Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đặc trưng củaPhật giáo Việt Nam và vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.44 KB, 18 trang )

THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhắc tới một dân tộc, không thể không nhắc tới bản sắc văn hóa của đất
nước đó. Là khu vực có điều kiện tự nhiên riêng biệt, văn hóa Việt Nam có những
bản sắc để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Và nhắc tới tôn giáo Việt Nam,
người ta không thể không nhắc tới Phật giáo- giáo lí đã ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi người dân Việt. Trong bài tiểu luận này, em xin được làm rõ” Đặc trưng của
Phật giáo Việt Nam và vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Sự xuất hiện Phật giáo ở Việt Nam
Đạo Phật hình thành ở Ấn độ vào khoảng thế kỉ VI TCN, người sang lập là

thái tử Sidharta. Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu thế kỉ Tây lịch, nhiều tài
liệu cho rằng vào hạ bán thế kỉ II nước ta có một trung tâm Phật giáo phồn vinh và
quan trọng, ngoài 2 trung tâm Phật giáo rất quan trọng ở Trung Hoa còn có một
trung tâm ở Giao Chỉ, Luy Lâu, Bắc Ninh
Trung tâm Luy Lâu được hình thành do sự viếng thăm của những tăng sĩ
Ấn Độ. Những vị tang sĩ này vào Việt Nam bằng đường biển, theo các thuyền buôn
người Ấn. Nhưng trước khi các tăng sĩ vào Việt Nam thì các thương gia Ấn đã tới và
mang theo sinh hoạt tới xứ ta. Đầu kỉ nguyên, Ấn Độ tới bờ biển Mã Lai, Phù Nam,
Giao Chỉ, trong thời gian họ sống với dân bản xứ và ảnh hưởng tới dân bằng lối
sống và văn minh
Thực chất của Đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Phật
giáo Giao Châu ban đầu mang màu sắc tiểu thừa Nam tong và trong con mắt người
Việt Nam nông nghiệp, Phật là hiện than của một vị thần luôn sẵn sang có mặt để
trừng trị cái ác, cứu giúp người tốt. Sang thế kỉ IV – V, lại có them luồng Phật giáo
1




THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào vá dần thay thế luồng Nam tông trước đó.
Từ Trung Hoa đã có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông,
Tịnh độ tông và Mật tông
II.

Đặc trưng Phật giáo Việt Nam

1.

Phật giáo có tính tổng hợp
Phật giáo Việt Nam tồn tại nhiều tông phái khác nhau có cả Tiểu thừa và

Đại thừa. Vì vậy, ở Việt Nam không có tông phái nào thuần khiết. Nếu Thiền tông ở
Việt Nam luôn đề cao cái “ tâm”. “ Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật”. Quốc sử
Yên Tử nói với Trần Thái Tông” Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ
sáng suốt ấy chính là chân Phật”. Dòng Thiền thứ nhất do TI- ni- đa- lưu- chi lập ra,
dòng Thiền thứ hai do Vô Ngôn Thông lập ra, sau đó có Thiền phái Trúc Lâm. Khác
với Thiền tông, Tịnh độ tông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu
giúp chúng sinhthoats khổ, hướng con người đến nơi yên tĩnh, trong sang đó chính
là cõi Cực Lạc do Đức Phật A- di- đà cai quản. Tịnh độ tông trở thành Phật giáo phổ
biến khắp cõi Việt Nam. Còn Mật tông là phái chủ yếu dung phép tu huyền như
dung linh phù, mật chú, ấn quyết… để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ
và giải thoát. Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái mà
nhanh chóng hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng,
dung pháp thuật, yểm bùa trị tà ma và chữ bệnh…Tuy chủ trương của Thiền tông là
bất lập ngôn, song ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều trước tác có giá trị.
Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mẫu giáo, nhiều thiền sư phái này,

nhất là những vị sống vào thời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh
Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật, có tài biến hóa thần thông. Phật giáo Việt
Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiền
tông với Tịnh Độ tông.
Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy
chục pho tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau.Riêng tượng Phật
Thích Ca cũng đã có tới năm dạng: Thích Ca sơ sinh, Tuyết Sơn, Thích ca đứng
thuyết pháp, Thích ca ngồi tòa sen, Thích Ca nhập miết bàn. Ở phía Nam, Đại thừa
2


