Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.3 KB, 81 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một mặt các doanh nghiệp
phải thông qua các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, giá cả thị trường để có
căn cứ khách quan khi quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản
xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? mặt khác các doanh
nghiệp muốn quyết định được tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản đó còn
phải căn cứ vào các giới hạn cho phép của môi trường bên ngoài doanh
nghiệp đã xác định như môi trường chính trị, kinh tế, kỹ thuật, văn hoá,
xã hội giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chính sách chế độ và môi
trường kinh doanh nội bộ DN. Nói cách khác là DN phải căn cứ vào môi
trường vĩ mô của Nhà nước và môi trường vi mô của DN.
Trong báo cáo tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
khoá VII, Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh “Phát triển các
loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, vốn
đầu tư ít, suất sinh lời cao thời gian thu hồi vốn nhanh với phương châm
lấy ngắn nuôi dài” (Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khoá VII,
trang 8). Với đường lối đổi mới kinh tế và chủ trương phát triển nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa
mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho mục tiêu CNH - HĐH, trong
giai đoạn 1990 - 2000 DN vừa và nhỏ đã có bước phát triển đáng kể.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
triển kinh tế và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Tuy nhiên từ năm
1996 cho đến nay, do nhiều nguyên nhân các DN vừa và nhỏ Việt Nam
đã gặp nhiều khó khăn, sản xuất chững lại, sức mua và thị trường giảm



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

sút, tốc độ tăng trưởng giảm. Chính vì vậy, để tìm ra được giải pháp tối
ưu cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần thiết tìm hiểu các
yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của DN, phát hiện xem yếu
tố nào trong đó thúc đẩy, kìm hãm sự phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Qua nghiên cứu thực tế về các DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP TN
thì điều nổi bật là đều nhỏ bé về quy mô, lộn xộn trong hoạt động quản
lý kinh doanh, lạc hậu về công nghệ... Nhìn chung môi trường sản xuất
kinh doanh của các DN vừa và nhỏ trên địa bản còn nhiều bất cập. Là
một sinh viên chuyên ngành QTKD tổng hợp, tôi muốn tiếp cận vấn đề
này trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Vì lẽ đó tôi chọn đề tài
“Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển” để viết Luận văn tốt
nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề như sau:
Phần mở đầu
Chương I: Những vấn đề cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên.
Chương III: Giải pháp cải thiện một số yếu tố thuộc môi trường sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn TP TN.
Phần kết luận



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Tác giải xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS Trần
Việt Lâm người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn
này. Đồng thời tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
Trung tâm đào tạo QTKDTH, những người đã truyền đạt cho tác giả
những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trung tâm.
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức, số liệu thực tế nên Luận
văn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Tác giả kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Hà Nội ngày 26 tháng 04 năm 2001
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1. Khái niệm chung về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân
nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi hàng hoá và

dịch vụ trên thị trường để tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của
doanh nghiệp. Như vậy, khi nói tới doanh nghiệp, chúng ta cần đề cập
tới 4 vấn đề cơ bản là:
- Là một đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế,
- Có địa vị pháp lý (có tư cách pháp nhân),
- Nhiệm vụ: sản xuất, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên
thị trường,
- Mục tiêu: Tối đa hoá lợi nhuận cho chủ sở hữu tài sản của DN
thông qua đó tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng,
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có đầy đủ các đặc điểm của doanh nghiệp
nói chung nhưng để xác định được doanh nghiệp nào là doanh nghiệp
vừa và nhỏ thì có thể căn cứ vào các tiêu thức nhất định.
2. Các tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam còn nhiều bàn cãi tranh luận và
có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại quy mô
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không có tiêu thức thống nhất để
phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tất cả các nước vì điều kiện kinh


