Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Cộng đồng người bố y ở phía bắc việt nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người bố y ở tây nam trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

__________________________________
ZHANG RAN
(TRƯƠNG NHIỄM)

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI BỐ Y Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM
TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH VỀ VĂN HÓA VỚI CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI BỐ Y Ở TÂY NAM TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 220 113

Hà Nội - 2015


ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

__________________________________
ZHANG RAN
(TRƯƠNG NHIỄM)

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI BỐ Y Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM
TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH VỀ VĂN HÓA VỚI CỘNG
ĐỘNG NGƯỜI BỐ Y Ở TÂY NAM TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học


Mã số: 60 220 113

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Lợi

Hà Nội-2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phạm Văn Lợi. Nội dung
được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ
công trình nghiên cứu nào đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Zhang Ran (Trương Nhiễm)


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận
tâm của Thày PGS.TS. Phạm Văn Lợi trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Tại đây em xin được gửi đến thày lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thày, Cô trong Viện Việt Nam học và Khoa

học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm em học tập ở trường. Hành trang kiến thức mà các thày cô mang lại
cho em sẽ không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành
trang vô giá cho công việc và cuộc sống của em sau này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học cùng khóa, các bạn Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ em tìm tài liệu, góp ý trong suốt quá trình viết luận văn.
Cuối cùng xin được kính chúc quý Thày, Cô và toàn thể các bạn sức khỏe
dồi dào, hạnh phúc, thành công.
Trân trọng cảm ơn!


XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Tôi đã đọc và đồng ý với nội dung luận văn của học viên.

Ngày tháng năm 2015
Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)

PGS.TS. Phạm Văn Lợi


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
6. Bố cục của luận văn..............................................................................................7
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BỐ Y....................................................8
1.1. Về khu vực cư trú và người Bố Y ở Việt Nam...................................................8
1.1.1. Về khu vực cư trú..........................................................................................8
1.1.2. Về dân tộc Bố Y ở Việt Nam.......................................................................14
1.2. Về khu vực cư trú và người Bố Y ở Trung Quốc.............................................24
1.2.1. Về khu vực cư trú .......................................................................................24
1.2.2. Về người Bố Y ở Trung Quốc.....................................................................25
Tiểu kết chương 1....................................................................................................30
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA CỦA NGƯỜI BỐ Y Ở VIỆT NAM.............................32
2.1. Văn hóa: Khái niệm, đặc trưng, chức năng và cấu trúc...................................32
2.1.1. Khái niệm văn hóa.....................................................................................32
2.1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa..................................................33
2.1.3. Cấu trúc của hệ thống văn hóa..................................................................35
2.2. Văn hóa vật chất...............................................................................................36
2.2.1. Văn hóa ẩm thực........................................................................................36
2.2.2. Văn hóa mặc..............................................................................................38
2.2.3. Văn hóa ở...................................................................................................42


2.2.4. Phương tiện giao thông..............................................................................47
2.3. Văn hóa tinh thần.............................................................................................48
2.3.1. Phong tục tập quán....................................................................................48
2.3.2. Lễ tết..........................................................................................................54
2.3.3. Tôn giáo tín ngưỡng..................................................................................60
Tiểu kết chương 2....................................................................................................61
CHƯƠNG 3: SO SÁNH VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC BỐ Y Ở VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI
PHÁP........................................................................................................................63

3.1. So sánh văn hóa của dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc......................63
3.1.1. Vể văn hóa vật chất...................................................................................63
3.1.2. Về văn hóa tinh thần..................................................................................67
3.2. Những vấn đề đặt ra.........................................................................................72
3.2.1. Với dân tộc Bố Y ở Việt Nam...................................................................72
3.2.2. Với dân tộc Bố Y ở Trung Quốc...............................................................75
3.3. Một số giải pháp.............................................................................................. 78
3.3.1. Với dân tộc Bố Y ở Việt Nam...................................................................78
3.3.2. Với dân tộc Bố Y ở Trung Quốc...............................................................81
3.4. Định hướng mở rộng đề tài nghiên cứu...........................................................82
Tiểu kết chương 3...................................................................................................84
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................87
PHỤ LỤC………………………………………………………….........................93