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ
Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh Phật
Thích Ca lớn vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam.
2. Phật Giáo Việt Nam mang tính dung chấp
a. Kết hợp với các tín ngưỡng dân tộc
Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tính” hay “Ta là Phật đã thành,
chúng sanh là Phật sắp thành, ai cũng sẽ thành Phật”. Do đó Phật giáo Đại thừa chủ
trương nhập thế để phổ độ chúng sanh và khai “tri kiến Phật” vốn có sẵn trong tâm
của mọi người (Kinh Pháp Hoa).
Về luân lý thì đại thừa trọng nhất là từ bi, khác với đạo du-già (Yoga) và
đạo phật nguyên thủy; hai đạo ấy lấy từ bi làm phương tiện, mà đại thừa lấy từ bi
làm mục đích, đó cũng chính là nền tảng cơ bản của Phật giáo đại thừa trong việc
kết hợp chặt chẽ giữa việc đạo với việc đời.
Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền
thống của dân tộc, do vậy, đã tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng, thể hiện ở các mặt
sau:
Trước khi Phật giáo vào Việt Nam, ở nước ta đã có tính thương người, tính
thương người này không phải xuất phát từ Nho giáo hay Phật giáo; nó xuất phát

chính từ cuộc sống của người Việt Nam cổ đại và phát triển theo sự phát triển của
lịch sử dân tộc Việt Nam. Tinh thần đoàn kết, tinh thần dân chủ, dưới dạng khác
nhau, đã tồn tại qua nhiều thời gian trong khuôn khổ của cộng đồng nông thôn. Ở đó
nét đẹp của cuộc đời là lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng, tối lửa tắt đèn
có nhau...
Tư tưởng từ bi của đạo Phật nguồn gốc vẫn là một tình thương rộng lớn
đối với giai cấp lao động và hạ tiện trong xã hội. Chống lại thành kiến quý tộc muốn
bảo vệ sự cao quí của giai cấp mình bằng ranh giới khắc nghiệt, vô nhân đạo. Phật
dạy: “Mọi người đều có thể thành Phật”. Đó là cống hiến lớn của đạo Phật. Phật đã
3


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
bao dung mọi người trong tình thương bao la, hiền diệu. Có khi những tình thương
ấy lại vươn tới hành động hi sinh thân mình, dũng cảm cứu vớt kẻ hoạn nạn. Tình
thương đó được thể hiện qua Quan Âm thị Kính, hay Phật mẫu là một vị thần hộ
mệnh của cư dân khắp vùng sông núi, vốn là địa bàn của văn hóa Nam –Á.
Tư tưởng từ bi của đạo Phật vào nước ta thì tình thương người vốn có của ta được
mở rộng. Nó có thêm lòng vị tha, lo lắng cho người khác hơn cả mình, bất kể quen
hay lạ, gần hay xa. Nó chẳng những là tình thương người bao la mà còn là tình
thương muôn vật. Cấm sát sanh và bố thí bắt nguồn từ đó. “Một miếng khi đói bằng
một gói khi no. Thương người như thể thương thân” có thể là sự xuyên thấm của hai
nguồn tình thương. Ông Bụt trong “Tấm Cám”, trong các truyện cổ tích là hình
tượng hóa bằng màu sắc Phật tấm lòng cưu mang của người Việt. “Quan Âm Thị
Kính” là tư tưởng từ bi hóa thân thành một kiếp người khốn khổ trong hàng ngũ
nhân dân lao động Việt Nam. Câu Thúy Kiều cám ơn hai bà già: “Nhớ khi lỡ bước
xẩy vời, Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương” là một bằng chứng kết hợp nhuần
nhuyễn giữa từ bi của nhà Phật với tình thương của dân gian thành chung một “tấm
thương” đằm thắm
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức,

trung thực hơn là đi chùa: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa” hay
“Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Coi trọng
truyền thống thờ cha mẹ ông bà hơn là thờ Phật: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha
kính mẹ mới là chân tu”; đồng nhất ông bà cha mẹ với Phật: “Phật trong nhà không
thờ đi thờ Thích ca ngoài đường”.
Vào Việt Nam đạo Phật kết hợp với đạo dân tộc thờ ông bà tổ tiên mà đề ra thuyết tứ
ân. Ân tổ tiên cha mẹ: sinh ra ta là nhờ có cha mẹ, sinh ra cha mẹ là ông bà tổ tiên,
nên khi biết ơn cha mẹ cũng phải biết ơn tổ tiên. Nhờ có tổ tiên cha mẹ, ta mới có
được thân này phục vụ cho xã hội, nên ân tổ tiên cha mẹ được đặc lên đầu.
- Ân đất nước: Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta phải nhờ đất nước quê
hương. Hưởng tất đất, ăn những ngọn rau cũng đều nhờ đất nước quê hương. Ta có
4