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

tế xã hội mỗi nước khác nhau và ngay trong một nước, sự phân loại cũng
khác nhau tuỳ theo từng ngành nghề, từng thời kỳ, vùng lãnh thổ.
Có hai tiêu chí phổ biến dùng để phân loại DN vừa và nhỏ: tiêu chí
định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh
nghiệp vừa và nhỏ như: Chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít,
mức độ quản lý ít phức tạp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng

bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nó
thường chỉ sử dụng làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà thường ít
được sử dụng để phân loại trong thực tế.
Nhóm tiêu chí định lượng có thể sử dụng các tiêu chí như số lao
động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
- Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao
động thường xuyên, lao động thực tế.
- Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản
(hay vốn cố định), giá trị tài sản còn lại.
- Doanh thu có thể là tổng doanh thu trong năm, tổng giá trị gia
tăng trong năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).
Trong tiêu chí định lượng có 3 quan điểm thường được sử dụng là:
2.1. Quan điểm 1
Phân loại doanh nghiệp dựa vào số lượng lao động sử dụng. Quan
điểm này gắn việc phân loại doanh nghiệp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật
của từng ngành theo yếu tố lao động: Tiêu chuẩn này được sử dụng để
phân loai các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều quốc gia. Theo tổ chức


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

APEC, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 50 lao động,
doanh nghiệp vừa có số lao động từ 49 đến 200 người. Các quốc gia có
xu hướng quy mô dân số cao thì sử dụng tiêu chuẩn số lượng lao động
lớn hơn để phân loại, xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ:
- Cộng hoà Liên bang Đức, các doanh nghiệp có dưới 9 lao động
được gọi là doanh nghiệp nhỏ, có từ 10 đến 449 lao động gọi là doanh
nghiệp vừa và trên 500 lao động là doanh nghiệp lớn.

- Trong các nước thuộc khối EC, các doanh nghiệp có dưới 9 lao
động được gọi là doanh nghiệp siêu nhỏ, có từ 10 đến 99 lao động gọi là
doanh nghiệp nhỏ, từ 100 đến 499 lao động gọi là doanh nghiệp vừa và
các doanh nghiệp có trên 500 lao động gọi là doanh nghiệp lớn.
- Australia, trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp có dưới 100 lao
động là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa có từ 100 đến 199 lao
động. Trong lĩnh vực dịch vụ thì con số là dưới 20 và từ 20 đến 199 lao
động.
- Trung Quốc, các doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động là doanh
nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp có từ 101 đến
500 lao động.
- Malaysia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có
dưới 150 lao động.
- Mexico, các doanh nghiệp có dưới 15 lao động là các doanh
nghiệp siêu nhỏ, từ 16 đến 100 lao động gọi là doanh nghiệp nhỏ. Các
doanh nghiệp có từ 101 đến 250 lao động là các doanh nghiệp vừa.
- Hàn Quốc, trong lĩnh vực sản xuất, khai thác mỏ, giao thông vận
tải, doanh nghiệp có dưới 300 lao động là doanh nghiệp vừa và nhỏ.


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Trong lĩnh vực xây dựng là dưới 200 lao động, trong lĩnh vực dịch vụ là
dưới 20 lao động.
- Liên bang Nga, doanh nghiệp có từ 1 đến 249 lao động là doanh
nghiệp nhỏ, có từ 250 đến 999 lao động là doanh nghiệp vừa.
2.2. Quan điểm 2
Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu thức số lượng lao động và

vốn, gắn với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành. Các nước theo
quan điểm này gồm Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan...
Bảng 1.1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Nhật Bản

Lao động

Vốn

Dưới 300 lao động

Dưới 100 triệu yên (1 triệu USD) cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến và khai thác

Malaysia

Dưới 50 lao động

Vốn cố định dưới 500.000 Ringgit
(khoảng 145.000 USD)

2.3. Quan điểm 3:
Phân loại doanh nghiệp dựa vào số lượng lao động, vốn và doanh
thu, theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành.


LuËn v¨n tèt nghiÖp


NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Bảng 1.2: So sánh các tiêu thức phân loại SMEs của các thành viên
tổ chức APEC
Nền kinh tế
Australia
Brunei
Trung Quốc
Đài Loan

Số lượng lao động
< 199 lao động
< 100 lao động
< 500 lao động
< 200 lao động

Hồng Kông
Indonesia
Nhật Bản

< 100 lao động

Cananda
Chile
Malaysia

Tổng tài sản

< 60 triệu tệ cho các SME < 80 triệu nhân dân tệ
trong lĩnh vực khai thác,

sản xuất và xây dựng
< 100.000 USD

< 300 lao động trong
lĩnh vực xây dựng, sản
xuất và CN nặng. <
100 lao động trong
các lĩnh vực khác
< 500 lao động

