Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án thơ em làm thợ xây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.04 KB, 3 trang )

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề: Các nghề phổ biến
Nhánh 3: Bé yêu nghề xây dựng
- Đề tài: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Em làm thợ xây”
- Đối tượng: Mẫu giáo bé
- Thời gian: 15-20 phút
- Ngày soạn: 22/11/2012
- Ngày dạy: /11/2012
- Người thực hiện: Lại Thị Tầm
I- Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Em làm thợ xây” của tác giả Hoàng Dân.
- Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, hiểu nội dung bài thơ nói về ước mơ của một em bé
lớn lên làm kỹ sư xây dựng.
- Biết trả lời các câu hỏi đàm thoại nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui
vẻ của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, biết nhấn mạnh, ngắt nghỉ theo nhịp.
- Trả lời câu hỏi trọn vẹn.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ biết yêu quí nghề thợ xây. Biết giữ gìn công trình xây dựng.
- Yêu quý trân trọng các nghề trong xã hội.
II- Chuẩn bị:
+) Đồ dùng giảng dạy: - Tranh minh họa bài thơ
- Tranh vẽ sáng tạo trẻ đọc theo hình ảnh
- Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
+) Đội hình: Trẻ ngồi theo hình vòng cung.
+) Nội dung tích hợp: MTXQ, âm nhạc.


III- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện hướng trẻ vào bài thơ:
- Cô cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân nhạc và lời
“Hoàng Văn Yến”
- Trẻ hát
+ Cô cùng các con vừa hát bài hát gì?
- Cháu yêu cô chú
công nhân
+ Bài hát đã nói về ai?
- Cô chú công nhân
+ Các cô chú công nhân đang làm gì?
- Đang xây nhà và


- Vậy lớn lên con thích làm nghề gì?
- Ai thích làm những chú kỹ sư xây dựng nào?
- Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, nghề nào cũng cao
quí và có ích cho xã hội vì vậy các con phải yêu quí trân trọng các
nghề nhé! Hôm nay cô có một bài thơ rất hay nói về ước mơ của
một em bé lớn lên làm kỹ sư xây dựng để xây được nhà to nhà
đẹp cho ông bà, bố mẹ đấy. Các con có muốn khám phá xem đó là
bài thơ gì không?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Em làm thợ xây”
- Đó là bài thơ “Em làm thợ xây” của tác giả Hoàng Dân. Bạn nào
đã thuộc bài thơ này lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào!
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe:
+) Cô đọc cho trẻ nghe lần 1: Cô đọc diễn cảm (Không dùng
tranh)

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ của tác giả nào sáng tác?
+) Cô đọc cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp sử dụng tranh minh họa
* Đàm Thoại, giảng giải trích dẫn nội dung bài thơ:
- Bài thơ cô vừa đọc nói về điều gì?
“Em làm chú thợ
Xây những ngôi nhà” Em bé đã xây nhà cho những ai?
- Em bé đã xây nên những ngôi nhà như thế nào?
- Để xây nên những ngôi nhà đẹp em bé đã dùng những đồ dùng
gì để xây?
- Những câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Giải thích từ: “Thoăn thoắt” có nghĩa là nhanh nhưng cũng phải
rất khéo léo.
- Chơi trò chơi xây nhà các con thấy có vui không?
- Muốn xây được nhũng ngôi nhà đẹp cần có những nguyên liệu
gì?
- Muốn xây được nhà to, đẹp các chú thợ xây cần có các nguyên
liệu như xi măng, sắt thép...và có các dụng cụ như bay, bàn xoa...
để xây nên ngôi nhà đẹp đấy. “Em làm chú thợ
Xây nhà vui ghê”
- Xây được nhà rồi em bé cảm thấy như thế nào?
- Em bé rất vui và phấn khởi vì đã xây được ngôi nhà to đẹp cho
cả gia đình.

dệt may ạ.
- Trẻ trả lời

- Có ạ
- 1 trẻ khá lên đọc


- Em làm thợ xây
- Tác giả Hoàng
Dân
- em bé đang chơi
xây nhà
- Cho bà, mẹ, cha,
chị.
- Rất đẹp
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc: Tay
cầm...Thợ nề.
- Có ạ
- Gạch, xi măng...

- Rất vui


- Giáo dục: Các con ạ! Các cô chú công nhân phải rất vất vả trải
qua bao mưa nắng để xây được những ngôi nhà khang trang, sạch
đẹp cho chúng mình học tập, vui chơi đấy.Vì vậy các con phải
biết giữ gìn sạch sẽ, không vẽ lên tường...để không phụ lòng các
cô chú công nhân nhé.
- Vâng ạ
+) Cô đọc cho trẻ nghe lần 3: Diễn cảm
* Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm:
- Muốn đọc được diễn cảm bài thơ này các con phải đọc với giọng
vui vẻ, đọc nhấn mạnh vào các từ: Đẹp ghê, thoăn thoắt, vui ghê...
Và ngắt nghỉ theo đúng nhịp của bài thơ.
- Cô tổ chức cho cả lớp đọc thơ 2 lần
- Trẻ đọc

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Đọc thơ nâng cao theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ đọc thơ theo
hiệu lệnh của cô.
- Đọc thơ theo hình ảnh sáng tạo: Cho trẻ đọc thơ theo hình ảnh
- Trẻ đọc
treo trên bảng của cô.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe.
- Hôm nay các con học rất ngoan cô sẽ thưởng cho các con một
chuyến thăm quan công trình xây dựng. Chúng mình cùng đi nào. - Trẻ hát và
chuyển hoạt
động



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×