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc học là khoa học nghiên cứu về các cộng đồng tộc người. Nếu Dân
tộc học Âu - Mỹ xưa kia chỉ nghiên cứu các dân tộc lạc hậu (ở thuộc địa), thì
Dân tộc học Mác - xít lại nghiên cứu tất cả các cộng đồng tộc người, không phân
biệt dân tộc lạc hậu hay đã phát triển, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là nghiên cứu
văn hóa các dân tộc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, trước
tiên Dân tộc học phải giải quyết những vấn đề về lý thuyết tộc người và bắt buộc
phải phân loại được các tộc người. Khâu then chốt này vừa là mục tiêu, nhiệm
vụ, lại vừa là cơ sở, nền tảng quyết định đến sự thành bại của Dân tộc học.
Dân tộc là kết quả một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.
Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ
thấp đến cao: Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, các khái niệm dân tộc và tộc người đều đã,
đang và sẽ đồng thời tồn tại. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ dân tộc Việt
Nam (tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất nước Việt
Nam và Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế, dân tộc cũng được dùng để chỉ các
cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Chăm, dân tộc Tày, dân tộc Việt (Kinh),
dân tộc Mảng, dân tộc Sán Dìu,… Như vậy trong thực tiễn Việt Nam, khái niệm
dân tộc có hai nội hàm: Chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia (Dân tộc Việt Nam) và chỉ
một cộng đồng tộc người cụ thể (Dân tộc Chăm, dân tộc Cao Lan,…).
Việt Nam, Trung Quốc có gần 1500 km đường biên giới chung, là hai
quốc gia núi liền núi, sông liền sông, có sự tương đồng cả về mặt văn hóa, tư
tưởng lẫn thể chế kinh tế, chính trị... Việt Nam có diện tích đất liền khoảng
330.000 km2, dân số đông thứ 14 trên thế giới với 90 triệu người (2013) thuộc về
54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 86% dân số. Trung Quốc, quốc gia
láng giềng lâu đời của Việt Nam, là một quốc gia rộng lớn có số dân đông nhất
-1-


thế giới (~1,3 tỷ người tính đến hết năm 2013), thuộc về 56 dân tộc, trong đó,
người Hán chiếm 93% dân số, còn lại là 55 dân tộc thiểu số.
Thông qua tra cứu các tư liệu lịch sử và dân tộc học, so sánh các dân tộc ở
Việt Nam và ở Trung Quốc, có thể phát hiện ra một số dân tộc hai bên có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, như: Dân tộc Kinh Việt Nam và dân tộc Hán Trung
Quốc, dân tộc Bố Y Việt Nam và dân tộc Bố Y Trung Quốc, các dân tộc Tày,
Thái, Nùng Việt Nam và dân tộc Choang Trung Quốc, v.v... Nhiều dân tộc thiểu
số của hai nước có nguồn gốc chung, nhưng lại sinh sống ở hai quốc gia hoặc hai
vùng địa lý khác nhau. Bố Y là một trong những dân tộc có lịch sử và nguồn gốc
lâu đời nhất trong số 56 dân tộc của Trung Quốc, tổ tiên của họ cũng phải trải
qua các hình thái xã hội từ thời kỳ nguyên thủy cho đến tận ngày nay1. Điều đặc
biệt hơn nữa là do nguyên nhân lịch sử, người Bố Y đã di cư và định cư tại nhiều
nơi, nhiều vùng, trong đó có Việt Nam. Theo thời gian, người Bố Y ở các vùng

địa lý khác nhau sẽ mang những đặc trưng khác nhau bên cạnh những đặc trưng
cố hữu do tộc người quy định.
Nghiên cứu về dân tộc Bố Y có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn ngọn
nguồn và bản sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng biên giới Việt –
Trung. Điều này không chỉ mang giá trị khoa học mà còn mang giá trị thực tiễn
lớn, giúp hai Chính phủ - hai Nhà nước có cái nhìn toàn diện và đường lối quy
hoạch tổng thể hơn trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lưu
truyền qua nhiều thế hệ. Hy vọng đề tài “Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt
Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam
Trung Quốc” giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn, thực tiễn hơn về cuộc
sống của dân tộc Bố Y nói riêng, đồng bào các dân tộc anh em ở Việt Nam và
Trung Quốc nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Trung Quốc, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về dân tộc Bố
1

Website “Cội nguồn các dân tộc Trung Quốc”:

-2-


Y, như nhóm tác giả biên soạn sách “Lược sử dân tộc Bố Y” xuất bản năm
1984[54]; tác giả Hoàng Nghĩa Nhân và Vi Liêm Châu với sách “Chí dân tục
của dân tộc Bố Y” in năm 1985[53]; tác giả Triệu Chí Quân với đề tài “Nghiên
cứu văn hóa hát đối của dân tộc Bố Y”[56]; tác giả Dương Tam Sơn với đề tài
“Sơ lược khảo sát sự biến đổi về văn hóa kiến trúc truyền thống cư dân của dân
tộc Bố Y”[58]; tác giả Công Đức Toàn với “Luận thẩm mỹ nghệ thuật kịch Bố
Y”[63] đều được triển khai năm 2010 v.v... Nhìn chung, những tác phẩm này chỉ
tập trung nghiên cứu về một mặt nào đó thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội của dân tộc Bố Y ở Trung Quốc, không có hoặc là ít có những so sánh giữa

