Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.12 KB, 11 trang )

Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam.
I.Hôn nhân đồng tính là gì?
Hiện nay,Việt Nam đang gặp vấn đề chung của toàn thế giới đó là việc giải quyết về mối
quan hệ giữa những người thuộc giới tính thứ 3.
Ở phương Tây hiện đại, theo nhiều ước tính, 1% đến 3% dân số phương Tây là đồng tính,
2% đến 10% từng trải nghiệm vài dạng tình dục đồng giới trong cuộc đời. Tại Trung
Quốc, một ước tính cho biết có khoảng 2,25 triệu đồng tính nam, chiếm khoảng 0,17%
dân số. Trong một nghiên cứu 2006 ở Úc, có 20% số người trả lời từng có cảm giác về
tình dục đồng giới, nhưng chỉ có 2% tự nhận là đồng tính (tức là có cảm giác yêu đương
với người đồng giới) Tại Việt Nam, nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ CARE thực
hiện ước tính có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số.
[1] Đối với những nhà nghiên cứu, việc xác định tỷ lệ người đồng tính và tỉ lệ người từng
trải nghiệm tình dục đồng giới một cách đáng tin cậy là điều khó khăn vì nhiều lý do khác
nhau, cũng như không rõ tỷ lệ này có khác nhau ở các nhóm dân tộc riêng biệt hay
không. Tuy đây không phải là con số thực sự lớn, nhưng gần đây gây rất nhiều chú ý của
xã hội bởi những cặp đôi đồng tính quyết định đi đến hôn nhân (hàng loạt các bộ ảnh
cưới, video cưới của họ được tung lên các trang face, youtobe,...).[1][2]
Cụm từ “đồng tính” không còn xa lạ. Ở nhiều nước trên thế giới, người đồng tính được
coi là người thuộc giới tính thứ 3 và họ được xác nhận giới tính, họ có thể kết hôn, quan
hệ hôn nhân của họ được pháp luật bảo vệ như mọi công dân bình thường khác. Tuy
nhiên, với quan niệm truyền thống và quy định pháp luật của nước ta hiện nay, chuyện
“đồng tính” vẫn được liệt vào danh sách những vấn đề “nhạy cảm”. Theo Khoản 2, Điều
8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan
hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"; và
Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 còn quy định "nghiêm cấm việc kết
hôn giữa những người cùng giới tính".[2] Do đó, khi những cặp đồng tính tổ chức đám
cưới và chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên đám cưới đồng tính nam đầu tiên được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh tại
một khách sạn với 100 khách mời, và bị nhiều người dân phản đối. Tiếp theo, ngày 7-31998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn
không được chấp nhận. Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn
nhân đồng tính vào tháng 6-1998. Song sau đó, những đám cưới đồng tính vẫn liên tục


được tổ chức. Năm 2007, Đinh Công Khanh và Nguyễn Thái Nguyên cũng tổ chức lễ
cưới tại Canada, nơi mà hôn nhân đồng tính được công nhận từ năm 2005. Tháng 122010, tại Hà Nội, đám cưới giữa chú rể Quang Minh (tên thật Ngô Diễm Huyền), 19 tuổi
và cô dâu là Thùy Linh (19 tuổi) hiện là sinh viên cũng gây xôn xao dư luận. Ngày 4-62011 vừa qua, tại tòa nhà sự kiện Fornever đường Nguyễn Thông, TP HCM, một đám
cưới được tổ chức sang trọng giữa hai nhân vật có nickname Nell và Pin. Chuyện các cặp
đôi đồng tính tổ chức đám cưới tạo nên những luồng dư luận trái chiều, bên cạnh những
cá nhân bày tỏ sự ủng hộ cũng rất nhiều ý kiến phản đối.[18][19] Nhiều người cho rằng


chuyện kết hôn giữa những người đồng giới là không thể chấp nhận, việc tổ chức đám
cưới chỉ mang tính hình thức nên vô nghĩa…
Hôn nhân đồng tính là gì?
Đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu
đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh
nào đó hoặc một cách lâu dài.
Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một
xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức xã
hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã
hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm,xã hội hoặc tôn giáo một cách
hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản
trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự
chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng kí kết hôn.
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người
đàn bà được gọi là vợ.
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới
tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội. [3]
2. Việt Nam ủng hộ hôn nhân đồng tính đến đâu?
Hội thảo “Quan điểm của xã hội Việt Nam về đồng tính và hôn nhân cùng giới” do Viện
nghiên cứu iSEE tổ chức ngày 13/12/2013 tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu của Tiến
Sĩ Nguyễn Thu Nam thuộc iSEE, 77% người được hỏi ở… 4 tỉnh, thành phố(phỏng vấn