< 150 lao động trong
lĩnh vực sản xuất
< 250 lao động
< 50 lao động

Doanh thu

< 500.000 USD

< 20 triệu CND $
< 1,5tr USD đối với các
DN vừa
< 25tr Ringgit (RM) trong
lĩnh vực sản xuất

Mexico
New Zealand
Peni
< 17 triệu USD
Philippines

< 199 lao động
< 60 triệu D
Papua
New < 200 lao động
Guinea
Hàn Quốc
< 300 lao động trong 20 ÷ 80 tr won cho các
lĩnh vực sản xuất và SME trong lĩnh vực sản
công nghiệp nặng
xuất
Liên bang Nga < 999 lao động
Hoa Kỳ
< 500 lao động
< 5 tr USD trong lĩnh
vực phi sản xuát

Nguồn: Bản sơ lược về các DN vừa và nhỏ của APEC (Uỷ ban
Kinh tế - 1998)


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Mặc dù, các quốc gia đều dựa vào 3 tiêu thức chủ yếu là số lượng
lao động, vốn và doanh thu để đánh giá, phân loại doanh nghiệp, nhưng
các tiêu chuẩn đó lại phụ thuộc vào sự khác nhau trong mỗi quốc gia về
quy mô dân số, sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn, doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Hoa Kỳ hoặc Canada có thể là doanh nghiệp lớn ở các
nước đang phát triển như ở Việt Nam.

Ở Việt Nam đưa ra các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ để xác định thế
nào là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì có nhiều quan điểm rất
khác nhau về các đối tượng các chủ thể kinh doanh nào được coi là
thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đã có một số tiêu chí xác
định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Một số tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng ở Việt Nam
Cơ quan tổ chức đưa ra tiêu chí

Vốn

Ngân hàng Công Thương Việt
Nam

Vốn cố định dưới 10 tỷ
đồng

Doanh thu

Lao động

Dưới
20
đồng/tháng

tỷ

Dưới 500 người

Dưới

1
đồng/năm

tỷ

Dưới 100 người

Vốn lưu động dưới 8 tỷ
đồng
Liên bộ Lao động và Tài chính

Vốn pháp định dưới 1 tỷ
đồng

Dự án VIE/US/95/004 (hỗ trợ
DN V&N của UNIDO ở Việt
Nam)
- Doanh nghiệp nhỏ

Vốn đăng ký dưới 0,1
triệu USD

Dưới 30 người

- Doanh nghiệp vừa

Vốn đăng ký dưới 0,4
triệu USD

Từ 30 đến 200

người

Quỹ hỗ trợ DN vừa và nhỏ Vốn điều lệ từ 50.000(chương trình Việt Nam - EU)
300.000 USD

Từ 10 đến 500
người


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo từng lĩnh vực:
Lĩnh vực
Sản xuất, xây dựng
DN nhỏ
DN vừa
Thương mại, dịch vụ
DN nhỏ
DN vừa

Vốn

Lao động

Dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 đến 10 tỷ đồng


Dưới 100 lao động
100 đến 500 lao động

Dưới 500 triệu đồng
500 triệu đến 5 tỷ đồng

Dưới 50 lao động
50 đến 250 lao động

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hết thể hiện cụ thể ở
mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: thu hút lao
động, vốn đầu tư, tạo ra giá trị gia tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam, nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nhỏ
nên doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh
nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế,
tạo việc làm, thu hút vốn, làm cho nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả
hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.1. Đóng góp vào kết quả của hoạt động kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn và đóng góp quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam khoảng 24 - 25% GDP, đã tạo ra 25% giá trị
sản lượng toàn ngành công nghiệp và 54% giá trị công nghiệp địa
phương vào năm 1999. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp vào giá trị
gia tăng, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế.

3.2. Tạo việc làm cho người lao động


LuËn v¨n tèt nghiÖp


NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế
hiện thu hút khoảng 25 - 26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả
nước. Riêng trong công nghiệp, các cơ sở kinh tế này đã thu hút 50%
tổng số lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm trong DN vừa
và nhỏ chỉ bằng 3% so với các DN lớn. Điều này cho thấy vai trò đặc
biệt quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tạo ra việc
làm và thu hút nhiều lao động với chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn và
tài sản của dân.
3.3. Thu hút vốn
Vốn là một nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng
doanh nghiệp. Nhờ có vốn mới có thể kết hợp được với các yếu tố như
lao động, đất đai, công nghệ, quản lý. Vốn có vai trò lớn trong việc đầu
tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, đào tạo nghề... Vốn có vai trò trong
việc mở rộng quy mô sản xuất... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người
trực tiếp tiếp xúc với người cho vay, như anh em, họ hàng, người thân,
bạn bè nên họ có khả năng rất lớn trong việc huy động vốn nhàn rỗi
trong dân.
3.4. Làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn
Do số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh, làm tăng tính cạnh
tranh, giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế, đồng thời làm tăng số
lượng và chủng loại hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và
chuyển hướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tế năng động hơn. Sự
có mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế có tác dụng
hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn và có khả năng