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê
hương lúc nghiên nghèo và làm cho được trở nên cường thịnh. Ráng cứu cấp nước
nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu
mình ta mới ấm.
- Ân tam bảo: tức là thọ ân Phật, Pháp, Tăng đã đem đến cho mình lối sống đạo đức
và lành mạnh.
- Ân đồng bào nhân loại: Vừa mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp
đỡ của những kẻ ở xung quanh. Nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của
họ mới ấm thân. Vui sướng ta đồng hưởng với họ. Hoạn nạn họ cùng chịu với ta. Họ
với ta cùng một màu da, cùng một thứ tiếng, những người mà ta thường gọi là đồng
bào. Ta và họ có mối liên hệ mật thiết không thể chia nhau. Thế nên ta phải giúp đỡ
họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ hưỡng. Còn nhân loại là những người đang sanh
sống với chúng ta trên quả địa cầu này. Nếu không có nhân loại, thử hỏi dân tộc ta ra
như thế nào? Ta có đủ vật liệu để dùng chăng? Ta có thể tự túc một mình chăng?
Thế nên dân tộc ta cũng phải nhờ đến nhân loại, nghĩa là ta phải nhờ đến dân tộc

khác và phải biết ơn họ…
Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của
dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống chùa “Tứ
pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên MâyMưa-Sấm-Chớp và thờ đá.Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật,
hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân
tộc vào thờ trong chùa.Có những chùa còn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ.
Hầu như không chùa nào là không để bia hậu, bát nhang ho các linh hồn, vong hồn
đã khuất.
b. Kết hợp với các tôn giáo khác
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó
Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp
5


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
nhận Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một
gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích).
Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con
người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người
3.Phật giáo thấm đượm chủ nghĩa yêu nước của người Viêt
Để có thể chống lại sức mạnh của nền văn hóa phát triển rất cao là văn hóa
Trung Hoa, người Việt đã viện đến nền văn hóa Ấn Độ hay chính là Phật giáo. Tính
bình đẳng, hòa bình, dung chấp cao của Phật giáo dễ dàng xâm nhập vào tâm thức
người Việt bằng con đường hòa bình, để rồi chuyển hóa tâm thức con người của dân
trước khi có làn sóng cưỡng chế văn hóa từ Trung Hoa tràn xuống
Đại thừa trở thành dòng Phật giáo chính ở Viêt Nam còn Lào, Campuchia,
Thái Lan thiên về tiểu thừa có tác dụng thiết thực với công cuộc dựng nước và giữ
nước
4. Phật giáo là cơ sở khối đại đoàm kết toàn dân


Sự đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam trong quá khứ
Bản chất các giáo huấn của đức Phật mang tính nhập thế rất cao, thông qua học
thuyết tuỳ duyên. Ngay từ thời du nhập, Phật giáo tiếp xúc với nền văn hoá bản địa,
trong tinh thần dung thông, không độc tôn, loại trừ. Nhờ tinh thần dung thông này,
đạo Phật đã sử dụng các dữ liệu tích cực của văn hoá và tôn giáo dân gian để góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc. Hình ảnh chùa Tứ Pháp nói lên
được sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Phật giáo với văn hoá bản địa. Nếu “Mây,
Mưa, Sấm, Chớp” được tín ngưỡng dân gian nâng lên thành các vị thần linh, thì đạo
Phật đã nhìn dưới góc độ của các hiện tượng thiên nhiên, qua hoá thân của các tượng
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điễn.

6


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
Học thuyết tứ ân (ân tổ quốc, ân đồng bào, ân cha mẹ, ân thầy cô), đặc biệt là ân tổ
quốc của Phật giáo đã hoà quyện với tín ngưỡng thành hoàng làm cho tinh thần yêu
nước và nhân từ của Phật giáo giúp cho Việt Nam vượt qua được các phong ba bão
táp của vó giầy xâm lược phương Bắc, bảo vệ biên cương bờ cõi, thiết lập an ninh
cho người dân. Các anh hùng dân tộc và các liệt sĩ đã được thờ phượng trong các
chùa Phật giáo miền Bắc là một minh chứng về tinh thần nhập thế này.
Tư tưởng triết lý của nhà Phật đã từ lâu trở thành một phần đời sống tinh thần của
người Việt Nam. Tinh thần từ bi, yêu chuộng hoà bình, tôn trọng sự sống và hiếu
sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng tâm hồn Việt Nam một cách sâu sắc. Một trong
những nhà văn, nhà chính trị lớn của Việt Nam là Nguyễn Trải đã thể hiện tình thần
nhân bản của đạo Phật trong bài Bình Ngô Đại Cáo của ông rằng: “Lấy đại nghĩa
thắng hung tàn/ Đem trí nhân để thay cường bạo.” Nhờ tinh thần “Thần vũ chẳng
giết hại/ Thuận lòng trời ta mở đường hiếu sinh,” sau khi chiến thắng nhà Minh,
chính quyền Việt Nam thời đó thấm nhuần tinh thần nhà Phật, đã không giết hại và
cầm tù kẻ thù, ngược lại cung cấp thuyền bè và lương thực cho họ về nước an toàn.