định lượng 854 người và phỏng vấn sâu 31 người ở 4 địa bàn là thành phố Hà Nội,Hà
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang) ủng hộ việc pháp luật cần thừa nhận và bảo
vệ người đồng tính nói chung, tán đồng việc người đồng tính có quyền thỏa mãn nhu cầu
tình cảm và cho rằng điều này không ảnh hưởng đến xung quanh. Nghiên cứu "Thái độ
xã hội với người đồng tính" thực hiện năm 2010-2011 , cho thấy hiểu biết của xã hội về
đồng tính còn rất hạn chế. Gần 90% người đang hiểu sai ít hoặc nhiều về người đồng tính
và kỳ thị họ. Trên 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc biệt là
quyền chung sống và nhận con nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 36% ý kiến ủng hộ cho phép
người đồng tính kết hôn.
Một phụ nữ 33 tuổi ở Hà Nội bày tỏ: "Nói thật là em phản đối dù họ cũng là con người,
thích kết hôn... Kết hôn đồng tính cũng không đi đến đâu, không giải quyết được về con
cái. Người ta kết hôn chỉ là để kết hôn, để giải quyết nhu cầu thể xác thôi".Một người
được hỏi khác cũng nói: "Con người ta sống trong xã hội muốn ổn định phải thích nghi
thì người đồng tính cũng phải thích nghi chứ. Anh thích nghi theo tình cảm riêng của anh,
ngược lại anh cũng phải hy sinh cho xã hội. Đây không phải là sự kỳ thị, không hề, mà là
sự vận động trên cơ sở hiểu biết để phù hợp thôi".[4]
Sở dĩ số đông người ủng hộ các quyền cơ bản của người đồng tính đều xuất phát từ sự
ủng hộ của xã hội Việt Nam đối với quyền con người nói chung. Chỉ khi đi sâu vào


quyền kết hôn hiện còn là đặc quyền của người dị tính mới cho thấy xã hội vẫn đang sử
dụng một thước đo duy nhất cho sự đa dạng của mình là chủ nghĩa độc tôn dị tính.Ở đây,
chủ nghĩa "độc tôn dị tính" được hiểu là một hệ thống tư tưởng chỉ chấp nhận quan hệ
tình yêu và tình dục giữa người khác giới mà gạt bỏ sự đa dạng của các xu hướng và bản
dạng tính dục khác. Vì thế mà con người đang kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng
tính, song tính và chuyển giới gần như vô thức. Trong nhiều nền văn hóa, người ta thường
có thành kiến và kỳ thị người đồng tính. Người đồng tính nam được xem là ẻo lả và chạy
theo mốt. Tuy vậy nghiên cứu cho thấy họ có những quan hệ tình cảm lâu dài. Nhiều
người cho rằng người đồng tính nam thích ấu dâm và lạm dụng tình dục trẻ em hơn là
người dị tính nam, các nghiên cứu cho thấy điều này không đúng. Nhiều người nghĩ