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường mà doanh nghiệp lớn
không với tới được.
3.5. Khai thác tiềm năng rất phong phú trong dân
Hiện nay, còn nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác: tiềm
năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí
quyết nghề, ... Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất các ngành
truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan
trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có
xu hướng bị mai một dần, thu hút lao động ở nông thôn, phát huy lợi thế
của từng vùng để phát triển kinh tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có vai trò đa dạng hoá và
tăng thu nhập của dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gieo
mầm cho các tài năng kinh doanh.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
4.1. Bộ máy quản lý
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường do chính người chủ quản lý và
kiểm soát, có một số ít thì thuê người quản lý. Do quy mô không lớn nên
mối quan hệ giữa ông chủ giám đốc với nhân viên là quan hệ rất thân
mật gần gũi.
4.2. Tiền vốn ít
Nguồn vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là tiền tiết
kiệm của cá nhân hay tiền vay của người thân, bạn bè. Các doanh nghiệp
này rất khó vay được tiền từ ngân hàng và các định chế tài chính khác vì
ngân hàng luôn đòi hỏi tài sản cầm cố, thế chấp... Đa số các doanh
nghiệp loại này đều cho rằng tài chính là vấn đề chính yếu của họ trong



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới thành lập
thì người chủ doanh nghiệp đều cho thấy thu hồi được vốn là điều không
dễ dàng. Còn khi thành lập và đứng vững rồi thì khả năng về tài chính sẽ
dễ dàng hơn.
4.3. Số lượng lao động không nhiều
Các doanh nghiệp loại này số lượng công nhân và người chủ có thể
từ vài người đến vài chục người là nhiều. Công nhân có thể là thành viên
trong gia đình và thuê thêm ở ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.
Giám đốc hay người chủ của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường kiêm toàn
bộ công việc của giám đốc sản xuất, nhân sự, marketing và nhân viên
bán hàng cho khách. Ông ta phải hiểu tất cả các kỹ năng giao dịch
thương mại. Chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tồn tại
và phát triển trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này.
4.4. Sổ sách kế toán tài chính không đầy đủ
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không tiến hành ghi chép sổ sách kế
toán một cách chính xác. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có quy mô vừa
và số lượng lao động và việc làm tương đối nhiều thì họ có ghi chép và
hạch toán cẩn thận hơn. Do đặc trưng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
là làm việc cùng với người thân, quen và có thể tiến hành sản xuất kinh
doanh ngay tại nhà nên việc hạch toán lãi, thu nhập là khó vì hàng ngày
có những khoản chi vụn vặt không tiện ghi vào sổ sách.
5. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có 5 đặc trưng cơ bản sau:



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

5.1. Về hình thức sở hữu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc đủ các hình thức sở hữu: Nhà
nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp. Thông thường là các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và một bộ phận quốc doanh.
5.2. Về hình thức pháp lý
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành theo luật doanh
nghiệp và các văn bản dưới luật. Đây là những công cụ pháp lý xác định
tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi của các doanh
nghiệp nói chung và trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xác
định vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.
5.3. Về lĩnh vực và địa bàn hoạt động
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phát triển ở ngành dịch vụ,
thương mại, ở lĩnh vực sản xuất , chế biến, giao thông còn ít.
Địa bàn hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là ở
các trị trấn, thị tứ và các đô thị.
5.4. Về công nghệ và thị trường
Thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lạc hậu.
Chỉ trừ một số ít doanh nghiệp mới thành lập, còn phần lớn sử dụng thiết
bị lạc hậu tới 20 - 50 năm so với các nước trong khu vực.
Năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế, trang bị vốn thấp (chỉ
bằng 3% mức trang bị trong các doanh nghiệp CN lớn). Tỷ lệ đổi mới
trang thiết bị rất thấp nên khó có thể tránh được sự tụt hậu. Ngày nay do
ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất kinh doanh nên đã làm cho vòng



