vào hòm của sinh viên ở hai trường đại học của Mỹ [5, tr.1]. Thực
nghiệm của Latane & Darley (1970), Latane & Dabs (1975), Latane & Nida (1981)
tìm hiểu trong điều kiện như thế nào thì cá nhân sẽ lên tiếng ngăn chặn tên trộm lấy
đồ của người bán hàng [9, tr. 342]. Bằng nhiều nghiên cứu các tác giả chỉ ra rằng
75% người ta sẽ giúp đỡ khi chỉ có một mình họ quan sát, nhưng chỉ có 53% số
người hỗ trợ khi có mặt của những người khác [9, tr. 342].
Các thực nghiệm cho thấy số người chứng kiến càng đông ở một địa điểm
nhất định thì tinh thần hợp tác và trách nhiệm của con người càng ít. Thực nghiệm
lý giải ở những khu dân cư đông đúc con người thường cảm thấy cô đơn và vô
danh. Họ không quan tâm giúp đỡ ai đó ngoài tự lo cho bản thân mình. Nếu bị tấn
công trên một con phố vắng chỉ có một nhân chứng duy nhất, có lẽ Genovese đã

có thể sống. Theo LaBon con người của đám đông thường có đặc trưng trung bình
và những phẩm chất khác mà trước đây không xuất hiện [19].

11


Tác giả Pilliavin và Rondin năm 1969, tiến hành nghiên cứu nhằm xác nhận
xem điều gì xảy ra khi người khác gặp khó khăn trong đời sống thực. Kết quả dù
nạn nhân có vẻ rất say họ cũng chỉ nhận được 50% sự giúp đỡ, nhưng nếu anh ta ốm
95% số người nhìn thấy đến giúp đỡ [ 5, tr. 86].
Nghiên cứu của tác giả Darley và Latane (1970) về người đi xin tiền những
người trên phố với các lý do khác nhau. Kết quả với những lý do hợp lý như bị móc
túi thì 70% số người được hỏi cho tiền nhưng khi xin tiền mà không nêu lý do chỉ
có 34% người được hỏi cho tiền [5, tr. 86].
 Áp lực thời gian của người giúp đỡ
Hai tác giả Jonh Darley và Daniel Batson đã tiến hành thực nghiệm nhằm
kiểm chứng xem yếu tố thời gian có ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi giúp đỡ
của sinh viên nghiên cứu tâm thần học. Kết quả chỉ có 10% dừng lại giúp đỡ khi bị
hối thúc về thời gian. Trường hợp nhận được thông báo là họ có thêm thời gian thì
63% dừng lại giúp đỡ. Mặc dù hầu hết câu trả lời nhận được trong bảng hỏi trước
đó “tại sao học lại chọn ngành tâm thần để nghiên cứu”, là mong giúp đỡ người
khác. Nghiên cứu cho thấy điểm số cao trong thang đo nhân cách cũng không quyết
định được cá nhân đó có giúp đỡ hay không. Giúp đỡ người khác có liên quan đến
áp lực thời gian khi thảnh thơi không bị thúc ép mọi người sẽ để tâm đến việc giúp
đỡ người khác nhiều hơn [5, tr. 142].
b. Nhóm nghiên cứu lý giải bàng quan từ nguyên nhân chủ quan
 Tâm trạng của người giúp đỡ.
Thực nghiệm của các nhà tâm lý Đại học British Columbia Canada, thấy
rằng nhiều người có tiền không hẳn đã hạnh phúc mà mang tiền đó cho người khác
mới mới thực sự khiến chúng ta vui vẻ hài lòng [5, tr. 143].