Đạo lý này được đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Hận thù diệt hận thù/ Đời này
không có được/ Từ bi diệt hận thù/ Là định luật muôn đời.” Nếu đạo lý từ bi và hiếu
sinh này được các nhà chính trị hiện đại quan tâm và ứng dụng, chắc chắn sẽ mở ra
phương trời mới của hoà bình và thái bình.
Trong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, đặc biệt là Lý Trần, tinh thần nhập thế của
đạo Phật đã thúc đẩy các vị cao tăng Phật giáo đảm trách vai trò cố vấn cho vận
mệnh quốc gia, tham gia triều chính, vì họ nhìn thấy được nỗi đau của một dân tộc
nhỏ bé, từng bị ngoại bang lớn mạnh hơn ức hiếp, thôn tính và đô hộ. Thời Đinh
Tiên Hoàng có thiền sư Ngô Chân Lưu được mời làm quốc sư, với mỹ hiệu Khuông
Việt Đại Sư, bậc thầy tâm linh tạo ra khuông phép cho nước Việt Nam vĩ đại. Thời
Tiền Lê có thiền sư Đỗ Pháp Thuận và đặc biệt là thiền sư Vạn Hạnh có công hình
thành nhà Lý, đưa Lý Công Uẩn lên làm vị minh quân, kết thúc chế độ bạo hành của
hôn quân ngoại triều Lê Long Đỉnh. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, nhờ tinh thần giáo
dục Phật giáo và niềm tin về tiềm năng chuyển hoá (Phật tính), các ngục hình đã
7


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
được huỷ bỏ hoặc giảm đi, thay vào đó là chính sách giáo dục đạo đức. Ông đã cho
xây dựng nhiều ngôi chùa, làm vai trò “mái chùa che chở hồn dân tộc.”
Theo sử liệu, Lý Bí đã truyền xây chùa Khai Quốc (chùa Mở Nước) nay là chùa
Trấn Quốc (chùa Giữ Nước). Việc xây dựng nước Vạn Xuân song song với chùa
Trấn Quốc như muốn nói lên vai trò dựng nước của Phật giáo, có khả năng kháng cự
và chiến thắng được Đại Hán bấy giờ!
Đời Trần có các thiền sư Đa Bảo, Viên Thông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và các tướng
lãnh đại tài của Phật giáo, nổi tiếng nhất là đại tướng Trần Hưng Đạo. Trong thời
Trần, mặc dù Phật giáo không được chính thức công nhận là quốc giáo nhưng tư
tương yêu nước, dựng nước và phát triển đất nước đã trở thành tư tưởng chủ đạo,
góp phần mang lại độc lập và chủ quyền cho dân tộc.
Đường lối đức trị của hai triều đại Lý Trần làm cho Việt Nam đạt đến đỉnh cao của

tự hào dân tộc, chứng minh sự hội nhập của văn hoá Phật giáo trong văn hoá dân tộc
Việt Nam.
Truyền thống tri ân và báo ân tổ quốc đã giúp cho nhiều Tăng Ni đã mạnh dạn “cỡi
áo cà-sa khoát chiến bào.” Nhiều Phật tử Việt nam đã vận động ân xá cho nhà chính
trị yêu nước Phan Bội Châu, trong nỗ lực đòi độc lập khỏi ách thống trị của Pháp.
Trong thời Mỹ Diệm, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đã tích cực tham gia các phong
trào đấu tranh đòi hoà bình và độc lập cho dân tộc.
Tinh thần đồng hành với dân tộc của Phật giáo đối với Việt Nam thân yêu đã có tuổi
thọ trên dưới 20 thế kỷ, kể từ khi con đường tâm linh nhân bản này có mặt tại Việt
Nam. Nhiều thế hệ thiền sư và Phật tử vừa yêu đạo, vừa yêu nước, kháng cự lại tinh
thần sùng ngoại Bắc phương Trung Quốc. Tinh thần tứ ân của đạo Phật đã tạo ra cao
trào từ cường dân tộc, toàn dân yêu nước và đoàn kết vì đại nghĩa quốc gia, nhiều
lần đánh bại giặc Tống và giặc Nguyên từ phương Bắc. Nhờ tướng tài Lý Thường
Kiệt sùng tư tưởng nhân bản của Phật, quân dân thiên triều và thiên quốc của Trung
Quốc “thây chất thành đống, máu chảy thành sông,” bị đánh bại tan tành ở Châu
8


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
Ung và Châu Khiêm. Nhờ tinh thần tự cường và độc lập của Phật giáo, dân tộc Việt
Nam đã tìm ra được hướng đi mới, tác rời khỏi tư tưởng Khổng giáo vốn là điểm tựa
nhận thức của chủ nghĩa độ hộ Trung Quốc đối với Việt Nam. Phật giáo Việt Nam
đã xoá được mặc cảm bị nô lệ Trung Quốc kéo dài 10 thế kỷ, là nhờ vào tinh thần
yêu nước và bình đẳng của Phật giáo.
Tinh thần bình đẳng của nhà Phật khẳng định rằng nếu Trung Quốc có thiên triều và
thiên tử thì Việt Nam cũng có thiên triều là Đại Cồ Việt và thiên tử là các vị minh
quân. Tư tưởng này là yếu tố cần thiết giúp dân tộc Việt Nam được giải phóng khỏi
ách nô lệ Trung Hoa to lớn. Nền chính trị độc lập và tự chủ của thời Lý Trần, với
tinh thần nhập thế của Phật giáo, đã mở ra những triều đại độc lập tự chủ đầu tiên
của lịch sử Việt Nam, làm cho dòng chảy đồng hành với dân tộc của Phật giáo Việt