dân tộc Bố Y ở Trung Quốc và dân tộc Bố Y ở Việt Nam, cũng như mối quan hệ
phức tạp về mặt nguồn gốc trong nội tại dân tộc Bố Y ở cả Việt Nam và Trung
Quốc như một số cứ liệu đã dẫn chứng.
GS. Fan Hong Gui là một trong những giáo sư đầu ngành về ngành Dân
tộc học ở Trung Quốc, những công trình nghiên cứu về Việt Nam của ông như:
Dân tộc và vấn đề dân tộc Việt Nam; Công cuộc đổi mới của Việt Nam; Văn hoá
các dân tộc Việt Nam... đã được giới thiệu rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam.
Dù không nghiên cứu trực tiếp về người Bố Y, nhưng những công trình nghiên
cứu của ông có giá trị rất lớn đối với tác giả luận văn nói riêng và với các học
viên, nghiên cứu sinh khác nói chung.
Ở Việt Nam, dân tộc Bố Y không chỉ được giới thiệu sơ lược về lịch sử,
các hoạt động kinh tế, các sinh hoạt văn hóa, xã hội,… trong các công trình
nghiên cứu, giới thiệu chung về các dân tộc ở Việt Nam cùng các vấn đề liên
quan như cuốn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Bình [6],
“Những cuốn từ điển tiếng dân tộc thiểu số vô giá“ của tác giả Trần Thu Dung
[10],… mà còn được giới thiệu trong một số công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Tiêu biểu nhất là các công trình, bài viết của tác giả Trần Quốc Việt về dân tộc
Bố Y ở Việt Nam như: “Âm nhạc dân gian của người Bố Y” [46]; “Vai trò của
âm nhạc dân gian trong việc tìm người đồng tộc của người Bố Y ở tỉnh Hà
-3-


Giang” [47]. Các công trình nghiên cứu về âm nhạc dân gian của người Bố Y
này không chỉ giới thiệu khái quát về nguồn gốc tộc người, đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội của người Bố Y ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang mà còn đi sâu
nghiên cứu, giới thiệu âm nhạc dân gian của người Bố Y về thể loại, thanh nhạc,
khí nhạc, ca từ, thang âm, làn điệu, tiết tấu, giai điệu. Đặc biệt, cuốn sách cũng
cho thấy sự đổi thay trong đời sống âm nhạc của người Bố Y thể hiện trong các
thành tố của âm nhạc dân gian, trong môi trường và thể thức diễn xướng và đề
xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian Bố Y ở Hà Giang.

Ngoài ra cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác về dân tộc Bố Y ở Việt Nam
như “Phong tục cưới xin của người Bố Y ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang” [37, tr.71-76] của tác giả Hoàng Diệu Thuý và bài viết “Tập quán
sinh nở và nuôi con của người Bố Y”2 đã giới thiệu những nghi thức có liên
quan đến bà mẹ và trẻ nhỏ của người Bố Y, qua đó phản ánh được nếp sống văn
hoá tộc người, những quan niệm và triết lý nhân sinh về sinh tử, và chế độ dinh
dưỡng cũng như những ý thức tốt nhất bảo vệ thai nhi và bà mẹ khi lâm bồn. Các
nghiên cứu này đã cho thấy một phần/ một bộ phận văn hóa của người Bố Y ở
Việt Nam.
Trong thực tế, đã có không ít nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau
cố gắng nghiên cứu, so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc ở nhiều góc độ khác
nhau, như mô hình thể chế nhà nước thời phong kiến, cải cách ruộng đất, đổi
mới trong nông nghiệp, phân hóa giàu nghèo, chính sách dân tộc... Là một công
dân Trung Quốc đang sinh sống và học tập tại Việt Nam, tác giả đã chọn nghiên
cứu so sánh văn hóa dân tộc người Bố Y ở Việt Nam và ở Trung Quốc làm đề tài


luận văn Thạc sĩ, điều này đã “đụng trúng vào một khoảng trống tri thức cần
được lấp đầy, vì thế sẽ mang lại những giá trị nghiên cứu nhất định.
3. Mục đích nghiên cứu
2

Đăng trên báo Lào Cai ngày 02/06/2009.

-4-


- Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cộng đồng người Bố Y ở
phía Bắc Việt Nam và phía Tây Nam Trung Quốc, bao gồm cả điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế, xã hội, các đặc trưng văn hóa... của người Bố Y.