Nghiên cứu của Michel Steger và cộng sự chỉ ra người nào tham gia vào các
hoạt động ý nghĩa giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn những sinh viên
chỉ tìm kiếm sự vui vẻ cá nhân [5, tr. 169]. Làm việc thiện khiến người ta cảm thấy
hạnh phúc chứ không phải là vòng ngược lại – hạnh phúc sẽ khiến người ta làm việc
thiện. Tuy nhiên một nghiên cứu khác của tác giả Isen & Simmonds (1978), và

12


nhóm tác giả Fried và Berkowits lại cho rằng tâm trạng tốt bạn sẽ dễ tham gia vào
hành vi giúp đỡ người khác [9, tr. 338].
Các nghiên cứu đã chỉ ra lí do các cá nhân không tham gia trợ giúp người
gặp khó khăn không phải họ có thái độ bàng quan, mà sự đắn đo cân nhắc là yếu tố
quan trọng nhất quyết định họ không can thiệp. Bên cạnh đó các yếu tố mang tính
chất tình huống: Số người chứng kiến, áp lực thời gian, tâm trạng người giúp, ngoại
hình, giới tính, độ tuổi người gặp nạn… cũng ảnh hưởng đến việc các nhân có hợp
tác trong tình huống cần giúp đỡ.
Tổng hợp các nghiên cứu trên chúng tôi thấy đa phần khách thể nghiên cứu
thái độ bàng quan là người lớn, ít thấy nghiên cứu thái độ bàng quan ở học sinh.
Trong khi đó học sinh cũng là những thành viên của xã hội, họ có nhận thức; có xúc
cảm; có tình cảm và cũng là những đối tượng dễ bị bàng quan với những hiện tượng
xung quanh. Bên cạnh đó nội dung nghiên cứu chủ yếu về thái độ bàng quan với các
hiện tượng xã hội và con người ngoài XH, mà chủ yếu là bàng quan với người gặp
khó khăn, ít thấy có nghiên cứu bàng quan với các vấn đề xã hội, mà đặc biệt là
chưa có nghiên cứu nào về thái độ bàng quan trong gia đình. Hơn nữa gia đình là
một nhóm xã hội, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của xã hội, quan
hệ gia đình cũng là một loại quan hệ xã hội đặc thù. Nó nằm trong những mối quan
hệ cốt lõi tạo nên các hiện tượng xã hội.
Vậy thái độ bàng quan của trẻ VTN trong gia đình có mang bản chất của thái
độ bàng quan xã hội hay không? Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan gia

đình có giống như bàng quan xã hội không? Đó là lý do vì sao cần phải có một công
trình nghiên cứu khoa học cụ thể về vấn đề này.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về thái độ bàng quan
1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu về bàng quan xã hội
a. Thái độ bàng quan với người gặp khó khăn
Công trình nghiên cứu cấp Thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Huệ về “thái độ bàng
quan của người dân với các hiện tượng xã hội”. Đã tập trung nghiên cứu và lý giải
vì sao người dân bàng quan với các hiện tượng xã hội. Đề tài đã đưa ra các thực

13


nghiệm và thực hiện một cách khách quan tại các địa điểm đông dân cư nhằm kiểm
chứng cho các giả thuyết đề ra. Tác giả sau khi tiến hành các phương pháp kiểm
nghiệm đã đưa đến kết luận: Thái độ bàng quan xã hội là phản ứng đánh giá tiêu
cực của cá nhân (không liên quan, không có trách nhiệm, không giúp đỡ) một
người đang gặp khó khăn, được thể hiện qua nhận thức bàng quan, cảm xúc bàng
quan và hành vi bàng quan. Thái độ bàng quan góp phần định hướng hành vi
không giúp đỡ của cá nhân. Nghiên cứu chỉ ra sự phát triển của xã hội đã làm
ảnh hưởng đến cách cá nhân cư xử với nhau. Tuy nhiên những nhận định con
người ngày nay vô cảm là không đúng. Lí do các cá nhân không tham gia trợ giúp
người gặp khó khăn không phải họ có thái độ bàng quan, mà sự đắn đo cân nhắc là
yếu tố quan trọng nhất quyết định họ cá nhân không can thiệp. Bên cạnh đó các yếu
tố mang tính chất tình huống: Số người chứng kiến, áp lực thời gian, tâm trạng người
giúp, ngoại hình, giới tính, độ tuổi người gặp nạn… cũng ảnh hưởng đến việc các
nhân có hợp tác trong tình huống cần giúp đỡ [10, tr. 27].
Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có đề
cập đến thái độ bàng quan xã hội. Công trình đã có đóng góp rất lớn cho các nhà
xã hội trong việc xây dựng con người mới, xã hội mới, tránh xa các hệ lụy tiêu cực
từ thời đại.