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

đời sản phẩm ngắn lại. Do đó mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ không
tránh được tình trạng năng suất thấp, giá thành cao, rất khó cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế.
Sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết tiêu thụ ở thị
trường nội địa, chất lượng sản phẩm kém, mẫu mã, bao bì còn đơn giản,
sức cạnh tranh yếu. Tuy nhiên, có một số ít doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản có sản phẩm xuất khẩu với
giá trị kinh tế cao.
5.5. Trình độ lao động và quản lý
Nhìn chung, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ lao động ít được
đào tạo trong các trường lớp chính thống mà chủ yếu theo phương pháp
truyền nghề, trình độ văn hoá còn thấp. Lao động ít được đào tạo tay
nghề và nâng cao tay nghề nên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, năng
suất lao động thấp.
Trình độ tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất
non kém và lạc hậu. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động độc
lập, việc liên doanh liên kết còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
6. Những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khi thành lập đến
sự tuyển dụng lao động, huy động vốn, tìm địa điểm, cách tổ chức quản
lý mà chúng ta thấy được doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế và
bất lợi sau:
6.1. Lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng khởi sự và hoạt động nhậy bén
theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh. Với đặc
tính chu kỳ sản phẩm ngắn, các doanh nghiệp có thể mạnh dạn sử dụng
vốn tự có, vay mượn bạn bè, các tổ chức để khởi sự doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất gọn
nhẹ. Vì vậy mà khi gặp khó khăn trong nội bộ doanh nghiệp dễ dàng bàn
bạc và đi đến thống nhất.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất,
chỉ tham gia vào một khâu, một quá trình sản xuất và làm vệ tinh cho các
doanh nghiệp lớn để tránh bị đào thải.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng thu hút lao động với chi phí thấp
do đó tăng hiệu suất sử dụng vốn. Cho nên góp phần đáng kể tạo công ăn
việc làm, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng lao động tại nhà, địa điểm
tại nhà từ đó mà có thể gần gũi được khách hàng và có thể sử dụng được
các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương rồi phục vụ ngay cho nhu cầu
của địa phương đó.
6.2. Bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn nằm trong môi trường cạnh
tranh gay gắt do tính chất dễ khởi sự. Nhưng nó cũng có thể bị các doanh
nghiệp lớn chèn ép nên có nhiều doanh nghiệp bị phá sản.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ vì thế có những bất
lợi làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Có nhiều hạn chế về
việc đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp dẫn đến trình độ thành thạo
của người công nhân và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp ở mức độ
thấp.



LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị động và khả năng tiếp thị
còn hạn chế, khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với bên ngoài.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu vốn cho nên họ không
có khả năng đầu tư theo chiều sâu, mua thiết bị mới hay mở rộng sản
xuất.
Mặt khác, khi xã hội càng phát triển, việc đô thị hoá là điều đương
nhiên xảy ra. Mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khó có thể di chuyển
địa điểm được. Nếu di chuyển đi thì họ không có được những lợi thế sẵn
có về địa điểm, nhân lực, khách hàng...
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. Khái niệm
Môi trường kinh doanh là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau
nên có một số khái niệm về môi trường kinh doanh như sau:
- Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố các điều kiện ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh có
quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp với mức độ và chiều hướng tác động khác nhau.
- Môi trường kinh doanh là để chỉ các định chế hay lực lượng ở bên
ngoài nhưng lại có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của tổ chức
(doanh nghiệp). [Khái niệm môi trường trang 62 sách QTKD].
- Môi trường kinh doanh là một khung cảnh bao chùm lên hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm tổng thể các nhân tố mang tính
chất khách quan và chủ quan, vận động và tương tác lẫn nhau, tác động


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự tác
động này có thể thuận lợi hoặc khó khăn.
Khái niệm môi trường kinh doanh ở đây đề cập đến là môi trường
bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Các yếu tố cấu thành của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm: Môi trường kinh tế. Môi trường
vật chất, môi trường chính trị, môi trường xã hội, môi trường pháp lý,
môi trường công nghệ.
Các yếu tố cơ bản trên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để các doanh nghiệp có thể phát triển thuận lợi, môi trường kinh
doanh cần phải ổn định, an toàn. Các yếu tố của môi trường kinh doanh
phải đồng bộ.
Yếu tố môi trường
kinh tế