người đồng tính nữ là những người sắt đá như đàn ông và đôi khi căm ghét đàn ông hoặc
người bị ám ảnh bởi việc đấu tranh cho quyền phụ nữ. Nhiều người khác thì nói rằng họ
cởi mở với đồng tính, nhưng khi xem ảnh thân mật của các cặp đồng tính thì họ lại đều
cảm thấy ghê sợ, cho thấy tâm lý ghê sợ đồng tính thực ra vẫn tồn tại trong những người
này, trái với lời nói bên ngoài của họ.
Trong nhiều trường hợp người đồng tính bị kết tội là nguyên nhân của tệ nạn xã hội.
Trong thế kỉ 20, ở Đức hành quyết những người đồng tính vì cho rằng họ đe dọa cho sự
nam tính và làm dơ bẩn "giống nòi Aryan".Những năm 1950, hàng trăm người bị sa thải
vì là đồng tính trong một chiến dịch có tên là "Nỗi sợ hoa oải hương" của McCarthyism.
Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị đã chỉ trích một cách mỉa mai ông vì có phụ tá là người
đồng tính, Roy Cohm.Vào tháng 1 năm 2001, Bộ văn hóa Ai Cập cho đốt 6.000 quyển
sách thơ đồng tính thế kỷ thứ 8 của nhà thơ Ba Tư-Ả Rập Abu Nuwas để xoa dịu
người Hồi giáo. Ở Mỹ, theo FBI 15,6% vụ tấn công do thù ghét được trình báo với cảnh
sát là do kỳ thị thiên hướng tình dục. Trong đó 61% vụ tấn công là nhằm vào người đồng
tính nam. Năm 1998 một sinh viên đồng tính, Mathew Shepard, bị giết là một trong
những vụ tai tiếng nhất ở Mỹ.Hiện nay đồng tính luyến ái có thể bị xử tội chết ở các
nước Iran, Mauritania, Nigeria, Sudan, Arabia, Saudi, Pakistan, Các Tiểu Vương quốc Ả
Rập thống nhất và Yeman.[5]
Tất cả ý kiến phản đối kết hôn cùng giới vì nghĩ người đồng tính không thể sinh con,
không nuôi dạy con tốt, thiểu số nên thích nghi theo đa số... đều bắt nguồn từ mong muốn
bảo vệ và duy trì hệ tư tưởng "độc tôn dị tính".

Quan hệ đồng tính và những mối lo hại của xã hội
Sự hình thành thế giới mại dâm của những người đồng tính. Cũng như thế giới mại dâm
dị tính,mại dâm đồng tính cũng gây ra các ngay cơ nhiễm các bệnh xã hội.
Theo báo cáo tiến độ phòng, chống HIV/ AIDS năm 2012, tỉ lệ nhiễm HIVtrong những
người nam quan hệ tình dục với nam ở TPHCM là 16%, tỷ lệ chỉ đứng sau nhóm tiêm
chích ma túy. Tại đây, cứ 5 nam quan hệ đồng giới thì có 1 người nhiễm ít nhất 1 trong
các nhiễm khuẩn giang mai, lậu sinh dục, lậu trực tràng, chlamydia sinh dục hoặc
chlamydia trực tràng.[6] Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao do một

đồng tính nam thường có nhiều bạn tình, họ thường giới thiệu bạn tình cho nhau và cùng
quan hệ, nên chỉ cần 1 người nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng lây lan sang các đối tượng
khác. Bên cạnh đó, các đồng tính nam thường quan niệm sai lầm rằng, chỉ có quan hệ
khác giới mới bị nhiễm HIV, giang mai, mào gà... còn đồng tính thì không. Họ ít khi sử
dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục, một số chỉ sử dụng bao cao su với
bạn tình mới quen lần đầu, khi thân rồi họ không đề phòng nữa. Hơn nữa bao cao su cũng


không thể đảm bảo ngăn ngừa 100% nguy cơ lây bệnh, xác suất lây nhiễm HIV dù có sử
dụng bao cao su vẫn còn khoảng ~15%-33% (tùy theo các nghiên cứu khác nhau).[7]
Tương tự, đọc nữ quan hệ với nữ không chỉ bao gồm người đồng tính luyến ái nữ, song
tính luyến ái nữ mà bao bồm tất cả người nữ có quan hệ tình dục với nữ cũng có nguy cơ
mắc phải những bệnh này.
Mỗi người đồng tính có thể thể hiện tình dục của họ bằng cách này hay cách khác, và
cũng có thể không có hành vi nào thể hiện ra. Một số chủ yếu quan hệ tình dục với người
cùng giới, một số chủ yếu với người khác giới, cả hai giới hoặc kiêng tình dục. Nghiên
cứu cho thấy nhiều người đồng tính mong muốn có mối quan hệ bền vững và một phần
trong số họ cũng đã thực hiện được. Ví dụ kết quả thống kê cho thấy 40% đến 60% người
đồng tính nam và 45% đến 80% người đồng tính nữ hiện đang có một quan hệ tình
cảm.Tuy nhiên thống kê cũng cho thấy chỉ có 18% đến 28% cặp đồng tính nam và 8%
đến 21% cặp đồng tính nữ ở Hoa Kỳ đã sống với nhau được 10 năm trở lên.[8] Như vậy
quan hệ giữa các cặp đồng tính kém bền vững hơn nhiều các cặp dị tính, lý do được đưa
ra là họ ít có ràng buộc, chẳng hạn như không có hôn thú và con cái.
Có những nghiên cứu cho thấy các cặp đồng tính và các cặp dị tính là tương đương nhau
về mặt toại nguyện và sự gắn kết nhiều hay ít trong quan hệ tình cảm. Nghiên cứu cho
thấy đặc điểm tuổi tác và giới tính có liên quan nhiều đến sự toại nguyện và sự gắn kết
hơn là thiên hướng tình dục; người đồng tính và người dị tính có chung những mong
muốn và lý tưởng trong tình cảm.
Cơ quan công an cho biết, những vụ án liên quan đến người đồng tính xảy ra không quá
nhiều. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và hậu quả đáng kinh sợ thì có vẻ ngày càng gia