Nam trở thành điểm son của văn hoá và chính trị Việt Nam

Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đến nay đã trải qua 2000 năm lịch sử.
Lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng đã khẳng định
truyền thống gắn bó, đồng hành với dân tộc, hộ quốc an dân, đoàn kết, hoà hợp, vì
sự ổn định và phát triển của quốc gia là mục tiêu, lý tưởng chung của Phật giáo Việt
Nam.
30 năm xây dựng và phát triển của Phật giáo Việt Nam luôn dựa trên nền tảng của
giáo lý đức Phật và truyền thống của dân tộc, của Phật giáo. Với tư tưởng, quan
điểm nhất quán được tôn trọng và bảo đảm trong suốt quá trình vận động thống nhất
Phật giáo và đến nay là: "Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên
tắc: thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Đồng thời vẫn
tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các pháp môn và phương
tiện tu hành đúng chính pháp”. Đây chính là cơ sở để cho phép khẳng định sự đoàn
kết, hoà hợp trong tăng ni, Phật tử các hệ phái Phật giáo hiện tại ở Việt Nam. Đó
cũng là sự đa dạng, phong phú, đặc trưng của nhiều mầu sắc Phật giáo Việt Nam mà

9


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
nhiều nước không có được. Đó là thành tựu lớn nhất để dẫn đến những kết quả Phật
sự khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong suốt 30 năm qua.
5. Phật giáo Việt Nam thiên về xu hướng nhập thế
Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với với đời. vốn là một tôn
giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên nhập thế. Các cao tăng được
Nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Năm 971, vua
Đinh Tiên Hoàng phong cho đại sứ Khuông Việt làm tăng thống, ông cùng pháp sư
Đõ Thuấn từng được giao tiếp sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất quân đánh Tống,
vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến sư Vạn Hạnh. Thời Lí, Thiền sư Vạn Hạnh trở thành

cố vấn về mọi mặt cho vua Lí Thái Tổ. Thời Trần, các sư Đa Bảo, Viên Thông …
đều tham gia cính trị. Sự gắn bó đạo đời không thể không chỉ thể hiện ở các nhà sư
tham gia chính trị mà ngược lại còn có nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ
đệ tử của phái Thảo Đường thì có tới 9 Người là vua quan đương nhiemj,
Khoongphair ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần lại có chiếc
vạc đồng tượng trưng cho quyền lực
Vẫn với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỉ XX, Phật tử Việt Nam hăng hái
tham gia vào các hoạt động xã hội( cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám
tang Phan Chu Trinh) . Thời Diệm- Thiệu, Phật tử miền Nam đã tham gia tích cực
vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử
xuống đường đấu tranh phản đối nền độc tài của gia đình Ngô, đỉnh cao là sự kiện
hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963
Là thành viên tích cực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng ni, phật tử cả nước đã
và đang triển khai nhiều hoạt động Phật sự ích đời lợi đạo và thể hiện trên nhiều lĩnh
vực của đời sống chính trị-xã hội. Đặc biệt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng chùa tinh tiến, nối vòng tay lớn, cả
nước chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho người nghèo, tổ chức các trung tâm
nuôi dạy trẻ em mồ côi, nạn nhân di chứng chiến tranh, tổ chức giúp đỡ các hoạt
động nhân đạo từ thiện xã hội giúp đỡ nhân dân vùng bị thiên tai... Nhiều vị tăng ni,
10


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
phật tử được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp, uỷ viên Uỷ ban Mặt trận các cấp...Những hoạt động Phật sự đó đã góp phần to
lớn trong việc phát huy truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, thông
qua đó để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao.
6. Phật giáo Việt Nam là phương tiện để biểu đạt chủ nghĩa nhân đạo và tính vị
tha của dân tộc