Tìm hiểu các bài báo viết về thái độ BQ xã hội, chúng tôi thấy có rất nhiều bài
báo trong khoảng thời gian gần đây lên án việc con người bàng quan với nhau. Cụ
thể: Báo viết về tình trạng hôi của khi người khác gặp nạn: ( bài viết của tác giả
Thanh Hà đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 8/6/2014; bài viết của tác giả Hà
Đoàn, báo Tiền Phong, số ra ngày 2/7/2013 về việc chiếc xe tải chở bia bị lật; bài viết
của báo Pháp Luật TP. HCM ngày 16/6/2013 về việc người đi đường tranh nhau
lượm tiền rơi của bị hại... ). Tuy những hành vi được liệt kê trên đây, dù được báo chí
đề cập nhiều, nhưng chưa được đánh giá một cách hệ thống từ góc độ khoa học.
b. Thái độ bàng quan với chính trị
Ở Việt Nam chúng tôi không tìm thấy nghiên cứu chính thức nào nói về sự
thiếu quan tâm của người dân với chính trị, nhưng cũng có những bài viết, chứng cứ
lý giải người dân bàng quan với chính trị, đặc biệt là giới trẻ.

14


Thực trạng bầu cử tại Việt Nam là minh chứng cho sự thờ ơ chính trị. Các
báo cáo luôn đảm bảo trên 90% cử tri tham gia bầu cử, nhưng cử tri không quan tâm
đến đại biểu được bầu ra là ai? Gạch tên người này hay người khác dưới sự hướng
dẫn. Tồn tại tình trạng một người bỏ phiếu hộ nhiều người khác .
Hay theo trích dẫn từ một bài phóng sự của hãng tin EUTERS/ Kham tại
Việt Nam ngày đăng ngày 22/01/2011: Bài phóng sự có đề cập đến việc giới trẻ
Việt Nam liệu có thờ ơ với chính trị hay không?. Mở đầu với cuộc trò chuyện của
phóng viên cùng một số bạn trẻ tại một quán cafe Hà Nội. Nhi, 18 tuổi, không hề
biết rằng sự kiện quan trọng được tuyên truyền rầm rộ nào đã diễn ra trong hai tuần
vừa qua (ĐHĐCSVN XI). Phạm Thị Diệp, 17 tuổi, thì thừa nhận cô cảm thấy hết
sức xa lạ với những nhà chính trị (hiện đương chức) quá già nua này. Lê Văn Hiếu,
18 tuổi, sinh viên thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế cho biết: để thăng tiến trong
nghề nghiệp, có được thẻ (đảng viên đảng CSVN) là cần thiết. Thế nhưng, sinh viên
này cũng thừa nhận, anh không quan tâm đến chuyện chính trị, vì chỉ muốn làm

thương mại. Hiện nay còn rất nhiều 8X, 9X không thể phân biệt nổi Ban chấp hành
trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị; không biết Đảng uỷ, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân các cấp là như thế nào? [36].
Giới trẻ ngày càng bàng quan với sách, đặc biệt là những cuốn sách về chính
trị, xã hội, khoa học? Nếu có đọc báo, xem truyền hình, lướt web thì 8X, 9X cũng
có xu hướng tìm đến những góc giải trí, những thông tin về đĩa CD, bộ phim mới,
những phiên bản game, hay chát với bạn bè. Chứ ít ai định tìm hiểu xem Việt Nam
hôm nay có sự kiện gì, Quốc hội đang họp thông qua dự thảo luật nào, tiến trình gia
nhập WTO của Việt Nam đã đi đến đâu, để từ đó đặt ra những câu hỏi tại sao, như
thế nào, nhằm chuẩn bị hành trang cho mình một cách tự tin [36].
Thế hệ những người dưới 25 tuổi chiếm một nửa dân số Việt Nam nhưng đa
phần họ lại khá bàng quan, thờ ơ với những vấn đề liên quan đến chính trị. Có lẽ
những lý do trên là nguyên nhân khiến nhiều người dân thờ ơ với việc bầu ra người
đại diện cho quyền lợi của mình [36].