- Từ những so sánh cơ bản nhất về những điểm tương đồng và khác biệt
về văn hóa, làm rõ mối liên hệ giữa cộng đồng người Bố Y ở Việt Nam và người
Bố Y ở Trung Quốc, mang lại giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các học
giả và đặc biệt là cho hai nhà nước Việt – Trung trong việc đưa ra các đường lối,
chính sách hỗ trợ và phát triển cho cộng đồng dân tộc Bố Y nói riêng và cộng
đồng các dân tộc thiểu số nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam (chủ yếu ở các tỉnh Lào
Cai, Hà Giang).
- Cộng đồng người Bố Y ở phía Tây Nam Trung Quốc (chủ yếu ở tỉnh
Quý Châu).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu về cộng đồng người Bố Y ở Việt Nam và
Trung Quốc trong thời điểm hiện nay, nhưng chú ý xem xét các vấn đề có liên
quan trong tiến trình lịch sử (đặc biệt từ thời điểm người Bố Y di chuyển cư từ
Trung Quốc sang Việt Nam) để thấy được sự giống, khác nhau và nguyên nhân
của sự giống và khác nhau giữa 2 cộng đồng người cư trú ở hai quốc gia/dân tộc.
4.2.2. Phạm vi không gian
Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của tác giả luận
văn còn hạn chế nên chúng tôi chỉ xin giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa bàn
các tỉnh miền Bắc Việt Nam (chủ yếu là tỉnh Lào Cai, Hà Giang) và các tỉnh
miền Tây Nam Trung Quốc (chủ yếu là tỉnh Qúy Châu), vì đây là hai địa bàn tập
trung tương đối nhiều người Bố Y sinh sống, có sự gần gũi cả về mặt địa lý tự
-5-


nhiên lẫn phong tục tập quán, các chính sách của chính phủ hai nước dành cho
cộng đồng các cư dân dân tộc thiểu số (trong đó có dân tộc Bố Y) cũng có rất

nhiều giá trị tương đồng đáng nghiên cứu, tìm hiểu.
4.2.3. Phạm vi vấn đề
Luận văn đi từ việc giới thiệu tổng quan điều kiện tự nhiên, các đặc trưng
văn hóa cơ bản của dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung Quốc, trên cơ sở đó tiến
hành đánh giá sự giống và khác nhau về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của người Bố Y như văn hóa ẩm thực, văn hóa mặc, văn hóa ở, tín ngưỡng, tôn
giáo và phong tục tập quán.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên cách tiếp cận khu vực học, liên ngành,
với các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
5.1. Phương pháp Lịch sử
Thu thập, tổng hợp tài liệu lịch sử liên quan tới dân tộc Bố Y ở cả Việt
Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử: thời kỳ Bắc thuộc; thời tự chủ; thời
Pháp thuộc; kháng chiến chống Mỹ và thời hiện đại…
5.2. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
Trên cơ sở những kết quả thu thập và nghiên cứu được qua các công trình
nghiên cứu đã được xuất bản, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn,
ghi âm, chụp ảnh,… một số cộng đồng cư dân của dân tộc Bố Y ở Việt Nam và
Trung Quốc nhằm thu thập tài liệu, đối chiếu, kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của
những kết quả nghiên cứu qua sách, tạp chí, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành
so sánh, đối chiếu và thực hiện đề tài.
5.3. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để rút ra được những điểm giống
và khác nhau về các đặc trưng văn hóa của dân tộc Bố Y ở Việt Nam và Trung
Quốc. Sự so sánh được thể hiện cụ thể qua các tài liệu tham khảo, số liệu, bảng
điều tra, biểu đồ,... chính xác, cụ thể với dẫn chứng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
-6-


6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành ba chương chính sau đây:
- Chương 1: Tổng quan về người Bố Y
- Chương 2: Văn hóa của người Bố Y ở Việt Nam
- Chương 3: So sánh văn hóa của người Bố Y ở Việt Nam và ở Trung Quốc
- Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp

-7-


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BỐ Y

1.1. Về khu vực cư trú và người Bố Y ở Việt Nam
1.1.1. Về khu vực cư trú
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ3 có vị trí địa lý khá đặc biệt, phía Bắc
giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào, phía Nam giáp đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Đông
giáp Vịnh Bắc Bộ. Vị trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng cư
dân các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam có điều kiện giao lưu, tiếp xúc
với cư dân các dân tộc ở Nam Trung Quốc, Đông Bắc Lào; với người Việt/ Kinh
ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thêm nữa, Chính phủ Việt Nam cũng
ngày càng chú trọng phát triển đầu tư, nâng cấp, cải tạo mạng lưới giao thông
vận tải, vì vậy ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thông thương
của cư dân khu vực này với cư dân các vùng khác trong cả nước, đặc biệt trong
việc thúc đẩy, phát triển các khu kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt – Trung,
nhằm nâng cao đời sống của cộng đồng cư dân khu vực biên giới.
1.1.1.2. Địa hình
Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam là vùng lãnh thổ có diện

tích lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6%
diện tích cả nước, trong đó địa hình chủ yếu là sơn địa và bán sơn địa.
Các tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam đều có đặc
điểm chung là địa hình cao, phức tạp, bị chia cắt nhiều nhất và hiểm trở nhất Việt
Nam. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên
2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
1.1.1.3. Khí hậu
3

