Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ tài CHÍNH dự án NPV , IRR, PBP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.05 KB, 15 trang )

Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


ĐỀ TÀI:

CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NPV, IRR, PBP

Trang 1


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................2
..............................................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................5
1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................................................................................5
1.1 Khái niệm...................................................................................................................5
1.2 Phân loại dự án đầu tư................................................................................................6
1.3 Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư ..........................................................................6
2.CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH......7
2.1 Hiện giá ròng (NPV- Net Present Value)..................................................................7
2.1.1.Định nghĩa:..........................................................................................................7
2.1.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp:.....................................................................8
2.1.4 Áp dụng NPV để ra quyết định dự án:................................................................8
2.2 Suất sinh lời nội bộ (IRR):.........................................................................................9


2.2.1. Định nghĩa:.........................................................................................................9
2.2.2. Cách tính:...........................................................................................................9
2.2.4 Áp dụng IRR để ra quyết định dự án................................................................10
2.2.5 Ví dụ..................................................................................................................10
2.3Thời gian hoàn vốn (PBP- Payback Period).............................................................12
2.3.1. Khái niệm........................................................................................................12
2.3.2 Cách tính..........................................................................................................12
3. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ
ÁN:.....................................................................................................................................14
4. KẾT LUẬN....................................................................................................................15

Trang 2


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp _ TS. Nguyễn Minh Kiều.
2. Tailieu.vn.

Trang 3


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Trang 4


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT


LỜI MỞ ĐẦU
Bản chất của các dự án đầu tư là lợi ích và chi phí của chúng thường xảy ra
vào các giai đoạn khác nhau. Bởi vì một số tiền có được ở hiện tại được xem là có
giá trị cao hơn cùng một số tiền như vậy nhận được ở tương lai. Sở dĩ giá trị lớn
hơn được đặt vào có lợi ích và chi phí hiện tại hơn là tương lai là bởi vì tiền có
được bây giờ cho phép sử dụng để đầu tư có lãi hay tiêu dùng trong khoảng thời
gian giữa hiện tại và tương lai.
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được dùng để đánh giá kết quả dự kiến của
các dự án đầu tư. Nhưng tóm lại, có ba tiêu chuẩn chính, bao gồm: hiện giá ròng
(NPV), suất sinh lời nội bộ (IRR) và thời gian hoàn vốn (PBP).

1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dự án đầu tư, theo định nghĩa của Luật đầu tư 2005, là tập hợp các đề xuất
bỏ vốn trung hạn và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ
thể, trong khoảng thời gian xác định. Nói một cách khác, dự án đầu tư là tập hợp
các ý tưởng kinh doanh của một chủ thể. Tập hợp các ý tưởng kinh doanh đó, cũng
theo luật đầu tư, phải được đăng ký hoặc thẩm tra trước khi triển khai thực hiện.
Khi thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra được hoàn thành, chủ thể của các ý tưởng kinh
doanh chính thức được xác lập một tư cách: Nhà đầu tư.
Trang 5


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

1.2 Phân loại dự án đầu tư.
* Dựa vào mục đích, các dự án đầu tư vốn có thể được phân loại thành:

• Dự án đầu tư mới tài sản cố định.
• Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm
chi phí.
• Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị
trường mới.
• Dự án an toàn lao động và/hoặc bảo vệ môi trường.
• Dự án khác
* Dựa vào mối quan hệ giữa các dự án, các dự án đầu tư vốn có thể được
phân loại thành:
• Dự án độc lập, là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án không ảnh
hưởng gì đến những dự án khác đang được xem xét.
• Dự án phụ thuộc, là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án phụ thuộc
vào việc chấp nhận hay bác bỏ một dự án khác.
• Dự án loại trừ nhau, là những dự án không thể được chấp nhận đồng thời,
nghĩa là chỉ được chọn một trong số những dự án đó mà thôi.
1.3 Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư .
Khi phân tích xem có nên đầu tư vào một dự án hay không người ta không
chỉ xem xét đến mục đích mà còn đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Cơ sở
để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư là dòng tiền tăng thêm của công ty
khi có dự án so với dòng tiền của công ty khi không có dự án và suất chiết khấu
hợp lý, dựa vào đó để quy đổi dòng tiền ở những thời điểm khác nhau về cùng một
mốc so sánh.
Các phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư: dựa vào
các tiêu chuẩn quyết định dự án đầu tư. Các tiêu chuẩn quyết định dự án đầu tư là
căn cứ dựa vào đó ban quản lý công ty có thể đưa ra quyết định chấp nhận hay từ
chối đầu tư dự án.
Trang 6