tăng. Qua một số vụ trọng án xảy ra gian gần đây cho thấy, người đồng tính nam phạm
tội giết người thường bắt nguồn từ mối lợi tiền bạc.
Theo các nhà tâm lý, người đồng tính thường có tâm lý rất chủ quan khi chấp nhận kết
giao với bạn tình. Họ không biết người bạn mà mình tin tưởng dễ dàng trở mặt, thành kẻ
mất hết tính người chỉ vì lòng tham. Hơn nữa, lối sống buông thả, phức tạp, đặt nặng cảm
xúc cá nhân, dễ cường điệu cảm xúc trong quan hệ đồng tính đã khiến một số người mất
cảnh giác mà hậu quả không chỉ là mất tài sản mà đôi khi còn mất luôn cả tính mạng.
Nằm trong nhóm phản đối hôn nhân đồng tính, Phó giáo sư Phùng Trung Tập - Đại học
Luật Hà Nội đưa ra một suy nghĩ khá mới. Ông cho rằng bàn về hôn nhân đồng giới phải
nhấn mạnh đến tính loài.
"Một nhà phân tâm học từng nói “Con người có một trí tuệ nhưng đừng quên con người
có những bản năng” và bản năng của con người là hoạt động tính giao khác dấu có từ
ngàn đời nay. Hôn nhân đồng tính là trái quan niệm xã hội ngàn năm nhưng nó vốn
không trái với tự nhiên", phó giáo sư Đại học Luật nhấn mạnh.[9]
Theo ông, người đồng tính cũng có quyền được hưởng hạnh phúc nhưng vào thời điểm
này ở nước ta chưa nên cho phép họ kết hôn. "Thừa nhận hôn nhân đồng tính không dựa
vào kinh tế mà dựa vào tính loài, sinh con, đẻ cái. Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó
có quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Vậy nên đứng từ dân trí, văn hóa, quan
điểm sống, trật tự xã hội... của nước ta hiện nay, tôi cho rằng chưa nên thừa nhận hôn
nhân đồng tính", phó giáo sư Tập nói.
Một vài ý kiến khác cũng cho rằng muốn thừa nhận hôn nhân đồng tính cần thực hiện
nhiều nghiên cứu nữa, phân tích mặt lợi, mặt hại. "Tôn trọng quyền con người phải trên
cơ sở truyền thống và pháp luật", ông Hùng, đại diện một công ty luật nói.


Ngược lại, giới trẻ mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới. Sinh viên Vũ Phương
Linh - Đại học quốc gia Hà Nội phản biện: "Nếu dựa vào tính loài, sinh con đẻ cái mà
cấm kết hôn cùng giới thì cũng nên cấm luôn những người vô sinh, tuổi cao vì họ không
thể duy trì nòi giống được". Linh lý luận người đồng tính chỉ chiếm một phần nhỏ trong
xã hội, việc cho họ kết hôn không thể làm loài người bị diệt vong. "Ở đây, đơn thuần cần