Yếu tố môi trường
chính trị

Yếu tố môi trường
pháp lý


HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP

Yếu tố môi trường
xã hội

Yếu tố môi trường
công nghệ

Yếu tố môi trường
vật chất

2.1. Môi trường vật chất
Khi đề cập đến môi trường vật chất, chúng ta muốn nói tới những
đặc điểm tự nhiên như diện tích, vị trí, khí hậu, địa thế và tất cả mọi tài
sản của cải do con người và thiên nhiên để lại.


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Các tổ chức kinh doanh hoạt động trong những điều kiện này và
phụ thuộc vào hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng từ những của cải và
tài sản đó. Như chúng ta thấy, nước, đất, khí hậu, thuỷ văn có những lúc
gây cho chúng ta tai hoạ như lũ lụt, bão, động đất nhưng cũng từ đó mà
có cuộc sống. Nói một cách khác thiên nhiên hay môi trường vật chất là
cái nôi của cuộc sống. Đối với nhiều ngành công nghiệp thì tài nguyên
thiên nhiên như các loại khoáng sản , nước ngầm, lâm sản... là “thức ăn

chủ yếu” để nuôi sống chúng. Như nước ta có nhiều cảng biển tự nhiên,
nhiều sông ngòi rất thuận lợi cho hoạt động thương mại, vận tải đường
biển. Các tổ chức kinh doanh sẽ rất có lợi nếu các cảng được hiện đại
hoá và cải tiến để hoạt động hiệu quả hơn.
Nước ta ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo tiền đề và thúc
đẩy cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một đất nước
muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào nước mình thì bao giờ cũng phải
xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra những hứa hẹn về đầu tư để các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư. Chính phủ đã quy hoạch các khu vực
phát triển kinh tế, các trung tâm công nghiệp, tam giác kinh tế đồng thời
từng bước đầu tư vốn hoặc gọi vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở công
nghiệp tại các khu công nghiệp định hướng.
Chiến lược phát triển công nghiệp phải đi đôi với phát triển đô thị
và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế. Việc khai thác, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là
một yêu cầu cấp bách, bức xúc tất yếu khách quan. Có thể thấy áp lực
bảo vệ môi trường và chống lãng phí nguồn tài nguyên đang được cả thế
giới quan tâm.


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp sẽ mọc lên nhiều thành
phố mới, khu dân cư. Sự cung ứng đầy đủ và thuận tiện về điện, nước,...
có tác dụng thu hút đầu tư.

2.1.1. Điện và nước
Với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, nhu cầu về điện, nước

đã gia tăng rất mạnh mẽ trong thập niên vừa qua. Nhà nước đã thực hiện
những dự án to lớn đầu tư vào thuỷ điện và xây dựng mạng lưới phân
phối nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho chương trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đất nước trong những năm sắp tới.
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nên tiềm năng về nước ngọt của ta
khá dồi dào, lượng mưa hàng năm cao, kênh rạch sông ngòi nhiều và
tiềm năng nước ngầm cũng có trữ lượng khá lớn. Nhưng việc khai thác
và sử dụng quản lý vẫn còn nhiều bất hợp lý gây lãng phí rất lớn. Chính
phủ đang từng bước cải tiến lại việc quản lý và sử dụng nước có hiệu
quả hơn.
2.1.2. Nguồn năng lượng
Một tiềm năng rất quan trọng nữa của nước ta là nguồn năng lượng
từ dầu mỏ và khí đốt. Trong 10 năm qua ngành dầu khí Việt Nam đã lớn
mạnh nhanh chóng, hiện nay là ngành xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ
lớn nhất cho ngân sách.
Vì vậy, các doanh nghiệp là những đơn vị tiêu thu điện, nước và
các nguồn năng lượng khác là chủ yếu. Cho nên các doanh nghiệp cần đi
đầu trong việc bảo vệ các nguồn năng lượng này và hạn chế sự lãng phí.
2.1.3. Hệ thống vận tải