15


c. Thái độ bàng quan với pháp luật
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Lam (2010) chỉ ra rằng nguyên nhân
khiến pháp luật không được quan tâm như: Tâm lý người dân cho rằng ra pháp luật
là điều gì ghê gớm, nghiêm trọng, tổn tại thanh danh; ra pháp luật là hạ sách cuối
cùng, mọi người vẫn thích tự giải quyết với nhau hơn; việc tuyên truyền và phổ biến
pháp luật không có, nếu có thì là hình thức, ấu trĩ và nhàm chán; luật pháp được xây
dựng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân mà chỉ đảm bảo hệ thống pháp luật
đủ cho xã hội; tòa án áp dụng pháp luật đôi khi không được công minh là những
nguyên nhân dẫn đến người dân ác cảm và thờ ơ với pháp luật .
Kết quả khảo sát ý kiến người dân về thái độ tiêu cực của cán bộ công chức
khi tiếp xúc với người dân cho thấy: có 60% người trả lời “không quan tâm”. Tác
giả Phạm Phụng Tường (2004) lý giải “đây không phải là điều khó hiểu mặc dù đó

là nỗi khổ của người dân. Bởi vì người dân luôn gặp thái độ tiêu cực khi tiếp xúc
với cán bộ công chức, ý kiến phản hổi của họ không được giải quyết triệt để, cán bộ
công chức chưa coi người dân là đối tác khi đến với cơ quan nhà nước” [35].
Sự thiếu quan tâm đến pháp luật đã mang đến hàng loạt các hệ lụy đau lòng,
không chỉ đánh giá sự thiếu hiểu biết về pháp luật mà nó còn là chỉ số để đánh giá
sự bàng quan sâu sắc không những là của người lớn mà còn là thế hệ trẻ. Trong thời
gian gần đây, tình trạng tội phạm giết người càng được trẻ hóa, trong đó có những
vụ khiến dư luận không khỏi bàng hoàng về thái độ thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ thế
hệ trẻ. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thấy có rất nhiều tác phẩm báo chí lên án,
phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật, xem thường pháp luật do thiếu hiểu biết ,
bàng quan với pháp luật của thế hệ trẻ gây ra, như: Bài viết của tác giả Hà Anh –
Văn Giang đưa tin về vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích, tiếp theo đó là vụ hâm mộ
sát thủ Lê Văn Luyện của một nhóm các bạn thiếu niên...)
Những hành động phạm tội man rợ, vô tâm, tàn nhẫn ấy không chỉ cho thấy
có một bộ phận không ít giới trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên có xu hướng thờ ơ,
bàng quan với sinh mệnh của con người, với cuộc sống của nạn nhân, với xã hội

16


cũng như cuộc sống của chính bản thân họ mà còn đánh giá sự nhận thức yếu kém
về mặt pháp luật.
d. Thái độ bàng quan với văn hóa truyền thống
Lịch sử ghi lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Hiểu về lịch sử khiến cá
nhân tham gia giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống. Không biết lịch sử cũng là một
hình thức bàng quan với văn hóa truyền thống. Một nghiên cứu thực hiện với 1.800
người tham gia trên địa bàn TP. HCM cho thấy kết quả như sau: có 40,75% không
biết sự kiện lịch sử hoặc lai lịch nhân vật lịch sử của con đường mình đang sống;
43% cho rằng Việt Nam có 100 dân tộc khác nhau, 23% kể sai hoặc không kể được
tên một di tích lịch sử văn hóa cũng như di tích lịch sử trên địa bàn thành phố .

Bàng quan với văn hóa dân tộc còn thể hiện qua sự thờ ơ với các lễ hội,
phong tục truyền thống, âm nhạc dân tộc; qua việc không thích nói tiếng dân tộc,
không thích mặc trang phục dân tộc thậm chí không thích nghề truyền thống. Ông
Hoàng Trung Thuấn lý giải: “nguyên nhân là do các cơ quan văn hóa, ban tổ chức lễ
hội truyền thống, tổ chức ngày lễ lớn còn mang tính chất hình thức mà chưa chú
trọng đến phần hội. Nếu không tổ chức các trò chơi để các bạn trẻ được chơi và vui
theo đúng nghĩa thì giới trẻ quay lưng là dễ hiểu”.
Ông Vũ Quốc Tuấn -Chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam nhận xét: “ nhiều
lớp dạy nghề mở ra còn không thu hút được cả học viên nên khó khăn để giữ được
chân lao động ở lại với nghề” .
Nguyên nhân của tình trạng trên được nhiều người lý giải là do sự thiếu quan
tâm giáo dục trong gia đình, nhà trường về văn hóa truyền thống, các chương trình
văn hóa truyền thống mang tính chất hình thức không hấp dẫn.
e. Thái độ bàng quan với bảo vệ môi trường
Môi trường tự nhiên là sự sống của nhân loại. Ô nhiễm môi trường là thực
trạng báo động trên toàn thế giới. Con người đã và đang chung tay bảo vệ môi
trường sống của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tâm lý cho rằng môi trường là của
chung, nên ý thức bảo vệ môi trường chưa được nâng cao. Một số nhà máy, xí
nghiệp thiếu công nghệ xử lý rác thải đã gây bệnh tật cho người dân.