nhấn mạnh tình cảm", Phương Linh bày tỏ.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới dựa trên quyền chung của con người, bình đẳng
trước pháp luật,và mục bình thường hóa mối quan hệ xã hội.
Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001. Sau đó 10 quốc gia
khác (Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy , Thụy Điển, Bồ Đào
Nha, Iceland, Argentina và Đan Mạch) và năm tiểu bang ở Hoa Kỳ
(Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ
đô Mexico(Thành phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Ở 16 quốc gia khác,
những người cùng giới có thể kết hợp dân sự với nhau.[10]
Ở Việt Nam , có lẽ năm 2012 là thời gian có nhiều hoạt đồng sôi nổi đối với cộng đồng
LGBT (viết tắt của les - đồng tính nữ, gay - đồng tính nam, bisexual - song tính và
transgender - chuyển giới). Năm nay, không còn là những hoạt động tuyên truyền có tính
chất nhỏ lẻ, cộng đồng LGBT đã có những chuỗi sự kiện lớn với sự tham gia của hàng
ngàn bạn trẻ (dù không đồng tính) ở nhiều thành phố lớn trên cả nước.
Một dấu ấn đặc biệt đối với những người LGBT nữa là năm 2012, chính phủ cũng như
các nhà làm luật đã bắt đầu tìm hiểu và lấy ý kiến về kết hôn đồng giới. Tới thời điểm
này, dù chưa có kết quả cụ thể, nhưng sự nhìn nhận của xã hội với ngườiđồng tính đã
rộng mở hơn. Dưới đây là những hoạt động có sự ảnh hưởng lớn trong năm 2012 do
trung tâm ICS – tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam tổng
kết.[11]
Thứ nhất là Chính phủ nghiên cứu việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Tháng 5, Bộ Tư pháp ra công văn lấy ý kiến về việc hợp pháp hóa việc chung sống giữa
hai người cùng giới, Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội nghe trình bày về LGBT.
Thông tin này ngay lập tức trở thành tâm điểm truyền thông, dư luận cũng như cộng đồng
LGBT.
Hàng loạt bài báo với nhiều chuyên đề đã được đăng tải. Cùng với đó là những hội thảo
chính thống về vấn đề trên. Đến tháng 10, đoàn cán bộ liên ngành của chính phủ tiếp xúc
tìm hiểu thực tiễn từ cộng đồng LGBT, tham gia tọa đàm “Làm luật cho những người
thân yêu”.
Tháng 12/2012, lần đầu tiên Bộ Tư pháp phối hợp cùng cơ quan Liên hiệp quốc tại Việt

Nam đã tổ chức hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ quyền của người LGBT
trong quan hệ hôn nhân và gia đình".
Thứ hai là người chuyển giới được xã hội và các nhà làm luật nhìn nhận
Tháng 8/2012, hội thảo "Khát vọng được là chính mình" trình bày nghiên cứu đầu tiên về
người chuyển giới tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà làm luật và giới
truyền thông.[12]
Tháng 12, clip Pê đê về Yuki, một người chuyển giới nữ thu hút gần 300.000 lượt người
xem trên Youtube và nhiều bình luận và chia sẻ tích cực. Trong lĩnh vực văn hóa – nghệ
thuật, việc ca sĩ Nguyễn Hương Giang công khai tranh tại cuộc thi Vietnam Idol đánh dấu


một sự hiện diện cần thiết của người chuyển giới, góp phần để xã hội nhìn nhận công
bằng hơn với những người chuyển giới nói chung.[13]
Thứ ba ,cha mẹ và người thân tham gia vận động cho cộng đồng LGBT
Tháng 6/2012, các phụ huynh của người đồng tính, song tính và chuyển giới họp và đưa
ra các kiến nghị cũng như chương trình hành động cụ thể. Tháng 12/2012, các phụ huynh
đã tham gia và phát biểu tại hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ quyền của người
LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình".[14]
Thứ tư, hàng loạt đám cưới của các cặp đôi cùng giới gây tranh cãi
Năm 2010, đám cưới của một cặp đôi đồng tính nữ tại Hà Nội đã khiến dư luận xôn xao.
Năm nay, tại Cà Mau, Kiên Giang và Bình Dương... một số lễ cưới đồng giới cũng được
tổ chức. Tuy nhiên, các đám cưới này đã bị ngừng, trong đó có trường hợp bị xử phạt
hành chính.
Trong khi đó, những những bức ảnh cưới của các cặp đôi đồng tính ngày càng nhận được
sự ủng hộ của giới trẻ. Đầu tiên là cặp đôi (hai cô gái), mới đây, bộ ảnh của ... cũng đã trở
thành tâm điểm của dư luận.
Thứ năm là Festival Việt Pride đầu tiên tại Việt Nam
Có lẽ chưa năm nào giới trẻ lại có nhiều hoạt động rộng rãi, phổ biến, chuyên nghiệp như
2012 với sự mở đầu là chuỗi sự kiện Việt Pride. Hoạt động này diễn ra vào đầu tháng 8,
do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành

niên (CSAGA), Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cùng Viện nghiên cứu
xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) phối hợp tổ chức.
Việt Pride đánh dấu sự hiện diện trước công chúng một cách có tổ chức của cộng đồng
LGBT và được báo chí, đặc biệt là báo chí quốc tế đưa tin nhiều. Điều này biến Việt Nam
thành một trong những "điều ngạc nhiên thú vị" trên thế giới trong việc ủng hộ quyền của
người LGBT.[15]
Thứ sáu, sự kiện Hand in hand
Cũng trong tháng 8, tại TP.HCM, Hand in hand đánh dấu sự hiện diện đông đảo của cộng
đồng LGBT với khoảng 1.300 người tham gia. Điều này thể hiện nếu một sự kiện thực sự
vì cộng đồng, có sự tham gia thảo luận của cộng đồng thì sẽ thu hút được sự tham gia
đông đảo của tất cả mọi người.
Thứ bảy, Vở diễn Được là chính mình
Tháng 9, sau khi công diễn tại 5 trường đại học ở Hà Nội, TP.HCM, thu hút hàng chục
ngàn sinh viên tham gia và chia sẻ với cộng đồng LGBT, vở kịch Được là chính mình kết
thúc bằng buổi biểu diễn đặc biệt tại nhà hát thành phố.
Kết hợp giữa nghệ thuật hình thể, múa đương đại và kịch đọc, Được là chính mình như
những lát cắt về cuộc sống của người đồng tính.
Điều đặc biệt là sau khi công diễn, những cảm xúc vẫn còn lay động trong mỗi khán giả,
với các câu chuyện được chính những người đồng tính kể lại. Đó là những năm tháng bị
chà đạp, kì thị, bị chính bố mẹ của các bạn xem như một “thứ tà yêu” không thuốc trị.
[16]
Thứ tám là Nhảy tập thể Flashmob Yêu là yêu
Tiếp nối các hoạt động lớn trong giới trẻ, tháng 9, nhằm ủng hộ cho cộng đồng LGBT và
truyền đi thông điệp: Tình yêu là dành cho tất cả mọi người, mọi tình yêu đều đáng trân
trọng như nhau, Yêu là yêu đã được thực hiện.
Màn nhảy flashmob này đã được hưởng ứng bởi hơn 1.000 bạn trẻ trong và ngoài cộng
đồng LGBT tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.[17]


Thứ chín, Triển lãm The pink choice - Yêu là yêu

Những ngày tháng 11, cộng đồng LGBT, giới nhiếp ảnh, báo chí đã hướng tới những bức
ảnh đặc biệt của nữ nhiếp ảnh gia Maika Elan. Hơn một năm miệt mài, với sự giúp đỡ
của tác giả cuốn tiểu thuyết đầu tiên về thế giới thứ 3 - anh Nguyễn Văn Dũng, Maika đã
gây chú ý trong dư luận với triển lãm The pink choice - Yêu là yêu.[18],[16]


Maika tại lễ khai mạc triển lãm The pink choice - Yêu là yêu.