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT


2.CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH.
2.1 Hiện giá ròng (NPV- Net Present Value).
2.1.1.Định nghĩa:
Hiện giá ròng NPV là tổng hiện giá dòng tiền ròng của dự án với suất chiết
khấu thích hợp.
2.1.2. Cách tính.

n NCFt
NPV= ∑
t=0 (1+r)t
Trong đó:
- NCFt : dòng tiền năm t.
-r
: suất chiết khấu dự án.
-n
: tuổi thọ của dự án.
Nhận xét:
 Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án
đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được giá trị cho công ty.
 NPV > 0 : dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (suất
sinh lời cao hơn suất chiết khấu).
 NPV = 0 : dự án có suất sinh lời bằng chi phí cơ hội của vốn (suất
sinh lời bằng suất chiết khấu).
 NPV < 0 : dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn
(suất sinh lời thấp hơn suất chiết khấu).
Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoặc bằng
0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại
lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư. Như đã chỉ ra trong công thức,

NPV bao gồm hai phần: (1) chi phí bỏ ra đầu tư dự án thường kí hiệu là
CF0 và (2) tổng lợi ích thu được từ dự án bằng tổng hiện giá của CF t với
t=1,2,…,n. Một dự án có NPV>0 có nghĩa là dự án đó có tổng lợi ích
bằng tiền quy về hiện giá lơn hơn tổng chi phí bỏ ra đầu tư dự án. Môt
dự án như vậy rõ rang là đáng để đầu tư. Ngược lại, nếu dự án có
NPV<0 có nghĩa tổng lợi ích bằng tiền thu được từ dự án sau khi quy về
hiện giá nhỏ hơn tổng chi phí bỏ ra để đầu tư dự án. Một dự án như vậy
rõ ràng là không đáng để đầu tư vì nó không tạo ra được giá trị cho công
ty.

Trang 7


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

2.1.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp:
a) Ưu điểm:

Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị thời gian.

NPV chỉ dựa trện duy nhất 2 dữ kiện: dòng tiền được dự đoán
từ dự án và chi phí cơ hội của đồng vốn, không phụ thuộc vào
chủ quan của nhà quản lý.

Đơn giản và có tính chất cộng:
NPV(A+B) = NPV(A) +NPV(B)

Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khác nhau.
b) Nhược điểm:


Việc tính toán phụ thuộc vào suất chiết khấu, do đó phải xác
định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng chỉ tiêu này.

Các dự án không đồng nhất về thời gian.

Xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn dự án khi nguồn vốn
doanh nghiệp bị giới hạn.
2.1.4 Áp dụng NPV để ra quyết định dự án:

Bác bỏ dự án khi NPV < 0

Khi phải lựa chọn một trong nhiều dự án ta lựa chọn dự án có
NPV cao nhất.

Khi ngân sách bị hạn chế ta chọn tổ hợp dự án có tổng NPV
cao nhất.
Tóm lại: Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì
nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty.
Ví dụ:
Một công ty đang cân nhắc một dự án đầu tư vốn có các dòng tiền ước tính cho
giai đoạn 4 năm như sau:
Năm

Dòng tiền (đôla)

0 (năm hiện tại)

-100.000

1


160.000

2

90.000

3

20.000

4

30.000

Trang 8


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Chi phí vốn của công ty là 15 %. Hãy tính NPV của dự án này và đánh giá xem
dự án này có nên thực hiện hay không?
Bài giải:
Lưu ý: Hệ số chiết khấu cho bất kỳ dòng tiền nào trong năm 0 (năm hiện tại)
luôn = 1, cho dù chi phí vốn là bao nhiêu.
Áp dụng công thức

n NCFt

t=0 (1+r)t


NPV=
Với r=15%.
Năm
0
1
2
3
4

Dòng tiền ròng (NCF)
Hiện giá ròng (NPV)
-100.000
-100.000
160.000
139.200
90.000
68.040
20.000
13.160
30.000
17.160
Tổng
137.560
Dựa trên tiêu chí quyết định đầu tư, chúng ta chấp nhận dự án trên với NPV
dương bằng 137.560 đôla. Đây là một dự án tốt.
2.2 Suất sinh lời nội bộ (IRR):
2.2.1. Định nghĩa:
Là chiết khấu để NPV của dự án bằng 0.
2.2.2. Cách tính:

n

NCFt

NPV = ∑
t=0

=0
(1+IRR)

t

Bên cạnh đó, có thể dùng phương pháp nội suy tuyến tính để tìm IRR (tính
gần đúng).
Bước 1: Chọn lãi suất r bất kỳ (r là số chẵn) và gọi là r1.
Dùng r1 để tính NPV của dự án và gọi là NPV1
Trang 9


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Bước 2: Chọn mức lãi suất r2 ( nguyên) bất kì theo nguyên tắc sau:
Nếu NPV1 >0 thì chọn r2> r1 => thì tính NPV2 ứng với r2 để NPV2 <0.
Nếu NPV1 <0 thì chọn r2< r1 => thì tính NPV2 ứng với r2 để NPV2 >0.
Bước 3: Nội suy để xác định IRR theo công thức:

IRR= r1+ (r2- r1)*
Suất sinh lời nội bộ IRR, chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì
vậy, một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc
cao hơn suất sinh lời yêu cầu ( suất chiết khấu ).