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Hệ thống vận tải là một phần của môi trường vật chất mà trong đó
doanh nghiệp hoạt động, là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình ra
quyết định. Nó tạo ra một mạng lưới mà con người có thể hàng ngày đi
từ nơi ở tới nơi làm việc và hàng hoá, nguyên liệu được phân phối đến
khắp mọi nơi. Mặt khác, hệ thống vận tải còn làm chức năng chuyên chở

hàng từ nơi dư thừa đến nơi khan hiếm. Tính hiệu quả của hệ thống vận
tải được quyết định ở chi phí, tốc độ, sự an toàn và sự tiện lợi của nó.
Một hệ thống vận tải gồm có 3 yếu tố cơ bản: Phương tiện vận tải,
đường xá và các bến, bãi, nhà ga. Trọng tải của xe quyết định chi phí vận
chuyển của mỗi đơn vị vận chuyển, điều cần thiết là tất cả các khoảng
trống không được sử dụng sẽ phải cộng thêm vào chi phí cho nên các
khoảng trống phải được tận dụng để giảm chi phí.
Điều kiện tự nhiên ở nước ta có rất nhiều bất lợi trong vận chuyển
đường bộ, nhưng rất thuận lợi cho phát triển đường biển và đường sông.
Chính vì vậy mà cần phải phát triển cả đường bộ, đường sông và đường
hàng không để nối liền giữa các miền và tạo đà cho phát triển kinh tế.
3.4. Mạng lưới truyền thông
Mạng lưới truyền thông đang ngày càng trở nên quan trọng đối với
nền kinh tế hiện đại. Nó có tác dụng đàm thoại, truyền đi văn bản, truyền
đi bưu phẩm, bức điện... Trong kinh doanh ngày nay, những cuộc điện
đàm quốc tế là những điều kiện cần thiết hàng ngày. Các phương tiện
viễn thông, hội nghị có thể giúp các giám đốc từ những nơi khác nhau
hội họp mà không cần đến sự gặp nhau trực tiếp. Những chi phí tốn kém
khi sử dụng các loại phương tiện truyền thông được bù lại cho các chi
phí đi lại và thời gian. Bản sao các văn bản, mẫu hàng có thể được
truyền đi bằng máy Fax, Telex...


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Trong giao dịch tài chính, tốc độ trao đổi thông tin, giữa các trung
tâm tài chính với nhau có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của họ,
bởi sự giao động tỷ giá hối đoái và giá cả thị trường tiền tệ diễn ra chỉ

trong vòng một vài giây.
Mạng lưới truyền thông ở nước ta đang ngày càng được mở rộng
trên thế giới. Các chương trình truyền hình đang ngày càng cung cấp
thêm các thông tin về hàng hoá cho người tiêu dùng và cung cấp cho các
nhà kinh doanh các số liệu thống kê của quốc gia, máy điện toán tại các
ngân hàng tạo ra sự thuận tiện trong thanh toán và nâng cao dịch vụ ngân
hàng.
2.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà
trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Trong môi trường kinh tế chúng ta
chủ yếu tập trung xem xét mô hình của nó bao gồm các yếu tố: Sự tăng
trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế, những hạn chế và những khuyến
khích được đề ra để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc cố gắng tìm kiếm các nhân tố của môi trường kinh tế có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp. Trong những năm gần đây, chúng ta đều nhận thấy nước ta đã
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, với
sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế có sự điều tiết vĩ mô của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhìn nhận môi trường kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử chúng ta
sẽ thấy rõ được sự khác nhau trong cơ chế, đường lối, chính sách.


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đặc trưng nổi bật trong cơ chế
này là nền kinh tế theo lối chỉ huy, mệnh lệnh. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Kinh tế tư nhân manh mún, nhỏ