Lần đầu tiên, những khoảnh khắc nhạy cảm, riêng tư, nhưng chân thực, và đặc biệt là đẹp
đã được Maika mang đến công chúng. Lễ khai mạc của cô đã chật kín chỗ, với sự có mặt
của các nhân vật trong bức ảnh, giới chơi ảnh cũng như khán giả ở mọi lứa tuổi, giới tính.
3 Hồi kết cho vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam
Trong quan niệm nhiều người thì việc hai người đồng tính kết đôi với nhau là điều không
chấp nhận được, song nếu nhìn nhận rằng mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc,
và là hạnh phúc chính đáng, xuất phát từ tình yêu chân thành thì sẽ không khó để trả lời
cho câu hỏi hôn nhân đồng tính có hợp tình hợp lý hay không.
Thực tế, việc cho phép những người đồng tính kết hôn không gây xâm phạm gì đến lợi
ích, quyền của người khác, mà chỉ mang lại hạnh phúc và sự bảo vệ cho những người
đồng tính vốn là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của xã hội.Các
cuộc hôn nhân đồng tính gần đây trao cho người khác quyền, không có nghĩa là làm mất
đi quyền của bạn. Pháp luật mở rộng cơ hội bình đẳng cho nhiều người hơn, nghĩa là xã
hội trở nên hạnh phúc hơn. Không ai xâm phạm quyền của ai cả.[19]
Phong tục tập quán cũng phát triển theo thời gian
Một số ý kiến cho rằng hôn nhân đồng giới không phù hợp với phong tục tập quán người
Việt. Phong tục tập quán cũng vận động và phát triển theo thời gian. Đã có nhiều vấn đề
pháp luật đi trước phong tục, như hôn nhân một vợ một chồng, hay quyền bình đẳng của
phụ nữ.
Thời xưa, khó có thể tưởng tượng việc đàn ông lại có thể bị cấm lấy nhiều vợ. Cũng như
nhiều quốc gia đã từng kịch liệt phản đối việc phụ nữ đi học, làm việc, bầu cử hay tham
gia chính trị. Truyền thống văn hóa là phụ nữ phải ở nhà bếp núc, phục vụ chồng con,

không tham gia vào chuyện của đàn ông, không có chuyện nam nữ bình quyền được.
Nhưng tất cả những truyền thống văn hóa ấy đã và đang thay đổi. Tại sao? Câu trả lời
đơn giản là vì con người ngày càng tự do hơn, mong muốn hạnh phúc toàn diện hơn.
Phong tục là do con người tạo ra và phát triển, chứ không phải phong tục trói buộc con
người. Người đồng tính, nhìn nhận với tư cách là một con người biết yêu thương, khó có


thể gọi là trái với văn hóa đạo lý người Việt được. Ngược lại, không có nét thuần phong
mỹ tục nào của Việt Nam có thể chấp nhận việc đi xem thường giá trị của người khác,
ngăn cấm tự do yêu thương giữa những con người lương thiện với nhau.
Chuyện duy trì nòi giống
Nhiều người lại cho rằng hôn nhân đồng giới không đảm bảo duy trì nòi giống. Thứ nhất,
việc cho phép người đồng tính kết hôn không ảnh hưởng tới việc sinh con đẻ cái của
những cặp khác giới. Và nếu không cho phép họ kết hôn, thì họ cũng không lấy người
khác giới (trừ trường hợp miễn cưỡng, giả tạo; mà miễn cưỡng, giả tạo lại là điều cấm
của hôn nhân). Thứ hai, mục đích hôn nhân không chỉ duy nhất là sinh con đẻ cái, vì nếu
không thì những người vô sinh, không muốn sinh con hoặc người lớn tuổi phải bị cấm kết
hôn, vì họ cũng không tạo ra thế hệ sau. Ở đây, quan trọng hơn hôn nhân là để tạo ra môi
trường hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là mục đích nhân văn nhất của hôn nhân.
Một lập luận khác nói rằng nếu hợp pháp hóa đồng tính, mọi người sẽ kéo nhau đồng tính
hết và nhân loại sẽ diệt chủng (?!) Cùng với kiểu lập luận buồn cười như vậy, có lẽ cũng
nên suy nghĩ đến việc không cho phép bất kì ai độc thân, vì nếu ai cũng độc thân hết thì
cũng sẽ xảy ra diệt chủng(!). Trao cho mọi người quyền, là để những ai muốn thực hiện
quyền sẽ có cơ hội sử dụng, chứ không phải ép buộc mọi người sử dụng quyền như một
nghĩa vụ.
Muốn hợp thức hóa
Một số ý kiến cho rằng nếu người đồng tính muốn sống chung thì cứ việc sống như bình
thường, đâu cần thiết phải hợp thức hóa. Thực tế là dù pháp luật không cho phép, họ vẫn
sống chung với nhau, nhưng bị mất đi nhiều quyền lợi, như quyền thừa kế, quyền tài sản
chung, nhận con nuôi, quyền nhận thân nhân trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt,