Phụ lục 1 - Bản đồ địa lý các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

-8-


Khí hậu đặc trưng của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam là
khí hậu nhiệt đới gió mùa, các tỉnh vùng núi phía Bắc đều có bốn mùa khí hậu rõ
rệt và chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu phương Bắc (Trung Quốc). Tuy nhiên,
khí hậu gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió Tây Nam nóng khô, mưa
nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết
có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho
sản xuất và sinh hoạt. Nhiều nơi khí hậu khắc nghiệt còn gây nhiều thiệt hại cho
cư dân, điển hình như khí hậu Lào Cai vào mùa đông, một số nơi nhiệt độ xuống
thấp dưới 0o, có tuyết rơi, khiến nhiều gia súc, gia cầm chết cóng, đời sống cư
dân biên giới càng khó khăn.
1.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Vùng trung du miền núi phía Bắc có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng. Đặc biệt, do phần lớn địa hình là đồi núi, nhiều rừng và cây cối, cộng thêm
nguồn trữ lượng khoáng sản dồi dào, nhiều bậc nhất trong cả nước, nên nơi đây
có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
1.1.1.5. Tài nguyên nước

Vùng biên giới phía Bắc Việt Nam có nhiều sông lớn, nhỏ chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, như: Sông Hồng, sông
Đà, sông Lô, sông Chảy, sông Gâm... Lượng nước của các sông, suối ở khu vực
này về cơ bản là phong phú, nhưng cũng dao động theo mùa rõ rệt. Mùa mưa lũ
do mưa lớn, địa hình lưu vực có khả năng tốc độ dòng chảy nhanh, mức nước
sông dâng cao, dòng sông chảy xiết, lòng sông mở rộng, gây ra nhiều lũ lụt, gây
thiệt hại cho sản xuất và đời sống cư dân. Về mùa khô có đặc điểm là mực nước
sông hạ thấp, lòng sông thu hẹp lại, đi lại dễ dàng.
Nhìn chung, các song, suối của vùng trung du và miền núi phía Bắc có trữ
năng thủy điện khá lớn, việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự
phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở
nguồn điện dồi dào với giá thành thấp.
-9-


1.1.1.6. Tài nguyên đất
Theo tài liệu địa chất và khoáng sản ở miền Bắc Việt Nam nói chung,
vùng biên giới Việt – Trung nói riêng, các loại đất chủ yếu như đất feralit, đất
phù sa chiếm diện lớn trong vùng và phân bố hầu hết ở các tỉnh từ Lai Châu đến
Quảng Ninh, vì tỉnh nào cũng có nhiều sông, suối tạo nên những thung lũng lớn
nhỏ khác nhau ở chân núi, ven sông suối. Hàng năm được đất phù sa bồi đắp nên
tạo thuận lợi cho việc canh tác trồng lúa nước, các loại hoa màu và cây ăn quả
quanh năm bốn mùa.
1.1.1.7. Tài nguyên rừng (động, thực vật)
Các tỉnh vùng biên giới phía Bắc được thiên nhiên ưu đãi nên có nguồn tài
nguyên núi rừng khá phong phú và đa dạng. Hàng năm cung cấp cho đồng bào
địa phương và nhân dân cả nước các loại lâm thổ sản, các loại động vật có giá
trị cao về mặt kinh tế: Các loại gỗ quý (nghiến, lát, đinh, de, táu, sến, lim, gụ...),
các loại cây phục vụ công nghiệp nhẹ và dân dụng (tre, nứa, bương, mai, trúc,
vầu,…), các loại gỗ tạp, các cây có dầu (trẩu, hồi, sở,...), cây có nhựa (thông,