yếu không có tác động lớn đến nền kinh tế và ngày càng nhỏ hẹp, yếu ớt
do không được Nhà nước ưu đãi.
Sản xuất nông nghiệp huy động gần như toàn bộ vào làm ăn tập thể
theo hình thức khoán 100. Vào thời kỳ này có chiến tranh ở biên giới và
bão lũ lụt xảy ra liên miên nên nền kinh tế trở nên ngày càng yếu kém.
Sự viện trợ của Liên Xô (cũ) và Đông Âu ngày càng giảm. Nhận thức
được những khó khăn trên Đảng và Nhà nước đã chuyển từ khoán 100
sang khoán 10 trong sản xuất nông nghiệp và từng bước đầu tư, đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 1982 - 1985 nền kinh tế nước ta đã có những bước phục
hồi và phát triển. Cơ chế bao cấp về giá đã từng bước được xoá bỏ trong
lưu thông phân phối và trong công nghiệp.
Tháng 12 - 1986, nền kinh tế nước ta chính thức bước vào thời kỳ
đổi mới theo hướng thị trường với vai trò điều tiết của Nhà nước. Duy trì
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế
quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Đây là mốc mới trong lịch sử mà nước
ta bắt đầu tiến hành làm với chủ trương “vừa làm vừa học”. Đảng lãnh
đạo, nhân dân cùng làm.
Trong cơ chế thị trường từ năm đổi mới tới nay, đây là giai đoạn
chuyển tiếp cực kỳ quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế
nước ta. Từ năm 1986 - 1990, nền kinh tế nước ta có những diễn biến hết
sức phức tạp: Lạm phát, giá cả leo thang, đời sống nhân dân nhất là cán
bộ, công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Nguồn viện trợ thì ngày càng


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

cạn kiệt trong khi đó chúng ta chưa thiết lập được các mối quan hệ thay

thế. Đến cuối năm 1989 và đầy năm 1990, chính phủ đã làm và chặn
đứng được “cơn sốt” lạm phát, chỉ số giá cả đang từ 3 con số/năm giảm
xuống ở mức một con số. Và chúng ta đã tiến tới thiết lập một thị trường
hàng hoá, nguyên liệu, vật tư thống nhất trong cả nước.
Chính sách đa dạng hoá nền kinh tế đã phát huy tác dụng, khu vực
kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh và ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế ngày càng được tinh giảm và
nâng cao.
Năm 1991 là năm có ý nghĩa đối với nền kinh tế nước ta. Lần đầu
tiên nước ta xuất khẩu được 1 triệu tấn gạo đứng thứ ba trên thế giới và
là năm đầu tiên nước ta có kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.
Chính sách kinh tế “Đổi mới” ngày càng tỏ đúng đắn, Nhà nước
từng bước xoá dần chính sách bù lỗ cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Đặc biệt trong những năm gần đây, vai trò của Nhà nước đã phát
huy được cả về chính trị, kinh tế và ngoại giao. Việt Nam muốn làm bạn
với tất cả các nước đó là phương châm của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta.
Công cuộc CNH - HĐH đất nước đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân một
lòng để đưa đất nước tiến lên và hội nhập về kinh tế với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
2.3. Môi trường công nghệ - khoa học


LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Thu H»ng

Môi trường khoa học - công nghệ là tổng hợp các nhân tố và điều
kiện vận động, tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng tới hoạt động

khoa học - công nghệ của doanh nghiệp.
Công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất trong kinh doanh. Sự
thay đổi này mang lại những thách thức cũng như những đe doạ đối với
nhà doanh nghiệp. Nhờ đó mà sản phẩm mới nhanh chóng thay đổi sản
phẩm cũ. Tự động hoá và điện toán hoá đã làm thay đổi phương pháp
làm việc của con người trong các văn phòng và xưởng máy.
Môi trường khoa học công nghệ tồn tại một cách khách quan đối
với doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường không có hoạt động khoa
học công nghệ nào của doanh nghiệp lại tách rời khỏi môi trường khoa công nghệ. Môi trường khoa học công nghệ vừa là sản phẩm của các quy
luật khách quan về phát triển kinh tế, về phát triển khoa học công nghệ
vừa là sản phẩm chủ quan của con người, vì thể chế hoạt động khoa học
- công nghệ do con người xây dựng và thực hiện nhưng nó lại tác động
khách quan tới hoạt động khoa học - công nghệ của doanh nghiệp.
Môi trường khoa học - công nghệ là môi trường đòi hỏi phải tạo
điều kiện và biện pháp kích thích sự đổi mới, sáng tạo, hạn chế rủi ro.
2.3.1. Tác động của khoa học - công nghệ đối với sản xuất kinh
doanh
- Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn
Mỗi năm có nhiều sản phẩm mới được đưa ra thị trường. Những
sản phẩm được sản xuất ra ngày càng được cải tiến và phù hợp hơn với
nhu cầu. Chính vì vậy, sản phẩm thuần tuý không cải tiến thường không
được sản xuất nữa, điều này làm cho vòng đời sản phẩm ngắn hơn. Kết


×