quyền hưởng các phúc lợi xã hội, lao động như các cặp khác giới.
Việc hôn nhân đồng giới được công nhận, cũng sẽ giúp mối quan hệ của những người
đồng tính trở nên gắn kết hơn, có trách nhiệm hơn. Chừng nào pháp luật còn chưa công
nhận, họ sẽ còn thấy băn khoăn, lo lắng và dễ bị tổn thương khi chung sống với nhau, do
chưa ràng buộc với nhau một cách chính thức.
Quan trọng không kém, sự công nhận của pháp luật còn có ý nghĩa tinh thần sâu sắc, thể
hiện rằng xã hội tôn trọng phẩm giá của mọi con người như nhau và bảo vệ lợi ích hợp
pháp cho tất cả công dân. Đó chính là sự công bằng. Mọi người đóng thuế như nhau, thì
phải có quyền lợi như nhau. Kết hôn không phải là đặc quyền của một nhóm người nào
cả, mọi người đều có quyền kết hôn miễn là tự nguyện và không ảnh hưởng tới quyền của
người khác.
Ở Việt Nam
Theo uớc tính của iSEE (Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường), nếu lấy tỉ lệ
trung bình 3% dân số mà nhiều nhà khoa học đưa ra, số lượng người đồng tính trong độ
tuổi từ 15 – 59 tại VN vào khoảng 1,6 triệu người. Còn, trên không gian mạng, chỉ riêng
6 diễn đàn lớn nhất dành cho những người đồng tính tại Việt Nam đã có tổng lượng thành
viên lên tới vài trăm ngàn người.[1]
Có thể thấy rõ, sự xuất hiện của internet tại VN đã khiến cộng đồng những người mang
giới tính thứ ba kết nối cùng nhau và liên tục rút ngắn khoảng cách của hành trình đòi
quyền bình đẳng – điều mà trước đó, ngay ở những nước phát triển cũng phải mất một
thời gian rất dài.Chàng trai mang nickname Albus của ICS(nhóm đại diện cho một số
diễn đàn của người đồng tính tại VN) kể: “Dù nằm mơ, tôi cũng không ngờ vấn đề hôn
nhân đồng tính (HNĐT) trong pháp luật lại có thể được đưa ra thảo luận sớm đến như


vậy. Năm 2009, tại một buổi họp của ICS, trước câu hỏi “khi nào VN chấp nhận HNĐT”,
người lạc quan nhất cũng chỉ dám trả lời: năm 2020. Có người còn chọn năm 2030 hoặc
2035 nữa. Ai cũng hoài nghi về khả năng này trong tương lai gần”…
Việc Bộ Tư Pháp chính thức đưa vấn đề hôn nhân đồng tính ra thảo luận là một bước
chuyển lớn không chỉ với cộng đồng giới tính thứ ba tại Việt Nam. Nếu điều này được

thông qua vào cuối năm 2013, chúng ta sẽ là quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận hình
thức hôn nhân còn rất mới này.
Trong văn bản lấy ý kiến các cơ quan chuyên ngành vào tháng 6 vừa qua, Bộ Tư Pháp đã
đặt ra vấn đề này như một trong những nội dung có thể sửa đổi của Luật hôn nhân gia
đình. Kèm theo đó là lời giải thích “Tại VN, trong thời gian gần đây, cộng đồng người
đồng tính ngày càng có xu thế mở rộng, cùng với nhu cầu được kết hôn và chung sống
với nhau ngày càng tăng lên. Xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của
những người cùng giới tính cần được công nhận”. (Hiện, hình thức kết hôn này vẫn bị
cấm tại điều 10).Việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính cần dựa trên
tác động tới xã hội và gia đình, quyền tự do cá nhân, sự tương thích văn hóa, tính nhạy
cảm , hậu quả xã hội của quy định pháp luật Việt Nam.[1]

Tài liệu tham khảo
[1] />[2] />[3] />[4] />[5] />[6] />[7] />[8] />%BFn_%C3%A1i
[9] />[10] />[11] />[12] />[13] />

[14] />[15] />[16] />[17] />[18] />[19] Social construction of male homosexualities in Vietnam. Some keys to
understanding discrimination and implications for HIV prevention strategy. Tác giả:
Marie-Eve Blanc



×