cánh kiến,...), cây có bột (củ mài, củ nâu, sắn dây, sắn rừng...); các loại cây làm
thuốc bổ chữa được nhiều loại bệnh theo phương pháp Đông y cổ truyền (nhân
sâm, hà thủ ô, ba kích,...).
Đáng chú ý là giới thực vật của rừng vùng biên giới phía Bắc Việt Nam có
quan hệ nhiều với giới thực vật ở phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. Trong
rừng, nhất là rừng Tây Bắc có nhiều họ giống các loại thực vật, đặc trưng cho hệ
thực vật gió mùa nhiệt đới.
Núi rừng biên giới phía Bắc Việt Nam kể từ thời cổ đại cho đến ngày nay,
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cộng đồng cư dân các dân tộc nơi đây được
thừa hưởng những sản vật tự nhiên ban tặng để phục vụ đời sống hàng ngày,
đồng thời phát triển kinh tế rừng, đem các sản vật miền núi trao đổi, mua bán với
miền xuôi, đô thị. Nhưng những năm gần đây rừng bị phá nhiều do nhiều nguyên
nhân khác nhau, nên chỉ còn ở những vùng hẻo lánh, còn tồn tại nhiều động thực
- 10 -


vật, nhưng ngày càng ít đi không được như trước đây, gây ra nhiều hậu quả về
môi trường cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống lao động, sản xuất
của cư dân vùng biên.
Về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào
Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc
Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, dưới đây tác giả xin giới thiệu cụ
thể vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của hai tỉnh Hà Giang và Lào Cai, nơi tập
trung chủ yếu người Bố Y ở Việt Nam.

4

Tỉnh Lào Cai5:
Về vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam,

diện tích tự nhiên 6.383,89km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện
tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước); phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía
Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Bắc giáp tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Về địa hình, khí hậu: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn,
mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi
cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các
vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy
Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt
tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó khí hậu điển hình là nhiệt đới
gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa, bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp
nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian.
Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc
4

Phụ lục 2 và Phụ lục 3: Bản đồ tỉnh Lào Cai và Bản đồ tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

5

/>
- 11 -


xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00 C và có tuyết
rơi).
Về tài nguyên thiên nhiên: Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các
loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các
vùng khác không có được như: Hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh. Thổ
nhưỡng: Đất có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, 30 loại đất, phù
hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

Tỉnh Hà Giang6: Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.
Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam
giáp tỉnh Tuyên Quang và phía Bắc giáp Trung Quốc. Hà Giang có diện tích tự
nhiên là 7.884,37 km2. Tính đến nay Hà Giang có 1 thành phố, 10 huyện, 5
phường, 13 thị trấn và 177 xã.
Về dân số, theo điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số toàn tỉnh là
724.537 người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người.
Về địa hình, nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt
Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung
bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn
núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2
nhưng lại có tới 49 ngọn núi cao từ 500 - 2.500 m.
Về khí hậu, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu
Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên
Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc,
nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C
- 23,90C. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và
kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

6

/>
- 12 -


Về tài nguyên thiên nhiên, các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông
Hồng, nơi đây có mật độ sông - suối tương đối dày đặc. Hầu hết các sông có độ
nông sâu không đều với độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, gây trở ngại cho việc phát
triển giao thông đường thuỷ. Trong đó sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt
nguồn từ Lưu Lung (Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực

Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn
cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm
Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên
Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của
tỉnh.
Không chỉ có trữ lượng thủy năng lớn, tài nguyên đất, tài nguyên rừng của
Hà Giang cũng vô cùng phong phú. Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất
nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có
334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại
là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm
đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây
công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Bên cạnh đó, diện tích rừng Hà Giang
tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật
quý hiếm, không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho
vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của
tỉnh.
Nguồn trữ lượng khoáng sản lớn và chưa được khai thác triệt để cũng là
tiềm năng để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của Hà Giang trong tương lai. Qua
khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản
khác nhau. Đáng chú ý có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm
lượng khoáng chất cao như Ăngtimon ở các mỏ Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt
ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra,
- 13 -


còn có nhiều khoáng sản khác như: Pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa
khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn,…
1.1.2. Về dân tộc Bố Y ở Việt Nam
1.1.2.1. Đôi nét về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam [43]

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, phân bổ dân số giữa các dân tộc rất
không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái,... nhưng
cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo, Rơ-măm, Brâu... Trong số 54
dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay
từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến và định cư tại Việt
Nam.
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (TĐTDS 2009)7,8 cung
cấp nhiều thông tin cho phép nghiên cứu các đặc trưng về nhân khẩu học cũng
như các đặc trưng kinh tế - xã hội của các dân tộc khác nhau. Theo số liệu công
bố sau cuộc tổng điều tra, số dân của các dân tộc rất khác nhau, trong đó có 6
dân tộc có trên 1 triệu người, 14 dân tộc từ 100.000 đến dưới 1 triệu người, các
dân tộc còn lại đều dưới 100.000 người, một số dân tộc chỉ có vài trăm người.
Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất với 86%, có trình độ phát triển
cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu
tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố
và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Nhìn chung, theo nhiều công trình nghiên cứu nhận định, cộng đồng 54
dân tộc anh em đang sinh sống ở Việt Nam từ ngàn đời qua tuy có những khác
biệt về nguồn gốc, nơi ở, điều kiện tự nhiên, xã hội... nhưng đều mang những
đặc trưng cơ bản sau đây:9
(1) Ðoàn kết trong lao động và trong chiến đấu: Đây là truyền thống nổi bật
7

Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009.