17


Lý giải sự bàng quan của con người với việc bảo vệ môi trường. Tác giả
Huỳnh Học Bá (2012) cho rằng: “người dân tỏ ra thờ ơ thiếu tinh thần hợp tác với
Nhà Nước trong việc bảo vệ môi trường mà đặc biệt là các bạn trẻ. Một số người
khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, chính quyền
mà không phải là của mình. ... Do đó người dân thiếu trách nhiệm trong bảo vệ môi
trường, thậm chí còn tham gia hủy hoại như chặt phá rừng, khai thác tài nguyên bừa
bãi”. Một nguyên nhân khác là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ thờ ơ

với các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc tham gia mang tính hình thức. Tiêu biểu
chương trình “Mỗi doanh nhân - một cam kết” do CLB Giam đốc điều hành Việt
Nam (VietNam CEO Club), phát động nhằm hưởng ứng sự kiện “ Giờ trái đất 2012
” chỉ có 4 doanh nghiệp tham gia trong 60 thư mời được gửi đi.
f. Thái độ bàng quan với hành vi bao lực học đường
Cuộc khảo sát trên 496 học sinh tại 8 trường THCS và THPT ở TP Quy
Nhơn- Bình Định do thạc sĩ Đinh Anh Tuấn- Đại học Quy Nhơn thực hiện gần đây
cho biết có 66,3% học sinh từng bị bạn học nói xấu, đe dọa; 2,2% học sinh bị bạn
dùng hung khí tấn công. Khi chứng kiến bạo lực học đường, 53,5% học sinh tỏ ra
bàng quan (30,9% học sinh chọn cách bỏ đi nơi khác, 22,6% học sinh đứng xem);
chỉ 17,8% học sinh can thiệp nhưng ở mức độ vừa phải, 58,6% học sinh thú nhận có
hành vi bạo lực do bị bạn bè nói xấu, xúc phạm; 34,3% học sinh từng bị bạn chửi
mắng và sỉ nhục; 27,8% học sinh bị bạn đánh. Nữ sinh sử dụng bạo lực bằng ngôn
ngữ chiếm 82,1%. Nam sinh chọn bạo lực bằng hành động chiếm 52,3%. Tình trạng
xúc phạm nhau ở học sinh THCS cao hơn THPT, lần lượt là 71,8% và 51,7%.
Những số liệu trên được đưa ra tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bao
lực học đường trong trường phổ thông” do Viện Nghiên cứu Giáo dục của Đại học
Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 24-12 [37].
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay là phổ biến, nghiêm trọng và đáng
báo động. Đó là hiện tượng không chỉ diễn ra một vài nơi mà rộng khắp trên cả
nước. Không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn cả nông thôn. Không chỉ thi thoảng mà
diễn ra hàng ngày. Không chỉ giữa nam sinh với nam sinh mà còn giữa nữ sinh với