Như đã chỉ ra bởi công thức, IRR là suất chiết khấu ở đó NPV=0. Như vậy,
nếu IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì ở suất chiết khấu bằng chi phí sử dụng
vốn NPV sẽ lớn hơn 0. Nói cách khác đi, tín hiệu IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn
cũng đồng nghĩa với NPV lớn hơn 0. Do đó, chúng ta chấp nhận dự án có NPV>0
tức là chấp nhận dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn và ngược lại.
2.2.3 Ưu, nhược điểm:
a) Ưu điểm:
 Thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh
lời dưới dạng %.
 Tiêu chuẩn IRR ghi nhận tiền tệ có giá trị thời gian.
 Tính đến toàn bộ dòng tiền.
b) Nhược điểm:
 Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi dòng tiền của một dự án đổi dấu
nhiều lần, dự án có khả năng có nhiều IRR sẽ không biết chọn IRR
nào.
2.2.4 Áp dụng IRR để ra quyết định dự án.
IRR chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy dự án được chấp
nhận khi và chỉ khi IRR ≥ suất chiết khấu ( Vì nếu IRR ≥ suất chiết khấu thì
NPV>0) .
2.2.5 Ví dụ.
Một công ty đang cân nhắc xem có nên mua một máy móc trị giá 100.000
đôla, máy này có thể giúp tiết kiệm chi phí 25.000 đôla mỗi năm trong vòng 5
năm và máy này có giá trị còn lại là 15.000 đôla vào cuối năm thứ 5. Chính sách
của công ty là công ty chỉ thực hiện dự án khi dự án đó phát sinh khoản lợi nhuận
đã chiết khấu dòng tiền cao hơn 10%. Hãy quyết định xem dự án đó có nên thực
hiện hay không?
Bài giải:
Bước 1: Tính NPV sử dụng chi phí vốn của công ty là 10 %
Trang 10



Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Năm

Dòng tiền mặt
(đôla)

Hệ số PV 10 %

PV của dòng tiền
(đôla)

0

-100.000

1.000

-100.000

1-5

25.000

3.791

94.775

5


15.000

0.621

9.315
NPV = 4.090

Bước 2: Tính NPV thứ hai sử dụng tỉ suất lớn hơn tỉ suất thứ nhất vì tỉ suất thứ
nhất đã cho kết quả dương.
Giả sử tỷ suất thứ hai là 12 %
Năm

Dòng tiền
(đôla)

Hệ số PV 12 %

PV của dòng tiền
(đôla)

0

-100.000

1.000

-100.000

1-5


25.000

3.605

90.125

5

15.000

0.567

8.505
NPV = 1.370

Kết quả này gần bằng với 0 và là số âm, nhưng chúng ta vẫn chưa có được số
liệu mà chúng ta đang tìm - nằm ở khoảng giữa 2 tỉ lệ này.
Bước 3: Sử dụng hai giá trị này để lắp vào công thức
Thay các giá trị trên vào công thức, chúng ta có:
IRR = 10 + {[4.090/4.090 + 1.370] (12 - 10)} %
= 10 +4.090/5.460 x 2/100
IRR = 10.10 %
Dự án này nên được chấp nhận.

Trang 11


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT


2.3Thời gian hoàn vốn (PBP- Payback Period).
2.3.1. Khái niệm.
Thời gian hòa vốn là thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi
phí đầu tư ban đầu. Xét theo tiêu chuẩn đánh giá thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn
càng ngắn thì dự án đầu tư càng tốt.
Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hòa vốn là thời gian
hòa vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hòa vốn yêu cầu hay còn gọi là
ngưỡng thời gian hoàn vốn.
Nói một cách dể hiểu thời gian hòa vốn là khoảng thời gian cần thiết để làm
cho tổng tích lũy các dòng tiền vào được mong đợi của dự án bằng với số vốn đầu
tư ban đầu.
Phân loại:
-

Thời gian hoàn vốn không chiết khấu.