8

Phụ lục.6 – Danh sách các Dân tộc Việt Nam.

9


Trang tin điện từ Ủy ban dân tộc, Đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

- 14 -


nhất của các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng mấy ngàn năm lịch sử. Các
dân tộc Việt Nam dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác
nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều xác định rõ là người trong cùng một
nước, cùng một dân tộc, có vận mệnh gắn chặt với nhau. Vì vậy, 54 dân tộc anh em
luôn kề vai sát cánh, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
(2) Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau: Nhìn chung các
dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như ở một số quốc
gia khác trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của Ủy ban dân
tộc thì ở khu vực miền núi Việt Nam không có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc
cư trú. Nhiều tỉnh có trên 20 dân tộc cùng sinh sống như Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Ðồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở
lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 3-4 dân tộc cùng sinh sống,...
(3) Các dân tộc ít người ở Việt Nam chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi,
có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và cả cân bằng môi
trường sinh thái, môi trường tự nhiên với hàng trăm nghìn loài động thực vật quý
hiếm cần phải bảo tồn.
(4) Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng
đều: Do có những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội cũng
như khác biệt về phương thức lao động, sản xuất, nhìn chung các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam có nền kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống
còn nhiều khó khăn.
(5) Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân
tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng: Cùng với nền văn hoá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản

sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc
văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát
- 15 -


triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
1.1.2.2. Đôi nét về các dân tộc ở khu vực biên giới Việt – Trung
Vấn đề nguồn gốc lịch sử tộc người ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam là
vấn đề quan trọng, bởi vì nó liên quan đến nhiều mặt: Đường biên giới lãnh thổ
quốc gia, sinh hoạt kinh tế - văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng và quan hệ
quốc tế. Ở khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc, ngoài tộc người Kinh (Việt) còn
có khoảng 17 dân tộc thiểu số, đã nhiều thế kỷ qua cùng sinh sống cạnh nhau,
cùng trao đổi, giao lưu và truyền bá bản sắc, đặc trưng văn hóa của dân tộc cha
ông mình, không chỉ vậy họ lại có truyền thống đấu tranh anh dũng chống thiên
nhiên khắc nghiệt, chống giặc ngoại xâm, có ý thức tộc người và ý thức cộng
đồng quốc gia dân tộc Việt Nam từ thời cổ đại đến ngày nay.
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và dân tộc học đã căn cứ vào tiếng nói, từ vị,
văn phạm để xếp 17 dân tộc ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào các nhóm ngôn ngữ
và các ngữ hệ sau:10
Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (Ngữ hệ Thái – Kadai) có 8 dân tộc: Tày, Thái,
Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào, Lự và Giáy.
Ngữ hệ Hmông - Dao (Miêu - Dao) có 3 dân tộc: Hmông (Mèo, Miêu,…),
Dao, Pà Thẻn.
Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (Ngữ hệ Hán – Tạng) có 6 dân tộc: Hà Nhì,
La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
Do cách phát âm và phương ngữ ở từng vùng là khác nhau nên cùng một
dân tộc mà khi di cư đến những vùng khác nhau thì có thể được người dân bản

địa gọi bằng tên khác nhau. Chẳng hạn như dân tộc Bố Y, ở Hà Giang gọi là “Bố
Y” (Buyi), ở Lào Cai gọi là “Tu Dí”(Duyun)… hay như dân tộc Choang, do
phiên âm tiếng Hán (Zhuang) nên cũng hay được biết đến với tên gọi dân tộc
“Tráng”.
10

Phụ lục 7: Các dân tộc Việt Nam xếp theo nhóm ngôn ngữ.

