Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phương Pháp 6 Chiếc Mũ Tư Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.51 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY
METHOD OF SIXTHINKING HATS
1.
-

Tiều sử người sáng lập 6 chiếc mũ tư duy:
Dr. Edward de Bono
M.D., Ph.D., (triết học , y khoa & tâm lý học), Rhodes scholar.
Nhà tư vấn có tiếng trên thế giới cho các doanh nghiệp, chính phủ .
Tác giả của hơn 70 cuốn sách được dịch ra 40 thứ tiếng
Tác giả của Six Thinking Hats, Lateral Thinking, Direct Attention Thinking
Tools, Course in Creativity, Focus on Facilitation, Simplicity and Six Value

2.

Medals.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy được E. de Bono công bố năm 1985.
Khái niệm
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là cách thức nhằm giúp chủ thể sáng tạo có
được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều
so với một người thông thường nhìn nhận và đánh giá. Phương pháp này là
cách thức đẩy ra một “ khuôn mẫu” cho sự suy nghĩ và có thể kết hợp thành

3.
-

-


4.
-



lối suy nghĩ định hướng cho mỗi cá nhân.
Cơ sở xây dựng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
Con người thường suy nghĩ cùng một lúc nhiều suy nghĩ , gây nên sự phức
tạp, khó khăn và lầm lẫn. Vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết
một vấn đề .
Vì lí do nêu trên E.de Bone đặt vấn đề cần tách ra các kiểu suy nghĩ khác
nhau ( trong mỗi một khoảng thời gian người ta chỉ suy nghĩ theo 1 kiểu
nhất định).
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy ra đời.
Đặc điểm
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy đòi hỏi các cá nhân phải luôn nới rộng cách
suy nghĩ của mình trong đường hướng đã chọn.
Các cá nhân sẽ bộc lộ chính mình và chọn chiếc mũ tương ứng hay chọn
chiếc mũ theo hướng mình muốn, mình có…Mỗi một chiếc mũ tượng trưng
cho một dạng thức duy nhất của suy nghĩ.


-

5.

Các ý kiến trong phương pháp không có một sức nặng đến mức thống trị hay
quản lí tuyệt đối.
Không nhất thiết một chiếc nón phải thuộc về một cá nhân có hành vi hay
thói quan tương thích với nó vì chiếc nón nào sẽ chỉ có giá trị định hướng
suy nghĩ khi thành viên đó dùng nó để đội lên đầu mà thôi.
Đội vào, tháo ra khi thay đổi cách nghĩ.
Sáu chiếc mũ tượng trưng cho sáu cách nhìn nhận vấn đề.
Một màu mũ tương ứng với một cách nhìn từ một góc độ.

Khi làm việc nhóm thì mọi người cùng mang cùng 1 màu mũ.
Thay đổi màu nón đồng nghĩa với việc phải thay đổi cách tư duy.
Đặc điểm màu sắc của sáu chiếc mũ tư duy

Theo E. de Bono, có thể chia suy nghĩ nói chung thành sáu kiểu suy nghĩ tương
ứng với sáu màu của chiếc nón.
-

Chiếc nón màu trắng: Suy nghĩ dựa trên tài liệu, thông tin có được từ đó tìm
ra lỗ hổng kiến thức bạn còn thiếu, trau dồi thêm => lưu ý đưa ra quyết định.
Suy nghĩ trung lập và khách quan, để thu thập các thông tin các loại mà chưa

-

có sự phán xét, đánh giá.
Chiếc nón màu đỏ: suy nghĩ bị chi phối bởi cảm xúc , tình cảm, mang tính

-

chủ quan , kể cả linh tính, trực giác.
Chiếc nón màu đen: Nhìn đến điểm tiêu cực của quyết định , đây là bước tư
duy quan trọng vì nó nhấn mạnh điểm yếu của kế hoạch, giúp giảm rủi ro, từ
đó đưa ra biện pháp loại trừ phản ứng tiêu cực. Suy nghĩ chuyên phát hiện,

-

đánh giá các khuyết điểm, nhược điểm.
Chiếc nón màu vàng: Dùng đến chiến thuật suy nghĩ lạc quan từ đó thấy hết
lợi thế của quyết định, giúp bạn tiếp bước mỗi khi nản chí.Suy nghĩ thiên về


-

phát hiện, đánh giá các ưu điểm.
Chiếc nón màu xanh lá: Nghĩ cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, đưa
ra giải pháp từ những cách người khác chưa nghĩ ra, thỏa sức sáng tạo và
tưởng tượng. Suy nghĩ sáng tạo, tập trung vào việc phát ý tưởng mới, các
khả năng chọn lựa.


-

Chiếc nón màu xanh dương: Tượng trưng cho quyền kiểm soát và điều phối
các nón khác, giúp các nón khác phối hợp ăn ý, cân bằng sự đóng góp các
nón khác. Suy nghĩ kiểm soát, điều khiển, tổ chức, xắp xếp các kiểu suy nghĩ

6.

khác.
Vai trò
Nếu làm viêc tập thể, cách suy nghĩ lần lượt theo từng kiểu giúp cả tập thể
cùng nhìn, suy nghĩ về một hướng vì trong cùng một thời gian mọi người
đều cùng một kiểu suy nghĩ ( tư duy song song ) chứ không phải là quay
sang tranh luận với nhau. Điều này giúp khai khác những gì tốt nhất của mỗi
cá nhân, phát huy sức mạnh của tập thể, dễ tạo được sự nhất trí, đồng thuận

7.
-

và tiết kiệm thời gian.
Lợi ích

Tăng khả năng khám phá ( hiệu quả sáng tạo tăng từ 300%-500%, tận dụng
được kinh nghiệm, tư duy của mọi người).
Tiết kiệm thời gian.
Giảm thiểu được các lỗi mắc phải do suy nghĩ chủ quan
Khuyến khích tư duy và tâm lí sáng tạo.
Giúp ta sáng tạo trong suy nghĩ và trong quyết định.
Bắt buộc sự cộng tác tư duy của các thành viên trong nhóm.



×