-

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

2.3.2 Cách tính
a, Thời gian hoàn vốn không chiết khấu
n
∑ NCFt
t=0
PBP = n +
NCFn+1
Trong đó:
-n: số năm dòng tiền tích lũy dự án < 0.
-Năm n+1: dòng tiền tích lũy dự án > 0.

Tức là :

n
∑ NCFt < 0
t=0
n+1

∑ NCFt > 0
t=0

Trang 12


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Ví dụ:
Thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng tiền như sau:
Năm
NCF

0
-500

1
200

2
200

3

200

4
250

-500+ 200+ 200
Thời gian hoàn vốn = 2+

= 2.5 (Năm)
200

* Ưu và nhược điểm của thời gian hòa vốn không chiết khấu:
 Ưu điểm:
Đơn giản, thể hiện tính thanh khoản và rủi ro của dự án.
 Nhược điểm:
Không xem xét dòng tiền sau thời gian hoàn vốn và không quan tâm
đến giá trị dòng tiền theo thời gian.
b, Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
Tính toán giống như thời gian hoàn vốn không chiết khấu nhưng dựa trên dòng
tiền có chiết khấu.
Ví dụ:
Cũng ví dụ trên nhưng giả sử tỷ suất chiết khấu là 12%.
Năm
NCF
Tỷ suất chiết
khấu=12%

0
-500
-500


1
200
178,57

2
200
159,44

3
200
142,36

4
250
158,88

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
-500+178,57+159,44+142,36
PBP = 3 +

= 3,12 (năm)
158,88

Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án bị bác bỏ.

* Ưu và nhược điểm của thời gian hòa vốn có chiết khấu.
Trang 13



Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT

Ưu điểm:
 Cho nhà đầu tư biết được thời gian thu hồi vốn thực sự của dự án (có
tính đến yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian).
Nhược điểm:
 Tất cả các dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn sẽ bị bỏ qua
hoàn toàn.
 Một dự án có thời gian thu hồi vốn có chiết khấu ngắn hơn của một
dự án khác nhưng không có nghĩa là có NPV lớn hơn.
* Nhận xét với PBP:
 Tất cả dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị bỏ qua
hoàn toàn.
 PBP giúp quản lý yếu tố rủi ro khi thẩm dịnh dự án.
 Tiêu chuẩn thu hồi vốn nên được kết hợp với tiêu chuẩn khác như
NPV, IRR khi thẩm định dự án.
3. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU
TƯ DỰ ÁN:
Bảng 3.1: Tóm tắt các chỉ tiêu và quyết định
Dự án
Độc lập

Loại chỉ tiêu
Thời gian hoàn vốn

Quyết định
- Chấp nhận nếu nhỏ hơn thời gian

(PBP)


hoàn vốn yêu cầu.
- Từ chối nếu lớn hơn thời gian hoàn

Tỷ suất sinh lời nội bộ

vốn yêu cầu.
- Chấp nhận nếu IRR > suất sinh lợi

(IRR)

yêu cầu.
- Từ chối nếu IRR < suất sinh lợi yêu

Giá trị hiện tại ròng

cầu.
- Chấp nhận nếu NPV > 0.

(NPV)

- Từ chối nếu NPV < 0.

Thời gian hoàn vốn

- Chấp nhận dự án nào có thời gian
Trang 14


Các phương pháp TĐ hiệu quả TC DAĐT


Hai loại dự án (PBP)

hoàn vốn ngắn hơn.

khác nhau

- Từ chối dự án nào có thời gian hoàn
Tỷ suất sinh lời nội bộ

vốn dài hơn.
- Chấp nhận dự án nào có IRR lớn

(IRR)

hơn.

Giá trị hiện tại ròng

- Từ chối dự án nào có IRR nhỏ hơn.
- Chấp nhận dự án nào có NPV lớn

(NPV)

hơn.
- Từ chối dự án nào có NPV nhỏ hơn.

4. KẾT LUẬN.
Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã đưa ra bằng chứng kết luận cho thấy rằng ba
chỉ tiêu NPV, IRR, PBP thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư. Trong ba
chỉ tiêu này, chúng ta nên sử dụng kết hợp để có cái nhìn toàn diện hơn về sự khả

thi về mặt tài chính của dự án. Chẳng hạn, NPV cho chúng ta biết dự án có sinh lợi
hay không nhưng không cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao
nhiêu phần trăm. Do đó, nó phải được bổ sung bằng chỉ tiêu IRR. Thế nhưng, cả
NPV và IRR chỉ cho biết về khả năng sinh lợi chứ không cho biết bao giờ thì thu
hồi được vốn đầu tư từ dự án, cho nên cần bổ sung thêm chỉ tiêu PBP. Sự kết hợp
của cả ba chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về dự án.

Trang 15



×