18


nữ sinh. Không chỉ giữa học sinh này với học sinh kia mà còn cả nhóm học sinh vây
đánh một học sinh. Không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn cả thầy cô giáo
hành hạ học sinh, hoặc học sinh đuổi đánh thầy cô giáo… Đặc biệt, nhiều bạn còn
quay video tung lên mạng để khoe với mọi người chiến công hiển hách và oai hùng

của mình… Đau lòng hơn cả là hiện tượng bạo lực ấy diễn ra giữa thanh thiên bạch
nhật, trước mắt thiên hạ, và trước sự bàng quan đến vô cảm của mọi người.
1.1.2.2. Nhóm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan
a. Nhóm nghiên cứu nguyên nhân chủ quan
 Nhận thức
Có rất ít nghiên cứu về nhận thức trong mối quan hệ với thái độ bàng quan ở
Việt Nam. Nhưng cũng có những quan điểm, bằng chứng lý giải về việc nhận thức
có ảnh hưởng tới thái độ của cá nhân.
Theo bà Phan Thị Mai Hương viết trong cuốn cách ứng phó của trẻ VTN
với hoàn cảnh khó khăn: “Tự ý thức phát triển được xem là đặc điểm nhân cách
nổi bật ở lứa tuổi này... Các em đã ý thức được mình là một nhân cách độc lập, có
quyền được tin cậy, được tôn trọng như những người lớn… Đa số các em nhận
thức được những thay đổi diễn ra trong cơ thể của mình vào thời kỳ này. Tuy
nhiên, do những khó khăn tạm thời về mặt tâm sinh lý, các em còn rất dễ bị kích
thích, khó làm chủ được những ứng xử và hành vi của mình” [12, tr. 101]. Điều
này lý giải tại sao trên thực tế có một số các bạn trẻ tuổi VTN có những hành vi,
cảm xúc không bắt nguồn từ nhận thức hoặc ngược lại. Một số các bạn nhận thức
được việc mình cần phải làm nhưng lại không biết cách làm hoặc rồi quên luôn
bởi những thứ hấp dẫn khác, vì đôi khi các bạn rất khó làm chủ dược cảm xúc và
hành vi của chính mình.
Trên tạp chí Tâm lý học số 3, 2007 có trích dẫn: theo nhận xét của bà
Nguyễn Thị Minh Tâm: “Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng phạm tội ở trẻ
VTN là do chưa nhận thức kém về đời sống xã hội cũng như thiếu hiểu biết về pháp
luật của giới trẻ” [22].

19


Như vậy, sự thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý, khiến trẻ VTN có nhiều
biểu hiện vừa mang tính người lớn nhưng lại có nét trẻ con. Nhu cầu thể hiện tính

người lớn, những nhu cầu mới phát sinh khiến các em không còn đủ các kiến thức
để giải quyết. Các em dường như đang mày mò để giải quyết chúng dẫn đến hiện
tượng có hàng loạt các bạn trẻ VTN vi phạm pháp luật, có những hành động chưa
khớp với chuẩn mực của gia đình, nhà trường và xã hội. Điều đó cho thấy các em có
một lỗ hổng rất lớn trong nhận thức, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc bộc lộ
cảm xúc cũng như định hướng hành vi ở các em, trong đó không ngoại trừ nhận
thức về các vấn đề trong gia đình.
 Nhóm nghiên cứu về niềm tin
Nhóm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin của các thành viên
trong gia đình. Tạp chí Khoa học, ĐHGQHN. Nghiên cứu này đã đưa ra khảo cứu
ban đầu về những yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin của cá nhân với thành viên gia
đình trực tiếp. Một trong những thành tố của lòng tin xã hội. Dựa trên khảo sát quy
mô lớn ở 1430 gia đình của 5 tỉnh trên cả Miền Bắc, Trung và Nam. Nghiên cứu đã
chỉ ra chỉ số lòng tin của cá nhân cao nhất với bố mẹ, tiếp đó với con, với chồng và
sau đó là anh/ chị/ em ruột. Kết quả mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng thuộc cấp độ
cá nhân, cấp độ gia đình và cấp độ xã hội đến lòng tin của cá nhân. Việc đánh giá
thành công về hôn nhân, công việc ổn định, mức độ viếng thăm bố mẹ thường
xuyên, sự cảm nhận về tình cảm, sự đoàn kết … là những nguyên nhân ảnh hưởng
đén lòng tin của cá nhân với các thành viên trong gia đình [23].
Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu về niềm tin ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra một khía cạnh khác của niềm tin, cũng như vai trò của nó. Tuy
nhiên, vẫn chưa đề cập đến niềm tin có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ bàng quan.
Tổng hợp các quan điểm trên cho thấy nhận thức, niềm tin có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới thái độ của con người, đặc biệt là của trẻ VTN, nhưng chưa rõ bản chất
của các hành vi biểu hiện bàng quan ở trẻ, chưa rõ biểu hiện của thái độ bàng quan
trong gia đình, chưa rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan gia đình. Nên