Phật giáo đi vào lòng người dân Việt Nam mấy nghìn năm qua và cho đến nay
vẫn phát huy vai trò tích cực là bởi các giái trị đạo đức từ bi, hỉ xả, vô ngã , vị tha..
của nó thật sự gần gũi với giá trị nhân văn truyền thống thương người như thể
thương thân, nhân hậu, vị tha. Đạo đức Phật giáo là đạo đức của tấm lòng đại từ, đại
bì, lấy tình thương bao la với con người, với muôn loài làm trọng, lấy việc oán khổ
và diệt khổ cho con người làm mục đích cao cả. Vì vậy mà thông qua Phật giáo có
thể thấy trong đó về hình ảnh dân tộc vị tha, nhân đạo , yêu thương lẫn nhau
III .Vai trò của Phật giáo với xã hội hiện nay
1. Vai trò Phật giáo với văn hóa dân tộc
Trải qua trên 2000 năm du nhập và tồn tại, Phật giáo đã ăn sâu bám rễ trong
tâm thức nhân dân ta, vì vậy nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa dân tộc, đặc
biệt trên các lĩnh vực: sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc…Các
ngôi chùa vẫn đáp ứng được vai trò tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu tín
ngưỡng, văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong đó có nhiều di tích Phật giáo trở
thành những trung tâm văn hóa phục vụ dân ta và cả du khách nước ngoài.
Trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói” Trẻ vui nhà, già vui chùa” nhưng
ngày nau trong các ngày lễ hội, sóc, vọng, có rất đông người đi lễ chùa thuộc hầu hết
các lứa tuổi, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Điều này có tác dụng to lớn, bởi vì
đến với chùa là đến với nơi không gian tâm linh, tôn nghiêm, thành kính, từ đó con
người tìm thấy nhu cầu tinh thần cần thiết
11


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
Với một hệ thống chùa tháp ở hầu hết các địa phương trong cả nước từ Bắc
vào Nam, từ thành thị đến nông thôn. Phật giáo trở thành một phần không thể thiếu
đi của văn hóa Việt Nam. Những ngôi chùa còn làm giàu, làm đẹp hơn nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc của dân tộc ta. Theo số liệu của giáo hội Phật giáo Việt Nam
hiện nay cả nước có 13775 tu viện gồm 11432 của Phật giáo Bắc Tông, 517 của
Nam tông, 316 tịnh xá, 467 tịnh thất, 998 niệm Phật đường. Trong đó có 400 tu viện

được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia
Chùa Việt Nam có những đặc điểm chung, đồng thời cũng rất đa dạng về kiến
trúc, điêu khắc. Chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ nên hình thành chuôi vồ rất
phổ biến trong các chùa làng. Mô hình là một hang đá như ở Ajanta( Ấn Độ) gồm có
một tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số phòng vây quanh,
chuyển sang kiến trúc gỗ nhà ở thì gian nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, các
thiền phòng thành những hành lang và nhà Tổ. Về sau, Phật điện mở rộng kiến trúc
chữ Công( chùa Dâu, Bắc Ninh). Nếu có tường vây quanh thì kiến trúc dạng nội
công ngoại quốc( chùa Láng, Hà Nội). Các ngôi chùa Khmer ở Miền Nam có hình tứ
giác nhiều tầng bậc chỉ thờ một tượng Thích ca và trang trí nhiều bích họa kể vồ lịch
sử tu hành của Phật tổ. Trên các thềm bậc có những thân tháp vây quanh và một cửa
cổng rất đặc sắc với 2 apxara 2 bên góc( chùa Xvay Ton, An Giang) làm người ta
liên tưởng đến cổng Sanchi của Ấn Độ
Chùa ở vùng Huế được xây dựng dưới thời Nguyễn, bên cạnh các hương tự còn là
những quốc tự và quan tự như Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế…
Loại hình kiến trúc tháp cũng rất phong phú. Các Phật tử cũng như nhân dân đều
biết tên tuổi của tháp Bảo Thiên vòi vọi, chùa tháp Chuong Sơn với nét kiến trúc đặc
trưng của hai tay vịn vũ nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt
Trong các chùa phải nói đến một số lượng lớn các tượng Phật có giá trị về nghệ
thuật điêu khắc trong đó có những pho tượng đẹp nổi tiếng như tượng A- di-đa( chùa
Phật Tích), Tượng Quan Thế Âm( chùa Mễ Sở và Bút Tháp)

12


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
Ở Miền Trung và miền Nam nhiều chùa hình thành các Ban văn nghệ Phật giáo với
những tay đàn giỏi, giọng hát hay, cách biểu diễn sinh động phục vụ tăng ni, Phật tử
trong những ngày lễ lớn: Phật đản, Vu lan báo hiệu…
2. Vai trò của Phật giáo trong tư tưởng chính trị

Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nhà, Phật giáo luôn ủng
hộ đường lối chính sách giải phóng dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, có những hoạt
động cụ thể đóng góp cho cách mạng. Đông đảo các nhà sư đã tham gia cách mạng
và hi sinh vì độc lập dân tộc
Kể từ sau Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam( 1981) đến nay, hơn bao giờ hết
Phật giáo có những đóng góp cho đất nước trên lĩnh vực chính trị tư tưởng. Các tăng
ni, Phật tử gương mẫu trong việc thực hiện chính sách của Đảng và NHà Nước. Đặc
biệt, Phật giáo luôn ủng hộ, tham gia vào việc chống lại những hoạt động lợi dụng
tôn giáo phá hoại cách mạng nước ta và bảo vệ những chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về vấn đề dân tộc tôn giáo
Việc Nhà nước ta tổ chức đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008 là sự
đánh giá đúng mức những giá trị tiến bộ của Phật giáo ở nước ta
3.Vai trò của Phật giáo tới con người Việt Nam
Con người Việt Nam ngày nay là sản phẩm của những hoàn cảnh, của nhiều
học thuyết tư tưởng và tôn giáo.Tính cách người Việt là một tổng hợp phức tạp. Ở
đó có sự chi phối của tư tưởng Mác- Leenin và nhiều học thuyết tôn giáo khác. Lí
thuyết về nếp sống Phật giáo trực tiếp chi phối nhân cách người Việt
Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách người Việt hiện nay. Mặt
tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nền nếp, trong
sạch, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, giúp người gặp
hoạn nạn. Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ
nghĩa, nặng ở tín ngưỡng về quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên

13


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
nào đó mà nhẹ về tin tưởng nang lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ
hanh và không tránh khỏi nương theo những lễ nghi thần bí…
Ngoài ra Phật giáo còn ảnh hưởng đến thế giới quan con người Việt Nam thể

hiện ở chỗ. Phật giáo đã mang tới bức thông điệp, trong đó nói rằng trong thế giới
bên trong, trong tâm con người còn biết bao điều bia ẩn, còn biết bao khả năng, năng
lực tiềm tàng mà chúng ta chưa hề đụng đến. Vì vậy, nhiệm vụ là phải giải phóng
nó. Phật Việt Nam có truyền thống hướng những tiềm năng vào phục vụ nhân sinh
xã hội, càng làm cho Phật giáo Việt Nam mang tính nhập thế rõ rệt
Nếu ngôn ngữ là cái vỏ tư duy, thì trong cái vỏ tư duy người Việt có yếu tố
Phật giáo. Đó là cái nhìn đầu tiên bên ngoài. Khi Phật giáo du nhập vào, tư duy Việt
có thêm một loạt khái niệm, phạm trù về bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức
học… Trong quan niệm truyền thống phức tạp nhiều thành phần của người Việt thì
Phật giáo là thành phần có ý nghĩa triết học nhiều hơn cả. Như vây, chính Phật đã
làm tăng yếu rố triết học trong tư duy người Việt khiến phương pháp tư duy người
Việt mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của Phật giáo
lên phương pháp tư duuy người Việt còn thể hiện quan niêm sự phát triển vạn vật
qua 4 giai đoạn mà ở con người là sinh, lão, bệnh, tử
Phật giáo có nắm giữ vai trò đạo đức Phật giáo, hướng con người tìm đến sự
thanh thản trong tâm hồn khi mà thế giới ngày nay đang biến động với một tốc độ
nhanh chưa từng có. Những “tham, sân, si” đã làm tâm hồn con người ngày càng
mệt mỏi, làm xói mòn sự trong 14ang trong mối quan hệ giữa con người với con
người. Đâu đâu ta cũng thấy sự dối trá, ích kỷ, mưu lợi ích riêng. Từ đó, con người
tìm đến tôn giáo như mong muốn tìm được sự giải thoát
Vai trò của Phật giáo với đạo đức trước hết được thể hiện ở việc giáo dục, định
hướng con người theo những chuẩn mực quy tắc đạo đức tốt đẹp. Điều này phù hợp
với mong muốn của con người Việt Nam trong xã hội hiện nay. Có thể nói Từ bi, hỉ
xả, cứu khổ, cứu nạn… là những bộ phận hợp thành tư tuongr và hành vi đạo đức
Phật giáo. Nó cũng là những biểu hiện cao thượng về đạo đức trong xã hội nước ta
14


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
hiện nay khi cơ chế thị trường góp phần phát triển chủ nghĩa cá nhaanm bang quan,