- 16 -


Ngoài ra, cũng có trường hợp một số dân tộc ở Trung Quốc thuộc một
nhóm nhưng khi sang Việt Nam lại chia thành hai dân tộc, chẳng hạn như dân
tộc Thái chia thành dân tộc Thái và Lự; dân tộc Di chia thành hai dân tộc Lô Lô
và Phù Lá…
1.1.2.3. Về tên gọi “Bố Y”
Dân tộc Bố Y còn có tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí (Tu Dí
bắt nguồn từ “Du Yun” (都匀), có nghĩa là Đô Vân – Một phủ của tỉnh Quý
Châu, Trung Quốc), Tu Dìn, Pàu Y, Pàu Nả, Pàu Thỉn [25, tr. 37].
Từ xưa đến nay, cộng động người Bố Y vẫn thường được gọi là “Pầu Ỳ”
tức Bố Y, (tiếng Hán là “布依”), dịch hai chữ “布依” ra tiếng dân tộc là “Bố Y”.
Dân tộc Bố Y ở Việt Nam là một trong những dân tộc có dân số ít nhất
trong nhóm Tày - Thái. Họ sống xen kẽ với người Tày, Thái, Hmông, Dao nhưng
văn hóa giống người Giáy (vốn dĩ người Giáy và người Bố Y đều có chung
nguồn gốc là dân tộc Bố Y từ Trung Quốc di cư sang). Dân tộc Bố Y chia làm hai
nhóm có tên gọi khác nhau: Nhóm ở Quản Bạ (Hà Giang) có tên gọi là “Bố Y”,
nhóm cư trú ở Lào Cai mang tên là “Tu Dí”.
Như vậy, dân tộc Bố Y có nhiều tên gọi khác nhau và mỗi cái tên có một ý
nghĩa, nguồn gốc nhất định. Song tên gọi “Bố Y” vẫn là cái tên được sử dụng
phổ biến hơn cả.

1.1.2.4. Nguồn gốc của dân tộc Bố Y
Đại bộ phận các nhà nghiên cứu ngày nay đều gắn nguồn gốc lịch sử của
nhóm ngôn ngữ Tày - Thái với người Việt cổ đại. Các học giả này còn cho rằng,
trong thực tế, những tên gọi khác nhau của "Bách Việt" cho đến nay còn giữ
trong tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Choang - Đồng (một
nhóm ngôn ngữ lớn của Trung Quốc), rất có thể tên gọi tộc “Bố Y” từ đấy mà ra
(Bách Việt trong ngôn ngữ Hán đọc là "Baiyue" và "Bùyì" phát âm gần nhau).
Bố Y là tên gọi của một tộc trong khối Choang - Đồng đông đảo xưa kia [8].

- 17 -


Rất nhiều tư liệu cho biết thêm khả năng về mối quan hệ lịch sử nguồn
gốc tộc người của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái với người Việt cổ đại. Cho đến tận
ngày nay, dân tộc Bố Y vẫn bảo tồn nhiều tập quán sinh hoạt và đặc trưng văn
hóa của người Lạc Việt cổ và họ vẫn tự xưng là “Lặc Dã” gần âm với “Lạc
Việt” (phiên âm tiếng Hán là “Lè Yuè”).
Người Bố Y ở Việt Nam có nguồn gốc từ vùng Quý Châu, Trung Quốc di
cư sang. Sau cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Thanh không thành, triều đình nhà
Thanh liên tiếp cho quân đi đánh dẹp, rất nhiều tộc người đã phải rời bỏ quê
hương đi lánh nạn ở các vùng đất khác. Một số khác di cư đến huyện Mã Quan,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sinh sống. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
người Bố Y mới di cư từ tỉnh Quý Châu sang một số tỉnh phía Bắc Việt Nam,
đặc biệt chủ yếu tập trung ở Lào Cai (thường được gọi là Tu Dí), ở Hà Giang và
một số ít ở Tuyên Quang, Bắc Kạn (thường được gọi là “Bố Y”).
1.1.2.5. Dân số và ngôn ngữ
a/ Dân số [3, tr. 134-225]:
Ở Việt Nam, dân tộc Bố Y cư trú tại 14/63 tỉnh thành phố, tính đến nay có
khoảng 1800 người, chủ yếu tập trung tại các tỉnh:
(1) Lào Cai: ~1.398 người, chiếm 61,5%;

(2) Hà Giang: ~808 người, chiếm 35,5%;
(3) Yên Bái: ~19 người;
(4) Tuyên Quang: ~18 người.
Cũng cần phải nói qua rằng, nếu theo nguồn gốc và phân loại của dân tộc
Bố Y tại Việt Nam như đã giới thiệu ở trên, thì người Bố Y khi di cư sang Việt
Nam chia thành 2 dân tộc là dân tộc Bố Y và dân tộc Giáy. Đáng chú ý là nếu
như dân tộc Bố Y chiếm số lượng rất nhỏ so với các dân tộc khác thì dân tộc
Giáy lại chiếm số lượng khá lớn, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người, cư trú tại 39/63 tỉnh, thành phố,
tập trung tại các tỉnh Lào Cai (28.606 người, chiếm 48,8% tổng số người Bố Y
- 18 -


×