20



các câu hỏi nghiên cứu đều chưa rõ câu trả lời. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
b. Nhóm nghiên cứu nguyên nhân khách quan
 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
Theo ông Trịnh Hòa Bình ( viện xã hội học) sự hối hả của cuộc sống làm cho
con người mất đi tính nhân văn, mối quan hệ của con người xã hội hiện đại trở nên
xơ cứng. Mặt khác đô thị hóa khiến con người rối loạn niềm tin, đứt gãy hệ giá trị,
xã hội để cái giả cái ác lên ngôi. Đó là những lý do khiến mối người phải tự điều
chỉnh, thu mình lại, ít chia sẻ hơn, không dám hi sinh, vị tha nữa [38].
Bà Nguyễn Thị Minh cho rằng: tốc độ đo thị hóa ngày một nhanh, lối sống
theo kiểu “đèn nhà ai nấy sáng”, sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ nghĩa
vật chất, tính vị kỉ, khiến mọi người chỉ chăm lo cho hạnh phúc của bản thân hặc gia
đình mình. Vì thế khi có người gặp nạn, người ta do vô tình không để ý hoặc cố tình
thờ ơ coi không phải là việc của mình [38].
Đô thị hóa đã mang lại cho con người một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ hơn.
Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa là rối loạn niềm tin, đứt gãy hệ giá trị xã hội để cái
giả cái ác lên ngôi khiến cá nhân trở nên thu mình trước một hành động tốt [10, tr. 9].
 Ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa cá nhân.
Theo Vũ Văn Trình (2011) cho rằng: hiện nay cha mẹ ít dành thời gian để
giáo dục con cái sống có trách nhiệm, yêu thương người khác. Đứa trẻ lớn lên chỉ
biết nhận mà không biết cho, chỉ quan tâm đến người "của mình" và cho phép bản
thân bỏ qua các mối quan hệ "ngoài luồng”. Hơn nữa bản thân cha mẹ không là tấm
gương học tập cho trẻ. Tại trường học, nhà trường chưa dành đủ sự quan tâm đến
giáo dục nhân cách. Một số thầy cô trong trường chưa là tấm gương cho trẻ học tập
[39]. Quá trình xã hội hóa này dần dần hình thành và nuôi dưỡng lối hành xử thô
bạo, thiếu tình thương vô cảm ở trẻ. Do vậy, theo tác giả này thì sự thay đổi của quá
trình xã hội hóa đã hình thành nên những cá nhân bàng quan.
 Ảnh hưởng của cơ chế quản lý xã hội
Tác giả Kỳ Duyên, Toàn Nguyễn cho rằng: khi chế tài pháp luật đủ mạnh,
con người sẽ nhận thức rõ ràng hành động vô cảm là đi ngược đạo lý, vi phạm pháp