ích kỉ ở một số người. Với phương châm” cứu một mạng người còn hơn xây bảy
tầng tháp”, Đức Phật luôn kêu gọi tín đồ của mình hãy hành đạo vì lợi ích quần sinh,
vì lòng thương cho đời, vì lợi ích cho loài người
Ngũ giới, Thập thiện, Lục độ… là những giới luật và những chuẩn mực hướng
con người đến cái thiện, tránh ác. Ngũ giới bao gồm: không sát sing, không trộm
cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Thập thiên là không satsing,
không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không nói lời thêu dệt, không nói hai
chiều, không ác khẩu, không tham lam, không thù hận, không si mê. Những điều răn
dạy đó của phật đến nay vẫn phù hợp với những giá trị đạo đức chung của con người
Với thế hệ trẻ, như ở các trường phổ thông, các tổ chức đoàn, đội luôn phát
động các phong trào nhân đạo như “ Lá lành đùm lá rách”., “ quỹ giúp bạn nghèo
vượt khó” , “ quỹ viên gạch hồng” … Chính vì vậy ngay từ nhỏ các em học sinh đã
được giáo dục tư tưởng nhân đạo, bác ái, giúp đỡ người khác mà cơ sở của nền tảng
ấy là tư tưởng giáo lý nhà Phật đã hoà tan với giá trị truyền thống của con người
Việt Nam. Lên đến cấp III và vào Đại học, những thanh thiếu niên có những hoạt
động thiết thực hơn. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn, những số
phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã giúp chúng ta, những
học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường có đủ nghị lực và tâm huyết để lập
ra những kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực như hội chữ thập đỏ,
hội tình thương, các chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ em nghèo, chăm nom các
bà mẹ Việt Nam nghèo Và ta không thể phủ nhận Phật giáo đã góp phần tạo nên
những giá trị tốt đẹp ấy.
Và ta càng phải nhắc đến giá trị đó trong khi cuộc sống ngày nay ngày càng
xuất hiện những hiện tượng tiêu cực. thì vẫn còn một số bộ phận thanh niên ăn chơi,
đua đòi, làm tiêu tốn tiền bạc của cha mẹ và đất nước.. Thế hệ trẻ ngày nay nhiều
người chỉ biết chạy theo vật chất, bị cuốn hút bởi những thứ ăn chơi sau đoạ làm hại
đến gia đình và cộng đồng. Hơn bao giờ hết việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ
trở nên rất quan trọng và một trong những phương pháp hữu ích là nêu cao truyền bá
15



THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
tinh thần cũng như tư tưởng nhà Phật trong thế hệ trẻ. Đó thực sự là công việc cần
thiết cần làm ngay
Tuy nhiên, thời đại ngày nay là thời đại phát triển, nước ta vừa trải qua mấy
chục năm chiến tranh và hàng chục năm dưới cơ chế quan liêu, bao cấp, đời sống
còn nhiều nghèo nàn, lạc hậu, rất cần sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất. Đảng
và Nhà nước ta chỉ ra nhiệm vụ trước mắt là” dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu đó cần nhữngj quan, con người
năng đông, lạc quan, tin tưởng, dũng cảm, sáng tạo. Nhưng những phẩm chất đó
phần nào trái với tư tưởng Phật giáo, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục; lạc
quan, tin tưởng trái với từ bi; dũng cảm , sáng tạo trái với tinh thần nhẫn nhục, chịu
đựng cua Phật. Ngay noi tới một chủ trương phát triển chăn nuôi để có nhiều thị
xuất khẩu cũng trái với giới sát nhà Phật
Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực
trong đời sống con người đều có bước nhar vọt. Xu thế toàn cầu hoá thể hiện ngày
càng rõ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh nhạy
nắm bắt vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo giáo lý nhà Phật con người trở
nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với những gì mình đã có, sống nhẫn
nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt.
Như vậy đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi điều kiện thực tiễn của con
người xã hội, làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ không phải là cải tạo thế
giới. Đạo đức xuất thể của Phật giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng chứ không phải
chế ngự thiên nhiên, bắt nó phục vụ cho mình. Các chương trình xã hội của Phật
giáo không phải cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng xã hội bằng đạo
đức, trong xã hội đó ai cũng từ bi, bác ái, hỉ xả, nhẫn nhục

IV. PHật giáo trong quá trình toàn cầu hóa
Phật giáo- bản sắc văn hóa dân tộc cần giữ gìn. Đặc biệt hiện nay nhiều tôn giao
mới xâm nhập vào đất nước nhằm lợi dụng chính trị, nhiều người lợi dụng để hoạt

động mê tín dị đoan. Đòi hỏi cần có biện pháp để bảo vệ bản sắc văn hóa này:
16


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528
- Cần xác lập quan điểm khoa học vè vấn đề tôn giáo và ảnh hưởng của tôn
giáo với thế hệ trẻ
- Có những đề tài nghiên cứu khoa học và chương trình dự án thiết thực nhằm
quan tâm, giải đáp nhu cầu thanh thiếu niên. Đảng và Nhà nước cần đầu tư
cán bộ tuyên truyền thế hệ trẻ nâng cao nhận thức tư tuongr, bảo vệ văn hóa
dân tộc
- Đảng là nhân tố quan trọng cần quan tâm, lãnh đạo hoạch định chính sách
cũng như ban hành Luật tôn giáo

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, qua bài tiểu luận này, em có thể hiểu hơn về tôn giao Việt Nam. Qua
đó, ý thức được nhiệm vụ của thế hệ trẻ cần phát huy bảo vệ bản sắc văn hóa như thế
nào” hòa nhập nhưng không hòa tan”. Tôn giáo là vấn đề lớn đặc biệ Phật giáo gần
gũi với nhân dân ta nên cần giữ gìn mặt tinh thần này

17


THIỀU THỊ VÂN ANH - 360528

18




×