21


luật và có thể chịu hình phạt thích đáng. Chỉ trong một xã hội kỷ cương vững mạnh,
con người mới có thể ứng xử theo những tiêu chuẩn cần có [40].
1.1.2.3. Thái độ bàng quan trong gia đình
Khi tìm hiểu về đề tài chúng tôi thấy các nghiên cứu chính thức về thái độ
bàng quan trong gia đình chưa có. Nhưng có những bài viết, chứng cứ lý giải ngày
nay con người mà đặc biệt là giới trẻ đang có sự bàng quan với những vấn đề trong
gia đình. Trong gia đình có nhiều dạng bàng quan tương ứng với nhiều đối tượng
bàng quan. Có thể đó là sự bàng quan với gia đình của chính những bậc cha mẹ,
nhưng cũng có khi đó lại là thái độ bàng quan của những người con trong gia đình.
Họ bàng quan với người thân, giữa các thành viên trong gia đình không quan tâm
đến nhau hay đơn giản hơn là họ bàng quan với công việc nhà cũng như với các
trách nhiệm của bản thân họ trong gia đình.
Ở góc độ bàng quan gia đình của người lớn chúng ta có thể bắt gặp hàng loạt
các vấn đề như: Hình ảnh người cha chỉ quan tâm công việc mà không để ý đến vợ
con, hình ảnh nhưng người cha, người mẹ đi công tác triền miên giao phó công việc
nhà và trách nhiệm với con cái cho ông nhà hay thậm chí là người giúp việc, hình
ảnh những người con khi đã làm cha làm mẹ nhưng có những cách ứng xử chưa
chuẩn mực trước mặt con cái như đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh mắng và có những
lời lẽ thô tục với bậc sinh thành ra mình...
Trong một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hà về đề tài nếp sống gia
đình ở khu đô thị mới, kêt quả nghiên cứu về sự tương tác trong sinh hoạt và quan
hệ thường ngày của các thành viên trong gia đình cho thấy: Trên 300 hộ gia đình thì
có tới 70.9% các gia đình có người giúp việc. Tuy nhiên khi xem xét ở nhưng gia
đình không có người giúp việc thì tỉ lệ phụ nữ làm việc nhà chiếm 93.3% trong khi
đó tỉ lệ người chồng làm việc nhà cỉ có 2.2% và chỉ có 4.5% cho rằng cả hai đêù
phải làm việc nhà như nhau [7, tr. 14]

Đây là một trong số những công trình nghiên cứu về sự tham gia công việc
nhà ở các thành viên, tuy nhiên đa phần các nghiên cứu tập trung lý giải ở phạm vi
người lớn, rất ít các công trình đề cập đến sự tham gia công việc nhà của thế hệ trẻ.

22


Do giới hạn nghiên cứu của đề tài nên ở đây chúng tôi chủ yếu đề cập đến
thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ vị thành niên. Đó là những người con,
người cháu, người anh, người chị, người em… trong gia đình. Ở họ cũng có
những biểu hiện bàng quan như người lớn đó là bàng quan với công việc nhà, với
người thân…
Một số các công trình nghiên cứu có đề cập đến thái độ bàng quan gia đình
của trẻ vị thành niên như:
Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Quỳnh Châu khi khảo sát mức độ thực
hiện các công việc ở gia đình của HS THCS cho thấy: Học sinh THCS hiện nay có
làm việc nhà nhưng không thường xuyên. Khảo sát được thực hiện trên 656 học
sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 ở Hà Nội và Hưng Yên. Các công việc được xác định
gồm dọn nhà, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, chăm sóc em, chăm sóc người ốm, đi
chợ, quán xuyến việc gia đình khi bố mẹ vắng nhà, bàn bạc việc gia đình với bố mẹ,
được giao tiền để chi tiêu cho gia đình [2, tr. 78]. Bên cạnh đó còn có sự khác biệt
giữa thành thị và nông thôn được thể hiện về mức độ thực hiện công việc trong gia
đình ở các em học sinh, học sinh nông thôn thực hiện thường xuyên hơn học sinh
thành phố. Ở từng công việc cụ thể như học sinh nông thôn làm nhiều hơn học sinh
thành phố trong công việc nấu cơm, đi chợ mua thức ăn; được mẹ giao lại tiền để
chi tiêu; chăm sóc em hoặc giúp anh chị làm các việc trong gia đình; tự sắp xếp một
số công việc trong gia đình khi bố mẹ vắng nhà [2, tr. 84].
Trong khi đó, nhà tâm lý Ngô Đặng Minh Hằng cho biết, có tới 96% số thiếu
niên cho rằng mình đã khỏe, đủ sức làm được những việc lao động chân tay bình
thường. Điều đó chứng tỏ rằng, tuy các em có khả năng làm được những công việc lao

động đơn giản trong gia đình, có thể thay thế bố mẹ đảm nhận công việc đó, nhưng trên
thực tế các em chưa phát huy được hết khả năng của mình [6, tr. 121-122].
Như vậy, tình trạng học sinh không làm việc nhà khá phổ biến, đó là những
công việc mà bất kì đứa con bình thường nào (có đủ sức khỏe, điều kiện để làm)
trong gia đình đều có thể và có trách nhiệm phải làm, nhưng hầu như các em làm
không thường xuyên, chỉ làm khi được nhắc nhở, thậm chí có trường hợp nhắc nhở

23


×